intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng biểu đồ Địa lý lớp 9

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:42

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập tư duy của học sinh thì giáo viên phải nhận thức rằng, thay đổi phương pháp dạy học là thay đổi bằng cách tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua hệ thống kênh hình như: biểu đồ, bảng số liệu…. Để giúp học sinh tự tìm ra kiến thức địa lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng biểu đồ Địa lý lớp 9

  1. ĐỀ TÀI:     SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9 I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới đòi hỏi sự  thay đổi trong cách dạy của thầy và cách học của trò. Vì thế trong sách giáo  khoa Địa lý không trình bày đầy đủ mọi kiến thức cho học sinh, mà một phần   các kiến thức của bài học được chuyển vào hệ  thống kênh hình thông qua  biểu đồ, bảng số liệu thống kê. Chính vì thế trong sách giáo khoa Địa lý bậc  THCS đã đưa vào một số  lượng bảng số  liệu khá nhiều với mục đích là để  rèn luyện kỹ năng tư duy của học sinh. Xuất phát trên quan điểm dạy học hướng vào người học hay nói cách  khác, theo hướng dạy học “   lấy học sinh làm trung tâm”. Theo hướng dạy  học này, người giáo viên đóng vai trò là người tổ  chức hướng dẫn, còn học   sinh phải tự lực tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập. Vấn đề  vận dụng các phương pháp để  hướng dẫn học sinh khai thác  triệt để  hệ  thống  bảng số  liệu, biểu đồ  trong bài học là không thể  thiếu  được đối với giáo viên giảng dạy Địa Lý nói chung và giáo viên giảng dạy  Địa lý ở bậc THCS nói riêng. Dựa trên quan điểm nhận thức như Lê Nin nói:  “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực   tiễn"   2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.   Nhằm phát huy tính tích cực, tự  giác, độc lập tư  duy của học sinh thì  giáo viên phải nhận thức rằng, thay đổi phương pháp dạy học là thay đổi  bằng cách tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng   dẫn của  giáo viên  thông qua  hệ   thống  kênh hình  như:  biểu  đồ, bảng số  liệu…. Để giúp học sinh tự tìm ra kiến thức địa lý. 1
  2. Trong quá trình dạy học, người thầy phải suy nghĩ để  lựa chọn các  hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh theo nội dung thích hợp của từng bài.  Phải đầu tư vào bài soạn và chuẩn bị mọi tình huống trong thiết bị bài giảng  một cách khoa học nhằm đảm nhận phần việc cao hơn trong quá trình truyền  thụ  kiến thức để  đáp  ứng với mục tiêu hiện nay “Lấy học sinh làm trung   tâm” Trong quá trình học tập, học sinh phải nỗ  lực tìm tòi kiến thức mới   theo sự  hướng dẫn của giáo viên thông qua  các biểu đồ, bảng số  liệu  của  sách giáo khoa. Quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, thì quá trình tư  duy là chủ  yếu, là mấu chốt nhất. Nếu không phát huy được năng lực tư  duy của học   sinh có nghĩa là chưa hoàn thành nhiệm vụ dạy học.  3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Trường Tộ. 5. Phương pháp nghiên cứu.   Kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy của giáo viên và tiết học của học   sinh trên lớp.  II. Phần nội dung: 1. Cơ sở lý luận. Nghị quyết Trung  ương 4 khóa VII đã xác định phải “khuyến khích tự   học”, phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để  bồi dưỡng   cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định, “phải đổi mới   phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ  một chiều, rèn   luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. từng bước áp dụng phương   pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều   2
  3. kiện và thời gian tự  học, tự  nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại   học” Định hướng trên đây đã được pháp chế  hóa trong Luật giáo dục, điều   24.2 “Phương pháp giáo dục phổ  thông phải phát huy tính tích cực, tự  giác,   chủ  động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của tùng lớp học,   môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến   thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học   tập cho học sinh”. Đối với học sinh THCS không còn thích ngồi nghe những lời giải thích  tỷ  mỉ  như  học sinh tiểu học. Các em chờ  đợi những cách tìm hiểu mới đối  với bài học mà  ở  đó tính tích cực, tính hoạt động của tư  duy và tính tự  lập  được thực hiện. Đây là biểu hiện của thái độ  tự  nghiên cứu của học sinh   THCS. Vì thế việc hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng biểu đồ là rất cần thiết để  phát huy tính “ Tích cực – tự giác – tư duy – sáng tạo” của học sinh và cũng   nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đề ra. 2. Thực trạng: ­ Môn Địa lý góp phần hình thành các năng lực cần thiết của người lao   động (năng lực hành động, năng lực tham gia, năng lực hòa nhập, năng lực   vận dụng kiến thức để  giải quyết vấn đề) phù hợp với yêu cầu phát triển  đất nước trong giai đoạn mới. ­ Có sự lựa chọn và sắp xếp sao cho phù hợp khả năng nhận thức của   học sinh; giảm bớt tính hàn lâm, kinh viện, nặng nề, xa rời thực tiễn. ­ Tăng cường tính hành dụng, tính thực tiễn thông qua việc tăng cường  thực hành trong dạy học Địa lý. Điểm nổi bật nhất là sự  đổi mới trong nội dung sách giáo khoa, cách  dạy của giáo viên và cách học của học sinh: ­ Sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để tổ chức  cho học sinh các hoạt động học tập tự  giác, tích cực, tự  lập. Điều đó tạo  3
  4. điều kiện cho học sinh tự khám phá, tự  phát hiện, tự  tìm đến với kiến thức   mới dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức của giáo viên. + Cùng với định hướng về phương pháp dạy học của chương trình, tài  liệu sách giáo khoa Địa lý bậc THCS được biên soạn theo tinh thần cung cấp   các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn kỹ  để  giáo viên có thể  tổ  chức, hướng dẫn học sinh tập phân tích, xử  lý chúng, tạo điều kiện để  học  sinh vừa tiếp nhận kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng trong quá trình học tập. Qua quá trình giảng dạy, trao đổi với các đồng nghiệp môn Địa lí   ở  trường THCS  nhiều năm, tôi nhận thấy việc   rèn luyện kỹ  năng biểu  đồ  nhằm phát huy tính tích cực, tư  duy, sáng tạo của học sinh có một số  mặt   thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi:  Về phía Giáo viên:  ­ Trong quá trình dạy học, giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp với  từng nội dung bài học, từng dạng biểu đồ khác nhau, kết hợp tốt kênh chữ  trong các hoạt động dạy học, tổ  chức tốt hoạt động của thầy và hoạt động   của trò, để phát triển năng lực, tư duy, sáng tạo của học sinh. ­  Trong quá trình giảng dạy,  giáo viên  kết hợp, hướng dẫn học sinh   nhận biết các dạng biểu đồ và khai thác triệt để các kiến thức thông qua biểu  đồ, sơ đồ,  mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin… Về phía Học sinh:  ­ Phần lớn học sinh đã nhìn nhận về bộ môn Địa lý không phải là môn   học phụ, nên đã đầu tư  thời gian và tài liệu (sách giáo khoa, vở  bài tập, tập  bản đồ, átlát, câu hỏi trắc nghiệm...).  ­ Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, phát biểu ý kiến khi  hiểu bài, chăm lo việc học bài và làm bài ở nhà. Một số  em tự nguyện tham   gia vào đội tuyển học sinh giỏi, điều đó đã động viên tinh thần cho những   giáo viên dạy môn Địa lý 4
  5. ­ Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả  lời các câu hỏi   giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị  bài mới ở  nhà. Đa số  học sinh tham   gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đạt hiệu quả cao trong quá trình  lĩnh hội kiến thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng   tâm cơ bản  thông qua các biểu đồ, các em đã trả lời được những kiến thức  trọng tâm thể hiện trên biểu đồ. Đa số các em có nhận thức đúng đắn về bộ  môn, có nhiều hứng thú, tư duy tốt, đam mê, cần cù chịu khó, có kỹ năng tốt  trong phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê.....   Về phía nhà trường: ­  Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng trong công tác đầu tư  chất  lương mũi nhọn chuyên môn. Luôn chú trọng đến công tác đổi mới phương   pháp dạy học – kiểm tra đánh giá.  Đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ  hoạt   động trọng tâm đó chính là lĩnh vực chuyên môn, luôn chú trọng đầu tư  cho  chất lượng đại trà và mũi nhọn. Kết quả thu được qua học tập của học sinh   chính là thước đo quá trình dạy học của giáo viên cũng như tiếp thu kiến thức  của học sinh.  => Như  vậy để  hỗ  trợ  cho sự  thành công của việc  rèn luyện kỹ  năng  biểu đồ, nhằm phát huy tính tự giác tích cực của học sinh thì sự quan tâm của   nhà trường, nhiệt tình của giáo viên, sự  say mê của học sinh đóng vai trò rất  quan trọng * Khó khăn:  Về phía Giáo viên: ­ Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để  rèn luyện tốt kỹ năng biểu đồ  nhằm phát huy tính “tích cực – tư  duy – sáng tạo” của học sinh thay cho   phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều  học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ  học thuộc một cách máy móc, trả  lời  câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa, chưa biết vẽ, rút ra kiến thức từ biểu đồ.  5
  6. ­ Thực tế giảng dạy  ở phổ thông cho thấy: Một số  ít Giáo viên đã coi   nhẹ việc  “ rèn luyện kỹ  năng biểu đồ  cho học sinh mang tính chất qua loa,  hình thức chứ không dùng trong khi khai thác kiến thức”.   ­ Thường thì các tiết thao giảng, thanh tra, kiểm tra thì Giáo viên có sự  chuẩn bị chu đáo cả về thời gian lẫn phương tiện dạy học nên giờ  dạy việc  khai thác kiến thức đạt hiệu quả cao, nhất là khai thác và rèn kỹ năng bản đồ  cho học sinh.  Với Học sinh:  ­ Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm, việc  tiếp thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ  thể, lặp lại nhiều lần. Các em chưa   xác định được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì?   Vì thế các em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh.  ­ Do tâm huyết dành cho bộ môn của học sinh chưa nhiều, ít vận động,  suy nghĩ, óc tưởng tượng tư duy còn hạn chế. Nên kết quả đạt được của bộ  môn chưa cao ­ Đa số học sinh có kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu  trong sách giáo khoa còn rất yếu vì các em nghĩ  những công việc đó không  cần thiết, toàn bộ kiến thức cơ bản đã được thể hiện qua kênh chữ, nên khi  các bài tập yêu cầu vẽ  biểu đồ  hay phân tích biểu đồ  các em ít chú ý. Khi  được Giáo viên yêu cầu quan sát vào tranh  ảnh biểu đồ, làm bài tập vẽ biểu  đồ thì các em lại không nắm rõ các bước để  vẽ, rồi đến cách nhận xét các  em cũng chưa nắm rõ. Vì vậy khi Giáo viên yêu cầu các em dựa biểu đồ sách  giáo khoa để  hoạt động nhóm và khi xây dựng bài, thì phần lớn học sinh  không chịu khó nhìn hình ảnh suy nghĩ trả lời mà chủ yếu dựa vào kênh chữ  có sẵn trong sách giáo khoa. ­ Vẫn còn tình trạng một số  học sinh xem nhẹ bộ môn, cho đây là bộ  môn phụ, nên một số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng và thụ động  trong tiếp thu kiến thức, nên khi tiếp cận với những yêu cầu đổi mới trong   6
  7. phương pháp dạy học còn gặp khó khăn. Điều này cũng ảnh hưởng đến xây   dựng, thiết kế bài giảng trong quá trình lên lớp của giáo viên. Một bộ  phận học sinh lười quan sát, hạn chế  trong tư  duy, khám phá  và chưa tự tìm ra kiến thức qua hỗ trợ của hệ thống kênh hình biểu đồ Thời gian cho tiết học rèn luyện kỹ năng rất ít, thông thường chỉ được  lồng ghép trong tiết học lý thuyết, thực hành. Nhưng thời gian cho việc rèn  luyện còn ít. Trong khi đó muốn rèn kỹ  năng biểu đồ  tốt cho học sinh cần   phải có thời gian nhiều hơn, để  các em thấy được tầm quan trọng của việc   vẽ, nhận xét biểu đồ.    Nhiều em vẫn ngại tham gia dự thi học sinh giỏi b ộ môn Địa lý vì các   em chưa có kỹ  năng tốt trong phân tích dụng cụ  trực quan, đặc biệt  vẽ  và  nhận xét biểu đồ * Điều tra cụ thể: Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học   tập   bộ   môn   của   học   sinh   vừa   tiến   hành   rút   kinh   nghiệm   qua   mỗi   tiết   dạy.Việc điều tra được thực hiện thông qua những câu hỏi từ biểu đồ nhằm  phát triển tư duy trên lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết …. Qua điều tra, đa số  học sinh chỉ  trả  lời những câu hỏi mang tính chất  trình bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì   trả lời chưa được tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ  kiến thức giữa các bài  các chương, chưa nắm rõ các đối tượng địa lí, những nội dung trọng tâm   trong biểu đồ. Cụ thể kết quả HK II năm học 2014 – 2015: Sĩ  Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp SL % SL % SL % SL % SL % số 9A5 32 4 16.2 9 29.7 7 21.6 4 10.8 8 21.62 1 2 2 1 9A7 35 3 8.57 15 42.8 15 42.8 2 7.71 0 0 6 6 7
  8. Để  giải quyết được những thực trạng nêu ra trong đề  tài thì bản thân  tôi phải tự  tìm ra các giải pháp và biện pháp tốt nhất, nhằm đạt được kết   quả tốt cũng như khắc phục được những khó khăn của đề tài.   ội dung và hình thức của giải pháp :  3. N   a. Mục tiêu của giải pháp:  Trong dạy học Địa lý, phương pháp rèn luyện kỹ  năng biểu đồ  có ý  nghĩa rất quan trọng, vì các kiến thức lí thuyết không thể hiện đầy đủ  trong  kênh chữ, hoặc nếu có thể  hiện đầy đủ  thì việc rèn luyện kỹ  năng cho học  sinh sẽ không có, khả năng phát triển tư duy của học sinh không còn. Từ đây  các em chỉ học bài một cách máy móc thuộc lòng trong sách giáo khoa. Vì thế  muốn mở rộng kiến thức địa lí, đồng thời phát triển khả năng tư duy của học  sinh, thì việc rèn lyện kỹ  năng biểu đồ  sẽ  tập trung sự  chú ý của học sinh,  giúp học sinh định hướng tốt hơn, làm rõ, cụ thể hơn những nội dung cơ bản.  Mở  rộng và bổ  sung những kiến thức được trình bày. Làm nguồn thông tin  để  tạo điều kiện học sinh tiếp thu kiến thức được dễ  dàng và nhanh chóng  hơn. Vai trò của các giác quan trong dạy ­ học Địa lý là rất quan trọng. Theo   tâm lý học:  Việc lưu giữ  tri thức (nhớ) tùy thuộc vào các giác quan: Nghe:   20%, nhìn: 30%, nghe và nhìn: 50%. Tự trình bày: 80%, tự trình bày và làm:   90%. Việc  rèn luyện kỹ  năng biểu đồ  trong dạy ­ học Địa lý sẽ  góp phần  tạo điều kiện cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức trong quá trình nhận thức,   góp phần giáo dục thẩm mỹ cho các em. Giúp cho học sinh nhận thức nhanh  chóng và chính xác các biểu tượng địa lý. Tạo điều kiện cho học sinh phát  triển năng lực tư  duy địa lý. Do vậy  rèn luyện kỹ  năng biểu đồ  có vai trò  quan trọng trong quá trình dạy ­ học địa lý. Việc rèn luyện kỹ năng thực hành  qua các bài tập vẽ biểu đồ nhằm hỗ trợ mọi giác quan của học sinh. Cụ thể  hóa và tăng hiệu quả  việc giảng dạy của giáo viên. Giúp học sinh dễ  nhận  8
  9. biết, dễ  nhớ, tăng khả  năng tiếp thu kiến thức. Hỗ  trợ  việc cung cấp kiến   thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh thực  hành để hình thành và rèn luyện các kỹ năng. Góp phần đổi mới phương pháp   dạy – học và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh   đó còn hỗ trợ  cho giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng thiết kế  bài học.    b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:    * Nội dung của giải pháp: Đối với học sinh: Trước tiên học sinh cần có thái độ  học tập nghiêm   túc, có cái nhìn đúng đắn đối với môn học, có sự chuẩn bị cho bộ môn trước   khi bài học bắt đầu như  trả  lời trước câu hỏi trong sách giáo khoa, trong bài  có những biểu đồ, bảng số liệ nào, có nhắc đến những địa danh nào thì học  sinh tự tìm tư liệu tham khảo để khai thác kênh hình đó, chủ động tiếp nhận   tri thức. Đối với giáo viên:   Giáo viên là người tổ  chức tiết học, dẫn dắt học sinh chinh phục tri   thức, nhất là với đặc điểm môn Địa lí, bên cạnh việc đổi mới phương pháp,  đưa phương tiện hiện đại vào giảng dạy thì việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ  trong dạy học là việc cần thiết vừa làm phong phú bài giảng vừa giúp học   sinh khắc sâu kiến thức. Đồng thời  chủ trương của Bộ GD­ĐT đã được Sở  GD­ĐT quán triệt từng năm học, đến từng đơn vị giáo dục và đặc biệt trong  hè năm học 2007­2008 đã tổ  chức triển khai tập huấn cho đội ngũ giáo viên   cốt cán về    phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh .  Để  tiết học đạt hiệu quả  và nâng cao được  hiệu quả học tập, giáo viên cần làm những việc sau đây:     + Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học, đọc và trả  lời các câu hỏi sách giáo  khoa, cập nhật Internet 9
  10.     + Hướng dẫn học sinh tìm tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học và tự  khai thác kênh hình (quan sát, mô tả, nhận xét).     + Trong tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình SGK và  tư liệu cùng những hình ảnh HS tự tìm và hình ảnh do giáo viên cung cấp để  HS chủ động tiếp nhận kiến thức bài học và mở rộng thêm những nội dung có   liên quan. ­ Giáo viên ngoài tâm huyết với nghề, phải có chuyên môn vững vàng,  có tác phong sư phạm chuẩn mực, có phương pháp, kỹ thuật dạy học tốt, tạo  được cảm tình đối với các em ngay từ những tiết học đầu tiên. Vì chỉ có cảm   nhận được cái hay cái lý thú trong bài giảng của giáo viên thì lúc đó các em   mới có ý thức học tập tốt bộ môn. Không chỉ thế mà giáo viên phải luôn sưu  tầm nguồn tài liệu, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp truyền đạt tốt  nhất để thu hút được nhiều học sinh có tư duy, tích cực, tự giác, sáng tạo. + Đặc biệt khi hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống kênh hình trong   sách giáo khoa Địa lý thì giáo viên cần tập trung vào việc sử dụng các thiết bị  dạy học như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng các thiết bị theo cách minh  họa cho kiến thức. Vì vậy, khi soạn bài cũng như  khi lên lớp, giáo viên cần  phải xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chuẩn xác, rõ ràng   và tổ chức các hoạt động để học sinh làm việc với các thiết bị nhằm lĩnh hội   kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Giáo viên phải chuẩn bị  và nghiên cứu trước nội dung các kênh hình  phù hợp với nội dung của tiết dạy để  có cách tổ  chức hướng dẫn học sinh  khai thác kiến thức tốt nhất. Khi soạn bài giáo viên cần phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, bài   tập chính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các  biểu đồ  nhằm khai thác  tốt nhất kiến thức và rèn luyện kỹ năng địa lý. Đảm bảo việc khai thác kiến  thức và rèn kỹ năng, đảm bảo tính hệ thống giúp học sinh dễ học và dễ hiểu.  10
  11. Giáo viên giúp cho học sinh nắm được trình tự  các bước làm việc với  từng loại biểu đồ để tìm kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực tư  duy địa lý.   ­ Tổ chức nhiều hình thức học tập thích hợp, điều khiển học sinh học  tập tích cực và chủ động. Chú ý đến từng đối tượng học sinh, kèm cặp, giúp  đỡ cho học sinh còn yếu, tiếp thu bài còn chậm. + Khai thác kiến thức từ biểu đồ: Vai trò của biểu đồ  là hình thành cho học sinh những biểu tượng cụ  thể về địa lý đồng thời giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức mới. Giáo viên thường dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn học sinh  khai thác tri thức địa lý từ  biểu đồ: cho học sinh quan sát, giáo viên đặt một   số  câu hỏi cho học sinh phân tích biểu đồ trước, sau đó dùng phương pháp  quy nạp trình bày tài liệu và rút ra kết luận. Giáo viên cũng có thể dùng tranh ảnh để củng cố bài học, bổ sung kiến  thức cho học sinh sau khi đã dạy bài mới. Mỗi loại biểu đồ đều có chức năng thể hiện đối tượng, nhưng do đặc  tính riêng nên mỗi loại biểu đồ  có khả  năng tốt hơn cho việc thể  hiện một  đặc điểm nào đó của đối tượng. Ví dụ  biểu đồ  đường thể  hiện rõ quá trình  vận động, phát triển của sự vật; Biểu đồ  tròn thể hiện cơ cấu; Biểu đồ  cột   thể hiện số lượng và tình hình phát triển của sự vật, hiện tượng địa lý… Việc sử  dụng biểu đồ  diễn ra dưới nhiều hình thức: quan sát, phân  tích, nhận xét: từ  biểu đồ  chuyển ra bảng số  liệu thống kê, hay ngược lại.   Dù dưới hình thức nào, giáo viên cũng phải giúp học sinh rút ra được những  kiến thức chứa đựng trong các biểu đồ, trên cơ sở đó rèn luyện và hình thành  kỹ năng sử dụng biểu đồ cho học sinh.   * Cách thức tiến hành giải pháp:  Sau khi xác định được các nội dung trọng tâm của quá trình nghiên cứu,  giáo viên lần lượt đưa ra những biện pháp cụ  thể, thích hợp nhất để  hướng  11
  12. dẫn học sinh tìm hiểu nội dung một cách có hiệu quả  nhất, dễ  hiểu nhất,   nhớ lâu nhất, phân tích và giải thích vấn đề một cách khoa học nhất. Để  rèn luyện kỹ  năng biểu đồ  cho học sinh, trước tiên giáo viên phải  hình thành cho các em kiến thức về  cách nhận biết từng dạng biểu đồ, các   bước hoàn thiện biểu đồ và cách nhận xét biểu đồ, cụ thể như sau: ­ Biểu đồ tròn Dấu hiệu nhận biết Vẽ biểu đồ tròn khi đề  bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các  thành phần trong một tổng thể. Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc  năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm,  nhiều thành phần” Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số  liệu thô ví dụ  như tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng % Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn Lưu ý: Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để  đảm bảo  tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ  .Trong trường hợp phải vẽ  biểu đồ  bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho   các hình tròn Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự  của các thành phần có trong đề bài cho Lưu ý: toàn bộ  hình tròn là 360 độ, tướng  ứng với tỉ  lệ  100%. Như  vậy, tỉ lệ 1% ứng với 3, 6 độ trên hình tròn 12
  13. Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều  thuận với chiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu   đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh Bước 4: Hoàn thiện bản đồ  (ghi tỉ  lệ của các thành phần lên biểu đồ,  tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải cuối cùng  ta ghi tên biểu đồ) Các dạng biểu đồ tròn: • Biểu đồ tròn đơn. • Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau. • Biểu đồ  bán tròn (hai nửa hình tròn thường thể  hiện cơ  cấu giá trị  xuất nhập khẩu. Cách nhận xét Khi chỉ có một vòng tròn: Ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là… và cho  biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %).  đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không? Lưu ý: Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi   rõ. Ví dụ: Xét về  tỷ  trọng ngành nông nghiệp giảm… không ghi trống kiểu   ngành nông nghiệp giảm … vì như  thế  là chưa chính xác, có thể  bị  trừ  hay   không được cho điểm. Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho  một bài) ­ Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/ giảm như thế nào? ­ Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở  lên thì thêm liên  tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu? ­ Sau đó mới nhận xét về  nhất, nhì, ba … của các yếu tố  trong từng  năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không   nhắc lại 2, 3 lần) 13
  14. ­ Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố. ­ Giải thích về vấn đề. Ví dụ 1: Biểu đồ một hình tròn  Bảng 6.1. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002 Các thành phần kinh tế Tỷ lệ % Kinh tế Nhà nước 38,4 Kinh tế tập thể 8,0 Kinh tế tư nhân 8,3 Kinh tế cá thể 31,6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7 Tổng cộng : 100 Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ  hình tròn thể hiện cơ cấu GDP   phân theo thành phần kinh tế năm 2002 và rút ra nhận xét. Hướng dẫn : Cách vẽ :  ­ Bước 1: Vẽ hình tròn và bắt đầu vẽ từ kim chỉ 12 giờ ­ Bước 2: Vẽ theo trình tự đề bài cho 1% ­ 3,60  Ví dụ:  38,4% x 3,6 = 138,240  ­ Bước 3: Ghi tên biểu đồ ­ Lập bảng chú giải: Mỗi thành phần kinh tế một kí hiệu riêng   Biểu đồ : Hình 8: Biểu đồ cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2002 Nhận xét : 14
  15. ­ Năm 2002 cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế lớn nhất là kinh tế  nhà nước 38,4%, thứ nhì là kinh tế cá thể 31,6%, thứ ba là kinh tế vốn đầu tư  nước ngoài 13,7%, thứ  tư  là kinh tế  tư  nhân, thấp nhất là kinh tế  tập thể  8,0%. ­ Qua đó ta thấy thành phần kinh tế nhà nước có tỉ trọng GDP lớn nhất,   thành phần kinh tế tập thể có tỉ trọng GDP nhỏ nhất  Ví dụ 2: Biểu đồ hai hình tròn   Cho bảng số liệu: Năm 1990 2002 Các nhóm cây Tổng số Cây lương thực 9040,0 12831,4 Cây công nghiệp 6474,6 8320,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả,  1199,3 2337,3 cây khác 1366,1 2173,8 a. Hãy vẽ  biểu đồ  hình tròn thể  hiện cơ  cấu diện tích gieo trồng các  nhóm  cây. Biểu đồ  năm 1990 có bán kính: 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính :   24 mm. b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về  sự thay đổi quy   mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây. Các bước thực hành Bước 1: Lập bảng xử lí số  liệu (chuyển từ  đơn vị  nghìn ha sang tỉ  lệ  %)  Cách xử lí số liệu : 6474,6 x 100 9040,0 = 71,6 15
  16. Góc ở tâm trên BĐ tròn (độ) 71,6 x 3,6 = 258 Bước 2: Hướng dẫn vẽ biểu đồ hình tròn: ­ Vẽ hình tròn  ­ Vẽ hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu (Quy tắc: Bắt đầu vẽ từ “tia 12 giờ” thuận theo chiều kim đồng hồ) ­ Ghi trị số % vào hình quạt tương ứng. ­ Thiết lập bảng chú giải.  * Chú ý : dùng đường nét khác nhau để phân biệt các kí hiệu trong biểu  đồ  ­ Ghi tên biểu đồ. Bước 3: Vẽbiểu đồtròn. x x x x 16,9% x 15,1% x x Cây lương thực x x x x 13,3% 71,6% 18,2% 64,8% x Cây công nghiệp x x x x x x x x Cây thực phẩm, ăn quả x x x và cây khác x x x Năm 1990  Năm 2002 Biểu đồcơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và 2002(%) b. Nhận xét ­ Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng từ  6474,6 (năm 1990) lên  8320,3 (năm  2002),  tăng 1845,7  nghìn ha.  Nhưng tỉ  trọng giảm: Giảm từ  71,6% (1990) xuống 64,8% (2002) ­ Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng từ  1199,3 (năm 1990) lên   2337,3 (năm 2002), tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng 13,3 lên 18,2 16
  17. ­ Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng từ  1366,1 (năm 1990) lên 2173,8 (năm 2002), tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng cũng  tăng 15,1 lên 16,9 Biểu đồ miền Dấu hiệu nhận biết Biểu đồ  này thường hay nhầm lẫn giữa vẽ  biểu đồ  miền và biểu đồ  tròn, tuy nhiên 2 loại này sẽ có những dấu hiệu nhận biết nhất định. Biểu đồ  miền còn được gọi là biểu đồ  diện. Loại biểu đồ  này thể  hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu  đồ  là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền   khác nhau Chọn vẽ  biểu đồ  miền khi cần thể hiện cơ cấu tỉ lệ. Để  xác định vẽ  biểu đồ  miền, với số  liệu được thể  hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ  tới 4  hình tròn như  thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ  miền). Vậy số  liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền. Dấu hiệu: Nhiều năm, ít thành phần Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền Bước 1 : Vẽ khung biểu đồ. ­ Khung biểu đồ  miễn vẽ  theo giá trị  tương đối thường là một hình  chữ  nhật. Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi  miền thể hiện một đối tượng địa lí cụ thể. ­ Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được  năm trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ. ­ Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng  của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm). ­ Biều đồ  miền vẽ theo giá trị  tuyệt đối thể  hiện động thái, nên dựng   hai trục – một trục thể  hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng  này ít, thông thường chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối). 17
  18. Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân  chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng. Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ. Ghi số  liệu vào đúng vị  trí từng miền   trong biểu đồ đã vẽ. Toàn bộ biểu đồ  miền là 1 hình chữ  nhật (hoặc hình vuông), trong đó   được chia thành các miền khác nhau Một số dạng biểu đồ miền thường gặp: + Biểu đồ miền chồng nối tiếp +Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ Lưu ý: Trường hợp bản đồ  gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ  tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên .Việc sắp xếp thứ tự của các  miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính  trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ .Khoảng cách các năm bên cạnh nằm   ngang cần đúng tỉ  lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái  của biểu đồ. Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì  trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %). Cách nhận xét ­ Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng   chung của số liệu. ­ Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố  a tăng hay giảm,  tăng giảm như  thế  nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố  b tăng hay  giảm … yếu tố c (mức chênh lệch) ­ Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi  thứ hạng hay không? ­ Tổng kết và giải thích. Ví dụ Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 ( %) 18
  19. Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Nông   –   Lâm   –   Ngư  40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 nghiệp Công nghiệp xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 a. Vẽ biểu đồ miền thể thiện cơ câu GDP thời kỳ 1991 – 2002 b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ  1991 – 2002 * Hướng dẫn Chú ý:  Giáo viên hướng dẫn học sinh khi nào thì vẽ  biểu đồ  cơ  câu   bằng biểu đồ miền : Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm, không   vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành   trong biểu đồ miền biểu diễn năm * Cách vẽ ­ Bước 1: Vẽ hình chữ nhật + Trục tung có trị số 100%. + Trục hoành là các năm được chia tương ứng với khoảng cách năm ­ Bước 2: + Vẽ chỉ tiều nông lâm ngư nghiệp trước vẽ đến đâu, tô mầu, kẻ vạch  đến đó 19
  20. + Vẽ  chỉ  tiêu công nghiệp xây dựng bằng cách cộng tỉ  lệ  ngành nông  lâm ngư  nghiệp với nghành công nghiệp và xây dựng để  xác định điểm và  nối các điểm đó với nhau ta được miền công nghiệp xây dựng, miền còn lại  là dịch vụ ­ Bước 3: Ghi tên biểu đồ ­ Bước 4: Lập bảng chú giải  Biểu đồ :                    Hình 10: Biểu đồ cơ cấu GDP thời kỳ 1991 – 2002. * Nhận xét và giải thích Từ  1991 – 2002 tỉ  trọng ngành nông lâm ngư  nghiệp giảm mạnh từ  40,5% 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2