intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6

Chia sẻ: Dung Hoang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến trình bày một số giải pháp mới để giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về giá trị của môn học, say mê, hứng thú với bộ môn, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả của môn Ngữ văn 6.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6

  1. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 PHẦN THỨ  NHẤT: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Nhà văn M.Gorki từng nói “Văn học là nhân học”, văn học là cuộc sống –   thông qua ngôn từ  và hình tượng nghệ  thuật sinh động, nó cung cấp cho con  người kiến thức về  cuộc sống cũng như  khám phá cái đẹp trong tâm hồn con   người. Đến với văn học chúng ta tìm thấy vẻ đẹp nhân văn qua mỗi sự vật, hình  tượng trong tác phẩm mà từ  đó tác động tâm tư  tình cảm, góp phần để  hình  thành và phát triển nhân cách. Vậy nhưng, không phải ai cũng hiểu vai trò của  văn chương trong đời sống con người, hiện nay giá trị văn học đang dần bị lãng  quên. Nhất là với học sinh. Xu hướng xem nhẹ các môn xã hội nói chung, môn  Ngữ văn nói riêng là điều mà bất cứ giáo viên đứng lớp nào cũng có thể dễ dàng  cảm nhận. Học sinh học Văn như một sự bắt buộc để đủ điều kiện lên lớp hay  để có được tấm bằng tốt nghiệp cuối cấp chứ không phải bởi sự  đam mê. Học  văn là phải đọc, thậm chí là đọc đi đọc lại nhiều lần, phải ngẫm nghĩ, tìm tòi,   liên hệ…Có lẽ vì vậy mà học sinh đang dần dần “quen” môn Văn. Tác phẩm văn chương là bức tranh về  cuộc sống, con người trong lao   động, trong đấu tranh được tái hiện một cách chuẩn xác mà không hề khô khan,  tẻ nhạt. Học văn, bên cạnh cái cơ bản là học về ngôn ngữ, tiếng nói văn chương  của tiếng Việt để  có thể  nói, viết, xây dựng ngôn ngữ  diễn đạt cho riêng mình  thì còn học về  văn hóa, tình cảm, tư  duy nghệ  thuật của nhân loại thông qua   những tác phẩm văn chương đặc sắc. Và từ  đây, ta học cách làm người, học  cách chia sẻ, yêu thương.Văn học giúp ta bồi dưỡng tình đời, tình người, làm cho   tâm hồn tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm. Học tốt môn văn là nền tảng vững   chắc giúp các em tự  tin trong giao tiếp hàng ngày, góp phần cho những thành  công trong cuộc sống mai sau. Để  học sinh thấy được giá trị  to lớn của văn học, để  thắp sáng và thổi   bùng ngọn lửa đam mê văn học trong các em, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn  Ngữ Văn, bản thân tôi đã luôn không ngừng nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện   những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6 và bước đầu nhận thấy   được những chuyển biến rất tích cực. Các em trở nên hào hứng hơn với các tiết  văn, tích cực hơn trong việc học bài  ở  nhà, chuẩn bị  bài trước khi đến lớp nên  chất lượng bộ  môn cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn đề  tài “Một số  giải   pháp nâng cao chất lượng bộ  môn Ngữ  văn 6” với mong muốn được chia sẻ  những kinh nghiệm riêng của cá nhân trong quá trình giảng dạy bộ  môn Ngữ  văn.                                                           Trang  1
  2. II. Mục đích nghiên cứu Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng  bộ môn Ngữ Văn 6”, bản thân tôi muốn bày tỏ những suy nghĩ, trăn trở của mình  về  thực trạng việc dạy và học môn Ngữ  văn 6 hiện nay, đồng thời cũng mạnh  dạn đề xuất những giải pháp được rút ra từ thực tiễn giảng dạy của mình. Thực  sự tôi rất mong được các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm, trao   đổi, bàn luận để  tìm ra những giải pháp tối  ưu nhất, giúp học sinh có cái nhìn   đúng đắn hơn về giá trị của môn học, say mê, hứng thú với bộ  môn, từ  đó nâng   cao chất lượng hiệu quả  của môn Ngữ  văn. Mục đích cụ  thể  mà đề  tài hướng   đến là: ­ Tìm hiểu thực trạng thái độ  của học sinh với môn học Ngữ  Văn và chất  lượng của bộ môn này. ­ Phát hiện những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bộ  môn Ngữ  văn chưa  cao. ­ Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ  văn. ­ Rút ra những bài học kinh nghiệm riêng cho bản thân để  vận dụng vào   việc giảng dạy Ngữ  văn  ở  các khối lớp để  nâng cao chất lượng của bộ  môn này  1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề  tài này là học sinh lớp 6A1, 6A7 năm học  2017­2018 và học sinh lớp 6A3, 6A6 của học kì 1­ năm học 2018­2019 tại trường   THCS Nguyễn Trãi. 2. Phạm vi của đề tài Đề tài nghiên cứu tập trung vào một số giải pháp mới để giúp học sinh có  cái nhìn đúng đắn hơn về giá trị  của môn học, say mê, hứng thú với bộ môn, từ  đó nâng cao chất lượng hiệu quả của môn Ngữ văn 6. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Định hướng cách tân biện pháp dạy và học đã được chính xác trong quyết   nghị Trung ương 4 khóa VII (1 – 1993), quyết nghị Trung ương 2 khóa VIII (12 –  1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 – 1998), được cụ thể hóa trong  các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo , đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 – 1999). Văn   Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiêp t ́ ục khẳng định “giáo dục là quốc  sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo 
  3. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 nhân lực, bồi dưỡng nhân tai. Chuy ̀ ển mạnh quá trinh giáo d ̀ ục chủ yếu từ trang  bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi   đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Trước hết ta phải hiểu rõ được bản chất của những phương pháp dạy   học mới đó là: ­ Dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự  hướng dẫn và tổ  chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia   trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà  trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát   triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo  của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng   môn học. ­ Phương pháp­ kĩ thuật dạy học tích cực Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có  nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về  PPDH. Trong tài liệu này,  PPDH  được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên  và học   sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. Kĩ thuật dạy học gồm có: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ  thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh   ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,... Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của  giáo viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá   trình dạy học. ­ Bản đồ tư duy (sơ đồ tư duy)  Nghị  quyết Trung  ương 2, khóa VIII khẳng định “Phải đổi mới phương  pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp   tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và  phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự  học, tự nghiên cứu cho học sinh...”. Sơ  đồ  tư  duy (SĐTD) sử  dụng đồng thời hình  ảnh, đường nét, màu sắc,   chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ  lệ, chi tiết khắt khe và định khuôn sẵn như  các loại bản đồ  thông dụng khác.   Như  vậy cùng một chủ  đề, bài học nhưng mỗi người có thể  vẽ  theo một cách                                                            Trang  3
  4. khác nhau và hoàn toàn có thể thêm hoặc bớt các nhánh dễ dàng. Nếu muốn ghi   chép bằng SĐTD cũng có nhiều  ưu điểm hơn như: Lôgíc, mạch lạc; trực quan,  sinh động, dễ  nhìn, dễ  hiểu; vừa nhìn được tổng thể, vừa biết được chi tiết;   giúp hệ  thống hóa kiến thức dễ  dàng; và giúp việc ôn tập khoa học, nhớ  kiến   thức lâu hơn... ­ Dạy học phát triển năng lực  Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý  tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý  rèn luyện năng lực giải   quyết vấn đề  gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề  nghiệp , đồng  thời gắn hoạt  động trí tuệ  với hoạt  động thực hành, thực tiễn. Tăng cường  việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng   tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.  ­ Giáo dục an ninh và quốc phòng Quốc phòng: là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân  tộc, trong đó sức mạnh quân sự  là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm   nòng cốt. An ninh: là tình hình trật tựxã hội bình thường, yên ổn, không có rối loạn. Giáo dục an ninh và quốc phòng nhằm mục đích hình thành, bồi dưỡng ở  học sinh tình yêu quê hương, đất nước. Giáo dục học sinh ý thức công dân trong   việc bảo vệ xã hội, xây dựng nền quốc phòng vững mạnh để bảo vệ đất nước. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, rất nhiều những phương phápđổi mới dạy học   được đưa vào áp dụng, nhằm phát huy tối đa tính chủ  động, tích cực của học  sinh. Các buổi tập huấn, họp tổ chuyên môn cũng đưa vấn đề phương pháp dạy  học cùng thảo luận, trao đổi nhằm mục đích nâng cao chất lượng bộ  môn. Tuy   nhiên, vị thế của môn Văn ngày càng giảm sút, tình trạng học sinh chán học văn   ngày càng tăng thực sự  là một vấn đề  đáng lo ngại. Từ  thực tế  giảng dạy, tôi   nhận thấy để dẫn đến tình trạng này do một số nguyên nhân sau: 1. Đối với người dạy Nhìn chung, hầu hết các thầy cô đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm  lo quan tâm đến học sinh, tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế nhất định sau: + Nhiều thầy cô ngại đổi mới, có áp dụng phương pháp mới nhưng chậm,  ít hoặc chưa phù hợp với nội dung bài học, phương pháp giảng dạy chưa thực   sự phù hợp với đa phần đối tượng học sinh.
  5. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 + Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn khi chương trình sách giáo khoa mới  với yêu cầu truyền đạt mộtkhối lượng khổng lồ  của tri thức nhưng thời gian   thực học của học sinh với bộ môn ngày càng ít. + Với đặc thù của bộ môn, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh   ảnh minh họa trong sách không nhiều. + Trong một lớp, mức tiếp thu nội dung bài học của học sinh nhanh, chậm   khác nhau cũng là một rào cản trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. 2. Đối với học sinh Với địa bàn tập trung lượng dân cư  đông đúc, tỉ  lệ  đồng bào  ở  các buôn  Eana, buôn Drai, buôn Tơ  Lơ  phần đa phần điều kiện kinh tế  còn khó khăn,   ngoài giờ  lên lớp, các em còn phải phụ  giúp gia đình, ít dành thời gian cho việc   học. Nhất là vào mùa vụ, sự  chuyên cần của các em các giảm.Điều đó càng   khiến cho chất lượng bộ môn càng khó đảm bảo. + Ý thức tự học, vượt khó trong học tập của nhiều em chưa cao. Với môn   Văn, tương lai để chọn ngành nghề, kiếm việc cũng khó hơn nên nhiều gia đình  chỉ hướng con em vào các môn học “thời thượng” như Toán, Lí, Hóa, Tiếng Anh.   Vì vậy, không ít học sinh xem nhẹ  môn học, không dành thời gian cho bộ  môn   này, hoặc có học cũng chỉ  là học lấy lệ  hoặc đối phó. Điểm này thể  hiện rõ ở  việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Có nhiều   em giáo viên hỏi bài cũ cả 4,6 lần thì tất cả cũng chỉ nhận được câu trả lời duy  nhất “Thưa cô, em không thuộc”, “em chưa thuộc”…. + Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, nhu cầu giải trí như xem  ti vi, chơi game, lướt facebook . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý   thức học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học. + Lười học, chán học nên học yếu. Học yếu lại càng lười học, chán học,  cứ  xoay vòng như  một quy luật tất yếu, khiến cho giờ học với các em trở  rất  nên nặng nề.  Năm   học   2017­2018,   tôi   phụ   trách   giảng   dạy   môn   Văn   ở   2   lớp:   6A1,   6A7.Và năm học 2018­2019 dạy hai lớp: 6A3, 6A6. Dù là học sinh đầu cấp và  mới chỉ  là những tuần học đầu tiên, nhưng học sinh đã tỏ  ra thờ   ơ, không hào   hứng với môn học. Tôi hướng dẫn các em cách soạn bài, học bài, song ở tiết học   mới, có rất ít em chịu thực hiện.  Kết quả bài kiểm tra định kì lần 1 học kì I môn Ngữ  văn 6 trường THCS  Nguyễn Trãi khi chưa thực hiện đề tài trong hai năm học gần đây như sau:                                                            Trang  5
  6.   Năm học 2017 ­2018: Lớp Điểm Ghi chú Sĩ số Trung  Năm học Giỏi Khá Yếu Kém bình 6A1 29 0 1 15 8 5 6A7 36 2 7 17 8 2 2017­2018 Tổng  65 2 8 32 16 7 cộng Tỉ lệ 3% 12,5% 49% 24,5% 11% Năm học 2018 – 2019: Điểm Ghi chú Lớp Sĩ số Trung  Năm học Giỏi Khá Yếu Kém bình 6A3 26 0 1 14 6 5 6A6 35 2 6 16 9 2 2018­2019 Tổng  61 2 7 30 15 7 cộng Tỉ lệ 3,4% 11,3% 49,3% 24,6% 11,4% Từ kết quả thống kê cho thấy kết quả bài kiểm tra định kì của học sinh đối  với bộ môn Ngữ văn vẫn còn thấp cụ thể như sau: Năm học 2017­ 2018: số  học sinh đạt điểm từ  trung bình trở  lên đạt tỉ  lệ  64,5%, còn lại là học sinh có điểm yếu và kém. Năm học 2018­ 2019: số  học sinh đạt điểm từ  trung bình trở  lên đạt tỉ  lệ  64%, còn lại là học sinh có điểm yếu và kém. Vậy làm thế  nào để  học sinh có hứng thú, tích cực đồng thời phát triển  được tư duy, tìm tòi, óc sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ vấn đề đó bên cạnh  việc thực hiện tốt việc dạy học theo hướng đổi mới, bản thân tôi không ngừng   học hỏi, tìm tòi sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau  với hi vọng học  sinh sẽ  yêu môn Ngữ  văn hơn và từ  đó nâng cao được chất lượng bộ  môn của   mình. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Các bước tiến hành một tiết học: 1.1. Tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện khi vào giờ học
  7. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 Trong mỗi tiết học, người đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khí lớp  học chính là giáo viên.Thái độ, tâm lí, tác phong của người đứng lớp có  ảnh   hưởng rất lớn đến tâm lí học sinh. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh  tích cực” phải bắt đầu từ  “Lớp học thân thiện” và “Mỗi thầy cô là một tấm  gương sáng về  đạo đức và tự  học”. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải luôn mẫu   mực trong thái độ, tác phong, cách ứng xử. Sự thân thiện, tích cực của giáo viên sẽ tạo nên sự  gần gũi, thân tình, yêu   mến ở học sinh, xóa bỏ cảm giác áp lực mỗi khi đến tiết học Ngữ văn. Yêu mến  thầy cô, đồng nghĩa với việc các em có hứng thú với môn học. Ngược lại, nếu   giáo viên tỏ  ra lạnh nhạt, thiếu thiện cảm với học sinh thì các em sẽ  xa lánh,   không tương tác với những bài học, và đồng nghĩa với việc, mục đích của giáo  dục coi như thất bại. Cuộc sống của giáo viên cũng như  bao nhiêu người khác với những lo   toan, gánh nặng bộn bề của cuộc sống đời thường.Nhưng khi lên lớp, đứng trên  bục giảng, chúng ta phải tự  mình điều chỉnh tâm lí, gạt bỏ  những lo âu, buồn   bực, bởi những tâm lí nặng nề sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tiết học, đến tâm lí   học sinh. Không làm chủ  được cảm xúc, không chỉ  không có cảm hứng truyền   tải nội dung bài học, mà còn có thể  có những thái độ, hành động không chuẩn  mực, đánh mất hình ảnh của chính mình. Vì thế, tạo một không khí vui vẻ, thân  thiện, nhẹ nhàng là tiền đề quan trọng  để tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài   học. 1.2. Coi trọng việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới  Kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị  bài mới  ở  nhà của học sinh phải là  hoạt động mang tính bắt buộc thường nhật của giáo viên khi bắt đầu tiết học.Có  khi tự tôi đi một vòng quanh lớp, yêu cầu các em giở vở soạn lên bàn, có khi cho  chính học sinh kiểm tra chéo nhau, có khi là bằng cách lấy ý thức tự  giác, trung   thực của học sinh…Để  tránh tình trạng không học bài, soạn bài hoặc có nhưng  chỉ mang tính chất đối phó, lấy lệ, vài tuần, tôi sẽ thu vở kiểm tra, có thể là 5­10  em, nửa lớp, hoặc cả  lớp, có chấm điểm, nhận xét rõ ràng theo hướng động   viên, khích lệ sự cố gắng, nỗ lực của các em để học sinh rút kinh nghiệm trong   các bài soạn sau. Với những học sinh yếu hơn, tôi thường có thêm điểm cộng ở  sau, khi trả  bài, tôi sẽ  nói luôn  ở  trước lớp, rằng “những bạn đó có nhiều cố  gắng nên cô đã cộng thêm 1 điểm khuyến khích”.Với những trường hợp không   tiến bộ  thì tôi cũng kiểm điểm nghiêm khắc, có những hình thức kỉ  luật nhất   định, từ nhẹ nhàng nhắc nhở đến việc viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh.                                                           Trang  7
  8. Để việc học bài cũ, soạn bài mới có hiệu quả, điều quan trọng là giáo viên   cần có những hướng dẫn cụ thể cho học sinh tự học.Giúp các em có tinh thần tự  học, phát huy tính chủ  động trong việc tìm hiểu nội dung bài học. Vì thế, trong  buổi học đầu tiên của năm học mới, tôi dành một khoảng thời gian cho việc đưa  ra nội quy riêng của bộ  môn, trong đó tất nhiên không thể  thiếu quy định việc   học bài cũ, chuẩn bị  bài mới. Tôi hướng dẫn khái quát cách soạn bài của từng   phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn để học sinh nắm rõ phương pháp   học  ở  nhà. Phần dặn dò sau mỗi tiết học, tôi đều dành vài phút để  nêu những   hướng dẫn, gợi ý cho việc học bài cũ, soạn bài mới. Với việc học bài cũ, tôi  thường dặn dò các em về  xem lại nội dung bài giảng, chỉ  ra những nội dung  trọng tâm để  học sinh lưu ý nắm vững kiến thức.Với việc yêu cầu học sinh   soạn bài mới, tôi thường cụ  thể  hóa những yêu cầu của nội dung bài học theo   từng phân môn. Phần văn bản: Yêu cầu học sinh đọc kĩ văn bản, xem phần chú thích từ  khó để  hiểu đúng nội dung; nắm khái quát về  tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra   đời, bố cục; trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu văn bản, lưu ý về nội dung, nghệ  thuật và ý nghĩa của văn bản. và một số lưu ý cụ thể ở từng bài. Ví dụ, khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài “Bài học đường đời đầu tiên”  của Tô Hoài tôi thường yêu cầu: + Tìm hiều thêm về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”.  + Đọc phần chú thích, nắm những nét chính về tác giả, tác phầm; đọc kĩ   đoạn trích, nắm vững các từ  khó;tìm các chi tiết miêu tả  về  ngoại hình, hành  động, tính cách của Dế  Mèn; tìm chi tiết thể  hiện thái độ  của Dế  Mèn sau khi  gây ra cái chết cho dế Choắt. + Soạn bài theo hệ  thống câu hỏi phần Đọc ­ hiểu văn bản trong sách   giáo khoa. Phần Tiếng Việt   và Tập làm văn: Yêu cầu học sinh chú ý trước hết  ở  từng mục. Đọc ví dụ, trả lời các câu hỏi để từ đó tự hình thành khái niệm và làm   trước các bài tập phần luyện tập. Nếu xét thấy nội dung nào quá khó với năng lực của học sinh, tôi sẽ phân  chia công việc theo từng nhóm để các em trao đổi, thảo luận, giúp đỡ những bạn   yếu hơn. Giáo viên cần chú ý để tránh tạo áp lực về điểm số cho học sinh. Học   bài cũ, chuẩn bị bài mới mục đích chính là tạo tâm thế  để  học sinh tiếp thu bài   tốt hơn. 2. Các giải pháp: 2.1. Soạn giảng và đổi mới phương pháp dạy học
  9. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 Đây là giải pháp quan trọng nhất để  nâng cao chất lượng dạy học nói  riêng, chất lượng giáo dục nói chung. Dù dạy – học là hai hoạt động có tính độc  lập tương đối nhưng lại là hai mặt của một quá trình: giáo viên truyền đạt kiến   thức, kỹ năng, hình thành, bồi dưỡng nhân cách, tình cảm cho học sinh, học sinh   là người lĩnh hội, làm chủ kiến thức. Đổi mới phương pháp dạy học  là yêu cầu   bắt buộc, người giáo viên phải thực sự không ngừng học hỏi, dám nghĩ dám làm,  chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm từ thất bại. Tuy nhiên, với suy nghĩ của cá  nhân, tôi cho rằng, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ hoàn   toàn phương pháp truyền thống, mà cần biết kế  thừa, phát huy trên cơ  sở  vận  dụng phương pháp mới một cách sáng tạo, có hiệu quả như: 2.1.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng sơ đồ tư duy   vào giảng dạy Công nghệ thông tin là một phương tiện dạy học hiện đại với những tính  năng ưu việt, tiện ích nổi trội của nó so với các phương tiện dạy học khác. Giáo  án điện tử là bước cải tiến lớn giúp giáo viên mang lại cho  học sinh nhiều thông  tin hơn và các thông tin đó có thể  được chứa đựng trong nhiều kênh khác nhau   như văn bản, hình ảnh, âm thanh và các đoạn video. Có thể nói, công nghệ thông   tin đã cung cấp điều kiện và phương tiện thuận lợi hỗ trợ đắc lực cho công việc   giảng dạy của giáo viên  môn Ngữ  văn nói riêng, các bộ  môn khác nói chung.  Trong thực tế  giảng dạy của mình, tôi nhận thấy với những tiết học có sự  hỗ  trợ của công nghệ thông tin, học sinh tỏ ra rất hào hứng, chăm chú khi được trực  quan bằng những hình ảnh liên quan. Và vì thế, các em cũng nắm bài, nhớ được   nội dung bài học tốt hơn rất nhiều.  Khi có sự hỗ trợ công nghệ thông tin, ta cần chú trọng lồng ghép phương   pháp sử  dụng sơ  đồ  tư  duy vào phần củng cố  ­ đây  là cách làm hiệu quả, giúp  học sinh nắm nội dung bài học một cách khái quát nhưng rất đầy đủ. Tôi thường   dành 5 phút cuối giờ, yêu cầu các nhóm vẽ sơ  đồ  tư  duy cho bài học sau đó để  các em tự trình bày cách hiểu của mình về nội dung bài học, rồi có thể đối chiếu   với bảng sơ đồ tư duy giáo viên chiếu lên bảng. Với cách này, tôi không chỉ tạo   cho các em sự  thích thú khi được tự  tay thiết kế  một sản phẩm, mà còn rèn  luyện tư  duy chọn lọc thông tin, từ  ngữ, sắp xếp bố  cục để  ghi nội dung cần   thiết và logic nhất. 2.1.2. Tích cực dạy học theo chủ  đề  tích hợp và  áp dụng giáo dục an   ninh quốc phòng                                                           Trang  9
  10. Đây được coi là nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy  học môn Ngữ  văn nói riêng để  phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao   chất lượng giáo dục.  Nội dung tích hợp cần tập trung vàonhững điểm quy tụ,  liên kết nội dung ba phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn trong văn bản  để  xây dựng các tình huống tích hợp và các hoạt động phức hợp tương  ứng  nhằm giúp học sinh  tích hợp tri thức và kĩ năng trong khi xử lí tình huống. Đó có   thể là những từ ngữ, câu thơ, đoạn văn, những chi tiết, hình tượng, các sự kiện,   quan hệ, tình huống mà muốn cảm hiểu, cắt nghĩa, đánh giá đòi hỏi phải vận   dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết nhiều mặt về  lịch sử, văn  hóa, xã hội, văn học, ngôn ngữ. Đó còn có thể  là tích hợp kiến thức những bộ  môn khác như lịch sử, địa lí, giáo dục công dân... Bằng cách tổ chức, thiết kế các  nội dung, tình huống tích hợp để   học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ  năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các   kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. Với cách làm này, giáo viên vừa  tạo được sự  hào hứng của các em với môn học, giúp các em tích hợp các kiến  thức và kĩ năng đã lĩnh hội,xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc   môn Ngữ văn với các môn khác. Ở năm học 2018­2019, Phòng giáo dục và đào tạo huyện  Krông Ana đã triển  khai việc dạy lồng ghép“An ninh quốc phòng” vào giảng dạy. Sau khi được tập   huấn và có sự thống nhất trong tổ bộ môn, tôi đã mạnh dạn đưa vào chương trình   học của học sinh. Bên cạnh nội dung đã được định hướng ở một số văn bản tôi còn   mở rộng, liên hệ thực tế nhằm giáo dục ý thức công dân cho các em.  Ví dụ: Chương trình Ngữ văn 6 học kì 1 lồng ghép giáo dục An Ninh – Quốc  Phòng ở các văn bản: Con Rồng cháuTiên, Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm. Ngoài  nội dung đã có định hướng tôi giảng giải giúp các em tự  hào về  quê hương đất   nước mình, về  trách nhiệm góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững  mạnh để bảo vệ đất nước. 2.1.3. Dạy học trải nghiệm sáng tạo Đây là một hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên ­   từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác   nhau. Qua đó phát triển năng lực, phát huy tiềm năng sáng tạo của các nhân. Trong năm học 2017 – 2018, bản thân tôi được tập huấn về việc dạy học trải  nghiệm sáng tạo theo định hướng năng lực cho giáo viên do Phòng giáo dục và đào  tạo huyện Krông Ana tổ chức, sau đó tôi về có triển khai và thấy kết quả khả quan.   Sang năm học 2018 – 2019, nhận thấy đây là một trong những nội dung không thể  thiếu, tôi đã lên kế hoạch ngay từ đầu năm và đưa vào áp dụng. 
  11. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 Ví dụ: Với chủ đề “Sân khấu hóa truyện dân gian”. Khi bắt đầu học truyện   cổ  tích và truyện cười, tôi hướng dẫn học sinh cách thức làm việc, lắng nghe   nguyện vọng của học sinh để  học sinh tự tư duy sáng tạo, giao việc và định hình  về một tiết thực hành sau khi học xong bài học. Cuối cùng là chọn thời điểm (có   thể là tiết ngoại khóa: hoạt động ngoài giờ lên lớp hay sinh hoạt lớp) để học sinh  thực hành ngay trên lớp. Hình ảnh minh họa của các nhóm khi thực hành  tiết “ Trải nghiệm sáng tạo”                                                           Trang  11
  12. 2.1.4. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
  13. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ  chương   trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là  từ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến quan tâm HS vận dụng được cái gì   qua việc học. Để  đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ  phương   pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng  kiến thức, rèn luyện kỹ  năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường  việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên ­ học sinh theo hướng cộng   tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học   tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung   các chủ  đề  học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các   vấn đề phức hợp. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là sự  kết hợp linh hoạt   phương pháp – kỹ thuật dạy học tích cực với phương pháp truyền thống, đồng thời  với việc sử  dụng các phương tiện kỹ  thuật phù hợp với môn học, kiểu bài. Chú   trọng nhiều đến khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề của học sinh. Ví dụ: Sau khi hướng dẫn đọc thêm văn bản “Con Rồng cháu Tiên”, tôi giúp  học sinh củng cố bằng sơ đồ tư duy: Bài tập về  nhà là học sinh vẽ  sơ  đồ  tư  duy nội dung văn bản “Con Rồng   cháu Tiên”. Khi kiểm tra bài tập các em tôi đánh giá cao ý tưởng sử  dụng đường  nét, hình ảnh, màu sắc ... để thể hiện nội dung. Chỉ có các chi tiết, sự việc là bám   sát văn bản, còn ý tưởng thì không có quy định nào. Học sinh rất hào hứng trong   việc tìm tòi ý tưởng để thể hiện nội dung nên các em hứng thú hơn với môn Ngữ  văn. 2.2. Linh hoạt trong kiểm tra, đánh giá Khi kiểm tra để  lấy điểm miệng, không nên cứng nhắc là kiểm tra vào  đầu tiết học. Việc kiểm tra có thể linh hoạt chuyển đổi giữa tiết, hoặc cuối tiết   học. Cũng có thể cho điểm trong quá trình học bài mới, khi học sinh trả lời tốt,   tích cực tham gia xây dựng bài. Khi kiểm tra 15 phút  hoặc kiểm tra định kì, cần có sự phân loại đối tượng   học sinh, không nên ra những câu hỏi đánh đố hay những câu hỏi ngoài kiến thức   sách giáo khoa. Tôi thường ra đề thi có sự phân hóa đối tượng học sinh. Mức độ  nhận biết, thông hiểu, vận dụng  ở  cấp độ  dễ  chiếm 60­70% tổng số  điểm bài  thi, câu hỏi khó, hoặc câu hỏi vận dụng cấp độ  cao chiếm 30­40%. Với những   đề như vậy, học sinh yếu cũng có thể làm được 4­5 điểm, điều đó sẽ không tạo                                                            Trang  13
  14. ra sự chán nản hay thất vọng hoàn toàn với những em có học lực yếu. Cùng với  những lời động viên, khuyến khích kịp thời, những con điểm đó còn khích lệ tinh  thần cho các em, để các em cố gắng hơn trong những bài kiểm tra sau. Khi chấm bài, bên cạnh đòi hỏi phải chấm chính xác theo yêu cầu đề  ra  được thể  hiện rõ qua điểm số, còn cần chấm sự  sáng tạo, tình cảm chân thành  của học sinh để  động viên, khích lệ. Tôi thường chỉ  ra cụ  thể  lỗi sai, sửa trực  tiếp trên bài kiểm tra và có những nhận xét, bổ sung để học sinh thấy được hạn   chế của mình để khắc phục lần sau. 2.3. Giáo viên cần làm chủ kiến thức Điều quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học là giáo  viên phải có kiến thức vững vàng, thông suốt, đảm bảo kiến thức chuyên môn,  làm chủ được phương pháp trong từng bài giảng, tránh trường hợp bị động, lung  túng trong quá trình dạy học. Điều này sẽ  khiến cho học sinh quy phục và sẽ  hứng thú học tập với giáo viên bộ môn đó. Muốn vậy, chúng ta cần không ngừng   tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ. Trước mỗi giờ  lên  lớp, cần phải soạn giảng cẩn thận, bài bản, kĩ càng, chu đáo và làm chủ  kiến  thức. Như vậy, ta đã thành công một nửa. Giáo án minh họa: Tuần 2            Ngày soạn:  Tiết PPCT: 5  Ngày dạy:  THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:    Giúp HS: 1. Kiến thức:       ­ Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện   Thánh Gióng. 2. Kĩ Năng:     ­ Kể lại được truyện.     ­ RLKN: Bước đầu nhận biết, phân tích truyện truyền thuyết 3. Thái độ:       ­GDHS: Tinh thần đoàn kết, ý thức dân tộc và ý chí đấu tranh bảo vêh đất   nước. Thấy được sức mạnh đánh giặc của dân tộc ta từ xưa đến nay.
  15. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 B/ PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: ­ Phương pháp quan sát trực quan, vấn đáp,  hoạt động nhóm… ­ KT “trình bày một phút”, Đọc hợp tác,… ­ Sử  dụng các dạng câu hỏi: Nêu vấn đề, tái hiện, yêu cầu có sự  so sánh đối  chiếu, ứng dụng và liên hệ… C/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tranh về Thánh Gióng, giấy A4 2. HS: soạn bài, vở ghi D/ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức:   2. Kiểm tra bài cũ: (?) Nêu ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên? ­  Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới:  Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch  sử văn học VN nói chung, văn học dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện  dân gian thể hiện rất tiêu biểu độc đáo chủ đề này. Truyện cho chúng ta biết về  sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ và sức mạnh này luôn theo   mỗi con người VN trong công cuộc đánh giặc cứu nước. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức  Hoạt động 1 I/ Đọc ­ hiểu văn bản: ­ GV gọi HS đọc tác phẩm. Đọc giọng: Rõ ràng,        1.   Đọc   –   Tìm   hiểu  mạch lạc.  chung: ­ HS đọc và GV nhận xét cách đọc của mỗi HS. ­ Đọc, tóm tắt ? Văn bản thuộc thể loại gì? ­ Tìm hiểu từ khó ? PTBĐ chính mà tác giả sử dụng là gì?  ­ Thể loại:Truyền thuyết ?Văn bản có bố cục mấy phần? Nội dung của từng     ­ PTBĐ: Tự sự phần?    ­ Bố cục: 4 phần                                                           Trang  15
  16.  ­ Đ1: từ đầu … “nằm đấy”:sự ra đời của Gióng   ­ Đ2:  “Bấy giờ  … cứu nước”:  Gióng đòi đi đánh  giặc  ­ Đ3: “Giặc đã đến … lên trời”: Gióng đánh giặc  ­ Đ4: Phần còn lại: Những dấu tích còn lại.   ? Truyền thuyết Thánh Gióng có những nhân vật  nào? Ai là nhân vật chính?  ­  Hai vợ  chồng ông lão, cậu Gióng, sứ  giả, nhân  dân,… ­ Nhân vật chính: Thánh Gióng 2. Tìm hiểu văn bản: ? Theo dõi  văn bản, em thấy những chi tiết nào kể      a. Sự ra đời của Thánh  về sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng? Gióng. (Hs trả lời) ­ Bà mẹ ướm chân thụ thai  12 tháng mới sinh ? Một đứa bé được sinh ra như  thế  là bình thường   ­ Cậu bé lên 3 không biết  nói biết cười hay kì lạ? ­ Kì lạ, khác thường. Bình thường người phụ  nữ   Kì lạ, khác thường chỉ   mang   thai   9   tháng   10   ngày   nhưng   bà   mẹ   TG  mang thai 12 tháng mới đẻ. Hơn nữa khi sinh ra cậu  có mặt mũi khôi ngô nhưng lên ba mà vẫn chưa  biết nói, biết cười cứ đặt đâu thì ngồi đó ? Câu hỏi thảo luận: Nhân vật Thánh Gióng được   xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì  ảo   như vậy có ý nghĩ gì ? Định hướng: ­ Một đứa bé như thế nhất định phải là người khác  thường, phi thường. Thứ  hai lên ba tuổi mà không  biết nói thì khi nói lời đầu tiên phải là lời thiêng  liêng quan trọng khác thường.     b.   Gióng   đòi   đi   đánh  ? Thánh Gióng cất tiếng nói khi nào.? giặc. ­Thánh Gióng cất tiếng nói khi đất nước lâm nguy  ­   Tiếng   nói   đầu   tiên   là  cần người tài giỏi đánh giặc tiếng nói đòi đi đánh giặc ? Tiếng nói đầu tiên của Gióng là gì ? Hãy trình   ­> Biểu lộ  lòng yêu nước 
  17. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 bày hiểu biết của em về  ý nghĩa của chi tiết này ? sâu sắc của TG ­ Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói  đòi đi đánh giặc ­ Biểu lộ  lòng yêu nước sâu sắc của TG. TG đang  nằm   một   chỗ   chẳng   nói   chẳng   cười,   vừa   nghe  tiếng sứ giả kêu gọi người ra cứu nước thì lập tức   cậu bé ngồi bật dậy, lại nói luôn được rành rọt,  dõng dạc đâu ra đó. Điều này cho thấy TG là biểu  ­   Đòi   ngựa   sắt   ,   roi   sắt,  tượng cho những người dân bình dị, bình thường thì  giáp sắt chăm chỉ  làm ăn nhưng khi tổ  quốc lâm nguy thì  vùng lên mạnh mẽ để bảo vệ tổ quốc ? Thánh Gióng đòi những gì để ra trận? ­ Đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt   Đánh giặc cần có lòng  yêu nước, nhưng cần cả vũ  ? Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.  khí sắc bén để  đánh thắng  điều này có ý nghĩa gì? giặc ­ Đánh giặc cần có lòng yêu nước, nhưng cần cả vũ  khí sắc bén để  đánh thắng giặc. Đồng thời phản  ánh thành tựu của nền văn minh dân tộc ? Để  có được những vũ khí đó một người có làm   được không. Điều đó được chứng minh trong văn   bản như thế nào ? ­ Không, phải huy động công sức của toàn dân. “  Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp” ? Vua đã lập tức cho rèn ngựa sắt, áo giáp sắt…   theo đúng yêu cầu cầu của Gióng. Nó có ý nghĩa gì? ­ Gióng là người thực hiện ý chí  và sức mạnh của   toàn dân tộc. ­ Gióng lớn nhanh như thổi  ? Sau khi gặp sứ giả sự việc kì lạ gì đã xảy ra ? cơm   ăn   mấy   cũng   không  ­ Từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi   no,   áo   vừa   mặc   xong   đã  cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã  căng đứt chỉ. căng đứt chỉ. ?  Trong nhân dân còn truyền tụng những câu ca                                                             Trang  17
  18. dao nói về sức ăn uống phi thường của Gióng: “ Bảy nong cơm, ba nong cà     Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông” Điều đó nói lên suy nghĩ và  ước mong gì của nhân   dân về người anh hùng đánh giặc? ­ Người anh hùng là người khổng lồ  trong mọi sự  việc kể cả sự ăn uống. Điều đó cũng phản ánh ước  mong Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc. ? Những người  nuôi  Gióng lớn là ai? Nuôi bằng  ­   Dân   làng   gom   góp   gạo  cách nào? nuôi Gióng. ­ Cha mẹ và bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo  nuôi Gióng.  Sức mạnh của Gióng là  ?  Chi tiết bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo  sức   mạnh   của   cả   cộng  nuôi Gióng có ý nghĩa gì? đồng ­ Anh hùng Gióng thuộc về  nhân dân. Sức mạnh  của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng. ? Sau khi được dân làng góp gạo nuôi, Gióng trở  thành người như thế nào? ­ Vươn vai một cái thành tráng sĩ   oai phong lẫm   liệt. ?   Em   suy   nghĩ   ntn   về   cái   vươn   vai   thần   kì   của   Thánh Gióng? ­ Là cái vươn vai phi thường, là ước mong của nhân  dân về người anh hùng đánh giặc. * Giảng: là một yếu tố  thần kì trong truyện dân  gian. Người anh hùng là người đạt tới sự khổng lồ,  cái vươn vai của Gióng là để  đạt tới sự  khổng lồ        c.   Gióng   đánh   thắng  ấy… giặc và trở về trời: ? Gióng đánh giặc như thế nào ? ­ Đón đầu đánh hết lớp này  đến   lớp   khác,   giặc   chết  ­ Đón đầu đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết  như rạ như rạ ­ Roi sắt bị gãy, Gióng nhổ  ? Trong khi đánh giặc sự  việc gì đã xảy ra, Thánh  những cụm tre bên đường  Gióng xử lí việc đó như thế nào ? quật vào giặc
  19. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn 6 ­   Roi   sắt   bị   gãy,   Gióng   nhổ   những   cụm   tre   bên  đường quật vào giặc ­   Gióng   đánh   giặc   không  ? Theo em, chi tiết “ Gióng nhổ những cụm tre bên  chỉ   bằng   vũ   khí   mà   còn  đường quật vào giặc” khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì? bằng những thứ dân dã đời  ­ Gióng đánh giặc không chỉ  bằng vũ khí mà còn  thường  bằng những thứ  dân dã đời thường. Thể  hiện tinh  Tinh   thần   tiến   công  thần tiến công mãnh liệt của người anh hùng. mãnh   liệt   của   người   anh  Gv liên hệ:  Ở  nước ta, đến cả  cây cỏ  cũng thành  hùng. vũ khí giết kẻ  thù, đúng như   lời Bác Hồ  : “Ai có  súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Ai không   có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc …” ? Vì sao đánh tan giặc, Gióng cởi áo giáp sắt để lại   và bay về trời? theo em chi tiết này có ý nghĩa gì?  ­  Gióng ra đời phi thường và ra đi cũng phi thường   Làm việc nghĩa vô tư không vì vinh hoa phú quí. ­ Đánh tan giặc, Gióng cởi  ­ Nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ  áo   giáp   để   lại   và   bay   về  của người anh hùng cứu nước. trời.   Là   người   có   công  đánh   giặc   nhưng   không  GV đặt câu hỏi liên hệ  thực tế  phát triển năng  màng danh vọng. lực HS: ? Truyền thuyết thường liên quan đến lịch sử. Theo  em, những di tích nào còn lưu lại ?   ­  Tre  đằng  ngà,   vết   chân  ngựa,  đền  thờ   ở  làng  Gióng ? Hãy nêu ý nghĩa của truyện Thánh Gióng?   Cuối cùng GV chỉ  định 1 HS đọc to phần Ghi  * Ghi nhớ ­ SGK nhớ để nắm kĩ nội dung bài học. II. Luyện tập.  Hoạt động 3 Bài tập 1: ­ Gv hướng dẫn hs làm bài Học sinh tự  bộc lộ  và giải  ? Hình  ảnh nào của Gióng là hình  ảnh đẹp nhất  thích  trong tâm trí em? Nêu lí do? Bài tập 2 ­   Đây là hội thi dành cho                                                            Trang  19
  20. lứa   tuổi   thiếu   niên   –   lứa  ? Theo em, tại sao hội thi nhà trường phổ thông lại  tuổi Gióng.  mang tên Hội khoẻ Phù Đổng? ­  Mục đích của hội thi là  khoẻ mạnh, sức mạnh để  học sinh có thể học tập  tốt, lao động tốt góp phần  vào sự nghiệp bảo vệ đất  nước. 4. Củng cố:  GV hướng dẫn HS củng cố  bài bằng sơ  đồ  tư  duy nội dung văn  bản. 5. Dặn dò: ­ Đọc lại tác phẩm. Xem nội dung bài.   ­ Học thuộc phần Ghi nhớ. Vẽ sơ đồ tư duy nội dung văn bản theo cách của em. ­ Soạn bài “ Từ mượn”. IV. Tính mới của giải pháp Có thể với những giải pháp trên đây nhiều giáo viên cũng đã từng áp dụng   nhưng riêng bản thân tôi, khi được tập huấn và đưa vào áp dụng trong các tiết   học, tôi nhận thấy những điểm mới ở đề tài này đề cập là:  ­ Các giải pháp tôi đưa ra đây có quan hệ mật thiết không tách rời, sự kết  hợp đồng bộ  các giải pháp sẽ  mang lại hiệu quả  cao trong việc khơi gợi niềm   đam mê của học sinh với bộ môn Ngữ Văn. ­ Học sinh đã hứng thú hơn khi được học những tiết có ứng dụng CNTT.   Học sinh tự  do sáng tạo vẽ  sơ  đồ  tư  duy nội dung bài học theo suy nghĩ của   mình. ­ Hay trong tiết trải nghiệm sáng tạo học sinh có thể  tự  biến hóa mình  thành những nhân vật yêu thích trong văn học. Qua đó các em cũng tự tin và hứng  thú hơn rất nhiều khi đến tiết văn. ­ Khi dạy học phát triển năng lực học sinh thì các em được thể hiện mình,  được làm chủ kiến thức. Từ đó, giáo viên sẽ tìm kiếm và phát triển được những   học sinh có năng khiếu của bộ môn một cách rõ nét. V. Kết quả khảo nghiệm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2