Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài toán về mạch điện lớp 9
lượt xem 5
download
Căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu của chương trình vật lí THCS là cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản , bước đầu hình thành những kĩ năng cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở họ các năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách về cách giải quyết vấn đề của bài toán đặt ra. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài toán về mạch điện lớp 9
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ MẠCH ĐIỆN LỚP 9 TÁC GIẢ : PHẠM THỊ VÂN TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN : CAO ĐẲNG VẬT LÍ CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN NƠI CÔNG TÁC : TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Năm học 2017- 2018
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến : Phương pháp giải bài toán về mạch điện lớp 9 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn vật lí 3. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ ngày 1 tháng 09 năm 2017 đến ngày 15 tháng 3 năm 2018 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Vân Năm sinh: 1988 Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Lí Chức vụ công tác : Giáo viên Nơi làm việc: Tổ KHTN Trường THCS Quang Trung Địa chỉ liên hệ: Cộng Hòa - Vụ Bản - Nam Định 5. Đồng tác giả (nếu có) Họ và tên:...................................................................................................... Năm sinh: ..................................................................................................... Nơi thường trú:.............................................................................................. Trình độ chuyên môn: .................................................................................. Nơi làm việc:................................................................................................. Địa chỉ liên hệ: ............................................................................................. Điện thoại:..................................................................................................... 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Quang Trung Địa chỉ : Quang Trung- Vụ Bản - Nam Định
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ MẠCH ĐIỆN LỚP 9 . I. ĐIỀU KIỆN VÀ HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Môn vật lý là một trong những môn học khá quan trọng trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của mỗi con người chúng ta. Căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu của chương trình vật lí THCS là cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản , bước đầu hình thành những kĩ năng cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở họ các năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách về cách giải quyết vấn đề của bài toán đặt ra. Phần điện học là một nội dung chiếm hàm lượng kiến thức khá lớn trong chương trình môn vật lí lớp 9. Các dạng bài tập khá phong phú và việc giải quyết các dạng bài toán này là thường gặp rất nhiều khó khăn với đại đa số các học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy vật lý 9 và thực tế cho thấy: Các bài toán điện một chiều lớp 9 chiếm phần lớn trong chương trình Vật lý 9 và đây là loại toán các em cho là khó và rất lúng túng khi giải loại toán này. Để hình thành kĩ năng cỏ bản khi giải quyết các bài tập vật lí nói chung và bài tập về mạch điện một chiều nói riêng bản thân tôi có phương pháp giúp đỡ học sinh giải quyết bài toán về mạch điện một chiều II Mô tả giải pháp: 1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến a. Khảo sát toán điện một chiều lớp 9 - Điểm trung bình chỉ đạt : 48,4% - Điểm khá giỏi chỉ đạt : 8,7% - Điểm yếu kém đạt : 42,9% Cụ thể : Lớp Sĩ số điểm trên 5 điểm 9 - 10 điểm 1 - 2 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 9A 30 13 43,3% 3 10,0% 14 46,7% 9B 31 17 54,7% 3 9,7% 11 35,4% 9C 30 14 46,7% 2 6,7% 14 46,6% Kh ối 9 91 44 48,4% 8 8,7% 37 42,9% b. Nguyên nhân chính:
- a) Việc thực nghiệm ở các phòng học bộ môn do phần lớn các thiết bị chất lượng không tốt nên việc sử lí các kết quả thí nghiệm khó khăn , dẫn đến học sinh tiếp thu các công thức, định luật còn hời hợt, có một số kết luận chưa thật sự mang tính thuyết phục. b) Hiểu biết về điện của học sinh còn hạn chế nên tiếp thu bài chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, công thức cho nên khó mà hoàn thiện được một bài toán điện một chiều lớp 9. c) Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, biến đổi công thức, hay phương pháp giải một bài toán vật lý. c. Một số nhược điểm của HS trong quá trình giải toán điện một chiều lớp 9: a) Đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn yếu, lượng thông tin cần thiết để giẩi toán còn hạn chế. b)Vẽ sơ đồ mạch điện còn lúng túng. Một số vẽ sai hoặc không vẽ được do đó không thể giải được bài toán. c) Môt. số chưa thuộc công thức và ký hiệu các đại lượng trong công thức. Một số khác không biết biến đổi công thức, còn nhầm lẫn giữa các công thức mạch điện nối tiếp và mạch điện song song. d) Chưa có thói quen định hướng cách giải một cách khoa học trước những bài toán điện một chiều lớp 9. 2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Những bài toán điện một chiều lớp 9 gồm bài toán định tính và bài toán định lượng, hoặc kết hợp giữa bài toán định tính và định lượng. Loại toán này được gói gọn ở chương I từ tiết 1 đến tiết 22 Phân môn điện, các em đã học qua năm lớp 7 nhưng những bài toán loại này vẫn còn mới lạ đối với HS, khi qiải quyết bài toán học sinh vẫn còn gặp khó khăn và lúng túng. Để khắc phục những nhược điểm đã nêu ở trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp cần thiết cho HS bứơc đầu có một phương pháp cơ bản để giải loại bài toán điện một chiều lớp 9 tốt hơn: 2.1. Giáo viên yêu cầu HS đọc kỹ đề từ 3 đến 5 lần cho đến khi hiểu. Sau đó hướng dẫn HS phân tích đề: Hỏi: *Những yếu tố mà bài toán cho biết là gì? * Yêu cầu của bài toán là gì? * Cho học sinh vẽ hình. Ghi tóm tắt. * Vài học sinh đọc lại đề ( dựa vào tóm tắt để đọc ). Ví dụ 1: Một đoạn mạch điện gồm một bóng đèn có ghi Đ ( 6V - 2,4W ) mắc nối tiếp với biến trở Rx. Một Ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch không đổi bằng 9V. Đèn sáng bình thường.
- a) Vẽ sơ đồ mạch điện (ký hiệu chiều dòng điện). Giải thích ý nghĩa các số ghi trên bóng đèn? b) Am pe kế chỉ bao nhiêu? Tìm điện trở của biến trở tham gia trong đoạn mạch? c) Di chuyển con chạy trong mạch đèn có ảnh hưởng gì không? giải thích. Giáo viên cho học sinh đọc vài lần. Hỏi: * Bài toán cho biết gì?Hãy phân tích mạch điện đã cho. - Đèn mắc như thế nào với biến trở? - Ampe kế mắc như thế nào để đo? - Đèn sáng như thế nào? Lúc đó hiệu điện thế hai đầu đèn như thế nào với hiệu điện thế định mức? - Cường độ dòng điện qua đèn như thế nào với cường độ dòng điện định mức? * Bài toán cần tìm gì? Yêu cầu gì? - Di chuyển con chạy về phía nào? - Qui ước chiều dòng điện? * Một HS lên bảng vẽ hình, ghi tóm tắt. (cả lớp cùng làm ) Cho biết Đ ( 6V- 2,4W ) nối tiểp Rx Đ A C B U = 9V Rx Đèn sáng bình thường. a) Vẽ sơ đồ. Ý nghĩa số ghi trên Đ b) AM pe kế chỉ? Rx = ? _ c) Cdi chuyển Đèn ? + * Cho học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề. ( có như vậy HS mới hiểu sâu đề ). 2.2 .a) Để học sinh vẽ đúng, chính xác sơ đồ mạch điện, GV phải luôn kiểm tra, nhắc nhở HS ghi nhớ: *Các sơ đồ ký hiệu quen thuộc như: -Điện trở: -Biến trở: - Bóng đèn: - Nguồn điện: _ + - Khoá:
- - Ampe kế: A -Vôn kế: V * Các qui ước, qui tắc như: - Chiều dòng điện theo qui ước. - Mạch điện mắc nối tiếp, mạch điện mắc song song. - Quy tắc mắc Ampe kế và Vôn kế. - Mối quan hệ giữa dòng điện, hiệu điện thế và điện trở trong mạch chính và mạch rẽ b) Để trả lời phần câu hỏi định tính học sinh cần thu thập thông tin có liên quan đến nội dung, yêu cầu bài toán từ đó vận dụng để trả lời. Ở ví dụ 1 -Ý nghĩa con số ghi trên dụng cụ? - Đèn sáng bình thường thì Uđ và Uđm ; Iđ và Iđm như thế nào với nhau? Nắm được mục đích cách sử dụng biến trở - Khi con chạy dịch qua trái, qua phải thì cường độ dòng điện như thế nào ? c) Nếu gặp một số bài toán có mạch phức tạp, cần phải biết vẽ lại từng bước sơ đồ mạch điện, đưa dần về mạch điện đơn giản hơn để tiện việc tính toán. Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Các điện trở đều bằng nhau và bằng r. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch? r + r r r r r _ r + r r + r r r R1 r r r _ r + Rtđ r R2 + _ _
- r.R1 r.3r 3r -Với: R1 = r + r + r = 3r ; R2 = ; r R1 r 3r 4 3r 11r * Rtđ = r + R + r = r + r ( ) 4 4 Tóm lại các bước chung để giải bài toán có mạch điện phức tạp này là: -Thu gọn mạch song song phức tạp thành mạch đơn có điện trở tương đương. -Hợp nhất các mạch đơn nối tiếp nhau thành mạch chính cuối cùng. - Vẽ lại sơ đồ mạch điện qua từng bước cụ thể để tính toán. - Ứng dụng các công thức, định luật ôm tổng quát, định luật ôm gồm các điện trở mắc nối tiếp và định luật ôm gồm các điện trở mắc song song để tính toán. 2.3. Nắm chắc các công thức: Định luật Ôm, định luật Ôm đối với đoạn mạch nối tiếp, định luật Ôm đối với đoạn mạch song song, cùng với nó còn có thêm các công thức tính điện trở, tính công , tính công suấtvà tính nhiệt lượng . * Định luật Ôm tổng quát: U I= ; R * Định luật Ôm đối với đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp: I = I1 = I2 = .... = In ; U = U1 + U2 + ... + Un ; R = R1 + R2 + ... + Rn ; * Định luật Ôm đối với đoạn mạch có các điện trở mắc song song : 1 1 1 1 I = I1 + I2 + .... + In ; U = U1 = U2 =.... = Un ; ... R R1 R2 Rn l *Tính điện trở: R = . S * Tính công: A = p.t ; A = U.q ; A = U.I.t A * Tính công suất: P = U.I ; P= t * Tính nhiệt lượng: Q = I2 .R.t ; - Phần này là phần cốt lõi để giải toán và đi đến kết quả, nên đối với HS quá yếu không thuộc các công thức thì GV thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở giúp học sinh ghi nhớ để khắc sâu . - Một số HS do yếu môn toán nên mặc dù thuộc các công thức nhưng vẫn không thể l suy ra các đại lượng khác như: R = . S = ? ;l = ? ; = ? ; S
- hay Q = I2.R.t I= ? ; t= ? R= ? ; - Trường hợp trên GV phải nắm cụ thể tùng HS. Sau đó giao nhiệm vụ cho một số em khá trong tổ, nhóm giảng giải, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ. - Học sinh phải nắm chắc như thế nào là mạch điện mắc nối tiếp, mạch điện mắc song song từ đó vận dụng định luật Ôm để tính toán. 2.4. Hướng dẫn HS phân tích đề toán một cách lôgich, có hệ thống: Ví dụ 3: Cho mạch điẹn như hình vẽ: R1 R1 = 3 ; R2 = 6 ; R3 = 4 ; R3 A _ B Am pe kế chỉ 1A + Tính hiệu điện thế hai đầu AB ( UAB )? A R2 *Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán , sau đó tổng hợp lại rồi giải. - Phân tích: Muốn tính UAB ta phải tính U3 và U12 : ( UAB = U3 + U12 ) Mà U12 = I2.R2 = 1.6 = 6 ( V ) Muốn tính U3 phải biết I3 ( U3 = I3.R3 ) U12 6 Muốn tính I3 phải biét I1 ( I3 = I1 + I2 ) ; Mà I1 = 2( A) Ta tính được:... R1 3 - Tổng hợp: Hướng dẫn HS giải theo cách tổng hợp lại: Tìm U12 I1 I3 U3 UAB ; GIải: U12 = I2.R2 = 1.6 = 6 (V) U12 6 I1 = 2( A) R1 3 I3 = I1 + I2 = 2 + 1 = 3(A) U3 = I3 . R3 = 3.4 = 12 (V) UAB = U3 + U12 = 12 + 6 = 18 (V) Đáp số: 18 V III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: a) Về chất lượng : Sau hai tháng áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả HS giải bài toán " điện một chiều lớp 9 " khả quan hơn. Các HS yếu đã biết vẽ sơ đồ, biết giải thích ý nghĩa con số ghi trên các dụng cụ cũng như giải thích một số hiện tượng xảy ra ở mạch điện.
- Kết quả đợt khảo sát cuối tháng 11/2017: - Điểm trung bình đạt : 73,6 % - Điểm khá giỏi đạt : 26,4% Không có học yếu kém Cụ thể: Điểm TB Điểm Khá giỏi Điểm dưới TB Lớp Sĩ số SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 9A 30 22 73,3% 8 26,7% 0 0% 9B 31 22 70,9% 9 29,1% 0 0% 9C 30 23 76,7% 7 23,3% 0 0% Kh ối 9 91 67 73,6% 24 26,4% 0 0% Kết quả khối 9: Điểm trung bình : Tăng 25,2% Điểm khá giỏi : Tăng 17,7% Điểm yếu kém : (Giảm 42,9%) b) Về ý nghĩa giáo dục Các HS đã tự tin hơn khi gặp bài toán khó. Nhìn chung tất cả các em cảm thấy yêu thích môn học hơn, thích thú khi giải một bài toán điện một chiều lớp 9. Qua kết quả này, hy vọng lên cấp III khi học phân môn điện các em sẽ có một số kỹ năng cơ bản để giải loại toán này IV.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên là không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Người viết sáng kiến Phạm Thị Vân TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận, đánh giá, xếp loại) .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
- ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ( kí tên, đóng dấu) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN (xác nhận, đánh giá, xếp loại) .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP HUYỆN BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN QUANG HÌNH HỌC TÁC GIẢ : Phạm Thị Vân TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN : Cao Đẳng lí CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN NƠI CÔNG TÁC : TRƯỜNG THCS Quang Trung
- Quang Trung, nggày 18 tháng 5 năm 2015
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy phần III - Kĩ thuật điện môn Công nghệ 8
18 p | 414 | 89
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Các phương pháp dạy tiết ôn tập đạt hiệu quả trong môn Địa lý THCS
17 p | 342 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ sổ sách trong trường THCS
16 p | 330 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp gây hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THCS
18 p | 80 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS
19 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp làm bài nghị luận văn học lớp 9
15 p | 26 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý
16 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
20 p | 41 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp huấn luyện học sinh giỏi môn chạy nhanh
17 p | 72 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở
12 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy cự li trung bình, dài ở trường THCS
17 p | 39 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài viết hiệu quả
15 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài ngữ pháp dễ hiểu
14 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao
19 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn