intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu học bằng chơi - chơi mà học cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu học bằng chơi - chơi mà học cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non" nhằm tạo môi trường tốt nhất để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động học tập, vui chơi; Xây dựng môi trường nhóm lớp hài hòa, thân thiện cùng các đồ dùng, đồ chơi có tính tương tác cao đáp ứng nhu cầu học và chơi của trẻ; Nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của bản thân đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng môi trường và tổ chức hoạt động góc cho trẻ đạt hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu học bằng chơi - chơi mà học cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON XÃ HỮU HÒA XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU “HỌC BẰNG CHƠI - CHƠI MÀ HỌC” CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Tưởng Thị Quế Đơn vị công tác: Trường mầm non xã Hữu Hòa Chức vụ: Giáo viên Tài liệu đính kèm: Đường link NĂM HỌC: 2022 - 2023
  2. MỤC LỤC Phần 1..............................................................................................................2 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................2 Phần 2...............................................................................................................4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN:..............................................................4 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:.........................................................................4 1. Tình hình chung: .......................................................................................4 2. Thuận lợi:.....................................................................................................5 3. Khó khăn:.....................................................................................................6 III. CÁC BIỆN PHÁP:....................................................................................6 1. Xây dựng môi trường lớp học ....................................................................6 2. Đổi mới hình thức.......................................................................................10 3. Tăng cường đồ chơi....................................................................................12 4. Thiết kế các file bài tập tương tác.............................................................15 5. Làm tốt công tác tuyên truyền...................................................................17 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KẾN.................................................................19 Phần 3.............................................................................................................. 20 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................20 1. Kết luận chung: ...........................................................................................20 2. Khuyến nghị: .............................................................................................. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  3. 2 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường lớp học và các góc chơi của trẻ cũng như đồ dùng, đồ chơi vô cùng quan trọng trong việc tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia vào hoạt động góc một cách tích cực. Đây chính là điều kiện cần có để lôi cuốn, thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc, bởi nó đáp ứng được nhu cầu và phương châm: “Học mà chơi - Chơi mà học”. Môi trường lớp học hấp dẫn, thân thiện, trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo trong khi chơi. Theo kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30/6/2021 của Bộ GD&ĐT về Chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021- 2025. Thực hiện sự chỉ đạo của BGH nhà trường và tổ chuyên môn về công tác “Xây dựng môi trường theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đáp ứng nhu cầu “học bằng chơi- chơi mà học” của trẻ, tôi đã chủ động nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi và vận dụng kiến thức khi được tham gia các lớp tập huấn của phòng giáo dục về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến để xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động. Với niềm mong muốn các con được sống trong môi trường hạnh phúc, được học qua trải nghiệm, tương tác với thế giới xung quanh. Trẻ tự khởi xướng hoạt động, định hướng rõ ràng, xây dựng mối quan hệ, tham gia tìm hiểu, tương tác, phát triển nhiều ý tưởng một cách phong phú và sáng tạo. Tại chuyên đề này, tôi đã cảm thấy đây như một nguồn sáng mà tôi đang tìm kiếm cho nguồn sáng tạo của mình. Bản thân tôi là năm thứ 2 được đồng nghiệp và ban giám hiệu tin tưởng giao nhiệm vụ là tổ trưởng chuyên môn. Với mong muốn bản thân có những sáng kiến hay lan tỏa tới đồng nghiệp trong công tác xây dựng môi trường nhóm lớp. Có thể nói việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Thực tế lớp tôi các năm học đã tạo môi trường nhưng tôi thấy để trẻ tương tác còn hạn chế, các nguyên vật liệu còn chưa phong phú, các góc màu sắc chưa trang nhã. Vì tình yêu với trẻ thơ nên tôi đã lựa chọn cho mình một nghề để gắn bó, đó là nghề cô giáo mầm non. Rất may mắn tôi được đứng trong đội ngũ của trường mầm non xã Hữu Hòa là nơi tôi sinh ra và ngôi trường này với bao thế hệ nhà giáo luôn cảm nhận rằng đó là một ngôi nhà đầy tình yêu thương và hạnh phúc. Tôi luôn tâm huyết, yêu nghề, cố gắng phấn đấu với nghề, tự sáng tạo, đổi mới trong cách thể hiện và phương pháp dạy cho trẻ thơ xã nhà. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức hoạt động góc vẫn chưa thực sự phát huy được tính sáng tạo và hiệu quả trong khi chơi như:
  4. 3 + Trẻ chưa có kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách triệt để. + Trẻ chưa biết hợp tác, liên kết các góc chơi với nhau + Một số trẻ còn nhút nhát không tự tin khi tham gia hoạt động. + Trẻ chưa tích cực, chủ động và sáng tạo trong khi chơi. Vậy làm thế nào để trẻ phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tao trong khi chơi? Để làm được điều đó thì ngay từ đầu năm học Tôi đã luôn quan tâm đến việc tạo một môi trường lớp học hấp dẫn, thân thiện, một môi trường có nhiều góc mở tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm. Vì vậy mà tôi đã chọđề tài: “Xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu “học bằng chơi - chơi mà học” cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non” để nghiên cứu và áp dụng cho trẻ trong năm học. * Mục đích nghiên cứu: - Tạo môi trường tốt nhất để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động học tập, vui chơi. - Xây dựng môi trường nhóm lớp hài hòa, thân thiện cùng các đồ dùng, đồ chơi có tính tương tác cao đáp ứng nhu cầu học và chơi của trẻ. - Nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của bản thân đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng môi trường và tổ chức hoạt động góc cho trẻ đạt hiệu quả cao. * Đối tượng nghiên cứu: Đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp để giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin và kiên trì khi tham gia hoạt động góc cùng cô giáo tạo môi trường lớp học. * Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non xã Hữu Hòa * Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: - Năm học 2022-2023 * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, tham khảo tài liệu - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát.
  5. 4 Phần 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM. Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, đẹp mắt thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu tiếp xúc, trải nghiệm một cách tích cực, tự nhiên. Việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động có tác dụng tốt đối với sự phát triển của trẻ mầm non, là phương tiện giáo dục phù hợp với tâm sinh lý trẻ nhỏ. Vì hoạt động góc chính là nơi trẻ có thể chơi và tự hoạt động một mình hoặc trong nhóm nhỏ, qua đó phát huy tính độc lập, chủ động của trẻ, khuyến khích trẻ ra quyết định (trẻ tự chọn góc chơi mình thích…) giúp trẻ học cách cùng chơi, cùng cộng tác, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn và hạn chế như: Kinh phí, địa hình và việc tạo môi trường đang còn do bàn tay cô giáo là chủ yếu; trẻ tham gia đang còn ít, các góc, mảng trang trí chưa mang tính mở; đồ dùng đồ chơi chủ yếu là mua sẵn, nguyên vật liệu, học liệu chưa đa dạng phong phú; trẻ hoạt động máy móc, rập khuôn, nhàm chán…Phụ huynh chưa quan tâm chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục trẻ. Với mong muốn tạo ra môi trường chơi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 1. Tình hình chung: Năm học 2022-2023 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, lớp có 41 học sinh. Trong thực tế các lớp đã xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tuy nhiên sản phẩm của trẻ dùng để trưng bày các góc chưa đa dạng, đồ dùng nguyên liệu mở chưa phong phú. Một số góc màu sắc chưa trầm. Vì thế tôi cần xây dựng lớp học của mình là lớp điểm về môi trường nhóm lớp lấy trẻ làm trung tâm đáp ứng nhu cầu học và chơi của trẻ, Tôi đã tiến hành làm phiếu khảo sát của trẻ.
  6. 5 Kết quả khảo sát trước khi thực hiện các giải pháp (Tổng số có: 41 trẻ) Kết quả đạt Kết quả chưa đạt STT Nội dung giáo dục Trẻ Trẻ chưa Tỷ lệ Tỷ lệ đạt đạt 1 Trẻ tự tin, hứng thú, chủ động, say 17/41 41.5% 24/41 58,5% sưa tham gia đến cuối buổi chơi. 2 Có kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ 18/4 44% 23/41 56% chơi không cần có cô hướng dẫn. 1 3 Thực hiện tốt các kỹ năng chơi, nội 15/41 36.5% 26/41 63.5% quy góc chơi 4 Trẻ cùng cô tạo ra sản phẩm xây 15/41 36.5% 26/41 63.5% dựng môi trường * Đánh giá: Qua khảo sát tôi thấy việc giúp trẻ hứng thú, tích cực vui chơi và tạo ra sản phẩm xây dựng môi trường còn ít. Với tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: * Về Ban giám hiệu: Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên chuyên đề hướng dẫn tổ chức hoạt động xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan tập huấn các trường điểm của huyện về xây dựng môi trường nhóm lớp. * Về giáo viên: - 3/3 giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn, và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong năm học. - Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bản thân tham gia lớp học chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức và đã tập huấn tại trường cho giáo viên. Có năng khiếu về thẩm mĩ. - Giáo viên luôn thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Về phụ huynh:
  7. 6 - Phụ huynh tích cực giao lưu - kết nối, chia sẻ với giáo viên qua zalo, trực tiếp về tình hình học tập của con. * Về học sinh - Đa số trẻ trong lớp khỏe mạnh, đi học chuyên cần, ngoan, thông minh 3. Khó khăn: * Về giáo viên: - Trang trí môi trường mang tính thẩm mỹ chưa cao, một số góc màu sắc sặc sỡ không làm nổi rõ các nội dung cho trẻ hoạt động. - Giáo viên chưa chưa có kinh nghiệm nên việc tiếp cận xây dựng môi trường môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa đi sâu để thực hiện. - Môi trường cho trẻ hoạt động, trải nghiệm còn hạn chế chưa phong phú nên không thực sự thu hút và gây hứng thú với trẻ. Chưa có nhiều bài tập tư duy cho trẻ chơi trong hoạt động góc. - Các góc chơi của trẻ chưa đa dạng và phong phú về hình thức, nội dung, đồ dùng nguyên liệu. - Chưa khai thác trò chơi, phát triển nội dung chơi, ý tưởng chơi của trẻ: - Hệ thống cây xanh tại các góc lớp, góc thiên nhiên còn ít. * Về phụ huynh: - Phụ huynh bận công việc nên chưa quan tâm tới môi trường * Về học sinh: - Trẻ chưa hứng thú vào hoạt động và không phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ trong các hoạt động. Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ. Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP: 1. Xây dựng môi trường lớp học đáp ứng nhu cầu thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nên tôi đã rất chú trọng việc xây dựng môi trường lớp học sáng, xanh, sạch, đẹp có tính thẩm mỹ và đảm bảo an toàn và luôn hướng tới tinh thần mạng lại môi trường lớp học hạnh phúc cho các con.
  8. 7 Tôi đã lên ý tưởng xây dựng môi trường lớp học với tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm” xây dựng môi trường lớp học có tính thẩm mỹ, sáng tạo và có nhiều góc mở để phát huy được tính tích cực của trẻ trong mỗi góc chơi. Trẻ cùng các cô sắp xếp đồ dùng đồ chơi lên giá, kê bàn, đặt cây xanh ở các vị trí phù hợp. Việc tổ chức cho trẻ được tham gia vào tạo môi trường lớp học cùng cô làm cho trẻ cảm thấy mình có giá trị và tôi cảm thấy trẻ được học tập và vui chơi, trẻ rất vui và hạnh phúc. a. Xây dựng môi trường trong lớp học. Từ đầu năm học để áp dụng và thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học lấy trẻ làm trung tâm. Tôi đã lựa chọn các góc chơi đan xen góc động và góc tĩnh. Lựa chọn gam màu cho tủ đồ dùng và mảng tường màu sắc trang nhã, tông màu nhẹ nhàng không loè loẹt và sặc sỡ. Với phương châm tạo môi trường cho trẻ trong các nhóm lớp phải có màu sắc trang nhã, hài hòa, tạo cảm giác ấm áp và thư thái cho trẻ. Từ cửa lớp tôi đã trang trí các biểu tượng để trẻ lựa chọn cách chào mà trẻ yêu thích. Không chỉ trang trí để tạo môi trường lớp đẹp có tính thẩm mỹ mà mỗi góc và mỗi hình ảnh trang trí đều mang lại cho trẻ được học qua chơi- chơi qua học và áp dụng vào các hoạt động khác nhau. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.1) Khi xây dựng môi trường lớp học tạo các góc chơi, tôi xây dựng một không gian mở, linh hoạt để trẻ có thể thoải mái gần gũi khi hoạt động với các phân khu chức năng đa dạng phục vụ mọi nhu cầu học tập, sáng tạo của trẻ. Tôi xác định xây dựng các góc trong lớp tôi gồm: + Góc xây dựng. + Góc nghệ thuật (Lồng góc Steam) + Góc học tập. + Góc sách truyện. + Góc thiên nhiên. + Góc phân vai (Lồng ghép góc thực hành cuộc sống). Các sản phẩm của trẻ được trừng bày tại các góc đó là một sự khích lệ với trẻ, động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô, thảo sức sáng tạo. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.2)
  9. 8 * Góc xây dựng, góc phân vai tôi đã để các giá và các khoảng trống thông nhau giúp trẻ có thể liên kết hoạt động liên hoàn với nhau. Theo từng chủ đề/sự kiện tôi sẽ linh hoạt đóng hoặc mở các góc phù hợp với kế hoạch giáo dục và nội dung chơi. Như vậy, với các phân khu hoạt động khác nhau, trẻ có thể hoạt động suốt 1 ngày, thỏa sức chơi, sáng tạo mà không bị giới hạn nữa. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.3) * Góc nghệ thuật: Gồm góc tạo hình, góc âm nhạc, góc Steam. + Góc tạo hình: Trang trí lớp học, tôi ứng dụng phương pháp Reggio Emilia sử dụng các đồ vật tự làm từ thiên nhiên, gắn kết sự phát triển của trẻ với thiên nhiên như: Cành cây khô, lá khô, hoa cỏ hay các nguyên vật liệu được tái chế. Khi trẻ được tiếp xúc với những nguyên vật liệu này, vừa đảm bảo mục đích giúp bé tìm tòi, khám phá, phát triển tư duy logic, tăng tính sáng tạo, an toàn khi sử dụng và thân thiện với môi trường. Góc tạo hình là nơi trẻ thỏa sức sáng tạo hòa mình vào các tác phẩm nghệ thuật, chế tạo, thiết kế, thực hiện lồng ghép các dự án STEAM một cách tự do và hồn nhiên nhất. Khi thiết kế góc tạo hình theo hướng STEAM tôi lựa chọn vị trí phù hợp và bố trí gần góc toán, góc khoa học để thuận tiện cho trẻ cần sử dụng các đồ dùng…hỗ trợ cho quá trình tạo ra sản phẩm. Để trang trí góc tạo hình ứng dụng mô hình STEAM tôi sử dụng các khối gỗ, bìa cát tông để tạo nên những chiếc hộp, chiếc kệ xinh xắn, tôi sắp xếp các đồ dùng, nguyên vật liệu phong phú như: Đá sỏi, vải vụn, lá, cây khô, các loại vỏ, hột hạt, que kem, bút màu, màu nước…dễ lấy, dễ sử dụng để trẻ thỏa sức sáng tạo. Tôi đã đưa ra rất nhiều đề tài, để trẻ có thể tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo bằng các nguyện vật liệu tự nhiên mà tôi đã chuẩn bị sẵn cho trẻ, kết quả là có rất nhiều sản phẩm đẹp, ngộ nghĩnh được tạo nên. Tôi đã dùng chính những sản phẩm tuyệt vời này để trưng bày và trang trí cho lớp học. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.4) + Góc âm nhạc: Đây là góc mà các hoạt động chơi của trẻ còn thiếu sự phong phú, trẻ chỉ múa hát một lúc là chán và tự chuyển sang góc chơi khác. Chính vì thế mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều và bổ sung thêm một số HĐ âm nhạc trong góc chơi như: Sưu tầm thật nhiều chai lavi có cùng kích cỡ, sơn màu bên ngoài chai để các chai giống nhau, sau đó cho vào trong chai các nguyên liệu khác nhau như: Cát, sỏi, giấy viên, hột hạt…Với lượng giống và khác nhau để trẻ lắc chai, nghe âm thanh và tìm ra các cặp âm thanh giống nhau. Trò chơi này phát triển tai nghe cho trẻ và cũng rất hấp dẫn đối với trẻ trong giờ chơi. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.5)
  10. 9 * Góc Steam và góc nghệ thuật trẻ có thể thoải mái sáng tạo các sản phẩm với vô vàn nguyên vật liệu có sẵn ở đó, sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên cho trẻ hoạt động và lấy sản phẩm đó để trang trí lớp học. * Góc học tập: Góc sách truyện và toán cần sự yên tĩnh hơn nên tôi trang trí ứng dụng phương pháp Reggio Emilia xây dựng lớp học thông minh tạo không gian rộng, có áp dụng hình thức hạ trền làm tăng sự ấm áp, hiện đại và sang trọng, tạo cho trẻ sự thích thú khi hoạt động. Tôi sử dụng 2 mảng tường phía trên đầu lớp và góc bên trái lớp để thiết kế các giá treo hệ thống bài tập tư duy và mảng chữ viết, ở góc học tập này tôi thiết kế mảng chữ cái với gam màu nâu nhạt, có khóa còng treo bài tập chữ cái và các nét cho trẻ thực hiện. Sau hoạt động tôi chia sẻ hình ảnh lên zalo lớp để phụ huynh cùng cảm thấy phấn khởi, cũng nhờ vậy mà sợi dây liên kết giữa phụ huynh và giáo viên được chặt chẽ hơn. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.6) Tôi thấy rằng, khi trẻ được nhìn những thành quả mình tạo ra mỗi ngày, sẽ giúp trẻ có thêm động lực để tiếp tục học hỏi, tìm tòi khám phá và thực hiện các sản phẩm tiếp theo cùng với cô giáo, giúp môi trường lớp học được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, với không gian tràn đầy những sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra sẽ làm tăng trí tưởng tượng cho trẻ có cảm giác mới lạ, sẽ không bị nhàm chán mỗi khi tới trường hay khi học bài. b. Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học. Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Trẻ được hòa mình với thiên nhiên, được trải nghiệm thế giới xung quanh. Khi bố trí các góc/khu vực hoạt động ngoài trời chúng tôi luôn lưu ý: Tạo khu chơi an toàn, thân thiện cho trẻ thỏa sức hoạt động sáng tạo, tôi tận dụng tối đa các nguyên vật liệu từ thiên nhiên và các nguyên vật liệu phế thải: cành cây, lá cây, khúc gỗ nhỏ, lõi giấy để cho trẻ hoạt động, hướng dẫn các con sử dụng sản phẩm của mình, của bạn để tạo thành đồ chơi hữu ích. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.7) Để thực hiện được xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt kết quả tốt thì rất cần sự phối hợp của cha mẹ học sinh. Tôi luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất để các bậc phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trường, lớp. Trước khi thực hiện một nội dung mới, tôi thường thông báo cho phụ huynh về nội dung chương trình và có hình ảnh kèm theo. Bên cạnh đó, vận
  11. 10 động sự ủng hộ đóng góp của các bậc phụ huynh về các nguyên vật liệu, phế liệu như: Chai, lọ, bìa cát tông, giấy lộn ....tuyên dương những phụ huynh ủng hộ nhiệt tình. Sau mỗi hoạt động tôi cùng trẻ trưng bày các sản phẩm để phụ huynh có thể nắm được nội dung hoạt động của các con em mình và hưởng ứng. Kết quả: Tôi và giáo viên trên lớp cùng với trẻ đã xây dựng môi trường lớp học thân thiện đảm bao tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm, học qua chơi. Giúp trẻ học tập một cách gần gũi thân thiện, cùng nhau trang trí lớp trẻ đều rất yêu thích đến trường, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra và được làm chủ lớp học của mình. Lớp tôi được ban giám hiệu đánh giá ghi nhận và giáo viên các lớp học hỏi về việc xây dựng môi trường trong đầu năm học. https://drive.google.com/drive/my-drive (Video minh họa: Môi trường bên trong và bên ngoài lớp học) 2. Đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ “học qua chơi”, phát huy tính tích cực của trẻ qua các hoạt động trải nghiệm. Đổi mới phương pháp giáo dục là quá trình giáo dục “Học qua chơi”. Vì vậy, tôi lựa chọn phương pháp chủ yếu nhằm giúp trẻ được trải nghiệm và phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động. Với tâm huyết và tận tâm khi làm việc tôi đã luôn cố gắng nghiên cứu tìm tòi và mong muốn mang đến cho các con thật nhiều những hoạt động đạt chất lượng và hiệu quả nhất. Đặc biệt, khi xây dựng các hoạt động dạy thao giảng trong “Hội thi giáo viên dạy giỏi” các hoạt động của tôi luôn có sự đổi mới về phương pháp và sáng tạo khi tổ chức hoạt động và kết quả đạt được sau những tiết học đó là sự hứng thú tích cực và những trải nghiệm của trẻ đạt được khi tham gia hoạt động. Trong mỗi hoạt động thì điều mà tôi quan tâm nhất đó là cảm xúc của trẻ khi hoà mình vào mỗi hoạt động cô tổ chức. Trẻ được chia sẻ và thảo luận nhóm, trẻ được phát huy hết khả năng của trẻ, từ vốn kiến thức trẻ đã biết tôi đưa ra hệ thống câu hỏi: Vì sao? Tại vì? Hay đã biết điều này chưa? Con đã lắng nghe điều này từ đâu? Tôi luôn xác định cô giáo chỉ là người hướng lái còn hướng đi là do trẻ. Tôi cũng thường xuyên cập nhật và áp dụng những hình thức mới khi tổ chức dạy trẻ. Ví dụ: Hoạt động góc, tôi tổ chức với hình thức khác nhau khi tạo hứng thú bằng bài vè, trò chơi, chuyền bóng…, sau đó trẻ chia sẻ về ý tưởng chơi góc
  12. 11 chơi mà trẻ thích. Tất cả mọi hoạt động tôi luôn mong muốn mang đến cho trẻ được vui, tích cực và hào hứng. * Thu hút trẻ qua các hoạt động trải nghiệm - Từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch cụ thể để tổ chức các hoạt động vui chơi trải nghiệm với nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng. - Tôi đã lập kế hoạch cụ thể vào kế hoạch năm học và kế hoạch tháng các nội dung hoạt động trải nghiệm. - VD: Trải nghiệm làm nem cuốn, trang trí cây thông noel, trẩy bưởi, gói bánh trưng… - Tôi đã chia sẻ tới phụ huynh về kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm phụ huynh lớp tôi đã rất phấn khởi và hưởng ứng và đặc biệt là phụ huynh đã cùng đồng hành để tham gia ủng hộ nguyên liệu để cùng cô tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các con. Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm các con được làm và được tham gia rất hào hứng và tích cực. Sau mỗi hoạt động của các con, tôi đã chụp lại hình ảnh và quay video lên nhóm zalo của lớp cho phụ huynh. Khi được xem lại những hình ảnh và khoảnh khắc của con 100% các bậc phụ huynh đều đã rất vui. Niềm vui của cô và trò đã được lan toả tới các bậc phụ huynh biết đến những hoạt động của các con mỗi ngày trên lớp. Không chỉ các hoạt động trải nghiệm thực tế mà những trải nghiệm để từ những sản phẩm trẻ tạo ra trong quá trình chơi, hoạt động như: Các con bướm, ong, chuồn chuồn, hoa, lá, làm từ ống nước ngọt, hộp sữa, đĩa CD, từ giấy dạ... cô gợi ý cho trẻ kết xen kẽ chúng lại với nhau thành dải, những bông hoa, chiếc lá cô cùng trẻ kết lại thành lẵng hoa, bình hoa cô sử dụng tất cả những sản phẩm đó để làm trang trí ở các góc, ở sảnh hè, sân...Việc tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường cùng cô là cách kích thích niềm say mê học hỏi, tìm hiểu của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời, tôi luôn bao quát hướng dẫn trẻ rồi sau đó cho trẻ hoạt động tự do theo ý thích và sáng tạo của riêng trẻ. Đây chính là nền tảng để trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ của mình một cách hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất thiết thực từ những gì trẻ đã và đang thực hiện. VD: Với giờ hoạt động tạo hình: “Tạo hình các con vật bằng lá cây” tôi giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ bằng cách cho trẻ thu lượm lá cây. Tôi đặt ra những câu hỏi kích thích trí tò mò và tưởng tượng của trẻ. Sau đó cho trẻ cùng nhau thảo luận lên kế hoạch và tìm các nguyên vật liệu để làm các con vật
  13. 12 bằng lá cây. Tạo ra các con vật sáng tạo và mang thông điệp cho trẻ bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tôi hướng trẻ vào các trò chơi dân gian như: Chi chi chành chành, lộn cầu vồng, kéo co, nhảy bao bố, câu ếch...Thông qua các trò chơi này trẻ được giao tiếp một cách thoải mái nhất, chia sẻ và hợp tác với nhau để cùng chơi trò chơi. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 2.1) Kết quả: Trẻ tích cực hào hứng tham gia hoạt động trải nghiệm, phụ huynh cũng nhận rõ được tầm quan trọng cho trẻ tham gia trải nghiệm thực tế từ đó rất hưởng ứng đồng tình. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo tính năng động và thích ứng, trẻ vui tươi, sảng khoái và phấn khởi. Đó cũng là một trong những yếu tố thành công khi xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm theo quan điểm vừa vui chơi vừa học tập. 3. Tăng cường đồ chơi, học liệu đa dạng tận dụng phế liệu, vật liệu từ thiên nhiên và có sẵn ở địa phương cho trẻ sáng tạo. Đây là biện pháp quan trọng mà người giáo viên cần phải có đó là sự sáng tạo trong thiết kế xây dựng, lựa chọn đề tài cũng như tạo dụng cụ dạy học đồ dùng đồ chơi, cách sưu tầm tranh ảnh, xây dựng mô hình, tạo và lựa chọn môi trường hoạt động học trong và ngoài lớp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với cách học mới gây được sự tò mò thích khám phá trong trẻ hơn. Môi trường có đầy đủ đa dạng nguyên vật liệu là trẻ phải được tham gia nêu ý tưởng, được trải nghiệm, thực hành, được khám phá. Tôi khuyến khích trẻ tham gia cùng cô sưu tầm, chuẩn bị học liệu, cùng cô làm đồ chơi, cùng cô trang trí. Thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường hoạt động của lớp càng nhiều càng tốt, đặc biệt sản phẩm chủ yếu là của trẻ. Vì thế tôi đã chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi tận dụng phế liệu từ thiên nhiên và có sẵn ở địa phương để trẻ hoạt động một cách hứng thú và tích cực. Tôi rà soát lại những đồ chơi, đồ dùng sẵn có ở trong lớp, những đồ dùng nào nên mua những đồ dùng đồ chơi nào cần làm để phục vụ cho hoạt động giáo dục của trẻ, từ đó báo cáo ban giám hiệu đầu tư để giáo viên làm. Bên cạnh đó, theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu, tôi cũng tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, như: bìa cát tông, chai nhựa, hộp sữa, hộp rau câu, vợt muỗi để làm đàn, can dầu, bịch sữa tắm, can nước giặt…Tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương như: vỏ ngao, vỏ hến, đá cuội, rơm khô, lá cây khô, chiế….tất cả những nguyên vật liệu
  14. 13 cần được đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi và trẻ tạo ra đồ chơi ở các góc. Đồ chơi tại các góc được sắp xếp và có kí hiệu cho trẻ hoạt động, tại các góc chơi đều có bảng hướng dẫn để trẻ có thể chủ động chơi mà không cần cô hướng dẫn, hoặc trẻ có thể chủ động chơi cùng bạn. Trẻ làm ra những đồ chơi theo cách riêng của trẻ. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 3.1) Môi trường trong lớp học nên bày trí gần gũi như ngôi nhà của trẻ, thể hiện được nét văn hóa riêng của cộng đồng và địa phương. Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên vật liệu, học liệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá và được thao tác với các đồ vật. Những đồ chơi mua sẵn trẻ chơi một cách sáng tạo khác nhau qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã làm được một số bộ bài tập có tính tương tác cao với trẻ. Tôi xin được giới thiệu tới các bạn cách sử dụng một số bộ bài tập mà trẻ hứng thú, tích cực hoạt động có hiệu quả. * Bộ bài tập: “Thanh màu cùng học” - Cách chơi: Trẻ có thể chơi với nhiều cách như xếp theo thứ tự, thêm bớt, tách gộp, dài ngắn, cao thấp và làm quen với các chữ số. Xếp tất cả thanh gỗ ra sao cho các đoạn gỗ tương ứng gộp vào với nhau là bằng 10 thì trẻ sẽ chọn thanh số 1 đặt tương ứng với số 9, cứ thế trẻ thao tác tiếp với các thanh còn lại: 2-8, 3-7, 4-6, 5-5, 6-4, 7-3, 8-2, 9-1. Cách chơi nữa là đếm và đặt khuy áo hoặc hột hạt tương ứng với số trên thanh màu. * Bộ bài tập: “Kẹp chữ cái” - Cách chơi: Xếp lần lượt 3 bảng formec trên chiếu theo thứ tự ghi sau mặt bảng. Mang hộp kẹp chữ cái in hoa ra trước, đọc tên từng chữ cái trên bảng và tìm kẹp có ghi chữ cái tương ứng kẹp vào đầu cột có ghi chữ in thường. Tiếp tục tìm và kẹp hết số kẹp trong hộp. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 3.2) VD: Với chủ đề gia đình trong một giờ hoạt động góc, tôi cho trẻ làm “Chuông gió phát ra âm thanh”. Cô chuẩn bị: Vỏ lon, vỏ sữa chua, các nắp chai, hộp sữa su su, ống hút, đĩa giấy....các hột hạt có các dạng kích thước khác nhau, dây luồn, thước kẻ, bút chì, tôi để trên các khay, các giá tạo hình. Trẻ thực hiện: Khi trẻ bắt đầu về góc chơi, trẻ cùng nhau quan sát chiếc chuông gió đã được để sẵn trên giá của góc tạo hình và đưa ra những thảo luận
  15. 14 về đặc điểm, cấu tạo, nguyên vật liệu tạo ra chiếc chuông. Sau đó cả nhóm cùng thực hiện vẽ bản thiết kế (phác họa đơn giản) về chiếc chuông và đưa ra cách tạo ra sản phẩm. Nhóm trưởng sẽ đại diện phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm tùy theo sở thích của các thành viên: + Làm khung chuông: Trẻ lấy các nguyên vât liệu như: Bìa cát tông, vỏ non bia, vỏ hộp bánh…được bố trí để trên giá, đồng thời bạn khác sẽ lấy thước đo ở góc toán thực hiện đo và cắt tạo thành khung chuông gió. + Làm bộ phận khuếch âm (tạo âm thanh): Trẻ lấy một số loại dây như: Dây dù, dây cước,…để đo và cắt dây chuông với chiều dài phù hợp, một số trẻ khác lựa chọn các vật liệu như nắp bia, vỏ sò, chìa khóa,… để sâu và buộc lên dây chuông. Trẻ có thể tìm thêm các loại hột hạt, cúc áo…trang trí cho chiếc chuông gió thêm phần sinh động. * Bộ bài tập: “Học toán thông minh” - Mục đích: Nhận biết và đọc các số từ 1 đến 10. Nhận biết số và số lượng tương ứng. Phát triển khả năng đếm trên vật. - Nguyên vật liệu: Formec, 14 vỏ hộp sữa chua uống, 80 que gỗ nhỏ, thẻ số từ 1-10 (5 bộ), kéo, thước kẻ, dao dọc giấy, đề can, keo nến… - Cách làm: Cắt 4 tấm formec với kích thước: 25x30cm, cắt 14 hộp bỏ phần đầu của mỗi vỏ hộp sữa, giữ lại phần thân và đáy. Bọc các vỏ hộp bằng đề can màu tím làm ống đựng. Sau đó dùng keo nến gắn ống đựng vào mỗi bảng formec vừa cắt theo hình vẽ sau: Với bảng thêm: O + O = O, với bảng bớt: O - O = O. Với bảng chia - tách: Bảng tổng hợp O + O = O O-O=O - Cách chơi: Trẻ đặt thẻ số vào vị trí dưới ống và đếm que tính sao cho đúng và tương ứng với số trẻ chọn. Trẻ chơi lần lượt từng phép tính một. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 3.3) Như vậy với việc chuẩn bị bố trí các nguyên vật liệu mở, các phế liệu tái chế dễ kiếm tìm ở tại góc đã giúp trẻ cùng nhau tạo nên những chiếc chuông gió xinh xắn để trang trí lớp học. * Kết quả đạt được: Từ những học liệu, đồ dùng đồ chơi cô và trẻ chuẩn bị ở các góc, tôi gợi ý, hướng dẫn trẻ sử dụng, chơi sáng tạo bằng nhiều cách
  16. 15 khác nhau. Các đồ chơi cho các góc đảm bảo về màu sắc, kích thước, an toàn. Các nguyên vật liệu luôn được vệ sinh sạch sẽ. Đảm bảo tính phổ biến, sáng tạo. 4. Thiết kế các file bài tập tương tác cao với trẻ tại góc chơi. Thiết kế các file bài tập tương tác cao với trẻ tại góc chơi có ý nghĩa quan trong trong việc phát triển tư duy, khả năng suy đoán, hoạt động cá nhân hiệu quả. Do đó tôi đã thiết kế các fife bài tập dựa trên khả năng của trẻ lớp mình, làm mỗi giờ chơi trẻ được tương tác, thay đổi và không bị nhàm chán. Xây dựng môi trường giáo dục là một công việc khá phức tạp nhưng để sử dụng môi trường giáo dục đó sao cho có hiệu quả lại càng phức tạp hơn. Nếu chúng ta chỉ tạo cho trẻ môi trường học tập là các góc với các mảng tường, với khoảng không gian thích hợp mà không bổ sung cho trẻ đồ dùng, đồ chơi thì góc hoạt động đó cũng không có ý nghĩa gì. Như chúng ta đã biết đồ chơi, đồ dùng học tập có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Xuất phát từ thực tế trên cùng với những quan điểm chỉ đạo mới của các cấp lãnh đạo, và các mục tiêu giáo dục đề ra đối với từng độ tuổi và để tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí tôi đã cân nhắc khi xây dựng môi trường và tôi luôn tìm mọi biện pháp làm sao để khai thác triệt để tính năng tác dụng của các đồ dùng, đồ chơi cũng như hệ thống bài tập tư duy mà mình đã làm để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc lấy trẻ làm trung tâm, tôi đã sưu tầm và thiết kế hệ thống các bài tập chơi trong góc cho trẻ theo các hướng sau: + Bài tập thực hành trên giấy gồm: Tôi chia làm 2 dạng bài tập Các bài tập sử dụng bút để tô, nối, vẽ…) Bài tập theo bộ (các đồ dùng, đồ chơi phát triển khả năng nhận thức, tư duy cho trẻ được sắp xếp theo bộ riêng biệt trong từng hộp nhựa). Cả 2 dạng bài tập này được tôi sưu tầm và sắp xếp theo từng file phù hợp với độ tuổi mẫu giáo lớn. Nguồn bài tập tôi khai thác, sưu tầm chủ yếu là trên trang web “Pinteres” và trong các
  17. 16 cuốn sách phát triển tư duy, nhận thức cho trẻ ở hình ảnh trang chủ các hiệu sách và trong các siêu thị: http://educationalcoloringpages.com a. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành trên giấy. Tôi đã tham khảo và nghiên cứu trên mạng thấy các bài tập tư duy có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển trí não của trẻ và thông qua các bài tập tư duy trẻ biết tự chủ động lựa chọn nội dung chơi và trẻ rất hứng thú, tích cực hoạt động, với hệ thống bài tập tư duy trẻ có thể được làm nhiều dạng bài tập đa dạng khác nhau trong một buổi chơi. Nhận thấy tính ưu việt của hệ thống bài tập trên giấy đối với sự phát tư duy của trẻ và trong quá trình thực hiện cho trẻ chơi tôi cũng thấy trẻ vô cùng thích thú với những bài tập này. Trong quá trình tìm kiếm đó, tôi đã tìm được một số trang web và trang mạng xã hội có rất nhiều bài tập trên giấy cho trẻ. Với các cách tìm nguồn tài kiệu trên mạng tôi đã sưu tầm được hệ thống các bài tập phát triển tư duy cho trẻ. Để hệ thống bài tập tư duy được khai thác triệt để, tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có thể sử dụng được nhiều lần cho nhiều trẻ chơi và để phục vụ cho những năm học sau nữa, chứ không phải chỉ sử dụng được một lần. Tôi cũng đã tìm được biện pháp là in màu (để tiết kiệm chi phí tôi đã in hai mặt) và ép plastic các bài tập, trẻ sẽ sử dụng bút dạ màu để tô màu, nối, vẽ hình, khoanh tròn đáp án đúng…. (màu đó hoàn toàn xóa được sạch sau khi trẻ thực hiện xong và chuyển cho trẻ khác chơi, thuận tiện cho việc lưu giữ sử dụng cho những năm học tiếp theo). Sau khi tìm được biện pháp tối ưu tôi đã tiến hành in những hệ thống bài tập đó ra và cùng phối kết hợp vận động với phụ huynh, nhờ mỗi phụ huynh mang về ép plastic cho con từ 3-4 bài tập, lớp tôi còn có phụ huynh làm ảnh viện áo cưới, PH đã nhiệt tình nhận ép plastic ủng hộ cho lớp 41 bài tập. Sau khi phụ huynh ép plastic xong gửi lại cho giáo viên chị em tôi tiến hành dập lỗ treo và phân loại, sắp xếp lại các hệ thống bài tập về các góc sao cho phù hợp. Với các bài tập theo bộ đa dạng như vậy, trong một giờ chơi trẻ có thể chơi xong bộ đồ chơi này nếu trẻ muốn chơi tiếp, trẻ sẽ chủ động lấy bài tập khác để chơi, trẻ chơi một cách tĩnh lặng, độc lập, tập trung và say sưa. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 4.1)
  18. 17 b. Bài tập theo bộ (các đồ dùng, đồ chơi phát triển khả năng nhận thức, tư duy cho trẻ được sắp xếp theo bộ riêng biệt trong từng hộp nhựa). Ngay sau khi đã xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy và rèn kỹ năng cho trẻ, tôi tiếp tục cùng trẻ làm đồ dùng học tập mang tính tương tác cao cho trẻ để cùng cô xây dựng môi trường theo tháng, sự kiện. Để làm được hệ thống bài tập này tôi đã xây dựng kế hoạch làm hệ thống bài tập theo bộ. Trong kế hoạch này tôi xác định rõ tên bài tập, nguyên vật liệu cần thiết để làm và kĩ năng được phát triển bởi đồ dùng đó mang lại. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi việc thực hiện các kỹ năng tự phục vụ là rất cần thiết nên tôi cũng đã ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori, lồng ghép các kỹ năng tự phục vụ vào một số giờ hoạt động khác chủ yếu là trong giờ hoạt động góc, trẻ được thực hành các thao tác kỹ năng ngoài một số đồ dùng do nhà trường đầu tư mua sắm, tôi và trẻ còn cùng nhau làm một số bài tập phục vụ cho kỹ năng đơn giản. Tất cả các đồ chơi làm ra tôi đều cố gắng lồng ghép, sử dụng những vật dụng có thể rèn luyện cơ tay, những cử động của ngón tay cho linh hoạt, mềm dẻo: cài cúc, sử dụng kẹp, cài ghim…. Trong quá trình tổ chức và quan sát hứng thú của trẻ trong năm học tôi sẽ tiếp tục tìm, nghiên cứu và xây dựng các dạng bài tập, làm thêm những bộ bài tập khác. Kết quả đạt được: Qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã làm được 20 một số bộ bài tập có tính tương tác cao với trẻ và rèn luyện kĩ năng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo tư duy cho trẻ. Trẻ hứng thú và thông minh và nhanh nhẹn hơn. 5. Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh. Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bài học thành công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường và cũng là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để tất cả đều phải vào cuộc tạo mọi điều kiện đặc biệt là cơ sở vật chất cho giáo dục. Công tác xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Chính vì thế để có nguồn nguyên liệu phong phú thì giáo viên làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh. Bản thân tích cực tham mưu với Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng để xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp, an toàn, thân thiện theo quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Xây dựng khu vui chơi trải nghiệm, trồng cây xanh, cây cảnh để tạo cơ hội cho trẻ được học tập vui chơi. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm tuyên truyền phổ biến sâu rộng tới bậc phụ huynh về nội dung, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để các
  19. 18 nội dung giáo dục thường xuyên được điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm nhận thức và nhu cầu hứng thú của trẻ, giúp tất cả các trẻ đều được giáo dục một cách tốt nhất. Để các bậc phụ huynh học sinh được tận mắt chứng kiến nhìn thấy con em được hòa mình vào xã hội thu nhỏ của chúng, thỏa mãn nhu cầu học tập vui chơi tại trường mầm non nói chung với hoạt động góc nói riêng tôi đã mạnh dạn đề xuất xin ý kiến ban giám hiệu nhà trường cho tôi được mời phụ huynh học sinh tới dự giờ hoạt động góc tại lớp tôi phụ trách. Khi phụ huynh được nhìn thấy con em mình thoải mái, say sưa vui chơi với các kỹ năng chơi thành thạo, khéo léo cùng đồ dùng có tính tương tác cao, trẻ hứng thú tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi chơi, họ không ngừng trầm trồ: “Không thể nghĩ được các bạn nhỏ có thể làm được những điều tuyệt vời như vậy”. Đó cũng là lời động viên làm sưởi ấm trái tim người giáo viên mầm non như chúng tôi. Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh cần kết hợp cùng cô giáo để trẻ được hoạt động giao tiếp, giao lưu nhiều hơn để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Sau thời gian thực hiện tuyên truyền với phụ huynh tốt đến nay trẻ lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin hơn và chơi tốt trong các góc chơi, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, nguyên vật liệu phụ huynh đóng góp ngày càng phong phú. Bên cạnh đó tôi làm hoạt động ngay từ đầu năm đó là “Mỗi trẻ một cây xanh” tuyên truyền được 100% trẻ được bố mẹ mua cây xanh tới lớp. Tôi sẽ phân loại cây trong nhà, ngoài trời và bố trí hợp lý, kèm theo thư cảm ơn trên zalo nhóm lớp, chụp ảnh môi trường góc lớp, các cây được ghi tên bé. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng môi trường học tập phong phú, giúp trẻ thích đến lớp hứng thú tham gia vào các hoạt động phát huy tối đa tính tích cực của trẻ. Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh, qua giờ đón trả trẻ, qua nhóm zalo của lớp…nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 5.1) Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực cảu cô giáo và sự ủng hộ nhiệt tình, tích cực từ phía phụ huynh. Vì vậy công tác phối hợp với phụ huynh là rất cần thiết và quan trọng. Kết quả đạt được: Qua các đợt tuyên truyền tôi luôn nhận được sự ủng hộ của phụ huynh đóng góp các nguồn nguyên vật liệu như: Gỗ, lốp ô tô, xe máy hỏng, các loại hộp, chai lọ… để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, ngoài ra các bậc
  20. 19 phụ huynh còn ủng hộ thêm về ngày công cùng giáo viên xây dựng môi trường trong lớp và ngoài trời. Tạo được mối liên kết giữa giáo viên và phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh thấy trẻ được trải nghiệm, được sáng tạo ý tưởng của chính mình. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Sau thời gian áp dụng “Xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu “học bằng chơi - chơi mà học” cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non”. Tôi đạt được một số kết quả như sau: a. Đối với giáo viên: - Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt động góc cho trẻ. - Có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường, sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phù hợp với trẻ - Tạo môi trường trong và ngoài lớp đã thay đổi phù hợp với lứa tuổi, với từng chủ đề và sự kiện trong năm học, lớp học đẹp hơn, sắp xếp khoa học, gọn gàng. Các góc có nhiều sản phẩm của trẻ. b. Đối với trẻ: - Trẻ yêu quý trường lớp, mạnh dạn, tự tin, hứng thú thích tham gia vào hoạt động. Thể hiện tốt vai chơi ở các góc. Trẻ thường xuyên được học và chơi với nhiều những nguyên vật liệu đồ dùng. - Trẻ được hoạt động cùng bạn, được chia sẻ, được giao lưu hợp tác cùng cô và bạn, trẻ có kỹ năng, nhiều sáng tạo. - Trẻ biết chủ động lấy đồ dùng, đồ chơi khi cô yêu cầu, biết cất gọn đồ dùng đồ chơi sau mỗi hoạt động. Trẻ được tương tác với nhiều bài tập tư duy. - Trẻ được "học mà chơi - chơi mà học", qua các trò chơi trẻ lĩnh hội được các kiến thức. c. Đối với phụ huynh: - Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môi trường trong và ngoài nhóm lớp đối với việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, luôn quan tâm ủng hộ cô giáo và nhà trường trong việc xây dựng môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2