Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp đổi mới tiết sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại lớp 12A2 của trường THPT Số 2 Sa Pa
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp đổi mới tiết sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại lớp 12A2 của trường THPT Số 2 Sa Pa" nhằm giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến lớp, trong mỗi tiết học và đặc biệt là tiết sinh hoạt lớp. Học sinh hứng thú, tích cực học tập. Giúp giáo viên có giải pháp để có thể giải toả áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó yêu nghề và thành công hơn trong sự nghiệp trồng người
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp đổi mới tiết sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại lớp 12A2 của trường THPT Số 2 Sa Pa
- 2dc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 SA PA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI GIỜ SINH HOẠT LỚP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Tác giả: Nguyễn Thị Hoa Sa Pa, tháng 02 năm 2023
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Với người làm nghề giáo viên ngoài việc truyền thụ kiến thức theo hướng hiện đại, tăng cường tính chủ động sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh, thì việc đổi mới giáo dục nhân cách học sinh theo hướng đó cũng được đặt ra cấp thiết. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện học sinh, Ban giám hiệu trường THPT Số 2 Sa Pa luôn đề cao vai trò của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong cuộc đời của mỗi giáo viên, ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui nỗi buồn và những kỷ niệm khó quên. Vì bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh thì mỗi giáo viên chủ nhiệm có một trọng trách cao cả là dạy các em làm người. Tôi nhận thấy rằng: giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ, người thầy, là người anh, người chị, … và cũng có những lúc cần là người bạn. Như vậy có nghĩa là cùng một lúc giáo viên chủ nhiệm có nhiều “vai diễn” và vai nào cũng đòi hỏi phải hoàn thành xuất sắc... Hơn nữa, trong công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết, yêu nghề, yêu người và có tình người, coi học trò như người thân yêu của mình. Trong công tác chủ chiệm thì tiết sinh hoạt lớp có vai trò rất quan trọng. Thông qua tiết sinh hoạt lớp sẽ phát triển được các năng lực, phẩm chất, rèn các kĩ năng cho các em như: Năng lực giao tiếp, hợp tác, tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, kĩ năng tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản thân với các bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên; bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự chia sẻ cảm thông với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường của lớp. Trước đây, một giờ sinh hoạt lớp thường diễn ra trong không khí nặng nề bởi chỉ nói về những mắc lỗi, kiểm điểm thậm chí hình phạt… gây áp lực lớn về tinh thần học tập của học sinh, nhiều em không hứng thú với tiết sinh hoạt cuối tuần, dẫn đến việc điều hành, quản lí và tổ chức tiết sinh hoạt của lớp gặp nhiều khó khăn. Do vậy mà nhiệm vụ chủ nhiệm lớp càng ngày càng nặng nề hơn. Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, một trong những mục tiêu mà nhà trường hướng tới nhằm phát triển toàn diện cho học sinh đó là việc rèn luyện tính tự chủ, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở mỗi học sinh nhất là trong giờ sinh hoạt tập thể. Học sinh lớp 12A2 nói riêng và trường THPT Số 2 Sa Pa nói chung bên cạnh n h ữ n g h ọ c s i n h c h ă m n g o a n vẫn còn một số em ý thức chấp hành nề nếp chưa tốt, chưa xác định được mục đích, động cơ học tập đúng đắn, lên lớp chỉ mang tính chất chống đối. Nhiều em vẫn còn khá rụt rè, trong lớp chưa thật sự đoàn kết, có sự chia bè phái giữa các bạn ở trong lớp, tinh thần thi đua trong các tiết học chưa cao, ý thức tham gia các cuộc thi do Đoàn trường phát động còn nhiều hạn chế.... Tất cả những tồn tại đó sẽ làm ảnh hướng rất lớn đến kết quả học tập và thi đua của lớp.
- Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra “Biện pháp đổi mới tiết sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại lớp 12A2 của trường THPT Số 2 Sa Pa’’ 2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng của việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT số 2 thị xã Sa Pa hiện nay diễn ra như thế nào ? - Làm thế nào để tổ chức hiệu quả một tiết sinh hoạt lớp tạo được hứng thú cho học sinh ? 3. Mục đích nghiên cứu - Giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến lớp, trong mỗi tiết học và đặc biệt là tiết sinh hoạt lớp. Học sinh hứng thú, tích cực học tập. - Giúp giáo viên có giải pháp để có thể giải toả áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó yêu nghề và thành công hơn trong sự nghiệp trồng người. - Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 4. Phạm vi, đối tượng và khách thể nghiên cứu - Phạm vi: Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa. - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp đổi mới tiết sinh hoạt lớp. - Khách thể nghiên cứu: 38 học sinh lớp 12A2 của trường THPT số 2 thị xã Sa Pa. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận của việc tổ chức hiệu quả một tiết sinh hoạt lớp. - Nghiên cứu thực trạng hiện nay để đưa ra các giải pháp tổ chức hiệu quả một tiết sinh hoạt lớp. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng đang diễn ra tại trường THPT. - Phương pháp điều tra: Các bảng hỏi khảo sát. - Phương pháp thống kê phân tích số liệu.
- PHẦN NỘI DUNG 1.Thực trạng đề tài: Khi khảo sát về phương pháp tổ chức một tiết sinh hoạt lớp của phần lớn các lớp trong trường, tôi nhận thấy, đa số các thầy cô vẫn thực hiện tiết sinh hoạt lớp theo phương pháp truyền thống như: Lớp trưởng báo cáo tình tình của lớp trong tuần, các thành viên trong lớp bổ sung ý kiến, sau đó là giáo viên chủ nhiệm kết luận lại và tuyên dương những em học sinh tiêu biểu, phê bình những em vi phạm nội quy của lớp, của trường. Giáo viên chủ nhiệm chú trọng phần đánh giá của giáo viên bộ môn thông qua sổ đầu bài. Với học sinh thì tiết sinh hoạt là tiết bị giáo viên chủ nhiệm khiển trách, nhắc nhở, phê bình nhiều hơn là được tuyên dương, biểu dương, quan tâm hay giúp đỡ khắc phục khó khăn trong quá trình hoạt động sinh hoạt tập thể. Học sinh mắc lỗi trong tuần thường lựa chọn trốn tiết sinh hoạt lớp để tránh bị “mắng”. Các học sinh còn lại phải nghe “mắng” trong khi bản thân không mắc lỗi. Với hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp chỉ dừng lại ở các hoạt động trên nên thái độ học tập, ý thức tham gia các hoạt động cũng như ý thức chấp hành nội quy của các em chưa tích cực, đặc biệt là chưa mấy hứng thú. Để thu được thông tin đa chiều phục vụ cho việc nghiên cứu, vận dụng, tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến học sinh đối với học sinh lớp 12A2 về mức độ hứng thú với tiết sinh hoạt lớp, kết quả thăm dò thu được như sau: Bảng 1. Kết quả thăm dò ý kiến học sinh về mức độ hứng thú với tiết sinh hoạt lớp trước khi áp dụng biện pháp.(Tổng số học sinh được phát phiếu: 38). Số học Mức sinh lớp độ 12A2 Rất hứng thú. Tương đối Bình không Ý kiến hứng thú. thường. hứng khác. thú. 38 5 (13,2%) 6 (15,8%) 7 (18,4%) 20 (52,6%) 0(0%) Qua bảng khảo sát trên số học sinh cảm thấy bình thường (18,4%) và không hứng thú với tiết sinh hoạt (52,6%) còn chiếm tỉ lệ lớn, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới mục đích của tiết sinh hoạt. Đa số lí do các em nêu ra như sau: Tiết sinh hoạt thường khô khan, nhàm chán, nội dung
- chủ yếu chỉ là xoay quanh vấn đề xử lí các học sinh vi phạm, mắc lỗi nên đến tiết sinh hoạt các em thường cảm thấy e dè, vì sợ bị cô giáo phạt. Trong khi đó, giáo viên chủ nhiệm có rất ít thời gian cho lớp chủ nhiệm, thường chỉ có 15 phút đầu giờ để triển khai công việc tới lớp. Bản thân tôi vừa làm giáo viên chủ nhiệm cũng vừa là giáo viên bộ môn Ngữ văn của lớp, đặc thù của môn Ngữ văn có 4 tiết trên tuần nên thời gian để tiếp xúc, gần gũi với các em cũng có nhiều hơn những giáo viên khác. Có thể nói tiết sinh hoạt là thời gian vàng để giáo viên chủ nhiệm gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. 2. Giải pháp để thực hiện hiệu quả tiết sinh hoạt lớp *Tính sáng tạo của biện pháp: Tôi xin trình bày tính mới của biện pháp mới so với biện pháp trước đó thông qua bảng so sánh sau: Biện pháp trước đó Biện pháp mới - Người hoạt động chủ yếu là giáo viên - Người hoạt động chủ yếu là học chủ nhiệm. sinh, học sinh là chủ nhân thật sự. - Giáo viên chủ nhiệm là người chủ yếu - Tất cả các em học sinh trong lớp chuẩn bị về nội dung của tiết sinh hoạt. đều phải tìm tòi, suy nghĩ, tìm nội - Tiết sinh hoạt diễn ra buồn tẻ, đơn điệu. dung cho tiết sinh hoạt. - Học sinh không hứng thú với tiết sinh - Tiết sinh hoạt diễn ra vui vẻ, hấp hoạt. dẫn, mang tính giáo dục cao. - Mục đích giáo dục học sinh thông qua tiết - Học sinh hứng thú, chủ động với sinh hoạt chưa đạt hiệu quả cao. tiết sinh hoạt. - Thông qua tiết sinh hoạt giúp các em hoàn thiện nhân cách, phát huy được sự chủ động, tích cực, sáng tạo và trang bị cho mình những kỹ năng tốt, giúp ích cho cuộc sống. * Các bước thực hiện: Để khắc phục thực trạng trên tôi đã thực hiện nghiên cứu, tổng kết và đưa ra biện pháp gồm các bước sau:
- Bước 1: Xác định hình thức tiết sinh hoạt. - Mục đích: Giúp các em gắn kết sự thân thiết, cởi mở, hòa đồng, đoàn kết, có thêm sự hiểu biết thông qua các hoạt động văn nghệ, tổ chức trò chơi mang tính giáo dục trong tiết sinh hoạt lớp. Các em được bộc lộ những năng lực của bản thân, gắn kết tình cảm bạn bè, xây dựng được một tập thể lớp thống nhất, đoàn kết cao trong mọi hoạt động. - Các thao tác thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm thay đổi linh hoạt hình thức tổ chức là văn nghệ hay tổ chức trò chơi, mỗi tuần sẽ tổ chức một hình thức để tránh sự nhàm chán. Đối với tổ chức các tiết mục văn nghệ theo tinh thần tự nguyện, các em sẽ được chuẩn bị trước, chủ yếu là hát đơn ca, song ca, tam ca...bài hát hướng về chủ đề thầy cô, mái trường, bạn bè...Văn nghệ là chủ đề luôn có một sức hút rất lớn với tất cả mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Tôi luôn khuyến khích các em thể hiện khả năng của mình, bởi không đơn thuần chỉ là thể hiện bài hát mà qua đó giúp các em rèn kĩ năng tự tin trước đám đông. Thông qua lời ca, tiếng hát mà các em yêu mái trường, quê hương, đất nước hơn, hướng các em sống thiện, sống có ích. Với hình thức tổ chức trò chơi, cần lựa chọn nhiều trò chơi phong phú, đa dạng nhưng vẫn đảm bảo nội dung mang tính giáo dục. Đây là hoạt động vừa giúp các em vui vẻ, giảm bớt những áp lực học hành nhưng đồng thời cũng giúp các em xây dựng được tinh thần đoàn kết, yêu thương, tôn trọng nhau trong môi trường tập thể. Hơn nữa thông qua các trò chơi với nhiều hình thức hấp dẫn, các em được bộc lộ những sở thích, ước mơ, mong muốn của bản thân. Một số trò chơi được tôi sử dụng như: vòng quay may mắn, bốc thăm may mắn… Nhưng lưu ý khi sử dụng hình thức trò chơi, cần lựa chọn trò chơi mang nội dung hướng vào giáo dục học sinh, không nên chỉ dùng các trò chơi vui nhộn đơn thuần. Trò chơi có sức hút đối với tất cả các thành viên trong lớp, đặc biệt trong quá trình tổ chức trò chơi, cần chú ý tới những em còn nhút nhát, chưa thật sự mạnh dạn trong học tập, cũng như trong các hoạt động của lớp. Thông qua các hoạt động đó, các em sẽ thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Bước 2: Giáo dục ý thức đạo đức học sinh thông qua hoạt động theo chủ đề. - Mục đích: Giúp học sinh chủ động tích cực trong tiết học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, thầy cô và mái trường, sống tích
- cực, biết hy sinh cống hiến, có ý trí vươn lên, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. - Các thao tác thực hiện. + Thao tác 1: Giáo viên giao chủ đề từ đầu tuần cho bất kì một tổ nào đó trong lớp, theo nguyên tắc mỗi tuần là một tổ thực hiện. Giáo viên giám sát việc chuẩn bị của các tổ và hướng dẫn các em khai thác các kênh thông tin khác nhau như qua mạng internet, truyền hình, người thân, thầy cô. Nội dung của chủ đề xoay quanh các vấn đề liên quan đến các em như: Bạo lực học đường, tình hình dịch bệnh và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, tình bạn, tình yêu tuổi học trò.... Về hình thức trình bày theo sự chuẩn bị và khả năng của từng tổ, có thể lựa chọn các hình thức tổ chức như: Diễn kịch, sưu tầm video hợp chủ đề, thuyết trình...Giáo viên chủ nhiệm sẽ kiểm tra trước sản phẩm của các nhóm trước khi các em trình bày trước lớp. + Thao tác 2: Các tổ nhận nhiệm vụ, tổ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ viên, theo nguyên tắc ai cũng phải tham gia vào phần chuẩn bị nội dung của tổ đã được phân công. Các thành viên hào hứng, hợp tác với nhau để hoàn thành tốt nội dung của tổ mình. + Ví dụ 1: Tổ 1 thực hiện chủ đề “Thực trạng bạo lực học đường và thái độ của em với hành vi trên” Với chủ đề này, thì tổ1cần làm rõ: - Thế nào là bạo lực học đường? - Những minh chứng về nạn bạo lực học đường? - Thực trạng về bạo lực học đường ở trường em? - Thái độ của em với những hành vi trên? Đại diện của tổ 1 sẽ trình bày nội dung trên trước lớp. Sau đó, đại diện tổ 1 sẽ tương tác với các bạn trong lớp bằng những câu hỏi liên quan đến chủ đề như: - Cảm nhận của các bạn về nội dung trên? - Bạn sẽ làm gì khi chứng kiến bạn mình bị đánh, bị bắt nạt, hoặc bị đe dọa? - Nếu bạn là nạn nhân của bạo lực học đường bạn sẽ làm gì? - Đại diện tổ 1 đang tương tác với các bạn trong lớp. Qua quan sát, tôi thấy các tổ hoạt động tích cực, các em trong lớp tập trung chú ý, theo dõi và tương tác với nhau, khác với tâm lí uể oải, mong sớm hết tiết của những tiết sinh hoạt trước. + Ví dụ 2: Tổ 3 thuyết trình chủ đề “Chia sẻ một số phương pháp học tập có hiệu quả” Nhận nhiệm vụ, tổ trưởng tổng hợp ý kiến từ các thành viên của tổ mình, cử đại diện trình bày trước lớp, sau phần trình bày, tổ 3 sẽ tương tác với các bạn trong lớp thông qua một số câu hỏi như:
- - Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới? - Với chia sẻ trên có giúp ích gì cho bạn không? - Khó khăn nhất khi bạn tự học là gì? - Bạn yêu thích nhât môn học nào? - Môn học khiến bạn lo lắng là môn học nào? - Bạn có thể chia sẻ với cả lớp bí quyết học tốt một môn nào đó? Với những câu hỏi như trên, các em học sinh trong lớp sẽ trao đổi rất tích cực với tinh thần hưng phấn, vui vẻ, cùng nhau tìm ra các con đường khác nhau để lĩnh hội kiến thức của các bộ môn một cách dễ dàng nhất. + Thao tác 3: Giáo viên là người đánh giá, kết luận cuối cùng về quá trình hoạt động của các tổ, sự tương tác giữa các thành viên trong lớp, giáo viên đồng thời cũng đóng vai trò là người định hướng, cố vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các em trong mọi hoạt động. Vì thế, khâu đánh giá của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng, đánh giá đúng, động viên, quan tâm kịp thời tạo ra động lực rất lớn để các tổ tiếp tục hoạt động có hiệu quả, tạo ra sự đoàn kết cao trong tập thể lớp. Thông qua các thao tác trên cả học sinh và giáo viên có thể nói lên ý kiến và suy nghĩ trong một bầu không khí yên tĩnh, tôn trọng, công bằng thì học sinh sẽ nhận ra rằng đó là lớp học của mình và mình cũng được nắm quyền sở hữu, quyền đưa ra quyết quyền sở hữu, quyền đưa ra quyết định và tự hào về điều đó. Khi bản thân học sinh thấy mình có giá trị, thì các em sẽ tự biết mình cần phải sống có trách nhiệm để bảo vệ danh dự của chính cái tập thể mà ở đó chúng có tiếng nói và được tôn trọng. Bước 3: Tổ chức sơ kết hoạt động trong tuần và triển khai kế hoạch hoạt động của tuần tới. - Mục đích: Giúp các em nhận ra những ưu và nhược điểm của bản thân, của lớp để từ đó có động cơ, động lực phấn đấu đạt nhiều điểm khá giỏi trong tuần tiếp theo, rèn luyện tính chủ động, tích cực của ban cán sự lớp đối với toàn bộ các hoạt động của lớp. - Ngay từ đầu năm, bên cạnh các tiêu chí thi đua của nhà trường, của Đội, lớp cũng xây dựng quy chế thi đua riêng như thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân trong lớp - Các thao tác thực hiện: + Thao tác 1: Lớp trưởng lên điều hành. Lớp trưởng mời lần lượt bốn tổ trưởng, lên nhận xét việc chấp hành nề nếp của tổ mình. + Thao tác 2: Các tổ trưởng lần lượt báo cáo việc chấp hành nề nếp của tổ mình ở những mặt sau 1. Số đi học muộn. 2. Nghỉ học có phép. 3. Nghỉ học không phép. 4. Bỏ tiết. 5. Đạt điểm khá giỏi. 6. Bị điểm yếu kém.
- 7. Trực nhật vệ sinh. 8. Học sinh hăng hái 9. Trang phục, đầu tóc, đeo khẩu trang và các nội dung khác. + Thao tác 3: Lớp phó học tập báo cáo điểm thi đua của lớp trong tuần. + Thao tác 4: Lớp trưởng nhận xét, đánh giá về báo cáo của các tổ, kiểm tra độ trung thực trong báo cáo, sau đó có nhận xét, đánh giá chung. Biểu dương các cá nhân, nhóm, tổ có thành tích trong học tập cũng như các hoạt động chung của lớp. + Thao tác 5: Lớp phó học tập sẽ tổng kết lại điểm miệng mà các cá nhân đạt từ 5 điểm giỏi trở lên. Trên một đợt thi đua mà không bị điểm yếu kém và vi phạm nội quy của lớp của trường sẽ được nhận phần thưởng của lớp, tổ nào có nhiều cá nhân đạt nhiều điểm giỏi trên một đợt thi đua và chấp hành tốt nề nếp, có ít vi phạm nhất thì tổ đó sẽ được thưởng. (Thao tác này chỉ thực hiện vào các đợt thi đua, mỗi đợt thi đua chỉ thực hiện một lần) + Thao tác 6: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá chung về tất cả các hoạt động trên, tuyên dương đối với các em học sinh tích cực, học sinh cá biệt có sự tiến bộ, đồng thời nhắc nhở học sinh vi phạm nội quy Giáo viên tiếp tục triển khai kế hoạch của tuần tiếp theo với những nội dung sát với kế hoạch của nhà trường, Đoàn đội, kịp thời đôn đốc nắm bắt, kiểm tra những công việc mà lớp phải hoàn thành như các bài dự thi, các loại giấy tờ liên quan đến chế độ của học sinh và những công việc khác phát sinh. Với các thao tác trên, tiết sinh hoạt lớp có sự tham gia tích cực của lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng và các thành viên trong lớp giúp việc đánh giá trở nên công bằng, khách quan hơn. Nhờ đó mà phong trào thi đua diễn ra rất sôi nổi, các em hưởng ứng rất nhiệt tình và đạt được kết quả cao. *Ưu điểm nổi bật của biện pháp. - Biết xây dựng kế hoạch khoa học. - Một tiết học tổ chức được nhiều hoạt động vui nhộn, hấp dẫn. - Học sinh tích cực, mạnh dạn, tự tin, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tiết học. - Học sinh được bộc lộ năng lực lãnh đạo, quản lý, sắp xếp, khai thác sở trường của bản thân. - Các em được giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau. - Xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. - Khơi dậy được tinh thần thi đua trong tập thể lớp.
- * Nhược điểm của biện pháp. - Bên cạnh những ưu điểm, thì biện pháp cũng sẽ có những hạn chế nhất định như đòi hỏi giáo viên và học sinh phải dành nhiều thời gian chuẩn bị cho các hoạt động trong tiết sinh hoạt. Mất thời gian để rèn luyện đưa các bạn học sinh vào nề nếp sinh hoạt đổi mới - Tuy nhiên, những hạn chế này sẽ được khắc phục nếu giáo viên và học sinh thật sự nhiệt huyết, có trách nhiệm cao trong công việc. IV. Kết quả thực hiện * Kết quả cụ thể. - Kiểm chứng hiệu quả của biện pháp qua phiếu khảo sát. Giáo viên phát phiếu thăm dò ý kiến về mức độ hứng thú với tiết sinh hoạt lớp sau khi áp dụng biện pháp. PHIẾU ĐIỀU TRA 1, Em hãy cho biết mức độ hứng thú của em với đối với tiết sinh hoạt Rất hứng thú Bình thường Tương đối hứng thú Không hứng thú Thông qua phiếu khảo sát, kết quả thu được như sau: Bảng 2. Kết quả thăm dò ý kiến học sinh về mức độ hứng thú với tiết sinh hoạt lớp sau khi áp dụng biện pháp.Tổng số học sinh được phát phiếu: 38. Sĩ số Mức độ lớp 12A2 Rất hứng Tương đối Bình Không Ý thú hứng thú thường hứng thú kiến khác 38 29 (76,3%) 7 (18,4%) 2 (5,3%) 0 ( 0 %) 0(0%) Bảng 3. Bảng số liệu so sánh về mức độ hứng thú của học sinh với tiết sinh hoạt trước và sau áp dụng biện pháp. Tổng số học sinh được phát phiếu: 38.
- Sĩ số Không Rất hứng thú Hứng thú Bình thường lớp hứng thú 12A2 Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau 38 6 5 7 7 2 20 0 29 15,8 13,2% 18,4% 18,4 5,3% 52,6% 0% 76,3% % % Qua bảng so sánh trên, chúng ta đều thấy khi giáo viên có sự đổi mới hình thức và nội dung tiết sinh hoạt đã tác động tích cực tới các em, các em hứng thú, sôi nổi và được chủ động trong tiết học, xây dựng được một tập thể lớp học vui vẻ, đoàn kết, đó cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần vào thành tích chung của lớp.
- PHẦN KẾT LUẬN Giáo viên chủ nhiệm ngoài công việc chuyên môn còn đảm nhận vai trò chủ nhiệm một lớp, công việc vừa khó lại vừa khổ. Giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm về các hoạt động và thành tích của lớp cũng như kết quả học tập cuối năm của các em. Với lượng công việc rất lớn là áp lực cho giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy việc giáo viên chủ nhiệm cần tạo hứng thú, niềm vui, chủ động trong các hoạt động, có như vậy giáo viên chủ nhiệm vừa đỡ áp lực, công việc vẫn hoàn thành. Đồng thời giáo dục đức tính và đạo đức cho thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Để làm được điều này người giáo viên phải có tình yêu thương học sinh, biết cư xử, động viên học sinh một cách kịp thời, biết khơi dậy tình yêu thương trong mỗi học sinh đó là điều quan trọng quyết định thắng lợi cho công việc chủ nhiệm của mình. Trên đây là nội dung biện pháp của tôi thực hiện từ học kì 2 năm học 2022- 2023, rất mong nhận được sự góp ý của quý ban giám khảo. Sa Pa, ngày 14 tháng 02 năm 2023 Người viết Nguyễn Thị Hoa
- 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất trong trường THPT
23 p | 33 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm giảm tải lượng công việc cho giáo viên
28 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT
37 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn