Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Xây dựng lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON A XÃ NGỌC HỒI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC XANH - AN TOÀN - HẠNH PHÚC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Giáo dục trẻ mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Vũ Thị Nam Đơn vị công tác: Trường mầm non xã A xã Ngọc Hồi Chức vụ : Giáo viên
- NĂM HỌC 2022 - 2023ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”; Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, trong nhiều năm qua ngành Giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua như: “Học tập và làm theo đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” Cuộc vận động “Hai không” với nhiều nội dung như; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Xây dựng nhà trường văn hóa - nhà giáo kiểu mẫu - học sinh thanh lịch”... Đặc biệt trong năm học 2022 - 2023 Sở Giáo dục và Đào tạo đã lấy chủ để của cấp học mầm non Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025 là “ Xây dựng trường mầm non Xanh - an toàn – hạnh phúc ”. Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đối diện với chính các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình. Trẻ mầm non học chủ yếu là “ Học bằng chơi, chơi mà học”. Chính bởi vậy mà môi trường cho trẻ hoạt động học tập, vui chơi có vai trò hết sức quan trọng. Một môi trường thuận lợi không chỉ tạo điều kiện cho trẻ khám phá một cách tích cực, chủ động trải nghiệm và phát triển toàn diện phát huy tiềm năng sẵn có của bản thân và hình thành những kỹ năng cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó môi trường như người thầy thứ hai giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động từ đó hình thành nhân cách và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của đất nước đã kéo theo nhiều mặt trái của cơ chế thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự suy giảm về đạo đức, thiếu lương tâm, trách nhiệm; ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng, việc giáo dục toàn diện ở góc độ nào đó chưa được quan tâm thường xuyên. Một số trường cơ sở hạ tầng vật chất đã xuống cấp, trang thiết bị hiện đại còn chưa nhiều và phong phú… cũng một phần nào hạn chế đến việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phụ huynh chưa đánh giá được tầm quan trọng của bậc học mầm non trong đó có việc xây dựng môi trường giáo dục. Nhiều giáo viên còn chủ quan trong việc đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu, chưa đầu tư nghiên cứu tài liệu để đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc tự làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ. Khi tổ chức các hoạt động còn rập khuôn máy móc, chưa phát huy được tính tích cực.
- Vậy làm thể nào để cùng tập thể nhà trường chung tay thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng lớp học xanh - an toàn – hạnh phúc”. Câu hỏi này luôn là niềm băn khoăn của một người giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 trong tôi. Chính bởi vậy, tôi đã tự nghiên cứu các tài liệu, đưa ra áp dụng một số các biện pháp và đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng lớp học xanh- an toàn-hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” để nghiên cứu trong năm học 2022-2023 và có tính khả thi. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2022 đến tháng 05/2023 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong trường mầm non Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu lý luận + Phương pháp nghiên cứu thực trạng + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp đánh giá Phạm vi nghiên cứu: Công tác xây dựng lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Môi trường giáo dục vốn có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Xây dựng môi trường Xanh - An toàn - Hạnh phúc không chỉ đem lại không gian tươi mát, an toàn, thư giãn và hạnh phúc cho cô và trẻ mà còn giúp trẻ được trải nghiệm, được học bằng chơi, chơi bằng học, khiến trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động. Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch hành động của ngành Giáo dục - Đào tạo, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” trong đó việc đổi mới môi trường giáo dục đảm bảo: Xanh – an toàn – hạnh phúc là một trong những điều kiện quan trọng nhằm nâng cao chất luợng giáo dục, đào tạo ở các nhà trường. Đặc biệt với môi trường mầm non nơi để lại nhiều dấu ấn đậm sâu trong cuộc đời của mỗi con người. Tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất. Và hẳn mỗi chúng ta ai cũng mong muốn con em mình có được cuộc sống, học tập, vui chơi trong một môi trường giáo dục thật sự xanh - an toàn và hạnh phúc. Muốn xây dựng được cảnh quan môi trường theo hướng xanh - an toàn - hạnh phục trước hết cần xây dựng được yêu cầu cần đạt cho từng tiêu chí, phù hợp với thực tế của nhà trường, của địa phương, từ đó làm cái đích để xây dựng kế hoạch phấn đấu thực hiện cho từng giai đoạn cụ thể. - Tiêu chí xanh: ngôi trường luôn hiện hữu màu xanh tươi của cây cối, hoa lá khắp sân trường và trong các lớp học tạo nên màu xanh dịu mát đưa các bé trở về với thiên nhiên, gần gũi và gắn bó với thiên nhiên.Vườn trường phải được quy hoạch tổng thể, có khu vui chơi, vườn cổ tích của bé, có bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát, tuyệt đối không để đất trống. Những loại cỏ, hoa phải phù hợp theo quy hoạch cụ thể và để cho mỗi góc của sân, vườn, lớp học đều phải được trang trí hợp lý, sáng tạo. Xây dựng khu "Vườn thiên nhiên của bé" thật phong phú với nhiều các loại hoa, cây cảnh, bể cá, các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích... tạo điều kiện cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn.
- - Tiêu chí an toàn: Đảm bảo an toàn trong giờ học, giờ chơi, giữ gìn ANTT trong khu vực trường, đảm bảo cổng trường thông thoáng không ách tắc trong giờ đưa đón trẻ. Không có trẻ đánh nhau, xô đẩy nhau trong nhà trường, không có trẻ bị tai nạn thương tích, phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy gắn ở các tầng và ở nơi thuận tiện nhất. Đường dây điện, quạt trần, cửa kính, tủ đựng đồ dùng cá nhân, giá để đồ chơi phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời sữa chữa. Đồ dùng, đồ chơi dạy học phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, không sắc nhọn, đồ chơi mua về phải biết rõ nguồn gốc, đảm bảo tính giáo dục cao. - Tiêu chí hạnh phúc: Trường học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô giáo, BGH, Nhân viên trong trường phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đưa trẻ đến trường đều cảm thấy an tâm vui vẻ, tin tưởng và thân thiện để mỗi buổi đưa trẻ đi học thực sự ý nghĩa. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non trẻ học chủ yếu bằng chơi nên việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học không chỉ đạt các tiêu chí trên mà còn phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường cần áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá, truyền cảm hứng học tập giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất. Mỗi trẻ lại có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy giáo viên cần phải biết tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc là điều rất cấp thiết và có ý nghĩa lớn đối với trẻ hơn bao giờ hết.
- II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm chung: Trường mầm non A xã Ngọc Hồi nơi tôi công tác nằm ở phía Nam huyện Thanh Trì, trường nằm trong khu dân cư đông đúc, nhiều thành phần do có nhiều hộ dân thuê nhà và khu công nghiệp, phần lớn nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ. Trường có 10 lớp học và các phòng chức năng, tháng 12 năm 2020 trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và kiểm định chất lượng mức độ 2. Khuôn viên trường được xây hai tầng khang trang, lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát, có đầy đủ trang thiết bị học tập và đồ chơi ngoài trời. Năm học 2022 – 2023, trường có 41 CBGCNV, 10 lớp học và 3283 học sinh. Bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn A1. Lớp có tổng số trẻ là 30 cháu/2 cô giáo, trình độ chuẩn và trên chuẩn, các cô luôn có lòng yêu nghề, mến trẻ. 2. Thuận lợi: * Về phía trẻ: Các cháu cùng độ tuổi và đều sinh vào năm 2017 nên thuận lợi cho giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ sớm thích nghi với môi trường trường lớp mầm non . 100% trẻ được ăn ở bán trú thuận tiện cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Đa số trẻ khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Khả năng nhận thức của trẻ tương đối tốt. Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, ham tìm tòi khám phá. Trẻ đa số đều có nề nếp thói quen tốt trong mọi hoạt động, khả năng nghe, hiểu và tiếp thu những kiến thức cô truyền đạt nhanh. * Về phía giáo viên: Lớp được phân công 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn. Giáo viên có năng lực sư phạm, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới. Giáo viên có trách nhiệm cao, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng về cách xây dựng môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc. Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, kiến tập do phòng giáo dục và trường tổ chức về các kiến thức xây dựng môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc.
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về thời gian, cơ sở vật chất, các nguyên liệu để giáo viên thực hiện tốt chuyên đề. * Về phía phụ huynh: Phụ huynh học sinh luôn nhiệt tình ủng hộ các chương trình, kế hoạch, hoạt động của trường, của lớp. Tạo mối liên kết giữa phụ huynh với giáo viên thân thiện, phối hợp tốt trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 3. Khó khăn: Nhà trường chưa có nhiều tài liệu sách báo về cách thức tổ chức, xây dựng trường, lớp xanh - an toàn - hạnh phúc cụ thể, trực quan cho đối tượng trẻ mầm non để giáo viên nghiên cứu, tham khảo. Cơ sở vật chất một số hạng mục đã xuống cấp, số lượng cây xanh ít. Một số phụ huynh còn ỷ lại nhà trường, trăm sự nhờ thầy cô, hoặc lại quá khắt khe với nhà trường. Trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỉ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu và tìm ra các biện pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc để mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. 4. Bảng khảo sát trẻ đầu năm ( Phụ lục ) KẾT QUẢ KHẢO SÁT Số trẻ đầu năm TT Tiêu chí Số trẻ Tỷ lệ - Trẻ thích đến trường, đến lớp 14/30 46% 1 - Trẻ chủ động, tích cực tham gia các 2 hoạt động 11/30 34.6% - Trẻ được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù 17/30 57,6% 3 hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ - Trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện 4 với cô giáo, với các bạn. 15/30 50% 5 trẻ tự tin, chia sẻ ý kiến, ý tưởng. 13/30 42,3 % - Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng 13/30 38,4% 6 vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế
- Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy: Trẻ thích đến trường, đến lớp 46%, trẻ chủ động, tích cực tham gia các hoạt động 34,6%, Trẻ được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ 57,6%, trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô giáo, với các bạn 50%, trẻ tự tin, chia sẻ ý kiến, ý tưởng 42,3%, trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế 38,4%. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức trong việc xây dựng môi trường lớp học Xanh - an toàn - hạnh phúc: 1.1 Học tập thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. Xã hội càng phát triển, giáo dục đào tạo cũng phát triển theo, đòi hỏi ngày càng cao hơn phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên. Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, tránh bị tụt hậu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Là một giáo viên mầm non, người hướng dẫn trẻ các hoạt động học tập, vui chơi, ăn uống. Vì vậy, muốn trẻ thực hiện đúng, khoa học trong các hoạt động, hứng thú tham gia học tập và vui chơi, tích cực, chủ động thì kiến thức của giáo viên phải đầy đủ và luôn được trau dồi. Năm học này khi được nhà trường cử đi tập huấn tại trường mầm non A Thị Trấn Văn Điển về xây dựng mô hình trường học xanh do Phòng giáo dục Huyện tổ chức. Tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc là cực kỳ cần thiết cho giáo dục mầm non. Ngoài ra tôi còn được chuyên gia cung cấp các tài liệu về các kênh thông tin để tôi tiếp cận gần hơn nữa. Từ đó thông qua các kênh thông tin, báo mạng và các tài liệu tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về việc xây dựng môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc Sau đó, tôi tự xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học.Trong kế hoạch tôi xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng nghiên cứu qua các trang sách, báo, web, google… Và luôn đặt câu hỏi làm gì? Làm như thế nào? Từ đó tôi đã thống kê các phần công việc cần làm, những yêu cầu cụ thể cần đạt được, mốc thời gian và mức độ hoàn thành phù hợp với điều kiện và năng lực bản thân. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, sinh hoạt chuyên đề về xây dựng môi trường, về trường học xanh, an toàn, hạnh phúc do trường, lớp, phòng
- Giáo dục tổ chức. Tổ chức buổi tọa đàm với phụ huynh về trường học xanh - an toàn - hạnh phúc ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm học. Tích cực sưu tầm các loại sách hướng dẫn, tham khảo thông tin trên mạng các nội dung liên quan đến xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc nhằm nắm chắc hơn về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non. Học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, trao đổi và thảo luận đưa ra những phương hướng, cách làm để giúp trẻ xây xựng môi trường lớp học theo quan điểm trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng môi trường làm trung tâm… Để xây dựng làm tiền đề, cơ sở xây dựng trường học xanh - an toàn - hạnh phúc. Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu và tự đăng ký tham gia các lớp học trực tuyến, qua zoom. Kết quả: Sau một thời gian tìm hiểu tôi đã có cho mình một số kiến thức cơ bản về khái niệm, những yêu cầu cần đạt được khi xây dựng một môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc. Từ đó làm cơ sở, tiền đề giúp thôi tự tin hơn khi bắt tay vào xây dựng môi trường của lớp mình. Không những thế tôi cùng rút ra cho mình bài học: Tự học, tự bồi dưỡng được hình thành trong quá trình luyện tập kiên trì có hệ thống, trên cơ sở ý thức trách nhiệm, tính tự giác cao. Tôi cảm thấy say sưa hơn với các nội dung học tập, biến chúng thành hiểu biết và chuyển thành niềm tin, thế giới quan khoa học, luôn tạo ra được trạng thái phấn khởi, hứng thú; biết tranh thủ tận dụng có hiệu quả mọi khoảng thời gian có thể để tự học, tự nghiên cứu; nâng cao năng lực, phương pháp, tác phong công tác và uy tín nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2.2. Thay đổi bản thân, tạo nguồn cảm hứng tích cực xây dựng lớp học Xanh - an toàn - hạnh phúc. Việc thay đổi bản thân, tạo nguồn cảm hứng xây dựng lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc đã thúc đẩy bản thân tôi tìm ra hướng đi, sự lạc quan đối phó với những khó khăn, trở ngại khi thực hiện các ý tưởng xây dựng mội trường lớp học của mình. Trong quá trình làm việc khi thấy bản thân có dấu hiệu quá tải hoặc căng thẳng tôi lại giành thời gian trao đổi ngay với đồng nghiệp, các cấp quản lý để tìm hướng giải quyết, không để ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ, sắp xếp kế hoạch công việc
- khoa học, tránh chồng chéo, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tôi luôn chú ý trong mỗi cử chỉ, lời ăn, tiếng nói, để trở thành người bạn, người mẹ thứ hai của trẻ, luôn gần gũi, động viên, khích lệ kịp thời trước sự cố gắng của trẻ. Biết cách gợi mở những ý tưởng mới, giúp trẻ mạnh dạn tự tin và hình thành kỹ năng sống cho trẻ sau này. Khi đến trường, đến lớp, tôi không để công việc riêng, việc gia đình ảnh hưởng đến tâm lí bản thân, luôn quản lí tốt cảm xúc của mình, luôn tạo không khí vui vẻ và thân thiện, nét mặt và nụ cười trìu mến đối với trẻ. Tôi luôn tự tìm tòi những hình ảnh gợi ý phong phú, các ý tưởng hay để tham khảo để sử dụng trang trí môi trường lớp học của mình. Tôi còn hướng dẫn trẻ lên ý tưởng và thực hiện ý tưởng của trẻ về môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc theo trí tưởng tượng của trẻ. Bên cạnh đó việc giữ bình tĩnh khi trẻ mắc lỗi, không phê bình nặng lời, khích lệ và khen thưởng trẻ nhiều hơn, động viên, giúp đỡ những trẻ chậm hơn cùng tiến bộ. Ví dụ: Khi trẻ làm hư đồ chơi, tôi không la mắng trẻ, mà gọi trẻ lại hỏi nguyên nhân, phân tích cho trẻ từ sau nếu còn làm hư đồ chơi sẽ không còn đồ cho mình chơi nữa. Sau đó yêu cầu trẻ cùng phụ cô dọn dẹp sạch sẽ đồ chơi hư để không gây nguy hiểm cho bản thân và các bạn khác. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên tâm sự, trò chuyện cùng trẻ, tăng sự gần gũi, cũng trẻ chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, tạo cho trẻ sự tin tưởng, gắn bó với cô, giúp trẻ mạnh dạn chia sẻ, tự tin khi đến lớp, tới trường. * Kết quả: Khi thực hiện phương pháp giáo viên mạnh dạn thay đổi bản thân, luôn tạo nguồn cảm hứng để xây dựng lớp học theo đúng các tiêu chí xanh - an toàn - hạnh phúc. Tôi thấy mình tích lũy được nhiều kiến thức, nhiều ý tưởng hay, phong phú, được rèn luyện nhiều hơn về tính kiên nhẫn, kiên trì, đạo đức nhà giáo qua đó mỗi ngày đến trường, đến lớp với các con tôi luôn cảm thấy vui vẻ, mang được nhiều năng lượng tích cực hơn lan toả đến với các con, mọi người xung quanh. 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng môi trường lớp học Xanh - an toàn - Hạnh Phúc. Việc lên kế hoạch thực hiện xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn -hạnh phúc giúp chúng ta tự chủ được về thời gian, không bị động trong giảng dạy, có sự chuẩn bị tốt nhất để hoàn thành tốt mục tiêu mình đề ra, đem lại hiệu
- quả về khả năng bao quát, xử lý được hết các vấn đề mong muốn một cách hiệu quả. Trước đây do chưa có kế hoạch cụ thể khiến cho kiến thức chưa có tính hệ thống và dàn đều suốt năm học, các nội dung đôi khi còn bị bỏ sót hay trùng lặp. Do không có thời gian cụ thể không tạo động lực, định hướng để giáo viên thực hiện các mục tiêu mình đặt ra. Năm học ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm tòi, sưu tầm, tham khảo các tài liệu trong sách vở, trang mạng điện tử, qua các buổi tập huấn, từ kinh nghiệm của các đồng nghiệp và thực tế nhóm lớp. Ngoài ra, tôi còn dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; mục tiêu giáo dục trẻ theo độ tuổi, phân phối chương trình giáo dục trẻ theo độ tuổi, căn cứ vào chủ đề, sự kiện mà tôi thực hiện xây dựng kế hoạch xây dựng môi trường lớp vào các tháng cụ thể: ( Phụ lục 1 : Kế hoạch xây dựng trường lớp xanh - an toàn - hạnh phúc năm học 2022 – 2023 ) Sau khi đã lập được những kế hoạch phù hợp tôi sẽ đưa vào thực hiện trong các tháng để tổ chức các hoạt động trong kế hoạch đó. Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt hơn để đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy theo những kế hoạch khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Qua các tháng của từng kế hoạch, trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên, thông qua môi trường học hấp dẫn chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn. Điều quan trọng nhất trong mỗi kế hoạch tích hợp đó là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với những gì trẻ đang được học. Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm ở môi trường trực tiếp của mình. Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên, trẻ cảm thấy yêu môi trường lớp học hơn. Kết quả: Khi xây dựng được kế hoạch xây dựng môi trường lớp xanh - an toàn - hạnh phúc của năm học một cách khoa học, rõ ràng, cụ thể. Đã khiến cho việc thực hiện xây dựng môi trường lớp dễ dàng hơn, hiệu quả hơn trước đây. Không những thế các nội dung không bị chồng chéo, bỏ quên, tiến độ công việc được thực hiện lần lượt phù hợp. Lớp tôi đã xây dựng được môi trường không chỉ thân thiện với thiên nhiêm, cơ sở vật chất tốt nhất khiến cho giáo viên rất
- thuận lợi khi tổ chức cho trẻ vui chơi, hoạt động tích cực qua đó hình thành và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ 3. Xây dựng môi trường lớp xanh, an toàn và hạnh phúc từng bước khắc phục tính thụ động, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động. Xây dựng môi trường xanh, an toàn, hạnh phúc với trẻ là phải làm gì? Cách thực hiện như nào? Áp dụng vào giáo dục trẻ ra sao để trẻ thấy môi trường lớp học đảm bảo màu sắc thân thiện gần gũi quanh trẻ, thấy an toàn ấm áp khi được cô giáo luôn yêu thương chăm sóc, hạnh phúc khi cô luôn tạo ra tiếng cười được tôn trọng. Và trên hết là từng bước khắc phục tính thụ động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động trong ngày của trẻ. Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm - thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Với các môi trường trước kia việc đưa trẻ hoà đồng với thiên nhiên còn nhiều hạn chế do sự e ngoại của giáo ivieen khi tổ chức các hoạt động. Khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn, trở ngại đôi khi còn bỡ ngỡ, luống cuống trong khi xử lý. Điều đó làm hạn chế tính tích cực và chủ động của trẻ. Vì vậy, tôi luôn thay đổi môi trường trong các hoạt động học để trẻ có thể cảm thấy hứng thú hơn. Để có một môi trường trong và ngoài lớp học xanh, sạch, an toàn, không khí trong lành thì chúng tôi đã tìm hiểu và đã chọn ra được một số cây xanh phù hợp với môi trường mầm non. Tuy nhiên khi chọn cây xanh trang trí trong và ngoài lớp học trước hết lên lựa chọn những cây có chiều cao phù hợp, có màu sắc đẹp không có độc, không có gai, không sâu bệnh, cây chịu rợp, chịu được ít ánh sáng và các cây đó phải gần gũi đời sống hàng ngày của trẻ. Cây được trồng vào chậu nhựa, hoặc các loại can nước giặt, dầu ăn được các cô khéo tay tỷ mỉ cắt thành những con vật ngỗ nghĩnh đáng yêu, thiết kế phù hợp với khuôn viên hành lang lớp của lớp học. Vận động phụ huynh đóng góp hạt giống, cây trồng có sẵn ở địa phương, các đồ dùng để trồng và chăm sóc cây (có thể là các đồ dùng đã qua sử dụng như thùng xốp, hộp nhựa, chai nhựa....) cho trẻ thực hanh ở góc thiên nhiên. Qua đó giúp trẻ hiểu được cây xanh có tác dụng làm đẹp cho lớp học và giúp cho môi trường có một bầu không khí trong lành hơn. Trẻ hoạt động tích cực, thích thú, phấn khởi say mê với môi trường cây xanh thông qua việc thực hành, trải nghiệm, khám phá
- thế giới xung quanh bằng nhiều hình thức và hoạt động khác nhau như: Trồng cây, gieo hạt chăm sóc cây, quan sát cây tại góc thiên nhiên của lớp và ở luống rau ở khu vực vườn rau của trường; trẻ vui chơi, tự do chạy nhảy ở sân cỏ vườn trường để trẻ tiếp cận, khám phá về thế giới cây xanh với niềm thích thú phấn khởi. Qua đó trẻ sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ biết yêu quý bảo vệ cây xanh, có thái độ gần gũi với môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Đối với trẻ em các loại đồ chơi như là một thế giới riêng của trẻ và là con đường dẫn trẻ đi vào tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả nhất. Chúng tôi đã tiến hành loại bỏ đồ chơi nhỏ, nguy hiểm mà trẻ có thể nuốt được, đồ chơi sắc nhọn gây sứt tay chảy máu, các loại tủ đồ dùng cá nhân của trẻ thì được vít đinh cố định chúng vào tường. Các loại đồ chơi ngoài trời bị ôxi hóa, loại đồ chơi bị hỏng, gãy làm trẻ bị ngã, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường sửa chữa loại bỏ, làm hàng rào bao quanh trường lớp cẩn thận để trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Sử dụng các nguyện vật liệu tự nhiên thay thế đồ chơi nhựa, vì nhiều đồ chơi bằng nhựa ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Nguyên liệu tự nhiên dễ tìm tại địa phương như: Mao ngô, mo cau, vỏ trứng, vỏ hạt dẻ, hạt gấc, trái thông, lá cây, vỏ ốc, vỏ sò…. Các nguyên vật liệu chúng tôi sưu tầm luôn đảm bảo các tiêu chí: + An toàn tuyệt đối với trẻ (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại...) + Nguyên vật liệu dễ tìm kiếm, kinh phí thấp,gàn gũi với trẻ (những nguyên vật liệu mua ở địa phương Vỏ ốc, hến, hạt na, bưởi, sỏ..) + Dễ bảo quản hay cất giữ, dễ sửa chữa khi bị hư hỏng. Dễ cầm, nắm (Phù hợp với tầm tay của trẻ) Đến với môi trường trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế của trường lớp. 3.1. Đối với môi trường trong lớp: Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp lên giá, kê bàn, đặt cây xanh ở các vị trí phù hợp....Việc tổ chức cho trẻ được tham gia vào tạo môi trường lớp học cùng cô làm cho trẻ cảm thấy mình có giá trị. Qua đó trẻ rất tích cực, hứng thú cùng cô và các bạn tham gia vào các hoạt động
- - Ví dụ: Ở góc Gia đình chúng tôi sử dụng bìa cát tông là nguyên liệu chính. Dùng dạ và giấy màu tạo thành viền khung tạo thành khung ảnh, sử dụng các hột hạt giấy màu nơ để trang trí khung và treo hình ảnh gia đình bé. Vậy phải làm gì để trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp, giải pháp mà chúng tôi áp dụng đó chính là “tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp” với màn chào hỏi vô cùng thú vị. Trẻ được vô tư lựa chọn những hình thức chào hỏi theo ý thích của trẻ: + Hình ảnh đập tay, bắt tay, cụng tay: Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô sẽ đập tay, bắt tay với trẻ để tạo một tâm lý thật bình an, hạnh phúc, tràn đầy năng lượng cho một ngày mới. + Hình ảnh vòng tay yêu thương: Cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm “Chào mừng con đến với lớp học nhé” Chỉ cần một cái ôm nhẹ nhàng và một lời thì thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc cả ngày . Tạo môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp, thân thiện không chỉ là môi trường bên trong và ngoài lớp học. Mà khu vệ sinh của trẻ là nơi chúng tôi cũng quan tâm qua đó để trang trí những hình ảnh mang tính giáo dục những hành vi thói quen hàng ngày của trẻ: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết xả nước sau khi đi vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng,... Chúng tôi sử dụng những hình ảnh ngỗ nghĩnh đáng yêu như ảnh bé trai, bé gái, hình ảnh các thao tác rửa tay đúng cách cho trẻ quan sát khi trẻ rửa tay. 3.2. Môi trường ngoài lớp học: Tôi và các chị em đồng nghiệp dưới sự phân công của BGH nhà trường đã thực hiện xây dựng các góc nghệ thuật, góc sáng tạo, bồn cây xanh, hoa theo mùa, khu vực truyền thông được thay đổi liên tục theo từng chủ đề, sự kiện… Ngoài ra, tôi cũng lồng ghép các nội dung giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, biết nhặt lá rụng, giấy làm thủ công rơi vãi bỏ vào thùng rác, biết nhổ cỏ, chăm sóc cây xung quanh sân trường, không được vẽ bậy lên tường, quần áo, đồ dùng cá nhân được treo gọn gàng đẹp mắt. Thực hiện trồng rau xanh, chăm sóc cây xanh, vệ sinh môi trường khu vực mình được phân công luôn đảm bảo sạch sẽ. Trang trí các góc mở ngoài hành lang để trẻ có thể hoạt động tạo cho trẻ môi trường ấm cúng hơn.
- Ví dụ: Vào dịp đầu xuân nhà trường tổ chức cho các lớp trồng cây để tạo cảnh quan sân trường thêm đẹp, gây sự hứng thú yêu lao động ở học sinh, trẻ giúp cô một số công việc đơn giản phụ cô trồng cây, tưới nước cho cây. * Kết quả: Qua việc thực hiện đổi mới xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học tôi nhận thấy trẻ lớp tôi hào hứng hơn với từng tiết học, hiệu quả của việc thay đổi môi trường học tập theo từng chủ đề làm trẻ tiếp thu kiến thức của cô truyền đạt một cách dễ dàng và trẻ tích cực hơn trong tất cả các hoạt động ở lớp qua đó đã từng bước khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ trong học tập và các hoạt động tập thể một cách phù hợp, hiệu quả. 3.3 Tạo môi trường tinh thần đem đến hạnh phúc tin tưởng cho cô giáo và trẻ Trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng giá trị sống chân thiện mỹ "Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới". Đó là câu nói của N. Mandena - với một người luôn tâm huyết với giáo dục, muốn làm một cái gì đó để phụng sự cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Một môi trường với những thầy cô giáo hạnh phúc, đứa trẻ hạnh phúc, gia đình hạnh phúc. Không những thế giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, cảm thông, vị tha…cũng là một trong những mục tiêu mà các nền giáo dục đang luôn hướng tới. Từ đó các con biết dành tình cảm từ những thứ nhỏ bé nhất, và cao hơn nữa là tinh thần đoàn kết, khơi gợi lòng trắc ẩn nơi sâu lắng trong mỗi con người. Thông qua tiết học về "câu chuyện của những hạt mầm", gửi đến các con thông điệp, rằng "Những hạt giống mà bạn đang ươm trồng có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên tươi đẹp hoặc tồi tệ hơn". Vì vậy hãy luôn cân nhắc và cẩn thận trước bất cứ những gì bạn "gieo trồng". Vì đó có thể là thành quả mà bạn nhận được trong tương lai. Một đứa trẻ hạnh phúc thì về nhà vui vẻ, ngoan ngoãn và cư xử đúng mực với ông bà, bố mẹ. Phụ huynh đến trường sẽ niềm nở, tôn trọng các cô. Các cô được yêu thương được tôn trọng sẽ là động lực nuôi dạy những đứa trẻ được tốt hơn, rèn dũa nhân cách, hành vi của mình ngay cả khi về với gia đình riêng của mình. Đó chẳng phải giá trị chân – thiện – mỹ mà chúng ta hướng tới hay sao?
