Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành của học sinh. Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” I. TÊN CƠ SỞ ĐƯỢC YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình. II. ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nhóm tác giải đề nghị xét sáng kiến, chúng tôi gồm: Tỷ lệ(%) đóng Ngày Trình độ Chức góp vào STT Họ và tên tháng Nơi công tác chuyên danh việc tạo năm sinh môn ra sáng kiến Trường THCS Đại học Giáo 1 Nguyễn Thị Hiền 24/04/1978 thị trấn Toán - 55 viên Yên Ninh Tin Trường THCS Tổ Đại học 2 Phạm Thị Phương Loan 20/10/1976 thị trấn trưởng 45 Toán - Lý Yên Ninh KHTN III. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG - Tên sáng kiến: "GIẢI CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH" - Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến này có thể áp dụng làm tư liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn toán cấp THCS hiện hành, áp dụng tham khảo cho chương trình đổi mới SGK sắp tới và có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh khối 9 trong các trường THCS. IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Khi nói về nghề dạy học, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Câu nói đó thể hiện vai trò hết sức quan trọng của người thầy trong tiến trình dạy học. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, để có một tiết dạy thành công, việc vận dụng khai thác, kết hợp kiến thức các môn học nó rất cần thiết ở người thầy tính sáng tạo trong khâu tổ chức, thiết kế một giờ dạy, một sự nhào nặn nhuần nhuyễn không gượng ép, tạo ra một không khí, thái độ học tập tích cực giúp học sinh lĩnh hội tri thức, khám phá, phát hiện chiếm lĩnh tri thức mới. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 1 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” Giờ dạy “tích hợp” không chỉ đòi hỏi kiến thức đơn thuần ở một phạm vi hẹp mang tính đặc thù của bộ môn mà nó còn rất cần thiết kiến thức mở các môn học khác, biết vận dụng một cách mềm mại, nhẹ nhàng, giúp học sinh ham mê, hứng thú huy động vốn hiểu biết, kiến thức rộng mở để từ đó các em vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, các em hiểu sâu nội dung kiến thức bài học và hiểu biết xã hội. Từ đó học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn Toán đối với thực tiễn, giúp các em phát triển toàn diện năng lực và nhân cách, tiếp tục học lên và trong con đường khởi nghiệp lao động năng động và sáng tạo. Từ ý tưởng đó, là cầu nối các kết hợp kiến thức giữa các môn học chúng tôi đã đưa ra sáng kiến dạy học theo chủ đề tích hợp, theo dự án để giải quyết một số bài toán thực tế với chủ đề: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình”. 2. Mục đích nghiên cứu Qua thực tế dạy học nhiều năm, chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học và trong thực tế là việc làm hết sức cần thiết. Nhóm giáo viên chúng tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Toán học lớp 9 năm học 2015 - 2016 vừa qua và tiếp tục thực hiện trong năm học 2016 - 2017 này. Đặc biệt là kết hợp kiến thức các môn học để giải quyết các vấn đề trong một môn học và trong thực tế sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đó. Quá trình dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm như vậy là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế chung của giáo dục thế giới đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Từ đó sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Cụ thể khi thực hiện dự án: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” thì sẽ: - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành của học sinh. - Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". - Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. Thông qua đó: Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 2 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” + Học sinh biết phân dạng các bài tập và biết vận dụng phương pháp giải hệ phương trình để giải quyết các bài toán thực tế và các môn học khác như Vật lí, Hóa học, Sinh học … một cách dễ dàng. + Học sinh nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tự mình tìm ra được những biện pháp khắc phục những nguyên nhân đó. + Giúp học sinh thấy được báo động về cận thị học đường. Từ đó học sinh là tự tìm hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh, khắc phục để hạn chế cận thị. + Học sinh tự tìm hiểu được tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương. Tìm hiểu được tình trạng mất cân bằng giới tính, nguyên nhân và giải pháp để góp phần giảm thiểu tỉ lệ gia tăng dân số và chênh lệch tỉ lệ nam và nữ. + Học sinh hiểu được tầm quan trọng của cây xanh, hiểu được lá cây là nơi thực hiện trong quá trình quang hợp. Trong quá trình quang hợp thì cây xanh hấp thụ khí CO 2 và nhả ra khí oxi. Do đó, học sinh tham gia trồng cây và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh ở trường cũng như ở gia đình. + Học sinh biết được trong quá trình sản xuất rau quả còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và trong chăn nuôi còn sử dụng thuốc tăng trọng, thuốc cấm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Giúp các em tự tìm hiểu được sản xuất thực phẩm sạch là hướng mới của nền kinh tế nước ta và tuyên truyền để người dân nói không với thực phẩm bẩn. + Giáo dục kỹ năng sống, đạo đức lối sống của học sinh hiện nay thông qua các bài tập tình huống: xử lí tình huống khi một nam sinh làm vỡ gương ô tô và để lại lời nhắn xin lỗi ... + Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua các bài tập tình huống: đóng vai người bán hàng để tư vấn cách chọn màu sơn tường cho phù hợp với mục đích sử dụng... Thông qua việc dạy học chủ đề “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình”, học sinh biết vận dụng kiến thức các môn học khác, trong nhiều lĩnh vực khoa học và trong cuộc sống. Tình cảm bạn bè được gắn kết, tình đoàn kết, yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, biết làm một số nghề, có hiểu biết về định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Qua dự án dạy học, học sinh có hứng thú học toán, được tìm tòi, được khám phá nhiều kiến thức và suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn và còn thấy được Toán học rất gần gũi với cuộc sống, có được những kiến thức để vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Toán học còn là công cụ đắc lực để giúp các em giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. - Học sinh lớp lớp 9, trường THCS TT Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 3 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” - Giáo viên dạy bộ môn Toán trường THCS TT Yên Ninh. - Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình, trong chương trình Toán 9, chương III- Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. - Lấy kết quả của các lớp 9D, trường THCS TT Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình trong 03 năm học gần đây để so sánh khi học xong chủ đề này. - Nội dung các môn học được tích hợp trong chủ đề: 3.1. Môn Vật lý: Môn Vật lí 8: Môn Vật lí 9: - Bài 2: Vận tốc - Bài 2. §iÖn trë cña d©y dÉn - §Þnh luËt ¤m - Bài 24: Công thức tính - Bài 12. Công suất điện. nhiệt lượng. - Bài 14. Bài tập về công suất điện và điện năng tiêu thụ. - Bài 25: Phương trình cân - Bài 19. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng. bằng nhiệt - Bài 48, 49. Mắt cận. Các tật khúc xạ về mắt 3.2. Môn Sinh học: Môn Sinh học 6: Bài 21. Môn Sinh học 9: Quang học. - Bài 15. AND. Môn Sinh học 8: Bài 50. - Bài 53. Tác động của con người đến môi trường Vệ sinh mắt. - Bài 54; 55. Ô nhiễm môi trường. - Bài 56;57. Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương. 3.3. Môn Hóa học: Môn Hóa học 9: Môn Hóa học 8: Bài 21. Hợp kim sắt: Gang, -Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng thép (hợp kim). chất - Bài 42. Nồng độ dung dịch. 3.4. Môn Địa lí: Môn Địa lí 9 (Địa lí dân cư). Địa lí địa phương Ninh Bình 3.5. Môn Giáo dục công dân Môn Công dân 6: Môn Công dân 7: Bài 1. Tự chăm sóc, rèn - Bài 7. Đoàn kết, tương trợ luyện thân thể. - Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bài 14. Thực hiện trật tự an Môn Công dân 8: toàn giao thông. Bài 3. Tôn trọng người khác. Môn Công dân 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân 3.6. Môn Tin học: - Tin lớp 6: Soạn thảo và trình bày văn bản. - Tin lớp 8: Bài 6, 7, 8 môn Tin lớp 8 về câu lệnh điều kiện, câu lệnh lặp. - Tin lớp 9: Viết bài và trình bày văn bản bằng Powerpoint. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 4 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” Bài thực hành 2. Tìm kiếm thông tin trên Internet 3.7. Môn Công nghệ: Môn Công nghệ 7: Môn Công nghệ 8: - Bài 6. Biện pháp sử dụng, cải tạo - Bài 39. Đèn huỳnh quang; và bảo vệ đất. - Bài 48. Sử dụng hợp lí điện năng; - Bài 17. Xử lí hạt giống bằng nước - Bài 49. Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia ấm đình 3.8. Môn Mĩ thuật: Môn mĩ thuật lớp 7: Vẽ tranh - Đề Môn Mĩ thuật 6: tài An toàn giao thông - Bài 2. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ Môn mĩ thuật lớp 8: Vẽ trang trí. đại. Vẽ tranh cổ động; Uớc mơ của em - Tìm hiểu về trang trí: Vẽ trang trí - Màu sắc và cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí 3.9. Môn Lịch sử: Lịch sử 6: Bài 15. Trống đồng Đông Sơn và thành Cổ Loa 3.10. Môn Thể dục và hiểu biết xã hội: - Tìm hiểu về các môn thi đấu và thành tích của các vận động viên ở Thế vận hội mùa hè (năm 2016) tổ chức tại Rio de Janeiro, Brasil. - Tìm hiểu về các môn thi đấu và thành tích của các vận động viên ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympics) năm 2016. 3.11. Môn Văn học, Tiếng anh: - Môn Ngữ văn 8, 9: + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Thơ ca và tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm cải tạo đất trồng. Bài toán cổ dạng thơ. + Bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. - Môn Ngữ văn 10: Lập kế hoạch cá nhân - Môn Ngữ văn 11: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Môn Tiếng anh 8, 9: Rèn cho học sinh tư duy toán. Học sinh biết dịch bài toán tiếng Anh sang tiếng Việt, biết vận dụng đặt lời cho một bài toán dưới dạng có nội dung văn xuôi hoặc dạng thơ (sáng tác hoặc sưu tầm). 4. Phương pháp nghiên cứu và kế hoạch dạy học - Để tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học theo dự án. Dưới đây là thời lượng và kế hoạch của dự án: - Số tiết học trên lớp: 5 tiết. Thời gian học ở nhà: 2 tuần chuẩn bị và làm dự án, xem lại cách giải bài toán bằng cách lập phương trình (lớp 8), làm bài tập về nhà và thu thập, tìm hiểu về các nội dung như phần yêu cầu chuẩn bị của học sinh. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 5 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Giải pháp cũ thường làm Thông thường theo phương pháp dạy học cũ, giáo viên thường dạy như sau: 1. Cung cấp lí thuyết. 2. Cho bài tập áp dụng. 3. Gọi học sinh lên bảng trình bày. Giáo viên chữa bài và nhận xét. Với phương pháp dạy học này giáo viên là chủ thể, thuyết trình, chuyển tải kiến thức cho học sinh và học sinh là khách thể: nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách hình thức và thụ động, thường học và áp dụng một cách máy móc, ít liên hệ thực tế, làm cho học sinh ít có cơ hội phát triển tư duy sáng tạo, ít có cơ hội khai thác tìm tòi cái mới và kiến thức thực tế và hiểu biết xã hội của học sinh còn hạn chế và mang tính hàn lâm; Kết quả điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán còn thấp. 2. Giải pháp mới cải tiến: Để khắc phục được những vấn đề mà giải pháp cũ chưa làm được. Nhóm chúng tôi đưa ra các giải pháp mới cải tiến sau: - Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học, kiến thức gắn liền với các bài toán đặt ra theo yêu cầu thực tế. Sáng kiến này dựa trên những kiến thức về phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy học theo dự án, phương pháp bàn tay nặn bột … để đưa ra những kiến thức ở các phân môn khác nhau vào giảng dạy, kiến thức gắn liền với các vấn đề nóng trong thực tế hiện nay. Từ đó phát triển các năng lực cho học sinh như: năng lực hợp tác, tự học, tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, báo cáo, phỏng vấn, tính toán… đặc biệt là năng lực sử dụng kiến thức liên môn. - Giải pháp 2: Thay một số bài tập trong sách giáo khoa bằng một số bài toán gắn liền với thực tiễn và có liên quan đến môn học khác, hiểu biết xã hội. Chúng tôi đã thay đổi một số bài tập trong sách giáo khoa đã nêu, thay vào đó là một số bài tập có liên qua đến một số môn học khác như: môn Vật lí, Hóa học, Địa lý, Sinh học … và các nội dung về hiểu biết trong xã hội. Để giải được các bài toán này học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức các môn học nói trên. Thông qua chủ đề này giúp học sinh hiểu được bài toán không chỉ hiểu đơn thuần theo nghĩa hẹp mà cần hiểu “Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết”. Từ đó giáo dục học sinh ý thức tham gia giải quyết một số bài toán trong thực tiễn hằng ngày chúng ta đang cần giải quyết như: bài toán về môi trường (ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ môi trường); bài toán về giao thông (tai nạn giao thông do quá tốc độ, quá khổ, quá tải …); bài toán về dân số (tỉ lệ gia tăng dân số và tình trạng mất cân bằng giới); bài toán về kinh nghiệm trong sản Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 6 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” xuất và về thực phẩm sạch … đồng thời giáo dục học sinh kỹ năng sống; thông qua những tấm gương điển hình để giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc, có trách nhiệm, có ý thức và nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mình, cho người thân, có tinh thần đoàn kết, hợp tác tương trợ nhau trong quá trình học tập và làm việc và có định hướng nghề nghiệp trong tương lai … - Giải pháp 3: Phát huy vai trò thảo luận nhóm và kỹ năng báo cáo thuyết trình trước tập thể trong quá trình dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua phiếu học tập. Học sinh làm việc theo nhóm, tự lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc của nhóm mình hoàn thành theo nội dung và yêu cầu của giáo viên. Qua đó phát huy năng lực hợp tác, năng lực tự học, tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề, năng lực thuyết trình, báo cáo, năng lực phỏng vấn, làm phóng sự, năng lực tính toán của học sinh. - Giải pháp 4: Các nhóm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. Các nhóm báo cáo sản phẩm trên Powerpoint, các nhóm khác theo dõi, đưa ra ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi chất vấn. Qua đó phát huy năng lực sử dụng công nghệ thông tin của học sinh. - Giải pháp 5: Giải quyết một số tình huống thực tế thông qua đó giáo dục kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Học sinh giải quyết một số tình huống như: tình huống va vào xe ô tô làm vỡ kính xe; tình huống đóng vai người bán hàng để tư vấn lựa chọn màu sơn … thông qua đó giáo dục cho học sinh kỹ năng sống cần thiết trong đời sống hiện đại, kỹ năng giao tiếp ứng xử và sống có bản lĩnh, có trách nhiệm. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, có phong thái tự tin, mạnh dạn. Giúp cho học sinh có những hiểu biết và định hướng về nghề nghiệp trong tương lai. - Giải pháp 6: Đổi mới trong việc ra đề kiểm tra và hình thức kiểm tra, đánh giá. Giáo viên phải đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá sao cho có sự lồng ghép với một, hai câu hỏi thực tế, hiểu biết xã hội hay có sự kết nối với môn học khác. Qua đó học sinh thấy được nguồn gốc của toán học là xuất phát từ thực tiễn. Giáo viên đánh giá, chấm điểm các nhóm hoặc giao cho các nhóm tự chấm chéo các thành viên trong cùng một nhóm, hoặc chấm chéo nhóm khác. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 7 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” - Giải pháp 7: Tổ chức cho học sinh tham gia một số trải nghiệm sáng tạo. Học sinh được tham gia một số trải nghiệm ngoại khóa như: chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng, thi gói bánh chưng; tìm hiểu về tình hình tai nạn giao thông (Ban công an huyện Yên Khánh); chính sách dân số; ô nhiễm môi trường trong nước ta và ở địa phương; tham gia quét dọn đường phố; thi vẽ tranh tuyên truyền về an toàn giao thông, bình đẳng giới và ý thức bảo vệ môi trường; thi đi xe đạp chậm … - Giải pháp 8: Giới thiệu các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán cho học sinh. (Phụ lục 8). Qua khảo sát chúng tôi thấy: Trong các môn học khác như Vật lí, Hóa học, Sinh học rất nhiều bài toán giải bằng cách lập hệ phương trình. Đặc biệt trong hầu hết các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán của tỉnh Ninh Bình và các tỉnh khác ở nước ta đều có một câu (từ 1,5 đến 2,5 điểm) về giải bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình. Vì thế khi dạy chủ đề này chúng tôi kết hợp giới thiệu cho học sinh trích các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán hằng năm của tỉnh Ninh Bình và các tỉnh khác để các em tự xác định được ý thức và nhiệm vụ học tập đúng đắn, kiến thức gắn liền với thực tế. Ngoài ra, thực hiện theo sáng kiến này còn góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. Đồng thời khắc phục được những vấn đề mà giải pháp cũ chưa làm được. Giáo viên có được cơ hội để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong các tổ nhóm chuyên môn. 3. Phương pháp tiến hành: Kế hoạch dạy học: Kết quả/ Thời Tiến trình Hình thức Hoạt động Hỗ trợ của sản gian dạy học Tổ chức của học sinh Giáo viên phẩm dự kiến * Hoạt động ngoại * Làm việc theo - Hỗ trợ HS sử Hoạt động 1: khóa: nhóm: tổ chức ngoại dụng máy chiếu Báo Hình thành Đặt câu hỏi tình khóa, tìm hiểu và làm hắt, trình chiếu. cáo phương pháp huống. theo các nội dung và - Hỗ trợ các của Tiết 1 giải bài toán * Hoạt động hình yêu cầu của GV . nhóm khi thực các bằng cách lập thành kiến thức: - Bằng cách giải hiện nhiệm vụ nhóm. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 8 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” hệ phương - Làm việc theo tương tự như giải bài (nếu cần). trình. nhóm: làm bài tập toán bằng cách lập - Làm rõ nhiệm (trên phiếu học tập, phương trình, HS giải vụ học tập và Có 2 nhiệm trên Powerpoint). bài toán bằng cách lập giao nhiệm vụ vụ (Làm hai - Làm việc theo cặp hệ phương trình. trực tiếp hoặc ví dụ). Từ đó đôi. - Các nhóm báo cáo thông qua phiếu nêu được các * Hoạt động thực kết quả (bằng máy học tập. bước giải bài hành: chiếu hắt, trên toán bằng Làm việc theo Powerpoint ) cách lập hệ nhóm. - Các nhóm còn lại phương trình. * Hoạt động ứng nhận xét và có thể đặt dụng: câu hỏi chất vấn để Phát triển bài toán. nhóm báo cáo trả lời. Nêu bài toán tương - HS vận dụng kết quả tự. bài toán 2.1 trong bài * Hoạt động bổ toán thực tế. sung (mở rộng): - Các nhóm nhận Làm bài tập 2.10. nhiệm vụ và giải HS vận dụng kết quyết vấn đề. quả bài toán trong * Làm việc cá nhân: một số công việc Phát triển bài toán. trong thực tế. Nêu bài toán tương tự. * Hoạt động trải * Làm việc cả lớp: tổ - Hỗ trợ các Báo Hoạt động 2: nghiệm ngoại chức trải nghiệm, nhóm khi thực cáo Tiết 2 Vận dụng khóa: ngoại khóa: Giải bài hiện nhiệm vụ của Tiết 3 giải bài toán Giải bài toán để tìm toán để tìm ra lượng (nếu cần). các bằng cách lập ra lượng gạo nếp và gạo nếp và đậu xanh nhóm hệ phương đậu xanh cần chuẩn cần chuẩn bị cho hoạt - Giao nhiệm vụ sau trình trong bị cho hoạt động động trải nghiệm trực tiếp hoặc khi đã các bài toán trải nghiệm: Gói ngoại khóa: Gói bánh thông qua phiếu chuẩn thực tế. bánh chưng. chưng. (chụp ảnh học tập. bị ở Có 9 nhiệm * Hoạt động thực minh chứng). nhà vụ (Làm 9 ví hành: * Làm việc theo - Hướng dẫn hay ở dụ). - Làm việc theo nhóm: tìm hiểu và làm đánh giá nhóm. trên Thực hiện dự nhóm. theo các nội dung và lớp án và trình - Làm việc theo cặp yêu cầu của GV. Các - Hướng dẫn (trình bày sản đôi. nhóm báo cáo kết quả. các tài liệu, địa chiếu, phẩm. - Làm việc cá nhân. Các nhóm khác nhận chỉ các trang máy Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 9 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” * Hoạt động ứng xét, đặt câu hỏi chất mạng để học chiếu dụng: vấn. sinh tham khảo. hắt Từ kết quả các bài - HS vận dụng kết quả (phiếu toán giải được, học bài toán 2.10: trong học sinh thấy được một việc quây bèo chống tập). số vấn đề, thực rét cho cá, quây dầu trạng (môi trường, tràn … giao thông, chênh * Làm việc cá nhân: lệ giới tính, an toàn + Làm bài kiểm tra 15 thực phẩm…) phút (ở lớp). * Hoạt động kiểm + Hoàn thành các bài tra, đánh giá: toán vào vở (ở nhà). - HĐ nhóm chấm + Sử dụng máy tính chéo, nhận xét, bấm tìm kết quả của đánh giá. bài toán. Mở rộng giải * Hoạt động bổ hệ phương trình bậc sung (mở rộng): nhất ba ẩn … Mở rộng giải hệ - Các nhóm nhận phương trình bậc nhiệm vụ và giải nhất ba ẩn … quyết vấn đề. Hoạt động 3: * Hoạt động thực * Làm việc theo - Hỗ trợ các - Báo Tiết 4 Vận dụng hành: nhóm: tổ chức ngoại nhóm khi thực cáo Tiết 5 giải bài toán - Làm việc thảo khóa, tìm hiểu và làm hiện nhiệm vụ của bằng cách lập luận theo nhóm. theo các nội dung và (nếu cần). các hệ phương - Làm việc theo cặp yêu cầu của GV . nhóm trình trong đôi hoặc cá nhân. - Các nhóm báo cáo - Giao nhiệm vụ sau các các môn * Hoạt động ứng kết quả. Các nhóm trực tiếp hoặc khi đã học khác. dụng: còn lại nhận xét, ý thông qua phiếu chuẩn Có 6 nhiệm Ứng dụng giải hệ kiến và đặt câu hỏi học tập. bị ở vụ (Làm 6 ví phương trình trong chất vấn để nhóm báo nhà dụ). các môn học khác cáo trả lời. - Hướng dẫn hay ở Thực hiện dự * Hoạt động kiểm * Học sinh làm việc đánh giá nhóm. trên án và trình tra, đánh giá: cá nhân: lớp. bày sản - HĐ nhóm chấm + Làm bài kiểm tra 15 - Kiểm tra 15 - Báo phẩm. chéo, nhận xét, phút (ở lớp). phút, chấm bài cáo đánh giá. + Hoàn thành các bài và nhận xét. thu - Cá nhân làm bài toán vào vở (ở nhà). hoạch kiểm tra 15 phút. + Sử dụng máy tính - Hướng dẫn (trình Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 10 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” * Hoạt động mở bấm tìm nghiệm của các tài liệu, địa chiếu) rộng: hệ phương trình mở chỉ các trang . Sử dụng máy tính rộng. (Tham khảo tài mạng để học bấm tìm nghiệm liệu Casio, trên mạng) sinh tham khảo. của hệ phương trình 2, 3 ẩn … PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA NHÓM GIÁO VIÊN 1. Tên chủ đề dạy học Dạy học theo chủ đề tích hợp: "GIẢI CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH" (5 tiết) 2. Mục tiêu dạy học Sau khi học xong chủ đề này học sinh có khả năng: 2.1. Về kiến thức: - Giúp học sinh nắm được phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số. - Học sinh biết cách phân tích các đại lượng trong bài toán bằng cách thích hợp để lập được hệ phương trình và biết cách trình bày bài toán. - Học sinh được củng cố phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số. - Cung cấp cho học sinh kiến thức thực tế và thấy được ứng dụng của toán học vào các môn học khác và trong đời sống thực tiễn. - Biết vận dụng giải hệ phương trình để giải quyết một số bài toán thực tế và các môn học khác như Vật lí, Hóa học, Sinh học … một cách dễ dàng. 2.2 Về kĩ năng: Học sinh được rèn luyện và hình thành các kỹ năng sau: - Học sinh biết cách đặt ẩn và biểu diễn số liệu qua ẩn, lập và giải được hệ phương trình. Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. - Vận dụng được các bước giải toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn để giải các bài toán thực tế và các môn học khác. - Rèn kỹ năng cho học sinh kỹ năng phân tích và giải các dạng toán, bài thực tế giải bằng phương pháp lập hệ phương trình … - Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng: + Thu thập thông tin, tìm kiếm thông tin, lưu trữ, xử lí thông tin, số liệu về số học sinh bị cận thị, về số vụ tai nạn giao thông, số người chết do tai nạn giao Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 11 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” thông, về tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ chênh lệch nam nữ, về ô nhiễm môi trường … Từ đó học sinh tìm ra nguyên nhân và giải pháp thực hiện. + Làm việc theo nhóm. Học sinh hoạt động tích cực, nhóm trưởng điều hành tổ chức hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên rõ ràng, các thành viên trong nhóm biết hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình. + Tư duy sáng tạo, tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp, phân tích, liên hệ thực tế, giải quyết vấn đề. + Vận dụng kiến thức nhiều môn học và lí thuyết thực tiễn. Học sinh thấy được nguồn gốc của toán học là xuất phát từ thực tiễn. +Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm Microsoft Offce và Powerpoint. + Vận dụng được các bước giải toán bằng cách lập hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn vào các môn học khác và kiến thức thực tế và thấy được ứng dụng của toán học vào đời sống đồng thời giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh. Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn vào trong bài học giúp học sinh phát triển toàn diện. + Nâng cao kĩ năng lựa chọn phong cách sống, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về giao thông, về dân số, về tiết kiệm điện năng, về an toàn thực phẩm, thực phẩm sạch, về môi trường ở địa phương. 2.3 Về thái độ: - Giáo dục tư duy khoa học toán học. Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, có tinh thần tự học, chủ động, tích cực, sáng tạo khám phá kiến thức mới, lòng say mê học tập, có ý thức hợp tác tốt và cẩn thận trong học tập, tự giác chịu trách nhiệm trước nhóm và trước việc mình làm. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, có phong thái tự tin, mạnh dạn. - Giáo dục học sinh những kỹ năng sống cần thiết trong đời sống hiện đại, tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, sống lành mạnh, tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mình, cho người thân, có tinh thần đoàn kết, hợp tác tương trợ nhau trong quá trình học tập và làm việc. - Học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến các môn như: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Công nghệ, Giáo dục công dân, Lịch sử, Thể dục thể thao, Tin học, Tiếng anh và Văn học cùng những kiến thức, hiểu biết từ đời sống thực tiễn để nâng cao ý thức tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ sức khỏe, ý thức tuyên truyền về chính sách dân số … 2.4 Định hướng năng lực hình thành sau khi học xong chủ đề : Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 12 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” - Năng lực hợp tác. Năng lực tự học, tự nghiên cứu. - Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tính toán. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực thuyết trình, báo cáo. Năng lực phỏng vấn, làm phóng sự. * Năng lực sử dụng kiến thức liên môn: Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án học tập, học sinh cần học tập và vận dụng các kiến thức liên môn. Môn Bài liên quan đến chủ đề tích hợp Năng lực ứng dụng học Vận dụng công thức tính vận tốc để Vật lí 8 Bài 2: Vận tốc tính quãng đường của chuyển động. Vận dụng công thức tính nhiệt lượng Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng. và phương trình cân bằng nhiệt để Vật lí 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt tính khối lượng nước cần dùng để pha dung dịch. - Bài 2. §iÖn trë cña d©y dÉn. §Þnh luËt ¤m - Công thức tính điÖn trë cña d©y dÉn - Bài 12. Công suất điện. - §Þnh luËt ¤m Vật lí 9 - Bài 14. Bài tập về công suất điện và điện năng - Công suất điện và điện năng tiêu thụ. tiêu thụ. - Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện - Bài 19. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng. năng. Vật lí 9 - Bài 48, 49. Mắt cận. Các tật khúc xạ về mắt Biết được các tật khúc xạ về mắt. Sinh học Lá cây: thực hiện quá trình quang 6 hợp của cây xanh (điều hoà không Bài 21. Quang học. khí, góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính…) Sinh học Bài 50. Vệ sinh mắt. Các bảo vệ và vệ sinh mắt 8 Sinh học - Bài 15. AND. Bệnh di truyền do đột biến gen… 9 - Bài 53. Tác động của con người đến môi - Tác động của con người đến môi Sinh học trường trường 9 - Bài 54; 55. Ô nhiễm môi trường. - Ô nhiễm môi trường ở nước ta và ở - Bài 56; 57. Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa địa phương. phương -Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và - Tính khối lượng, thể tích và lượng Hóa học lượng chất. chất. 8 - Bài 42. Nồng độ dung dịch. - Giải thích: bón vôi để khử chua Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 13 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” phèn. Hóa học Bài 21. Hợp kim sắt: Gang, thép Hợp kim đồng kẽm 9 - Địa lí 9 (Địa lí dân cư). - Xác định được vị trí một số địa Địa lí 9 - Địa lí địa phương Ninh Bình. danh trên bản đồ Việt Nam. Luyện tập thể dục thể thao. Nhiệt độ Công Bài 1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. của nước uống có lợi và ảnh hưởng dân 6 tới sức khỏe Công Có ý thức thực hiện an toàn giao Bài 14. Thực hiện trật tự an toàn giao thông. dân 6 thông. Tôn trọng mọi người khi tham gia Công Bài 3. Tôn trọng người khác. giao thông, không đổ vật liệu xây dân 8 dựng ra lòng đường. Công Độ tuổi kết hôn và chính sách dân số Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân dân 9 của Việt Nam. Tin học Trình bày văn bản. Tóm tắt nội dung Soạn thảo và trình bày văn bản. 6 chính của bài văn. Tin học Bài 6, 7, 8 môn Tin lớp 8 về câu lệnh điều kiện, Sử dụng được các phần mềm trong 8 câu lệnh lặp. lập trình giải bài toán. Tin học Bài thực hành 2. Tìm kiếm thông tin trên Tìm kiếm thông tin trên Internet 9 Internet Tin học Viết bài và trình bày văn bản bằng powerpoint. Trình bày văn bản bằng powerpoint 9 - Bài 6. Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ Công Biết được các biện pháp cải tạo và đất. nghệ 7 bảo vệ đất; xử lí hạt giống - Bài 17. Xử lí hạt giống bằng nước ấm Công - Bài 39. Đèn huỳnh quang - Nên sử dụng đèn sợi đốt và không nghệ 8 dùng đèn compact để học. - Bài 48. Sử dụng hợp lí điện năng; Công Biết cách tính điện năng tiêu thụ và - Bài 49. Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia nghệ 8 có ý thức tiết kiệm điện năng. đình. - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại. Vận dụng trong trang trí và lựa chọn Mĩ thuật - Tìm hiểu về trang trí: Vẽ trang trí , màu sắc và màu sắc, cách sắp xếp (bố cục) trong 6 cách sắp xếp trong trang trí trang trí. Mĩ thuật Vẽ tranh đề tài: Vẽ tranh về đề tài An toàn giao 7 - Đề tài an toàn giao thông. thông, tranh cổ động và ước mơ, Mĩ thuật - Vẽ tranh cổ động dân số, bảo vệ môi trường, thông điệp của em. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 14 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” 8 ước mơ của em ... Ngữ văn - Thơ ca, tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, kinh - Ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm 7 nghiệm cải tạo đất trồng. trong sản xuất, chăn nuôi … - Phân tích, tổng hợp Ngữ văn Bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. - Vận dụng lí thuyết vào một vấn đề 8 Bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thuyết minh cụ thể Ngữ văn Phương pháp thuyết minh, luyện tập viết đoạn Vận dụng để thuyết minh sản phẩm 10 văn thuyết minh. - Viết đoạn văn nghị luận nêu lên suy nghĩ của em về hành động Trung Ngữ văn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 9 vào đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngữ văn - Tổ chức, sắp xếp công việc khoa Lập kế hoạch cá nhân 10 học, hợp lí Ngữ văn Vận dụng lí thuyết phỏng vấn vào Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 11 phỏng vấn một vấn đề cụ thể Biết về lịch sử làng nghề Trống Lịch sử Đồng (Đông Sơn- Thanh Hóa). Có ý Bài 15. Trống đồng Đông Sơn và thành Cổ Loa 6 thức xây dựng bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống. - Thành tích các môn thi đấu TDTT của các vận động viên ở Thế vận hội Thể dục - Các môn điền kinh, bắn súng mùa hè và Thế vận hội dành cho thể thao - Các kỳ Thế vận hội mùa hè. người khuyết tật năm 2016. Giáo dục và hiểu - Thế vận hội dành cho người khuyết tật lòng yêu nước, tự hào dân tộc và biết xã (Paralympics). nghị lực sống … hội - Tính toán dạng toán thống kê, mô tả. Như vậy, học sinh được rèn luyện vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn của dự án để làm phong phú và giải quyết tốt hơn các bài toán đặt ra theo yêu cầu thực tế trong toán học cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra còn phát triển được một số năng lực khác như định hướng nghề nghiệp, đạo đức, ứng xử trong cuộc sống, tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, ý thức về an toàn giao thông, về chính sách dân số, ý thức bảo vệ môi trường chủ quyền biển đảo quê hương, đất nước… Đây Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 15 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” cũng là một hướng giáo dục kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp cần thiết cho học sinh như mục tiêu của nền giáo dục hiện nay đặt ra. 3. Thiết bị dạy học, học liệu 3.1 Giáo viên chuẩn bị: 3.1.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học - Máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt và máy tính (mỗi nhóm một máy tính để kiểm tra lại bài trình chiếu đã chuẩn bị). Đề kiểm tra. Phiếu học tập. - Các tranh ảnh: + Bản đồ hành chính Việt Nam. + Hình ảnh về biển báo về tải trọng cầu đường và tác hại khi xe chở quá tải. + Hình ảnh cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung và ở Hồ Tây (HN). + Hình ảnh hàng nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân các xã Khánh Thiện, Khánh Tiên … (Yên Khánh, Ninh Bình) bị nước mặn xâm nhập làm đất mặn, chua phèn và hình ảnh bón vôi cải tạo đất chua phèn… - Tài liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, chính sách dân số, thực trạng cận thị học đường ở Việt Nam nước ta hiện nay. - Bảng quy định tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông (năm 2016). - Kiến thức về các môn: Vật lí, Hóa học, Công nghệ, Địa lí, Sinh học, Công nghệ, Tin học, … 3.1.2. Học liệu - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Toán 8; 9 - TẬP II, NXB GD, - Sách giáo khoa Sinh học 8, 9; Vật lí 6; 7; 8; 9 và Hóa học 8; 9. Địa lí 9; Địa lí địa phương tỉnh Ninh Bình. Giáo dục công dân 6,7,8, 9. Mĩ thuật 6; 7; 8… - Chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn Toán THCS. - Các hình ảnh về vật lí, lịch sử có liên quan đến môi trường, giao thông... 3.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin - Sử dụng phần mềm Microsoft, Powerpoint 2003. - Trình chiếu qua màn hình máy chiếu hắt, máy chiếu đa năng. - Tham khảo tài liệu trên các trang điện tử. 3.2. Chuẩn bị của học sinh - Tìm hiểu bài học trước ở nhà. - Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình và làm bài toán sau: Một hình chữ nhật có chu vi 320m. Ba lần chiều dài hơn bốn lần chiều rộng là 60m. Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. - Ôn lại các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. * GV: chia 4 nhóm đi tìm hiểu thực tế và tìm hiểu trên mạng theo các nội dung và yêu cầu như phụ lục 6: (Phụ lục 6 - Chuẩn bị của học sinh) Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 16 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” (Các nhóm trưởng phân công chuẩn bị nội dung và nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm thực hiện và tra cứu và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet) (Ảnh chụp) * Hoạt động của nhóm 1: (Phụ lục 1 - Sản phẩm thu hoạch của nhóm 1) - Các em đi tìm hiểu nguyên nhân và số vụ TNGT, số người chết, bị thương (tìm kiếm thông tin trên mạng internet và từ Công an Yên Khánh, Ninh Bình) - Để góp phần làm giảm thiểu các vụ TNGT: Học sinh Trường THCS TT Yên Ninh cùng các ban ngành huyện Yên Khánh tham gia tuyên truyền, cổ động và vẽ tranh về an toàn giao thông. * Hoạt động của nhóm 2: (Phụ lục 2 - Sản phẩm thu hoạch của nhóm 2) - Tìm hiểu thực trạng của bệnh cận thị, loạn thị, các tật khúc xạ về mắt. - Nguyên nhân và cách phòng tránh và khắc phục để hạn chế cận thị (Tìm hiểu trên mạng internet và quan sát thực tế). - Mạng internet (mạng xã hội: zalo, facebook, ...) có những ưu và nhược điểm gì đối với người sử dụng nó? (Tìm hiểu trên internet, qua điều tra thực tế). - Thống kê về chênh lệch tỉ lệ nam và nữ và chính sách dân số ở nước ta và ở địa phương (Tìm hiểu trên mạng internet và qua trung tâm y tế thị trấn Yên Ninh và trung tâm dân số huyện Yên Khánh). * Hoạt động của nhóm 3: (Phụ lục 3 - Sản phẩm thu hoạch của nhóm 3) Các em đi tìm hiểu nguyên nhân và mức độ ô nhiễm môi trường ở địa phương: - Ô nhiễm môi trường do nhà máy đạm Ninh Bình (thuộc khu CN Khánh Phú) và ô nhiễm môi trường do nước thải từ làng nghề bún bánh và chất thải, rác thải sinh hoạt của các hộ dân tại thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình: Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 17 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” (Học sinh nhóm 3, đi trải nghiệm tìm hiểu về ô nhiễm môi trường do nhà máy đạm Khánh Phú và do nước thải từ làng nghề bún bánh Yên Ninh) (Ảnh chụp) - Ô nhiễm môi trường (nước và không khí) tại nghĩa trang Mả Chiền, phố Thượng Đông, TT Yên Ninh đặt ngay sát cạnh khu vực dân cư và Ban chỉ huy quân sự huyện Yên Khánh: (Học sinh nhóm 3, đi tìm hiểu về tình hình ô nhiễm tại khu vực nghĩa trang Mả Chiền) * Hoạt động của nhóm 4: (Phụ lục 4 - Sản phẩm thu hoạch của nhóm 4) - Tìm hiểu về cách bón vôi để cải tạo độ chua phèn, mặn của đất ở địa phương: Cống Thôn Năm, xã Khánh Tiên, Yên Khánh không còn khả năng ngăn nước mặn từ sông Đáy vào làm hàng nghìn ha đất sản xuất NN bị xâm nhập mặn, chua phèn. - Tìm hiểu về nguồn gốc các thuốc BVTV, tác dụng, tác hại khi sử dụng thuốc BVTV trong trồng trọt và trong đời sống con người. - Tìm hiểu về các cơ sở SX thực phẩm sạch ở tỉnh Ninh Bình và nước ta hiện nay. 4. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu như sau: Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 18 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” Tiết 1: HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH. 1. Mục tiêu: Qua các ví dụ, xây dựng phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số. Ra bài toán tương tự và phát triển bài toán, giải quyết bài toán thực tế. 2. Sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học: dạy học dự án, dạy học theo tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp luyện tập … 3. Hình thức hoạt động: - Làm việc theo nhóm, cặp đôi, cá nhân ... - Hoạt động ngoại khóa: Tạo ra sân chơi có diện tích lớn hơn... 4. Năng lực cần đạt: hợp tác, thảo luận nhóm, giao tiếp, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, sử dụng CNTT... 5. Nhiệm vụ: Có 2 nhiệm vụ (Làm hai ví dụ). HĐ: Khởi động (Tạo tình huống có vấn đề): - GV trình chiếu slide 2: Giáo viên cho học sinh quan sát và giới thiệu hình ảnh trường THCS thị trấn Yên Ninh và đặt câu hỏi tình huống: Các em có biết chiều dài và chiều rộng của sân trường ta là bao nhiêu không? GV: Để trả lời được câu hỏi này, các em làm bài toán sau: Sân trường THCS thị trấn Yên Ninh hình chữ nhật có chu vi 320m. Ba lần chiều dài hơn bốn lần chiều rộng là 60m. Tính chiều dài và chiều rộng của sân trường. ? Em hãy cho biết, có mấy đại lượng cần tìm? Đó là những đại lượng nào? - HS trả lời: chiều dài và chiều rộng của sân trường. (Đây chính là kết quả của bài tập chuẩn bị ở nhà). Chiếu bài của học sinh bằng máy chiếu hắt. - HS nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Các em đã giải quyết bài toán trên bằng cách lập phương trình. Vậy còn cách nào khác ngắn gọn hơn để giải bài toán trên hay Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 19 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
- SKKN: “Giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình” không? Trong tiết học ngày hôm nay cô và các em tìm hiểu: Chủ đề: “Giải một số bài toán thực tế bằng cách lập phương trình”. GV: Tạo tình huống có vấn đề và để học sinh giải quyết vấn đề thông qua việc giải bài toán trên sẽ giúp các em có hứng thú học tập và tích cực giải toán, tìm ra đáp số nhanh nhất. Sau đó giáo viên giới thiệu cách làm khác ngắn gọn hơn sẽ được tìm hiểu trong tiết học hôm nay (gây tò mò với học sinh về phương pháp giải mới). 1. Ví dụ. 1.1 Ví dụ 1 (Dạng toán về có nội dung hình học) - GV trình chiếu slide 3: Ví dụ 1.1: Sân trường THCS thị trấn Yên Ninh hình chữ nhật có chu vi 320m. Ba lần chiều dài hơn bốn lần chiều rộng là 60m. Tính chiều dài và chiều rộng của sân trường. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Đọc đề và phân tích bài toán, chỉ ra các đại lượng cần tìm. + Lập hệ hai phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. + Giải hệ hai phương trình vừa lập. + Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thích hợp với bài toán và kết luận. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Làm việc theo nhóm, trên phiếu học tập với thời gian là 5 phút. - Giáo viên đi lại quan sát các nhóm thực hiện và hỗ trợ khi cần thiết. - Giáo viên chiếu sản phẩm của từng nhóm bằng máy chiếu hắt: các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác ý kiến, nhận xét, bổ sung. * HS nêu bài toán tương tự và phát triển bài toán: - GV cho học sinh nêu bài toán tương tự. - Phát triển bài toán: Trò chơi tạo hình: “Tạo ra sân chơi có diện tích lớn hơn”: - GV trình chiếu slide 4: Có hai sợi dây giống nhau và có cùng chiều dài 36m, được nối hai đầu lại với nhau. Nhóm thứ nhất dùng sợi dây thứ nhất căng tạo thành sân chơi hình vuông. Nhóm thứ hai dùng sợi dây thứ hai căng tạo thành sân chơi hình chữ nhật có chiều dài gấp ba lần chiều rộng. Hãy tính diện tích các sân chơi và cho biết nhóm nào tạo ra sân chơi có diện tích lớn hơn? GV yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm (ngoại khóa) và báo cáo kết quả. Từ kết quả bài toán này, chúng ta có thể ứng dụng như thế nào vào bài toán thực tế như: ngăn bèo chống rét cho cá, ngăn dầu tràn … - HS trả lời: (Phụ lục 5 - Sản phẩm thu hoạch của cả lớp) Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền - Phạm Thị Phương Loan - Trần Ngọc Tân 20 Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 90 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm trong toán số học 6
28 p | 64 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD
23 p | 103 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài và giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
22 p | 60 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS
27 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
17 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhóm trong dạy học môn Sinh học 6
32 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số dạng hệ phương trình
42 p | 23 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình
37 p | 92 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 106 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp liên môn trong bài toán thực tiễn
26 p | 29 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải toán”
24 p | 69 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở Trường THCS Lai Thành
23 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy loại bài tập về số chính phương cho học sinh giỏi lớp 8 ở trường trung học cơ sở
16 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn