intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

176
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học" thực hiện nghiên cứu nhằm giúp cho cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý chỉ đạo và nâng cao trình độ chất lượng giáo viên trường Tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học

Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu<br /> học<br /> Phần mở đầu<br /> I. Lý do chọn đề tài<br /> Đất nước ta ngày nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo<br /> ra vị thế của đất nước trên trường quốc tế, giữ vững an ninh chủ quyền quốc gia.<br /> Với đà phát triển “Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nước<br /> nhà và của toàn dân”. Để đáp ứng yêu cầu đó, phải phát huy truyền thống không<br /> ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo<br /> dục. Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Hơn<br /> thế nữa nhận thức của học sinh mỗi ngày một cao hơn, nhu cầu học tập của trẻ lớn<br /> hơn. Không còn chờ gì nữa, mỗi giáo viên phải thay đổi lề lối làm việc, tác phong<br /> sư phạm và cao hơn là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có sự sáng tạo<br /> trong nghề nghiệp để đáp ứng những yêu cầu đó “Thầy không thể hình thành ở học<br /> sinh những kỹ năng gì mà thầy không có. Thầy không thể gặt hái được gì khi mà<br /> thầy không có khả năng gieo trồng”.<br /> Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013 đó là: Đổi mới mạnh mẽ công tác<br /> quản lí chỉ đạo, tích cực bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đề cao<br /> trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí, đẩy mạnh<br /> ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. Để hoàn thành xuất sắc<br /> nhiệm vụ năm học đòi hỏi phải có một đội ngũ nhà giáo đáp ứng được nhu cầu học<br /> tập của học sinh và thực hiện được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Vì<br /> vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ quan<br /> trọng, cần thiết đóng góp cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Việc<br /> thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở trường Tiểu học Thị trấn Than<br /> Uyên tôi nhận thấy cũng rất thiết thực.<br /> Thực tế giáo viên dạy ở trường Tiểu học Thị trấn huyên Than Uyên đa số có<br /> trình độ chuyên môn trên chuẩn (32/34 = 94% có trình độ Đại học và Cao đẳng)<br /> nhiều giáo viên có tay nghề vững vàng, tuy nhiên hàng năm đều có một số giáo<br /> viên mới ra trường có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Bên cạnh<br /> đó những giáo viên mới được luân chuyển ở vùng sâu, vùng xa về, tuy là những<br /> giáo viên có thâm niên dạy học, song chưa có kinh nghiệm giảng dạy ở trường<br /> chuẩn Thị trấn, vì thế việc bồi dưỡng phương pháp, kiến thức cho giáo viên là cần<br /> thiết. Thị trấn là vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tỉ lệ học sinh khá giỏi<br /> cao, một số giáo viên thiếu hụt về kiến thức và khả năng vận dụng phương pháp<br /> vào giảng dạy cũng như giáo dục học sinh còn thiếu linh hoạt chưa phù hợp với đối<br /> tượng học sinh nên không thể đáp ứng được môi trường giáo dục của nhà trường,<br /> không thể có khả năng giảng dạy các lớp chọn, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi,<br /> không có phương pháp phụ đạo học sinh yếu. Đứng trước yêu cầu của một trường<br /> chuẩn Quốc gia đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên giỏi về tay nghề, có kinh<br /> nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và biết cách tổ chức các hoạt động ngoài giờ<br /> lên lớp… bản thân tôi là một cán bộ quản lý đã lâu năm, tôi luôn trăn trở làm thế<br /> nào để giúp đỡ giáo viên trong nhà trường nâng cao trình độ chuyên môn để giảng<br /> <br /> -1-<br /> <br /> Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu<br /> học<br /> dạy đạt chất lượng hiệu quả cao hơn. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu và chọn đề<br /> tài “Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học”<br /> II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> 1. Phạm vi nghiên cứu:<br /> Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng và những giải pháp nâng cao trình độ chất<br /> lượng giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên trong khoảng thời gian 4 năm<br /> (từ năm học 2009 -2010; 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013).<br /> 2. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát thực nghiệm.<br /> + Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ chuyên<br /> môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học ở trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên.<br /> + Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên theo số lượng hàng năm của nhà trường.<br /> III. Mục đích nghiên cứu<br /> 1. Giúp cho cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý chỉ đạo<br /> và nâng cao trình độ chất lượng giáo viên trường Tiểu học.<br /> 2. Giúp người quản lí xác định rõ nội dung cần bồi dưỡng để giáo viên biết<br /> phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt yếu của bản thân từ đó giáo viên tận tụy với<br /> công việc, có kiến thức và phương pháp trong giảng dạy và giáo dục để không<br /> ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trong nhà trường.<br /> IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu<br /> Chỉ ra được một số thực trạng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường về<br /> trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phân loại được đội ngũ giáo viên qua kiến thức và<br /> phương pháp dạy học.<br /> Đưa ra một số giải pháp cho từng nhóm giáo viên đã phân loại để giúp giáo<br /> viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm mục đích nâng cao chất lượng<br /> đội ngũ giáo viên trong nhà trường để đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện<br /> nay.<br /> <br /> -2-<br /> <br /> Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu<br /> học<br /> <br /> Phần giải quyết vấn đề<br /> I. Cơ sở lí luận<br /> Quản lí giáo dục là tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục một cách<br /> có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã xác định. Vì vậy<br /> người quản lí cần phải giúp đỡ, bồi dưỡng để xây dựng niềm tin trong giáo viên,<br /> nhằm duy trì nuôi dưỡng nhằm tạo lập mối quan hệ, từ đó khuyến khích sự giao<br /> tiếp hai chiều giúp hình thành động cơ cho giáo viên, phát huy tiềm năng sáng tạo<br /> trong hoạt động sư phạm của mỗi giáo viên.<br /> Ngày nay sức mạnh của một quốc gia không chỉ được đo bằng giá trị thặng<br /> dư, bằng nguồn ngoại tệ, bằng những tòa nhà cao chọc trời mà sức mạnh ấy được<br /> đo bằng tri thức, bằng nội lực chất xám thể hiện qua mặt bằng giáo dục chung. Để<br /> có được điều đó bên cạnh những yếu tố thông minh, di truyền, điều kiện về cơ sở<br /> vật chất, truyền thống giáo dục thì không thể bỏ qua vai trò của các nhà giáo những người góp phần định hướng và khơi dậy nguồn sáng tạo cho trẻ.<br /> Từ những năm học đầu tiên của bậc tiểu học, trong giáo dục truyền thống<br /> vai trò của người giáo viên được coi như một cái đỉnh trong việc truyền thụ kiến<br /> thức “Một đứa trẻ giỏi ắt phải có người thầy giàu kinh nghiệm”. Ngày nay với<br /> phong trào cải cách sự nghiệp giáo dục thì vai trò nhà giáo là mở ra cánh cửa đúng<br /> hướng để học sinh tự tin học tập tiếp. Nhà giáo ngày nay không chỉ là người thầy,<br /> là người mẹ, là bác sĩ tâm lí là mô hình nhân cách mẫu mực, là “Ông thầy tổng<br /> thể”. Vì vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giáo dục giảng dạy theo mục tiêu<br /> nguyên lí chương trình giáo dục, phối hợp với đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí<br /> Minh, Sao nhi đồng, gia đình và các tổ chức xã hội để có tiếng nói chung trong<br /> nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục.<br /> Giáo viên phải nắm vững mục tiêu từng môn học, cấp học yêu cầu kiến thức<br /> kĩ năng của từng lớp trong chương trình Tiểu học để giúp học sinh nắm vững kiến<br /> thức một cách có hệ thống. Hiểu được “ lòng trung thành” của một giáo viên đối<br /> với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: đào tạo thế hệ trẻ biết yêu quê hương<br /> đất nước, có ý thức phấn đấu để trở thành người công dân có ích cho xã hội.<br /> Nhà giáo cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng trình độ chất lượng để đáp<br /> ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, dạy học lấy học sinh làm trung tâm là phải biết lựa<br /> chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng môn học, tiết học, các kiểu<br /> bài, nhóm bài mới, bài khó, chú ý đến cách sử dụng đồ dùng dạy học …để phát<br /> triển tư duy, năng lực của học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh<br /> kiến thức mới.<br /> Học sinh tiểu học thường hiếu động, “Học mà chơi, chơi mà học” vì thế đòi<br /> hỏi sự khéo léo cẩn thận, cần có đức tính kiên trì, tận tình, chu đáo của giáo viên<br /> đó là những yếu tố đảm bảo sự hình thành kiến thức, kĩ năng cần thiết trong học<br /> tập cũng như tronng cuộc sống. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt biến mục<br /> tiêu giáo dục thành hiện thực. Vì vậy người quản lí cần tập trung trí tuệ xây dựng<br /> và bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.<br /> -3-<br /> <br /> Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu<br /> học<br /> II. Thực trạng của vấn đề<br /> 1. Đánh giá chung<br /> Trong những năm qua cùng với sự đổi mới đi lên của ngành giáo dục tỉnh<br /> Lai Châu nói chung cũng như huyện Than Uyên nói riêng, trường Tiểu học thị trấn<br /> Than Uyên có những chuyển biến đáng kể. Việc thực hiện đổi mới phương pháp đã<br /> có những chuyển biến rõ rệt, số giáo viên khá giỏi tăng, không còn giáo viên yếu<br /> kém, cơ sở vật chất trường lớp tương đối đầy đủ. Song chất lượng đội ngũ còn biến<br /> động do luân chuyển giáo viên từ vùng không thuận lợi và các giáo viên trẻ, mới ra<br /> trường, được điều động về công tác tại trường, số giáo viên này còn hạn chế về<br /> kiến thức và phương pháp với những biểu hiện cụ thể ở từng người. Nhìn chung<br /> còn một số giáo viên lúng túng trong phương pháp, hình thức dạy học với đối<br /> tượng học sinh Thị trấn, chưa có phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, còn số ít<br /> thiếu hụt về kiến thức không thể tham gia giảng dạy ở các lớp 4,5 được. Nhìn toàn<br /> diện chất lượng giáo dục đã được nâng lên, trong những năm gần đây số lượng học<br /> sinh đạt học sinh giỏi các cấp tăng lên. Bên cạnh đó vẫn còn có học sinh nhận thức<br /> chậm, kết quả thi học giỏi chưa như mong muốn. Những tồn tại về chất lượng giáo<br /> dục trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân không kém phần quan trọng ở<br /> phía giáo viên. Giáo viên chưa tích cực tự học tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ<br /> chuyên môn, giáo viên trẻ mới ra trường thì có kiến thức nhưng chưa có phương<br /> pháp, một số giáo viên ở vùng sâu chuyển về thì còn hạn chế về phương pháp<br /> giảng dạy, hạn chế về kiến thức, chưa phù hợp với đối tượng học sinh Thị trấn,<br /> chưa biết lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, chưa linh hoạt, sáng<br /> tạo trong giảng dạy, bài giảng còn phụ thuộc vào sách hướng dẫn, ít sự nghiên cứu<br /> chưa biết tìm tòi trong việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân nên trình<br /> độ chuyên môn nghiệp vụ rất hạn chế. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho<br /> đội ngũ giáo viên của nhà trường đặt ra là rất cần thiết.<br /> 2. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên<br /> 2.1 Trình độ đào tạo giáo viên trường Tiểu học thị Trấn Than Uyên được<br /> thể hiện:<br /> Năm học<br /> TT<br /> <br /> Hệ đào tạo<br /> <br /> Năm học<br /> <br /> Năm học<br /> <br /> Năm học<br /> <br /> 2009-2010<br /> <br /> 2010-2011<br /> <br /> 2011-2012<br /> <br /> 2012-2013<br /> <br /> Tổng<br /> số<br /> <br /> Tỉ lệ%<br /> <br /> Tổng<br /> số<br /> <br /> Tỉ lệ%<br /> <br /> Tổng<br /> số<br /> <br /> Tỉ lệ%<br /> <br /> Tổng<br /> số<br /> <br /> Tỉ lệ%<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đại học<br /> <br /> 11/25<br /> <br /> 44,0<br /> <br /> 13/28<br /> <br /> 46,4<br /> <br /> 21/32<br /> <br /> 65,6<br /> <br /> 24/34 70,7<br /> <br /> 2<br /> <br /> Cao đẳng<br /> <br /> 10/25<br /> <br /> 40,0<br /> <br /> 9/28<br /> <br /> 32,1<br /> <br /> 8/32<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> 8/34<br /> <br /> 23,5<br /> <br /> 3<br /> <br /> Trung cấp<br /> <br /> 4/25<br /> <br /> 16,0<br /> <br /> 6/28<br /> <br /> 21,5<br /> <br /> 3/32<br /> <br /> 9,4<br /> <br /> 2/34<br /> <br /> 5,8<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 25 giáo viên<br /> <br /> 28 giáo viên<br /> -4-<br /> <br /> 32 giáo viên<br /> <br /> 34 giáo viên<br /> <br /> Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu<br /> học<br /> Qua bảng thống kê trên cho thấy trình độ đào tạo của giáo viên ngày càng<br /> được nâng lên, tỉ lệ giáo viên trên chuẩn cao, điều đó là một thuận lợi cho việc<br /> nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn trong nhà trường.<br /> 2.2 Đánh giá trình độ giáo viên qua tuổi nghề.<br /> Thực trạng đội ngũ còn một số giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn non trẻ, tuy<br /> đã có sự nhiệt tình song lại thiếu kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh. Hơn<br /> nữa còn một số giáo viên tuổi nghề từ 2- 3 năm là giáo viên mới ra trường và một số<br /> giáo viên mới chuyển từ vùng sâu, vùng xa về trường chưa có phương pháp giảng<br /> dạy phù hợp với đối tượng học sinh trường thị trấn, chưa có kinh nghiệm bồi dưỡng<br /> học sinh giỏi; việc học tập kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, dẫn đến việc triển<br /> khai và tiếp thu phương pháp mới còn thụ động, chưa thực sự có hiệu quả vì vậy<br /> chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của lớp chưa đạt được như mong muốn.<br /> TT Tuổi nghề<br /> <br /> Năm học<br /> 2009-2010 2010-2011 2011-2012<br /> <br /> 2012-2013<br /> <br /> 1<br /> <br /> Dưới 5 năm<br /> <br /> 4<br /> <br /> 7<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2<br /> <br /> Từ 5 năm đến 10 năm<br /> <br /> 7<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3<br /> <br /> Từ 10 năm trở lên<br /> <br /> 14<br /> <br /> 18<br /> <br /> 22<br /> <br /> 24<br /> <br /> Nhìn vào bảng trên ta thấy số giáo viên có tuổi nghề trên 10 năm chiếm tỉ lệ<br /> khá cao, điều đó đồng nghĩa với việc nhà trường có đội ngũ giáo viên có nhiều<br /> kinh nghiệm trong giảng dạy và chủ nhiệm. Song bên cạnh đó cũng còn những<br /> giáo viên có thâm niên công tác, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục<br /> còn gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận với phương pháp mới, công nghệ thông<br /> tin… còn gặp nhiều hạn chế.<br /> 2.3. Đánh giá đội ngũ giáo viên qua phân loại quản lí.<br /> Việc đánh giá phân loại qua dự giờ, qua thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và<br /> giáo dục học sinh, công tác chủ nhiệm lớp, huy động học sinh của người quản lí<br /> cũng là một cách đánh giá tương đối chính xác xong chưa thể hiện được mặt mạnh,<br /> mặt yếu của giáo viên, cách đánh giá đó được thể hiện qua biểu:<br /> Kết quả xếp loại<br /> <br /> Tổng số<br /> giáo viên<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Khá<br /> <br /> Đạt YC<br /> <br /> 2009-2010<br /> <br /> 25<br /> <br /> 17/25=68%<br /> <br /> 7/25=28%<br /> <br /> 1/25=4%<br /> <br /> 2010-2011<br /> <br /> 28<br /> <br /> 23/28=82,1%<br /> <br /> 5/28=17,9%<br /> <br /> 2011-2012<br /> <br /> 32<br /> <br /> 28/32=87,5%<br /> <br /> 3/32=9,3%<br /> <br /> 1/32=3,2%<br /> <br /> 2012-2013<br /> <br /> 34<br /> <br /> 30/34=88,3%<br /> <br /> 3/34=8,8<br /> <br /> 1/34=2,9%<br /> <br /> Năm học<br /> <br /> -5-<br /> <br /> Chưa đạt<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2