Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hình thức dạy học tích cực tăng năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học chương 1, chương 2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình 2018
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Đa dạng hóa hình thức dạy học tích cực tăng năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học chương 1, chương 2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình 2018" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phối hợp các phương pháp dạy hpjc, kỹ thuật dạy học tích cực giảng dạy chương 1,2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT chương trình THPT 2018 nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hình thức dạy học tích cực tăng năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học chương 1, chương 2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình 2018
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC TĂNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 1, CHƯƠNG 2, PHẦN 1, SINH HỌC 10, SÁCH KNTT, CHƯƠNG TRÌNH 2018 MÔN SINH HỌC Tác giả : Hoàng Thị Châu Tổ : Khoa học tự nhiên Năm thực hiện : 2022-2023, 2023-2024 Điện thoại : 0949.148.225 Nghệ An, tháng 4 năm 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC TĂNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 1, CHƯƠNG 2, PHẦN 1, SINH HỌC 10, SÁCH KNTT, CHƯƠNG TRÌNH 2018 MÔN SINH HỌC Nghệ An, tháng 4 năm 2024
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu và thời gian áp dụng 1 3. Phương pháp nghiên cứu 1 4. Những đóng góp mới của đề tài 1 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 A.Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 3 1. Cơ sở lí luận của đề tài 3 1.1. Khái niệm hợp tác, giao tiếp, năng lực giao tiếp và hợp tác 3 1.2. PPDH hợp tác/DH theo nhóm 4 1.3. Các KTDH nhằm phát triển NL giao tiếp và hợp tác cho HS 4 1.3.1. KT khăn trải bàn 4 1.3.2. KT mảnh ghép 5 1.3.3. KT chia sẻ cặp đôi 6 1.3.4. KT trạm 6 1.3.5. KT phòng tranh 6 1.3.6. KT tranh luận ủng hộ - phản đối 7 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7 2.1. Khảo sát về PPDH, KTDH GV sử dụng khi dạy chương 1,2, phần 1, 7 sinh học 10, sách KNTT, chương trình THPT 2018 2.2. Khảo sát về PPDH, KTDH GV thường sử dụng để phát triển năng lực 8 giao tiếp và hợp tác cho HS B. Đa dạng hóa hình thức dạy học tích cực tăng năng lực giao tiếp và hợp 8 tác cho học sinh trong dạy học chương 1, chương 2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình 2018 1. Quy trình DH phát triển NL giao tiếp và hợp tác 8 2. Các PPDH, KTDH tích cực để giảng dạy các phần trong các bài thuộc 9 chương 1, 2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình THPT 2018 để PTNL giao tiếp và hợp tác cho HS 3. Bảng kiểm, rubric thích hợp đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của 11 HS 4. Các giải pháp DH nhằm PTNL giao tiếp và hợp tác khi DH chương 1,2 13
- phần 1, SH 10, sách KNTT, chương trình 2018 4.1. Giải pháp 1: PT NL giao tiếp và hợp tác cho HS bằng cách cho HS tự 13 làm mô hình, đồ dùng học tập. 4.2. Giải pháp 2: PTNL giao tiếp và hợp tác cho HS bằng cách HS hoạt 14 động nhóm làm quen xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dựa theo cấu trúc mới của đề thi chương trình 2018. 4.3. Giải pháp 3: PTNL giao tiếp và hợp tác cho HS thông qua HĐ nhóm 21 xây dựng sơ đồ tư duy. 4.4. Giải pháp 4: PTNL giao tiếp và hợp tác cho HS bằng cách phối hợp 22 linh hoạt các phương pháp và KTDH tích cực 4.4.1. Ví dụ 1: II.3. Protein- chất đạm 23 4.4.2.Ví dụ 2: II.4. Nucleic acid 26 4.4.3.Ví dụ 3 30 C. Thực nghiệm sự phạm 39 1. Mức độ phù hợp đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường 39 2. Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG 39 3. Kết quả cụ thể 39 4. Khả năng phát triển/ mở rộng/vận dụng của biện pháp 41 D. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 41 1. Mục đích khảo sát 41 2. Nội dung khảo sát 41 3. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 41 4. Đối tượng khảo sát 42 5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề 42 xuất 5.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 42 5.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 44 5.3. ĐG về tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 45 6. Kết luận 46 Phần III. Kết luận 47 1. Kết luận 47 2. Kiến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Các kí hiệu viết tắt Được đọc là 1 THPT Trung học phổ thông 2 PPDH Phương pháp 3 KTDH Kỹ thuật 4 KNTT Kết nối tri thức 5 SH Sinh học 6 PTNL Phát triển năng lực 7 CT2018 Chương trình 2018 8 HĐHT Hoạt động học tập 9 PP Phương pháp 10 KT Kỹ thuật 11 VD Ví dụ 12 HĐ Hoạt động 13 ĐG Đánh giá 14 Đ/S Đúng/Sai 15 VĐ Vấn đề 16 KS Khảo sát 17 GV Giáo viên 18 HS Học sinh 19 GP Giải pháp 20 SL Số lượng 21 TN Thí nghiệm 22 TB Tế bào 23 TBTV Tế bào thực vật 24 NST Nhiễm sắc thể 25 MSC Màng sinh chất 26 LK Liên kết 27 DHTHTN Dạy học thực hành thí nghiệm 28 CSVC Cơ sở vật chất 29 SGK Sách giáo khoa 30 SGV Sách giáo viên
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Charles Handy, nhà triết lý kinh doanh nổi tiếng người Anh, đã nói: “Để làm cho tương lai trở thành hiện thực, chúng ta cần phải tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình. Đó là điều mà các trường học phải dạy cho mọi người”. Và muốn người học có được sự tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình, họ cần được học theo phương pháp chủ động. Chỉ khi người học được tự khám phá kiến thức, tự học, tự làm và tự bổ sung cho nhau thì kiến thức mới trở thành tri thức của người học, chuyển thành hành động, thành thói quen hàng ngày của họ. Nên GV phải tổ chức các PPDH-KTDH tích cực để HS chủ động học tập phát triển năng lực, phẩm chất của bản thân. Mặt khác, NL giao tiếp và hợp tác là một năng lực phức hợp, thuộc nhóm năng lực về quan hệ xã hội là khả năng nhận biết tinh tế nhạy cảm trong tiếp xúc, đồng thời biết chia sẻ trách nhiệm, trao đổi thông tin, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Trong chương trình sinh học 10, sách KNTT, chương trình THPT 2018 có chương 1,2, phần 1 có nhiều nội dung, kiến thức quan trọng, HS cần nắm vững để làm tiền đề học các nội dung kiến thức của chương trình 2018 của lớp 12 sau này và để ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Với những lý do quan trọng trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Đa dạng hóa hình thức dạy học tích cực tăng năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học chương 1, chương 2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình 2018” 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu và thời gian áp dụng - Mục đích: Phối hợp các PPDH, KTDH tích cực giảng dạy chương 1,2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT chương trình THPT 2018 nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS. - Phạm vi thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Nghệ An. - Thời gian áp dụng: năm học 2022-2023, 2023 – 2024. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, điều tra, tham vấn chuyên gia, thực nghiệm sư phạm, thống kê toán học. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định cơ sở lý luận về các PPDH, KTDH tích cực để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. 1
- - Xác định các PPDH, KTDH tích cực để giảng dạy các phần trong các bài thuộc chương 1,2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình THPT 2018 thích hợp với đối tượng HS và CSVC hiện có của nhà trường. - Xây dựng được bảng kiểm, rubic thích hợp đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của HS. - Một số VD minh hoạ về phối hợp các biện pháp, kỷ thuật DH tích cực trong giảng dạy chương 1,2, phần 1, sinh học 10- KNTT. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Khái niệm hợp tác, giao tiếp, năng lực giao tiếp và hợp tác - Dạy học bằng phương pháp giảng dạy tích cực chính là tìm mọi cách giúp người học được chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Khi áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, người học giữ vai trò trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Người học chủ động tìm kiếm tri thức và có thể thu nhận kiến thức không chỉ từ thầy mà còn từ rất nhiều nguồn khác nhau. - “Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung” “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau” NL hợp tác, giao tiếp là một năng lực phức hợp, thuộc nhóm năng lực về quan hệ xã hội là khả năng nhận biết tinh tế nhạy cảm trong tiếp xúc, đồng thời biết chia sẻ trách nhiệm, trao đổi thông tin, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. NL hợp tác là khả năng biết làm việc chung với người khác và cùng hướng về mục tiêu chung của nhóm. NL giao tiếp là khả năng tiếp xúc và trao đổi thông tin giữa HS với các thành viên trong nhóm, trong lớp hoặc giữa HS với GV. 1.2.PPDH hợp tác/DH theo nhóm - Điều kiện sử dụng: + Nhiệm vụ học tập cần đủ khó để thực hiện DH theo nhóm 3
- + Không gian làm việc cần đảm bảo phù hợp để HS thuận tiện trong việc trao đổi và thảo luận + Thời gian cần đủ cho các thành viên nhóm thảo luận và trình bày kết quả một cách hiệu quả. - Ưu thế của DH hợp tác với việc hình thành năng lực và phẩm chất của HS: Có ý thức tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm Nhân ái Phẩm khi hợp tác chất Trách Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, Tự chủ và tự quyết định cách thức thực hiện, tự đánh giá quá trình tự học và kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác. Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện nhiệm vụ Năng Giải quyết hợp tác, cách thức xử lý các vấn đề phát sinh một cách lực vấn đề và sáng tạo trong quá trình hợp tác nhằm đạt được kết quả chung sáng tạo tốt nhất. Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng, sự Giao tiếp tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi và hợp tác thực hiện nhiệm vụ hợp tác. 1.3. Các KTDH nhằm phát triển NL giao tiếp và hợp tác cho HS 1.3.1. KT khăn trải bàn 4
- 1.3.2. KT mảnh ghép 5
- 1.3.3. KT chia sẻ cặp đôi 1.3.4. KT trạm - Một số yêu cầu của KT trạm: + Kiến thức các trạm tương đương hướng đến mục tiêu bài học + Số nhóm trong mỗi cụm bằng số trạm, phân công nhiệm vụ rõ ràng + Tối đa 3 trạm. Thời gian mỗi trạm: 3 – 5 phút + Quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở học sinh + HS được đánh giá đồng đẳng theo bảng tiêu chí + Tổng kết kiến thức bằng sơ đồ tư duy - Sơ đồ vị trí trạm: 1.3.5. KT phòng tranh 6
