Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8" nhằm thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về cách giải bài tập tính theo PTHH và hiểu mối quan hệ giữa kiến thức Hóa học; Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH và giải quyết những vấn đề nảy sinh theo yêu cầu của bài học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 1 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. Môn Hóa học là môn khoa học các em học sinh lớp 8 mới “nhập môn” nên còn rất mới mẻ và xa lạ. Ngoài việc các em phải hiểu rỏ bản chất và nắm vững những kiến thức cơ bản về các hiện tượng, các chất, các quy luật biến đổi của các chất, các em còn phải biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập Hóa học. Bài tập Hóa học có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Nó góp phần to lớn trong việc dạy học tích cực khi người thầy giúp học sinh hiểu được bài tập Hóa học như là nguồn kiến thức để các em tìm tòi, phát hiện kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực. Cũng như các môn khoa học khác, Hóa học là môn học thực nghiệm nó phản ánh các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và vũ trụ, trong đó bài tập Hóa học tính theo phương trình hóa học là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Bài tập Hóa học rất đa dạng phong phú, là một giáo viên đã và đang giảng dạy bộ môn hóa học 8, tôi thấy chất lượng đối tượng học sinh là chưa đồng đều, một số học sinh vận dụng kiến thức để giải bài toán hóa học chưa thành thạo. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng người giáo viên cần suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy phân loại các dạng bài tập hóa học phù hợp với đặc điểm của học sinh, nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho các em. Chương trình hóa học 8 có nhiều dạng bài tập nhưng bài tập tính theo phương trình hóa học là một dạng bài tập mới và tương đối khó đối với học sinh lớp 8 khi mới bắt đầu làm quen, dạng bài tập này rất quan trọng là nền tảng để học sinh có thể áp dụng giải quyết những bài toán hóa học khi học lên các lớp trên thì mức độ phức tạp và khó sẽ cao hơn. Vì vậy, qua sáng kiến này đề xuất phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hóa học giúp học sinh năm chắc kiến thức và rèn tính chăm chỉ và kiên nhẫn đồng thời các em biết vận dung các kiến thức Hóa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Với lí do đó, tôi đã chọn sáng kiến “Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8” II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 2 Giải bài tập tính theo PTHH trong các giờ Hóa học, đặc biệt là giờ luyện tập nhằm giúp các em: - Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về cách giải bài tập tính theo PTHH và hiểu mối quan hệ giữa kiến thức Hóa học. - Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH và giải quyết những vấn đề nảy sinh theo yêu cầu của bài học. - Tham gia tích cực vào những hoạt động học tập. Từ đó phát triển được các phẩm chất của người học. III. Đối tượng nghiên cứu. - Áp dụng với học sinh THCS nói chung và học sinh khối 8 nói riêng. - Giáo viên dạy bộ môn Hóa học tại trường THCS, đặc biệt là giáo viên trực tiếp dạy Hóa học 8. IV. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu. - Nội dung đề tài được viết giới hạn trong chương trình sách giáo khoa bậc THCS. Đề tài chỉ dừng lại ở“Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8” - Thời gian: Năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021. V. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp đọc tài liệu. Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến những vấn đề cần nghiên cứu, tập hợp các dữ kiện có liên quan đến đề tài này. 2. Phương pháp quan sát. Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu để quan sát học sinh qua tiết dạy, đánh giá thái độ học tập của các em như thế nào. Qua đó tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu. 3. Phương pháp đối chiếu so sánh. Qua một thời gian nghiên cứu, giáo viên tiến hành so sánh, đối chiếu với số liệu cũ với số liệu mới để thấy kết quả nghiên cứu của đề tài. Phần thứ hai: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 3 Hiện nay, mục tiêu giáo dục của nước ta là phát triển phẩm chất và năng lực của từng cá nhân người học. Vì vậy, bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy và học để đạt được kết quả khả quan nhất. Giảng dạy môn Hóa học, giáo viên không chỉ giúp các em lĩnh hội được những kiến thức về các chất và những qui luật biến đổi chất mà còn rèn cho học sinh các năng lực tính toán, tư duy hóa học, biết cách phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp . . . Để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở bậc THCS có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc THCS, làm tiền đề cho việc học tập và phát triển sau này. Để đạt được mục tiêu của quá trình dạy học, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập Hoá học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hoá học ở trường THCS nói chung, đặc biệt là ở lớp 8 trường THCS nói riêng. Bài tập là một hệ thống thông tin xác định gồm những dữ kiện xuất phát và những yêu cầu cần đạt tới. Hai yếu tố này tác động qua lại với nhau tạo thành bài tập, đối tượng của nhận thức, bài tập đối với học sinh là một tồn tại khách quan khi học sinh chưa trở thành người giải. Vì vậy, bản chất lí luận của bài tập là một hệ thống thông tin xác định, bao gồm những điều kiện và những yêu cầu mà giữa chúng luôn luôn tồn tại mâu thuẩn chủ quan, dẫn tới nhu cầu phải có các biện pháp trong quá trình phân tích, biến đổi mối quan hệ giữa cái đã cho với cái phải tìm để tìm ra lời giải. Đối với học sinh, bài tập là phương tiện thu nhận kiến thức. Đối với giáo viên bài tập là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Phương tiện đó có hiệu quả dạy học đến đâu không chỉ phụ thuộc vào bản thân cấu trúc bài tập, mà còn phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm hay phương pháp sử dụng hiệu quả. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 4 Bộ môn hóa học ở phổ thông có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức cơ bản về cấu tạo chất, phân loại và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt động sản xuất và các hoạt động sau này. Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lí thuyết thì hệ thống bài tập Hóa học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học hóa học ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là ở lớp 8 trường THCS nói riêng. Bài tập Hoá học giúp người giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch sát với đối tượng. Người giáo viên dạy Hoá học muốn nắm vững chương trình Hoá học, thì ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương giảng dạy còn cần nắm vững các bài tập Hoá học của từng chương, hệ thống các bài tập cơ bản nhất và cách giải tổng quát cho từng dạng bài tập, biết sử dụng bài tập phù hợp với từng công việc: Luyện tập, kiểm tra, nghiên cứu... nhằm đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó cần phải sử dụng bài tập ở các mức khác nhau cho từng đối tượng học sinh khác nhau: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. II. Cơ sở thực tiễn. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì thế cần rèn cho học sinh các kỹ năng cơ bản giải một số bài tập tính theo phương trình hóa học một cách độc lập và sáng tạo. Qua đó học sinh tự định hướng để giải bài tập. Rèn cho học sinh có kỹ năng nhận dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến khó, phát triển dần kỹ năng hiện có của học sinh, nhằm phát huy thêm khả năng tự học, tự nhận thức và độc lập, sáng tạo của học sinh, đồng thời phát huy hoạt động nhóm. Trên cơ sở đó, để kích thích tính tích cực học tập của học sinh trong việc giải bài tập tính theo phương trình hóa học, bản thân giáo viên cần xác định vai trò của mình đối với học sinh. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 5 - Giáo viên cần coi trọng lợi ích, nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh phát huy tối đa các năng lực còn tiềm ẩn của học sinh. Hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học, năng lực sáng tạo, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu để tìm hướng giải phù hợp. Qua các bài tập từ dễ đến khó dần tạo ra sự tích cực, tự lực sáng tạo trong học tập của học sinh. Giúp hình thành ở học sinh kỹ năng giải bài tập hóa học tính theo phương trình hóa học. III. Thuận lợi và khó khăn. Bài tập về tính theo phương trình hoá học rất đa dạng phong phú. Khi được phân công giảng dạy môn hoá học 8, được sự quan tâm của hiệu trưởng nhà trường, tổ chuyên môn và sự quan tâm nhiệt tình của đồng nghiệp. Các em học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thuận lợi cho việc chuẩn bị bài và làm bài tập trong sách giáo khoa. Đa số các em có ý thức học tập khá tốt, nhiều em tích cực hoạt động trong giờ học, tham gia xây dựng bài. Bên cạnh đó tôi cũng gặp phải không ít khó khăn: Các em chưa có ý thức cao trong học tập: Thường hay không thuộc bài, không làm bài tập, vào lớp học không chú ý nghe giảng bài, không chuẩn bị bài mới... Đối với học sinh lớp 8, qua thời gian tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy các em chưa nắm vững các kiến thức cơ bản như: Kí hiệu hóa học, hóa trị, cách viết công thức của một hợp chất, lập phương trình hóa học, các công thức chuyển đổi giữa số mol, khối lượng và thể tích, . . . cho nên các em chưa vận dụng để giải một bài tập hóa học. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy sau khi đọc đề bài, đa số các em chưa xác định được đề bài đã cho biết những đại lượng gì, có liên quan đến công thức nào cần sử dụng đại lượng đề bài hỏi. Các em chưa xác được hướng giải bài tập cho phù hợp. Mặt khác, các em chưa nắm vững những công thức cơ bản và kỹ năng lập phương trình hóa học nên ảnh hưởng đến khả năng giải một bài hóa học tính theo phương trình hóa học, một số học sinh vận dụng kiến thức được học để giải bài toán Hoá học chưa được thành thạo. Vì vậy muốn Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 6 nâng cao chất lượng môn học thì học sinh cần biết làm thành thạo bài toán “Tính theo PTHH” thì việc phân dạng bài tập và áp dụng từng dạng bài phù hợp với từng đối tượng của học sinh, nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho các em. V. Biện pháp và cách thực hiện. 1. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng bộ môn và nâng cao hiệu quả giải bài tập Hóa học. 1.1. Đối với học sinh: - Sử dụng thành thạo công thức liên hệ giữa số mol, khối lượng, khối lượng mol, thể tích khí và thể tích 1mol khí ở đktc. m n V 22,4.n Khối lượng M Số mol chất Thể tích chất chất (m) m n.M (n) khí V n 22,4 Trong đó : m là khối lượng (g) của một lượng nguyên tố hay 1 lượng chất. n : là số mol M : khối lượng mol (nguyên tử, phân tử . . ) 22,4l là thể tích 1 mol khí ở đktc. V : thể tích khí ở đktc. - Lập phương trình hóa học. + Viết đúng CTHH cuả các chất phản ứng và chất sản phẩm. + Chọn hệ số phân tử sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế đều bằng nhau - Dựa vào phương trình hóa học lập luận tỉ lệ số mol của chất cho biết và chất cần tìm. + Trong những bài toán tính theo phương trình hóa học khi chỉ biết lượng của một trong các chất phản ứng hoặc chất mới sinh ra trong phản ứng là có thể tính được lượng của chất còn lại . Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 7 + Lượng các chất có thể tính theo mol, theo khối lượng là gam, kilôgam, tấn hoặc theo thể tích là mililit, hoặc lít hoặc cm3, m3 . . . . * Lưu ý: Cách giải bài toán áp dụng qui tắc tam suất. 1.2. Đối với giáo viên: - Củng cố kiến thức về cách tính công thức liên hệ giữa các đại lượng số mol, khối lượng, khối lượng mol, thể tích và thể tích 1 mol khí ở đktc. - Chọn lọc bài tập phù hợp các đối tượng. - Phương pháp giảng dạy giải bài tập phải linh động, kích thích sự hoạt động của học sinh. - Sử dụng thích hợp và sáng tạo các đồ dùng dạy học, thiết bị có sẵn phục vụ cho việc dạy và học. 2. Những biện pháp cụ thể đã áp dụng. - Trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8, qua kết quả học kỳ I, cho thấy chất lượng học tập bộ môn còn thấp. Đặc biệt là còn nhiều học sinh chưa giải được thành thạo dạng bài tập tính theo PTHH. Để thực hiện sáng kiến “Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8” Bản thân tôi áp dụng từ tiết 32 đến tiết 51 trong chương trình Hóa học lớp 8. Cùng với việc hình thành khái niệm hoá học, học sinh cần được thực hiện giải một hệ thống bài tập theo sơ đồ định hướng sau: - Tóm tắt các dữ kiện của đầu bài. - Xác định hướng giải. - Trình bày lời giải. - Kiểm tra lời giải Việc giải bài tập hoá học theo sơ đồ định hướng là rất quan trọng, giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách khoa học. Việc lựa chọn và xây dựng những bài tập hoá học nội dung có nhiều cách giải, có cách giải ngắn gọn, thông minh, đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học định lượng. Đặc biệt, các bài tập yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn học tập hoá học. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 8 3. Phương pháp tiến hành giải các dạng bài tập tính theo PTHH. 3.1. Dạng 1: Tính khối lượng( hoặc thể tích chất khí ở đktc) của chất tham gia khi biết khối lượng ( hoặc thể tích chất khí ở đktc) của chất sản phẩm trong phản ứng hóa học và ngược lại. Học sinh biết được khối lượng hoặc thể tích của một chất là như thế nào từ đó tìm khối lượng hoặc thể tích của chất và các công thức có liên quan. 3.1.1. Xác định khối lượng của một chất. a. Cách thực hiện: Học sinh nhớ lại các công thức: - Tìm khối lượng mol của chất. m V - Tìm số mol của chất bằng công thức: n và n = 22,4 M - Suy ra khối lượng theo công thức: m = n x M - Hướng dẫn HS về các đại lượng: + m là khối lượng (tính bằng g) của một lượng nguyên tố hay 1 lượng chất. + n : là số mol + M : khối lượng mol (nguyên tử, phân tử . . ) + V : thể tích khí ở đktc. b. Ví dụ : * Ví dụ 1: Cho 32,5 gam bột kẽm Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch axit Clohiđric (HCl ) theo sơ đồ phản ứng sau: Zn + HCl ---- ZnCl2 + H2 Tính khối lượng axit Clohiđric HCl cần dùng ? * Định hướng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài: + Đề cho: mZn = 32,5 gam + Tính mHCl = ? - Muốn tính mHCl thì phải có nHCl mà đề chưa cho nHCl. Phải tìm nZn trước sau đó suy ra số mol nHCl. - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nZn. Giải : Rèn kĩ năng giải bài tập tínhmZn phương trình (hóa học cho học sinh lớp 8 nZn theo 32,5 g 0,5 mol ) M Zn 65 g
- 9 Số mol Zn : PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Theo PT: 1 mol 2mol 1mol Theo đề bài: 0,5mol nHCl ? 0,5.2 Số mol HCl cần dùng nHCl 1(mol ) 1 Khối lượng axit HCl cần dùng: mHCl = n. M = 1. 36.5g = 36,5(g) Ví dụ 2 : Bài tập số 3 trang 75/ SGK to Có phương trình hóa học sau: CaCO3 CaO CO2 a/ Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO? b/ Muốn điều chế được 7gam CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3? * Định hướng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài: + Đề cho: a. mCaO = 11,2 gam b. mCaO = 7 gam + Tính : a. n CaCO 3 =? b. m CaCO 3 =? - Muốn tính n CaCO thì phải có nCaO mà đề chưa cho nCaO. Phải tìm nCaO trước 3 dựa vào mCaO. - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nCaO. Giải : a/ Số mol CaO mCaO 11,2 g nCaO 0,2(mol ) M CaO 56 g to CaCO3 CaO CO2 1mol 1mol 0,2mol 0,2mol Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 10 Số mol CaCO3 cần dùng : nCaCO3 nCaO 0,2(mol ) Khối lượng CaCO3 cần dùng : b/ Số mol CaO mCaCO 3 n.M CaCO3 0,2.100 g 20( g ) mCaO 7g nCaO 0,125(mol ) M CaO 56 g to CaCO3 CaO CO2 1mol 1mol 0,125mol 0,125mol Theo PTHH ta có : nCaCO3 nCaO 0,125(mol ) Khối lượng CaCO3 cần dùng : mCaCO3 n.M CaCO3 0,125.100 g 12,5( g ) 3.1.2. Xác định thể tích của một chất. a. Cách thực hiện: - Tìm khối lượng mol của chất. - Tìm số mol của chất bằng công thức: m V n và n = 22,4 M - Từ phương trình hóa học suy ra số mol của chất cần tìm - Tính thể tích theo công thức: V = n x 22,4 - Hướng dẫn các em về các đại lượng: + m là khối lượng (tính bằng g) của một lượng nguyên tố hay 1 lượng chất nào đó + n : là số mol + M : khối lượng mol (nguyên tử, phân tử . . ) + 22,4 là thể tích 1 mol khí ở đktc. + V : thể tích khí ở đktc. b. Ví dụ : b.1.Ví dụ 1: Cho 32,5g bột kẽm Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch axít Clohiđric HCl theo sơ đồ phản ứng sau : Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 11 Zn + HCl ---- ZnCl2 + H2 Hãy tính : Thế tích khí hiđro thu được ở đktc . * Định hướng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài: + Đề cho: mZn = 32,5 g + Tính V H = ? 2 - Muốn tính V H thì phải có n H mà đề chưa cho n H . Phải tìm nZn trước 2 2 2 sau đó suy ra số mol n H . 2 - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nZn. Giải : mZn 32,5 g Số mol Zn : nZn 0,5(mol ) M Zn 65 g PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Theo PT: 1mol 2mol 1mol Theo đề bài: 0,5mol nH 2 ? 0,5.1 Số mol khí H2 sinh ra : nH 2 0,5(mol ) 1 Thể tích khí H2 sinh ra (đktc) VH 2 0,5.22,4 11,2(l ) b.2. Ví dụ 2 : Cho phương trình hóa học sau : to CaCO3 CaO CO2 a/ Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc)? b/ Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng . * Định hướng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài: + Đề cho: a. nCaO = 3,5 mol b. V CO2 = 14,44 lit + Tính : Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 12 a. V CO = ? 2 b. mchất tạo thành = ? và mchất tham gia = ? - Muốn tính V CO thì phải có n CO mà đề chưa cho n CO . Phải tìm nCaO 2 2 2 trước dựa vào mCaO. - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nCaO. Giải : a/ PTHH to CaCO3 CaO CO2 1mol 1mol 3,5mol 3,5mol Theo PTHH ta có : nCaCO3 nCO2 3,5(mol ) Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc : VCO2 n.22,4 3,5.22,4 78,4(l ) b/ VCO2 13,44 nCO2 0,6(mol ) 22,4 22,4 PTHH: to CaCO3 CaO CO2 1mol 1mol 1mol 0,6mol 0,6mol 0,6mol Theo PTHH ta có : nCaCO3 nCaO nCO2 0,6(mol ) Khối lượng CaCO3 cần dùng : mCaCO3 n.M CaCO3 0,6.100 g 60( g ) Khối lượng CaO tạo thành mCaO n.M CaO 0,6.56 g 33,6( g ) *Lưu ý: Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 13 - Nếu đầu bài yêu cầu tính lượng chất ra gam hoặc thể tích ra ml, lít thì các em cứ tính theo mol, sau đó đổi kết quả mol ra khối lượng hoặc thể tích. - Nếu đầu bài cho dữ kiện lượng chất theo khối lượng hoặc theo thể tích mà hỏi kết quả là mol thì nên đổi khối lượng hoặc thể tích ra mol rồi tính. 3.2. Dạng 2: Cho biết khối lượng của 2 chất tham gia, tìm khối lượng của chất tạo thành. Trước hết phải xác định, trong 2 chất tham gia chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư. Sản phẩm chỉ được tính theo chất tham gia nào phản ứng hết (áp dụng như dạng 1) Để trả lời câu hỏi trên ta làm như sau: Giả sử có phản ứng: A + B → C + D Với số mol cho ban đầu của A là a mol, của B là b mol. m, n là 2 số mol của A và B theo phương trình So sánh hai tỉ số Chất phản ứng hết Sản phẩm tính theo a b Nếu: A, B đều hết A hoặc B m n a b B hết B m n a b A hết A m n Nội dung bài toán trên có thể giải đơn giản nếu ta cố gắng hiểu và giải theo phương pháp “3 dòng” qua ví dụ sau. Ví dụ 1: Cho 11,2g Fe tác dụng hoàn toàn với 18,25g HCl thu được một muối duy nhất là sắt(II) clorua và có khí thoát ra. a, Viết PTHH b, Tính khối lượng các chất sau phản ứng. * Nghiên cứu đề bài: Từ số mol Fe, HCl lập tỉ lệ và so sánh xem chất nào phản ứng hết và chất nào còn dư sau phản ứng. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 14 Các biểu thức có liên quan. m = n . M * Xác định hướng giải: - Tìm số mol Fe, HCl - Lập tỉ lệ so sánh xem chất nào phản ứng hết và chất nào còn dư sau phản ứng. - Viết phương trình hóa học. - Tính khối lượng sản phẩm theo số mol của chất phản ứng hết. * Trình bày lời giải: 11,2 Tính số mol: n Fe 0,2(mol ) 56 18, 25 nHCl = = 0,5(mol ) 36,5 0,2 0,5 ( Vì nên Fe phản ứng hết; 0,2 mol ) 1 2 Phản ứng: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Số mol ban đầu cho: 0,2 0,5 0 0 Số mol phản ứng: 0,2 2.0,2 0,2 0,2 Sau phản ứng: 0 0,1 0,2 0,2 Theo PTPU thì số mol HCl phản ứng gấp đôi số mol Fe nHCl (phản ứng) = 2.0,2 = 0,4 (mol) n FeCl2 nH2 n Fe phản ứng Vậy sau phản ứng thu được: m FeCl2 = 0,2.127 = 25,4 gam mH 2 = 0,2.2 = 4 gam m HCl dư = 0,1 . 36,5 = 3,65 gam Ví dụ 2: Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 15 Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong bình chứa 6,72lít khí oxi (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy: a/ Phốtpho hay oxi, chất nào còn dư và khối lượng là bao nhiêu ? b/ Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu ? * Nghiên cứu đề bài: Từ số mol photpho, oxi sau đó lập tỉ lệ và so sánh xem chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư sau phản ứng. Các biểu thức có liên quan. m = n . M và V = n . 22,4 * Xác định hướng giải: - Tìm số mol photpho và oxi - Lập tỉ lệ so sánh xem chất nào phản ứng hết và chất nào còn dư sau phản ứng. Tìm số mol và khối lượng chất dư. - Viết phương trình hóa học. - Xác định chất tạo thành và tính khối lượng theo số mol của chất phản ứng hết. * Trình bày lời giải: mp 6,2 g nP 0,2(mol ) MP 31g V 6,72 nO2 0,3(mol ) 22,4 22,4 a/ Lập tỉ số : 0,2 0,3 0,05 < 0,06 4 5 nO2 dư và lượng P sẽ tác dụng hết . 4P + 5O2 2P2O5 4mol 5mol 2mol 0,2mol nO2 ? nP2O5 ? Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 16 Số mol O2 tham gia phản ứng 0,2.5 nO2 0,25(mol ) 4 PTHH: 4P + 5O2 2P2O5 Số mol ban đầu cho 0,2mol 0,3mol Số mol phản ứng: 0,2mol 0,25mol Sau phản ứng 0 0,05mol - Số mol O2 còn dư : nO dư = 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol) 2 - Khối lượng O2 còn dư mO2 n.M O2 0,05.32 1,6( g ) b/ Số mol P2O5 tạo thành : 0,2.2 nP2O5 0,1(mol ) 4 Khối lượng P2O5 tạo thành : mP2O5 n.M P2O5 0,1.142 14,2( g ) 3.3. Dạng 3: Bài tập có các PTHH nối tiếp. * Cách thực hiện: - Các phản ứng được gọi là nối tiếp nhau nêú như chất tạo thành ở phản ứng này lại là chất tham gia ở phản ứng kế tiếp. - Đối với loại này có thể lần lượt theo từng phản ứng cho đến sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra có thể giải nhanh chóng theo sơ đồ hợp thức Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,4g magie (Mg) trong khí oxi thu được magie oxit (MgO). a/ Tính thể tích khí oxi cần dùng (thể tích khí đo ở đktc) b/ Tính số gam KClO3 cần dùng để điều chế lượng oxi trên * Định hướng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài: + Đề cho: Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 17 MMg = 2,4 gam + Tính a/ VO = ? 2 b/ m KClO = ? 3 - Muốn tính VO thì phải có nO mà đề chưa cho nO . Phải tìm n Mg trước 2 2 2 sau đó suy ra số mol nO . 2 - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nMg. - Viết phương trình hóa học (2 phương trình) - Dựa vào phương trình hóa học (1) suy ra nO , từ nO của phương trình 2 2 (1) áp dụng vào phương trình (2), dựa vào phương trình (2) suy ra n KClO và tìm 3 m KClO3 . Giải : a/ Số mol của magie: 2,4 nMg = = 0,1 mol 24 PTHH: 2Mg + O2 2MgO 2 mol 1 mol 0,1 mol x mol 0,1.1 x= = 0,05 mol 2 Số mol của oxi: nO = 0,05 mol 2 Thể tích của khí oxi tham gia phản ứng là: V O = n.22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít 2 b/ PTHH: 2KClO3 to 2KCl + 3O2 2 mol 3 mol x mol 0,05 mol 0, 05.2 x= = 0,033 mol 3 Số mol của kali clorat là: n KClO = 0,033 mol 3 Khối lượng của kali clorat cần dung là: Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 18 m KClO3 = n. M = 0,033 . 122,5 = 4,08 gam * Chú ý: Nếu đầu bài cho dữ kiện chất tham hoặc chất tạo thành tính bằng mol mà kết quả lại yêu cầu tính bằng gam hoặc lít thì không đặt quy tắc tam suất như trên mà phải đổi mol ra khối lượng (g) hoặc ra thể tích lít hoặc (dm 3) .Nếu không bài toán sẽ sai hoàn toàn. Ví dụ 2: Cho 0,5mol H2 tác dụng vừa đủ với O 2 để tạo nước. Tính thể tích O2 cần dùng (ở đktc) ? Cách 1: Cách 2: 2H2 + O2 2H2O 2H2 + O2 2H2O 2mol 1mol 2mol 1mol nO2 ? 0,5mol x(lit) 0,5mol 0,5..1 0,51 nO2 x 0,,25(mol ) 025(lit ) 2 2 Kết quả sai hoàn toàn Thể tích O2 cần dùng : VO2 n.22,4 0,25.22,4 5,6(lit ) Kết quả đúng Qua việc phân loại được dạng bài tập tính theo phương trình hoá học và trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập tôi thấy HS nhận thức nhanh hơn, kỹ năng giải bài tập của HS thành thạo hơn, đem lại sự hứng thú, say mê trong học tập, học sinh thích học môn Hoá học hơn và không còn ngại khi giải bài tập tính theo phương trình hoá học. Tuy nhiên trong quá trình dạy tôi nhận thấy rằng tuỳ vào các dạng bài tập HS có thể nhận thức nhanh hay chậm, nhiều hay ít từ đó tôi có thể phân loại HS theo mức độ nhận thức ở các dạng bài tập, cụ thể: + Dạng 1,3: dành cho HS mức độ nhận thức yếu, trung bình. + Dạng 2: dành cho HS mức độ nhận thức khá, giỏi. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 19 Trên đây là các giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện nhằm hướng dẫn học sinh lớp 8 giải tốt bài toán tính theo phương trình hóa học. Việc vận dụng các giải pháp như trên vào quá trình giảng dạy đã tạo điều kiện cho học sinh nắm vững kiến thức và đạt kết quả cao trong học tập. Phần thứ ba: KẾT QUẢ VÀ ÁP DỤNG I. Kết quả thực hiện. Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên vào thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy học sinh đã rèn được kĩ năng giải bài toán theo phương trình hóa học một cách có định hướng rõ ràng và có tiến bộ rõ rệt, cụ thể các em tích cực hơn trong học tập. Tôi thấy kết quả học tập của học sinh khả quan hơn, cụ thể như sau: Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
- 20 Kết quả năm học 2019 – 2020 (Khi chưa áp dụng sáng kiến) Kết quả năm học 2020 – 2021 (Khi áp dụng sáng kiến) XẾP LOẠI Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Năm học lớp SL TL % SL TL % SL TL % SL TL% Năm học 2019 - 2020 38 2 5,3 11 28,9 23 60,5 2 5,3 Năm học 2020 - 2021 40 8 20 16 40 14 35 2 5,0 So với năm học 2019 - 2020 +2 +6 +14,7 +5 +11,1 -9 -25,5 0 -0,3 Tăng (+ ); Giảm ( - ) Qua việc thực hiện phương pháp trên trong giảng dạy Hoá 8, tôi thấy học sinh có nề nếp, tích cực hơn trong hoạt động học tập, số học sinh yếu lúc đầu rất lơ là, thụ động trong việc tìm ra kiến thức thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi trong lớp, sau này đã có thể tham gia góp sức mình vào kết quả học tập của cả lớp, qua đó các em tự tin hơn không mặc cảm vì mình yếu kém hơn các bạn, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. - Học sinh giải tốt được các bài tập tính theo phương trình hóa học. - Lớp hoạt động sôi nổi, giữa thầy và trò có sự phối hợp nhịp nhàng, thầy tổ chức các hình thức hoạt động và trò thực hiện, các hoạt động diễn ra một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao. Các dạng bài toán đưa ra chưa phải là tất cả, mà chỉ là một số dạng cơ bản cho học sinh lớp 8 và mỗi phương pháp giải chưa phải là duy nhất nhưng phần nào cũng là phương pháp giúp tôi giảng dạy và hoàn thành nhiệm vụ của mình theo mục tiêu của ngành đề ra. II. Hướng áp dụng sáng kiến. Việc áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy ở lớp 8 của trường tôi nhận thấy các em hiểu biết, biết cách giải một bài toán tính theo phương trình hóa Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh lớp 8 trường THCS Bình Lư
13 p | 50 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp gây hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THCS
18 p | 80 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6
16 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh lớp 8
12 p | 113 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 31 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
17 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý
16 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân 6
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10
17 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình học 7
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
16 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng dạy học văn thuyết minh
28 p | 12 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9
16 p | 56 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
18 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9
23 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp liên môn trong bài toán thực tiễn
26 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm phát huy kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
16 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn