intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp huấn luyện môn chạy bên cho đội tuyển trường THCS Phú-Hải-Toại

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay phong trào TDTT nói chung và điền kinh nói riêng trong chạy cự ly 800m đang được phát triển mạnh mẽ ở các trường học. Chạy cự li 800 mét là một trong các nội dung thi đấu điền kinh đối với học sinh THCS. Để công tác huấn luyện có hiệu quả hơn thì đòi hỏi phải có các phương pháp huấn luyện tập luyện khoa học hiện đại. Cần có phương pháp huấn luyện phù hợp với lứa tuổi. Vì mỗi bài tập phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Nên phải lựa chọn cho phù hợp để nâng cao và phát triển tố chất sức bền tốc độ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp huấn luyện môn chạy bên cho đội tuyển trường THCS Phú-Hải-Toại

  1. Phần 1: Đặt vấn đề  I.Lời nói đầu:      Thể dục Thể  thao (TDTT) là một bộ  phận không thể  thiếu trong nền   giáo dục xã hội chủ  nghĩa, nhằm đào tạo và xây dựng con người mới phát   triển toàn diện. TDTT là phương tiện rất có hiệu quả trong giáo dục " Đức ­   Trí ­ Thể ­ Mỹ  " cho thế hệ trẻ. Cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại  hoá thì TDTT còn phản ánh sự  lớn mạnh của đất nước, tạo ra sự   ổn định  chính trị, nâng cao cuộc sống tinh thần văn minh, tạo mối quan hệ  hợp tác   hữu nghị giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế  giới. Chính vì  vậy, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc phát triển TDTT nhằm hướng  tới mục tiêu xây dựng nền TDTT phát triển tiến bộ  có tính dân tộc và khoa  học.         Giáo dục thể  chất trong nhà trường là một mặt giáo dục quan trọng  không thể  thiếu được trong sự  nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực  hiện mục tiêu " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài " cho  đất nước.     Điền kinh là môn thể  thao rất đa dạng và phong phú bao gồm các hoạt   động tự nhiên của con người: Đi bộ, chạy nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối   hợp. Ở nước ta môn điền kinh đã có lịch sử phát triển từ lâu đời, với các hình  thức tập luyện đa dạng. Đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượng quần  chúng tham gia tập luyện và thi đấu. Khi chạy tất cả các nhóm cơ cùng tham  gia hoạt động nhưng chủ yếu là cơ quan nội tạng. Việc gắng sức luân phiên  với thả lỏng tích cực tạo điều kiện cho việc phát triển các tố chất sức nhanh,   mạnh, bền, sự mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp của con người. Môn  chạy nói chung và chạy bền nói riêng là biện pháp tốt nhất để rèn luyện nâng   cao sức khoẻ, ngoài ra còn trang bị cho người tập những phẩm chất đạo đức   ý chí cũng như  tăng cường vốn kỹ  xảo vận động cơ  bản quan trọng trong   cuộc sống.       Điền kinh giữ  vai trò quan trọng trong nền giáo dục thể  chất trong   trường học nói chung và trong các trường phổ thông trung học nói riêng, đặc  biệt là các trường THCS. Ngày nay phong trào TDTT nói chung và điền kinh  nói riêng trong chạy cự ly 800m đang được phát triển mạnh mẽ ở các trường   học. Chạy cự li 800 mét là một trong các nội dung thi đấu điền kinh đối với  học sinh THCS..  1
  2.       Để công tác huấn luyện có hiệu quả hơn thì đòi hỏi phải có các phương  pháp huấn luyện tập luyện khoa học hiện đại. Cần có phương pháp huấn   luyện phù hợp với lứa tuổi. Vì mỗi bài tập phù hợp với từng đối tượng khác  nhau. Nên phải lựa chọn cho phù hợp để  nâng cao và phát triển tố  chất sức  bền tốc độ.                                                                                                                                                                                                        Xuất phát từ  các yêu cầu nêu trên tôi mạnh dạn tiến chọn:  “  PHƯƠNG  PHÁP HUẤN LUYỆN MÔN CHẠY BÊN CHO ĐỘI TUYỂN TRƯỜNG THCS PHÚ­HẢI­TOẠI ”  làm  đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2010­2011.  II. T    hực   trạng của vấn đề nghiên cứu :   1. Thực trạng:        Qua thực tế  cho thấy trường THCS Phú­Hải­Toại được sự  quan tâm   của Ban Giám Hiệu nhà trường, cùng các tổ  chức trong nhà trường. Bộ  môn  thể  dục đã xây dựng được các đội tuyển như: Đá cầu, bóng đá, bóng bàn và  đặc biệt là môn điền kinh, đã đưa các phong trào của trường ngang tầm với   các trường trong huyện. Trong đó môn chạy 800m nữ  và 1500m nam được  chọn làm nội dung của đội tuyển điền kinh. Để  đạt được kết quả  cao trong   học tập cũng như  hiệu quả cao trong thi đấu, đòi hỏi người tập phải có thể  lực tốt, thể lực chiếm một vị trí quan trọng trong cả quá trình thực hiện cự ly.       Trong chạy 800m nữ và 1500m nam sức bền chuyên môn là yếu tố quyết   định, bên cạnh đó sức bền tốc độ  cũng giữ  vị  trí hết sức quan trọng, người   chạy muốn hoàn thành cự ly phải duy trì được thể lực và phát huy tốc độ của   mình khi xuất phát và rút đích.        Mặc dù thành tích chạy cự ly 800m nữ và 1500m nam của các em đã đạt   được những thành tích đáng được ghi nhận nhưng vẫn còn kém so với các  trường khác. Điều này đang đặt ra cho nhà trường cùng giáo viên giảng dạy,   các   VĐV  nhiệm  vụ   hết   sức  nặng  nề.   Đó  là  làm  sao  nhanh  chóng  tìm  ra  phương pháp hệ  thống các bài tập nâng cao thành tích chạy 800m nữ  và   1500m nam.       Từ thực tế cho thấy quá trình huấn luyện và thi đấu của các em. Vấn đề  thể  lực của các em còn yếu, nhất là khả  năng về  sức bền tốc độ  chưa đạt   hiệu quả như mong muốn. Thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân gây ra,  trong đó đáng kể  nhất là việc sử  dụng trong nhiều năm và cho đến nay một   số  bài tập không phù hợp với xu hướng huấn luyện hiện đại, do các bài tập   2
  3. quá đơn điệu chỉ lặp đi lặp lại một bài tập. Ngoài ra còn phải kể đến một số  nguyên nhân khác như kinh phí tập luyện còn khó khăn, thời gian và các điều  kiện khác còn hạn chế.     2. Kết quả, hiệu quả thực trạng trên:    Để đánh giá trình độ thể lực nói chung, trình độ sức bền tốc độ  nói riêng  của các VĐV điền kinh, chúng tôi sử  dụng các test: chạy 100m tốc độ  cao,  chạy 800m, kết quả cụ thể thu được tại bảng sau: Thành  Lớ Giới  Thành  Họ tên tích  Ghi chú p tính tích 800m 100m 1 Trịnh Đại Lộc 9A Nam 3'18'' 15''84 2 Trịnh Văn Anh 9A Nam 3'38'' 15''79 3 Vũ Tuấn Huỳnh 9C Nam 3'55'' 15''23 4 Phạm Thế Ánh 9C Nam 3'219'' 15''18 5 Phùng Đình Quảng 9B Nam 3'28'' 14''48 6 Trịnh Thị Dung 9A Nữ 3'52'' 16''27 7 Tô Thị Nhàn 9A Nữ 4'39'' 18''56 8 Mai Thị Trâm Anh 9B Nữ 4'18'' 19''38 9 Phạm Thị Diệu Thuỳ 9A Nữ 4'38'' 17''79 10 Nguyễn   Thị   Diệu  9D Nữ 3'42'' 16''58 Hiền Từ   kết quả   trên tôi cho rằng sức bền tốc độ  của các VĐV đội tuyển  điền kinh của nhà trường còn  ở  mức khá khiêm tốn, các chỉ  tiêu so với trình  độ  thể  lực chung của các trường trong huyện thì còn  ở  mức độ  thấp. Thực  tiễn này chứng tỏ  cần phải có các bài tập phù hợp nhằm nâng cao và phát   triển sức bền  tốc độ.  Phần 2: Giải quyết vấn đề  I.Nhóm các giải pháp thực hiện:    Giải pháp 1: Nâng cao cơ sở lí luận về chạy bền cho học sinh:     Như chúng ta đã biết khi thực hiện một hoạt động căng thẳng nào đó thì  sau một khoảng thời gian con người sẽ cảm thấy mết mỏi: Sự mệt mỏi được  biểu hiện như   sắc mặt căng thẳng, mồ  hôi ra nhiều .....khi đó trong cơ  thể  diễn ra biến đổi về  sinh lý khá sâu sắc. Do vậy việc hoạt động trở  lên khó   khăn hơn, nhưng bằng sự nỗ lực của ý chí, con người vẫn có thể tiếp tục duy  trì hoạt động với cường độ vận động cao người ta gọi là giai đoạn mệt mỏi   3
  4. có bù, sau đó mặc dù gắng sức như  cường độ  vẫn giảm sút. Khi đó con  người đã bị mệt mỏi thực sự hay mệt mỏi mất bù. Như vậy có thể hiểu mệt  mỏi là sự  giảm sút tạm thời khả  năng vận động do vận động gây nên. Sức  bền là khả  năng của con người chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào  đó, hoạt động vận động của con người rất phong phú và đa dạng.         Do vậy sức bền được chia làm nhiều loại, chủ yếu là sức bền chung và  sức bền chuyên môn:         Sức bền chung: là sức bền trong hoạt động kéo dài và cường độ  trung  bình có sự tham gia phần lớn của hệ cơ.        Sức bền đối với hoạt động nhất định và được lựa chọn làm đối tượng   chuyên sâu gọi là sức bền chuyên môn.             Như  vậy trong chạy 800m nữ  và 1500m nam yếu tố  quyết định đến  thành tích là sức bền chuyên môn, bên cạnh đó sức bền tốc độ cũng rất quan  trọng.        Chạy 800m nữ và 1500m nam là một hoạt động gồm cả quá trình ưa khí  và yếm khí xảy ra trong quá trình chạy .         Như chúng ta biết trong chạy 800m nữ và 1500m nam VĐV phải chạy   rút đích  ở  những cự  ly cuối cùng. Vì vậy theo sinh lý học thể  dục thể  thao  hoạt động sức bền trong thời gian ngắn đòi hỏi tỷ  lệ  phần trăm về  các quá  trình trao đổi chất yếm khí tương đối cao. Trong sức bền thời gian ngắn phụ  thuộc vào mức độ  phát triển của sức mạnh và sức nhanh, luôn luôn là thành  tố chủ yếu của trình độ thể lực và có mối quan hệ chặt chẽ với tố chất sức  mạnh và nhanh, bền .         VĐV chạy nhanh  ở  cự  ly cuối cùng (100m) hoặc khi muốn vượt đối  phương là thuộc loại sức bền yếm khí. Song nếu xét hoạt động của cả cự ly   chạy thì sức bền của VĐV chạy 800 nữ và 1500m nam là sức bền ưa khí. Vì  vậy sức bền tốc độ  tốt hay xấu là phụ  thuộc vào lượng dự  trữ  ATP và CP  cũng như  glucozen trong gan và cơ  bắp. Còn sức bền  ưa khí chủ  yếu vào  năng lực ưa khí V02 max của VĐV.           Giải pháp 2: Vai trò của sức bền tốc độ  và các nhân tố  chi phối tới   sức bền tốc độ của chạy 800m nữ và 1500m nam:          Sức bền tốc độ  là một loại sức bền, do vậy nếu sức bền tốc độ  của   VĐV tốt có thể  giúp cho VĐV tập luyện kỹ  thuật trong chạy 800m nữ  và   1500m nam được thực hiện trong thời gian dài hơn, tốc độ  cao hơn. Từ  đó  4
  5. giúp VĐV có thể thực hiện tốt kỹ thuật, mặt khác sức bền tốc độ có thể giúp  cho sự  xuất hiện sự  mệt mỏi chậm hơn, duy trì và phát huy được tốc độ   ở  cuối cự ly, từ đó tạo ra thế rút đích một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất.   Vì vậy việc huấn luyện để  nâng cao sức bền tốc độ  trong chạy 800m nữ  và   1500m nam là rất cần thiết.       Tố chất sức bền tốc độ của chạy 800m nữ và 1500m nam có liên quan  chặt chẽ với các tố chất khác của VĐV.        Những nhân tố ảnh hưởng đến sức bền tốc độ ngoài yếu tố bẩm sinh di   truyền của cơ thể như tỷ lệ giữa sợi cơ màu sáng với sợi cơ màu sẫu và loại  hình thần kinh ra còn có các nhân tố ảnh hưởng khác như: Sự ham thích, động  cơ  tập luyện cũng như  phẩm chất tâm lý khác của VĐV: Tính tích cực chủ  động, tính kiến trì  ý chí nỗ lực ... trong đó VĐV nữ sớm xuất hiện hơn VĐV  nam đó là tình bạn tình yêu, nó vừa là nguồn động viên lớn vừa có ảnh hưởng   xấu và mất thời gian khi xuất hiện các mặt tiêu cực. Vì thế  các hoạt động  diễn ra cũng có sự ảnh hưởng tiêu cực và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của   sức bền tốc độ.             Giải pháp 3: Đặc điểm biến đổi sinh lý của nội dung chạy cự  ly   800m nữ và 1500m nam:         Thep Pharơphen các bài tập định lượng được chia ra làm 2 nhóm chính,  đó là các bài tập có chu kỳ và không có chu kỳ, các bài tập được chia ra làm   các nhóm phụ thuộc vào công suất, cường độ  và các yếu tố  sinh lý của hoạt  động công suất tối  đa, dưới tối đa, lớn và trung bình. Chạy 800m nữ  và  1500m nam là hoạt động công suất dưới tối đa nên có những đặc điểm biến  đổi sinh lý như:         Các yêu cầu về lực và tốc độ co cơ trong chạy 800m nữ và 1500m nam   không đạt mức cao nhất. Hoạt động của toàn bộ  cơ  thể   thay đổi mạnh lúc  bắt đầu vận động và tiếp tục tăng nhanh nhất là về cuối cự ly chạy 800m nữ  và 1500m nam. Lượng máu tham gia vào tuần hoàn tăng lên do được huy động  ra từ kho dự trữ. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hệ thống hêmôglôbin trong  đơn vị thể tích máu tăng lên.         Tần số hô hấp và thể tích hô hấp tăng nhanh và sau khi chạy kết thúc   800m nữ  và 1500m nam, thời gian kéo dài khoảng 2 ­ 4 phút. Sự  phân giải   NTP và CP chiếm 20%, 50% do phân giải yếm khí  và 25% do các quá trình  5
  6. ưu khí. Nguồn cung cấp glucôgen trong cơ, việc sử dụng glucôgen trong máu  ở đây rất hạn chế.         Việc tiêu hao năng lượng trong các bài tập dưới cực đại phụ thuộc vào  thời gian và tính chất hoạt động. Cụ thể là 25 ­ 40kcal/phút.          Hoạt động của cơ quan bài tiết thay đổi không đáng kể, mồ hôi tiết ra  ít, thân nhiệt tăng rõ rệt, quá trình điều nhiệt bằng bay hơi chưa kịp xảy ra.          Nguyên nhân mệt mỏi trong chạy 800m nữ và 1500m nam là do các sản   phẩm trao đổi chất tích luỹ  nhiều trong cơ  thể  làm giảm độ  PH và tích luỹ  nhiều acid lactic trong cơ.  II. Các biện pháp tổ chức thực hiện:       Biện pháp 1: Các phương pháp nâng cao khả năng ưa khí và yếm khí:          Trước hết khả năng yếm khí là khả  năng vận động của cơ  thể  trong   điều kiện dựa vào nguồn cung cấp năng lượng yếm khí, tạo những điều kiện  thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt động yếm khí. Bởi vì quá trình trả  nợ  ôxy diễn ra một phần ngay trong lúc vận động, nếu khả  năng ưa khí cao   thì phần trả nợ ôxy trong lúc vận động cơ thể sẽ tăng lên .          Tuy nhiên nhiệm vụ  chính  ở  đây là tăng cường khả  năng giải phóng  năng lượng nhờ  các phản  ứng phân huỷ  phốt phocreatin và phân huỷ  gluco  đồng thời nâng cao khả  năng chịu đựng trong trạng thái nợ  ô xy  ở  mức độ  cao.       ­ Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ  chế  giải phóng năng lượng phân huỷ  phốt phocreatin có những đặc điểm sau:       Cường độ hoạt động gần mức tối đa hoặc thấp hơn một chút. Thời gian   của bài tập chỉ giới hạn từ  ( 7 ­ 10 phút) vì sự phân hợp chất creatin diễn ra   rất ngắn từ  7 ­ 10 phút sau khi bắt đầu hoạt động. Thời gian nghỉ giữa quãng  5 ­ 8 phút đó là thời gian để hồi phục phốt pho creatin, sự phân huỷ hợp chất   này tạo ra acid lactic nên tốc độ  trả  nợ  ôxy diễn ra khá nhanh. Nhưng do dự  trữ  photpho creatin trong cơ ít sau 3 ­ 4 lần lặp lại thì hoạt động của cơ chế  gluco phân sẽ tăng còn cơ chế photpho creatin sẽ giảm đi. Để khắc phục hiện  tượng này người ta chia làm 3 nhóm bài tập, mỗi nhóm 3 ­ 4 lần lặp lại, thời   gian nghỉ  giữa các nhóm kéo dài 10 ­ 15 phút.  Hình thức nghỉ  ngơi tích cực.   Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào trình độ tập luyện của VĐV sao cho phù hợp và   tốc độ không bị giảm.      ­ Để hoàn thiện được cơ chế gluco phân, sử dụng các bài tập:  6
  7.      Cường độ  bài tập 90 ­ 95% tốc độ  tối đa  ở  cự  ly tương  ứng, được sử  dụng sau một số  lần lặp lại. Chỉ số  tốc độ  tuyệt đối có thể  giảm đi nhưng  vẫn được coi là xấp xỉ  với tốc độ  tối đa trong trạng thái hiện có lúc đó của  cơ  thể  từ  2 giây đến 2 phút chạy ( 300 ­ 600m ) khoảng cách nghỉ  ngơi nên  giảm dần sau mỗi lần lặp lại. Cơ  sở  thực nghiệm, trong đó người ta nhận   thấy cường độ  acid lactic của quá trình gluco phân trong máu đạt mức cao   không phải là kết thúc bài tập. Mục đích bài tập làm cho cả cơ thể thích nghi  trạng thái nợ ôxy thể hiện ở nồng độ acid lactic trong máu cao so với khoảng   cách nghỉ ngơi giảm dần.        Biện pháp 2:  Áp dụng các phương pháp tập luyện:        Đề tài tiến hành thực nghiệm trên 20 VĐV đội tuyển điền kinh trường   THCS   Phú­Hải­Toại,   chia   thành   2   nhóm   thực   nghiệm:   Nhóm   đối   chứng  (nhóm 1): 10 VĐV. Nhóm thực nghiệm (nhóm 2): 10 VĐV.                  Bảng thực nghiệm học sinh tham gia: Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Giới  Giới  TT Họ tên Lớp TT Họ tên Lớp tính tính 1 Hà Thế Bắc  8A Nam 1 Trịnh Đại Lộc 9A Nam 2 Trương Văn Bắc 8A Nam 2 Trịnh Văn Anh 9A Nam 3 Mai Anh Công 8A Nam 3 Vũ Tuấn Huỳnh 9C Nam 4 Nguyễn Văn Cường  8A Nam 4 Phạm Thế Ánh 9C Nam 5 Ngô Văn Dương 8A Nam 5 Phùng Đình Quảng 9B Nam 6 Trịnh Lan Anh 8C Nữ 6 Trịnh Thị Dung 9A Nữ 7 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 8C Nữ 7 Tô Thị Nhàn 9A Nữ 8 Ngô Thị Giang 8C Nữ 8 Mai Thị Trâm Anh 9B Nữ 9 Nguyễn Thị Hằng 8C Nữ 9 Phạm Thị Diệu Thuỳ 9A Nữ 10 Đào Thị Phương Anh 8A Nữ 10 Nguyễn Thị Diệu Hiền 9D Nữ        Trước thực nghiệm đề  tài kiểm tra thành tích chạy 800m và 100m để  đánh giá trình độ thể lực của các VĐV.        Thời gian thực nghiệm là 6 tuần, số buổi tập luyện là 3 buổi/tuần vào   thứ 2, thứ 4, thứ 6. Mỗi buổi tập là 120 phút.          Mục đích thực nghiệm các bài tập mà chúng tôi lựa chọn nhằm nâng  cao sức bền tốc độ cho các VĐV đội tuyển điền kinh.         Cách đánh giá: Sau thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra kết quả thực  nghiệm bằng 2 test: chạy 100m tốc độ cao, chạy 800m.     Kế hoạch huấn luyện tuần:                 Các buổi tập được  ứng dụng vào các ngày thứ  2, thứ  4, thứ  6, kế  hoạch tuần được thể hiện như  sau:  Thứ 2:  7
  8. ­ Phần chuẩn bị: + Khởi động nhẹ nhàng chạy 2 x 400m .                             + Các động tác khởi động chung: 6 động tác x 4 lần x 8 nhịp                             + Các động tác xoay các khớp, ép dây chằng.  + Khởi động chuyên môn: chạy bước nhỏ, nâng cao đùi,  chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ 3 x 30m .  ­ Phần cơ bản:   + Bật xa tại chỗ  ( 1 bước, 3 bước, 5 bước) x 2 tổ, hoặc bật  ếch 3 x   30m nghỉ giữa 3' ­ 5' .            + Chạy đạp sau (100m nhanh + 100 chậm) x 4 lần hoặc chạy biến tốc (   200m nhanh + 200 chậm) x 3 lần x 2 tổ, chạy nhanh đạt 80 ­ 85% tốc độ  tối  đa .  ­ Phần kết thúc : Chạy nhẹ nhàng thả lỏng 5 ­ 7 phút .                  Mục đích: nhằm phát triển sức mạnh bền.  Thứ 4:  ­ Phần chuẩn bị: + Khởi động nhẹ nhàng chạy 2 x 400m .                             + Các động tác khởi động chung: 6 động tác x 4 lần x 8 nhịp                             + Các động tác xoay ép dẻo các khớp.                             + Khởi động chuyên môn: chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy   đạp sau, chạy tăng tốc độ 3 x 30m . ­ Phần cơ bản : + Chạy 2 lần x 30 m tốc độ cao                           + Chạy 2 lần x 60m tốc độ cao                           + Chạy 2 lần x 100m tốc độ cao  * Yêu cầu chạy 95 ­ 100% sức.            ­ Nghỉ giữa mỗi lần 5 ­ 7 phút            ­ Nghỉ giữa các tổ 10 ­ 12 phút  * Mục đích: nhằm phát triển tốc độ  ­ Phần kết thúc: Chạy nhẹ nhàng thả lỏng .  Thứ 6:  ­Phần chuẩn bị : + Chạy nhẹ nhàng 2 x 400m                             + Các động tác khởi động tay không 6 động tác x 4 lần x 8  nhịp                             + Kh ởi động chuyên môn: chơi trò chơi với bóng 15 ­ 20   phút . ­ Phần cơ bản:  + Chạy biến tốc (200m nhanh + 200 chậm) x 2 lần x 2 tổ  8
  9.                           Yêu cầu chạy nhanh đạt 75 ­ 80% sức.                            Mục đích: nhằm nâng cao sức bền chung.                            Hoặc chạy việt dã, biến tốc 2 ­ 3 km .  ­ Phần kết thúc: Chạy thả lỏng nhẹ nhàng.  Trên cơ  sở  huấn luyện như   trên,  ở  các tuần sau  giảm dần về  số  lượng  vận động, tăng dần cường độ vận động.           Biện pháp 3 :Lựa chọn các bài tập nâng cao và phát triển sức bền   tốc độ cho VĐV chạy 800m nữ và 1500m nam :         Qua các phân tích tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục để lựa   chọn các bài tập, chúng tôi xây dựng các bài tập phải đáp  ứng được những   yêu cầu sau:          ­ Bài tập phải phù hợp với đặc điểm đối tượng.          ­ Bài tập phải phù hợp với cơ sở khoa học bảo đảm về phương pháp   và nguyên tắc huấn luyện.           ­ Bài tập phải dựa vào đặc điểm các môn thể thao.  * Các bài tập:       Bài tập 1: Chạy biến tốc ( 100m nhanh + 100 chậm) x 2 lần x 2 tổ. Hoặc  ( 200m nhanh + 200m chậm) x 2 lần x 2 tổ.  Yêu cầu: Chạy nhanh tốc độ 75% ­ 85% tốc độ tối đa, đoạn chạy nhanh dài   hơn đoạn chạy chậm về bước chạy, nâng trọng tâm cơ thể, hít thở sâu.  Thời gian nghỉ giữa quãng các tổ 4 ­ 5 phút.  Nghỉ ngơi tích cực nhằm nâng cao khả năng thích nghi đối với các cơ quan  trong cơ  thể, đối với sự  thay đổi lượng vận động, đặc biệt giáo dục khả  năng ưa khí của VĐV.       Bài tập 2: Các bài tập chạy lặp lại các đoạn từ (200 ­ 600m) x2  lần x 2   tổ.  Yêu cầu: Tốc độ chạy đạt 90 ­ 95% tốc độ tối đa.  Thời gian nghỉ giữa các tổ đủ để tần số mạch trở về mức cơ sở ( 120 ­ 130   lần/phút)  Thời gian nghỉ giữa các bài tập lặp lại theo hình thức giảm dần    Mục đích: Nhằm nâng cao khả năng yếm khí glucô phân           Bài tập 3: Chạy lặp lại các đoạn từ 30m­> 100m x 2­3 lần x 2 tổ   Yêu cầu: Tốc độ đạt 98 ­ 100% tốc độ tối đa  Thời gian nghỉ giữa các tổ 8 ­ 10 phút  9
  10. Nghỉ ngơi: hình thức nghỉ ngơi tích cực  Mục đích : Nhằm nâng cao khả năng yếm khí (phốt pho creatin)         Bài tập 4: Chạy việt dã biến tốc (chạy trên địa hình tự nhiên, thay đổi  tốc độ)    Yêu cầu:      Tốc độ trung bình, sao cho mạch đập đạt từ 140 ­ 150 lần/phút, chạy cự  ly từ 2 ­ 4 km.      Mục đích: Nâng cao khả năng ưa khí         Bài tập 5: Các bài tập hỗn hợp (chạy cự ly giảm dần, tăng dần).  Chạy 600m ­ 400m ­ 200m ­ 100m x 2  tổ .  Hoặc 100m ­ 200m ­ 400m ­ 600m x 2 tổ.   Yêu cầu:                ­ Chạy theo tốc độ tuỳ vào quy định với từng loại.                 ­ Thời gian nghỉ giữa các lần chạy 3 ­ 4 phút                 ­ Thời gian nghỉ giữa các tổ 5 ­7 phút.               Biện pháp 4: Đánh giá sử  dụng hiệu quả  các bài tập được lựa   chọn phát triển sức bền tốc độ:.        Đánh giá sử dụng hiệu quả các bài tập nhằm giáo dục sức bền tốc độ  thông qua các bài tập, Tôi sử  dụng 20 học sinh chia làm 2 nhóm: Nhóm thực  nghiệm, nhóm đối chiếu. Trong đó nhóm đối chiếu tập luyện bình thường  theo giáo viên giảng dạy, nhóm thực nghiệm tập luyện theo các bài tập đã lựa  chọn.     Các chỉ số năng lực sức bền tốc độ  thông qua các test kiểm tra tương đối  đồng đều dựa trên các chỉ số sau:  ­ Chạy 100m tốc độ cao (tính bằng  giây "s")  ­ Chạy 800m (tính bằng phút)       Trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi tiến hành  ổn định kiểm tra  thành tích ban đầu ( bằng các test) cả  2 nhóm đều thu được kết quả  tương  đương nhau, kết quả được trình bày tại bảng sau                                 Kết quả thực nghiệm :  10
  11. Bảng 1: Nhóm đối chứng Thành  Thành  Giới  Ghi  TT Họ tên Lớp tích  tích  tính chú 800m 100m 1 Hà Thế Bắc  8A Nam 3'12'' 15'' 21 2 Trương Văn Bắc 8A Nam 3'25'' 15''28 3 Mai Anh Công 8A Nam 3'18'' 15''20 4 Nguyễn Văn Cường  8A Nam 3'50'' 15''31 5 Ngô Văn Dương 8A Nam 3'53'' 16''05 6 Trịnh Lan Anh 8C Nữ 4'04'' 18''10 7 Nguyễn   Thị   Mỹ  8C Nữ 4'10'' 17''52 Duyên 8 Ngô Thị Giang 8C Nữ 4'15'' 16''15 9 Nguyễn Thị Hằng 8C Nữ 4'35'' 18''23 10 Đào Thị Phương Anh 8A Nữ 4'16'' 16''20 Bảng 2: Nhóm thực nghiệm Thành  Lớ Giới  Thành  Họ tên tích  Ghi chú p tính tích 800m 100m 1 Trịnh Đại Lộc 9A Nam 3'08'' 15''74 2 Trịnh Văn Anh 9A Nam 3'18'' 15''69 3 Vũ Tuấn Huỳnh 9C Nam 3'25'' 15''23 4 Phạm Thế Ánh 9C Nam 3'19'' 15''08 5 Phùng Đình Quảng 9B Nam 3'20'' 14''45 6 Trịnh Thị Dung 9A Nữ 3'42'' 16''21 7 Tô Thị Nhàn 9A Nữ 4'35'' 18''32 8 Mai Thị Trâm Anh 9B Nữ 4'10'' 19''18 9 Phạm Thị Diệu Thuỳ 9A Nữ 4'38'' 17''67 10 NguyễnThị   Diệu  9D Nữ 3'42'' 16''31 Hiền Qua bảng thực nghiệm 1 và 2 ta thấy thành tích của các em không chênh   lệch nhiều giữa 2 nhóm ở môn chạy bền cụ thể:  + Nhóm 1: Thành tích trung bình là: 3'73'' 11
  12. + Nhóm 2: Thành tích trung bình là:3'55''   Như   vậy  thành   tích   chênh  lệch   giữa  nhóm   1  và   2   là:18''.  Sau   khi  thực  nghiệm kiểm tra thành tích tại tuần 6 .             Buổi thứ nhất:  Sau khi khởi động chung và chuyên môn như phần khởi động ở tuần thứ 5   và thứ 6. Tôi tiến hành kiểm tra thành tích chạy 100m tốc độ  cao để  so sánh  với nhóm đối chiếu .             Buổi thứ hai:   Sau phần khởi động tôi tiến hành thực nghiệm để  so sánh thành tích chạy  800m với nhóm đối chiếu.   Kết quả  các thành tích chạy 100m, chạy 800m  được thể hiện ở bảng sau:                                                           Bảng 1: Nhóm đối chứng Thành  Giới  Thành  Ghi  Họ tên Lớp tích  tính tích 100m chú 800m 1 Hà Thế Bắc  8A Nam 3'05'' 15''18 2 Trương Văn Bắc 8A Nam 3'20'' 15''22 3 Mai Anh Công 8A Nam 3'09'' 14''86 4 Nguyễn Văn Cường  8A Nam 3'25 14''92 5 Ngô Văn Dương 8A Nam 3'31'' 15''89 6 Trịnh Lan Anh 8C Nữ 3'32' 17''36 7 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 8C Nữ 3'42'' 17''32 8 Ngô Thị Giang 8C Nữ 3'25'' 15''74 9 Nguyễn Thị Hằng 8C Nữ 3''38'' 17''50 10 Đào Thị Phương Anh 8A Nữ 3'46'' 16''15 Bảng 2: Nhóm thực nghiệm Giớ Thành  Thành  Ghi  Họ tên Lớp i  tích 800m tích 100m chú tính 1 Trịnh Đại Lộc 9A Nam 2'30'' 14''68 2 Trịnh Văn Anh 9A Nam 2'24'' 14''52 3 Vũ Tuấn Huỳnh 9C Nam 2'35'' 14''73 4 Phạm Thế Ánh 9C Nam 2'38 14''46 5 Phùng Đình Quảng 9B Nam 2'30'' 14''23 6 Trịnh Thị Dung 9A Nữ 2''45'' 15''67 7 Tô Thị Nhàn 9A Nữ 3'12'' 14''70 8 Mai Thị Trâm Anh 9B Nữ 2'48'' 16''35 9 Phạm Thị Diệu Thuỳ 9A Nữ 3'05'' 16''32 10 NguyễnThị   Diệu  9D Nữ 2'54'' 15''52 12
  13. Hiền Sau thời gian áp dụng các bài tập cụ thể như trên tôi thấy kết quả giữa 2   nhóm đối chứng (1) và nhóm thực nghiệm (2) đã có sự thay đổi về thành tích   các nhóm như sau: + Nhóm 1: thành tích trung bình là: 3'31'' + Nhóm 2: thành tích trung bình là: 2'32'' Thành tích chênh lệch giữa nhóm 1 và nhóm 2 là:  “59'' Phần 3: Kết luận     I.Kết quả nghiên cứu:        Qua một thời gian áp dụng đề tài từ  tháng 10 năm học 2010, trước đó  vào tháng 10/2009 học sinh tham gia thi học sinh giỏi TDTT cấp huyện ch ỉ  đạt 3 giải khuyến khích. Đến nay khi kết thúc đề tài ứng dụng đã đạt được 1  số  thành tích nhất định trong kì thi học sinh giỏi TDTT 11/2010 vừa qua thì  thành tích của đội tuyển nhà trường đã được 7 giải trong đó: 1 giải nhì, 6 giải   khuyến khích.       Ứng dụng và kiểm chứng trong thực tiễn chứng tỏ tính ưu việt của các  bài tập đã được lựa chọn. Lứa tuổi các em đang phát triển cả về thể chất lẫn   tinh thần, nên những bài tập mà tôi lựa chọn được áp dụng trong một số giáo   án thực hiện trong tuần và có sự  khác nhau làm cho các em khỏi nhàm chán   với các bài tập mà các em đã luyện tập. Qua các bài tập trên nhằm tạo cho   các em có ý thức và hưng phấn hơn trong quá trình luyện tập.        II. Kiến nghị ,    đ   ề xuất:      Các kết quả nghiên cứu trên tôi hy vọng rằng các bài tập đã lựa chọn sẽ  đóng góp một phần nào trong chương trình huấn luyện mục tiêu môn điền  kinh, đặc biệt là nội dung chạy cự  ly 800m nữ và 1500m nam cho VĐV đội  tuyển điền kinh  nhà trường.      Do điều kiện vật chất, sân bãi, dụng cụ   ở  trường còn nhiều thiếu thốn,  các em lựa chọn vào đội tuyển còn bị  chi phối bởi thời gian cho học văn hoá  nên thời gian tập luyện còn hạn hẹp. Do vậy độ chính xác trong thực nghiệm   chưa   cao,   mong   các   đồng   nghiệp   đóng   góp,   bổ   sung   cho   sáng   kiến   kinh  nghiệm trên để  tôi tiếp tục tiến hành áp dụng vào các năm học tiếp theo và  đem lại thành tích cho nhà trường trong các năm học tiếp theo.       Tôi xin chân thành cám ơn!      Hà Toại, ngày 6 tháng 03 năm 2011 13
  14.                                                                        Người viết                                                                                            Mai Xuân Huyền                                                                                   14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0