Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới Phương pháp dạy học và bồi dưỡng, ôn thi lớp 10 môn Tiếng Anh tại trường THCS Tiên Sơn
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới Phương pháp dạy học và bồi dưỡng, ôn thi lớp 10 môn Tiếng Anh tại trường THCS Tiên Sơn" nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh đặc biệt chất lượng thi vào lớp 10 THPT; Tạo sự tích cực, chủ động học tập của học sinh; Giúp học sinh phát triển năng lực Tự học, say mê với môn học đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới Phương pháp dạy học và bồi dưỡng, ôn thi lớp 10 môn Tiếng Anh tại trường THCS Tiên Sơn
- Trang 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT YÊN TRƯỜNG THCS TIÊN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới Phương pháp dạy học và bồi dưỡng, ôn thi lớp 10 môn Tiếng Anh tại trường THCS Tiên Sơn. Họ và tên: Nguyễn Văn Thuỷ Môn giảng dạy: Tiếng Anh Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Tiên Sơn Việt Yên, ngày 05 tháng 5 năm 2023
- Trang 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do viết sáng kiến. 1.1 Lý do khách quan. Hiện nay sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã, đang và sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Có thể nói công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động tích cực tới hầu hết các ngành nghề trong xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục, nơi tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin cả trong dạy học và trong quản lý đều đã được chứng minh. Trong xu thế phát triển hiện nay của nền giáo dục nước ta, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là hết sức cần thiết. Nó mang lại hiệu quả cao về kinh tế và giảm tối thiểu về thời gian. Đặc biệt trong công tác giảng dạy, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy, đổi mới chất lượng dạy và học, bài giảng sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn. Đây cũng là bước đệm để cho ngành Giáo dục nói chung và Giáo dục Bắc Giang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong Giáo dục. 1.2. Lí do chủ quan. * Tính cấp thiết Thực trạng việc dạy học và bồi dưỡng ôn thi tại đơn vị tôi công tác chưa mang lại kết quả cao. Chất lượng mũi nhọn cũng như ôn thi vào lớp 10 còn thấp, luôn xếp tốp cuối của huyện. Chính vì các lí do trên nên cần có một giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng trong các công tác bồi dưỡng, ôn thi đặc biệt là ôn thi vào lớp 10 THPT. Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của ngành Giáo dục Bắc Giang về đẩy mạnh chuyển đổi số trong Giáo dục và đổi mới Phương pháp dạy học. Việc đẩy mạnh chuyển đổi số là một vấn đề được thực hiện cấp thiết nhất là giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid -19 hiện nay. Bản thân là giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Tiếng Anh và phụ trách về CNTT trong nhà trường tôi nhận thấy việc giáo viên, học sinh được tiếp cận ứng dụng CNTT và Chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập rất quan trọng nó có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện như trí tuệ, đạo đức, tình cảm…Mặt khác ứng dụng tốt CNTT còn giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu, nhận biết được thế giới quan, nhân sinh quan, giúp học sinh giao tiếp với mọi người, hứng thú trong học tập, nâng cao kiến thức, kết quả trong công tác bồi dưỡng, ôn thi. Với trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh và đặc biệt chất lượng ôn thi vào lớp 10 THPT tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi ra các giải pháp hiệu quả. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới Phương pháp dạy học và bồi dưỡng, ôn thi lớp 10 môn Tiếng Anh tại trường THCS Tiên Sơn. 2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh đặc biệt chất lượng thi vào lớp 10 THPT cụ thể các khía cạnh:
- Trang 2 - Tạo bộ đề tự luyện thi (online) vào lớp 10 cho học sinh THCS nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng, ôn thi vào lớp 10 THPT môn Tiếng Anh. - Nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy của giáo viên trong nhà trường. - Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các phương pháp dạy học, bồi dưỡng, ôn thi kết hợp với các phương pháp đang áp dụng. - Tạo ra các thư viện dữ liệu, đề thi phục vụ cho việc tạo đề thi phong phú cho học sinh. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học tiếng Anh, giúp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong Giáo dục. - Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong chương trình giáo dục mới hiện nay - Tạo sự tích cực, chủ động học tập của học sinh - Giúp học sinh phát triển năng lực Tự học, say mê với môn học đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới Phương pháp dạy học và bồi dưỡng ôn thi lớp 10 THPT môn Tiếng Anh cho đối tượng học sinh lớp 9 tại trường THCS Tiên Sơn, Việt Yên Bắc Giang cũng như khả năng áp dụng trong toàn tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Không gian: Trường THCS Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang - Thời gian: Đề tài này tôi đã quan tâm nghiên cứu nhiều năm, đặc biệt trong áp dụng năm học 2022-2023. - Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng thi vào lớp 10 môn tiếng Anh Học sinh lớp 9 THCS Hệ thống Google Forms, Youtube Phần mềm chỉnh sửa video, âm thanh 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Thực hiện nghiên cứu, đánh giá điểm mạnh điểm yếu của thực trạng việc dạy – học tiếng Anh tại đơn vị. Phân tích các nguyên nhân, hạn chế vì sao chất lượng giáo dục, chất lượng ôn thi vào lớp 10 còn thấp. Nghiên cứu phương pháp hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề, nâng cao chất lượng thi vào lớp 10. Tạo ra một bộ đề tự luyện thi vào lớp 10, giúp học sinh tự luyện mọi lúc, mọi nơi và tự chấm điểm, tự chữa lỗi. 5. Phương pháp nghiên cứu. So sánh phương pháp cũ thường dạy với giải pháp mới Úng dụng Google Forms, Youbube vào soạn bộ đề tự luyện vào lớp 10 THPT.
- Trang 3 Mã hóa bộ đề giúp học sinh dễ nhớ, giáo viên dễ quản lý. Đánh giá tính hiệu quả sau khi áp dụng giải pháp. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở viết sáng kiến. 1.1. Cơ sở lí luận. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, Chuyển đổi số chúng ta đã đầu tư và đưa các phương tiện hiện đại vào giảng dạy, nên chất lượng dạy học có phần chuyển biến tốt. Một bộ phận không ít các giáo viên tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, nhuần nhuyễn về phương pháp, nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội nên trong nhà trường đã có nhiều giáo viên dạy giỏi, dạy tốt và ứng dụng hiệu quả CNTT, Chuyển đổi số trong giảng dạy. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng một số giáo viên vẫn bảo thủ vẫn giữ phương pháp dạy học cũ, phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại là chủ yếu và chưa ứng dụng hiệu quả CNTT, nên chất lượng giáo dục còn hạn chế. Nét hạn chế lớn nhất của phương tiện dạy học cũ trước đây là không hoàn toàn phù hợp với nội dung, chương trình và sự phát triển của khoa học dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng trong giáo dục là tất yếu. Như vậy về quan điểm và nhận thức, Đảng ta và ngành giáo dục đã chỉ rõ, không có lý do gì để các trường học chậm triển khai áp dụng CNTT vào trường học và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số để phục vụ việc quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là định hướng, cơ sở để tôi nghiên cứu và chọn giải pháp này nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc dạy Tiếng Anh tại đơn vị. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Công tác dạy và học tại trường THCS Tiên Sơn: Các phương pháp giáo viên đang áp dụng tại trường đem lại kết quả chất lượng giáo dục chưa cao; chất lượng đại trà, mũi nhọn và thi vào THPT còn thấp so với mặt bằng trong huyện, nhiều năm liền xếp cuối. Học sinh chưa tích cực, chưa hứng thú trong học tập và rèn luyện. 2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết. Nguyên nhân: Các phương pháp giảng dạy cũ không còn phù hợp, chưa đẩy mạnh đổi mới, chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, ôn thi hoặc kết hợp. Các hình thức kiểm tra trên giấy thường mất nhiều thời gian, tốn kém về tiền bạc để chuẩn bị cũng như thời gian tổ chức. Các em chưa được vận dụng những phương pháp hiệu quả để phát triển hứng thú học tập cũng như tận dụng được những khoảng thời gian rảnh rỗi khác nhau. Học sinh chưa hứng thú với các hoạt động học tập, bồi dưỡng nên chưa tích cực, chủ động trong học tập dẫn đến kết quả thấp.
- Trang 4 Bố mẹ học sinh chủ yếu làm công nhân các công ty khu công nghiệp nên ít có thời gian quan tâm đến các em; các em còn ham chơi, chưa quan tâm đến việc học. 3. Các giải pháp thực hiện Biện pháp: Ứng dụng Google Forms, Youtube tạo bộ đề tự luyện thi, thi thử vào lớp 10 THPT được mã hóa - giúp các em hứng thú tự luyện đạt kết quả cao, giáo viên dễ dàng chấm, chữa bài cả tự luận và trắc nghiệm. Như chúng ta đã biết hệ sinh thái của Google là vô cùng lớn và mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng như là Gmail, Google driver… mảng chia sẽ video khổng lồ Youtube, Goole map….thì Google Biểu mẫu Google hay Google Form cũng mang lại lợi ích to lớn cho nhiều ngành trong đó có ngành Giáo dục chúng ta - chính là một trong số các công cụ được tôi áp dụng hiệu quả trong sáng kiến này. Và hỗ trợ từ công cụ này đó chính là giúp người dùng dễ dàng lưu trữ, thống kê, chấm điểm; giúp học sinh hứng thú hơn, có động lực hơn và đặc biệt giảm tối thiểu áp lực cho giáo viên chấm bài. Với Google Form chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng câu hỏi dưới dạng tự luận hay trắc nghiệm, chữ hay hình ảnh, câu trả lời có thể dưới dạng tự luận, trắc nghiệm, 1 đáp án đúng hay nhiều đáp án đúng, Chúng ta hoàn toàn có thể tự do lựa chọn. Kết quả phản hồi được phân tích rõ ràng: Sau khi nhận được câu trả lời, Google Form sẽ tự động phân tích kết quả dựa trên số câu trả lời nhận được tại thời điểm hiện tại để phân tích phần trăm số người lựa chọn đáp án trên tổng số các đáp án. Kết quả phân tích được trình bày dưới dạng các biểu đồ dễ quan sát. Quy trình vận hành, áp dụng sáng kiến Đối với giáo viên: Sử dụng các ứng dụng Google Form, VSDC Free Video Editor tạo đề thi. Thông qua ứng dụng tổ chức lớp học, tổ chức buổi thi như Microsoft Teams, Zoom, Meet …..hoặc Zalo, Messenger để gửi link đề thi đến cho học sinh Đối với học sinh: Dễ dàng tiếp cận và làm bài kiểm tra, bài thi chỉ cần có thiết bị kết nối mạng Internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng, PC, laptop…
- Trang 5 Giao diện học sinh làm bài Listening (trắc nghiệm) Giao diện học sinh làm phần tự luận Các điều điều kiện để áp dụng sáng kiến: Môi trường làm việc có mạng Internet, máy tính, laptop, điện thoại thông minh, mánh tính bảng… Cụ thể: Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google của mình à Tại biểu tưởng Google Apps, chọn Biểu mẫu (hoặc Forms) Hoặc, nếu đang ở trong Google Drive (đăng nhập vào đường link https://drive.google.com/) →Chọn tạo mới → Ứng dụng khác → Google Biểu mẫu Bước 2: Sau khi chọn Google Biểu mẫu, một giao diện rất đơn giản được hiện ra, tại đây bắt đầu thiết kế bài kiểm tra của mình.
- Trang 6 Các loại “câu hỏi” trong Google Form: ▪ Trả lời ngắn: Đây là dạng câu hỏi trả lời bằng văn bản ngắn. ▪ Đoạn: Dạng câu hỏi trả lời bằng văn bản dài. ▪ Trắc nghiệm: Dạng câu hỏi có 1 đáp án đúng ▪ Hộp kiểm: Dạng câu hỏi có nhiều hơn 1 đáp án đúng. ▪ Menu thả xuống: Dạng câu hỏi có 1 đáp án đúng nhưng chọn đáp án từ danh sách thả xuống ▪ Tải tệp lên: Cho phép tải file lên khi bấm vào nút. ▪ Phạm vi tuyến tính: Dạng câu hỏi yêu cầu các phản hồi phải xếp hạng, theo mặc định từ một đến 5. Chọn nhãn cao nhất vào thấp nhất theo hướng dẫn. Một câu hỏi ví dụ có thể là “Đánh giá mức độ hài lòng của thầy cô về bài hướng dẫn này?” Nhãn số 1 là “Rất không hài lòng” và 5 là “Rất hài lòng”. ▪ Lưới trắc nghiệm: Dạng câu hỏi trắc nghiệm mà mỗi dòng hoặc mỗi cột chỉ được chọn 1 đáp án, tùy thuộc vào cài đặt. ▪ Lưới hộp kiểm: Dạng câu hỏi hàng cột nhưng có nhiều hơn 1 đáp án đúng ở mỗi dòng hoặc mỗi cột. ▪ Ngày: Dạng câu hỏi mà đáp án là dạng ngày tháng
- Trang 7 ▪ Giờ: Dạng câu hỏi mà đáp án là dạng giờ. Một số tùy chọn Bước 2: Cài đặt – Sau khi tạo xong phần câu hỏi cho đề kiểm tra, Ta bấm chọn biểu tượng Setting (hình răng cưa) để cấu hình cho bài kiểm tra của mình Tại tab cài đặt chung. Các thầy cô có thể lựa chọn “Giới hạn ở 1 câu trả lời” để mỗi tài khoản (học sinh) chỉ có thể trả lời được một lần. Vì là trắc nghiệm nên các thầy cô không nên tích chọn “chỉnh sửa sau khi gửi” và “Xem biểu đồ tóm tắt và câu trả lời bằng văn bản” nhắm tránh bị lộ kết quả và đáp án. Tại tab bản trình bày thầy cô có một vài tùy chọn như sau
- Trang 8 ▪ Hiển thị thanh tiến độ: Lựa chọn này giúp học sinh quan sát được tiến độ làm bài của mình ▪ Xáo trật tự câu hỏi: Các câu hỏi trong bài kiểm tra sẽ được xáo trộn một cách ngẫu nhiên, nhằm tránh học sinh nhìn bài nhau. ▪ Hiển thị liên kết để gửi câu trả lời khác: Cho phép học sinh nhìn thấy liên kiết để gửi câu trả lời khác (lựa chọn này chỉ hiện lên khi giáo viên cho phép học sinh thực hiện bài kiểm tra nhiều lần) ▪ Thư xác nhận: Phần này cho phép thay đổi câu xác nhận khi học sinh bấm nút gửi bài. Tại tab Bài kiểm tra có một số tùy chọn ▪ Đặt làm bài kiểm tra: Lựa chọn này giúp chuyển Form trắc nghiệm mà tôi vừa tạo thành bài kiểm tra tự động chấm điểm cho theo cấu hình mình. ▪ Phần công bố điểm ▪ Ngay sau khi nộp: Học sinh sẽ biết điểm ngay sau khi nộp bài ▪ Sau đó, sau khi đánh giá thủ công: Học sinh không được biết điểm ngay. ▪ Người trả lời có thể xem ▪ Câu hỏi trả lời sai: Được xem lại những câu trả lời sai ▪ Câu trả lời đúng: Được xem lại những câu đã trả lời đúng ▪ Giá trị điểm: Cho phép học sinh xem điểm. Thế là tất cả các câu hỏi đã tạo ra sẽ xuất hiện thêm chức năng cho điểm từng câu và chọn đáp án đúng cho câu hỏi. Bước 3: Cài đặt điểm số và đáp án cho từng câu hỏi. Bấm vào các câu hỏi để cài đặt điểm và đáp án à bấm chọn đáp án * Tạo bài kiểm tra môn tiếng Anh cả trắc nghiệm và tự luận trên Google Forms Bước 1: Mở ứng dụng Google Forms
- Trang 9 Soạn câu hỏi để thu thập thông tin học sinh bằng loại câu hỏi “Trả lời ngắn” và “trắc nghiệm”, “menu thả xuống.” Nội dung bài làm của học sinh - Soạn các câu hỏi phần trắc nghiệm bằng loại câu hỏi trắc nghiệm, lưới trắc nghiệm, kết hợp chụp ảnh màn hình Soạn câu hỏi phần Tự luận - Đối với 4 câu viết lại sử dụng loại câu hỏi “Trả lời ngắn” - Đối với bài viết luận, soạn bằng loại câu hỏi “Đoạn” Bước 2. Chuyển file nghe Mp3 sang file Video - Mở ứng dụng biên tập Video (Tôi sử dụng ứng dụng VSDC) mất khoảng vài phút để tạo file video.
- Trang 10 Sau khi tạo được file video, mở trang youtube.com, đăng nhập tài khoản và up file video vừa làm lên. Sau khi up thành công lên youtube.com, ta copy đường dẫn của file video đó rồi dán vào phần nghe của đề thi, như sau: Mở lại file đề thi trên Google Forms rồi thêm Video: Dán đường link như hình dưới đây rồi nhấn “chọn” Như vậy là ta đã soạn xong phần câu hỏi cho đề thi.
- Trang 11 Bước 4. Thiết lập, đặt làm bài kiểm tra, nhập đáp án và hoàn thiện đề thi. a. Thiết lập Vào biểu tượng bánh răng (cài đặt) để thiết lập như hướng dẫn chung bên trên. b. Cài đặt thang điểm và đáp án - Phần trắc nghiệm: Ta chọn các câu hỏi rồi làm lần lượt chọn vào phần “trả lời” Thiết lập số điểm cho mỗi câu đúng là 25 điểm, đặt đáp án đúng cho mỗi câu rồi nhấn “xong” - Phần Tự luận 4 câu viết lại: Ta cũng vào “Đáp án” của từng câu hỏi, chọn số điểm như trên; đến phần “câu trả lời chính xác” thì ta dán câu đáp án chính xác vào rồi nhấn “xong”. Bài viết đoạn thì ta chỉ cần vào “Đáp án” rồi chọn điểm là 100. Phần này sau này giáo viên sẽ đọc bài làm của học sinh để chấm. Như vậy là tôi đã trình bày hoàn chỉnh cách để tạo 1 đề thi Tiếng Anh gồm cả trắc nghiệm và Tự luận mà có rất nhiều ưu điểm như đã nói ở trên. Với cách thức này chúng ta có thể áp dụng rộng rãi trong ôn tập, kiểm tra, đánh gia, tổ chức thi thử cho học sinh. Bước 5. Mã hóa đề thi. Sau khi đã tạo 1 bộ đề thi, chúng ta tiến hành mã hóa bằng cách tạo mã QR và rút gọn link cho mỗi đề thi giúp học sinh dễ dàng luyện thi chỉ cần thao tác quét mã QR bằng điện thoại. Sau đó in thành quyển để học sinh sử dụng lâu dài và bảo quản. * Mã hóa bằng mã QR: Vào trang https://vi.qr-code-generator.com/, copy link đề kiểm tra trên Google Forms rồi tạo mã QR.
- Trang 12 Học sinh sau khi làm bài có thể biết được điểm số, kiểm tra và tự chữa những câu sai. Có thể luyện tập nhiều lần và bất cứ khi nào mà không cần giáo viên bên cạnh. Giáo viên dễ dàng quán lý được số lượt cũng như số điểm học sinh tự luyện. Chữa bài cho học sinh và củng cố kiên thức mọi lúc, mọi nơi. 4. Khả năng áp dụng của sáng kiến. Sáng kiến đã được áp dụng từ năm học 2022-2023, tôi đã tạo ra được hàng trăm đề thi thử vào lớp 10, yêu cầu các em tập trung tự ôn luyện và chia sẻ rộng rãi cho đồng nghiệp, nhóm Giáo viên Tiếng Anh, học sinh các trường THCS trong toàn huyện, toàn tỉnh. Giải pháp được lãnh đạo ngành Giáo dục Việt Yên, đồng nghiệp đánh giá cao. Góp phần cho Giáo dục Việt Yên luôn đứng đầu về tỉ lệ thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh. Sáng kiến có thể áp dụng cho toàn ngành giáo dục, các môn học, đặc biệt là môn tiếng Anh, các kỳ kiểm tra, các kỳ thi thử, ôn luyện và ôn thi Học sinh Giỏi. Áp dụng vào việc ra đề thi, đề kiểm tra đánh giá thường xuyên trên lớp cho các khối lớp khác nhau. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục Phạm vi áp dụng: Toàn tỉnh, toàn quốc. 5. Hiệu quả của sáng kiến. Các em học sinh hăng hái, hứng thú với cách tự luyện này vì các em có thể làm bất cứ khi nào, và biết được điểm của mình ngay sau khi làm. Trong bài khảo sát của 38 em học sinh lớp 9B năm học 2022-2023 về tác động của ứng dụng bộ đề tự luyện với việc học và kiểm tra online, giáo viên thu được kết quả dưới đây.
- Trang 13 KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG LỚP 9B VỚI ĐỀ TỰ LUYỆN VÀO 10 40 30 20 10 0 Khảo sát sự hài lòng Thích Không thích Tính hiệu quả của ứng dụng Thông đồ thị, ta thấy 37/38 học sinh cho rằng việc giảng dạy thông qua Google Form đã giúp cho các em có cơ hội được làm việc, học tập, tự nghiên cứu trao đổi và có các lựa chọn học tập phù hợp với các em – các em rất hài lòng. Phụ huynh đồng tình và đánh giá cao phương pháp mà tôi áp dụng. Kết quả bồi dưỡng ôn thi vào lớp 10 qua các cuộc khảo sát của Phòng GD&ĐT năm học 2022-2023, trường THCS Tiên Sơn có sự tiến bộ rõ rệt: Từ vị trí xếp thứ 19/19 nay đã xếp thứ 12 hoặc 13/19. * Kết quả thi vào lớp 10 năm học trước * Kết quả khảo sát năm học 2022 – 2023 - Kết quả khảo sát lần 2
- Trang 14 - Kết quả khảo sát lần 3 - Kết quả khảo sát lần 4 Qua dữ liệu thi vào lớp 10, khảo sát lần 2 với lần 3, lần 4, ta thấy sau khi áp dụng sáng kiến vào công tác bồi dưỡng ôn thi vào lớp 10 thì chất lượng nâng cao rõ rệt. Từ vị trí 18/19 đã vươn lên vị trí thứ 12/19. Trong quá trình áp dụng các biện pháp ở trên, tôi tiến hành đánh giá kết quả bằng các bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng, cụ thể: Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm
- Trang 15 ĐIỂM KIỂM TRA Trước áp dụng Sau áp dụng (SS: 38) Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % lượng lượng Giỏi (≥8.0) 3 7.9 7 18.4 Khá (từ 6.5 đến 7.9) 10 26.3 15 39.5 TB (từ 5.0 đến 6.4) 20 52.6 14 36.8 Dưới TB (≤4.9) 5 13.2 2 5.3 Nhìn vào bảng trên ta thấy sau khi áp dụng các biện pháp trên thì tỉ lệ Khá, Giỏi đã tăng đáng kể; tỉ lệ Trung bình và Dưới TB giảm nhiều. * Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến: Với việc áp dụng rộng rãi sáng kiến này để tạo ra bộ đề tự luyện online, giúp các em học sinh chủ động tự luyện mọi lúc mọi nơi chỉ cần có điện thoại thông minh hoặc máy tính kết nối mạng. Giúp các em nâng cao kiến thức, rèn kỹ năng làm bài tự tin trong học tập. Sáng kiến giúp cho giáo viên truyền tải nhiều kiến thức, đề thi đến với học sinh góp phần đưa Giáo dục Việt Yên dẫn đầu trong toàn tỉnh. - Với giáo viên: Dễ dàng thực hiện, chủ động và làm chủ trong việc soạn kế hoạch dạy học hoặc soạn đề thi, đề kiểm tra. - Với học sinh: Chủ động, hứng thú hơn và tích cực phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục Phổ thông mới 2018. - Với nhân dân, Phụ huynh học sinh: Tạo được lòng tin và sự quý mến trong nhân dân. Từ việc áp dụng sáng kiến này tôi đã tạo nhiều bộ đề tự luyện trong đó có bộ đề tôi tham gia “Hội thi đồ dùng dạy học tự làm” do Phòng GD&ĐT huyện Việt Yên tổ chức và đạt Giải Nhất. Qua đó Hội đồng giám khảo, lãnh đạo ngành đánh giá cao về tính hiệu quả và khả năng áp dụng đa dạng trong toàn ngành của sản phẩm. - Đồng nghiệp và Phụ huynh đánh giá
- Trang 16 (Biện pháp được đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh đánh giá cao) IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Xuất phát từ những vấn đề tồn tại do chất lượng thi vào lớp 10 của đơn vị tôi công tác còn thấp, điều này khiến tôi rất trăn trở phải tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng để lấy lại lòng tin với nhân dân với ngành. Sáng kiến mà tôi nghiên cứu đem lại nhiều hiệu quả khả năng ứng dụng rộng rãi và tính thực tiễn cao: Thông qua kết quả thực tế đã đạt được, tôi thấy việc sử dụng Google Forms đẻ tạo ra bộ đề tự luyện thi đem lại kết quả rất khả quan. Tăng tốc độ chấm thi, chấm chính xác, lưu trữ bài thi khoa học, giảm áp lực và thời gian chấm bài dành thời gian cho nội dung giáo án, đề thi. Đánh giá mức độ tiếp thu mỗi phần kiến thức của học sinh dễ dàng. Các đề thi được mã hóa, giúp các em dễ dàng nhanh chóng có thể thực hiện làm bài tự luyện thi chỉ cần quét mã QR. Hỗ trợ các em qua mỗi đề bài tập về nhà, học sinh có thể dễ dàng tự ôn, tự làm bài kiểm tra. Nhận được sự ủng hộ của nhiều đồng nghiệp và học sinh, trong và ngoài nhà trường; tăng tính kết nối với học sinh trên các vùng miền. Là sáng kiến đem lại nhiều hiệu quả và đặc biệt tiết kiệm – chi phí hầu như không vì giáo viên sử dụng phương tiện sẵn có là máy tính để thực hiện; dễ áp dụng và khả năng ứng dụng rộng rãi toàn tỉnh, toàn ngành. Xin kiến nghị với BGH nhà trường, Phòng GD&ĐT nhân rộng phương pháp này áp dụng cho nhiều môn, nhiều khối lớp trong hệ thống giáo dục toàn tỉnh. CAM KẾT Tôi xin cam đoan các biện pháp trên được nghiên cứu và hình thành từ sự tìm tòi và sáng tạo của bản thân nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh, không sao chép của người khác./. Việt Yên, ngày 05 tháng 5 năm 2023 GIÁO VIÊN Nguyễn Văn Thuỷ
- Trang 17 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG 1. Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chuyên môn …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….……… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….……… ………………………………………………………………………………………… TỔ/NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (ký và ghi rõ họ tên) 2. Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Hiệu trưởng …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….……… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….……… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….……… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….……… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký và đóng dấu)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng Scratch vào giảng dạy lập trình cho học sinh trung học cơ sở
14 p | 243 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng phần mềm Netsupport School trong dạy học và quản lí phòng tin học
9 p | 142 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng một số công cụ trực tuyến vào việc dạy và học tiếng Anh
20 p | 105 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng trò chơi tương tác trong bài dạy môn Hóa bậc THCS để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
13 p | 88 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng một số phần mềm nhằm tăng khả năng tương tác của học sinh trong dạy học trực tuyến môn Công nghệ 7
11 p | 171 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đa dạng hoạt động mở đầu nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí lớp 8
17 p | 51 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS
13 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh khai thác, phát triển một vài ứng dụng từ một bài tập số học 6
16 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7
15 p | 13 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý
16 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Âm nhạc 7 trường THCS Vạn Phúc
18 p | 60 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học chương “Tuần hoàn” - Sinh học 8
13 p | 83 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Sinh học
19 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn lớp 8 ở trường PTDT Nội Trú THCS và THPT
17 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phần Vẽ kỹ thuật môn Công nghệ 8
17 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tìm tòi khai thác - dạy hệ thức Viét
13 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh qua bài Câu đặc biệt Ngữ văn 7
12 p | 48 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng hệ thức Vi-ét để ôn luyện thi vào 10
15 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn