Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các mẩu chuyện và các trò chơi trong công tác chủ nhiệm
lượt xem 5
download
Sáng kiến đã giúp cho giáo viên chủ nhiệm biết cách chuyển các tiết sinh hoạt cuối tuần khô khan, nhàm chán trở nên sinh động, phong phú, đa dạng. Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môi trường tập thể, nêu cao tinh thần đoàn kết, theo định hướng của Bộ Giáo dục về xây dựng trường học hạnh phúc, không phê bình học sinh trước tập thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các mẩu chuyện và các trò chơi trong công tác chủ nhiệm
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành GD thị xã Bình Long. Chúng tôi gồm: Ngày Trình độ Tỷ lệ (%) đóng S Nơi Chức Họ và tên tháng năm chuyên góp vào việc tạo TT công tác danh sinh môn ra sáng kiến Giáo viên MINH THỊ Trường dạy Tiếng 1 HỒNG 01/01/1976 THCS ĐHSP 100% Anh (lớp PHƯƠNG An Lộc 63.4.5.6) Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các mẩu chuyện và các trò chơi trong công tác chủ nhiệm.” Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Minh Thị Hồng Phương – Trường THCS An Lộc - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục đào tạo( về chủ nhiệm) - cấp THCS - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 07/09/2020 - Mô tả bản chất của sáng kiến: - Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp: Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế đã dẫn đến sự biến đổi về nhiều mặt của xã hội, con người chúng ta nhận được nhiều cơ hội để phát triển bản thân nhưng đồng thời cũng kéo theo các rủi ro và thách thức mới. Với sự dung nạp văn hóa phương Tây của giới trẻ cùng sự bùng nổ của các tệ nạn,... khiến chúng ta cần phải nhìn nhận lại các giá trị trong cuộc sống con người, về vai trò của giáo dục trong quá trình định hướng phát triển nhân cách con người trong hoàn cảnh hiện tại. Kỹ năng sống được ví như một chiếc cầu đưa con người đến với chất lượng cuộc sống. Sự thiếu hụt kỹ năng sống chính là nguyên nhân cơ bản khiến con người mà nhất là các em ở lứa tuổi học sinh, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hiện đại. Hoạt động dạy và học tại trường trong những năm qua, ngoài hoạt động chuyên môn còn có hoạt động ngoài giờ lên lớp do giáo viên chủ nhiệm đảm nhiệm thông qua hoạt động ngoại khóa và lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các môn học cũng đã mang lại kết quả đáng kể. Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện các hoạt động này cũng còn nhiều bất cập vì nhiều lý do khác nhau. Và trên thực tế hiện nay tình trạng học sinh trên cả nước nói chung và ở đơn vị nói riêng kỹ năng sống của các em rất thấp, tình trạng bạo lực học đường, nghiện game, lười học, không có mục tiêu phấn đấu cho tương lai... đang ngày càng gia tăng, thậm chí đã có trường hợp học sinh do mâu thuẫn nhỏ với gia đình mà bỏ học và bỏ nhà đi bụi. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, đã nhiều lần thực hiện công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục kỹ năng sống với các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Và với thực trạng học sinh như trên tác giả thấy việc giáo dục kỹ