- *Kết quả: Môi trường lớp tôi ngày càng thân thiện, gần gũi, hấp dẫn thu hút sự hứng thú, say mê học tập, góp phần tạo cho trẻ có nhận thức về cái đẹp và có ý thúc giữ gìn trường lớp của mình. Giáo dục là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực, gian nan, Người làm giáo dục trước hết phải có tâm cống hiến, phụng sự cho đi. Nếu dùng cái tâm thực sự để chinh phục thì thành quả gặt hái được sẽ vô giá chính là những đứa trẻ hạnh phúc, thầy cô giáo hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc. 4. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường Xanh – an toàn – hạnh phúc cho trẻ tại lớp. Để đạt được hiệu quả cao trong bất kỳ phương pháp giáo dục nào thì vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều này tôi đã cố gắng tạo sự kết nối giữa nhà trường thông qua một số hình thức. Thông qua những buổi họp phụ huynh tôi tuyên truyền tới phụ huynh về việc cần thiết khi xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc qua những hoạt động cụ thể tôi đã thực hiện tại lớp mình. Từ đó phụ huynh mới thấy được hiệu quả thực của kế hoạch và cùng phối hợp với cô giáo trong các tiếp cận và thực hiện phối hợp tốt cùng cô giáo. Ngoài những buổi họp phụ huynh thì thông qua việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ cũng mang lại hiệu quả. Những trao đổi ngắn, gọn, cụ thể và thường xuyên giúp cho bố mẹ nắm bắt được nội dụng học của các con trong ngày để từ đó củng cố cũng như mở rộng kiến thức cho các con ở nhà giúp cho việc tìm hiểu môi trường sâu sắc hơn. Bảng thông tin tuyên truyên ở cửa lớp là một hình thức gián tiếp giúp gắn kết gữa giáo viên, phụ huynh và trẻ. Thông tin trên bảng được chúng tôi cập nhật thường xuyên và liên tục giúp phụ huynh có các nhìn tổng quan về lớp học. Từ đó tăng thêm hiệu quả trong sợi dây liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh. Một kênh thông tin hữu hiệu mà ba giáo viên lớp tôi thực hiện trong năm qua là hệ thống zalo nhóm, lớp. Nhóm này giúp chúng tôi chia sẻ với các bậc phụ huynh về kiến thức, phương pháp và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy trẻ của cả giáo viên và phụ huynh. Ngoài ra tôi còn mời phụ huynh cùng trải nghiệm thực tế với các con trong các hoạt động như: tham quan dã ngoại, tổ chức các sự kiện, các ngày hội ngày lễ, Xây dựng các góc trong lớp học, xây dựng môi trường lớp học chào mừng ngày 20-10… vận động phụ huynh thu lượm, quyên góp các nguyên vật
- liêu thiên nhiên để sử dụng vào hoạt động trang trí môi trường lớp học cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao. * Kết quả: Đa số phụ huynh đã quan tâm hơn đến các hoạt động ở trường lớp của con em mình hơn. Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lớp xanh - an toàn - hạnh phúc giúp cho sự phát triển sáng tạo của trẻ. Phụ huynh đã rất nhiệt tình, hào hứng khi tham gia đóng góp được rất nhiều các nguyên vật liệu, luôn tạo điều kiện cho cô và trẻ hoạt động tốt nhất,...đôi khi còn tham mưu, tư vấn giúp các cô tạo được một môi trường hoạt động tốt nhất. Sự gắn kết giữa phụ huynh và cô giáo đã có rất nhiều thay đổi. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc không chỉ là một trong những phương tiện giáo dục quan trọng để tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, nghệ thuật, lao động của trẻ trong trường mầm non, góp phần thực hiện giáo dục trẻ toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ. Sau một năm thực hiện việc nghiên cứu và xây dựng mô hình trường đến nay khung cảnh của nhà trường đã thật sự thay đổi với một môi trường nhiều cây xanh, đảm bảo an toàn và trên hết luôn tràn ngập niềm vui hạnh phúc của cả cô và trẻ. Qua thực hiện đề tài “Xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non” tôi nhận thấy chất lượng chăm sóc giáo dục đã được nâng lên một cách rõ rệt so với đầu năm cụ thể như: * Đối với trẻ: Trẻ rất thích thú vui chơi hoạt động với môi trường thiên nhiên đã giúp trẻ hiểu biết rõ hơn về sự đa dạng của thế giới thực vật, về quá trình phát triển và nhu cầu sống của cây xanh, hình thành ở trẻ các kỹ năng chăm sóc cây xanh, ý thức bảo vệ cây và yêu thích công việc trồng cây góp phần thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tạo môi trường để thực hiện các nội dung về phát triển thể lực, nhận thức, cảm xúc, tình cảm, thẩm mĩ... của trẻ. Kỹ năng chơi của trẻ cũng được cải thiện, trẻ cảm thấy thân thiện hòa đồng với bạn bè, yêu quý cô giáo và các bạn. Trẻ tích cực hơn khi tham gia các hoạt động gieo trồng và chăm sóc cây ở lớp, ở vườn rau của vườn trường, BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ TRẺ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NÊU TRÊN KẾT QUẢ KHẢO SÁT
- Số trẻ Số trẻ So sánh Ti đầu cuối TT êu chí năm năm Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tăng % trẻ trẻ - Trẻ thích đến 30/30 trường, đến lớp 14/30 46% 100% Tăng 54,5% 1 - Trẻ chủ động, 24/30 tích cực tham 11/30 34.6% 80% Tăng 45,4% 2 gia các hoạt động - Trẻ được tạo 28/30 cơ hội học tập 17/30 57,6% 93% Tăng 35,4% qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau 3 phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ - Trẻ thể hiện 27/30 mối quan hệ 15/30 50% 90% Tăng 40% thân thiện với 4 cô giáo, với các bạn. - Trẻ tự tin, 13/30 42,3 27/30 90% Tăng 47,7% 5 chia sẻ ý kiến, % ý tưởng. - Trẻ nắm vững 13/30 38,4% 25/30 83% Tăng 44,6% kiến thức, kỹ 6 năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế
- * Đối với giáo viên: Bên cạnh chất lượng của trẻ được nâng lên thì giáo viên đã phát huy hết khả năng và linh hoạt trong cách sắp xếp, trang trí phân bổ các góc cũng đã tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo, đa dạng nhiều chủng loại theo chủ đề năm học. Giáo viên các lớp đã tích cực sưu tầm tìm kiếm vật liệu phế thải để trang trí, tạo môi trường lớp học cho trẻ hoạt động một cách tích cực phù hợp với môi trường xanh, an toàn, hạnh phúc giúp trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành thu hút hấp dẫn đối với trẻ. Giáo viên đã hiểu biết thêm việc lồng ghép các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, các kỹ năng phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động trong môi trường lớp mở. Chú trọng việc hình thành cho trẻ tình cảm gần gũi, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ, phối hợp để hoàn thành công việc cùng cô * Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lớp học theo các tiêu chí xanh – an toàn – hạnh phúc cho trẻ. Phối hợp chặt chẽ cùng với giáo viên có những biện pháp khơi gợi ý tưởng xây dựng môi trường lớp học theo các tiêu chí đã có sự thống nhất. Đồng thời kết hợp giáo dục trẻ có thói quen hành vi đúng đắn, có nề nếp để tạo thành những em bé ngoan biết vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo. Phụ huynh trở thành những tấm gương, luôn nhắc nhở trẻ có ý thức mọi lúc mọi nơi để trẻ có nề nếp lối sống văn minh và ý thức yêu cái đẹp, gìn giữ, bảo vệ môi trường xung quanh. Phụ huynh quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình tham gia đóng góp nguyên vật liệu thiên nhiên để cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trường mầm non là môi trường giáo dục có tác động lớn đến sự hình thành phát triển nhân cách cho trẻ em thông qua hoạt động hàng ngày. Vì vậy việc tạo môi trường lớp học xanh – an toàn - hạnh phúc cho trẻ mầm non là yếu tố quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh tích cực. Trẻ em thích tìm tòi khám phá cái đẹp điều mới lạ ở thế giới xung quanh, gia đình nhà trường cần phối hợp thu nhỏ thế giới xung quanh ẩn chứa những cái mới lạ đó để giúp trẻ tìm tòi khám phá qua các hoạt động hàng ngày qua đó giúp trẻ ngày một khôn lớn. Việc xây dựng môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ xanh - an toàn - hạnh phúc giúp trẻ tiếp thu kiến thức mà cô cung cấp để giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội thẩm mỹ. Đồng thời khơi gợi ở trẻ lòng yêu thiên nhiên từ đó trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh. Nhà trường muốn gửi một không gian xanh tươi, thoáng đãng, thanh bình, một trường học an toàn để các bé luôn cảm nhận được sự tôn trọng và yêu thương. Giáo dục phải đến từ tình thương, văn minh và trách nhiệm thì ngôi trường mới thật sự có niềm hạnh phúc. 2. Khuyến nghị: Để thực hiện tốt công tác xây dựng một môi trường tự nhiên xanh, an toàn, hạnh phúc giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn