Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mỹ - Nhật Bản - Tây Âu
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mỹ - Nhật Bản - Tây Âu" nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử, giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mỹ - Nhật Bản - Tây Âu
- 1 UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mỹ Nhật Bản Tây Âu Lĩnh vực/ Môn: Lịch sử Cấp học: THCS Tác giả: Phan Hồng Diệu Đơn vị công tác:Trường THCS Lê Hồng Phong Chức vụ: Giáo viên Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 2 NĂM HỌC: 2021 2022 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung, ở lớp 9 nói riêng có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. 2
- 3 Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc dạy môn Lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc, hiểu biết nguồn cội, biết tôn trọng quá khứ để có thái độ đúng đắn với cuộc sống hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều học sinh cho rằng môn Lịch sử là môn phụ không quan trọng, cho nên thường lơ là trong việc học tập, vì vậy kết quả học tập của môn này không cao. Gần đây nhất chúng ta cũng biết trên các thông tin đại chúng (báo, truyền hình, mạng Internet…) đều đưa tin thống kê điểm thi vào các trường Đại học, Cao đẳng môn Lịch sử quá thấp so với các môn khác (có hàng trăm bài bị 0 điểm, 1 điểm trong một trường). Thậm chí nhiều em còn nhầm lẫn giữa các nhân vật lịch sử gắn với thời gian của các sự kiện lịch sử đó…Và có lẽ điểm thi môn Lịch sử của học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua quá thấp, đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm giáo dục. Chính vì vậy, Phòng GD và ĐT quận Hà Đông đã rất chú trọng đến chất lượng dạy và học môn Lịch sử. Trong kì thi tuyển vào 10 THPT, hai năm học 2018 2019 và năm học 2020 2021 môn Lịch sử được chọn là một trong những môn thi tuyển. Nên việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém ở bộ môn Lịch sử ngày càng trở nên cấp thiết. Trong thời gian qua, Phòng GD và ĐT quận Hà Đông rất quan tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục, có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và toàn diện. Năm học 2020 – 2021, ngành GD&ĐT quận Hà Đông tập trung “Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục toàn diện” các cấp học. Nhiệm vụ chính trị quan trọng đặt ra cho mỗi nhà trường. Trường THCS Lê Hồng Phong đã đề ra nhiệm vụ năm học 2020 2021: đào tạo được những học sinh có kiến thức cơ bản, làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Bản thân tôi đã được nhà trường giao nhiệm vụ dạy học môn Lịch sử lớp 9. Trước tình trạng học sinh yếu kém, chán học môn Lịch sử tồn tại khá nhiều trong các nhà trường THCS, tôi không ngừng tìm tòi khám phá, xây dựng hoạt động, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử, giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Vì vậy tôi đã lựa Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 4 chọn chuyên đề: “Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mỹ – Nhật Bản Tây Âu”. II. Thực trạng giáo dục của nhà trường 1. Thuận lợi Được sự chỉ đạo của Phòng GD và ĐT quận Hà Đông, nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần vào sự phát triển chung của giáo dục Thành phố. Những kết quả mà nhà trường đạt được trong nhiều năm qua đã tạo nên một uy tín lớn, được học sinh, phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp dạy học, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân. Giáo viên giảng dạy được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, được dự các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở, Phòng giáo dục tổ chức nên có cơ hội tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới. Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn, tích cực học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp giảng dạy như: trực quan, giải quyết vấn đề, vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc khắc họa đặc điểm nhân vật Lịch sử… Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa. Một số em có thêm tư liệu tham khảo. Đa số các em ngoan, ý thức nề nếp tốt, chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra để chiếm lĩnh kiến thức. 2. Khó khăn Nhà trường còn thiếu giáo viên, giáo viên Lịch sử còn dạy kiêm nhiệm các môn khác như Địa lý, GDCD. Ngoài ra còn công tác chủ nhiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi… nên việc phân bố thời gian để bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém còn hạn chế. Thiết bị dạy học phục vụ dạy học môn Lịch sử còn thiếu: sách tham khảo, tranh, ảnh, hiện vật, máy chiếu,...trong khi nhiều bài giảng có những clip, phim tư liệu, tranh ảnh hấp dẫn, sinh động giúp học sinh hiểu bài, hứng thú với bài học chưa thể truyền tải tới học sinh. Việc tiến hành các phương pháp mới như dạy học theo dự án, dạy học tại thực địa... khó có khả năng áp dụng. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy của bộ môn. 4
- 5 Học sinh chưa có sự độc lập suy nghĩ và tư duy, hoặc trả lời câu hỏi bằng cách đọc nguyên văn sách giáo khoa. Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học. Một số học sinh chưa có sự chuẩn bị bài mới ở nhà, lên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ... còn yếu. Học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (trình bày), còn một số câu hỏi dạng tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh,…thì học sinh còn lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung, chưa cụ thể. 3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm Năm học 2019 2020, tôi được phân công giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Để nắm bắt được tình hình chất lượng học tập môn Lịch sử của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm học 2019 2020. Từ đó phân loại học sinh và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Kết quả khảo sát như sau: Tru Giỏ Khá ng Yếu Kém Kh TSH i bình ối S S SL TL% SL TL% TL% SL TL% SL TL% L 9 119 16 13,4 34 28,6 37 31,1 25 21,0 7 5,9 Như vậy, học sinh yếu kém còn chiếm tỉ lệ khá cao 32 học sinh/ 119 học sinh (chiếm 26,9% ). Do đó, trong quá trình giảng dạy tôi luôn quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém: tôi nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh, rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, hỏi đáp với những câu hỏi phát triển tư duy, khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa, trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn. Nhờ vậy mà kết quả học sinh thi vào 10 THPT đã có bước tiến rõ rệt. 4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém 4.1. Về phía học sinh Học sinh l ườ i h ọc: Qua quá trình giảng dạy, nhận thấy rằng các em học sinh yếu đa số là những học sinh cá biệt, mải chơi, trong lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học. Về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập. Còn một bộ phận nhỏ thì các em chưa xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học để sau đó về nhà lấy ra “học Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 6 vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Ch ưa có phươ ng pháp và độ ng cơ họ c t ập đúng đắ n. Cách tư duy c ủa h ọc sinh : Môn Lịch s ử đượ c xem là mộ t môn họ c cần nhi ều y ếu t ố để họ c tốt như : cách tư duy tinh t ế, s ự t ỉ m ỉ, cách nắm các sự kiện cơ bản, hiểu được mối quan hệ móc xích giữa các sự kiện lịch sử, sự tác động qua lại của các sự kiện lịch sử, mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam ....Vì vậy khi học sinh không có tư duy lịch sử đúng đắ n sẽ d ẫn tới vi ệc m ột s ố em d ần m ất đi hứ ng thú họ c và dẫ n đến tình tr ạng h ọc yếu, kém. Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến bản thân từng học sinh và cách đánh giá của giáo viên chưa hợp lí, chính xác. 4.2. Về phía giáo viên Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên: Hiện nay, còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh. Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự giúp đỡ các em thoát khỏi yếu kém, như gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để động viên, hoặc khuyến khích các em khi các em có chút tiến bộ trong học tập như là khen thưởng các em. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên... Một số giáo viên khi tiến hành giảng dạy còn chưa đổi mới phương pháp dạy học, vẫn tập trung chủ yếu với phương pháp “đọc – chép” khiến học sinh không hiểu bài, không có hứng thú học tập. Các em bị “hổng” kiến thức và lỗ “hổng” đó càng ngày càng rộng khiến các em trượt dài trên con đường mất kiến thức. Điều đó làm cho học sinh không nắm được bài và từ đó dẫn tới giờ học các em không còn chú ý đến việc học tập, kết quả cuối cùng là học sinh trở thành học sinh yếu, kém. Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu không theo kịp. Trong nhà trường, một số cán bộ, giáo viên cũng chưa có sự nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của môn Lịch sử. Họ cũng coi môn Lịch sử là môn học phụ, ít có tầm ảnh hưởng đến tổng quan của nhà trường kể cả khi tham gia vào THPT. Do đó, ít nhiều cũng ảnh hưởng tới tâm lí của học sinh, học sinh cũng có nhận thức sai lệch về bộ môn. Từ đó các em ít dành sự quan tâm tới Lịch sử và hậu quả đó là chất lượng bộ môn bị ảnh hưởng nói chung và nhất là các em có nhận thức chậm lại càng yếu hơn. 4.3. Về phía phụ huynh Còn một số phụ huynh học sinh : 6
- 7 Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho nhà trường và thầy cô. Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập. Cha mẹ học sinh và xã hội còn coi nhẹ và xem môn Lịch sử là môn phụ nên dành ít thời gian và sự quan tâm đầu tư chưa chuẩn nhất là trong bối cảnh thực tế hiện nay khi các trường đại học thi tuyển sinh các ngành nghề có liên quan đến môn Lịch sử ít, nếu có thì lại là những ngành nghề mang lại thu nhập thấp, khó xin việc làm. Vì vậy, kết quả bộ môn ngày càng sa sút, yếu kém trên phạm vi rộng, tỉ lệ học sinh yếu cũng tăng lên và nguy hiểm hơn việc các thế hệ trẻ không có kiến thức lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Đây là điều nguy hại tới sự tồn vong của quốc gia khi mà trẻ không có kiến thức về lịch sử dân tộc. Trên đây ch ỉ là mộ t số nguyên nhân chủ quan d ẫn đế n tình trạ ng họ c sinh y ếu mà bả n thân tôi trong quá trình giả ng dạy đã nhậ n thấ y như vậy. Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 8 B. NỘI DUNG I. Hệ thống các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Lịch sử. 1. Các giải pháp chung a. Phân loại đối tượng học sinh Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng để phân loại học sinh. Những học sinh làm bài đạt kết quả cao, tư duy tốt, trình bày sạch đẹp tôi lựa chọn vào đội tuyển học sinh giỏi. Những học sinh có kết quả yếu kém, tôi lập danh sách rồi tiến hành phụ đạo. Bởi khi phân loại những học sinh yếu kém đúng với những đặc điểm vốn có của các em tôi sẽ lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài chậm, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát… Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể. Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Ngoài ra, giáo viên tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo 1 buổi/tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo có thể kết hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề. b. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. 8
- 9 Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên. c. Kèm cặp học sinh yếu kém Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức. Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, giáo viên chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc cần tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn. Nói chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà. d. Tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị học tập và việc học bài của HS Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà. Việc kiểm tra sát sao của giáo viên là biện pháp giúp học sinh có động cơ học tập, bị thôi thúc học tập. Qua đó buộc HS phải làm việc một cách tích cực để có thể hoàn thành nhiệm vụ môn học. Tuy nhiên để biện pháp này thực hiện có hiệu quả, yêu cầu GV phải kết hợp giữa kiểm tra với động viên khuyến khích học sinh kịp thời, thậm chí là khen thưởng HS. Qua đó kích thích thái độ học tập của HS. e. Xây dựng môi trường học tập thân thiện Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 10 Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi, hoặc cho điểm cao để khuyến khích các em. 2. Các giải pháp cụ thể a. Xác định kiến thức cơ bản cho học sinh Để có bài dạy đạt hiệu quả cao, học sinh yếu kém có thể tiếp thu bài tốt, trước khi tiến hành dạy học, giáo viên cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong SGK, xác định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ nội dung mà tác giả mong muốn ở học sinh về từng mặt giáo dục, giáo dưỡng, phát triển. Sau đó đi sâu vào từng mục, tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức cơ bản của toàn bài. Mỗi bài có từ hai đến ba mục nhưng không dàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà phải xác định phần nào lướt qua, phần nào là trọng tâm thì dành nhiều thời gian hơn. Việc xác định kiến thức cơ bản có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp học sinh biết cần phải học cái gì, phải nắm cái gì và hiểu cái gì. Trên nền tảng kiến thức cơ bản GV xây dựng hệ thống bài tập thực hành cho học sinh yêu cầu học sinh làm bài tập. Qua đó các em sẽ lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học. Trong bài dạy này thường có các tranh ảnh, số liệu thống kê, những mẩu chuyện tư liệu để phục vụ bài dạy. Giáo viên dựa vào cuốn chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định kiến thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh, ý để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, vừa phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh. Ví dụ: Bài 9. Nhật Bản, ở mục II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Học sinh cần nắm kiến thức cơ bản sau: * Sự tăng trưởng kinh tế: Từ đầu những năm 50 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “sự phát triển thần kì” với những thành tựu chính là: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm trong những năm 50 của thế kỉ XX là 15%, những năm 60 của thế kỉ XX là 13,5%. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Mĩ (830 tỉ USD) 10
- 11 Nông nghiệp trong những năm 19671969 cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước… Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính trên thế giới. * Nguyên nhân: Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời. Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của chính phủ Nhật Bản. Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên đề cao kỉ luật... * Từ đầu những năm 90 của TK XX, kinh tế Nhật Bản bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm đòi hỏi Nhật Bản phải có những cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ. Trên cơ sở đó giáo viên xây dựng hệ thống một số bài tập trắc nghiệm, tự luận tương ứng với những nội dung kiến thức trọng tâm đó và phải có mức độ phù hợp với trình độ học sinh yếu kém, để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, tự học và say mê với môn học. b. Phương pháp sử dụng dạy học tích hợp Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Việc áp dụng dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp có ưu điểm đó là các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 12 dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Ví dụ: Khi dạy về nước Mĩ, có thể dùng kiến thức địa lý để học sinh chỉ ra vị trí địa lý của nước Mĩ trên lược đồ. Đó là: phía Bắc giáp Canađa, phía Nam giáp Mêhicô, phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương. Nhờ có hai đại dương lớn bao bọc, che chở nên không bị chiến tranh tàn phá, Mĩ được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí nên giàu lên nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai… Qua việc áp dụng phương pháp dạy học này học sinh sẽ có hứng thú học tập và các em có thể nắm được kiến thức nhanh chóng do đó chất lượng bộ môn cũng tăng lên. c. Lựa chọn và sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học Phải căn cứ vào mục tiêu của bài học để lựa chọn những câu chuyện lịch sử tương ứng thích hợp. Nội dung những câu chuyện lịch sử phải phù hợp với yêu cầu học tập. Chúng ta phải loại bỏ những loại truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết võ hiệp, những câu chuyện xuyên tạc lịch sử, có ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh. Do đó, nội dung câu chuyện phải có chủ đề: một sự kiện, một nhân vật và dựa vào nguồn tài liệu chính xác. Một yêu cầu nữa khi lựa chọn các câu chuyện lịch sử là cần phải làm rõ kiến thức cơ bản của bài học. Những câu chuyện giáo viên đưa ra phải là những câu chuyện gắn liền với kiến thức cơ bản của bài, là cơ sở giúp học sinh hiểu rõ lịch sử. Giúp các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém yêu thích, say mê, hứng thú với môn học. Sử dụng những câu chuyện sử để gây hứng thú và phát triển tính tích cực học tập của học sinh. Nếu như thông báo chỉ cung cấp cho người nghe một số tri thức nhất định, ngắn gọn, khô khan thì kể chuyện bao giờ cũng có chủ đề và tình tiết. Hơn nữa nội dung mỗi câu chuyện không chỉ có khối lượng sự kiện tri thức được cung cấp mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự vật, hiện tượng. Thông thường, nội dung một câu chuyện kể bao gồm những yếu tố sau đây: Giới thiệu vấn đề 12
- 13 Tình huống đặt ra Diễn biến sự kiện Sự phát triển của tình tiết đến cao độ Câu chuyện kết thúc. Một câu chuyện được bố cục như vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt học sinh qua các sự kiện, làm cho các em cảm thấy ngày càng hứng thú, hấp dẫn. Học sinh hứng thú lắng nghe không phải chỉ vì được cung cấp các sự kiện, chi tiết hay hấp dẫn mà còn vì nội dung của câu chuyện có sức giáo dục mạnh mẽ. Khi sử dụng những câu chuyện lịch sử vào bài học, yêu cầu giáo viên phải trình bày rõ ràng, đúng phương pháp bộ môn kết hợp với lời nói sinh động. Lời nói rất quan trọng vì thông qua cách diễn đạt của giáo viên không chỉ giúp học sinh khôi phục hình ảnh quá khứ mà còn nhận thức sâu sắc sự kiện, trình bày những suy nghĩ trong hiểu biết tìm tòi nghiên cứu. Ngoài ra, khi sử dụng câu chuyện giáo viên phải biết chắt lọc, kể ngắn gọn và sau mỗi câu chuyện phải biết đặt những câu hỏi hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó giáo dục tư tưởng cho HS. Nhờ đó, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về nội dung bài học. Ví dụ 1: Khi giảng về chính chính sách đối ngoại của Mĩ, thì một trong những thất bại của Mĩ trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ, đó là thất bại ở chiến tranh Việt Nam. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe về tác phẩm “Why VietNam?” của ngoại trưởng Mĩ, Giônxơnmacnamara viết bằng Tiếng Anh. Tác phẩm nói về việc ngoại trưởng Mĩ từng tham gia chiến tranh Việt Nam, nhưng trở về với thất bại nặng nề. Ông không hiểu vì lí do gì, một đất nước lớn mạnh nhất thế giới về tiềm lực kinh tế, quân sự, với nhiều với nhiều vũ khí hiện đại, trải qua 5 đời tổng thống, 4 chiến lược toàn cầu, với số tiền bỏ ra khổng lồ 676 tỉ USD (Trong khi chiến tranh th ế giới thứ 2, Mĩ chỉ bỏ ra 54 tỉ USD) vậy mà vẫn thất bại. Ông đã đi tìm Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc hình thành đến thời kì hiện đại. Ông đặc biệt tìm hiểu về quá trình chống xâm lược ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, và nhận thấy hiếm có một dân tộc nào trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm như dân tộc Việt Nam, song nhân dân Việt Nam vẫn anh dũng chống trả, giành độc lập và giữ độc lập thành công. Nên việc nước Mĩ thất bại ở chiến tranh Việt Nam là điều tất yếu… Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 14 Sau đó, giáo viên hỏi học sinh những câu hỏi như: Sau khi thất bại ở chiến tranh Việt Nam có tác động như thế nào với tình hình nước Mĩ và thế giới? Học sinh có thể thấy được, sau khi thất bại ở chiến tranh Việt Nam khiến kinh tế Mĩ chậm lại 10 năm, và thắng lợi của cách mạng Việt Nam có tác động cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Điều này giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn bài học, yêu thích hơn với môn học và thể hiện được niềm tự hào dân tộc. Ví dụ 2: Khi dạy Bài 9: “Nhật Bản”, giáo viên giảng về một trong những nguyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì đó là nguyên nhân: con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên đề cao kỉ luật, coi trọng tiết kiệm… Giáo viên có thể đưa hình ảnh Nhật Bản sau trận động đất sóng thần kép xảy ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011, trận động đất và sóng thần kinh hoàng trong lịch sử nước này khi đổ bộ vùng Đông Bắc Nhật Bản khiến hơn 18.000 người chết và hang nghìn người mất tích, gây ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau thảm họa hạt nhân 1986. Thảm họa kép đẩy hàng trăm nghìn người dân vào cảnh tha phương cầu thực. Cuộc sống thiếu thốn, cùng quẫn và nỗi đau mất người thân là gánh nặng thể xác và tinh thần khó có thể bù đắp nổi. Trong thảm họa đó, cả thế giới được chứng kiến và khâm phục một đất nước Nhật kiên cường, kỉ luật. Dù phải chịu cảnh đói, rét nhiều ngày ở khu tị nạn nhưng người dân Nhật vẫn xếp hàng ngay ngắn, trật tự để nhận phần thức ăn, nước uống của mình. Trong đó có câu chuyện về đứa trẻ 9 tuổi, gây xúc động mạnh cho dư luận thế giới lúc bấy giờ. Khi đoàn cứu trợ đến phát lương thực tại một trường tiểu học, có cậu bé 9 tuổi xếp ở cuối hàng, mọi người lo lắng khi đến lượt cậu lương thực sẽ hết, một nhân viên cứu trợ đã đưa một phần lương thực cho cậu, nhưng cậu không nhận mà muốn xếp hàng cho công bằng, đến lượt cậu bé được phát thì cậu cầm khư khư phần lương thực đưa cho nhân viên cứu trợ, muốn họ tìm và chuyển lại cho mẹ và em gái của cậu bé. Bởi, khi sóng thần ập vào trường học, cậu đang trong giờ thể dục, cậu chạy lên ban công tầng 3, thấy xe hơi của bố mình chạy đến cổng trường đón, nhưng bị nước cuốn trôi, em nói trong nước mắt, chắc bố không sống được. Nhà em ở sát bờ biển, vẫn còn mẹ và em gái, em hi vọng mẹ và em còn sống, nên nhường lại thức ăn cho mẹ và em của mình. Một câu chuyện gây xúc động mạnh cho dư luận quốc tế lúc bấy giờ. 14
- 15 Hình ảnh : Hoang tàn đổ nát của Nhật Hình ảnh: người dân Nhật xếp sau trận động đất, sóng thần tháng hàng tuần tự để nhận cứu trợ 3/2011 lương thực Qua mẩu chuyện, giáo viên có thể đặt ra một số câu hỏi như: Em nhận xét như thế nào về con người Nhật Bản trước thảm họa thiên tai? Em có suy nghĩ gì về hành động của cậu bé 9 tuổi ở Nhật? Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Học sinh yếu kém có thể trả lời được, hoặc không. Nhưng qua câu chuyện đó, giáo viên đã khắc họa cho học sinh thấy về một đất nước Nhật Bản kiên cường, kỉ luật, giàu tình người trước thảm họa thiên tai, đó chính là chìa khóa khiến nước Nhật phát triển một cách vượt bậc, khiến cả thế giới phải khâm phục. d. Sử dụng tranh ảnh lịch sử Sử dụng những câu chuyện lịch sử để cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng cụ thể, có hình ảnh, tăng thêm tính chất sinh động gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các em. Hình ảnh minh họa rất có giá trị trong học tập, nó giúp HS có thể hình dung vấn đề rõ hơn, từ đó để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ học sinh, nhất là học sinh yếu kém. Giúp học sinh có thể nhớ được lâu hơn kiến thức đã học. Trong thời điểm bùng nổ của công nghệ thông tin, giáo viên ngoài việc tận dụng kênh hình trong SGK thì có thể tham khảo các nguồn tư liệu khác, ví dụ như khai thác có chọn lọc kênh hình qua mạng Internet để có được những hình ảnh đẹp phục vụ cho việc dạy lịch sử. Trong lúc sử dụng tranh ảnh cần đặt các câu hỏi để HS suy nghĩ tìm ra các vấn đề liên quan đến hình ảnh chứ không để cho HS nhìn hình chỉ vì nó lạ, đẹp. Đối với các nhân vật lịch sử trước hết cho học sinh quan sát nhân vật về gương mặt, vầng trán, đôi mắt… để học sinh khắc họa, nhớ được hình Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 16 ảnh nhân vật, qua đó thấy được tính cách, tầm ảnh hưởng của nhân vật trong lịch sử, có thể đặt dạng câu hỏi như: Ông là ai? Sống ở thời kì lịch sử nào? Ông có công lao gì? Chúng ta có thể học được gì ở ông?… Đối với các hình ảnh là những sự kiện lịch sử. Ví dụ như: Hình ảnh hoang tàn đổ nát của Nhật Bản khi Mỹ ném bom xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki sau chiến tranh thế giới thứ hai. Giáo viên có thể hỏi học sinh: Em nhìn thấy điều gì qua bức tranh trên? Nó liên quan đến sự kiện nào? Qua hình đó em có thể nêu lên suy nghĩ gì của mình về thảm họa chiến tranh...? Học sinh sẽ nhận thấy cảnh hoang tàn đổ nát của đất nước Nhật Bản sau khi Mỹ ném bom nguyên tử, không chỉ cơ sở vật chất bị phá hủy mà còn khiến hàng trăm nghìn người chết, để lại nhiều di chứng phóng xạ nguyên tử về sau. Trong hình ảnh này giáo viên có thể bổ sung, góc trái của hình ảnh ta nhìn thấy, chỉ còn sót lại tòa nhà Genbaku. Tòa nhà này, đã được chính phủ Nhật Bản giữ lại để trở thành khu tưởng niệm hòa bình để hàng năm tưởng niệm những nạn nhân xấu số do Mĩ ném bom nguyên tử. Năm 1996, Genbaku được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Và qua hình ảnh hoang tàn đổ nát do bom nguyên tử gây ra, học sinh sẽ nhận thấy được cần phải lên án chiến tranh, bảo vệ hòa bình. e. Dạy học bằng sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map) Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ 16
- 17 viết…Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người. Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Sơ đồ tư duy có ưu điểm: Dễ nhìn, dễ viết. Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Sơ đồ tư duy sẽ giúp: + Sáng tạo hơn. + Tiết kiệm thời gian. + Ghi nhớ tốt hơn. + Nhìn thấy bức tranh tổng thể, khái quát kiến thức cơ bản của bài học. + Phát triển nhận thức, tư duy. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học như sau: Cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số “sơ đồ tư duy” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em định hướng nhanh hơn. Hướng cho học sinh có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên sơ đồ tư duy. Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn ... các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút, chít”... các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong. Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy : Chọn từ khóa (tên chủ đề) hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm. Vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân Đối với giáo viên, để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc có thể dùng phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, có thể kết hợp để trình Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 18 chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ đồ. Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số sơ đồ tư duy cho các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng các sơ đồ riêng cho mình. Bước đầu, chỉ yêu cầu học sinh xác định được vấn đề trọng tâm, sau đó hệ thống các kiến thức liên quan thành sơ đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh sẽ thiết kế thành nhưng sơ đồ theo tư duy của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng dùng sơ đồ trước hay sau khi học một bài học, với bài học mới, có thể cho học sinh xây dựng theo một nhóm, rồi dựa vào sơ đồ học sinh sẽ thảo luận, sau đó nhóm sẽ trình bày kiến thức theo hình thức thuyết trình dựa trên sơ đồ đã xây dựng, sau bài học thì có thể yêu cầu học sinh tự hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ theo cách riêng của mình. Việc phối hợp linh động nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc thiết lập sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức đã giúp cho học sinh nắm được bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Ví dụ 1: Sơ đồ tư duy “Bài 8: Nước Mĩ” Ví dụ 2: Sơ đồ tư duy “Bài 9: Nhật Bản 18
- 19 g. Dạy học bằng cách sử dụng các trò chơi trí tuệ ̣ Viêc tô ch ̉ ưc tro ch ́ ̀ ơi trong cac gi ́ ờ day Lich s ̣ ̣ ử không chỉ nhăm muc ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ đich giai tri cho hoc sinh ma điêu quan trong là thông qua cac tro ch ́ ̀ ̀ ́ ̀ ơi se tao nên ̃ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ môt không khi hăng say hoc tâp, môt không khi lam viêc nghiêm tuc đê đi tim ́ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ̀ cai phai h ́ ̉ ương đên, đo la nh ́ ́ ́ ̀ ững kiên th ́ ức lich ṣ ử. Qua cac tro ch ́ ̀ ơi cac em v ́ ừa ́ ̉ ̣ ̣ co thê đôc lâp suy nghi, tim toi đông th ̃ ̀ ̀ ̀ ời vừa ren luyên ky năng hoat đông ̀ ̣ ̃ ̣ ̣ nhom cho cac em đê co đap an v ́ ́ ̉ ́ ́ ́ ưa nhanh v ̀ ưa chinh xac. Vi vây, khi cac em ̀ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ hoc Lich ṣ ử thông qua cac tro ch ́ ̀ ơi se tao s ̃ ̣ ự thoai mai h̉ ́ ơn, hưng thu h ́ ́ ơn. Tư ̀ đo ma cac em ghi nh ́ ̀ ́ ớ tôt h ́ ơn nhưng kiên th ̃ ́ ức cơ ban c ̉ ần đạt. Với đối tượng là học sinh yếu kém thì nội dung kiến thức của mỗi trò chơi cũng cần có mức độ vừa sức như nhận biết, thông hiểu, hoặc một số câu nâng lên cấp độ vận dụng thấp có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, nếu đòi hỏi quá cao về kiến thức, học sinh không trả lời được nhiều câu hỏi, sẽ cảm thấy chán nản, không hào hứng tham gia trò chơi và học tập Lịch sử. Chẳng hạn, khi dạy bài: “Nước Mĩ – Bài 8” (SGK Lịch sử 9). Để học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức ở mục II: Sự phát triển về KHKT của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (SGK), giáo viên có thể tổ chức trò chơi này như sau: Thứ nhất, giáo viên chia học sinh làm 2 đội hoặc 4 đội chơi (tùy thuộc số lượng học sinh ít hay nhiều). Thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh về luật chơi (chú ý định lượng thời gian hợp lí) Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Lịch sử 9 thông qua chuyên đề Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- 20 Thứ ba, giáo viên nêu câu hỏi của trò chơi: Em hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Thứ tư, các đội chơi tiến hành thảo luận nhanh trong vòng 1 phút và lần lượt từng thành viên trong đội chơi chạy nhanh đến khu vực bảng nhóm giành cho đội của mình ghi một đáp án vào bảng rồi nhanh chóng chạy về chỗ để thành viên khác tiếp tục thực hiện cho đến hết. Thứ năm, giáo viên cùng các đội chơi lần lượt nhận xét về kết quả của từng đội, sau đó thống nhất chọn đội chơi nào hoàn thành trong thời gian sớm nhất và chính xác nhất. Đội chơi xuất sắc nhất sẽ là đội thắng cuộc và giáo viên khuyến khích bằng điểm số cho các thành viên trong đội. Những đội có kết quả như đội thắng cuộc nhưng hoàn thành muộn hơn hoặc đội chưa hoàn thành sẽ được tuyên dương bằng những tràng pháo tay của cả lớp, để động viên tinh thần của các em đã hăng hái tích cực tham gia trò chơi. Khi áp dụng các trò chơi vào thực tế giảng dạy đã tạo nên sự thoải mái, môi trường thân thiện giữa thầy và trò. Từ đó gây được hứng thú học cho các em, chính vì vậy mà không khí học tập cũng sôi nổi hơn, hiệu quả hơn. Đó thực sự là kết quả bất ngờ. Bởi lẽ, ngoài việc chơi hơn hết các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ nhàng, không nặng nề, không gượng ép; tạo được không khí “Học mà chơi chơi mà học”. Tuy nhiên, các trò chơi phải đảm bảo mục tiêu của bài học, các câu hỏi trong mỗi trò chơi đều phải tập trung vào các đơn vị kiến thức lịch sử cần ghi nhớ. Tùy vào từng bài cụ thể mà giáo viên bám sát vào mục tiêu bài học để sáng tạo các trò chơi thích hợp như: trò chơi Ai nhanh tay hơn, giải ô chữ hay giải mật mã… Các trò chơi này, giáo viên có thể lựa chọn hình thức chơi cá nhân hay tập thể một các linh hoạt, phù hợp vừa để khắc sâu hơn kiến thức lịch sử cho học sinh, vừa tạo được không khí vui vẻ khi học tập Lịch sử, khiến học sinh nhất là học sinh yếu kém sẽ hứng thú, yêu thích hơn với môn học. Khi sử dụng các trò chơi tránh tình trạng lạm dụng quá mức cho phép sẽ biến giờ học trở thành “ trò chơi giải trí đơn thuần” sẽ làm mất thời gian và phản tác dụng. Trong quá trình dạy học không phải bài nào, mục nào cũng có thể tổ chức được trò chơi, mà có những bài, mục bài không thể tổ chức được. Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu thật kĩ càng ở bài này, mục này có tổ chức được trò chơi hay không. Để tổ chức trò chơi thành công, đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị công phu đồng thời phải phổ bến luật chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi. Một điều không thể thiếu trong các trò chơi, đó chính là giáo viên phải luôn động viên, khuyến khích học sinh kịp thời để tạo sự hứng thú, sự tương tác giữa thầy và trò. Giúp học sinh nhất là học sinh yếu kém ghi nhớ và nhớ lâu kiến thức đã học. 3. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 329 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 168 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 38 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 85 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 65 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán của Excel
14 p | 91 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy loại bài tập về số chính phương cho học sinh giỏi lớp 8 ở trường trung học cơ sở
16 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn