Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng Địa lý trên bản đồ cho học sinh lớp 8
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với mục tiêu nhằm được đưa ra các kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý về địa hình, khí hậu và sông ngòi trong chương trình dạy học môn Địa lý 8 mà tôi đã áp dụng trong những năm vừa qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng Địa lý trên bản đồ cho học sinh lớp 8
- 1
- 2
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong công tác giáo dục và giảng dạy ở nhà trường việc truyền thụ tri thức cho học sinh là điều quan trọng. Mặt khác thông qua việc truyền thụ tri thức cho học sinh mà giáo dục hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa. Do đó trong giáo dục không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và cải tiến phương tiện dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trong học tập, học sinh không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một số yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kĩ năng. Nhưng các phương thức học tập tự lập ở học sinh nếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn của giáo viên với các phương tiện dạy học trực quan. Môn Địa lí là một trong các môn khoa học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Nhằm trang bị cho học sinh những biểu tượng, khái niệm Địa lí quan trọng nhất. Môn Địa lí giúp các em hiểu được thế giới khách quan đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta. Trong số các phương tiện dạy học trực quan của môn địa lí, bản đồ là phương tiện cần thiết và gần gũi nhất với học sinh. Bản đồ Địa lí là hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt Trái Đất hoặc một số bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp Toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về Địa lí. Bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng Địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. Do đó, bản đồ vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng trong việc dạy học 3
- Địa lí. Bản đồ là cuốn SGK thứ 2 của Địa lí, đồng thời sử dụng bản đồ cũng là một phương pháp đặc trưng trong dạy học Địa lí. Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí việc giúp học sinh làm việc với bản đồ để khai thác tri thức Địa lí trong bản đồ là một việc quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy của người giáo viên bộ môn Địa lí. Ví như nhà giáo dục học BaRenSKin đã từng nói: “…Mọi công trình nghiên cứu Địa lí phải xuất phát từ bản đồ và đi tới bản đồ … ”. Bản đồ là nguồn tri thức địa lí đa dạng phong phú giúp học sinh khai thác, củng cố, phát triển tư duy, hình thành và rèn luyện kỹ năng cho quá trình học tập của học sinh. Do đó rèn luyện các kỹ năng về bản đồ, đặc biệt là kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ trong quá trình giảng dạy Địa lí để truyền thụ và cung cấp tri thức Địa lí cho học sinh là một việc không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy Địa lí. Việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy Địa lý ở trường trung học cơ sở. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là : “Rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản cho học sinh ”. Đây là kỹ năng rất cơ bản, cần thiết khi học địa lý, nó đòi hỏi học sinh phải nắm vững nội dung đã học. Trên thực tế, học sinh trung học cơ sở phần lớn đều chưa thạo kỹ năng quan trọng này. Thường học sinh lúng túng trong cách đọc bản đồ và mô tả để phân tích các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ. Việc rèn cho học sinh kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ là một trong những trọng tâm về dạy học địa lý ở trường trung học cơ sở. Chính vì những lý do trên, tôi xin chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ cho học sinh lớp 8”. Trong đề tài sáng kiến kinh nghiêm này, tôi xin được đưa ra các kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý về địa hình, khí hậu và sông ngòi trong chương trình dạy học môn Địa lý 8 mà tôi đã áp dụng trong những năm vừa qua. 1.2. Điểm mới của sáng kiến Tìm hiểu thực trạng sử dụng bản đồ trong Trường THCS hiện nay. Rèn cho người học các kỹ năng, kỹ năng đọc, kỹ năng phân tích mối quan hệ địa lý, kỹ năng tổng hợp các mối quan hệ địa lý một cách biện chứng và khoa học. Có phương pháp thích hợp khai thác kiến thức trên cơ sở các hình bản đồ, biểu đồi, tranh ảnh, bảng số liệu từ đó rút ra nội dung kiến thức bài học. 4
- Nghiên cứu phương pháp mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ thích hợp, có hiệu quả trong việc dạy học địa lý 8 theo hướng đề cao tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lí hiện nay. Người học tìm tòi, khám phá để tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo chứ không còn thụ động như trước. Học sinh sử dụng bản đồ làm phương tiện trực quan trong quá trình học tập, giúp phát huy được vai trò của người học đúng phương châm thầy "Chủ đạo" trò "Chủ động" . 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài Sáng kiến có thể áp dụng trong dạy học môn Địa lý các bài liên quan về địa hình, khí hậu và sông ngòi 7,8, 9 ở các trường THCS. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của luyện việc rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý của học sinh THCS 2.1.1. Về phía học sinh Trong quá trình giảng dạy địa lý ở tất cả các khối lớp, tôi nhận thấy: Trong chương trình Địa lí, ngoài một số bài học về bản đồ ở lớp 6, có rất ít bài học dành riêng cho việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh các lớp 7,8,9. Chính vì vậy mà rất nhiều học sinh dường như không biết cách sử dụng bản đồ với mỗi bản đồ treo tường trên lớp có nhiều em chưa biết đâu là các hướng Bắc – Nam – Tây – Đông, các em không biết cách khai thác kiến thức từ bản đồ, không biết cách mô tả các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ như: địa hình, khí hậu, sông ngòi, hệ động –thực vật. Một số học sinh còn xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ nên rất yếu về kĩ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ. Do vậy kiến thức các em tiếp thu được sau mỗi tiết học là không chắc chắn hay nói đơn giản là “ học vẹt” nên rất nhanh quên. Đến các bài học, bài thực hành phải làm việc nhiều với bản đồ, thì các em thấy rất khó khăn và lúng túng, nhiều em chỉ nói và làm theo bạn bè mà không hiểu. Kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu học kì II của học sinh khối 8 năm học 2018 – 2019 khi không sử dụng Atlat để làm bài như sau Tổng Giỏi Khá TB Yếu Lớp số HS Số Số Số Số % % % % lượng lượng lượng lượng 8 38 2 5,3% 10 26,3% 18 47,3% 8 21,1% 5
- 2.1.2. Về phía giáo viên Giáo viên giảng dạy còn non trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề nên kinh nghiệm còn rất hạn chế, chính vì vậy khi dạy các bài dạy có sử dụng bản đồ thì đòi hỏi phải đầu tư sâu về nội dung và phương pháp kết hợp với các kỹ năng sử dụng bản đồ nhuần nhuyễn do đó gặp không ít khó khăn khi soạn giáo án và tổ chức các tiết dạy có sử dụng bản đồ ở trên lớp. Các bài dạy có tranh ảnh thì giáo viên rất quan tâm, học sinh rất hứng khởi khi học và chuẩn bị bài, còn các bài dạy có sử dụng bản đồ thì giáo viên rất ngại thực hiện, vừa phải đi đúng các bước khi sử dụng một bản đồ, vừa khó phân tích diễn giải cho học sinh hiểu nội dung thể hiện trên bản đồ. Vì vậy rèn luyện kỹ năng bản đồ cho học sinh để học sinh có thể mô tả và khai thác kiến thức trên bản đồ hiện vẫn còn là một khâu yếu. Các bài dạy của chương trình Địa lí 8 ở THCS được coi là phần khó do nội dung và yêu cầu cao đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy đa số học sinh còn rất yếu về kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ, đặc biệt là học sinh lớp 8. 2.2. Các giải pháp 2.2.1. Cần hiểu đúng khái niệm về mô tả Mô tả là miêu tả những mô hình của các sự vật hiện tượng địa lý. Mô tả những đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng (hình dạng, kích thước,..) của các sự vật hiện tượng để từ đó rút ra được bản chất của sự vật hiện tượng địa lý. Mô tả các đối tượng có ý nghĩa lớn trong dạy học địa lý: + Giúp học sinh nắm được các đặc điểm của đối tượng địa lý một cách dễ dàng hơn. + Thông qua mô tả các đặc điểm bên ngoài sẽ giúp cho học sinh hiểu được một số đặc điểm bên trong và mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên. Ví dụ: Khi nhìn mạng lưới sông ngòi trên bản đồ của một khu vực có thể thấy ngay những nét lớn về khí hậu, địa hình, thực vật, động vật và phân bố dân cư trong khu vực đó. Chẳng hạn, mạng lưới sông ngòi dày đặc là dấu hiệu của loại khí hậu có mưa nhiều, ngược lại mạng lưới thưa thớt, sông nhỏ chứng tỏ khu vực đó có khí hậu khô hạn. 2.2.2. Rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ * Khái niệm địa hình Là hình dáng của mặt đất, là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài và phức tạp. Địa hình chịu tác động tổng hợp của các quá trình địa chất (nội sinh và ngoại sinh) nên nó luôn luôn biến đổi theo thời gian. 6
- * Cách thức tiến hành Kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ được rèn luyện sau các kỹ năng xác định phương hướng, đo đạc, tính toán khoảng cách, độ cao. Cho học sinh đọc tên bản đồ, từ đó xác định được đối tượng cần mô tả là địa hình. Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng phương pháp nào: Thang màu, số liệu ghi độ cao, độ sâu hay đường đồng mức,… Cho học sinh tiến hành mô tả địa hình một khu vực, một miền, một quốc gia hay một châu lục,… + Đầu tiên mô tả những nét chung của địa hình. Trong phạm vi mô tả có những dạng địa hình nào. Tỉ lệ ước đoán của mỗi loại (đồi núi chiếm bao nhiêu, đồng bằng chiếm bao nhiêu). Phân bố ra sao của từng loại địa hình ở phía nào của khu vực, quốc gia, châu lục. + Xác định điểm cao nhất, điểm thấp nhất. Sau đó chuyển sang mô tả đặc điểm riêng của từng dạng địa hình: + Xác định tuổi của địa hình, hình thành trong thời kỳ nào. + Vị trí: Dạng địa hình đó thuộc phần nào của lãnh thổ, tiếp giáp với những dạng địa hình, với những vịnh biển, đại dương nào,… + Độ cao địa hình: Cao, thấp hay trung bình. Địa hình cao nhất là bao nhiêu mét, thấp nhất là bao nhiêu mét. + Đặc điểm hình thái: Già hay trẻ, dốc hay thoải, bị cắt xẻ nhiều hay ít,… + Hướng địa hình và các dãy núi điển hình. * Quy trình tiến hành Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ, xác định đối tượng cần mô tả. Bước 2: Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải. Bước 3: Xác định phạm vi mô tả địa hình. Bước 4: Mô tả những nét chung của địa hình. Bước 5: Mô tả đặc điểm riêng của từng dạng địa hình… * Ví dụ mô tả địa hình Việt Nam Cho học sinh đọc tên bản đồ, từ đó xác định đối tượng cần mô tả (Bản đồ địa hình Việt Nam, đối tượng cần miêu tả là địa hình Việt Nam). Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được một số đặc điểm của địa hình Việt Nam (như gam màu có thể biết được độ cao của địa hình, các đường kẻ đen là các dãy núi). Mô tả những nét chung của địa hình Việt Nam: + Lãnh thổ Việt Nam có những dạng địa hình như: Địa hình đồi núi, cao nguyên, đồng bằng. 7
- + Dạng địa hình chủ yếu: Địa hình đồi núi chiếm ưu thế (3/4 diện tích). Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích. + Phân bố địa hình: Địa hình đồi núi phân bố ở khu vực phía tây và phía bắc lãnh thổ nước ta. Đồng bằng tập trung ở phía đông và phía nam. + Dựa vào màu sắc và phân tầng độ cao xác định khu vực cao nhất: Hoàng Liên Sơn (trên 2000m), thấp nhất là đồng bằng Sông Cửu Long (024m). + Đặc điểm hình thái: Địa hình Việt Nam là địa hình già được Tân kiến tạo làm trẻ lại, từ đồng bằng lên miền núi có tính chất phân bậc rất rõ rệt, có các bề mặt san bằng. Mạng lưới sông ngòi dày đặc nên địa hình cả ở đồng bằng và miền núi đều bị chia cắt vụn. Mô tả đặc điểm riêng của dạng địa hình đồi núi Việt Nam: + Vị trí: Đồi núi phân bố ở phía Tây, phía Bắc của lãnh thổ Việt Nam, tiếp giáp với địa hình đồng bằng ở phía Đông và Nam. + Địa hình đồi Việt Nam chủ yếu là đồi núi thấp. Độ cao trung bình từ 500 600m, độ cao dưới 1000m chiếm 85% diện tích, độ cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ. + Miền núi cao nhất nước ta là miền Tây Bắc, dãy núi cao nhất chính là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh cao nhất là Phanxipăng 3143m. + Địa hình đồi núi chạy theo 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Bắc Trường Sơn,…), hướng vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Nam Trường Sơn, …) 2.2.3. Kỹ năng mô tả khí hậu trên bản đồ * Khái niệm Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là: Thời tiết trung bình nhiều năm của một khu vực. Đó chính là bảng thống kê mô tả định kỳ về sự thay đổi của các yếu tố thời tiết trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng ngày, hàng tháng đến hàng ngìn, hàng triệu năm. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định nghĩa của tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization WMO). Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió. Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. 8
- Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng hải lưu ở các đại dương lân cận,… * Cách thức tiến hành Cho học sinh đọc tên bản đồ, từ đó xác định đối tượng cần mô tả là khí hậu. Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được đối tượng được biểu hiện bằng phương pháp nào trên bản đồ (Có thể là phân tầng màu, đường chuyển động, đồ thị, chữ số, đường đẳng nhiệt,…) Xác định phạm vi mô tả khí hậu của khu vực, miền hay quốc gia, châu lục,… và phạm vi này thuộc vĩ độ nào và vành đai khí hậu nào. Xác định các yếu tố khí hậu cần mô tả như nhiệt độ, mưa, gió,…(Giúp học sinh hiểu được muốn mô tả khí hậu cần phải đề cập tới 3 yếu tố này). Tiến hành mô tả từng yếu tố: Trước hết giáo viên hướng dẫn cho học sinh những hiểu biết cơ bản về bảng chú giải về khí hậu trước khi đi vào mô tả chi tiết từng yếu tố: + Nhiệt độ: Thường được biểu hiện bằng các chữ số (Chữ số màu đỏ chỉ nhiệt độ trung bình tháng 7, chữ số màu đen chỉ nhiệt độ trung bình tháng 1). Những nơi có cùng nhiệt độ được nối với nhau bằng những đường cong gọi là đường đẳng nhiệt). Xác định nhiệt độ trung bình năm; xác định những nơi có nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp; sự phân hóa nhiệt độ theo thời gian và theo lãnh thổ như thế nào. + Mưa: Được thể hiện bằng màu sắc khác nhau để khoanh vùng. Xác định được những khu vực có lượng mưa lớn, và những vùng có lượng mưa nhỏ. Sự phân bố mưa trong thời gian và không gian (Mưa nhiều mùa nào, từ tháng mấy đến tháng mấy, nơi nào mưa nhiều, nơi nào mưa ít,…) + Gió: Được thể hiện bằng mũi tên (Mũi tên đỏ chỉ gió thịnh hành tháng 7, mũi tên màu xanh chỉ gió thịnh hành tháng 1); Xác định được trong năm lãnh thổ chịu sự tác động của những loại gió nào, hướng gió, ảnh hưởng của loại gió đó đến đặc điểm khí hậu… Bản đồ khí hậu thường có biểu đồ kèm theo chỉ diễn biến của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm ở một số địa điểm tiêu biểu. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các biểu đồ khí hậu trên bản đồ. Rút ra đặc điểm khí hậu của địa phương, khu vực mô tả. * Quy trình tiến hành Bước 1: Học sinh đọc tên bản đồ và xác định đối tượng mô tả là khí hậu. 9
- Bước 2: Nghiên cứu bảng chú giải, xác định phạm vi mô tả khí hậu của khu vực, miền hay quốc gia, châu lục,…và phạm vi này thuộc vĩ độ nào và vành đai khí hậu nào. Bước 3: Xác định các yếu tố khí hậu cần mô tả: nhiệt độ, lượng mưa, gió, bão,… Bước 4: Tiến hành mô tả từng yếu tố. Bước 5: Rút ra đặc điểm khí hậu của địa phương. * Ví dụ mô tả khí hậu Việt Nam Cho học sinh đọc tên bản đồ, xác định được đối tượng cần mô tả: Đặc điểm khí hậu Việt Nam. Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được một số phương pháp biểu hiện khí hậu trên bản đồ: Gió được thể hiện bằng các đường chuyển động, nhiệt độ và lượng mưa được thể hiện qua phân tầng màu và đồ thị. Xác định phạm vi mô tả khí hậu: Lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam nằm từ vĩ độ 8030’B 23022’B→Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu. Xác định những yếu tố cần mô tả: Bức xạ, nhiệt độ, lượng mưa, gió, bão,… Lần lượt mô tả từng yếu tố: + Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ tháng 1: Tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ thấp nhất xuống tới 140C (Lạng Sơn, Lào Cai). Nhiệt độ cao nhất lên tới trên 250C (Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang). Nhiệt độ tháng 7: Nền nhiệt cả nước cao (trên 240C). Đặc biệt là khu vực Bắc trung Bộ (trên 280C). + Lượng mưa trung bình năm lớn (trên 2000mm). Cao nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ (Huế trên 29800mm), Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh 2000mm). Qua các đồ thị kết hợp với 2 lược đồ lượng mưa tháng 1 và tháng 7 ta thấy lượng mưa tập trung vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10). + Gió: Lãnh thổ Việt Nam hàng năm chịu tác động của 2 loại gió chính: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. 10
- Gió mùa mùa đông thổi vào lãnh thổ nước ta theo hướng Đông Bắc, gió mùa Đông Bắc là khối không khí cực đới, tạo nên một mùa đông lạnh ở nước ta. Gió mùa mùa hạ thổi vào lãnh thổ nước ta theo hướng Tây Nam, gió mùa Tây Nam thổi đến nước ta gặp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn, gây hiệu ứng phơn, tạo nên một mùa hè nóng, khô ở Bắc trung Bộ và Tây Bắc. Ngoài ra, vào mùa hè nước ta còn chịu tác động của gió Tây Nam từ Nam Bắc Cầu lên, gió này nóng ẩm nên mùa hè thường nóng và mưa nhiều, nhất là ở miền Nam nước ta. + Bão: Xuất phát ở trên biển Thái Bình Dương, đôi khi xuất phát ngay tại Nam biển Đông. Hướng di chuyển chủ yếu hướng Tây Tây Bắc. Tần suất bão lớn (từ 0,3 1,7 cơn/tháng), lớn nhất vào tháng 9, tháng 10 (từ 1 1,7 cơn/tháng). Khu vực chịu ảnh hưởng suốt dọc ven biển nước ta, mạnh nhất là Bắc Trung Bộ. Từ việc phân tích mô tả từng yếu tố khí hậu rút ra kết luận về đặc điểm của khí hậu Việt Nam: Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có một mùa đông lạnh ở phía Bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão nhiệt đới. 2.2.3. Kỹ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ * Khái niệm Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt Trái Đất. Nói cách khác, sông ngòi là nước chảy theo dòng, từ nơi cao xuống nơi thấp. Sông ngòi có nhiều yếu tố rất phức tạp về mạng lưới, về dòng chảy nước, về dòng chảy rắn (cát bùn),… + Đặc điểm về mạng lưới như: Nơi bắt nguồn, nguồn cung cấp nước, phụ lưu, chi lưu, thung lũng, thềm đất, bãi bồi,… + Đặc điểm về dòng chảy: Lưu lượng, mô đun, hệ số dòng chảy, dòng chảy cát bùn, hệ số xâm thực, độ đục,… Việc mô tả sông ngòi trên bản đồ chỉ dừng lại ở việc mô tả những yếu tố mang những đặc điểm bên ngoài của mạng lưới, không đi sâu được vào những yếu tố bên trong như đặc điểm thung lũng, dòng chảy nước và dòng chảy rắn.. * Cách thức tiến hành Cho học sinh đọc tên bản đồ, từ đó xác định được đối tượng cần mô tả là sông ngòi. Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được một số thông tin ban đầu: Sông ngòi được biểu hiện trên bản đồ như thế nào, các hệ thống sông được biểu hiện trên bản đồ,…. 11
- Mô tả những nét tổng quan của sông: + Mạng lưới sông ngòi: Dày hay thưa, phân bố đều hay không đều, sông nhỏ hay lớn. Các phụ lưu và chi lưu quan trọng. + Hướng chảy của sông: Sông chảy theo hướng nào? Đổ vào những biển hay đại dương nào? Sau đó đi vào mô tả chi tiết một số hệ thống sông chính: + Sông chính lớn hay nhỏ, dài hay ngắn, bắt nguồn từ đâu, chảy theo hướng nào, đổ vào đâu. Sông này có mấy phụ lưu lớn, có mấy chi lưu lớn. + Hình dạng của sông: Sông hình nan quạt, hình lông chim,.. + Có nhiều hay ít các nhánh sông. + Độ uốn khúc của sông. Từ việc mô tả đặc điểm chung của sông ngòi, học sinh có thể nhận biết được các đặc điểm chung của các yếu tố tự nhiên khác như: địa hình, khí hậu,… * Quy trình tiến hành Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ, từ đó xác định được đối tượng cần mô tả là sông ngòi. Bước 2: Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được một số thông tin ban đầu về cách thức biểu hiện sông ngòi. Bước 3: Mô tả những nét tổng quan của sông. Bước 4: Mô tả chi tiết một số hệ thống sông chính: nơi bắt nguồn, hướng chảy, chi lưu, phụ lưu, cửa ra biển, hình dạng, chế độ nước, giá trị của sông. Bước 5: Nhận xét và rút ra mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác. * Ví dụ mô tả hệ thống sông ngòi Việt Nam Cho học sinh đọc tên lược đồ: Các hệ thống sông Việt Nam. Xác định đối tượng cần mô tả: Hệ thống sông ngòi Việt Nam. Học sinh nghiên cứu bảng chú giải để xác định được lưu vực của 9 hệ thống sông lớn ở nước ta. Mô tả những nét tổng quan của sông: 12
- + Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp lãnh thổ. Có 2 hệ thống sông lớn: Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long. + Hướng chảy của sông: Sông chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam (Sông Hồng, sông Mã, sông Cả,…). Chảy theo hướng vòng cung (Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,…). Mô tả chi tiết đặc điểm của hệ thống sông Hồng: + Hệ thống sông Hồng là một hệ thống sông lớn. + Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc), chảy vào nước ta ở cửa Hà Khẩu (Lào Cai), phần trung và hạ lưu chảy trên lãnh thổ nước ta theo hướng Tây Bắc Đông Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ. + Hệ thống sông Hồng có hình dạng nam quạt. + Sông Hồng có nhiều phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính: Sông Đà và sông Lô. Sông Hồng có nhiều chi lưu ra biển như sông Đáy, sông Phủ Lý, sông Nam Định,… và ra biển bằng cửa chính là Ba Lạt. Chế độ nước của sông Hồng phân hóa theo mùa rõ rệt: Mùa lũ là mùa hè trùng với mùa mưa, mùa cạn là mùa đông trùng với mùa ít mưa. Hệ thống sông Hồng có ý nghĩa lớn về kinh tế đặc biệt là về bồi đắp phù sa cho đồng bằng, giá trị về nước tưới, thủy lợi (trong canh tác sản xuất, sinh hoạt, văn hóa); giá trị thủy điện (thủy điện Hòa Bình, Thác Bà,…); giá trị giao thông vận tải, giá trị về thủy sản,… 2.2.4. Hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ cho học sinh lớp 8 Trong quá trình giảng dạy áp dụng thực hiện các giải pháp trên thì kết quả cuối học kì II thu được so với chất lượng khảo sát khi chưa thực hiện rất khả quan cụ thể khi so sánh: Chất lượng khảo sát đầu học kì II: Tổng Giỏi Khá TB Yếu Lớp số HS Số Số Số Số % % % % lượng lượng lượng lượng 8 38 2 5,3% 10 26,3% 18 47,3% 8 21,1% Qua quá trình áp dụng thực hiện một số giải pháp của sáng kiến thì đến cuối học kì II kết quả thu lại như sau: Lớp Tổng Giỏi Khá TB Yếu số HS Số % Số % Số % Số % 13
- lượng lượng lượng lượng 8 38 5 13,2% 15 39,4% 13 34,2% 5 13,2% Qua quá trình thực nghiệm, kết quả thực nghiệm cho thấy: Tỷ lệ khá giỏi giữa học kì I đã vượt hơn nhiều so đầu năm học( giỏi tăng 7,9%, khá tăng 13,1%) và tỉ lệ yếu cũng đã giảm đi đáng kể( giảm 7,9%). Điều đó chứng tỏ rằng nếu học sinh biết cách mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ thì sẻ nâng cao kết quả học tập của học sinh. Học sinh hiểu bài sâu, chắc chắn, chủ động tiếp thu kiến thức phần ghi ngắn gọn. Thầy nói ít, thầy trò cùng làm việc, lớp học sôi nổi, thầy chỉ đạo trò chủ động tránh sự buồn tẻ. Thực hiện phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ của học sinh. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Khi nghiên cứu việc rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng đị lý trên bản trong giảng dạy Địa lí tôi nhận thấy : Rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ có vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập địa lí thể hiện: + Giúp cho giáo viên và học sinh nhận thức rõ các sự vật hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội. + Rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ có ý nghĩa bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh phương pháp tư duy duy vật biện chứng : Luôn xuất phát từ thực tế khách quan, xem xét sự vật trong mối quan hệ với nhau và trong quá trinh phát triển của chúng. + Rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp học sinh liên hệ tạo mối quan hệ giữa kiến thức lí thuyết và kiến thức thực tiễn giắn giữa học và hành, giữ tri thức lý thuyết với tri thức ngoài tự nhiên. Khi rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ nó giúp học sinh hình dung được môi trường tự nhiên, cuộc sống của con người ở các châu lục trên Trái Đất. Từ đó hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản cho học sinh. Tạo được lòng yêu thích bộ môn, trí tìm hiểu, khám phá và ham học hỏi của các em. Hiện nay khi tổ chức các giờ học có sử dụng bản đồ thì cả giáo viên và học sinh đều không bị áp đặt, học sinh vừa nắm được lí thuyết vừa được rèn kĩ năng, thông qua rèn kĩ năng để nắm kiến thức; chất lượng dạy và học cao hơn (số lượng học sinh nắm bài tốt đặc biệt là học sinh các lớp đại trà). 14
- Chính vì vậy mà hiện nay, khi rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ để giảng dạy tất cả các bài địa lí nói chung và Địa lí 8 nói riêng thì tôi thấy rất hiệu quả, bởi học sinh được rèn kĩ năng nhiều (phát hiện, suy luận, phán đoán, kết luận,…). Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong từng bài học của bộ môn địa lí (kể cả lí thuyết cũng như thực hành). 3.2. Kiến nghị, đề xuất Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi có một số kiến nghị sau: Cần thiết phải trang bị thêm các phương tiện học tập để học sinh rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ thì học sinh mới hiểu và nắm chắc được bản chất của vấn đề. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các giáo viên nhằm mục đích đưa nội dung giảng dạy vào tất cả các lớp học. Nhà trường nên đầu tư về cơ sở vật chất để học sinh có được những tiết thực địa, tham quan, ngoại khoá để học sinh được hiểu biết sâu và rộng hơn, từ đó thêm yêu thích môn học. Sáng kiến kinh nghiệm này đã được bản thân tôi một giáo viên giảng dạy Địa lý THCS còn quá trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề với nội dung không mới nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Những kết quả trên đây là quá trình đúc rút kinh nghiệm của bản thân tôi. Tuy vậy, bài viết vẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của các bạn bè đồng nghiệp và lãnh đạo cấp trên để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm và nhất là tạo cho tôi tự tin và vững lòng tin trong việc dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới, mong góp phần nào nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý 8 nói riêng ở nhà trường phổ thông. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh lớp 8
14 p | 61 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ
36 p | 40 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh lớp 8 trường THCS Bình Lư
13 p | 50 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp gây hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THCS
18 p | 81 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6
16 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà
40 p | 28 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh lớp 8
12 p | 117 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 34 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
17 p | 18 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân 6
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10
17 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình học 7
13 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình
23 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng dạy học văn thuyết minh
28 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
18 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9
23 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết chương trình Pascal bằng nhiều phương pháp
24 p | 50 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn