PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
<br />
Cấp Tiểu học là cấp học nền tảng của giáo dục phổ thông. Bởi, ngay sau khi<br />
kết thúc tuổi mẫu giáo các em bước vào quá trình học tập theo môn học. Bắt đầu<br />
được học từng con chữ đầu tiên, từng phép toán đầu tiên với sự hướng dẫn tỷ mỉ,<br />
nhẹ nhàng của các thầy cô giáo. Ở cấp học này, thầy cô giáo được xác định là "ông<br />
thầy tổng thể", vì ngoài dạy viết chữ, tính toán còn phải rèn các em về "lời ăn,<br />
tiếng nói", dạy các em cách chơi, cách ngủ, cách làm công tác xã hội, cách làm vui<br />
lòng ông bà, cha mẹ và đặc biệt là cách học, rèn nền nếp học tập...<br />
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến Sự nghiệp Giáo dục,<br />
trong đó có giáo dục phổ thông, mà cấp Tiểu học là nền tảng. Ngay sau khi giành<br />
được độc lập năm 1945, Đảng và Bác Hồ đã xác định có ba loại giặc, trong đó có<br />
“diệt giặc dốt” được ưu tiên hàng đầu. Những năm đổi mới, năm 1991 Đảng, Nhà<br />
nước ta đã tiếp tục xác định mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đến tất cả người<br />
dân, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi. Năm 2000 nước ta đã hoàn thành mục tiêu<br />
phổ cập giáo dục Tiểu học. Tiếp sau chương trình phổ cập giáo dục Tiểu học là<br />
phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.<br />
Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đang tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp<br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng, thông<br />
qua nhiều chương trình thí điểm Công nghệ giáo dục, chương trình Tăng thời lượng<br />
cho học sinh lớp 1, chương trình hỗ trợ chuyên môn đến các trường vùng sâu, vùng xa,<br />
chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường Tiểu học theo hướng "Thường<br />
xuyên, Trực tiếp", chương trình thăm quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn và năm<br />
học 2012-2013 tỉnh Lai Châu được giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình thí điểm Mô<br />
hình trường học mới Việt nam - VNEN đối với lớp 2 và lớp 3. Huyện Tân Uyên được<br />
giao nhiệm vụ thực hiện thí điểm tại 02 trường Tiểu học.<br />
Huyện Tân Uyên đã hoàn thành phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi<br />
mức độ 1 năm 2009 và đang tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Tiểu<br />
học đúng độ tuổi mức độ 2. Đây là tiền đề rất quan trọng để Giáo dục Tiểu học của<br />
huyện ngày càng phát triển, ngày một nâng cao về chất lượng. Năm học 2012-2013<br />
là năm học thứ tư Ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh "Đổi mới quản lý và nâng<br />
cao chất lượng giáo dục", đây chính là hai mặt của một vấn đề: đổi mới công tác<br />
quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, muốn nâng cao chất lượng giáo dục<br />
thì trước hết phải đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý giáo dục ở các cấp, xác định<br />
đây là giải pháp quan trọng, trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện<br />
theo yêu cầu hiện nay. Với yêu cầu như vậy, Ngành giáo dục huyện Tân Uyên tiếp<br />
tục xác định các khâu trọng tâm, quan trọng trong quá trình chỉ đạo như: Nâng cao<br />
hiệu lực quản lý từ Phòng đến Trường và đến Giáo viên; Triển khai giảng dạy theo<br />
đối tượng vùng miền trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng; Thực hiện giao<br />
gắn trách nhiệm đến từng giáo viên, từng Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục.<br />
Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở có tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình nhưng<br />
1<br />
<br />
kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo còn ít nên gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các<br />
trường học chỉ tập trung nhiều đến quá trình dạy học trên lớp, chưa quan tâm nhiều<br />
đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh (như tổ chức sinh hoạt ngoại<br />
khóa, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ,..). Công tác xây dựng kế hoạch còn mang<br />
tính hình thức, chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ thực tế; Công tác bồi dưỡng về<br />
chuyên môn giảng dạy cho giáo viên tại cơ sở trong năm học về nội dung chưa<br />
phong phú, chưa phù hợp với nhu cầu cần của giáo viên.<br />
Do đó, bản thân tôi là một cán bộ quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo<br />
trong năm học 2012-2013 lựa chọn Đề tài "Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến<br />
trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân<br />
Uyên" để nghiên cứu và triển khai thực hiện.<br />
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1. Phạm vi nghiên cứu<br />
Trong điều kiện thời gian có hạn, tôi tập trung nghiên cứu các hoạt động giáo<br />
dục, công tác quản lý Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên.<br />
Nghiên cứu kết quả thực hiện một số biện pháp đã thực hiện trong năm học 20112012 từ đó rút ra những kinh nghiệm chỉ đạo để vận dụng vào năm học 2012-2013.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Đề tài tập trung nghiên cứu về một số biện pháp quản lý từ phòng đến<br />
trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên.<br />
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của<br />
Hiệu trưởng, của Tổ trưởng và công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên.<br />
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Thông qua nghiên cứu thực tiễn và lý luận nhằm đề xuất tăng cường một số<br />
biện pháp quản lý, chỉ đạo từ Phòng đến Trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục<br />
Tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên; Qua đó giúp cho cán bộ quản lý các trường<br />
học nắm được một số biện pháp cơ bản trong quản lý, chỉ đạo quá trình dạy học và<br />
giáo dục học sinh tại cơ sở cho phù hợp với điều kiện và đối tượng học sinh. Giúp<br />
cán bộ quản lý các trường có được phương pháp quản lý nhà trường hiệu quả.<br />
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Qua nghiên cứu tiếp tục đề xuất các biện pháp có hệ thống và tăng cường<br />
những biện pháp cụ thể hóa quá trình phân cấp quản lý: Giao quyền tự chủ cho<br />
Hiệu trưởng, giao quyền quyết định về nội dung cho giáo viên trực tiếp giảng dạy;<br />
Thực hiện đảm bảo dạy học theo đối tượng vùng miền trên cơ sở chuẩn kiến thức<br />
kỹ năng. Tạo động lực cho mỗi cán bộ, giáo viên tự nỗ lực học hỏi vươn lên trong<br />
quá trình dạy học. Giao quyền tự chủ về tài chính cho các trường, tăng thêm hiệu<br />
lực quản lý cho các trường học; Thực hiện nghiệm thu chất lượng đầu ra theo cam<br />
kết về mục tiêu phấn đấu của mỗi trường, mỗi giáo viên trong năm học.<br />
2<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Quản lý hiểu theo nghĩa chung nhất: Quản lý là sự tác động có định hướng, có<br />
mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.<br />
Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý đưa ra một định nghĩa<br />
như sau: “Quản lý là một quá trình kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những<br />
nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức<br />
để đạt được những mục tiêu đã đề ra”.<br />
Quản lý theo mục tiêu là quá trình quản lý nhằm vào kết quả cuối cùng, nó đòi<br />
hỏi người quản lý phải xác định từ trước các kết quả cuối cùng của hành động của<br />
mình và phải xem xét kế hoạch công tác nhằm đạt các kết quả dự kiến (trích tại trang<br />
09, Đề cương bài giảng: Các phương pháp quản lý giáo dục, Lê Thị Tú Anh). Với<br />
cách tiếp cận này, sẽ không có sự tách rời giữa mục tiêu và kết quả, mục tiêu được đặt<br />
ra có tính rõ ràng, kiểm nghiệm được và đo lường được. Quản lý theo mục tiêu được<br />
mô tả như một quá trình quản lý mà nhờ đó các mục tiêu của tổ chức được xác định<br />
với sự tham gia rộng rãi của tập thể (các mục tiêu không đặt ra theo kiểu một chiều, từ<br />
lãnh đạo xuống cấp dưới). Quản lý theo mục tiêu thay những mục tiêu áp đặt bằng<br />
những mục tiêu có sự tham gia rộng rãi: cấp trên và cấp dưới cùng lựa chọn mục tiêu<br />
và thỏa thuận về cách đo lường kết quả. Trong quản lý giáo dục, việc quản lý theo các<br />
mục tiêu về số lượng và chất lượng của công tác giảng dạy là rất quan trọng.<br />
“Kế hoạch là sự định đoạt, sắp xếp, phân công và dự tính cách thức thực hiện<br />
một hay nhiều công việc. Đó là một văn bản thể hiện sự sắp đặt khoa học các công<br />
việc với mục đích rõ ràng dựa trên nhu cầu, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách và<br />
những khả năng về phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh, thời gian nhằm hoàn thành có<br />
hiệu quả những chủ trương, nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.” (trích tại trang 62, Tài<br />
liệu: Hành trang người phụ trách thiếu nhi, năm 1997).<br />
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992: “Cam kết là chính thức cam đoan làm<br />
đúng những điều đã hứa”.<br />
2. Căn cứ pháp lý<br />
Mục đích cuối cùng của giáo dục là đào tạo con người theo một mẫu (hay một<br />
mô hình) nhân cách nhất định, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của xã hội; công việc<br />
giáo dục thực chất là công việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhân cách học<br />
sinh. Vì thế, người giáo viên, các cấp quản lý giáo dục cần hiểu rõ và biết cách tìm<br />
hiểu nhân cách của các em. Đối với học sinh Tiểu học hoạt động học tập và phát<br />
triển trí tuệ là hoạt động chủ đạo. Ở lứa tuổi này các em chủ yếu học về phương<br />
pháp học tập và phẩm chất trí tuệ "lẽ phải". Các em rất ham tìm tòi, khám phá và ưa<br />
hoạt động, do đó người thầy, các nhà quản lý giáo dục phải tạo được môi trường học<br />
tập tốt nhất để các em phát triển, hoàn thiện nhân cách.<br />
3<br />
<br />
Tại Điều 3, Luật Phổ cập Giáo dục quy định: "Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo<br />
cho học sinh nắm vững kỹ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết về thiên<br />
nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý<br />
anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè,<br />
các em nhỏ; yêu lao động, có kỷ luật; có nếp sống văn hóa; có thói quen rèn luyện<br />
thân thể và giữ gìn vệ sinh; yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình".<br />
Điểm 2, Điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: "Giáo dục tiểu học<br />
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và<br />
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh<br />
tiếp tục học trung học cơ sở."<br />
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn<br />
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội<br />
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,<br />
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo<br />
dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng<br />
nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con<br />
người Việt Nam".<br />
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Thủ tướng Chính<br />
phủ đã ban hành Quyết định 711/2012/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về Phê quyệt<br />
"Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" có nêu 08 giải pháp cần tăng cường<br />
đẩy mạnh, nhưng trong đó giải pháp số một "Đổi mới quản lý giáo dục" được xác<br />
định là giải pháp đột phá, giải pháp số hai "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ<br />
quản lý giáo dục" là giải pháp then chốt.<br />
Quản lý chỉ đạo chính là quản lý con người mà đối tượng ở đây là đội ngũ<br />
giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh ở các trường Tiểu học. Do đó chúng ta cần<br />
hiểu được đối tượng tác động ở đây có đặc điểm gì?<br />
Trong nhà trường, người thầy giáo giữ vai trò rất quan trọng, họ là người<br />
được xã hội giao trọng trách giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện mục đích giáo dục do xã<br />
hội đề ra, thầy giáo với học sinh là chủ thể của hoạt động dạy-học. Lao động của<br />
người thầy không phải là lao động sản xuất trực tiếp, nhưng lại là lao động thiết<br />
yếu của xã hội, nhằm mục đích giáo dục thế hệ trẻ tức là: nâng cao dân trí, chuẩn<br />
bị lực lượng lao động và đào tạo nhân tài cho đất nước, nhằm bảo đảm cho sự phát<br />
triển kế tục của xã hội. Sản phẩm lao động của người thầy không phải là vật chất<br />
mà là nhân cách xã hội chủ nghĩa, kết quả lao động là những tri thức, kỹ năng, kỹ<br />
xảo, những quan điểm, niềm tin, thái độ,…của học sinh. Như Thủ tướng Phạm Văn<br />
Đồng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề<br />
sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo".<br />
Nhân cách của thầy có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đối với học sinh, đặc biệt<br />
là học sinh Tiểu học. Vì vậy nhân cách của người thầy giáo là một nhân tố bảo<br />
đảm cho chất lượng giáo dục, như nhà giáo dục K.Đ. Usinxki đã từng nhấn mạnh:<br />
4<br />
<br />
"Trong việc giáo dục, tất cả đều phải dựa vào nhân cách của người giáo viên, vì<br />
sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách của con người. Không một điều<br />
lệ và chương trình nào, không một cơ quan giáo dục nào, dù được nghĩ ra một cách<br />
khôn khéo đến đâu, cũng không thể thay thế được nhân cách con người trong sự<br />
nghiệp giáo dục".<br />
Hiện nay, đối với cấp Tiểu học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chuẩn<br />
nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và chuẩn Hiệu trưởng. Tại Điều 2, Chuẩn nghề<br />
nghiệp giáo viên Tiểu học có ghi: "(1) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học là hệ<br />
thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ<br />
năng sư phạm mà giáo viên Tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu<br />
của giáo dục Tiểu học; (2) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học được điều chỉnh<br />
phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và mục tiêu của giáo dục Tiểu học ở từng giai<br />
đoạn". Chuẩn thể hiện đầy đủ những phẩm chất, nhân cách toàn diện của người<br />
thầy giáo trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là vấn đề quan tâm của các cấp<br />
quản lý đến đội ngũ người thầy.<br />
Một vấn đề nữa về yêu cầu đối với giáo viên và cán bộ quản lý các trường<br />
học, chính là việc tự hoàn thiện nhân cách của mình. Người giáo viên chỉ có thể<br />
hoạt động ở mức độ cao khi họ thường xuyên tự hoàn thiện bản thân. Nếu như<br />
người giáo viên dừng lại không tiếp tục tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên<br />
môn cũng như phương pháp, nghệ thuật giảng dạy và giáo dục nữa thì chắc chắn<br />
hiệu quả giáo dục sẽ không được như mong muốn. Như K.Đ.Usinxki đã nói<br />
"Người giáo viên còn sống chừng nào họ còn học, khi họ mới ngừng việc học thì<br />
con người giáo viên trong họ cũng chết liền". Cụ thể như: khi chuẩn bị bài lên lớp<br />
họ không còn cần thiết phải xem lại tài liệu nữa, không tự tìm hiểu những thành<br />
tựu mới nhất của khoa học nữa mà họ lên lớp theo các giáo án cũ, không còn hứng<br />
thú với trẻ em nữa và khi họ tự nhủ mình rằng "đã biết thừa" học sinh rồi, thì<br />
phương pháp dạy học và giáo dục được hình thành trong thực tế của một lớp này<br />
được áp dụng y nguyên sang một lớp học khác không hề được xây dựng lại cho<br />
phù hợp với đối tượng mới. Nếu giáo viên không tự học, nhà quản lý không có<br />
phương pháp quản lý nhằm định hướng giúp giáo viên "buộc" phải tự tìm tòi, tự<br />
sáng tạo, tự vươn lên thì đến một lúc nào đó người giáo viên đó có dạy giỏi đến<br />
đâu ở nơi này, nhưng chưa chắc luân chuyển đến nơi khác đã dạy giỏi, nếu như<br />
giáo viên đó không có cơ hội học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề đáp<br />
ứng yêu cầu của hoàn cảnh khác nhau. Đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá<br />
trình dạy học ở các nhà trường hiện nay.<br />
Năm học 2012-2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị số<br />
2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, Chỉ thị nêu<br />
ra 04 nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành, trong đó nhiệm vụ số một là "Tiếp tục nâng<br />
cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý". Trên cơ sở đó Ngành Giáo dục Tân Uyên<br />
đã đề ra kế hoạch chỉ đạo chung toàn ngành, trong đó đề cao yêu cầu về đẩy mạnh<br />
công tác quản lý chỉ đạo từ Phòng đến trường và đến từng giáo viên.<br />
5<br />
<br />