Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh" là trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Tìm hiểu những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến ý thức bảo vệ môi trường của học sinh từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………….... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài……………………………… 2 3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài………….... 3 4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………… 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận ……………………………………….………. 4 2. Thực trạng ……………………………………….………… 5 2.1. Thuận lợi – Khó khăn….…………………….………… 5 2.2. Thành công – Hạn chế….……………………………… 5 2.3. Mặt mạnh – Mặt yếu….……………………. 6 ………….. 7 2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động.…. 7 ………………….. 8 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng…. 8 ………….... 8 3. Các giải pháp thực hiện. 12 ……………………………….......... 3.1. Mục tiêu củ a giải pháp…. ……………………………….. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp…………....... 4. Kết quả thực hiện đề tài …………………………………….. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận ………………………………………………….... 14 2/ Kiến nghị ………………………………………………….. 14
- Tài liệu tham khảo 16 2
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài “Môi trường đang kêu cứu!” Đó là thông điệp của Trái Đất gửi tới tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta. Loài người đang đứng trước những thách thức to lớn của môi trường do chính các hoạt động của con người gây ra. Vậy, chúng ta phải chủ động làm gì hay chờ đợi một sự thay đổi may mắn nào đó? Câu trả lời chắc chắn không phải là chờ đợi mà phải là “Hành động và hành động ngay từ bây giờ”. Nhiều giải pháp khắc phục và giải quyết các vấn đề môi trường đã được triển khai như : Giải pháp công nghệ, giải pháp quản lý, giải pháp kinh tế và giáo dục môi trường, nhưng giáo dục môi trường vẫn được xem là giải pháp có tính lâu dài, bền vững và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục ngữ, thơ ca “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, môi trường có tầm quan trọng đối với đời sống con người và phát triển kinh tế văn hóa của đất nước của nhân loại đặc biệt là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay và cho cả ngày mai nhằm xây dựng trường học xanh sạch đẹp và xã hội trong lành, giáo viên phải là người làm gương cho học sinh luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh biết yêu quí gần gũi với môi trường . Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống con người càng cao. Chính vì nhu cầu đó con người vận dụng khoa học kỹ thuật cao để phục vụ mình, thậm chí áp dụng khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm một cách tự do trái phép, làm cho môi trường sinh thái biến đổi tài nguyên thêm cạn kiệt. Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. 3
- Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước. Như các bạn đã thấy, môi trường đang bị con người tàn phá và nó sẽ cứ tiếp diễn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. Có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, học sinh vứt que, v ứt gi ấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, v ứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Trong lớp học, sân trường, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,… Chúng ta phải giáo dục việc bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực lượng này rất năng động, nhận thức lứa tuổi này có hai mặt: Xấu: Tự tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường mất cân bằng sinh thái. Tốt: Nếu nhận thức của mỗi thành viên có ý thức, thực hiện tốt đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe con người. Ngày 10/1/1994, Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường , nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực. Do vậy học sinh cần nhận rõ trách nhiệm của mình đóng góp một phần công sức vào hoạt động bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là thực hiện tốt chính sách của Nhà nước. Nhằm góp tiếng nói chung trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học 4
- sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: + Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. + Tìm hiểu những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến ý thức bảo vệ môi trường của học sinh từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. – Nhiệm vụ: + Vận dụng lý luận, kinh nghiệm để phân tích lý giải những vấn đề thực tiễn về những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em. + Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh trường THCS Nguyễn Lân. 3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài Đề tài này được nghiên cứu đối với học sinh trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Số lượng: Tất cả học sinh trường THCS Nguyễn Lân. Thời gian tiến hành thực nghiệm: học kỳ 1, năm học 20212022 (19 tuần). 4. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm. + Phương pháp điều tra. + Phương pháp tọa đàm trao đổi. + Phương pháp toán học thống kê và xử lí số liệu. + Phương pháp thực tiễn. 5
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận * Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta: Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, có tác dụng trực tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội. Các yếu tố tự nhiên xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người. Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người. * Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta; ô nhiễm môi trường làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống; làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp, làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hằng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng. 6
- * Giáo dục bảo vệ môi trường là gì? Là tổng hợp các biện pháp nhằm quản lý duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi khó khăn * Thuận lợi: Thực trạng của nhà trường trong những năm qua. Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí xen kẽ với nhà dân, số lượng cây xanh đảm bảo cho bóng mát và môi trường. Số lớp: 16 lớp. Khu vực nhà trường đóng công tác vệ sinh môi trường của nhân dân địa phương xung quanh có ý thức khá tốt, học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan sư phạm. Chương trình “xanh sạch đẹp” trường lớp đã được đưa vào nhà trường. Đa số học sinh năng nổ, nhiệt tình và là những đội viên ưu tú, chăm học, hăng say với công việc, đang tuổi năng động, hiếu học và ham thích vui chơi tiếp cận những cái mới. Tổng phụ trách: Nhiệt tình ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thức sinh hoạt để nâng cao chất lượng hoạt động đội cũng như giáo dục học sinh ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường sống. Hội đồng nhà trường là một khối đoàn kết, thống nhất bao gồm các đoàn thể: chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ huynh… * Khó khăn: Bên cạnh thuận lợi còn có những khó khăn: Diện tích quy hoạch sân chơi chưa được phù hợp, trồng cây xanh chưa đảm bảo. Đồ dùng dạy học để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường hầu như không có. Đời sống nhân dân ở địa phương phần lớn gặp rất nhiều khó khăn. Họ sống chủ yếu là nghề làm kinh doanh tự do, đại đa số hộ dân còn khó khăn, có những gia đình cuộc sống chưa đảm bảo còn phải chăm lo nhiều cho kinh tế… 7
- Vì thế, nhận thức và quan niệm của một số cha mẹ học sinh về việc giáo dục con em giữ gìn bảo vệ vệ sinh môi trường là một việc khó khăn. Thông tin về giáo dục môi trường cũng đã có nhưng chưa có biện pháp xử lý kịp thời và chưa có hiệu quả. 2.2. Thành công hạn chế Thành công: + Phát động phong trào trồng chăm sóc cây xanh, các lớp học tổ chức chăm sóc, vun sới khu vực mình phụ trách (bồn hoa cây cảnh). + Tạo được môi trường “xanh sạch đẹp”.Tạo được không khí thoáng mát, có bóng râm, cản bụi do tác dụng của xe cơ giới, tạo lượng ôxy cho con người Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cây xanh và trồng cây xanh trong nhà trường và gia đình. + Các em thanh, thiếu niên cảm thấy hứng thú, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại lớp học, trường học và nơi sinh sống, đã thu hút các em mạnh dạn đưa ra những giải pháp phù hợp. Chất lượng môi trường sống được nâng cao. + Phong trào bảo vệ môi trường giữa các lớp có sự thi đua rõ rệt, các ban chỉ huy chi đội đã chủ động tìm tòi thêm kiến thức trên sách vở và thông tin đại chúng và áp dụng vào các buổi hoạt động Đội. Hạn chế: + Trong quá trình hoạt động bảo vệ môi trường vẫn tồn tại sự chênh lệch, chưa đồng đều về ý thức của học sinh trong vấn đề môi trường. + Do điều kiện kinh phí cho hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn nên cũng hạn chế phần nào đến việc triển khai, tổ chức các hoạt động thực tế. + Một số em còn e dè trong việc thể hiện bản thân, nhiều học sinh còn ngại ngùng khi tham gia các hoạt động tập thể. + Một số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ cho Ban chỉ huy chi đội, còn thờ ơ đối với những khó khăn vướng mắc của ban chỉ huy chi đội tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. 8
- 2.3. Mặt mạnh mặt yếu * Mặt mạnh: Đã áp dụng thành công tại Liên đội THCS Nguyễn Lân, phù hợp với đối tượng học sinh, hiệu quả của phong trào bảo vệ môi trường được nâng cao vượt bậc so với các Liên đội khác trên địa bàn Quận. Ngay từ đầu năm hoạt động bảo vệ môi trường đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các em vào các buổi thứ hai hàng tuần, là liều thuốc tinh thần giúp các em hào hứng bước vào một tuần học mới đầy niềm vui và sinh lực. Hiện tại hoạt động bảo vệ môi trường tại liên đội đã đi vào nề nếp hàng tuần và ổn định hàng tháng. Hoạt động bảo vệ môi trường đã góp một phần vào sự thành công của việc thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường THCS Nguyễn Lân. * Mặt yếu: Nhận thức của một số học sinh về vấn đề môi trường còn hạn chế, chưa hiểu hết tác hại to lớn của sự suy thoái môi trường nên tham gia các hoạt động còn mang tính đối phó và thiếu tích cực. 2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo và tạo điều kiện rất tốt cho công tác hoạt động bảo vệ môi trường. Các anh chị phụ trách tâm huyết, nhiệt tình tham gia và triển khai các hoạt động phong trào kịp thời đầy đủ và chính xác đem lại hiệu quả cao. Đa số đội viên ở tại địa bàn nên có khả năng tiếp thu và có điều kiện tham gia các phong trào bảo vệ môi trường một cách tích cực. Thông qua đội thiếu niên tiền phong qua các đợt phát động thi đua đã giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường và qua các buổi sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm đã lồng ghép sinh hoạt theo chủ điểm. Liên hệ bàn bạc với địa phương các ý kiến đề xuất kịp thời. 9
- Việc bố trí cho học sinh đi thăm quan, tìm hiểu môi trường còn quá ít, các chuyên gia về môi trường hầu như không có để mời nói chuyện. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng Thực trạng nói trên của trường chúng tôi cũng là thực trạng phổ biến ở nhiều trường trong Quận nói riêng và trong Thành phố nói chung. Thuận lợi và những mặt mạnh khá nhiều nhưng những khó khăn và tồn tại thì không ít. Để đưa ra được các giải pháp, biện pháp để nhằm hạn chế những mặt tồn tại thì vấn đề chúng ta cần phân tích, đánh giá ở đây là những khó khăn và yếu kém. Thứ nhất, sự quan tâm của GVCN đối với học sinh lớp mình trong việc hoạt động bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường cũng như việc tham gia các hoạt động khác của các em học sinh. Thứ hai, các thầy cô giáo làm anh (chị) phụ trách chi đội chưa đủ nhiệt huyết thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường cùng với các em học sinh. Đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường của các em. Cuối cùng, đó là vấn đề phân bổ thời gian để tổ chức hoạt động này đây là vấn đề khá nan giải cho TPT Đội và học sinh bởi thời gian học tập và giảng dạy chiếm hầu hết thời gian. Ngoài ra, nhiều học sinh còn ôn luyện nhiều môn không sắp xếp thời gian được… khiến cho việc tổ chức hoạt động còn gặp rất nhiều khó khăn. 3. Các giải pháp thực hiện: 3.1. Mục tiêu của giải pháp Làm cho học sinh có chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi, đối với môi trường và việc bảo vệ môi trường. Trong quá trình đó từng bước trang bị cho các em học sinh những hiểu biết về môi trường, để từ đó giúp các em dần dần có ý thức, từ ý thức sẽ bộc lộ qua thái độ, hành vi trong cuộc sống. Khi con người có ý thức cao, những thái độ, hành vi của họ sẽ trở thành nếp sống hàng ngày 10
- 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Công tác tham mưu: Theo quy định của Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 1 tháng có 2 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (theo sách Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà xuất bản Thanh niên). Để thực hiện được quy định trên, Tổng phụ trách phải lên kế hoạch cụ thể: thời khóa biểu lớp nào, tiết nào, thứ mấy phải phù hợp với tiết sinh hoạt Đội của lớp chịu trách nhiệm phụ trách. Học sinh tham gia hoạt động phải được sự kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua hàng tháng của Ban chỉ huy liên đội nhằm tránh trường hợp biến hoạt động bảo vệ môi trường thành một hoạt động giải lao vô nghĩa. Đặc biệt Tổng phụ trách phải lên nội dung, chương trình sinh hoạt của từng tuần, tháng theo chủ điểm dựaư vào chương trình “Rèn luyện đội viên” trong (Sổ tay Phụ trách Đội của nhà xuất bản Thanh niên) với ý nghĩa giáo dục rõ ràng. Để trình và xin tham mưu với chi bộ Đảng và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tổ chức các hoạt động liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường. * Phối hợp với GVCN, Giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Phụ huynh: Tuyên truyền cho học sinh về các điều luật về môi trường, tác hại của việc tàn phá môi trường. Giáo viên chủ nhiệm và cán sự lớp đã làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của môi trường đối với cộng đồng, gia đình và cả tương lai của các em dưới các hình thức sau: + Phát tờ rơi cho các em học tập và tìm hiểu về môi trường và cách bảo vệ môi trường. + Tổ chức cho các em xem băng hình có nội dung về thực trạng môi trường hiện nay, vai trò của môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. + Học sinh sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có nội dung về môi trường. Đẩy mạnh các phong trào: Văn nghệ, thể dục thể thao, vẽ tranh về chủ đề môi trường, chơi các trò chơi dân gian. 11
- Phát động phong trào trồng cây đầu xuân theo gương Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây”. Mỗi học sinh trồng 1 cây ăn quả hoặc cây lấy gỗ tại gia đình, có thể tham gia “ Tết trồng cây” cùng các đoàn thể ở địa phương, trong nhà trường cũng như tại gia đình. * Chăm sóc công trình măng non: thông qua công tác bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh nơi công cộng, nhà trường, lớp học như: chăm sóc vệ sinh khu cổng trường – chăm sóc công trình măng non, cây xanh mới trồng góp phần xây dựng trường em “ Xanh – Sạch – Đẹp”. * Sự phối hợp các đoàn thể trong và ngoài nhà trường: Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ chung của nhiều đoàn thể và giáo dục ở mọi nơi mọi lúc. Vì vậy phải biết kết hợp tham mưu với chi bộ Đảng, lãnh đạo nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên và lực lượng quan trọng khác là các bậc cha mẹ học sinh cộng tác thường xuyên để hổ trợ nhân lực, kinh nghiệm và tinh thần. Phối hợp với nhà trường thực hiện chương trình “xây dựng trường học thân thiện” trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường, chăm sóc bồn hoa cây cảnh trang trí lớp học bằng cây xanh… để cải thiện môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. NỘI DUNG CÁC LỚP CHỌN ĐĂNG KÍ STT Lớp Nội dung đăng kí Ghi chú 1 6A1 Vệ sinh khu vực trước cổng trường 2 6A2 Trang trí cây xanh trong lớp học 3 6A3 Vệ sinh bồn hoa sân trường 4 6A4 Vệ sinh, thu dọn thư viện mở 5 7A1 Vệ sinh phòng thực hành Lí 6 7A2 Vệ sinh sân thể dục 7 7A3 Vệ sinh phòng thực hành Sinh 8 7A4 Vệ sinh, thu dọn thư viện mở 9 7A5 Vệ sinh phòng thực hành Hóa 10 8A1 Vệ sinh khu nhà vệ sinh 11 8A2 Vệ sinh khu vực trước cổng trường 12
- 12 8A3 Vệ sinh phòng thực hành Công nghệ 13 8A4 Vệ sinh bồn hoa sân trường 14 9A1 Trang trí cây xanh trong lớp học 15 9A2 Vệ sinh phòng thực hành Tin 16 9A3 Vệ sinh khu nhà vệ sinh Tổ chức cho học sinh ký cam kết làm tốt công tác bảo vệ môi trường theo nội dung: “1 không, 2 có” + Không vứt rác thải bừa bãi + Có trồng và chăm sóc cây xanh + Có tích cực tham gia bảo vệ môi trường, làm kế hoạch nhỏ. * Tổ chức các hoạt động sinh hoạt theo chủ đề Tổ chức cho các em sáng tác và biểu diễn các tiểu phẩm có nội dung về môi trường, qua đó giáo dục học sinh thấy được trách nhiệm của mình với biện pháp bảo vệ môi trường. Các tổ trong lớp lần lượt diễn tiểu phẩm vào giờ sinh hoạt lớp và giờ trực tuần * Thông qua việc rèn luyện các hạng chuyên hiệu: “Khéo tay hay làm”. Kiểm tra công nhận chuyên hiệu “ Khéo tay hay làm” khuyến khích những sản phẩm thân thiện với môi trường như đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng tái chế dduocj khuyến khích thể hiện trong “ hội chợ quê “ tạo cơ hội cho các đội viên say mê sáng tạo Ngoài ra các em phải thực hiện được các tiêu chí được yêu cầu trong chuyên hiệu ví dụ như: tiêu chí 3 của hạng 3: Tham gia tốt các hoạt động ở trường lớp và trên địa bàn dân cư, tham gia phong trào xanh – sạch – đẹp, tiêu chí 4 của hạng nhì: Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, đội trên địa bàn dân cư: công trình măng non, vệ sinh tổ, phường, trường lớp xanh – sạch – đẹp, Tham gia chăm sóc làm đẹp các di tích lịch sử ở địa phương… * Thực hiện theo chương trình năm học của Hội đồng đội Quận Thanh Xuân về việc thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” 13
- Ngay từ đầu năm liên đội đã triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ” thu gom giấy vụn đến học sinh, hưởng ứng phong trào đó học sinh thực hiện tốt thu gom giấy loại và giấy ở khu vực trường (Do tình hình dịch Covid 19 nên việc thu chưa thể thực hiện). * Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Xuất phát từ những thực trạng trên, ở Liên đội Trường THCS Nguyễn Lân với yêu cầu ngày càng đòi hỏi môi trường Xanh – Sạch – Đẹp đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Vấn đề đặt ra cho Liên đội là phát triển nghiên cứu để hoàn chỉnh các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh cụ thể là: + Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội. + Phối hợp với giáo viên phụ trách tuyên truyền cho cán sự lớp hằng ngày. + Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Đội. + Tập huấn nghiệp vụ cho ban chỉ huy liên đội, chi đội để tuyên truyền tới học sinh toàn trường. + Tổ chức thi đua khen thưởng giữa các học sinh và giữa các lớp. + Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng * Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hổ trợ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất về chương trình tuyên truyền giáo dục của học sinh, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phát huy được sự phối hợp giáo dục giữa “ Gia đình – Nhà trường – Xã hội”. * Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Sau một thời gian áp dụng các hoạt động về bảo vệ môi trường trong Liên đội đã nhận thấy ý thức tự rèn luyện đạo đức của học sinh được nâng cao rõ rệt. Mỗi đội viên trong Liên đội đều có những hành động thiết thực góp phần vào việc cải thiện môi trường sống xung quanh với tinh thần tự giác cao. 4. Kết quả thực hiện đề tài 14
- Từ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng được một số hình thức trên vào hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Kết quả cho thấy hầu hết các em tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, sự mạnh dạn của các em đã tăng dần, sự chuẩn bị của các em cao hơn, có thể thay giáo viên chủ nhiệm điều khiển các hoạt động. Các em đã tự ý thức được mình trong việc bảo vệ môi trường, tính tự quản cao. Mọi hoạt động của học sinh nói riêng và hoạt động Đội nói chung đều thực hiện theo một “Êkíp”, một thể thống nhất và đi lên một cách rõ rệt. Tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau học tập, vui chơi và rèn luyện đạo đức ngày càng tiến bộ. Xây dựng được công trình măng non trồng hoa và cây ở các bồn hoa, khuôn viên trường. Đã có sọt rác ở các lớp và 2 thùng rác lớn ở sân trường và được đổ vào đầu buổi sau khi các lớp vệ sinh xong và đổ đúng nơi quy định. Vào tiết sinh hoạt trong các tuần toàn thể học sinh tham gia nhặt rác trong sân trường và trước cổng trường… Phối kết hợp với đoàn phường tham gia dọn vệ sinh ở đường liên xã từ cổng trường đến UBND phường Thanh Xuân Nam nhân các ngày lễ lớn, ngày chủ nhật xanh,… Qua những hoạt động đó, học sinh phần nào hiểu và gắn bó hơn với công tác môi trường tại địa phương, mong muốn được làm những việc có ích cho nhà trường và xã hội và thật vui có những hoạt động như vậy, bố mẹ các em cũng rất hài lòng phấn khởi khi thấy con mình có ý thức hơn, mạnh dạn hơn trong những hoạt động ngoài giờ, làm cho phong trào hoạt động đội ngày càng phong phú. + 98% đội viên có đạo đức tốt. + 98% đội viên ham thích các hoạt động đội. + Quá trình rèn luyện đội viên toàn liên đội đạt 100%. 15
- Đối với học sinh các em cũng được học hỏi lẫn nhau, tự rèn luyện bản thân trong chương trình rèn luyện đội viên để phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. * Giá trị khoa học. Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên, lãnh đạo nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà trường. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường với nhiều hình thức tổ chức phong phú thu hút hầu hết các em học sinh tham gia góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội nói chung và bảo vệ môi trường trong nhà trường là một việc làm cần thiết, đề tài góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở trường học. 16
- PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là trang bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của trái đất. Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường, một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, giáo dục môi trường mang lại cơ hội cho trẻ em khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đế môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành sử dụng các kỹ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh. Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải thực hiện theo nguyên tắc tự giác và sử dụng qua nhiều phương thức giáo dục khác nhau. Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với giá trị đạo đức sẽ đạt hiệu quả cao. Thật vậy, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học được xem xét dưới góc độ đạo đức – Bảo vệ môi trường là một chuẩn mực đạo đức xã hội. Và việc giáo dục này có tác dụng “cộng hưởng” cho cả giáo dục đạo đức lẫn giáo dục môi trường. 2. Khuyến nghị: * Đối với GVCN: GVCN quan tâm động viên, khích lệ kịp thời Ban cán sự lớp, hiểu và nắm được các tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, lắng nghe và giải thích cụ thể những vướng mắc trong việc tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường của các em nhằm giúp các em thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn. GVCN các lớp phải luôn quan tâm đến công tác đội nói chung, công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường nói riêng, nhằm chỉnh sửa đạo đức học sinh cũng như hình thức tuyên truyền làm cho công tác này có chất lượng hơn. 17
- * Đối với các cấp lãnh đạo: Các cấp mở lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường cho đội ngũ tổng phụ trách Đội nhằm làm cho hoạt động này có định hướng và phương pháp thực hiện đúng đắn hơn, trọng tâm và hiệu quả hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm về đề tài “Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh”. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí để tôi thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi, được đúc kết trong quá trình công tác, không sao chép nội dung của người khác Người viết sáng kiến Nguyễn Ngọc Phương Anh 18
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp, nghiệp vụ công tác đội, kỹ năng công tác thiếu nhi – NXB Hà Nội (Năm 2009) (Tác giả Phan Nguyên Thái Bùi Sỹ Tụng) 2. Luật bảo vệ môi trường 2011 (Nhà xuất bản lao động) 3. Sổ tay đội viên và sổ tay nhi đồng (Năm 2006) (Ban thanh thiếu nhi trường học Tỉnh đoàn Quảng Trị) 4. Giáo dục môi trường (Tác giả Lê Văn Lanh, Sầm Thị Thanh Phương, Bùi Xuân Trường) 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 327 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ sổ sách trong trường THCS
16 p | 330 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học Địa lý 6
13 p | 40 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 96 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân
19 p | 39 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
20 p | 41 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
17 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
19 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 và học sinh tham gia thi Tin học trẻ trong khi giảng dạy Pascal
9 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí tốt lớp học trực tuyến
16 p | 99 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học
19 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp nâng cao chất lượng học tập học sinh qua tiết ôn tập môn Công Nghệ 8
5 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu Nhân vật trong tác phẩm văn học
16 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp khắc phục những sai sót khi giải toán liên quan đến bội và ước lớp 6
14 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài viết hiệu quả
15 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm trong giảng dạy môn Ngữ văn
8 p | 14 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn