intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường THCS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

49
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường THCS" nhằm giúp giáo viên thể chất biết phương pháp kết hợp giảng dạy ngoài trời với trình chiếu PowerPoint; Phát huy tính năng của nhà thể chất để cho học sinh học tập và rèn luyện. Tạo không khí sôi nổi khi học môn thể dục trong toàn nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường THCS

  1.   1/15 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng góp phần rèn  luyện thể  lực cho học sinh, từ đó nâng cao tính tự  giác, chủ  động rèn luyện,  giúp các em đảm bảo sức khỏe cho hoạt động học tập và phát triển thể  lực,  góp phần đào tạo con người toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển   đất nước.Nghị  quyết số  08/NQ­TW về  tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng,  tạo bước phát triển mạnh mẽ  về  thể  dục thể  thao đến năm 2020 đã nhấn   mạnh “Thực hiên tốt giáo dục thể  dục thể  chất theo chương trình nội khóa;  phát triển thể lực toàn diện và kỹ  nảng vận động cơ  bản của học sinh, sinh  viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao. Để giảng dạy môn thể dục đạt kết quả cao thì chúng ta phải phụ thuộc  vào rất nhiều yếu tố. Trong đó việc tạo cho học sinh sự hứng thú có tính tự  giác tích cực, điều đó nắm vai trò quan trọng trong việc dạy và học. Tâm lý  học đã nghiên cứu thấy rằng “hoạt động của con người luôn xuất phát từ  1   mục đích nhất định và khi mục đích đó trở  thành nhu cầu hứng thú của cá   nhân thì kết quả  hoạt động sẽ  cao hơn” có người còn ví rằng: Hứng thú là  chiếc dù nhỏ  mở  ra trước tiên, tạo điều kiện bật tung vòm dù chính bao bọc   các năng khiếu có thể nói hứng thú kích thích tính tích cực của con người để  giáo dục một nhân cách toàn diện. Nhà trường chúng ta không thể  không coi   trọng vấn đề  giáo dục, xây dựng và bồi dưỡng sự  hứng thú tính tự  giác tích  cực cho học sinh vậy  làm thế nào cho học sinh say mê hứng thú tự  giác tích  cực trong học tập? Đó là vấn dề  quan tâm hàng đầu của những người làm  công tác giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học Và với sự thay đổi quan  điểm, quán triệt mạnh mẽ của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy, công   nghệ thông tin được ứng dụng rất nhiều vào các môn học khác nhất là trong giai  đoạn hiện nay dịch covid vẫn đang diễn biến hết sức phạp lên việc giảng dạy   bằng công  nghệ thông tin được sử dụng nhiều trong các tiết học và đã mang lại  hiệu quả cao . Vậy tại sao môn học thể dục lại không sử dụng công nghệ thông  tin vào các tiết học? Là    do  môn học thể  dục được giảng dạy ngoài trời nên  không thể kết hợp với trình chiếu hay là do chúng ta chưa có biện pháp phối hợp   hiệu quả giữa các phương pháp dạy học khác để giúp các em có hứng thú hơn  khi học môn thể dục.. Xuất phát từ  những lý do nêu trên đã thôi thúc tôi tiến  hành nghiên cứu đề tài: “  Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy   môn giáo dục thể chất ở trường THCS ”.
  2.   2/15 II. Mục đích:  ­ Để  giáo viên thể  chất biết phương pháp kết hợp giảng dạy ngoài trời   với trình chiếu PowerPoint. ­ Tâm lý học sinh thoải mái góp phần nâng cao kết quả học tập của môn  thể dục. ­  Phát huy tính năng của nhà thể chất để cho học sinh học tập và rèn luyện. ­ Tạo không khí  sôi nổi khi học môn thể dục  trong toàn nhà trường. ­ Chọn các vận động viên tài năng để tham gia  thi đấu các cấp. III. Phạm vi, thời gian thực hiện ­ Phạm vi : Lớp 9A Trường THCS Lương Thế Vinh ­ Thời gian: từ tháng 9 năm 2021 đến tháng  2 năm 2022 IV. Phương pháp nghiên cứu: - Để  tiến hành đề  tài này tôi đã sử  dụng phương pháp điều tra,  tổng hợp các giữ liệu, chứng minh bằng bài giảng cụ thể: ­ Tiến hành điều tra khảo sát chất lượng học sinh thông qua các cuộc  phỏng vấn trực tiếp, qua theo dõi hoạt động, thái độ của các em khi học môn   thể dục . ­ Xây dựng kế hoạch bài dạy, nắm chắc chương trình, nội dung bài học,  thiết kế các slide,sưu tầm những tranh ảnh, clip phù hợp với từng nội dung  bài học.. ­ Giúp  cho  giáo viên thể chất biết phương pháp kết hợp giảng dạy ngoài  trời với trình chiếu PowerPoint. ­ Tâm lý học sinh thoải mái góp phần nâng cao kết quả học tập của môn  thể dục. ­  Phát huy tính năng của nhà thể chất  để cho học sinh học tập và rèn luyện. ­ Thực hiện giờ dạy trên lớp, thực nghiệm mời tổ nhóm, chuyên môn dự  gi lấy ý kiến đồng nghiệp và học sinh để  chỉnh sửa, tiếp tục thử  nghiệm để  hoàn thành bài dạy.                                     
  3.   3/15 PHẦN B: NỘI DUNG I. Cơ sở của vấn đè nghiên cứu Hiện nay không chỉ  riêng nước ta mà những nước phát triển trên thế  giới, những nước trong khu vực đều quan tâm đến việc nâng cao khả  năng  tư  duy, khả  năng xử  lí mọi tình huống của con người. Và để  có được con  người như  thế, giáo dục đóng vai trò quan trọng và phần trách nhiệm lớn   lao. Nói đến giáo dục, chúng ta biết có nhiều phương pháp khác nhau nhằm  đạt tới mục đích nêu trên. Phương pháp sử  dụng phương tiện trực quan và ứng dụng công nghệ  thông tin vào giảng dạy hiện nay đang được ngành giáo dục, cũng như  giáo   viên quan tâm bởi vì nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận thức của học sinh.   Lâu nay mọi người chưa quan tâm đúng mức về  nó nhất là phía giáo viên   dạy thể chất, do những điều kiện chủ quan và khách quan mà họ không thể  sử  dụng được bằng phương tiện máy tính trong giờ  dạy, mà đặc biệt lại là   môn học thể  dục, môn học không thể  thiếu trong giáo dục toàn diện. Môn   học chủ  yếu trên sân tập, mang tính vận động nhiều hơn nhằm mục đích  thực hiện yêu cầu của môn học là rèn luyện và nâng cao sức khỏe, góp phần   đẩy mạnh quá trình phát triển toàn diện, cân đối của cơ thể, song song đó là  bồi dưỡng các đức tính tốt: ý thức tổ  chức kỷ  luật, tác phong khỏe mạnh,  khẩn trương, tinh thần dũng cảm, khắc phục khó khăn… Nên việc trình bày  có kết hợp làm mẫu, thị phạm, phim,  ảnh, đặc biệt là những đoạn phim về  những động tác kỹ thuật được quay chậm, hay như những động tác do chính   các em thực hiện được được ghi hình rồi trình chiếu để  cả  lớp xem, nhìn   nhận rút kinh nghiệm cho chính bản thân thì rất cần thiết và quan trọng.  Điều này đã góp phần không nhỏ giúp học sinh hứng thú hơn trong tiết học   và môn học thể  dục, say mê tự  tìm hiểu, học tập và tập luyện thể  dục thể  thao thường xuyên hơn. * Cơ sở thực tiễn
  4.   4/15 a. Thể dục mang lại món quà vô giá cho con người. Như nhà danh y lớn của Việt Nam thế kỷ 18 ­ Hải Thượng Lãn Ông Lê   Hữu Trác đã viết rằng: "Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận   hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể  chết". Tư  tưởng đó của ông  thể  hiện cách xem xét sức khoẻ  của con người trong mối quan hệ  hữu cơ  giữa thể chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ mạnh thì tinh thần mạnh mẽ. Cả thể  chất và tinh thần khoẻ  mạnh thì tuổi thọ  của con người cũng sẽ  dài lâu. Y   học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ của   cả thể xác và tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh, tâm hồn  thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ.  Tập luyện thể dục thường  xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ  làm cho cơ  thể  phát triển, thể  hiện ở  sức nhanh, sức bền, độ  đàn hồi và linh hoạt của cơ  tăng lên. Không những  vậy, thể dục còn làm tăng hệ thống miễn dịch, cải thiện trí nhớ, giảm stress   và đặc biệt là giảm các bệnh về tim mạch, do vậy việc tạo cho mọi người sự  hứng thú, tính tự  giác trong tập luyện thể  dục thể  thao là vô cùng cần thiết,  đặc biệt là đối tượng các em học sinh, lứa tuổi đang phát triển về cơ  thể và  thể chất. b. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh  (Từ 14 ­15 tuổi). Ở  lứa tuổi này cơ  thể  của các em đang  ở  giai đoạn đầu của thời kỳ  trưởng thành. Sự phát triển của các chức năng tâm sinh lý tạo điều kiện thuận  lợi cho các năng lực hoạt động về thể lực và năng lực hoạt động về tư duy có  cơ  hội được trau dồi, tích lũy. Cùng với đó là sự  thay đổi mạnh mẽ  của cấu   trúc cơ thể, tố chất vận động cũng như là yếu tố tâm lý, cảm xúc. Vì vậy, lứa   tuổi này là cơ  sở  để  các em sẵn sàng tiếp nhận lượng vận động  ở  mức độ  lớn cùng với sự nỗ lực ý chí của chính bản thân mình. Đó là những thuận lợi  nhất định để  tập luyện thể  dục và phát triển giúp các em có một cơ  thể  cân  đối và sức khỏe dồi dào chống lại mọi bệnh tật. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. Thuận lợi và khó khăn a. Thuận lợi. ­ Nhà trường được đầu tư và xây dựng quy mô rộng, điều kiện sân bãi  luyện tập phù hợp như sân bóng đá, nhà thể chất. và các dụng cụ tập luyện đi  kèm đủ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục – Đào tạo đề ra. ­ Cơ sở vật chất  thường xuyên được bổ sung, tu sửa đảm bảo an toàn  tuyệt đối trong quá trình tập luyện.
  5.   5/15 ­ Đội ngũ giáo viên , nhiệt tình và tâm huyết với nghề, nhiều giáo viên   có  kinh nghiệm giảng dạy lâu năm , có tinh thần trách nhiệm cao, đã nhiều  lần tham dự  kì thi “Giáo viên dạy giỏi”,  và huấn luyện cho nhiều học sinh  đạt giải cao trong các kỳ thi đấu TDTT do huyện  tổ chức. b. Khó khăn:           ­ Có nhiều em nghĩ môn thể dục là môn học phụ lên rất lười tập luyện. ­ Nhận thức của các em về môn học thể dục và tinh thần tự giác luyện   tập cũng còn nhiều hạn chế. ­ Đồ  dùng, thiét bị   phục vụ  cho giảng dạy và sân tập luyện còn chưa  đáp ứng đủ.. ­ Khí hậu thời tiết thay đổi thất thường do đó ảnh hưởng tới kết quả  học tập của học sinh.                    ­  Đội ngũ giáo viên nhiều người còn chưa thực sự  nắm vững   phương pháp trình chiếu PowerPoint. 2 Thực trạng vấn đề:         Thực tế   ở  nhà trường THCS các em học sinh còn  ở  lứa tuổi mới lớn,   đang phát triển, tính vui tươi hiếu động và  ưa các hoạt động tập thể. Đặc   biệt là mặt tâm lí của các em đang có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, việc giảng   dạy môn giáo dục thể chất có những nét đặc thù riêng, không nên theo khuynh  hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi căng thẳng,  nhàm   chán   dẫn   đến   phản   tác   dụng   rèn   luyện   mà   cần   phải   sáng   tạo   về  phương pháp dạy học, phát huy tính chủ  động, tích cực tự  giác học tập của  học sinh. Chú trọng phương pháp rèn luện tư duy, năng lực tự học, tự nghiên  cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ  tự  tin trong học   tập của học sinh.         Chương trình môn giáo dục thể  chất với mục tiêu của các bài giảng là  đạt được yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng. Dạy không quá tải   và không quá lệ  thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, có thể  hoán vị  các nội   dung trong bài để phù hợp với đối tượng học sinh, sức khỏe của học sinh, phù   hợp với điều kiện sân bãi, phù hợp với mục tiêu của môn học.       Trong quá trình lên lớp, giáo viên thực hiện các bước cứng nhắc, tuần tự  từ bước này sang bước khác theo phương pháp lối mòn làm cho giờ học nhàm  chán, nặng nề, chưa kết hợp và giải quyết hài hòa giữa các bước lên lớp, cấc  hình thức lên lớp đơn điệu, chưa biết kết hợp nhiều hình thức giảng dạy khác  nhau.
  6.   6/15  *  Số liệu thống kê:  a. Khảo sát thực tế:  ­ Tổ chức một cuộc khảo sát thăm dò qua công tác tiếp xúc và phỏng vấn   các buổi sinh hoạt tập thể, các giờ lên lớp chính khóa để tìm hiểu sở thích nguyện   vọng  của học sinh để từ đó có kế hoạch cho hoạt động giảng dạy môn thế dục. Qua   cuộc khảo sát lấy phiếu trắc nghiệm và kết hợp với quan sát hàng ngày của học  sinh tôi nhận thấy kết quả như sau:  b. Số liệu điều tra trước khi thực hiện           Lớp 9A có 48 học sinh  ­ 16% học sinh say mê học tập. ­ 50% học sinh tập luyện theo cảm tính ­ 34% học sinh có thái độ thờ ơ trong học tập  * Đánh giá chung.          ­  Qua số liệu trên  tôi thấy các em chưa có hứng thú học môn thế dục .        ­ Kết quả  học tập  cuả  các em còn thấp . ­ Các thành tích cá nhân học sinh chưa thật sự đạt đúng như  khả  năng   của các em có thể làm được. ­ Điều này cho thấy việc kết hợp giảng dạy ngoài trời kết hợp với ứng   dụng công nghệ  thông tin trong tiết học     để  tạo hứng thú cho học sinh   là  thiết yếu. III. Biện pháp thực hiện 1.Tính  ưu việt, khó khăn và phương pháp của việc kết hợp giảng dạy  ngoài trời với trình chiếu PowerPont so với phương pháp truyền thống. a, Tính ưu việt Phương pháp này tỏ  ra đặc biệt hiệu quả  hơn so với phương pháp   giảng dạy truyền thống ở chỗ: Với đặc điểm thời tiết Nhiệt đới gió mùa của  nước ta, khí hậu thay đổi thất thường, nắng, mưa, lạnh giá. Nếu giáo viên sử  dụng phương pháp giảng dạy cũ thì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn vì do thời tiết vì  địa điểm học tập môn thể dục cơ bản là ngoài trời.  Lúc này phương pháp kết hợp giảng dạy ngoài trời với trình chiếu  PowerPoint trong nhà thi đấu nhà đa năng tỏ  ra đặc biết hiệu quả. Khi gặp  thời tiết xấu, giáo viên có thể di chuyển lớp học vào trong nhà thi đấu nhà đa  năng sử dụng phương pháp trình chiếu PowerPoint để truyền thụ cho học sinh 
  7.   7/15 nội dung bài học bằng các hình  ảnh, video sinh động tạo hứng thú cho học   sinh tránh hiện tượng học sinh bị nhàm chán khi không được ra sân. b, Khó khăn Đội ngũ giáo viên nhiều người còn chưa thực sự  nắm vững phương   pháp trình chiếu PowerPoint. c, Phương pháp Đối với những ngày thời tiết bình thường, giáo có thể  kết hợp giảng   dạy ngoài trời với trình chiếu PowerPoint bằng cách: Khi bài học có những  động tác mới, môn thể  thao mới thì giáo viên sẽ  tập trung lớp trong nhà thi   đấu nhà đa năng nêu động tác, thuyết trình, cho học sinh xem hình ảnh, video  về  những động tác đấy, phổ  biết yếu lĩnh động tác, chỉ  ra những điểm cần  lưu ý để  trước khi bước vào luyện tập học sinh có cái nhìn tổng quan về  kỹ  thuật động tác cũng như  các quy tắc của môn thể  thao được học, thời gian   khoảng 1/4 tổng thời gian tiết học. Thời gian còn lại giáo viên đưa học sinh ra  sân tập tổ  chức cho học sinh luyện tập, trong quá trình luyện tập giáo viên   quan sát học sinh thực hiện động tác sửa tập cho học sinh. Bên cạnh đó sẽ sử  dụng điện thoại hoặc máy  ảnh chụp lại những học sinh thực hiện động tác  chưa chuẩn xác và những học sinh thực hiện động tác tương đối chuẩn xác   để buổi học sau giáo viên tổng hợp, trình chiếu cho học sinh biết được mình  thực hiện chưa đúng ở điểm nào, và cần khắc phục như thế nào. Căn cứ vào thời lượng bài giảng, giáo viên có thể tập trung lớp vào nhà  thi đấu nhà đa năng sử dụng trình chiếu giới thiệu khái quát cho học sinh nội   dung bài của buổi học sau để học sinh có sự chuẩn bị trước cho bài học tiếp  theo. 2.Ứng dụng kết hợp giảng dạy ngoài trời với trình chiếu PowerPoint vào  giảng dạy môn thể dục: ­ Cho học sinh  xem clip về bài thể dục phát triển của nam và  nữ  sau  đó triển khai cho các em thực hiện, giáo viên thực hiện chậm và các em làm  theo. ­ Cho các em xem băng hình môn học liên quan của các VĐV hàng đầu  Thế  giới và Việt Nam thức hiện để  các em cảm nhận, hình dung được môn   học, cố gắng tập luyện. ­ Hay những thước phim khi thực hiện động tác kỹ thuật như nhảy cao,  nhảy xa  được quay chậm, giúp các em nhìn nhận, tìm hiểu cặn cẽ  nên tiếp   thu nhanh và chính xác.
  8.   8/15 ­ Đặc biệt là việc giảng dạy các phần luật của các nội dung trong chương  trình THCS thì đặc biệt hiệu quả, giúp các em tiếp thu nhanh hơn và ghi nhớ lâu   hơn về các điều luật này để các em vận dụng tốt vào trong quá trình tập luyện và  thi dấu với nhau. ­  Hay chính những động tác do các em thức hiện được ghi nhận để  cùng nhau theo dõi, phân tích, đánh giá, những  ưu và khuyết điểm của động   tác đó, để cùng nhau học tập. Những hình ảnh này đã kích thích, gây hứng thú  trong học tập cho các em, làm tiết học sôi động, không khí vui  vẻ được tăng   thêm nên tác động rất tốt đến kết quả học tập của học sinh. A. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ MỘT BÀI GIẢNG TRONG POWERPOINT Khi chuẩn bị một bài giảng trong PowerPoint,  ta thực hiện qua 6 bước   sau: 1.Xác định mục đích, mục tiêu bài giảng. “Mục đích” trả  lời câu hỏi “vì sao”, còn “mục tiêu” cho biết mức độ  cần đạt được”. Phương pháp giảng dạy sẽ  xuất phát từ  mục đích, mục tiêu  và đối tượng giảng dạy. Xác định đúng đối tượng sẽ giúp ta đưa ra mục tiêu  đúng và nôi dung chứa đựng các thông tin phù hợp. Một mục tiêu được cân   nhắc kỹ lưỡng sẽ giúp ta hạn chế được tình trạng quá tải thông tin. Nội dung   bài giảng phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng giảng dạy. 2.Chuẩn bị bài giảng và kế hoạch bài giảng trên giấy.  Cần tránh những thông tin thừa, xa rời mục đích, mục tiêu, tránh xa đà   vào những thông tin vụn vặt. Tuy nhiên không thể  bỏ  qua các chi tiết nhỏ  nhưng lại là các yếu tố quyết định của lập luận trong bài giảng. Gạch chân những thông tin dự kiến trình bày trên các Slide. Chuẩn bị nhập đề hợp lý. Nhập đề là bước đột phá để thu hút sự chú ý  của học sinh, nó là cánh cửa mở cho phần nội dung, trong đó cần có các thông  tin về mục đích, mục tiêu yêu cầu, trọng tâm và bố cục của bài giảng. 3.Thiết kề các Slide. Khi chuẩn bị thiết kế các Slide trong bài giảng cần trả lời các câu hỏi  sau: Chọn mẫu  Slide  nào cho phù hợp? Cần bao nhiêu  Slide? Nội dung của  mỗi Slide là gì? Sử  dụng phông chữ  và màu sắc nào phù hợp? Trình tự  trình   diễn các Slide theo một trật tự hợp lý như thế nào? Khi thiết kế các Slide  cần chú ý: ­ Trình bày tổng quát trước, chi tiết sau, khi cần học sinh có thể tự tìm  hiểu chi tiết sau.
  9.   9/15 ­ Điều chỉnh sự nhận thức của học sinh bằng cách chỉ cung cấp những  chi tiết  hoặc bổ trợ khi thực sự cần thiết. ­ Đáp ứng nhu cầu khác nhau của học sinh bằng cách trình bày theo thứ  tự những thông tin quan trọng trước, các thông tin khác sau. 4. Duyệt, sửa các Slide. Giáo viên phải tự  mình duyệt lại tất cả  những thông tin, hình  ảnh...  trong Slide, đồng thời lên kế hoạch, sử dụng các hiệu ứng hoạt hình, các siêu  liên kết thích hợp để thể hiện các nội dung trình diễn một cách hiệu quả. 5.Thông qua bài giảng và kế hoạch giảng bài trong bộ môn Tranh thủ  ý kiến tập thể  và các giáo viên có kinh nghiệm, tiếp tục  chỉnh sửa nội dung, chuẩn bị bằng văn bản các vấn đề  thuyết trình kèm nội  dung các Slide. Dự kiến các tình huống, các câu hỏi như một kịch bản. In nội   dung các Slide (nếu điều kiện cho phép). 6. Thực hành giảng bài. B. CẤU TRÚC MỘT BÀI GIẢNG TRONG POWERPOINT Một bài giảng trong PowwerPoint thường có cấu trúc sau: 1.Phần mở đầu Slide 1: Trình bày tiêu đề  bài giảng, chữ  in to, vị  trí cân đối  ở  giữa   Slide. Phía dưới bên phải là cấp bậc, chức danh và tên của tác giả. Phần đặt   vấn đề, dẫn dắt  vấn đề  nên trình bày bằng lời khi cho hiện Slide này. Các  Slide  tiếp theo: Trình bày mục đích, yêu cầu, trọng tâm, phương   pháp, thời gian và các nội dung liên quan như tài liệu tham khảo.v.v.  Slide tiếp theo: Trình bày các nội dung chính của bài giảng. 2. Phần nội dung bài giảng Các  Slide  tiếp theo sẽ  lần lượt trình bày nội dung bài giảng. Trong  phần này, tùy nội dung cụ thể có thể  sử  dụng các siêu liên kết theo các cách  sau:  + Trình diễn các Slide được giới thiệu không theo  tuần tự mà theo logic  nội dung dạng hình cây. Ví dụ, xuất phát từ  Slide  các nội dung chính, sau khi  trình bày hết nội dung chi tiết thuộc một mục chính trong Slide  này, lại trở  về Slide đó để trình bày mục chính khác. + Trình bày kết hợp tuyến tính và phi tuyến. 3. Phần kết luận Sau khi trình bày hết nội dung bài giảng, cần có Slide  kết luận. Slide  kết luận tóm tắt và nhấn mạnh những vấn đề  chính của bài giảng, những  
  10.   10/15 điểm cần chú ý, những yêu cầu cần đạt được, các bài tập hoặc nhiêm vụ học   sinh phải hoàn thành sau khi học xong.  C. TRÌNH BÀY BÀI GIẢNG Trước khi giảng bài, giáo viên cần đến phòng học sớm để làm công tác  chuẩn bị  giảng bài. Nên sao chép tệp trình diễn và các tệp tin liên kết với  trình diễn lên ổ đĩa cứng của máy vi tính, để tốc độ truy nhập nhanh và tránh  sai sót. Kết nối và điều chỉnh máy chiếu phù hợp với điều kiện của nhà thể  chất , cụ thể là: ­Độ sáng. ­Độ phân giải ­Kích cỡ, độ cao màn ảnh, hình dáng màn ảnh. ­ Điều chỉnh hội tụ. Trong quá trình giảng bài, nên chú ý kết hợp các vấn đề sau: + Tư  thế, tác phong: Có hai tư  thế  thường được sử  dụng trong trình  diễn đó là tư thế thoải mái và tư thế nhấn mạnh.  Tư thế  thoải mái được sử  dụng trong phần lớn bài giảng, đó là tư  thế  đứng hướng xiên 45 độ so với hàng đầu. Tư  thế  nhấn mạnh được sử  dụng khi truyền đạt những nội dung cần  nhấn mạnh và cần sự chú ý của học sinh, đó là tư thế đứng đội diện với học   sinh hàng đầu. + Vị  trí đứng: Vị  trí đứng tùy thuộc vào phòng học cụ  thể, do giảng   viên kiểm soát và phải cảm thấy thoải mái, thông thường ở phía trái học sinh.  Vị trí đứng không được che khuất tầm nhìn học sinh. + Di chuyển: Nếu từ dưới nhìn lên, ta di chuyển trong tam giác vuông: Đỉnh   góc vuông là góc tường phía trên bên trái, một đỉnh là mép trái của màn ảnh, đỉnh  kia ở bên trái của học sinh hàng đầu bên trái (thông thường tránh khu vực gần góc   vuông). + Khi giảng bài, không nên chỉ  nhìn và đọc các nội dung hiện trên các  Slide. +  Khi nội dung thuyết trình ngoài những vấn đề  chuẩn bị  trong các  Slide trong một thời gian dài, hoặc khi nghỉ giữa giờ thì để  máy chiếu ở  chế  độ chờ. + Nếu điều kiện cho phép, học sinh nên có bản in nội dung các  Slide và  chuẩn bị nghiên cứu nội dung trước khi nghe giảng. D. NHỮNG CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG POWERPOINT TRONG GIẢNG DẠY
  11.   11/15 Trong quá trình chuẩn bị và trình bài bài giảng trong PowerPoint, ta cần  chú ý những vẫn đề sau: + Nhất quán: Nội dung trình bày và sử  dụng từ ngữ  trong bài giảng phải  nhất quán. + Thuyết trình và minh họa đi kèm với nhau, nói đến đâu thể hiện thông  tin trên Slide  đến đó. Có nghĩa là các thông tin trên mỗi   Slide  nên cho hiện  nhiều bước theo tiến độ  trình bày của giáo viên. Không nên cho hiện những   thông tin chưa sử dụng để tránh phân tán sự chú ý của học sinh. + Kết hợp hài hòa giữa thuyết trình (ngữ  điệu, âm lượng, ngôn ngữ),   nội dung trên Slide, các minh họa trong các phần mềm khác, các phương tiện   hỗ trợ giảng dạy và tốc độ theo dõi cũng như ghi chép của học viên. + Lựa chọn thiết bị phụ vụ giảng dạy tùy theo trang bị hiện có và khả  năng đáp ứng của cơ quan huấn luyện. Khi thiết kế bài giảng trong PowerPoint  cần chú ý những vấn đề sau: + Mỗi Slide trong trình diễn được thiết kế  để  phản ánh một ý tưởng,  không nên có quá nhiều thông tin trên một Slide. Trên mỗi Slide không nên có  quá bảy dòng, mỗi dòng không quá sáu từ  tiếng Anh hoặc bày từ  tiếng Việt.  Không sử dụng vùng phía dưới Slide để trình bày thông tin vì khó đọc. + Phông chữ sử dụng trong  Slide sao cho học sinh có thể đọc được khi   đứng ở cuối phòng học. + Sử  dụng màu cho các cụm từ  để  nhấn mạnh các ý chính làm cho  Slide sự thức hấp dẫn. + Chọn mẫu cho các Slide phù hợp với môi trường trình diễn, màu sắc   trang nhã, dễ nhìn, dễ nhớ và dễ gây ấn tượng. + Sử dụng hợp lý các hiệu ứng hoạt hình: Sử dụng hiệu ứng hoạt hình   hợp lý trong bài giảng sẽ  tạo ra sức hấp dẫn và gây chú ý cho học sinh, tuy   nhiên nếu quá hạn lạm dụng hiệu  ứng hoạt hình sẽ  làm học sinh tập trung   theo dõi hiệu  ứng hoạt hình mà phân tán tư  tưởng, ít chú ý đến nội dung bài  giảng. + Số lượng các Slide cần thu xếp sao cho hợp lý, không quá ít dẫn đến nội  dung trong Slide quá tóm tắt, không quá nhiều gây ấn tượng vụn vặt, nhàm chán   cho học sinh. *Đánh giá chung: Áp dụng thực hiện các biện pháp được nêu  ở  trên với mục đích thay  đổi 
  12.   12/15 phương pháp giảng dạy, thay đổi không khí – làm tăng sự  hứng thú, say mê  hơn  với môn thể dục, tôi nhận thấy, kĩ thuật động tác của các em được cải thiện  hơn so với trước, có được không khí tập luyện, thi đấu hào hứng, lành mạnh.  Sự  ham thích, thái độ  học tập của các em với môn Thể  dục được nâng lên,   các em thường xuyên tham gia tập luyện thể  dục thể  thao nhiều hơn, góp  phần nâng cao giá trị môn thể  dục, làm không khí nhà trường được sôi dộng  với các hoạt động thể dục thể thao cũng như các hoạt động phong trào khác.   Giúp các em ngày càng hoàn thiện, nâng cao và phát huy được kỹ thuật động   tác để đạt được những thành tích khả quan, được phát triển toàn diện hơn. So với kết quả trên thì tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh xếp loại đạt tăng lên   , tỉ lệ học sinh chưa đạt không còn.. Với kết quả  được ghi nhận  ở  trên, việc thay đổi phương pháp giảng   dạy, ứng dụng kết hợp giảng dạy ngoài trời với trình chiếu PowerPoint trong  nhà thể chất  vào các tiết học , sự hứng thú với môn thể dục của các em được   tăng lên, giờ học thể dục nhàm chán trước dây được thay bằng không khí sôi  động, vui vẻ trong học tập, trong tập luyện và trong thi đấu thể dục thể thao.   Sức khỏe của các em cũng tốt hơn , tăng cường với việc có nhiều em tham   gia tập luyện thể  dục thể  thao thường xuyên, kết quả  học tập của những   môn học khác có tiến triển, khả quan. ­ Điều này chứng tỏ  việc đẩy mạnh kết hợp giảng dạy ngoài trời với  trình chiếu PowerPoint tạo hứng thú cho môn học thể dục đã có tác động tích  cực đến kết quả học tập môn “Thể dục”  một cách toàn diện và đã khơi dậy   được niềm đam mê của các em đối với môn học .   ­ Giáo viên giảng dạy được nâng cao về năng lực sư phạm, công nghệ  thông tin.  chuyên môn giảng dạy về môn thể dục cách thức tổ chức các giải   thi đấu của Nhà trường. ­ Học sinh có hứng thú hơn đối với môn học thể dục góp phần vào  việc  đưa  phong trào TDTT của toàn trường sôi nổi và rộng khắp. ­ Nhiều CLB về TDTT đã được thành lập. E. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐẠT KHI GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY  NGOÀI TRỜI 1.Nhóm Phương pháp ngôn ngữ: Là nhóm phương pháp dùng các hình thức lời nói để  chỉ  đạo học sinh  học tập nhằm đạt yêu cầu dạy học. Sử  dụng chính xác phương pháp ngôn 
  13.   13/15 ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học. Nó có  thể giúp học sinh tường minh nhiệm vụ học tập. Nhóm Phương pháp ngôn ngữ có nhiều hình thức, chủ yếu bao gồm: ­ Phương pháp thuyết trình: là phương pháp giáo viên dùng ngôn từ  ngắn gọn để tiến hành giảng giải. Nó thường dùng để công bố nhiệm vụ, nội  dung, giảng giải động tác và yêu cầu buổi học. ­ Phương pháp khái yếu: Là phương pháp tùy theo yếu lĩnh thực hiện kỹ  thuật động tác để quy nạp thành yếu điểm, sau đó tiến hành giảng giải từng động   tác một. Ví dụ: đá bóng gồm 5 giai đoạn: chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng,  tiếp xúc, kết thúc. ­ Phương pháp nêu bật chủ đề: Là phương pháp nhấn mạnh vấn đề  chủ  yếu khi dạy học nhằm làm nổi bật trọng điểm, điểm khó, mấu chốt và tồn tại. Ví  dụ: ở 3 bước lên rổ “có thể quy nạp kỹ thuật là 1 đại, 2 tiểu, 3 nhảy” thì khâu   mấu chốt cần nêu nổi bật là nhảy lên ném rổ. Phương pháp này có lợi cho học   sinh tiến hành tập luyện có trọng tâm để nắm vững kỹ thuật động tác. ­ Phương pháp so sánh: Là phương pháp lấy 2 mặt đối  ứng so sánh với   nhau để chỉ ra sự khác biệt, đúng sai, ưu nhược…vv..giữa chúng. Giảng giải so   sánh có tác dụng gợi mở rất lớn, làm cho học sinh có sự lý giải và nhận thức càng   thêm cụ thể, rõ ràng. Đánh giá thành tích bằng nhưng lời nói ngắn gọn có tác dụng tốt đối  với việc năng cao tính tích cực, tự giác của học sinh, làm cho học sinh thấy rõ   đúng sai, củng cố kết quả, sữa chửa khuyết điểm. Khi đánh giá thành tích cần   lấy cổ vũ, động viên làm chính. 2. Nhóm phương pháp trực quan: ­ Phương pháp trực quan là một phương thức thông qua trực quan tác  động đến các cơ quan cảm giác con người để tiến hành dạy học TDTT. Nó  có ý nghĩa to lớn đối với HS trong việc nắm vững nội dung dạy học. Trong dạy học môn thể dục phương pháp trực quan gồm có: a,Thị  phạm động tác: Là GV tự  mình thực hiện động tác làm thành  tấm gương sư  phạm cho động tác dạy học. Đây là phương pháp để  chỉ  đạo  HS luyện tập. Phương pháp trực quan là phương pháp thường dùng trong dạy  học động tác TDTT. Nó có tác dụng giúp HS kiến lập biểu tượng động tác.  Thị  phạm động tác cần đẹp, nhẹ  nhàng, chính xác để  góp phần gây hứng   phấn cho HS luyện tập. b,Yêu cầu với thị phạm động tác
  14.   14/15 +Thị phạm động tác cần có mục đích chính xác. Để thị phạm có mục đích  cần hiểu và tách biệt 3 loại thị phạm dưới đây trong quá trình dạy học động tác  thể dục: +Thị phạm động tác để HS biết được cái gì. Yêu cầu chủ yếu của loại thị  phạm này là kiến lập biểu tượng động tác, hình thành khái niệm và gây hứng thú   cho học viên. +Thị phạm động tác để HS biết làm như thế nào. Trọng điểm của loại  thị phạm này là làm cho HS biết kết cấu của động tác, trình tự thực hiện, yếu   lĩnh, mấu chốt và chổ khó của động tác… +Thị  phạm để  sữa chữa sai lầm động tác: Yêu cầu thị  phạm loại này  cũng giống như loại thị phạm thứ 2 là cần làm rõ sai lỗi, tồn tại phải sữa. IV. Một số kết quả đạt được  Sau thời gian ứng dụng công nghệ thông tin vào  trong giảng dạy tôi thấy  rất thuận tiện trong việc soạn giảng cũng như  về  thực tế  nội dung tiết học  đa số các em có  hứng thú học tập, lớp học sôi nổi , hình thành năng lực hành   động, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học. Cụ thể là học  sinh  rất ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học GDTC , chất lượng  tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể  cả  học sinh sức khỏe yếu, khuyết tật,   các em đã nắm kỹ nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các  em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khỏe, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ  luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lình tự tin hơn, tiến xa   hơn. ­  Kết quả sau thử nghiệm: +  62 % học sinh say mê tập luyện. + 36 % học sinh tập luyện tích cực.   + 2% học sinh có thái độ thờ ơ trong tập luyện.              ­ Bảng so sánh trước và sau thực nghiệm                                     Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm ­ 16%   học   sinh   say   mê   tập  ­ 62 % học sinh say mê tập 
  15.   15/15 luyện luyện. ­ 36 % học sinh tập luyện tích  ­ 50% học sinh tập luyện theo  cực.                cảm tính ­ 2% học sinh có thái độ  thờ   ơ  ­ 34% học sinh có thái độ thờ ơ  trong tập luyện trong tập luyện                                  PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ  1. Kết luận Những nội dung và biện pháp thực hiện  ở  trên, cùng với kết quả  điều  tra ghi nhận được (có thể còn sai sót do trình độ các em có khác nhau), tôi thấy  việc kết hợp các phương pháp dạy học đặc biệt là kết hợp giảng dạy ngoài  trời với trình chiếu PowerPoint trong nhà thể  chất  bằng các chi tiết học thể  dục, các hình  ảnh, phim tư  liệu được trình chiếu, giảng dạy bằng hiệu  ứng  Microsoft PowerPoint trong bài giảng đã thu hút được sự  chú ý của học sinh,  làm cho không khí sinh động, hào hứng, sôi nổi. Kết hợp với thuyết minh bài  giảng, đặt câu hỏi để  học sinh trả  lời, yêu cầu học sinh thực hiện động tác   làm cho giờ  học sinh động. Học sinh vừa nghe, vừa quan sát làm nảy sinh  những yêu cầu mới về nội dung của bài học. Không khí lớp học trở  nên hào  hứng, hình  ảnh và lời giảng của giáo viên luôn được xen kẽ  với nhau khiến   học sinh trong giờ học có thái độ  nghiêm túc và với những hình ảnh thực tế,  những thước phim về  động tác kỹ  thuật được quay chậm, quay lại nhiều   lần… làm các em thích  thú , dễ tiếp thu, các em sẽ không còn cảm thấy chán  nản, mệt mỏi và khô khan trong giờ học  thể dục. 2. Khuyến nghị Giáo dục thể  chất là một mặt không thể  thiếu của giáo dục toàn diện  trong nhà trường phổ thông. Thông qua giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học   sinh những đức tính dũng cảm, ngoan cường, ý thức tổ  chức, kỷ  luật, đoàn  kết, tổ  chức học tập rèn luyện thể  dục thể  thao một cách hợp lí, thường   xuyên, liên tục. Điều này, đặt ra cho nhà trường phổ thông nhiệm vụ nặng nề  hơn để đạt được mục đích, yêu cầu đó. Và tổ chuyên môn thể dục nói chung,  giáo viên thể  dục nói riêng phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình,  
  16.   16/15 phải thay đổi phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học môn thể  dục trong đó áp dụng kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp giảng dạy ngoài  trời với trình chiếu PowerPoint trong nhà thể chất  tạo hứng thú cho môn học  thể dục. Muốn vậy giáo viên phải thực sự nắm vững tri thức bộ môn, hiểu được  trình độ, đặc điểm sức khỏe, lứa tuổi, giới tính học sinh và có hiểu biết về  khoa học sư phạm. Thành thạo phương pháp sử dụng trình chiếu PowerPoint.  Từ đó giáo dục tư tưởng cho học sinh, đào tạo phát triển cơ thể học sinh toàn   diện, học sinh thường xuyên đến với các hoạt động thể dục thể thao, có hứng  thú với môn học thể dục. Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi  dưỡng chuyên môn để  nâng cao nghiệp vụ  giảng dạy, phục vụ tốt cho công   tác chăm lo sức khỏe học sinh. Để đảm bảo công tác GDTC cho học sinh đòi   hỏi phải tăng cường các thiết bị  dụng cụ  phục vụ  cho việc giảng dạy của  thầy cô và việc tập luyện của trò theo hướng: Mỗi năm nhà trường phải mua  sắm thêm một số thiết bị dụng cụ như: mua thên đệm nháy cao thay thế  các  đệm đã xuống cấp, không an toàn khi tập luyện. Tiến tới xây dựng phòng học  các môn có sự ghi chép cũng như cấc môn học có tính đối kháng như môn cờ  vua, bóng bàn.   Mỗi năm nhà trường cùng thầy cô, học sinh tự làm thêm một số thiết bị  dụng cụ như: cờ, hố cát, sân bóng… góp phần làm giàu thêm cơ  sở  vật chất  của nhà trường phục vụ tốt  cho công tác GDTC cho học sinh. Thường xuyên  cải tạo và nâng cấp  các sân tập.   Đề tài này tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế  thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp và Ban giám khảo đóng góp ý kiến, bổ  sung để  tôi có thêm biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn giúp cho học sinh  nâng cao khả  năng, luôn tích cực hăng say và hiểu rõ kỹ  năng vận động,  phương pháp tập luyện nâng cao hiệu quả  phát triển toàn diện về  đức, trí,  thể, mĩ trong nhà trường phổ  thông cơ  sở, theo đúng chủ  trương đường lối  của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay.  Trên đây là một số kinh nghiệm trong “  Ứng dụng công nghệ  thông tin  vào trong giảng dạy môn giáo dục thể chất  ở trường THCS”. Xin mạnh dạn  được trình bày với các đồng nghiêp, mong nhận được sự đóng góp chân thành  của các đồng nghiệp.
  17.   17/15 Tôi xin chân thành cảm ơn!
  18.   18/15
  19.   19/15                                  PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ  1. Kết luận Những nội dung và biện pháp thực hiện  ở  trên, cùng với kết quả  điều  tra ghi nhận được (có thể còn sai sót do trình độ các em có khác nhau), tôi thấy  việc kết hợp các phương pháp dạy học đặc biệt là kết hợp giảng dạy ngoài  trời với trình chiếu PowerPoint trong nhà thể  chất  bằng các chi tiết học thể  dục, các hình  ảnh, phim tư  liệu được trình chiếu, giảng dạy bằng hiệu  ứng  Microsoft PowerPoint trong bài giảng đã thu hút được sự  chú ý của học sinh,  làm cho không khí sinh động, hào hứng, sôi nổi. Kết hợp với thuyết minh bài  giảng, đặt câu hỏi để  học sinh trả  lời, yêu cầu học sinh thực hiện động tác   làm cho giờ  học sinh động. Học sinh vừa nghe, vừa quan sát làm nảy sinh  những yêu cầu mới về nội dung của bài học. Không khí lớp học trở  nên hào  hứng, hình  ảnh và lời giảng của giáo viên luôn được xen kẽ  với nhau khiến   học sinh trong giờ học có thái độ  nghiêm túc và với những hình ảnh thực tế,  những thước phim về  động tác kỹ  thuật được quay chậm, quay lại nhiều   lần… làm các em thích  thú , dễ tiếp thu, các em sẽ không còn cảm thấy chán  nản, mệt mỏi và khô khan trong giờ học  thể dục. 2. Khuyến nghị Giáo dục thể  chất là một mặt không thể  thiếu của giáo dục toàn diện  trong nhà trường phổ thông. Thông qua giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học   sinh những đức tính dũng cảm, ngoan cường, ý thức tổ  chức, kỷ  luật, đoàn  kết, tổ  chức học tập rèn luyện thể  dục thể  thao một cách hợp lí, thường   xuyên, liên tục. Điều này, đặt ra cho nhà trường phổ thông nhiệm vụ nặng nề  hơn để đạt được mục đích, yêu cầu đó. Và tổ chuyên môn thể dục nói chung,  giáo viên thể  dục nói riêng phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình,   phải thay đổi phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học môn thể  dục trong đó áp dụng kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp giảng dạy ngoài  trời với trình chiếu PowerPoint trong nhà thi đấu nhà đa năng tạo hứng thú cho  môn học thể dục. Muốn vậy giáo viên phải thực sự nắm vững tri thức bộ môn, hiểu được  trình độ, đặc điểm sức khỏe, lứa tuổi, giới tính học sinh và có hiểu biết về  khoa học sư phạm. Thành thạo phương pháp sử dụng trình chiếu PowerPoint.  Từ đó giáo dục tư tưởng cho học sinh, đào tạo phát triển cơ thể học sinh toàn   diện, học sinh thường xuyên đến với các hoạt động thể dục thể thao, có hứng  thú với môn học thể dục.
  20.   20/15 ­ Đề nghị Nhà trường tiếp tục vận dụng sáng kiến trên vào giảng dạy  và tập luyện nhằm đẩy mạnh phong trào thể  dục để  nâng cao kết quả  học   tập môn thể dục  ­ Qua nghiên cứu áp dụng cũng đã được một số  kết quả  nhất định.  Song đây cũng là đề tài mới mẻ, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót   rất mong được sự  đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để  đề tài này được hoàn thiện hơn, góp phần đẩy mạnh phong trào thể  dục thể  thao để nâng cao chất lượng học tập môn thể dục của các em học sinh trường  THCS Lương Thế Vinh.. Tôi xin chân thành cảm ơn!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2