Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp âm nhạc trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1954 trong chương trình Lịch sử lớp 9
lượt xem 0
download
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng và tính cấp thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học lịch sử. Từ việc nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng của các bài học, thiết kế các hoạt động dạy học với các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng âm nhạc trong dạy học nhằm tạo được hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực cho người học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp âm nhạc trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1954 trong chương trình Lịch sử lớp 9
- UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG THCS DI TRẠCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1954 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Môn: Lich sư Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: Lê Thi Dung Đơn vi công tác: Trường THCS Di Trạch Chức vụ: Giáo viên Năm hoc 2022 - 2023
- 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời căn dặn và cũng là lời nhắc nhở mỗi người dân đất Việt về vai trò, ý nghĩa của việc học và biết về lịch sử dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử hào hùng của dân tộc luôn ngời sáng với biết bao các tấm gương trong chiến đấu và sản xuất, thời chiến hay thời bình … Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung của lịch sử dân tộc luôn là vấn đề được các cấp lãnh đạo và đông đảo nhân dân quan tâm. Trong đó dạy học lịch sử trong trường học đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành cho học sinh những kiến thức, hiểu biết cơ bản nhất về những sự kiện trọng đại của dân tộc, giúp các em có cái nhìn khách quan hơn, sâu rộng hơn, hình thành các kĩ năng và phẩm chất tốt đẹp. Khi xây dựng chương trình GDPT mới, đối với bộ môn Lịch sử, Bộ Giáo dục và đào tạo nhấn mạnh trong đổi mới phương pháp, dạy và học lịch sử theo định hướng tiếp cận năng lực được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử. Giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh mà chú trọng việc hướng dẫn học sinh nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu. Từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử để tìm kiếm sự thật lịch sử một cách khoa học, xây dựng và phát triển những năng lực chuyên môn trong học tập và tìm hiểu Lịch sử. Tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lịch sử và nhận thấy, việc giáo viên tìm tòi, ứng dụng các kĩ thuật, đa dạng hóa các phương pháp dạy học góp một phần không nhỏ vào thành công của một tiết học. Qua quá trình giảng dạy thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả và đa dạng cách thức dạy học trong bài dạy lịch sử, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tích hợp âm nhạc trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1954” trong chương trình Lịch sử lớp 9. 2. Mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu 2.1 Mục đích Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng và tính cấp thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học lịch sử. Từ việc nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng của các bài học, thiết kế các hoạt động dạy học với các phương pháp, hình
- 2 thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng âm nhạc trong dạy học nhằm tạo được hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực cho người học. 2.2 Đối tượng Đối tượng áp dụng của đề tài là học sinh khối 9 năm học 2022-2023 của trường THCS Di Trạch. Số lượng: 3 lớp với 117 học sinh. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu của đề tài, tôi tập trung vào một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: + Phương pháp quan sát: quan sát những biểu hiện hành vi của học sinh trong quá trình giảng dạy. + Phương pháp điều tra: Bằng phiếu hỏi và điều tra học sinh các lớp. + Phương pháp trò chuyện: Phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu. + Phương pháp sưu tầm: Sưu tầm các bài hát, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa của các bài hát. 3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của âm nhạc trong dạy học, từ thực tiễn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, tạo hứng thú, niềm say mê học tập trong môn Lịch sử lớp 9. Thời gian nghiên cứu cụ thể từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023.
- 3 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Cơ sở lý luận Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) đã nêu yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước”. Vì thế mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dương phương pháp tự học, ren luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy Lịch sử trong nhà trường. 1.2 Cơ sở thực tiễn * Về phía giáo viên Khá nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không ứng dụng tích hợp liên môn vì nhiều lí do khác nhau. Cho nên trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi keo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút. Nhiều giáo viên có tích hợp nhưng không hiệu quả, nội dung tích hợp rời rạc, nặng nề khiến học sinh khó tiếp cận nội dung và giờ học chưa đạt được hiệu quả tối đa. Nếu có tích hợp, nhiều giáo viên còn bối rối trong cách thức triển khai, chưa thực sự tạo hứng thú và hiệu quả tích cực để đạt được ác mục tiêu của giờ học, môn học đề ra. * Về phía học sinh Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú của mỗi em trong mỗi giờ học cũng sẽ khác. Có học sinh yêu thích học tập, tìm hiểu về lịch sử, cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn so với những tiết học tự nhiên khác. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập. Các em không thích học, coi Lịch sử là nội dung
- 4 học tập khô khan, thiếu tính thực tế, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá mà cơ bản là ghi chep và dựa vào cách học vẹt để làm bài kiểm tra. 2. Thực trạng Việc đổi mới phương pháp dạy học được áp dụng tích cực tại trường THCS Di Trạch trong những năm học gần đây. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo dự án, theo chủ đề, vấn đề đổi mới hoạt động lên lớp theo 4 bước đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới đã mang lại hiệu quả rất tích cực. Ngoài ra, các thầy cô cũng chú ý tới việc đa dạng hóa các phương pháp dạy học, sử dụng âm nhạc, hình ảnh, trò chơi … để lồng ghep, tạo sự sôi nổi, hứng khởi cho học sinh trong mỗi giờ lên lớp. Khi tiến hành khảo sát sự say mê, hứng thú của học sinh trong giờ Lịch sử khối 9 tại thời điểm đầu năm học 2022-2023 đã có kết quả sau: Say mê, hứng thú Chưa say mê, hứng thú Số học Lớp học tập trong giờ Lich sư học tập trong giờ Lich sư sinh Số lượng % Số lượng % 9A 40 28 70 12 30 9B 37 19 51.3 18 48.7 9C 40 25 62.5 15 37.5 Tôi nhận thấy, để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo nên sự say mê học tập cho các em thì sự chuẩn bị của giáo viên có vai trò không nhỏ. Mỗi một giờ học, các em cần được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Nhằm tìm giải pháp góp phần vào thành công của cả một tiết học, tôi đã chú trọng vào việc sử dụng âm nhạc khi dạy học đặc biệt trong giai đoạn 1930-1954. 3. Sư dụng âm nhạc trong dạy học lich sư 3.1. Vai trò của âm nhạc trong dạy học lich sư Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượngnghệ thuật nhằm phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, trình độ phát triển đời sống cộng đồng xã hội, cùng những net riêng trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ. Tiến sĩ Kyle Pruett, nhạc sĩ kiêm giáo sư tâm lý học tại Khoa Y dược, Đại học Yale, cho biết: "Năng lực ngôn ngữ là gốc rễ của năng lực giao tiếp xã hội. Và những trải nghiệm âm nhạc giúp con trẻ cải thiện khả năng giao tiếp bằng
- 5 lời nói". Âm nhạc còn được xem là có khả năng cải thiện và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Các nhà khoa học của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng việc học âm nhạc giúp làm giảm căng thẳng và trầm cảm, cũng như cải thiện tâm trạng và nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội. Âm nhạc vì vậy không chỉ giúp cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, mà còn giúp các em trở thành những cá nhân có cuộc sống cân bằng và hạnh phúc. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có rất nhiều sự kiện được ghi dấu trong các bài hát, nhiều bài hát được sáng tác ngay tại thời điểm diễn ra sự kiện, cũng có những bài hát được sáng tác để ca ngợi các thế hệ cha anh đã chiến đấu anh dũng, đã lao động sáng tạo không ngừng cho chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay. Có thể nói, các sáng tác âm nhạc là một phần không thể thiếu trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và giai đoạn 1930-1954 nói riêng. Vì vậy, giáo viên nếu kheo leo sử dụng trong quá trình dạy học sẽ làm học sinh hứng thú hơn, ghi nhớ ấn tượng hơn với các sự kiện, đồng thời bồi dương thêm lòng yêu nước và các phẩm chất tốt đẹp khác. 3.2. Xác đinh cách thức tiến hành Để ứng dụng âm nhạc trong giờ dạy lịch sử, cần có sự chuẩn bị của giáo viên, có kế hoạch cụ thể với các bước sau: - Căn cứ vào nội dung bài học, mục tiêu cần đạt của bài, giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu các bài hát. Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, tác giả, địa điểm, thời gian ra đời của bài hát, các câu chuyện liên quan đến bài hát đó … - Lựa chọn cách thức sử dụng: đưa vào lúc nào? thời gian tiến hành ra sao? Nghe một đoạn hay cả bài hát?... - Hình thức sử dụng âm nhạc: Cho học sinh tìm hiểu trước hay giáo viên tự chuẩn bị, giao nhiệm vụ cho cá nhân hay nhóm, cho học sinh nghe và cảm nhận hay để học sinh tự trình bày lại đoạn bài hát đó… 3.3 Một số bài hát sư dụng khi dạy học lich sư 3.3.1. Khi dạy bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Sau khi tìm hiểu các sự kiện thành lập Đảng, giáo viên cho học sinh nghe một trong các đoạn bài hát sau: Đảng là cuộc sống của tôi - Sáng tác: Nguyễn Đức Toàn Lá cờ Đảng - Sáng tác: Văn An Đảng cho ta một mùa xuân - Sáng tác: Phạm Tuyên
- 6 Đây đều là những bài hát ca ngợi Đảng quang vinh, nói đến thời kì lịch sử khó khăn, tăm tối của dân tộc, thể hiện lòng biết ơn, tự hào đối với Đảng. Từ đó giáo dục học sinh ý nghĩa của việc thành lập Đảng, lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Giáo viên lựa chọn một số đoạn để phân tích một số câu hát giúp học sinh khắc sâu được vai trò, ý nghĩa của Đảng Cộng sản ra đời. - Đảng là cuộc sống của tôi - Sáng tác: Nguyễn Đức Toàn Đảng là cuộc sống của tôi, mãi mãi đi theo người. Từ tuổi còn thơ đời tôi chưa quen sống gió. Đảng đã cho tôi lẻ sống niềm tin,giữa biển khơi biết đâu là bờ. Bầu trời xanh chưa thấy bao giờ. Đảng là một ngôi sao sáng, sáng nhất trong muôn vì sao giữa trời tối đêm mịt mùng. Vẫn một màu sáng trong. Đảng làm nên bài ca chiến thắng cho đất nước và tình yêu. Cho mọi ước mơ trên đời vui. Ôi Đảng của tôi ơi! Mãi mãi ơn người! - Lá cờ Đảng - Sáng tác: Văn An Đất nước bốn ngàn năm, ôi tự hào biết mấy, Hạnh phúc trong tay ta đang nở hoa kết trái. Còn gì đẹp hơn, còn gì đẹp hơn lá cờ đỏ búa liềm, Đảng ta đó hân hoan một niềm tin. Trong đêm đen lá cờ của Đảng rạng soi đường đấu tranh, Thấm máu đào cờ Đảng hồng tươi sắc thắm máu hy sinh. Với dân giữ vẹn tròn chữ hiếu, với Đảng vẹn tròn lòng tin yêu, Cờ Đảng gọi ta đi tới đắp xây nước non đẹp tươi. Bao vinh quang lá cờ của Đảng rạng soi đường đấu tranh, Dưới bóng cờ lòng tràn niềm tin chân lý sáng trong tim. Với dân giữ vẹn tròn chữ hiếu, với Đảng vẹn tròn lòng tin yêu, Trọn đời lòng ta gắn bó, sắt son bước theo bóng cờ. - Đảng cho ta một mùa xuân - Sáng tác: Phạm Tuyên Đảng đã cho ta một mùa xuân đầу ước vọng Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non Vang tiếng hát ca chứa chan niềm уêu đời Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa xuân
- 7 Ϲuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm Vầng dương he sáng khi khắp nơi ta có Đảng Ɓóng tối lui dần tiếng chim vui hót vang Và rồi từ đâу ánh dương soi đời mới Tiến theo cờ đảng là thấу tương lai sáng tươi… 3.3.2. Khi dạy bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Khi giảng về không khí cách mạng sục sôi khắp cả nước trong đó có Hà Nội, giáo viên giới thiệu bài hát Mười chín tháng tám của nhạc sĩ Xuân Oanh. Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày. Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai. Mười chín tháng Tám, khi quốc dân căm hờn kêu thet. Tiến lên cùng hô: "Mau diệt tan hết quân thù chung!". Mười chín tháng Tám. Ánh sao tự do đem tới. Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng. Máu pha tươi hồng Việt nam cùng bay khắp chốn giang sơn. Người Việt Nam đều thống nhất reo vang lời thề, Mười chín tháng Tám Chớ quên là ngày khởi nghĩa. Hạnh phúc sáng tô, non sông Việt Nam. Sáng sớm ngày 19 tháng 8 năm 1945, cùng với dòng người đổ về Quảng trường Ba Đình, nhạc sĩ Xuân Oanh khi đó mới 22 tuổi và đang tham gia trong một tổ chức tuyên truyền cách mạng của Việt Minh. Theo nhạc sĩ chia sẻ, “Mười chín tháng Tám” là tác phẩm được ông viết trong thời điểm biểu tình giành lại chính quyền của quần chúng nhân dân Việt Nam. Vừa đi trong đoàn biểu tình, Xuân Oanh vừa sáng tác lời và nhạc. Ông vội vàng tìm một mẩu giấy từ vỏ bao thuốc lá để ghi chep lại, đồng thời vừa đi ông vừa bắt nhịp cho đoàn biểu tình hát những câu nhạc đầu tiên. Cứ mỗi khi hát xong một câu, ông lại viết tiếp câu sau cho đến hết bài. Khi đoàn biểu tình tới quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội, bài hát được hoàn thành. Chỉ trong buổi chiều ngày sáng tác xong, ca khúc đã được lan tỏa, phổ biến rộng rãi từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn. Sau đó ít ngày, “Mười chín tháng Tám” được phát liên tục trên Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, do đó trở thành bài hát gắn
- 8 liền với ngày lễ này đối với nhiều người dân Việt Nam. Giai điệu của bài hát cũng rất dễ nhớ, dễ hát nên giáo viên và học sinh có thể cùng nhau hát theo, vừa tạo không khí vui tươi vừa cảm nhận được không khí hào hùng của ngày trọng đại này. 3.3.3. Khi dạy bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954). * Tìm hiểu về Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 Sau khi giới thiệu chủ trương, phương châm của ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, giáo viên giới thiệu về anh hùng Bế Văn Đàn qua lời bài hát Bế Văn Đàn sống mãi của nhạc sỹ Huy Du. Bế Văn Đàn ơi, Mười năm qua anh vẫn còn, vẫn còn sống mãi, Đất nước quê anh lá thắm rừng xanh, Cam Mường Pồn quanh mồ anh hây đỏ, Lúa chín vàng trên địa cũ Mường Thanh, Đàn em thơ đang hát ca đời anh. Đồi anh giữ ngày nào cùng đội ngũ, Hoa ban chan bao nước mắt anh Pù, Thân giá súng vẫn còn nguyên chỗ cũ, Miền Nam đang xả đạn xuống đầu thù, Anh vẫn đi giết giặc đến bây giờ. Từ chiến thắng Điện Biên lẫy lừng thế giới, Anh bước vào trang sách các em thơ, Bế Văn Đàn một tâm hồn vĩ đại, Hai mươi tuổi đời sống mãi với quê hương anh hùng. (Hai mươi tuổi đời sống mãi với khúc anh hùng ca) Giáo viên cho học sinh nghe và chiếu lời bài hát, có thể gạch chân những cụm từ như Mường Pồn, Mường Thanh, anh Pù, Điện Biên… và gợi mở để học sinh khám phá những cụm từ trên. Đồng chí Bế Văn Đàn, sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Xuất thân trong một gia đình ngheo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích. Tháng l năm 1948 đồng chí xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng
- 9 cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Đông - Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, đồng chí Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ địch ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô bạn bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: “Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi”. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Đồng chí Bế Văn Đàn hy sinh ngày 12 tháng 12 năm 1953, là một người anh hùng liệt sĩ cùng hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống lúc tuổi đôi mươi, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. * Tìm hiểu về chiến dich Điện Biên Phủ - Giáo viên nhấn mạnh địa hình của rừng núi Tây Bắc và kế hoạch tác chiến ban đầu của ta là sử dụng pháo làm vũ khí chiến đấu tối ưu. Với địa hình hiểm trở, việc keo pháo lên trận địa là điều vô cùng khó khăn, trong bối cảnh ấy, bài hát Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân ra đời để khích lệ, động viên tinh thần của quân và dân ta.
- 10 Sau khi học sinh nghe xong, giáo viên hướng dẫn học sinh cùng tìm hiểu nội dung của bài. Vào khổ đầu bài hát, nhạc sĩ đã viết nên những âm điệu trầm hùng của đoàn quân thầm lặng, không kể đêm ngày keo pháo lên trận địa với một lòng quyết tâm mà không có thế lực, đạn bom của kẻ thù nào ngăn cản được họ: “Hò dô ta nào, keo pháo ta vượt qua đeo Hò dô ta nào, keo pháo ta vượt qua núi Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù Keo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù (Hai ba nào) “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/ Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù”. Hai câu có sức nặng và mang dấu ấn sâu đậm nhất trong bài, gửi gắm và ký thác nội hàm lời tuyên bố với kẻ thù về sức mạnh tinh thần quật cường của cả dân tộc. Bài ca “Hò keo pháo” đã một thời vang trên các chiến hào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với ý nghĩa cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước ta thành công. Hôm nay, bài hát vẫn mang nhiều giá trị vừa nhắc nhớ một thời khói lửa chiến trường, vừa như nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống hôm nay mỗi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách, hãy luôn nhớ rằng: “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi”. Và chính bởi giá trị nghệ thuật và ý nghĩa lâu bền trong nội hàm lời ca khiến tác phẩm “Hò keo pháo” luôn được công chúng yêu thích và là bài ca đi cùng năm tháng. - Chiến thắng Điện Biên Phủ + Học sinh cảm nhận bài hát Giải phóng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về Giữa mùa nàу hoa nở, miền Tâу Bắc tưng bừng vui Bản mường xưa nương lúa mới trồng Kìa đàn em be giữa đồng nắm taу xoe hoa. Dọc đường chiến thắng ta tiến về Đoàn dân công tiền tuуến, vẫу chào pháo binh vượt qua Ѕúng đại bác quấn lá nguỵ trang Từng đàn bươm bướm trắng giơn lá nguỵ trang Xiết bao sướng vui từ ngàу lên tâу bắc
- 11 Đồng bào nao nức mong đón ta trở về Giờ chiến thắng ta đã về, vui mừng đón chúng ta tiến về Núi sông bừng lên, đất nước ta sáng ngời Ϲánh đồng Điện Ɓiên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời. Xuất xứ ra đời của “Giải phóng Điện Biên” đã được nhạc sĩ Đỗ Nhuận ghi chep trong hồi ký “Âm thanh cuộc đời” như sau: “Ngày 7-5-1954, chúng tôi đang cuốc, rải đá, thì vào buổi chiều, một đồng chí liên lạc từ mặt trận đạp xe qua, reo to: “Mường Thanh địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi!”. Tất cả đoàn văn công ngừng tay cuốc, ôm nhau nhảy không cần nhạc đệm… Tôi lại đàn, lại hát. Đêm hôm đó, tôi ngồi viết bên bếp nhà sàn đỏ lửa, thâu đêm, suốt sáng. Tay búng chiếc violin, mồm cứ y ỷ, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Có mấy củ sắn lùi trong bếp than để bồi dưỡng đêm, tôi vừa viết, vừa bóc sắn ăn”. Ca khúc Giải phóng Điện Biên đã ra đời từ đó, đến nay vẫn trở thành “tượng đài” bằng âm thanh, một bản hùng ca bất hủ gắn với chiến dịch giải phóng Điện Biên. + Bài hát Vị tướng của lòng dân. Sáng tác: Lân Cường Giáo viên cho học sinh nghe trích đoạn sau, và hỏi nhân vật được nhắc đến trong đoạn bài hát là ai? Vì sao em biết? Từ đó nhấn mạnh cho học sinh về linh hồn của chiến thắng Điện Biên Phủ, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi bước đi giữa dòng người đêm ấy, lặng lẽ âm thầm Tôi đã như không còn nước mắt để khóc như các mẹ các em. Vị Tướng ngày nào từng chiến thắng Điện Biên lừng lẫy địa cầu Hôm nay đã ra đi về với quê hương. Chợt thấy dòng người trong đêm ấy Tôi thấy hai chữ ngọt ngào "Lòng dân", đáng quý biết bao nhiêu… 3.4. Một số cách thức tiến hành giảng dạy kết hợp âm nhạc 3.4.1. Trong hoạt động Mở đầu Giáo viên chuẩn bị một đoạn bài hát có các từ, cụm từ liên quan đến nội dung bài học. Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên. Nêu hiểu biết của mình về cụm từ hoặc nhân vật, địa danh được nhắc đến trong bài hát. Từ đó, giáo viên giới thiệu bài học. 3.4.2. Trong hoạt động Hình thành kiến thức mới Khi tìm hiểu về một sự kiện lịch sử, giáo viên lồng ghep để học sinh nghe đoạn bài hát có liên quan, chiếu đoạn lời bài hát có các chi tiết liên quan nội
- 12 dung bài học. Từ những từ khóa được gạch chân trong lời bài hát, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tìm mối liên quan đến sự kiện lịch sử trong bài. Qua đó, học sinh sẽ ấn tượng, nhớ lâu kiến thức hơn. 3.4.3. Trong hoạt động Luyện tập Trong các bài tổng kết một chiến dịch, một giai đoạn lịch sử, giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi âm nhạc với nhiều hình thức khác nhau như nghe nhạc đoán tên bài hát, điền từ vào chỗ thiếu trong đoạn lời bài hát, chọn đáp án đúng, trò chơi ô chữ … Sau mỗi câu hỏi hoặc cuối trò chơi, giáo viên đều có tiểu kết liên quan đến một sự kiện lịch sử hoặc khắc sâu về một nhân vật, địa danh lịch sử được nhắc tới. Nội dung các câu hỏi đều liên quan đến các bài hát, học sinh được học tập kết hợp giải trí mà vẫn nhớ được nội dung kiến thức. 3.4.4. Trong hoạt động Vận dụng, mở rộng Giáo viên có thể giao cho học sinh về nhà tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của một bài hát nào đó liên quan đến bài học hôm sau, giao cho học sinh chuẩn bị hoạt cảnh nhỏ dựa vào giai điệu bài hát, học sinh tập biểu diễn một bài hát, đặt lời mới cho sự kiện lịch sử trên nền nhạc … Mỗi một bài hát cách mạng đều sẽ liên quan đến thời điểm sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và những câu chuyên bên lề thú vị. Vì vậy, khi tự tìm hiểu được, học sinh sẽ thấy dễ nhớ, dễ liên hệ tới nội dung có trong bài học. Ví dụ bài hát Hò keo pháo sẽ khiến các em nhớ tới hình ảnh các chiến sĩ keo pháo vào trận địa rừng núi hiểm trở để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ… Ngoài ra, để tăng tính đoàn kết tập thể, thêm sôi động trong giờ học, giáo viên có thể in đoạn bài hát và cho học sinh đồng thanh hát theo nhạc. hoặc giao nhiệm vụ cho các nhóm tập hát và biểu diễn đoạn bài hát trước lớp, các bạn chấm cheo nhau qua các tiêu chí như hát đúng nhạc, biểu diễn tốt, có đầu tư… Hoạt động này cần thời gian nên giáo viên cho học sinh chuẩn bị ở nhà hoặc theo nhóm, giao nhiệm vụ trong thời gian phù hợp, tiêu chí cụ thể, có sự đánh giá cheo giữa các nhóm học sinh. 4. Kết quả thực hiện Qua quá trình thực nghiệm một số biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy nhiều điểm tích cực cho cả giáo viên và học sinh. Mỗi tiết học có sử dụng âm nhạc khiến cả giáo viên và học sinh đều rất thích thú, hào hứng trong các giai điệu âm
- 13 nhạc. Qua đó, học sinh thêm hiểu biết sâu hơn về các nhân vật, sự kiện liên quan đến bài học. Về phía giáo viên: Không bị sa đà vào kiến thức, không còn nói nhiều, tránh được lối mòn cũ là thầy cung cấp kiến thức một chiều. Vai trò của người thầy giờ đây là hướng dẫn học sinh khám phá kiến thức thông qua các hoạt động giáo dục. Về phía học sinh: Các em đã không còn thụ động trong giờ học, có hứng thú học tập, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động giáo dục do giáo viên hướng dẫn. Các em là chủ thể của các hoạt động, qua đó hình thành được rất nhiều các năng lực, phẩm chất cần thiết. Giờ học trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn. Qua khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh vào gần cuối năm học, kết quả nhận được rất khả quan như sau: Say mê, hứng thú Chưa say mê, hứng thú Số Lớp học tập trong giờ Lich sư học tập trong giờ Lich sư học sinh Số lượng % Số lượng % 9A 40 36 90 4 10 9B 37 32 86.5 5 13.5 9C 40 34 85 6 15 Như vậy, có thể thấy, việc áp dụng một số biện pháp theo hướng đổi mới dạy học đã tạo nên những chuyển biến tích cực so với phương pháp truyền thống. Khi bản thân học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động học tập, các em sẽ thấy hào hứng, đam mê khám phá hơn, sẽ khắc sâu các nội dung kiến thức hơn. Bên cạnh đó, các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn cũng được hình thành và được ren luyện qua các giờ học. Nếu áp dụng và mở rộng nội dung của đề tài, tôi tin rằng thế hệ học sinh mới sẽ chủ động, tự tin không chỉ trong học tập mà còn rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử không hề phức tạp, chỉ cần giáo viên dành thời gian chuẩn bị, có phương án tiến hành trên lớp thì khi triển khai sẽ mang lại hiệu quả cao. Những giờ học trở nên vui nhộn hơn, giảm bớt không khí căng thẳng mà vẫn đạt được mục tiêu của bài học. Thầy trò trở nên gắn kết hơn qua các hoạt động học tập. Qua đó, giáo viên có thể nhận ra nhiều điểm trội
- 14 của học sinh như năng khiếu âm nhạc, diễn xuất, viết lời, kĩ năng làm việc nhóm… Các bạn trong lớp có cơ hội cùng tham gia hoạt động nhóm, thêm hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Một giờ học Lịch sử thành công là giờ học mà cả thầy và trò có sự tương tác với nhau để cùng giải quyết các vấn đề mà mục đích của bài học đề ra. Mỗi một khâu trong giờ học đều có một vị trí, vai trò quan trọng làm nên thành công đó. Sử dụng âm nhạc trong dạy học sẽ góp phần đạt được mục tiêu bài học một cách hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động và các năng lực của học sinh. Trong quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học sử dụng kết hợp với âm nhạc, tôi nhận thấy cần một số lưu ý như sau: + Sử dụng thời gian hợp lí, thời điểm phù hợp, không mất quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Nội dung sản phẩm âm nhạc phải có liên quan chặt chẽ với nội dung, mục tiêu cần đạt. + Tùy đặc điểm của mỗi lớp để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với lớp đó, để tối đa học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các trò chơi tương tác. Thầy cô nên chia nhóm ngẫu nhiên, đa dạng giữa mỗi lần chia để học sinh được làm việc với nhau nhiều hơn, có sự kết hợp với nhiều bạn trong lớp. Sử dụng âm nhạc trong dạy học là một cách để đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng tới mục tiêu là phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển các năng lực và phẩm chất cho người học. Từ đó, các em có niềm yêu thích, sự say mê, tinh thần ham học hỏi và tìm hiểu không chỉ trong học tập bộ môn mà còn tích cực hơn trong các giờ học và trong các hoạt động khác, hình thành một thế hệ học sinh yêu sử, yêu khám phá, chủ động trong mọi hoàn cảnh. 2. Ý kiến đề xuất Để học sinh yêu thích, hứng thú khi học lịch sử, học sinh tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập, nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử thông qua sử dụng âm nhạc trong giờ học, tôi xin có một vài đề xuất: * Đối với phụ huynh:
- 15 - Cần quan tâm đến việc học hành của con em mình, đầu tư cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị tin học tạo điều kiện cho con em học tập tốt. - Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục cho con em của mình ý thức học tập thông qua việc tìm hiểu các bộ môn trong đó có môn Lịch sử ở nhà trường. * Đối với nhà trường và các cấp quản lý: - Các thầy cô giáo xây dựng một danh sách các bài hát có thể sử dụng trong dạy học ở các khối lớp. Danh sách gồm link nhạc, ghi rõ tác giả, hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài hát. - Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học nhất là các tài liệu lịch sử, các băng đĩa phục vụ cho việc dạy học bộ môn này. - Tổ chức thảo luận các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các giáo viên thường xuyên trong từng đợt, từng năm để ngày một nâng cao chất lượng dạy học, nắm bắt kịp thời các phương pháp dạy học tích cực. Trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan của riêng cá nhân tôi để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được sự trao đổi, góp ý chân thành của các đồng nghiệp, các cấp quản lý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2023 Người viết Lê Thị Dung
- 16 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Chương trình THPT 2018 3. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Đinh Xuân Lâm (Chủ biên). Sách giáo khoa Lịch sử 9. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 4. Nghiêm Đình Vỳ (Tổng chủ biên), Đinh Ngọc Bảo - Trịnh Đình Tùng (Đồng Chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Phan Ngọc Huyền. Dạy hoc phát triển năng lực môn lịch sử trung hoc phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Trần Văn Nhiệm, Chống xâm lăng trong ca khúc Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Lân Cường tuyển chọn và biên soạn, Vị tướng của lòng dân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. 7. Tư liệu sưu tầm trên Internet.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS
25 p | 24 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp giảng dạy và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Sinh học bằng phương pháp hoạt động nhóm
14 p | 20 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Âm nhạc
30 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở
32 p | 12 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 và học sinh tham gia thi Tin học trẻ trong khi giảng dạy Pascal
9 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài và giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
22 p | 60 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giảng dạy Số học 6
12 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
32 p | 62 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng và dạy - học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy - học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
40 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống Uống nước nhớ nguồn cho học sinh khối 8
30 p | 38 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải toán phân tích đa thức thành nhân tử nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
20 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Hình học 7
20 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp liên môn trong bài toán thực tiễn
26 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức các môn Địa lý, Lịch sử, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, GDCD, Tin học, Kĩ năng vào giảng dạy môn Tiếng Anh 8 bài 11: Travelling around Viet Nam, phần Read.
34 p | 55 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn