1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
Mục lục<br />
<br />
1<br />
<br />
Phần 1 : MỞ ĐẦU<br />
<br />
2<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
2<br />
<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
5. Điểm mới của đề tài<br />
<br />
3<br />
<br />
Phần 2 : NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
4<br />
<br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
4<br />
<br />
3. Một số giải pháp thực tế gây hứng thú học tập lịch sử bằng việc sử dụng<br />
thơ – văn<br />
6<br />
a) Phương pháp sử dụng thơ – văn<br />
<br />
6<br />
<br />
b) Cách sử dụng tài liệu thơ - văn trong dạy học lịch sử Việt Nam<br />
lớp 11<br />
7<br />
4. Kết quả đạt được<br />
<br />
11<br />
<br />
5. Một số lưu ý khi sử dụng tài liệu thơ – văn<br />
trong giờ học lịch sử<br />
<br />
12<br />
<br />
Phần 3: KẾT LUẬN<br />
<br />
13<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
14<br />
<br />
Phụ lục<br />
<br />
15<br />
<br />
Giáo án tham khảo<br />
<br />
15<br />
<br />
Danh sách học sinh và điểm số chứng minh<br />
<br />
22<br />
<br />
2<br />
<br />
Phần 1: MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Trong những năm gần đây, dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú ý<br />
của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy , chúng tôi – những giáo viên dạy môn lịch<br />
luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử,<br />
làm sao để các em yêu thích môn lịch sử và học môn lịch sử ngày càng có hiệu quả<br />
hơn.<br />
Là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm đối với thế<br />
hệ trẻ, những kiến thức lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét<br />
trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động, trân trọng cái đẹp mà còn góp phần<br />
định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống bởi “Bắt nguồn từ một<br />
sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.<br />
Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì vai trò môn Lịch sử<br />
trong các trường học đã dần bị mờ nhạt bởi các môn học khoa học tự nhiên khác. Sở<br />
dĩ có điều đó là vì trong ý nghĩ của nhiều người thì môn Lịch sử thực sự không cần<br />
thiết, mà chỉ là một môn học phụ. Thực tế trong những năm gần đây, chất lượng thi<br />
vào đại học của khối C rất thấp mà chủ yếu là ở môn Lịch sử, các điểm cao trong môn<br />
Lịch sử ngày càng hiếm, thậm chí số điểm liệt trong môn này lại có xu thế gia tăng.<br />
Vậy làm thế nào để nâng cao hơn chất lượng dạy và học của môn này? Làm thế nào<br />
để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ dạy học lịch sử? Làm thế nào để giúp học<br />
sinh dễ dàng ghi nhớ các sự kiện lịch sử?… Đó là vấn đề được đặt ra không chỉ đối<br />
với mỗi thầy cô giáo mà cả đối với các em học sinh và các ban ngành khác.<br />
Để giải quyết vấn đề trên, giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt<br />
động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, áp dụng nhiều phương<br />
pháp dạy học, ví như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan; phương pháp hướng<br />
dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, phương pháp liên môn, nắm vững và sử dụng<br />
sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá... Trong đó việc dạy học<br />
liên môn được xem là một trong những phương pháp thu hút sự chú ý của học sinh<br />
vào nội dung bài học lịch sử, đồng thời giúp học sinh nắm vững hơn những kiến thức<br />
lịch sử.<br />
Nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch<br />
sử nói riêng, đồng thời giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát<br />
huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu<br />
hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, tôi đã chọn chủ đề: “Sử dụng thơ – văn<br />
để tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam lớp 11” để thực<br />
hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2014 - 2015 vừa qua.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
Qua việc nghiên cứu đề tài bản tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ về<br />
phương pháp dạy học lịch sử nhằm tăng cường sự hứng thú của học sinh trong giờ<br />
học lịch sử. Đồng thời qua đề tài sẽ giúp chúng ta xác định được những nội dung văn<br />
thơ nào có thể và cần sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài đi sâu nghiên cứu việc “Sử dụng thơ – văn để tạo sự hứng thú cho học<br />
sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam lớp 11”. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng<br />
cho đề tài này là lớp 11a4 và 11a10 của trường THPT Trần Văn Bảy.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Tìm hiểu thực trạng học môn lịch sử của học sinh.<br />
- Khảo sát kiến thức Lịch sử của học sinh thông qua bài kiểm tra.<br />
- Sưu tầm tư liệu về thơ – văn có liên quan đến những nội dung, sự kiện, nhân<br />
vật lịch sử.<br />
- Áp dụng các nội dung sưu tầm tương ứng, phù hợp với từng tiết dạy Lịch sử.<br />
- Đánh giá kết quả thực hiện qua các bài kiểm tra.<br />
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu<br />
Trong những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa ra ý tưởng dạy học liên<br />
môn và việc dạy này đã được áp dụng ở một số nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, dạy học<br />
liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng. Tuy nhiên việc áp dụng cụ thể<br />
trong từng môn học, trong từng bài học thì vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc. Đề tài sáng kiến kinh<br />
nghiệm: “Sử dụng thơ – văn để tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch<br />
sử Việt Nam lớp 11” sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc<br />
ấy, tìm tòi nội dung giao thoa giữa các môn học, bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hơn<br />
những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn. Áp dụng việc dạy học liên<br />
môn sẽ nâng cao chất lượng học tập và làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử.<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít<br />
khó khăn do sự chi phối của công việc, đặc biệt là ở một số nội dung, nguồn tư liệu<br />
tham khảo ứng dụng còn ít nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất<br />
mong được quí đồng nghiệp góp ý để cho đề tài được thực hiện ngày càng hoàn thiện<br />
hơn!<br />
Xin trân trọng cảm ơn!<br />
<br />
4<br />
<br />
Phần 2: NỘI DUNG<br />
1 Cơ sở lý luận<br />
Chúng ta đã biết, trong nhà trường phổ thông, cũng như các môn Khoa học tự<br />
nhiên, các môn thuộc Khoa học xã hội như Văn học, Lịch sử,… có vai trò hết sức to<br />
lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên giữa<br />
các môn này lại càng liên quan và hệ thống hơn.<br />
Đối tượng nghiên cứu của Văn học cũng như Sử học đều là Con người, những<br />
vấn đề xã hội,…..Văn học ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nước, ca ngợi những con<br />
người mang phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng như đã kích lên án cái xấu của họ thì<br />
Lịch sử cũng ghi nhận công lao, đóng góp của những con người ấy (nhân vật lịch sử)<br />
và phán xét nghiêm minh đối với những người có tội với dân, với nước. Trong thực tế<br />
có không ít người vừa là nhà văn, nhà thơ đồng thời là nhà sử học mà Bác Hồ kính<br />
yêu của chúng ta là một ví dụ điển hình. Người vừa là nhà giáo dục lớn vừa là nhà<br />
nghiên cứu lịch sử nổi tiếng, là tác giả của rất nhiều tác phẩm thơ văn nổi tiếng:<br />
Tuyên ngôn độc lập, Vi hành, Ngục trung nhật kí,….. Người đã từng dạy chúng ta<br />
rằng:<br />
“Dân ta phải biết sử ta<br />
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”<br />
Là một giáo viên giảng dạy đòi hỏi chúng ta phải có lòng nhiệt huyết với nghề<br />
để góp phần đào tạo thế hệ trẻ cho quê hương đất nước. Giảng dạy với phương pháp<br />
phù hợp sẽ giúp cho học sinh tiếp nhận được những giá trị tri thức quí báu của lịch sử,<br />
đồng thời qua đó góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho các em. Và để làm<br />
được điều đó chúng ta phải dạy cho học sinh hiểu biết những sự kiện lịch sử, những<br />
qui luật lịch sử qua các thời đại. Dạy lịch sử tốt sẽ cho các em học sinh say mê với<br />
dân tộc, say mê và tự hào về những giá trị truyền thống của dân tộc.<br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:<br />
Trường THPT Trần Văn Bảy tọa lạc cạnh quốc lộ 1A, trường được trang bị cơ<br />
sở vật chất khá đầy đủ và khang trang, tuy nhiên một số phương tiện dạy học còn hạn<br />
chế, nhất là đối với các môn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều học sinh nhà xa hoặc có hoàn<br />
cảnh gia đình khó khăn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập. Mặc dù vậy<br />
nhưng thầy và trò trường THPT Trần Văn Bảy đã không ngừng phấn đấu vươn lên và<br />
đã đạt được nhiều thành tích trong thời gian qua.<br />
Ở trường, trong việc dạy học nói chung, mỗi người giáo viên đều rất quan tâm<br />
đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh về chính bộ môn mình phụ trách.Đại đa số<br />
giáo viên đều cố gắng tìm hiểu đưa ra những phương pháp dạy học theo hướng phát<br />
huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, giải<br />
<br />
5<br />
<br />
quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, lập niên biểu, vấn đáp,… Thông qua trình<br />
bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện hoặc<br />
nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử; giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh trao đổi,<br />
thảo luận nhóm, so sánh, giải thích một cách tích cực. Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt<br />
kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất, vai trò và ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử.<br />
Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp các đồ dùng dạy học, khai thác một<br />
cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ<br />
SGK, hiện vật, phim đèn chiếu,…từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy<br />
học lịch sử.<br />
Riêng đối với môn Lịch sử, mặt dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng<br />
trong giáo dục thế hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành đầy đủ<br />
hết vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là nhiều học sinh không thích học môn<br />
Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu<br />
chính xác, thiếu hệ thống vì đa phần các em cho rằng học Lịch sư phải ghi nhớ quá<br />
nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ<br />
là những cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì để vận<br />
dụng vào thực tế.<br />
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản<br />
thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp<br />
ứng yêu cầu môn học đề ra; trong tiết học Lịch sử nhiều giáo viên chỉ tường thuật,<br />
nhồi nhét các sự kiện lịch sử cho học sinh làm cho giờ học trở nên cứng nhắc và khô<br />
khan, làm cho học sinh chán nản và thậm chí không yêu thích bộ môn Lịch sử, dẫn<br />
đến kết quả của bộ môn không cao; nhiều học sinh chưa đầu tư cho môn học Lịch sử<br />
vì cho rằng môn học này là môn học phụ... nên chất lượng dạy học của bộ môn chưa<br />
cao, chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục.<br />
Thực tế đầu năm học 2014 - 2015, tôi được phân công dạy môn Lịch sử lớp<br />
11a4 và 11a10 . Kết quả kiểm tra đầu năm môn Lịch sử đạt tỉ lệ điểm dưới trung bình<br />
còn nhiều, cụ thể :<br />
Lớp<br />
<br />
Tổng số HS Điểm giỏi Điểm khá<br />
<br />
11a4<br />
<br />
31<br />
<br />
06(19.4%) 10(32.2%)<br />
<br />
11a10<br />
<br />
30<br />
<br />
01(3.4%)<br />
<br />
13(43.3%)<br />
<br />
Điểm TB<br />
<br />
Điểm dưới TB<br />
<br />
9(29%)<br />
<br />
06(19.4%)<br />
<br />
13(43.3%)<br />
<br />
03(10%)<br />
<br />
Theo bảng thống kê trên thì tỉ lệ học sinh có điểm dưới trung bình còn cao, nhất<br />
là ở lớp 11a4 có đến 19,4% học sinh đạt điểm dưới trung bình.<br />
Những bộ môn lân cận sẽ làm phong phú tri thức học sinh về bộ môn Lịch sử<br />
và chính bộ môn Lịch sử sẽ hỗ trợ cho các bộ môn láng giềng khác. Người giáo viên<br />
Lịch sử cần quan tâm tới sự tác động lẫn nhau của các môn học.<br />
<br />