Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 5 tuổi một cách có chất lượng để trẻ phát triển toàn toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ đặt nền móng hình thành nhân cách trẻ làm cơ sở vững chắc cho giáo dục trẻ ở các bậc kế tiếp. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổng hợp những điều kiện tự nhiên - xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP “XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM” I. Đặt vấn đề Với mục tiêu giáo dục mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 5 tuổi một cách có chất lượng để trẻ phát triển toàn toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ đặt nền móng hình thành nhân cách trẻ làm cơ sở vững chắc cho giáo dục trẻ ở các bậc kế tiếp. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổng hợp những điều kiện tự nhiên - xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Việc thiết kế “Xây dựng mội trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” chúng tôi khẳng định rằng đó là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên, quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc sử dụng hiệu quả trong việc xây dựng môi trường giáo dục. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, tôi đưa ra một số giải pháp “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tại đơn vị như sau: II. Nội dung 1. Thực trạng Trường Mầm Non Hoa Sen được thành lập vào năm 2003, tọa lạc tại ấp Châu Phú, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa bình, tỉnh Bạc Liêu, với diện tích đất 2763m2. Khi mới thành lập trường chỉ có 6 lớp học một buổi, với 140 trẻ và 07 CB, GV, NV. Đến nay trường đã có 9 lớp/248 trẻ và 24 CB, GV, NV. Cơ sở vật chất ngày càng khang trang hơn, trường có đầy đủ các phòng học, các phòng chức năng, các phòng có đầy đủ các trang thiết bị để hoạt động và hiệu quả cao. Cảnh quan nhà trường càng Xanh hơn - Sạch hơn - Đẹp hơn. Đến tháng 9 năm 2016 trường được UBND tỉnh Bạc Liêu Liêu công nhận trưởng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường hiện có: 21/21 nữ. Trong đó: Cán bộ quản lý: 03 đ/c, giáo viên: 16 đ/c, nhân viên: 02 đ/c. - Tổng số Đảng viên: 14 đ/c. - Tổng số Đoàn viên: 10 đ/c. - Trình độ chuyên môn: + Đại học: 09 đ/c (CBQL: 03, GV: 06) + Cao đẳng: 10 đ/c (GV: 10) + Trung cấp: 02 đ/c (NV: 02) 1
- Vào đầu năm học Ban giám hiệu xây dựng nội quy trường học, quy chế chuyên môn và triển khai trong cuộc họp Hội Đồng sư phạm cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững và thực hiện. Trong quá trình thiết kế xây dựng “Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hòa Bình; Đặc biệt là các bậc phụ huynh luôn đồng tình ủng hộ, giúp đỡ về đồ đùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ trong nhà trường, vì vậy rất thuận tiện trong việc thực hiện hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và thực hành luyện tập. b. Khó khăn Diện tích để thiết kế khu sân vườn cón hạn hẹp, sắp xếp bố trí các góc còn trật việc tạo điều kiện tích cực cho trẻ trãi nghiệm khám phá hàng ngày tất cả các khối lớp còn khó khăn. Khả năng của từng giáo viên là khác nhau do đó việc áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm vào hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ còn lúng túng khi thiết kế môi trường trong và ngoài lớp học, chưa mạnh dạn đề xuất ý tưởng. 2. Một số giải pháp đã thực hiện 2.1. Công tác quản lý, chỉ đạo Quán triệt kịp thời các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo và Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hòa Bình, trường đã tiến hành chủ động xây dựng kế hoạch triển khai kế hoạch theo từng năm học, giai đoạn theo bộ tiêu chí “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đến toàn thể cán bộ, giáo viên và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh thực hiện theo kế hoạch. Giúp cán bộ giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục có thể lựa chọn nhiều hoạt động. Các hoạt động phải đảm bảo hướng vào trẻ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm. Tiếp thu và nghiên cứu bộ tiêu chí về xây dựng trường môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và lấy đó làm cơ sở đối chiếu để xây dựng, bổ sung môi trường giáo dục trong nhà trường từ đó mang lai hiệu quả cao. 2.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi Hàng năm ngay bước vào đầu năm học Phòng Giáo dục huyện Hòa Bình chỉ đạo các trường rà soát thống kê và báo cáo cụ thể số lượng đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học còn thiếu. Sau đó đơn vị phân loại cụ thể những đồ dùng nào giáo viên có thể tự làm thêm để phục vụ cho hoạt động học và chơi, những đồ dùng đồ chơi nào phụ huynh sẽ trang bị. Phòng Giáo dục trang bị các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư 02 Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. 2
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên thiết kế lai khu vui chơi phù hợp với khả năng của đơn vị, kết hợp vận động sự đóng góp của của phụ huynh công lao động hoặc hiện vật… để cải tạo sân chơi. Vận động được cây xanh, hoa kiểng, cỏ thảm… để trồng ở các khu vực trong khuôn viên trường tạo bóng mát; cây gỗ… làm đổ chơi như làm cầu khỉ, xích đu, các gian hàng cho trẻ chơi bán hàng, vỏ xe làm đồ chơi ngoài trời như xích đu, cổng chui, các con vật ngộ nghĩnh như: Voi, gà, heo, chậu hoa, thùng rác, bộ bàn ghế, ao cá…Đối với điểm lẻ diện tích sân chơi hẹp khuyến khích các lớp tự làm thêm đồ chơi ngoài trời bẳng cây gỗ sẵn có ở địa phương. 2.3. Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học - Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học: Căn cứ vào các tiêu chí của Bộ GD&ĐT nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường vật chất trong lớp học được bố trí các góc hoạt động theo chương trình GDMN và điều kiện thực tế về diện tích. Kết cấu xây dựng của lớp học. Được bố trí góc động xa với góc tỉnh có ranh giới rõ ràng, có thể di chuyển thay đổi vị trí góc. Ngoài đồ dùng được Sở Giáo dục cấp thì nhà trường cũng tranh thủ các nguồn từ xã hội hóa giáo dục, kinh phí dành cho công tác chuyên môn để mua sắm, bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi các lớp hàng năm. Chỉ đạo cho giáo viên tận dụng từ các nguyên vật liệu mở để làm thêm các đồ dùng, đồ chơi để trẻ thỏa sức khám phá, tìm tòi, trãi nghiệm các góc như: + Góc phân vai: vận động thước dây, vải vụn, làm nghề thợ may, ống nghe cũ, chai lọ làm nghề bác sỷ… + Góc âm nhạc: vận động lon bia làm trống lắc, gáo dừa làm phách, thùng sữa làm trống cơm… để hát và vận động múa các bài hát. + Góc tạo hình: Vận động đem sách, báo cũ, que tâm, hộp màu nước… Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành các sản phẩm mà trẻ thích. + Góc xây dựng: Vận động lon bia, chai nước làm hàng rào, chậu hoa, chậu quả để xây dựng, trẻ nhận được vai chơi, thể hiện vai chơi, nhận xét vai chơi. Hướng dẫn giáo viên sắp xếp, trưng bày đồ dùng đồ chơi trên kệ, giá ngăn nắp gọn gàng, có dán nhãn thuận tiên cho trẻ sử dụng. Đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn phù hợp với độ tuổi, có môi trường chữ cái, chữ số phong phú nhằm tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ tốt cho trẻ. Đối với môi trường bên trong lớp học không thể thiếu được những góc chơi của trẻ, do đó để thu hút sự chú ý của trẻ cần trang trí những hình ảnh có màu sắc tươi sáng sinh động và ngộ nghĩnh, các góc chơi được sắp xếp phù hợp, gần gũi với trẻ, bố trí góc yên tỉnh phải xa góc hoạt động ồn ào, các góc có ranh 3
- giới rõ ràng, có lối đi cho trẻ dể di chuyển, thuận tiện khi kết hợp các góc chơi, giáo viên dễ dàng quan sát các hoạt động của trẻ. - Xây dựng môi trường ngoài lớp học: Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các hoạt động trong và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dể dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để trẻ thực hành trãi nghiệm. Môi trường ngoài lớp là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện trẻ. Mặc dù diện tích của nhà trường còn hẹp tuy nhiên nhà trường vẫn bố trí sắp xếp các góc chơi tạo môi trường phù hợp cho trẻ hoạt động hàng ngày để trẻ trãi nghiệm khám phá, phát huy khả năng cá nhân và hình thành kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển. Đơn vị thiết kế môi trường giáo dục ngoài lớp học với nhiều hình thức, ý tưởng khác nhau để xây dựng thiết kế theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, bố trí các khu vực chơi phong phú, hấp dẫn, phù hợp, chú trọng học liệu mở gây được hứng thú cho trẻ tham gia váo các hoạt động và kích thích tìm tòi khám phá, tính sáng tạo cho trẻ cụ thể môi trường ngoài lớp học ngoài những loại đồ chơi ngoài trời được trang bị đơn vị còn bố trí nhiều góc chơi cho trẻ hoạt đông hàng ngày như: + Khu vực vườn cây, vườn hoa: Có các dụng cụ chăm sóc cây, hoa…để cho trẻ cơ hội chơi gieo hạt, trông cây theo ý thích với cô, với cha mẹ, tưới hoa và chăm sóc hoa hàng ngày. + Khu vực chơi giao thông: Giáo dục những qui định khi tham gia giao thông cho trẻ. + Khu chơi phát triển thể chất: khu vực nay được bố trí trong khu vực rộng rãi, có nhiều đồ chơi tự làm như: bập bênh, đu quay, cầu tre, cầu trượt, cổng chui… + Khu chơi góc chợ quê: Cho trẻ mua, bán các loại rau củ quả, trái cây, các loại bánh… làm bằng bitit, bông bảng. + Khu chơi góc ẩm thực: Cho trẻ mua bán các loại như bò viên, chả tép, bò nướng ngói, nem chua, mực, cua, tôm… làm bằng bitít, bông bảng. + Khu chơi góc SPa: Cho trẻ đến làm móng sơn móng tay, làm tóc, uốn tóc… + Khu chơi góc chơi dân gian: Trẻ chơi các trò chơi dân gian thẩy vòng, cướp cờ, đánh cờ vua, ô ăn quan, nhảy sạp… Với việc cải tạo các góc chơi như vây, khi tổ chức hoạt động ngoài trời nhà trường đã xây dựng lịch chia làm 2 ca để trẻ hoạt động mỗi ca 4 lớp, do đó về mặt chuyên môn nhà trường đã đảm bảo theo yêu cầu thực hiện chương trình GDMN. 4
- - Môi trường xã hội: Tạo môi trường thân thiện, gần gũi, cởi mở và tôn trọng trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để cho trẻ noi theo. Chỉ đạo giáo viên quan tâm sự giao tiếp giữa trẻ với nhau, điều chỉnh những hành vi không phù hợp, chưa văn minh lịch sự trong lời nói, hành vi của trẻ. Luôn quan tâm giáo dục tốt kĩ năng sống cho trẻ, tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với mọi người sự yêu thương thân thiện. Điều này được thể hiện thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 2.4. Đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên có thể lựa chọn nội dung, hình thức phong phú, phù hợp thời điểm, thay đổi nội dung ở các buổi trong tuần, giúp trẻ hứng thú tham gia; trò chơi vận động, trò chơi dân gian, hoạt động tham quan, quan sát môi trường thiên nhiên, chăm sóc cây xanh, vườn hoa, vườn rau... Khi trẻ chơi, giáo viên chơi cùng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá một cách tự nhiên hứng thú và sáng tạo, giúp trẻ phát triển toàn diện: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. 2.5. Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT Nhà trường làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường, đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, gần gũi trẻ tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, sở thích cá nhân từng trẻ, nhất là trẻ hiếu động, những trẻ cá biệt trong lớp để lựa chọn các biện pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức đa dạng các hính thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng và cha mẹ trẻ về vị trí vai trò của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 3. Những kết quả đạt đƣợc Qua việc xác định và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trong thời gian vừa qua đạt được kết quả như sau: Nâng cao nhận thức, tạo được sự thống nhất, đồng thuận và sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của gia đình, cộng đồng vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, cũng như trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình ngày giờ công và hiện vật. Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, đáp ứng được sự phát triển của từng cá nhân trẻ đảm bảo trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ được tự lựa chọn các khu vực chơi mà trẻ thích, trẻ được trãi nghiệm, tìm tòi, sáng tạo được chơi đóng vai ở các khu vực chơi ngoài trời, các kỹ năng thao tác như người lớn. Từ đó kỹ năng thao tác vai của trẻ với trẻ, trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực thành thạo, ngôn ngữ tốt, tạo được bầu 5
- không khí thoải mái. Phụ huynh trong giờ đưa đón trẻ thường cùng vào các khu vực chơi để cùng chơi với trẻ. Môi trường bên trong lớp học được bố trí đa dạng, phong phú ở các góc bên trong lớp học, mỗi lớp được sắp xếp, bố trí ý tưởng sáng tạo riêng, phát huy hiệu quả của trẻ trong các hoạt động. Chất lượng giáo dục qua các chủ đề đạt trên 95%. Đa số giáo viên sử dụng được phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng, khuyến khích trẻ sáng tạo, tích cực hoạt động. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng của riêng mình, giáo viên tổ chức, điều khiển đúng lúc. Cán bộ quản lý dễ theo dõi các hoạt động của giáo viên hơn. Giáo viên dễ dàng xác định môi trường giáo dục khi lên kế hoạch ngày cho trẻ hoạt động. Tự tin khi tổ chức các hoạt động cho trẻ và mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Không còn ngần ngại khi tổ chức các hoạt động cho trẻ và giảm bớt thời gian khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. 4. Bài học kinh nghiệm Để thực hiện tốt việc “Xây dựng mội trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thì đòi hỏi người làm công tác quản lý , giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên bổ sung, xây dựng môi trường ngày một phong phú hơn, việc làm này phải thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài. Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với trường, lớp. Phối hợp tốt với phụ huynh để tạo sự thống nhất và cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm ngày càng đạt hiệu quả hơn. Đối với cán bộ quản lý phải kiểm tra đánh giá, giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ, để kịp thời tư vấn cho giáo viên tổ chức theo hướng thích hợp. 5. Khả năng ứng dụng Việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi đã chỉ đạo áp dụng tại trường Mầm non Hoa Sen trong năm qua trường đã đạt các tiêu chí theo quy định. Đây là những giải pháp đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế - xã hội và có khả năng áp dụng rộng rãi cho các trường bạn, huyện bạn nghiên cứu các giải pháp này với mục đích nhằm thực hiện có hiệu quả trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. III. Kết luận - Những kết luận trong quá trình nghiên cứu Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học, tuyên truyền, phối hợp tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Qua những vấn đề nghiên cứu về thực trạng của trường mầm non Hoa Sen tôi cũng xin được đề xuất một số ý kiến như sau: 6
- - Đề xuất kiến nghị * Đối với Phòng giáo dục Đào tạo Hỗ trợ thêm nguồn kinh phí để cải tạo xây dựng mội trường hoạt động để đạt được kết quả cao. Cần quan tâm đầu tư xây dựng phòng học đã xuống cấp ở các điểm ấp, cung cấp đồ dùng, đồ chơi ngoài trời cho các điểm ấp. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc thực hiện “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Kính mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học để bản thân có nhiều kinh nghiệm để quản lí và chỉ đạo tốt hơn./. Vĩnh Mỹ A, ngày 09 tháng 2 năm 2019 Ngƣời viết Huỳnh Thị Mỹ Thúy 7
- PHÒNG GD-ĐT HÒA BÌNH CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG MN HOA SEN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vĩnh Mỹ A, ngày 04 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Sơ yếu lý lịch - Họ và tên: HUỲNH THỊ MỸ THÖY Năm sinh: 1972 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học - Chức năng nhiệm vụ được giao: Quản lý - Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng, trường Mầm non Hoa Sen. II. Nội dung 1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp trong công tác hoặc đề tài nghiên cứu Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trường Mầm non Hoa Sen là nhiệm vụ quan trọng được Bộ GD-ĐT, Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Hòa Bình chỉ đạo thực hiện vì môi trường giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của cấp trên, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, nhà trường là Hiệu trưởng bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để tiến tới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi tìm ra các giải pháp để xây dựng kế hoạch chỉ đạo mang tính khả thi, tổ chức, triển khai, thực hiện. Vì môi trường giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, hoạt động của trẻ, Thu hút sự tham gia của phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn Giáo viên tổ chức được môi trường với các hoạt động đa dạng phong phú phù hợp với trẻ. Nhà trường bố trí các góc chơi hợp lý, thuận tiện cho trẻ liên kết với các nhóm chơi, trẻ được trãi nghiệm trong môi trường an toàn, thân thiện, thích khám phá môi trường xung quanh, trẻ ham thích đến trường. Giáo viên mạnh dạn đề xuất ý tưởng sáng tạo trong việc thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” 3. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm a. Thực trạng b. Một số giải pháp đã thực hiện 8
- - Công tác quản lý, chỉ đạo - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi - Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học - Đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ - Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT c. Những kết quả đạt được d. Bài học kinh nghiệm đ. Kết luận 4. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến Việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi đã chỉ đạo áp dụng tại trường Mầm non Hoa Sen trong năm qua trường đã đạt được các tiêu chí theo quy định. Đây là những giải pháp đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế và có khả năng áp dụng rộng rãi cho các trường bạn nghiên cứu các giải pháp này với mục đích nhằm thực hiện có hiệu quả trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 5. Thời điểm công nhận: Ngày 07 tháng 02 năm 2019. 6. Hiệu quả mang lại. Xây dựng trường môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã áp dụng tại trường Mầm non Hoa Sen đã mang lại hiệu quả như sau: 7. Đánh giá giải pháp a. Tính mới và tính sáng tạo Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trường Mầm non Hoa Sen. Giáo viên tổ chức được môi trường với các hoạt động đa dạng phong phú phù hợp với trẻ. Nhà trường bố trí các góc chơi hợp lý, thuận tiện cho trẻ liên kết với các nhóm chơi, trẻ được trãi nghiệm trong môi trường an toàn, thân thiện, thích khám phá môi trường xung quanh, trẻ ham thích đến trường. Giáo viên mạnh dạn đề xuất ý tưởng sáng tạo trong việc thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Điểm sáng tạo: (trình bày những điểm sáng tạo của giải pháp) Nhà trường bố trí các khu vực chơi như: Khu vực chợ quê, khu ẩm thực cho trẻ hoạt động, khu phát triển thể chất, khu vực chơi giao thông, khu vực chơi 9
- cát, đá, sỏi, khu câu cá, khu vườn hoa của bé, sân bóng đá mini…Nhà trường tận dụng các nguyên liệu vật liệu sẵn có ở địa phương như: Chai nước suối, lon sữa, chai Coca, xì ting, trà xanh, lon bia, thùng xốp, ly giấy…làm ra các đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động ở các khu vực chơi. Trẻ thích khám phá môi trường xung quanh với những điều mới lạ, những điều trẻ chưa biết. Chính vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là thật sự rất cần thiết và quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, thông qua đó trẻ được phát triển toàn diện. Đánh giá: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng) □ Lần đầu tiên thực hiện trong nước. □ Đang có tính mới trong nước. □ Có tính mới với thế giới. □ Đã được cấp Bằng độc quyền Sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích. □ Được thiết kế mô phỏng theo công nghệ nước ngoài đã nhập vào Việt Nam. □ Có tính sáng tạo về công nghệ. □ Có tính sáng tạo trong kết cấu. □ Mang tính kết hợp kỹ thuật của các ngành. (Có thể lý giải thêm về các mục đích đánh dấu trên đây hoặc điểm khác) …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. b. Khả năng áp dụng: Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tiển của giải pháp tạo ra: (Có thể áp dụng cho những đối tượng nào, ở địa phương nào…) Áp dụng tại đơn vị, đến các trường bạn trong huyện hoặc có thể nhân rộng đến các huyện, tỉnh. Đánh giá: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng) □ Triển khai được ngay so với trình độ kỹ thuật và thị trường vật tư trong nước hiện nay. □ Cần thêm một số chủng loại vật tư không thông dụng (Có thể nêu rõ thêm bên dưới) □ Cần có thêm một số điều kiện kỹ thuật khác (Có thể nêu rõ thêm bên dưới) □ Có tính áp dụng đơn chiếc. □ Có tính áp dụng trong sản xuất loại nhỏ hoặc theo thời vụ. □ Có tính áp dụng ở quy mô công nghiệp. □ Có khả năng áp dụng đại trà. Có thể lý giải thêm: 10
- ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. c. Hiệu quả: * Kỹ thuật: (So sánh các chi tiêu, thông số, kết cấu, tính linh hoạt, hiệu quả của giải pháp mang lại … so với các giải pháp đã biết trước đây) ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. * Kinh tế: (Hiệu quả kinh tế thiết thực do giải pháp mang lại) ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. * Xã hội: (Các tác động tích cực về mặt xã hội do giải pháp mang lại: các tác động môi trường, điều kiện lao động, uy tín sản phẩm, mỹ quan công nghiệp, mỹ quan xã hội …) ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. d. Mức độ triển khai: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng) □ Nội dung thiết kế đã có đủ các thông số kỹ thuật và khả thi. □ Đã thử nghiệm thành công (có phụ lục, tài liệu minh chứng đính kèm) từ ngày …. tháng …. năm …… □ Đã ứng dụng trong sản xuất ở quy mô nhỏ ngày …. tháng …. năm …... □ Đã ứng dụng và sản xuất ổn định, đại trà từ ngày …. tháng …. năm …… (Lý giải thêm): ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 6. Phụ lục minh hoạ: (Đánh dấu vào các ô thích hợp hoặc viết riêng) □ Bằng độc quyền Sáng chế, Giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. □ Phiếu chứng nhận, kiểm nghiệm chất lượng hoặc độc tố. □ Bản vẽ, sơ đồ. □ Mô hình, vật mẫu. □ Các kết quả do, khảo sát thử nghịêm (có dấu xác nhận của cơ quan thử nghiệm, đo lường) □ Bản nhận xét của các chuyên gia trong ngành. □ Bản nhận xét của các chuyên gia trong các ngành chức năng lên quan. □ Hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc hoá đơn bán (nếu có). 11
- □ Phiếu nhận xét của khách hàng. Phụ lục hay lý giải khác: …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 7. Các thuyết minh khác: …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………… Vĩnh Mỹ A, ngày … tháng … năm 201.... XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGƢỜI BÁO CÁO KHOA HỌC ĐƠN VỊ 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 99 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 161 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn