intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 thông qua Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 thông qua Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm gắn với nội dung giáo dục kỹ năng sống; Phối hợp với giáo viên bộ môn, các ban ngành đoàn thể để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh về vai trò của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường; Sinh hoạt chủ đề: Các vấn đề của thanh thiếu niên, Bình đẳng giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 thông qua Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS

  1. 1 PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH&THCS A DƠI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc A Dơi, ngày tháng năm 2023 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Họ và tên tác giả: Trần Thị Hải Nam, nữ: Nữ - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Sinh Học - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường TH&THCS A Dơi - Tên sáng kiến: Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 thông qua Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chủ nhiệm - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2022 1. Lý do chọn sáng kiến Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và thời đại công nghệ 4.0, với nhu cầu hội nhập và phát triển thì giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ lại càng trở nên quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước. Do vậy, trong các kỳ đại hội Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với thế giới. Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối với học sinh THCS, đặc biệt là học sinh vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn như xã A Dơi thì kỹ năng sống là rất cần thiết. Lứa tuổi này là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi và khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động; các em luôn đứng trước những nguy cơ của cuộc sống hiện đại như: bị lừa đảo qua mạng Internet, qua zalo, Facebok, tảo hôn, bỏ học đi theo bạn bè làm công nhân…; chưa có kỹ năng ứng phó với tình huống xảy ra, nguy cơ bị xâm hại… Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống sẽ giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực; các em có những khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục tại trường THCS tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm những cảm xúc tích cực, khai thác kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của
  2. 2 các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kỹ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay, góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai của các em. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh và vai trò của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vì vậy tôi chọn nghiên cứu sáng kiến: “Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 thông qua Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS” với đối tượng và phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 6A trường TH và THCS A Dơi, lớp mà tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Tính mới của sáng kiến 2.1.1. Các bước/quy trình thực hiện giải pháp mới 2.1.1.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm gắn với nội dung giáo dục kỹ năng sống Ngay từ đầu năm học tôi đã thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng kế hoạch giáo dục chủ nhiệm kết hợp với giáo dục kỹ năng sống trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hội đồng giáo viên chủ nhiệm trao đổi những nội dung quan trọng cần tích hợp trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trong năm học. Trong quá trình trao đổi đi sâu vào phân tích những kỹ năng còn yếu và thiếu thì cần phải khắc phục và hỗ trợ cho học sinh, qua đó hình thành cho các em những kỹ năng sống cần thiết. Sau khi Hội đồng chủ nhiệm nghiên cứu và đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường thống nhất và xây dựng trong kế hoạch giáo dục nhà trường để có thể có những giải pháp thực hiện hiệu quả và thiết thực nhất. Để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả tôi nhận thấy việc xác định các nhóm kỹ năng sống cơ bản cần hình thành cho học sinh là rất cần thiết. Việc xác định các nhóm kỹ năng này được thực hiện thông qua việc khảo sát đối với học sinh, nếu học sinh yếu ở nhóm kỹ năng nào thì tôi sẽ chú trọng rèn cho học sinh những nhóm kỹ năng đó. Đối với đơn vị trường TH& THCS A Dơi, sau khi khảo sát với toàn thể học sinh lớp 6A, tôi đã xác định các nhóm kỹ năng cơ bản cần hình thành cho học sinh gồm: + Kỹ năng tự phục vụ bản thân + Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân. + Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời + Kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm
  3. 3 + Kỹ năng giao tiếp và ứng xử + Kỹ năng hợp tác và chia sẻ Giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục chi tiết cho Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với 9 chủ đề tương ứng với 9 tháng của năm học: Tháng Các chủ đề Tháng 9 Chủ đề 1. Em với nhà trường Tháng 10 Chủ đề 2. Khám phá bản thân Tháng 11 Chủ đề 3. Trách nghiệm với bản thân Tháng 12 Chủ đề 4. Rèn luyện bản thân Tháng 1 Chủ đề 5. Em với gia đình Tháng 2 Chủ đề 6. Em với cộng đồng Tháng 3 Chủ đề 7. Em với thiên nhiên và môi trường Tháng 4 Chủ đề 8. Khám phá thế giới nghề nghiệp Tháng 5 Chủ đề 9. Hiểu bản thân - chọn đúng nghề Mỗi một chủ đề sẽ thực hiện trong một tháng, tương ứng với các tuần trong tháng. Với các hoạt động được chia ra các thời điểm khác nhau với hình thức khác nhau như: sinh hoạt dưới cờ, dạy học theo chủ đề và sinh hoạt lớp. Chính vì vậy, giáo viên sẽ tổ chức lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với các hoạt động của lớp. 2.1.1.2. Giải pháp 2: Phối hợp với giáo viên bộ môn, các ban ngành đoàn thể để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh về vai trò của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường Nhiều phụ huynh quan niệm rằng chỉ cần học sinh có kiến thức thì sẽ có kỹ năng sống. Đó là quan niệm sai lầm khiến học sinh thiếu đi những kỹ năng cơ bản cần có của một công dân trong thời kỳ hội nhập. Trước đây, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường TH&THCS A Dơi chưa được chú trọng, đặc biệt các kỹ năng như: kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân; kỹ năng giao tiếp và ứng xử; kỹ năng hợp tác và chia sẻ; kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời; kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm... Chính sự thiếu hụt các kỹ năng đó đã dẫn đến một số hệ lụy về sau. Một số em do không có định hướng rõ ràng cho tương lai, chưa tự nhận thức được bản thân, chưa biết sống hòa hợp với cộng đồng và thiên nhiên nên đã khiến con đường dẫn đến tương lai của các em bị gián đoạn. Sau khi kết thúc chương trình ở bậc THCS, một số em đã theo bạn bè đi vào các thành phố lớn để làm các công việc bán thời gian không đúng với lứa tuổi, một thời gian do không chịu nổi công việc nên các em quay trở về địa phương. Hoặc một số em do thiếu kỹ năng sống đã lấy chồng, lấy vợ ở độ tuổi chưa phù hợp… Vậy nên, phụ huynh cần ý thức được trách
  4. 4 nhiệm của mình trong giáo dục kỹ năng sống cho con em, để học sinh nhận biết được giá trị bản thân, biết quý trọng tương lai và nỗ lực vươn lên trong học tập. Do đó trong các cuộc họp phụ huynh định kì hoặc đột xuất, tôi thường tuyên truyền thông qua các video, hình ảnh và các câu chuyện liên quan đến kỹ năng sống. Qua các cuộc họp đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh, định hướng cho phụ huynh những cách thức để hình thành kỹ năng sống cho học sinh và tạo thành những thói quen cho các em trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên cũng thường xuyên gửi văn bản về pháp luật liên quan đến bạo lực học đường, luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, tình yêu và giới tính hay các chiến dịch tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trên nhóm zalo của lớp để các phụ huynh theo dõi và định hướng các em. Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được giáo viên kết hợp với đội, dự án “Trẻ em gái sẵn sàng cho tương lai” cùng với sự tham gia của đoàn thanh niên xã, hội phụ nữ xã, phụ huynh học sinh như các sự kiện: Bình đẳng giới, đối thoại liên thế hệ các vấn đề của thanh thiếu niên… trong các chủ đề như “Khám phá bản thân em”, “Trách nhiệm với bản thân”, “Rèn luyện bản thân”, “Em với gia đình, em với cộng đồng” để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các em. Qua đó hình thành cho các em những kỹ năng sống như: Kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời, kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân, đặc biệt là kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm. Hình 1. Học sinh tham gia đối thoại liên thế hệ có sự tham gia giữa chính quyền địa phương, Ban giám hiệu, phụ huynh về các vấn đề của thanh thiếu niên 2.1.1.3. Giải pháp 3: Sinh hoạt chủ đề: “Các vấn đề của thanh thiếu niên”, “ Bình đẳng giới” Phần lớn học sinh chưa có đủ kiến thức và nhận thức chưa được đúng đắn về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chính vì vậy mà ảnh hưởng rất lớn tới việc kiểm soát hành vi cũng như không có các kỹ năng bảo vệ mình, bảo vệ sức khỏe cho mình. Giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe vị thành niên được tổ chức linh hoạt triển khai bằng hình thức như sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay thông qua tiết sinh hoạt theo chủ đề ở các lớp nhằm tuyên tuyên truyền, giáo dục. Trong những năm gần đây, nhà trường phối hợp với tổ chức Plan phổ biến những kiến thức sức khỏe sinh sản, giới tính vị thành niên; tình yêu, tình bạn lứa tuổi học sinh cho học sinh toàn trường qua các hội thi tìm hiểu về bình đẳng giới, giao lưu văn hóa tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…
  5. 5 Thông qua các hoạt động các em đã mạnh dạn trao đổi, chia sẻ những tâm tư và cùng xử lý những tình huống liên quan đến sức khỏe sinh sản, tâm sinh lý của giới trẻ, hiểu biết sâu sắc hơn về các mối quan hệ trong tình bạn, tình yêu khác giới. Hình 2. Học sinh tham gia sinh hoạt chủ đề về bình đẳng giới Hình 3. Học sinh vẽ tranh về tránh xâm hại tình dục 2.1.1.4. Giải pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Em với thiên nhiên và môi trường” Với mục đích giúp học sinh có những hiểu biết cụ thể về thiên nhiên, môi trường. Từ đó thay đổi tích cực về nhận thức và hình thành các kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm, kỹ năng hợp tác chia sẻ và kĩ năng hòa nhập với thiên nhiên, cộng đồng. Cùng với sự phối hợp của dự án Plan đã tổ chức cáchoạt động ngoại khóa với chủ đề: Em với thiên nhiên và môi trường”. Giáo viên chủ nhiệm chia nhóm học sinh. Mỗi nhóm gồm 5 em vẽ tranh tuyên truyền về biện pháp bảo vệ thiên nhiên và môi trường sau đó nộp sản phẩm lên Padlet. Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo, chia sẻ sản phẩm hoạt động của mình trước lớp để cả lớp cùng được tìm hiểu các giải pháp đó. Tác phẩm hay sẽ được trung bày và giới thiệu tại các buổi ngoại khóa của trường. Hoạt động 1: Giáo viên xây dựng chương trình ngoại khóa “Giờ Trái Đất” năm 2023 nhằm tuyên truyền bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Phân công học sinh thực hiện. Hoạt động 2: Lớp thực hiện lên kịch bản, giáo viên duyệt kịch bản chương trình. Học sinh được tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động 3: Giáo viên tổng duyệt chương trình. Hoạt động 4: Công diễn chương trình vào giờ chào cờ đầu tuần (tiết sinh hoạt dưới cờ). Học sinh rất hào hứng tham gia hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng
  6. 6 nghiệp chủ đề “Em với thiên nhiên và môi trường”. Chương trình gây được sự chú ý, sự quan tâm của tất cả các bạn học sinh trong lớp cũng như toàn trường. Nhờ các hoạt động trải nghiệm bổ ích như vậy, các em đã được hình thành những thông tin và kỹ năng cần thiết cho mình. Hình 4. Học sinh thuyết trình tranh chủ đề “Em với thiên nhiên” trong tiết sinh hoạt dưới cờ Hình 5. Học sinh tham gia trải nghiệm cắm hoa trong tiết sinh hoạt dưới cờ chủ đề “Em với thiên nhiên” 2.1.1.5. Giải pháp 5: Trải nghiệm thế giới nghề nghiệp tại địa phương Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp Sau khi tham gia trải nghiệm tìm hiểu các nghề truyền thống của địa phương, các em được khám phá những địa điểm, biết thêm về thời gian hình thành và phát triển của nghề truyền thống; trải nghiệm quy trình sản xuất, dụng cụ lao động, sản phẩm,... của ngành nghề tại địa phương như nghề đan lát, làm men lá, làm chổi đót. Từ đó phát triển các kỹ năng sống và bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước., giúp các em càng thêm trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống và nét đẹp tinh thần của dân tộc mình. Học sinh lập được kế hoạch tìm hiểu tham quan các nghề truyền thống. Hoạt động 1: GV tổ chức cho học sinh lập kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống: - Tên nghề truyền thống dự định tìm hiểu. - Mục đích tìm hiểu nghề (Tìm hiểu nghề đó để làm gì?). - Nội dung tìm hiểu nghề. - Phân công nhiệm vụ. - Những hoạt động sẽ tiến hành.
  7. 7 - Thời gian tìm hiểu nghề. - Địa điểm. - Nội dung, hình thức, trình bày kết quả. Mời đại điện một số nhóm trình bày kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống của nhóm mình. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và phản biện (nếu cần). Nhận xét chung về kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống của các nhóm. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế phiếu phỏng vấn: Mục tiêu: Thiết kế được phiếu phỏng vấn để thu thập thông tin khi tìm hiểu nghề truyền thống. - Giáo viên giải thích: Phỏng vấn người lao động là cách thu thập thông tin nhanh, thực tế và hữu hiệu vì người lao động là những người trực tiếp tham gia vào các công đoạn sản xuất. Họ hiểu rõ những vấn đề liên quan đến lao động nghề nghiệp, như các hoạt động của nghề, trang thiết bị lao động, những yêu cầu của nghề đối với người lao động, vấn đề an toàn trong lao động. Muốn phỏng vấn đạt mục đích, yêu cầu của việc tìm hiếu nghề, trước hết cần phải chuẩn bị những điều sẽ hỏi người lao động. Tốt nhất là thiết kế phiếu phỏng vấn và coi đây là công cụ thu thập thông tin khi tìm hiểu nghề. Giáo viên có thể để học sinh sử dụng những gợi ý được ghi trong Hoạt động 3 để thiết kế phiếu phỏng vấn, ví dụ: + Bác/ cô/ chú vui lòng cho cháu biết nghề có từ bao giờ? + Nghề mà bác/ cô/ chú đang làm có những hoạt động đặc trưng nào ạ? + Bác/ cô/ chú có thể kể cho cháu nghe về những công việc mà bác/ cô/ chú thường làm hằng ngày là gì được không ạ? + Muốn làm tốt nghề này, cần phải có những hiểu biết, khả năng nào? Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung câu hỏi để đảm bảo thu thập được thông tin về các hoạt động đặc trưng của nghề. Hoạt động 3: Tổ chức trải nghiệm Với trải nghiệm qua tham quan: Giáo viên tổ chức tìm hiểu các hoạt động đang diễn ra tại cơ sở sản xuất; các loại sản phẩm do cơ sở sản xuất làm ra và giá trị của sản phẩm; nguyên liệu sản xuất; nơi tiêu thụ sản phẩm; điều kiện và cách thức sản xuất; hoạt động đặc trưng; trang thiết bị, dụng cụ lao động; an toàn khi sử dụng công cụ lao động; những yêu cầu, đòi hòi về kiến thức, kĩ năng, tay nghề, phẩm chất, sức khoẻ của nghề đối với người lao động; triển vọng của nghề và điều kiện tuyển dụng lao động. Giáo viên cần xây dựng mối liên kết giữa các trường, trung tâm dạy nghề, cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hướng nghiệp cho học sinh. Các trung tâm dạy nghề, cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp trên địa bàn tạo
  8. 8 điều kiện để học sinh tham quan, trải ngiệm sẽ góp phần tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với phụ huynh học sinh tổ chức cho các em đi tham quan trải nghiệm thực tế một số nghề truyền thống địa phương, một số mô hình sản xuất kinh doanh làm kinh tế giỏi để các em có được những trải nghiệm từ đó định hướng nghề nghiệp cho mình trong tương lai. Với trải nghiệm qua làm một số công đoạn có yêu cầu kĩ thuật đơn giản của nghề truyền thống, các bước tổ chức trải nghiệm nghề truyền thống. Bước 1: Tìm người phụ trách, người hỗ trợ. Bước 2. Báo cáo với lãnh đạo nhà trường về kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm nghề cho học sinh lóp mình phụ trách. Bước 3. Liên hệ với các hộ gia đình, cơ sở làm nghề truyền thống. Giáo viên gặp gỡ và trao đối trực tiếp với người phụ trách chính hoặc người được uỷ quyền về mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian tổ chức trải nghiệm. Có thể đưa cho người phụ trách bản sao kế hoạch trải nghiệm để họ bố trí và chuẩn bị. Nên liên hệ trước khi tổ chức trải nghiệm khoảng hai đến ba tuần. - Giới thiệu và mời nghệ nhân hướng dẫn học sinh cách thực hiện thao tác của một đến hai công việc hoặc công đoạn có yêu cầu kì thuật đơn giản của nghề. Nhắc nhở học sinh chú ý lắng nghe và quan sát người hướng dẫn thực hiện những công việc, công đoạn các em chuẩn bị tham gia làm. - Chỉ định một đến hai học sinh thực hiện những công việc, công đoạn đã được hướng dẫn để đảm bảo các em đã hiểu rõ cách thực hiện. - Nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh tay chân và dụng cụ lao động sau khi làm các công việc, công đoạn. - Bố trí các khu vực để học sinh trải nghiệm qua làm một số công đoạn có yêu cầu kĩ thuật đơn giản. Nếu có từ hai công đoạn trở lên, giáo viên nên bố trí cho học sinh được luân phiên thực hiện các công đoạn. - Cuối buổi trải nghiệm, giáo viên tập trung học sinh, yêu cầu một số học sinh nêu những điều đã học hỏi được và cảm nhận của em. Một số hình ảnh cô trò tham gia tham quan, trải nghiệm các mô hình nghề truyền thống tại địa phương: Hình 6. Mô hình về các sản phẩm nghề truyền thống ở địa phương
  9. 9 Hình 7. Học sinh tham quan và trải nghiệm và chia sẻ nghề làm chổi đót Hình 8. Học sinh trải nghiệm nghề làm men lá ở thôn A Dơi Đớ Qua hoạt động đi tham quan trải nghiệm thực tế một số cơ sở sản xuất và trải nghiệm qua làm một số công đoạn có yêu cầu kĩ thuật đơn giản của nghề truyền thống tại địa phương các em có được những kỹ năng sống nhận thức bản thân và tự định hướng nghề nghiệp cho mình trong tương lai, từ đó hình thành kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo là tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ năng lực, sở trường, hứng thú của mình đối với một lĩnh vực, một ngành nghề, một công việc nào đó. Thông qua hoạt động gắn với sản xuất kinh doanh của địa phương, người giáo viên sẽ định hướng cho học sinh xác định con đường phát triển trong tương lai. Hình 9. Học sinh làm bình hoa, cốc uống nước từ tre
  10. 10 2.1.1.6. Giải pháp 6: Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong thời đại chuyển đổi số Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong thời đại chuyển đổi số là tiến hành dạy học có ứng dụng chuyển đổi số và tạo ra các sản phẩm học tập có ứng dụng công nghệ thông tin. Khi tổ chức dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, học sinh vẫn có thể chiếm lĩnh được tri thức của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đồng thời có thể hình thành thêm nhiều kĩ năng khác như kĩ năng công nghệ, hợp tác. Trong năm học 2022-2023, nhờ chương trình “Sóng và máy tính cho em” các em học sinh đã được trao tặng máy tính bảng từ đó việc các em tự truy cập internet để lấy các thông tin đã giúp các em có những kĩ năng sống tốt hơn. Các em có nguồn tư liệu phong phú hơn để các dự án thực hiện theo nhóm đạt hiệu quả cao hơn. Để các em có nguồn tư liệu đầy đủ, giáo viên cần hướng học sinh tìm kiếm thông tin trên internet, qua làm việc theo nhóm hình thành ở các em kỹ năng hợp tác và chia sẽ. Các sản phẩm của các em sau khi hoàn thành theo nhóm sẽ được đưa lên Padlet. Hình 10. Học sinh tìm kiếm thông tin và trình bày Với những giải pháp được đưa ra, giáo viên chủ nhiệm đã đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn như: Sinh hoạt chủ đề: “Các vấn đề của thanh thiếu niên”, “Bình đẳng giới”; Tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Em với thiên nhiên và môi trường”; Trải nghiệm thế giới nghề nghiệp tại địa phương; Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong thời đại chuyển đổi số… nhằm nâng cao hiệu quả công tác trải nghiệm hướng nghiệp ở lớp chủ nhiệm thông qua đó giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2.1.2. Những điểm mới cơ bản của sáng kiến Cho đến nay vấn đề nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm đã bước đầu được tiến hành. Ở cách tiến hành thông thường, giáo viên chưa thực sự coi trọng hoạt động này, chưa dành thời gian đầu tư lên kế hoạch bài dạy, chỉ thực hiện dạy các nội dung trong sách giáo khoa với các câu hỏi có sẵn theo phương pháp đàm thoại mà không ứng dụng công nghệ thông tin hay yêu cầu học sinh tạo ra sản phẩm học tập cụ thể, chưa chú trọng lồng ghép kỹ năng sống.
  11. 11 Với những giải pháp được đưa ra, giáo viên chủ nhiệm đã đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn như: Sinh hoạt chủ đề: “Các vấn đề của thanh thiếu niên”, “ Bình đẳng giới”; Tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Em với thiên nhiên và môi trường”; Trải nghiệm thế giới nghề nghiệp tại địa phương; Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong thời đại chuyển đổi số… nhằm nâng cao hiệu quả công tác trải nghiệm hướng nghiệp ở lớp chủ nhiệm thông qua đó giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2.2. Tính thực tiễn Qua áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy, những giải pháp tôi đưa ra hoàn toàn phù hợp và thiết thực đối với mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối tượng học sinh vùng dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Hơn ai hết, các em cần hình thành những kỹ năng sống để giúp các em giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Để áp dụng sáng kiến không yêu cầu tốn kém về tài chính, không quá mất nhiều thời gian mà hiệu quả vẫn rất cao. Giáo viên chủ nhiệm chỉ cần là người lên kế hoạch để học sinh thực hiện khám phá. Có thể phối hợp với phụ huynh hoặc nhà trường trong thực hiện khen thưởng các lĩnh vực cho học sinh. Sau thời gian áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy sáng kiến có những hiệu quả về mặt xã hội rất rõ nét. Sáng kiến đã góp một phần rất tích cực trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần hình thành cho các em kiến thức, kỹ năng sống, những đạo đức và nhân cách của một con người năng động sáng tạo, thích ứng với cuộc sống. Sáng kiến sau khi được áp dụng đã nhận được sự ủng hộ của toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên trong đơn vị nhà trường. Các giáo viên bộ môn tích cực cùng giáo viên chủ nhiệm áp dụng sáng kiến vào công tác giáo dục kỹ năng sống nói riêng và giáo dục học sinh nói chung. 2.3. Hiệu quả của sáng kiến mang lại Hoạt động trải nghiệm hướng nghiêp là các hoạt động rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn dạy học hiện nay. Đây là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội. Sau khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề, chúng tôi thấy được những phản hồi rất tích cực từ học sinh. Các em đã cởi mở hơn, mạnh dạn hơn, phát triển được các kỹ năng sống: kỹ năng tự phục vụ bản thân; kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời; kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm; kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân; kỹ năng giao tiếp và ứng xử; kỹ năng hợp tác và chia sẻ… thể hiện các phẩm chất về đạo đức, trí tuệ của người học sinh trong thời kì mới. Không những vậy, khi tổ chức các hoạt động, còn giúp cho giáo viên tích hợp được các kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ Văn, Sinh học, Thể dục...), phát triển được đạo đức lối sống cho học sinh cũng như kỹ năng sống trong nhà trường.
  12. 12 Bảng 2. Thang đánh giá sau khi áp dụng sáng kiến Hoàn Không Đồng Bình toàn đồng Nội dung ý thường đồng ý ý (%) (%) (%) (%) Em hứng thú với Hoạt động trải nghiệm, 80,0 14,3 5,7 hướng nghiệp Em muốn có nhiều trải nghiệm hơn trong 80,0 14,3 5,7 năm học nữa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tạo cho em cảm hứng cho tìm hiểu bài học và cuộc 82,8 11,5 5,7 sống nhiều hơn Em cảm thấy tự tin hơn khi làm việc cùng 70,5 24,3 5,2 mọi người Em thích làm việc theo nhóm 75,6 13,4 11,0 Em biết thêm nhiều công cụ hỗ trợ học tập 87,5 10,5 2,0 Em có kĩ năng tìm kiếm tài liệu, thông tin 70,8 17,2 12,0 nhanh chóng và hiệu quả Em đã biết cách giải quyết một vấn đề nào đó 94,3 5,7 0,0 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp em giải đáp những thắc mắc về những điều 80,0 14,3 5,7 em chưa hiểu Em sử dụng thành thạo hơn một số chương 74,3 17,1 8,6 trình học tập trên máy tính Em nhận thức và hiểu hơn về bản thân 80,0 17,2 2,8 Em biết ứng phó với các tình huống nguy 80,0 14,3 5,7 hiểm * Kết quả khảo sát sau khi thực hiện sáng kiến: Bảng 3. Kết quả khảo sát học sinh sau khi thực hiện sáng kiến: Kết quả trước Kết quả sau Số HS khi thực hiện khi thực hiện tham sáng kiến sáng kiến gia STT Nội dung khảo Chưa Chưa Đáp Đáp sát đáp đáp ứng ứng ứng ứng tốt tốt được được 1 Kỹ năng tự phục vụ bản thân 35 28 7 33 02 2 Kỹ năng xác lập mục tiêu 35 5 30 30 05 cuộc đời 3 Kỹ năng ứng phó với tình 35 6 29 28 07 huống nguy hiểm
  13. 13 4 Kỹ năng tự nhận thức và 35 10 25 32 3 đánh giá bản thân. 5 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 35 12 23 31 04 6 Kỹ năng hợp tác và chia sẻ 35 6 29 33 02 Với các kỹ năng sống có được, các em đã phát huy tính tích cực trong học tập, sôi nổi tham gia các phong trào do trường, lớp tổ chức và đạt các kết quả cao. Qua đó đã góp phần duy trì sỉ số của học sinh. Các em đến trường với tâm thế “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Một số kết quả của lớp chủ nhiệm đạt được như sau: + Đạt giải nhì Hội thi Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. + Giải ba thi Căm hoa nghệ thuật. + Giải nhất cuộc thi “Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. + Có 2 em học sinh đạt giải Nhì hội thi Giải thưởng Mỹ thuật cấp trường và được chọn thi cấp huyện. + Giải Nhì cuộc thi Sáng tạo trẻ cấp trường. 2.4. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến có thể áp dụng cho những năm học sau và mở rộng phạm vi đối với lớp 7, 8, 9. 3. Kết luận “Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 thông qua Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS” được thực hiện góp phần khẳng định giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là hoạt động vô cùng cần thiết hiện nay; khẳng định Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh trong thời đại công nghệ số hiện nay. Sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, gắn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, hướng học sinh đến những giá trị chân - thiện - mỹ, góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai của học sinh. Với những kỹ năng này, các em có thể vững vàng trong cuộc sống, kiên cường, mạnh mẽ đối mặt với những khó khăn thách thức để vững vàng bước đến tương lai. Qua thực tiễn được hoạt động các em hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn quanh mình và mình cần đối mặt ra sao, các em biết sống có ước mơ, có hoài bão và lí tưởng. Tuy nhiên, để tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 thông qua hoạt động Trải nghiệm hướng nghiệp tại trường THCS cần đầu tư thời gian và kinh phí nhiều hơn các bộ môn khác trong nhà trường. Chính vì vậy để thực hiện tốt, nhà trường cần có kế hoạch giáo dục cụ thể và khả thi, dự kiến thời gian tổ chức, dự trù kinh phí và huy động kinh phí từ các nguồn xã hội hoá khác nhau.
  14. 14 Mặc khác, cần đưa các nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vào nội dung sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm tích cực hóa quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. XÁC NHẬN CÁC CẤP TRÌNH SÁNG KIẾN NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên) Trần Thị Hải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2