- năng sống cho các em là vấn đề cấp thiết nên đưa vào hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm. Tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Phương pháp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các mẩu chuyện và các trò chơi trong công tác chủ nhiệm ở trường THSC An Lộc” bởi nó vừa khiến cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm sôi động hơn vừa giúp các em có được phẩm chất đạo đức và trang bị được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tự lập sau khi ra trường. - Tính mới của sáng kiến Sáng kiến đã đưa ra được các mẩu chuyện hay, từ đó học sinh tự rút ra được bài học ý nghĩa sâu sắc hướng vào việc rèn luyện phẩm chất đạo đức trong cuộc sống. Rèn luyện các kĩ năng sống bảo vệ mình khi gặp các tình huống xấu trong cuộc sống. Giúp học sinh tự tin, tự chủ trong giao tiếp. Sáng kiến đã giúp cho giáo viên chủ nhiệm biết cách chuyển các tiết sinh hoạt cuối tuần khô khan, nhàm chán trở nên sinh động, phong phú, đa dạng. Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môi trường tập thể, nêu cao tinh thần đoàn kết, theo định hướng của Bộ Giáo dục về xây dựng trường học hạnh phúc, không phê bình học sinh trước tập thể. - Giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến - Giáo dục học sinh thông qua các câu chuyện Đầu tiên, tôi nghiên cứu và sưu tầm nhiều mẩu chuyện khác nhau với nhiều chủ đề, nội dung phong phú. Các mẩu chuyện được sưu tầm phần lớn là hướng về giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh. Sau đó, tùy thuộc vào chủ đề trong từng tháng, tôi phân công cho học sinh trình bày trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp hoặc trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sau mỗi mẩu chuyện do các em trình bày, tôi yêu cầu cả lớp thảo luận nêu ra ý nghĩa, rút ra các bài học từ mẩu chuyện đó. Dưới đây là một số mẩu chuyện minh họa. Câu chuyện thứ nhất Ở phương Tây có một ngày rất hay: ngày của Mẹ (Mother's day). Một hôm nhân ngày của mẹ, một thanh niên đi làm xa nhà ra bưu điện để gửi điện hoa về cho mẹ. Xong việc anh thấy lòng nhẹ nhàng và thanh thản. Trên đường quay ra bỗng anh gặp một em bé nhỏ đang đứng bên quầy hoa với hai hàng nước mắt rưng rưng. Động lòng thương, hỏi ra anh biết em bé cũng muốn mua cho mẹ một bó hoa nhưng không đủ tiền. Anh thanh niên liền mua hoa cho em bé và đề nghị được chở em về nhà. Em bé đồng ý, nhưng các em biết không? Em lại dẫn anh thanh niên ra một nghĩa trang. Thành kính đặt bó hoa lên một ngôi mộ rồi em ôm chầm lấy nấm mồ khóc nức nở. Thì ra em đã không còn mẹ. Vô cùng xúc động trước hoàn cảnh của em bé. Anh thanh niên sau khi đưa em về nhà đã tức tốc thay đổi ý định, anh lái xe một mạch về thăm mẹ, anh muốn ôm lấy mẹ mà nói rằng: "mẹ ơi con yêu mẹ vô cùng" Bài học: Người có đức có tâm trước hết phải là người biết yêu mẹ kính cha. Bởi các em biết không? Mẹ là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Mẹ là suối nguồn của sự sống, là suối nguồn của cuộc đời, suối nguồn của mọi cuộc đời. Trên thế gian này không ai thương ta bằng mẹ, suốt cuộc đời mẹ đã hy sinh vất vả vì ta, công ơn đó biết lấy gì đền
- đáp, biết trả bao nhiêu cho vừa, thương mẹ biết bao nhiêu mà đủ? Các em nên nhớ rằng thương mẹ không phải là bổn phận mà là quyền lợi. May mắn thay, hạnh phúc thay cho những ại đang còn mẹ ở trên đời. Xót xa thay cho những ai không còn mẹ để được mẹ yêu thương và thương yêu mẹ. Bởi vậy các em không được làm cho mẹ buồn, mẹ khổ, mà mỗi ngày hãy mang đến cho mẹ một niềm vui. Chúng ta phải sống sao cho đến một ngày kia có thể tự hào mà nói rằng: Tôi không khóc khi áo tôi cài hoa trắng Vì trong hoa tôi thấy mẹ tôi cười. Câu chuyện thứ hai Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuât nên cuối mùa đã thu được những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân kia một mình một chợ tha hồ giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy bác nông dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nghiên trước việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “Sao ông lại cho láng giềng những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ cũng tham gia cạnh tranh với ông ?” “Ồ!” - Người nông dân trả lời “Anh không biết rằng những luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp khác sao? Nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự thụ phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ là đơn giản vậy thôi." Bài học: Các em thấy không chân lí thật là giản dị. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Và nhiều người lại cố tình không muốn nhận ra. Có người nhận ra rồi nhưng để thực hiện được nó không phải dễ dàng. Bởi chúng ta phải có bản lĩnh để chiến thắng được lòng nhỏ nhen, tính ích kỉ và những tị hiềm. Người nông dân trên đã nhận thức được sự liên hệ của cuộc sống. Những trái bắp của ông không thể lớn mạnh trừ khi những trái bắp của người láng giềng cũng lớn mạnh. Các khía cạnh khác trong cuộc sống cũng vậy. Những ai muốn có được sự hoà bình trước hết phải giúp người khác tìm được sự hoà bình. Những ai muốn có cuộc sống tốt đẹp phải giúp người khác tìm được cuộc sống tốt đẹp cho họ. Những ai muốn có hạnh phúc nên giúp đỡ người khác tìm được hạnh phúc. Nếu không muốn khổ đau thì đừng đem đau khổ cho người khác. Bởi cuộc sống của mỗi người gắn liền với tất cả mọi người. Câu chuyện thứ 3 Đêm 15-4-1912 một tai nạn thảm khốc đã xảy ra ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương nhấn chì con tàu Titanic và làm hơn 1500 người thiệt mạng. Sau khi chiếc tàu ấy bị đắm một tờ báo ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên". Còn bức ảnh thứ hai người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên
- tay. Lần này bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người" Bài học: Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên cho như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên. Nhưng các em thấy không, thiên nhiên có thể cướp đi con tàu nhưng không thể cướp được sự sống của bà mẹ và em bé bởi vì người đàn ông dũng cảm kia đã sẳn sang hy sinh tính mạng để cứu sống họ. Sức mạnh sự vĩ đại đích thực của con người không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân vượt thắng sự ích kỷ. Mahatma Gandhi, người dành độc lập cho Ấn độ bằng cuộc đấu tranh bất đã nói: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà con người có trong tay mình chính là tình yêu” - Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc tổ chức các trò chơi hoạt động theo nhóm. Để giáo dục cho các em những kỹ năng sống cần thiết nhất giáo viên chủ nhiệm cần lập ra một trình tự giáo dục các kỹ năng sao cho khoa học nhất có thể. Các kỹ năng cần thiết nhất đó là những kỹ năng sẽ giúp ích cho các em trong hiện tại và sau đó là những kỹ năng có thể giúp ích cho các em trong thời gian sau này. Giáo dục kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu của mỗi chúng ta. Bạn muốn thành công thì tiêu chí đầu tiên là bạn phải giao tiếp tốt. Khi giao tiếp tốt thì ta sẽ biết được đối phương là một người thế nào, khi làm việc chung sẽ kết hợp ăn ý hơn từ đó sẽ mang lại một kết quả tốt hơn. Ví dụ trò chơi áp dụng: Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với quản trò (tổng phụ trách) tổ chức trò chơi “Hiểu ý nhau” Chuẩn bị dụng cụ: Một số từ khóa do giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp chuẩn bị. Chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm chọn ra 1 bạn để làm người truyền thông tin. Bắt đầu chơi: - Lần lượt từng bạn của 4 nhóm lên phía trên bục giảng - Quản trò cho bạn truyền tin đọc 5 từ khóa bằng mắt, sau đó bằng cách sử dụng lời nói và hành động diễn tả từng từ khóa sao cho không được dùng từ diễn tả trùng với từ có trong từ khóa, các bạn còn lại trong nhóm đoán từ khóa và trả lời. - Nhóm nào trả lời đúng được nhiều từ khóa hơn thì nhóm đó chiến thắng. Giáo dục kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng vô cùng quan trọng . Muốn làm việc nhóm tốt thì bạn phải có kỹ năng hợp tác, tất cả thành viên trong nhóm phải cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác là một người biết tôn trọng ý kiến của người khác, biết lắng nghe, sẵn sàng đưa ra ý tưởng của mình để đóng góp cho cả nhóm. Ví dụ trò chơi áp dụng: Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với quản trò (tổng phụ trách) tổ chức trò chơi “Nào ta cùng đếm”
- Chuẩn bị dụng cụ: mỗi bạn 5 que tính - Chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm 4 thành viên) - Mỗi bạn giữ 5 que tính. - 1 tờ giấy và 1 cây bút cho người quản trò Bắt đầu chơi: - Người quản trò đọc lên 1 con số nào đó từ 1 đến 20 - Sau khi người quản trò đếm 1, 2, 3! Các thành viên của nhóm phải đồng loạt giơ lên các que trên tay sao cho tổng số que cả nhóm cộng lại đúng bằng số người quản trò đã đọc. - Chính xác sẽ được 5 điểm, thiếu hay thừa thì mỗi số sẽ trừ đi 1 điểm - Sau một loạt số, nhóm nào điểm cao nhất sẽ thắng. Trò chơi này giáo dục cho các em kỹ năng làm việc nhóm là phải có những quy luật của nhóm như: Phân chia công việc, đưa ra quyết định, đánh giá Giáo dục kỹ năng rèn luyện trí nhớ Với những loại trò chơi này sẽ giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, từ đó các em học tập dễ dàng hơn và đạt được kết quả tốt hơn Ví dụ trò chơi áp dụng: Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với quản trò (Bí thư chi Đoàn) tổ chức trò chơi “Con thỏ ăn cỏ” Địa điểm chơi: ngoài sân trường Cả lớp xếp thành vòng tròn, người quản trò đứng ở giữa Thời gian chơi: 5 7 phút Cách chơi - Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ” - Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” - Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ” - Người chơi: làm theo và nói “Ăn cỏ” - Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước” - Người chơi: làm theo và nói “Uống nước” - Quản trò: Đưa tay lên vỗ tai hô “Chui vô hang”, chấp tay lại hô “Thỏ ngủ” Người chơi phải làm theo quản trò, nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò làm với tốc độ nhanh dần và có thể nói và làm khác nhau. - Giới thiệu một số trò chơi áp dụng trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Trò chơi 1: Những điều thân quen. A. Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu thêm kiến thức, mở rộng sự hiểu biết của mình theo một chủ đề tương ứng. Ví dụ: Chủ đề: “Tình cảm gia đình”. B. Thời gian: 10 -15 phút. C. Chuẩn bị: Giáo viên đưa ra chủ đề của trò chơi.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm 3 (hoặc 5) câu tục ngữ hay ca dao nói về chủ đề trên sau đó viết lẫn nội dung các câu này một cách ngẫu nhiên trên cùng một bảng phụ mà không cho nhóm kia biết. D. Tiến trình: Treo 2 bảng phụ này lên bảng lớp, cho nhóm này đoán kết quả đúng của nhóm kia và ghi kết quả tương ứng phía dưới. E. Kết quả: Nhóm nào tìm được chính xác kết quả trước thì nhóm đó thắng. G. Đề nghị: Có thể thay các câu tục ngữ hay ca dao trên bằng các nghề trong xã hội để học sinh tìm hiểu các ngành nghề hoặc các đức tính cần thiết cho một ngành nghề tương ứng để các em chọn được nghề nghiệp thích hợp cho bản thân trong tương lai. Nếu các em đã quen với hình thức của trò chơi này thì giáo viên có thể hạn chế thêm thời gian để tăng thêm tính hấp dẫn cho trò chơi. Trò chơi 2: Cặp đôi hoàn hảo. A. Mục đích: Giúp học sinh phán đoán nhanh và biết cách xử lý các tình huống bất ngờ trong thời gian nhanh nhất. B. Thời gian: 15 - 20 phút. C. Chuẩn bị: Giáo viên đưa ra chủ đề của trò chơi. Chọn từ 3 đến 6 nhóm chơi (tùy theo thời gian ít hay nhiều) mỗi nhóm 2 học sinh (nên chọn 1 nam và 1 nữ). Ghi yêu cầu lên các bảng phụ có thể là các nhóm chơi tự nghĩ ra hoặc các nhóm học sinh khác ra yêu cầu tương ứng tùy theo chủ đề của giáo viên nêu ra, cần giữ sự bảo mật về nội dung giữa các nhóm để tạo sự bất ngờ. D. Tiến trình: Lần lượt mỗi nhóm sẽ thực hiện yêu cầu trong một bảng phụ của nhóm khác mà nhóm này không hề biết trước nội dung trong một khoảng thời gian nhất định. Treo bảng phụ này lên bảng lớp hướng nội dung ra cho cả lớp xem. Nhóm chơi cử ra bạn thứ nhất đứng trên bục giảng mắt hướng xuống lớp để không nhìn thấy nội dung trên bảng phụ và cho kết quả dự đoán từ những diễn tả của bạn chơi cùng nhóm của mình. Bạn còn lại của nhóm xem từng yêu cầu từ bảng phụ và diễn tả lại cho bạn thứ nhất xem để đoán nội dung. Đối với các yêu cầu khó bạn diễn tả có thể bỏ qua để thực hiện yêu cầu dễ hơn và sẽ thực hiện lại yêu cầu này nếu còn thời gian quay lại. Yêu cầu bị dự đoán sai sẽ bị hủy bỏ. E. Kết quả: Ghi nhận số kết quả được dự đoán đúng, nhóm nào tìm được nhiều kết quả đúng hơn thì nhóm đó thắng. G. Đề nghị:
- Nếu học sinh đã quen với trò chơi này thì giáo viên có thể thay thế cách diễn tả bằng hành động mà không được nói hay mô tả bằng lời nói nhưng không được có từ liên quan… trong kết quả dự đoán giống như trò chơi truyền hình “Kim tự tháp”. Trò chơi 3: Ai nhanh hơn. A. Mục đích: Giúp học sinh phối hợp nhóm, phát huy tính đoàn kết và hổ trợ lẫn nhau bằng việc xử lý các tình huống bất ngờ trong thời gian nhanh nhất. B. Thời gian: 10 – 15 phút. C. Chuẩn bị: Giáo viên đưa ra chủ đề của trò chơi hoặc một số các đề mục như: 1.Tên một bài hát, 2. Tên một loại trái cây, 3.Tên một món ăn, 4. Tên một người nổi tiếng, 5. Tên một con vật, 6.Tính cách của một con người…theo một thứ tự qui định cho trước. Chia lớp ra thành 6 nhóm chơi (theo bàn hay theo tổ tùy theo số bảng phụ đang có) và đánh dấu sẵn số thứ tự theo đề mục 1,2,3,4,5… của giáo viên vào bảng phụ. D. Tiến trình: Giáo viên hoặc người điều khiển sẽ ra 1 chữ cái và các nhóm sẽ tìm và điền các nội dung tương ứng theo yêu cầu nhưng phải bắt đầu bằng chữ cái đưa ra theo một khoảng thời gian qui định. Ví dụ: Trong 5 phút và chữ cái đưa ra là “N” thì các đáp án tương ứng có thể là: 1. Người mẹ, 2. Na, 3. Nghêu hấp, 4. Ngô Quyền, 5. Ngựa, 6. Nghịch ngầm… là những đáp án hợp lệ. Treo các bảng phụ này lên bảng lớp hướng nội dung ra cho cả lớp xem và cùng nhận xét. E. Kết quả: Mỗi đáp án hợp lệ và không trùng với các nhóm khác sẽ được 1 điểm. Ghi nhận lại tổng điểm của nhóm tương ứng. G. Đề nghị: Có thể chơi lại nhiều lần với nhiều chữ cái khác nhau và có thể thay thế các đề mục khó bằng những đề mục dễ hơn hoặc ngược lại để tăng phần kịch tính cho trò chơi. - Khả năng áp dụng sáng kiến Sáng kiến đã được áp dụng vào 3 lớp 6a3, 6a4 và 6a5 trường THCS An Lộc năm học 2020-2021. Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong trường. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Muốn đề tài được áp dụng hiệu quả thì phải cần có sự chuẩn bị tốt của giáo viên chủ nhiệm, sự hưởng ứng nhiệt tình của học sinh. Nhiều trò chơi cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để đi tới thành công. Giáo viên phải tìm tòi, lựa chọn các mẩu chuyện, trò chơi phù hợp với từng mục đích, sắp xếp theo thứ tự từng tháng một cách khoa học.
- - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Bằng một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm thông qua trò chơi, hoạt động nhóm như đã trình bày ở trên cùng với sự kết hợp rèn luyện trong khi tham gia các phong trào của Đội, đến nay đã đạt được một số kết quả tương đối tốt của một số cá nhân cũng như tập thể lớp như: Lớp 6a5 giải nhất cuộc thi vẽ tranh trên nón lá, giải ba thi kể chuyện theo sách. Lớp 6a4 giải nhất cuộc thi kể chuyện theo sách, giải nhì vẽ tranh trên nón lá. 100% học sinh tham gia nhiệt tình các hoạt động. Sau đây là bảng kết quả thống kê về kỹ năng sống của học sinh 3 lớp với 121 học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài: * Trước khi áp dụng đề tài STT Nội dung Số lượng Phần trăm 1 Kỹ năng sống tốt 30 24.7% Nhìn nhận được vấn đề nhưng chưa biết cách giải 2 26 21.4% quyết Kỹ năng thiên về giao tiếp, quan hệ xã hội chưa 3 28 23.1% tốt nhưng kỹ năng khác khá tốt Kỹ năng thiên về giao tiếp, quan hệ xã hội tốt, 4 27 22.3% những kỹ năng khác chưa tốt 5 Kỹ năng sống kém 10 8.5% * Sau khi áp dụng đề tài STT Nội dung Số lượng Phần trăm 1 Kỹ năng sống tốt 82 67.7% Nhìn nhận được vấn đề nhưng chưa biết cách giải 2 12 9.9% quyết Kỹ năng thiên về giao tiếp, quan hệ xã hội chưa 3 15 12.5% tốt nhưng kỹ năng khác khá tốt Kỹ năng thiên về giao tiếp, quan hệ xã hội tốt, 4 12 9.9% những kỹ năng khác chưa tốt 5 Kỹ năng sống kém 0 0% - Đánh giá được về giáo dục tri thức Cùng với hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội cũng như vận dụng tri thức đã học vào hoạt động hàng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Cụ thể là sau khi tôi áp dụng đề tài: Học sinh có những hiểu biết cơ bản về các kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp các tình huống xấu trong cuộc sống. Ví dụ như là các em biết các kỹ năng cần thiết khi đi bơi lội để tránh đuối nước, hay những kỹ năng để thoát khỏi hỏa hoạn v.v… Học sinh biết được những kỹ năng cần thiết để giao tiếp, tự chủ, giải quyết những xung đột có thể xảy ra trong cuộc sống. Học sinh có thể tự xây dựng kế hoạch cho các hoạt động trong cuộc sống hiện tại và có thể trong tương lai. Các em biết cách tự xây dựng kế hoạch học tập để ôn thi hợp lí cho mình
- Học sinh biết cách vượt qua stress khi gặp phải. Tình trạng stress ở các em giảm xuống rõ rệt, tinh thần học tập phấn chấn không còn giảm sút như đầu năm học. - Đánh giá giáo dục về thái độ Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống được áp dụng đã từng bước hình thành ở học sinh thái độ tích cực trong các hoạt động giao tiếp, tự tin, làm chủ được bản thân, có thái độ cảnh giác và bình tĩnh giải quyết vấn đề trong những tình huống xấu có thể xảy ra trong cuộc sống đang ngày càng gia tăng. Không khí lớp học luôn vui vẻ, tích cực, tinh thần tập thể vững mạnh. - Đánh giá giáo dục về kĩ năng, hành vi Học sinh biết tự xây dựng kế hoạch cho cuộc sống cá nhân cụ thể là kế hoạch ôn thi tuyển sinh vào lớp 10. Các em biết kiềm chế bản thân, vượt qua stress và giao tiếp văn minh hơn, vui vẻ hòa đồng cũng tập thể hơn trước như trường hợp em Bình Minh trước đây rất khó chịu với mọi hành động của em Nhật Minh nhưng sau khi áp dụng đề tài thì 2 em đã có thể ngồi nói chuyện vui vẻ và không còn thấy khó chịu nữa. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Tôi xin cam đoan nội dung trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến “Phương pháp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các mẩu chuyện và các trò chơi trong công tác chủ nhiệm.” là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu gian lận tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hưng chiến, ngày 25 tháng 01 năm 2021 Người làm đơn Minh Thị Hồng Phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Các phương pháp dạy tiết ôn tập đạt hiệu quả trong môn Địa lý THCS
17 p | 343 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ sổ sách trong trường THCS
16 p | 336 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS
25 p | 24 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 168 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp gây hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THCS
18 p | 81 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp huấn luyện học sinh giỏi môn chạy nhanh
17 p | 72 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp làm bài nghị luận văn học lớp 9
15 p | 26 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS
19 p | 31 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9
18 p | 86 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ
36 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở
12 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy cự li trung bình, dài ở trường THCS
17 p | 40 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài ngữ pháp dễ hiểu
14 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài viết hiệu quả
15 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao
19 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giảng dạy bài âm nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
10 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn