intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc tại Trường Mầm Non Hải An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc tại Trường Mầm Non Hải An" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ thích chơi hơn, sáng tạo và hoạt hơn, chủ động hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự tự tin, mạnh dạn tham gia vào hoạt động âm nhạc cũng như biểu diễn trên sân khấu. Đ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc tại Trường Mầm Non Hải An

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI AN BIỆN PHÁP “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc tại Trường Mầm Non Hải An”. Họ tên: Võ Thị Xuân Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Hải An Tháng 02/ 2024 1
  2. I. MỞ ĐẦU Lý do chọn biện pháp: Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần của bé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở tuổi mầm non. Tuy nhiên, ở trường mầm non để hoạt động âm nhạc được tổ chức thành công thì việc xây dựng môi trường học tập có vai trò rất quan trọng. Một môi trường học tập tốt có thể kích thích tính sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, phát huy tính tích cực, sự chủ động và niềm yêu thích học tập của trẻ. Qua thực tế giảng dạy tại lớp, tôi nhận thấy trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc còn thờ ơ, thiếu linh hoạt, chưa tự tin, chưa hứng thú và chưa phát triển được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Để giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc và góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ nên tôi đã mạnh dạn đề ra biện pháp “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc”. II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng Năm học 2023-2024 tôi được nhà trường phân công giảng dạy trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi. Khi thực hiện biện pháp này tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi - Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường về chuyên môn cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Trường có phòng âm nhạc cho trẻ học. - Bản thân trình độ trên chuẩn, luôn yêu nghề mến trẻ nhiệt huyết trong mọi công việc, hòa nhã với phụ huynh. Có năng khiếu âm nhạc. - Đa số trẻ đã qua lớp học nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi. - Được phụ huynh quan tâm hỗ trợ cho giáo viên trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. b. Khó khăn - Cơ sở vật chất trang thiết bị về phòng học âm nhạc có nhưng còn thiếu nhiều. - Chưa có giáo viên chuyên về âm nhạc. - Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn chưa đồng đều. - Một số phụ huynh chưa tạo điều kiện để trẻ phát huy hết năng khiếu âm nhạc. 2. Trình bày biện pháp Để việc “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc” có hiệu quả thì tôi đưa ra một số biện pháp như sau: a. Trang trí và làm một số đồ chơi góc âm nhạc Ở trường mầm non, góc âm nhạc luôn được các bé đặc biệt yêu thích. Không chỉ có đàn hát, có những hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương mà nơi đây còn chắp cánh ước mơ cho các thiên thần nhí. Để góc âm nhạc trở nên sinh động, hấp dẫn và đẹp mắt thì tôi đã thiết kế và chọn những hình ảnh với màu sắc tươi sáng, phù hợp với trẻ như: - Chữ “Bé yêu nghệ thuật” được sử dụng bằng vải nỉ và giấy bìa cát tông, hìnhảnh bé trai, bé gái ca hát, treo một số đồ dùng, đồ chơi âm nhạc lên kệ. - Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa, trang trí hình ảnh theo từng chủ đề, chủ điểm. 2
  3. - Ví dụ: Chủ đề Thực Vật tôi làm mũ múa các bông hoa. Gáo dừa hình chiếc lá, hoa, quả... chủ đề Động Vật tôi làm mũ múa các con vật. Chủ đề Bản Thân thì làm mủ chóp sinh nhật, nơ tay múa... - Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh đa dạng: Các loại đá, bìa giấy, các khối gỗ, tre, vải... Ví dụ: Đồ chơi “phách gõ, gáo dừa” thì tôi sử dụng vỏ gáo dừa đã bỏ đi tôi đã mài gọt để có phách gõ hình dạng quả dưa hấu, bông hoa, quả xoài... sau đó tôi sơn và vẽ màu lên võ gáo dừa và đem đi phơi cho khô. Ví dụ: Đồ chơi “Trống cơm và trống tròn” Bằng hộp bánh qui có dạng hình tròn, lon sữa, ống tre tôi đã dán thêm vải nỉ và xốp, trang trí thêm ít hoa lá để tạo thành những cái trống cơm và trống tròn. Ví dụ: Đồ chơi “Đàn ghi ta, ocgan …” tôi sử dụng bìa cát tông cắt và dán thành khuôn hộp chữ nhật, sau đó tôi dùng vải nỉ để dán ngoài khuôn hộp để tạo màu sắc tươi sáng hơn. Với phím đàn tôi cắt xốp thành các hình chữ nhật nhỏ và dán xen kẻ nhau, ngoài ra tôi còn cắt thêm các nốt nhạc và các bông hoa nhỏ để trang trí cho cây đàn trở nên sinh động hơn. Bên cạnh đó, tôi còn làm thêm 1 số cây đàn ghi ta. Với chiếc đàn ghi ta tôi sẽ sử dụng nỉ mềm cắt thành hình đàn ghi ta sau đó dùng kim may lại và chừa 1 khoảng trống, khoảng trống ấy tôi sẽ nhồi nhét bông vào sau đó tôi may hoàn chỉnh, đối với dây đàn tôi dùng dây dù nhỏ cắt 1 đọan dài tương ứng và sử dụng 3-5 dây dán vào phía ngoài cây đàn. Với khóa đàn tôi sẽ cắt những miếng xốp nhỏ dài khoảng 5 cm sau đó dán vào phía đầu của cây đàn, ngoài ra tôi còn trang trí những bông hoa và các họa tiết vào chiếc đàn để tạo cho chiếc đàn thêm đẹp mắt. Ví dụ: Đồ chơi “Quạt múa” tôi sử dụng vải nỉ nhiều màu sắc sau đó cắt thành hình chiếc quạt với kích thước khác nhau và dán chồng lên nhau từ to đến nhỏ. Trang trí thêm hoa và chấm tròn để chiếc quạt thêm sinh động hơn. Ví dụ: Đồ chơi “Phách, gõ tre, gỗ” thì tre và gỗ để khô cắt ra thành từng thanh, gọt dũa cho đẹp và dài khoảng 20 cm, sau đó dùng sơn quét lên đem phơi khô, khoan 1 lỗ ở đầu phách buộc dây len vào làm rua. Ví dụ: Đồ chơi “ Loa” tôi dùng giấy bìa cát tông tạo thành hình hộp chữ nhật, sau đó tôi dùng vải nỉ dán viền và trang trí thêm để tạo thành cái loa. - Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: Khăn vẫy, vòng đeo, nơ tay, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Sau khi tiến hành trang trí và làm dụng cụ âm nhạc thì tôi sắp xếp, bố trí đồ dùng đồ chơi phù hợp và hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. - Cách sắp xếp, bố trí đồ dùng đồ chơi góc âm nhạc. + Tôi bố trí, sắp xếp khu vực hoạt động âm nhạc một cách hài hòa, nhẹ nhàng mà vẫn tạo cho trẻ có một không gian thuận lợi, khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động tích cực, trải nghiệm những cảm xúc tích cực, vui tươi qua các giai điệu, lời ca, trò chơi âm nhạc cũng như giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, giao tiếp ứng xử lưu loát hơn. + Các đồ dùng, đồ chơi âm nhạc có thể sắp xếp theo từng nhóm riêng hoặc sắp xếp theo trật tự tùy ý nhưng phải đảm bảo gọn gàng, đẹp mắt và thuận tiện khi giáo viên và trẻ lấy ra sử dụng. 3
  4. b. Cách sử dụng dụng cụ âm nhạc phù hợp Để sử dụng phù hợp các dụng cụ âm nhạc thì giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng theo các nhóm dụng cụ sau: - Bộ gõ gáo dừa, sắc xô, phách gõ: Sử dụng phối hợp với các kiểu vỗ tay, gõ đệm (theo tiết tấu chậm, theo nhịp bài hát...) - Các loại trống: Trống cơm, trống tròn, trống lắc trẻ sử dụng để vận động lắc lư, gõ trống phù hợp với giai điệu của bài hát. - Đàn ocgan, đàn ghi ta: Trẻ sử dụng để mô phỏng và lắc lư theo các giai điệu bài hát. - Nơ tay, rua tay, quạt múa, mũ múa: Trẻ sử dụng đeo vào tay hoặc cầm trên tay, đội trên đầu để vận động minh họa các bài hát. - Micro: Trẻ cầm trên tay để hát. Ngoài việc tạo ra góc âm nhạc lôi cuốn, hấp dẫn trẻ thì việc sử dụng nhạc cụ phù hợp cũng góp phần quan trọng tạo nên sự hứng thú, sáng tạo mới lạ của giờ hoạt động âm nhạc. c. Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ: Bên cạnh cách biểu diễn sôi động thì trang phục biểu diễn cũng không kém phần quan trọng làm nên sự thành công cho hoạt động âm nhạc. Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các trang phục làm từ ruy băng, các loại giấy màu, kim tuyến…Cô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. VD: Vận động bài “Em thích làm chú Bộ Đội” tôi cho cả lớp đội mũ chú bộ đội, một số bạn lên biểu diễn thì mặc trang phục quần áo của chú bộ đội VD: Với chủ đề thế giới thực vật, ở nhánh “Mùa xuân của bé” trẻ được mặc trang phục áo dài tết và mũ hoa đào, hoa mai. VD: Với một số bài hát về dân ca thì tôi cho trẻ mặc những bộ đồ áo quần bà ba, dân ca có sẵn ở phòng âm nhac. d. Phối kết hợp với phụ huynh Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, đặc biệt là hoạt động âm nhạc nên giáo viên cần phải tích cực tuyên truyền, vận động với phụ huynh phối hợp cùng cô trong công tác xây dựng môi trường học tập cho góc âm nhạc, giáo viên sẻ tuyên truyền với phụ huynh qua các phương tiện nhóm lớp, Zalo,facebook nhằm phát huy hết khả năng của trẻ, cũng như tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện được cảm xúc âm nhạc của mình theo chiều hướng tích cực. III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Khi áp dụng biện pháp “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc”. Tôi thấy có sự thay đổi rõ rệt điều đó thể hiện qua bảng kết quả so sánh sau: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng T Các tiêu chí đánh giá Tỷ lệ Tt Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ đạt % 1 Trẻ hứng thú chơi ở góc âm nhạc 14/28 50% 28/28 100% 22 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi biểu 15/28 53,6% 28/28 100% diễn âm nhạc 4
  5. 33 Biết sử dụng dụng cụ âm nhạc 14/28 50% 26/28 92,8% Qua quá trình áp dụng biện pháp “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc” tôi nhận thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo và hoạt hơn, chủ động hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự tự tin, mạnh dạn tham gia vào hoạt động âm nhạc cũng như biểu diễn trên sân khấu. Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của tôi thành công, áp dụng biện pháp tôi đề ra rất phù hợp và hiệu quả. IV. KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa của biện pháp Xây dựng môi trường học tập là một việc làm cần thiết và không thể thiếu được trong hình thức tổ chức giáo dục mầm non hiện nay. Khác với những năm trước thì giáo viên tìm và chọn những hình ảnh thật đẹp và sống động để trang trí cho lớp và cứ để như vậy đến cuối năm. Vì thế mà trẻ nhìn lâu rồi cũng thấy chán và không kích thích được sự sáng tạo trong trẻ. Nhưng ngày nay bằng nhiều phương pháp giáo dục đổi mới tôi đã xây dựng góc âm nhạc cho bé với theo hướng mở nhằm tạo môi trường cho trẻ khám và hoạt động một cách hứng thú, say mê. Tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt ở trẻ, quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc đã hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa. * Đối với bản thân - Có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp, cách trang trí sinh động, đẹp và sáng tạo giúp trẻ hứng thú chơi trò chơi và tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. - Có sự sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế môi trường ở góc âm nhạc. * Đối với trẻ - Qua một thời gian áp dụng biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia chơi hoạt động âm nhạc. - Trẻ hăng say thao tác với đồ chơi. - Trẻ sử dụng được các dụng cụ âm nhạc. - Trẻ vui vẻ, hào hứng và thích thú khi chơi. 2. Kiến nghị, đề xuất: Để biện pháp này được thực hiện và có hiệu quả hơn nữa tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau: * Đối với giáo viên - Sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi đẹp, đa dạng, phong phú về chủng loại đặc biệt là đảm bảo an toàn cho trẻ. - Luôn học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kinh nghiệm, làm việc với niềm đam mê, sáng tạo và nhiệt huyết để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. * Đối với phụ huynh - Cần phối hợp với giáo viên để tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được phát huy hết khả năng âm nhạc của mình. - Phụ huynh hỗ trợ cho giáo viên các đồ dùng nguyên vật liệu sẳn có tại nhà, cùng với giáo viên để làm một số đồ dùng, đồ chơi âm nhạc nhằm tăng thêm sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động. 5
  6. * Đối với nhà trường - Trang cấp, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ở các góc theo bộ chuẩn quy định. - Tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về trang trí, làm đồ dùng, đồ chơi. * Đối với Phòng giáo dục Hằng năm bổ sung thêm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trường theo độ tuổi. Trên đây là những biện pháp “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc”. Tôi rất mong nhận được sự tham gia góp ý chân thành của cấp trên để biện pháp này đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hải An, ngày 27 tháng 02 năm 2024 Người viết Võ Thị Xuân 6
  7. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2