- 1.3.6. KT tranh luận ủng hộ- phản đối 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Khảo sát về PPDH, KTDH GV sử dụng khi dạy chương 1,2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình THPT 2018 - Do đó, để nắm bắt thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và kỷ thuật dạy học khi dạy học chương 1, phần 1, sinh học 10, sách kết nối trí thức chương trình THPT 2018, và các PPDH, KTDH mà GV đã sử dụng để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS, tôi đã tiến hành khảo sát 12 GV dạy trong huyện của các trường dạy sách KNTT theo link: https://forms.gle/hwf2ctiDWRERTJ5N6 và kết quả thu được như sau: Bảng 1. Kết quả khảo sát về PPDH, KTDH GV sử dụng khi dạy chương 1,2 phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình THPT 2018 PPDH, KTDH Nêu HĐ Phương Thuyết vấn đề Nội dung kiến thức nhóm/chia pháp trình (hỏi- sẻ cặp đôi khác (%) đáp) (%) (%) (%) Bài 4 I. Khái quát về học thuyết tế bào 0 66.7 25.0 8.3 II. Các nguyên tố hoá học trong tế 8.3 16.7 66.7 8.3 bào III. Nước và vai trò của nước đối 0 41.7 25.0 33.3 với sự sống Bài 5 I. Khái niệm và các thành phần cấu 0 16.7 66.7 16.7 tạo của các phân tử sinh học trong tế bào II.1. Carbohydratte- chất đường 0 41.7 58.3 0 bột II.2. Lipit- chất béo 8.3 25.0 66.7 0 II.3. Protein- chât đạm 0 25.0 66.7 8.3 II.4. Nucleic-acid 0 8.3 91.7 0 7
- Bài 6 Thực hành: nhận biết 1 số phân tử 0 25.0 58.3 16.7 sinh học Bài 7 Tế bào nhân sơ 10.0 45.0 35.0 10.0 Bài 8 Tế bào nhân thực 8.0 30.0 45.0 17.0 Bài 9 Thực hành quan sát tế bào 0 40.0 55.0 5.0 2.2. Khảo sát về PPDH, KTDH GV thường sử dụng để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS Bảng 2. Kết quả khảo sát về PPDH, KTDH GV thường sử dụng để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS PPDH, KTDH phát triển NL giao tiếp và hợp tác Kết quả khảo sát (%) Hoạt động nhóm/chia sẻ cặp đôi 66,7 KT khăn trải bàn 16,7 KT mảnh ghép 16,7 KT trạm 0 KT tranh luận: ủng hộ- phản đối 0 KT phòng tranh 0 Qua kết quả khảo sát chúng ta thấy: đa số các GV thường sử dụng phương pháp hỏi – đáp và phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp cặp đôi để giảng dạy các phần trong các bài chương1,2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT. Và để phát triển NL giao tiếp và hợp tác cho HS, GV chủ yếu sử dụng phương pháp hoạt động nhóm. Các PPDH, KTDH khác như mảnh ghép, khăn trải bàn, …GV ít sử dụng trong quá trình dạy học. B. Đa dạng hóa hình thức dạy học tích cực tăng năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học chương 1, chương 2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình 2018. 1. Quy trình DH phát triển NL giao tiếp và hợp tác Bước Nhiệm vụ 1 GV Chia nhóm 2 GV giao câu hỏi, nhiệm vụ 3 HS thực hiện nhiệm vụ thông qua thảo luận nhóm 4 Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác quan sát, lắng nghe 5 Các nhóm phản biện, hoàn thiện 6 GV tổng kết nhận xét 8
- 2. Các PPDH, KTDH tích cực để giảng dạy các phần trong các bài thuộc chương 1, 2, phần 1, sinh học 10, sách KNTT, chương trình THPT 2018 để PTNL giao tiếp và hợp tác cho HS PPDH, KTDH phát Nội dung kiến Bài Yêu cầu cần đạt triển NL giao tiếp và thức hợp tác cho HS 4 - Nêu được khái quát học thuyết tế I. Khái quát - Nêu và giải quyết bào. về học thuyết vấn đề - Giải thích được TB là đơn vị cấu tế bào - Chia sẻ cặp đôi trúc và chức năng của cơ thể sống. II. Các -HĐ nhóm - Liệt kê được một số nguyên tố hoá nguyên tố hoá -Trò chơi học chính có trong tế bào (C, H, O, N, học trong tế -Đóng kịch- Nhập S, P). bào vai - Nêu được vai trò của các nguyên tố III. Nước và -KT mảnh ghép vi lượng, đa lượng trong TB. vai trò của - KT trạm - Nêu được vai trò quan trọng của nước đối với nguyên tố carbon trong tế bào sự sống - Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất Sinh học, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào. 5 - Nêu được khái niệm phân tử sinh I. Khái niệm - Nêu và giải quyết học và các thành vấn đề - Trình bày được thành phần cấu tạo phần cấu tạo - Chia sẻ cặp đôi (các nguyên tố hoá học và đơn phân) của các phân -HĐ nhóm và vai trò của các phân tử sinh học tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, trong tế bào -Trò chơi protein, nucleic acid. II.1. -Đóng kịch- Nhập - Phân tích được mối quan hệ giữa cấu Carbohydratte vai tạo và chức năng của các phân tử sinh - chất đường -KT mảnh ghép học. bột - KT trạm - Nêu được một số nguồn thực phẩm II.2. Lipit- cung cấp các phân tử sinh học cho cơ chất béo thể. II.3. Protein- - Vận dụng được kiến thức về thành chât đạm phần hoá học của tế bào vào giải thích II.4. Nucleic- các hiện tượng và ứng dụng trong thực acid tiễn 9
- 6 - Thực hành xác định (định tính) được Thực hành: - DHTHTN/HĐ một số thành phần hoá học có trong tế nhận biết 1 số nhóm bào (protein, lipid,...). phân tử sinh - DHTHTN/KT trạm - Áp dụng được nguyên lý các phản học - DHTHTN/KT ứng hóa học đặc thù để nhận biết các mảnh ghép phân tử sinh học. - Có được các kĩ năng thao tác trong phòng thí nghiệm như pha hóa chất, sử dụng các dụng cụ, các KT an toàn trong phòng TN. 7 - Mô tả được kích thước, cấu tạo và I. Đặc điểm - Nêu và giải quyết chức năng của các thành phần cấu tạo chung của tế vấn đề nên tế bào nhân sơ bào nhân sơ - Chia sẻ cặp đôi II. Cấu tạo tế - HĐ nhóm bào nhân sơ - KT khăn trải bàn - KT mảnh ghép 8 - Nêu được cấu tạo và chức năng của I. Đặc điểm - Nêu và giải quyết tế bào chất chung của tế vấn đề - Trình bày được cấu trúc nhân TB và bào nhân thực - Chia sẻ cặp đôi chức năng quan trọng của nhân II. Cấu tạo tế - HĐ nhóm - Phân tích được mối quan hệ giữa cấu bào nhân thực - KT khăn trải bàn tạo và chức năng của các bào quan - KT mảnh ghép trong tế bào - Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của MSC và thành TBTV - Trình bày được cấu trúc và chức năng của các thành phần lông, roi, chất nền ngoại bào và bộ phận kết nối các tế bào. - Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật. - Làm được tiêu bản và quan sát được 1. Làm tiêu - DHTHTN/HĐ nhóm tế bào nhân sơ. bản hiển vi và - DHTHTN/KT trạm - Làm được tiêu bản tế bào nhân thực quan sát tế -DHTHTN/KT và quan sát được hình dạng nhân và bào nhân sơ mảnh ghép một số bào quan trên tiêu bản đó. 2. Làm tiêu - Rèn các kĩ năng làm tiêu bản tạm bản hiển vi và thời và sử dụng kính hiển vi. quan sát tế - Có thái độ trung thực, ý thức cẩn bào nhân thực thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác và đảm bảo an toàn. 10
- 3. Bảng kiểm, rubric thích hợp đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của HS. Bảng 3.Bảng đánh giá năng lực hợp tác và giao tiếp của HS (HS tự ĐG, ĐG đồng đẳng trong nhóm) STT Tiêu chí Điểm Điểm HS đạt được Kết quả tối đa M3 M2 M1 HS HS HS HS … … … … 1 Sẵn sàng nhận 2 Vui vẻ, Nhận Từ chối nhiệm vụ sẵn sàng nhiệm nhiệm nhận vụ vụ được nhiệm vụ (1đ) giao (2đ) (0đ) 2 Đóng góp ý 3 Đóng góp Có Có tưởng được đóng đóng nhiều ý góp ý góp ý tưởng, tưởng , tưởng sáng tạo sáng (1đ) (3đ) tạo (2đ) 3 Thực hiện tốt 3 Thực Hoàn Chưa nhiệm vụ cá hiện tốt thành hoàn nhân được (3đ) (2đ) thành giao (1đ) 4 Hợp tác với 2 Tích cực Có hợp Không các thành viên hợp tác tác hợp tác khác trong (2đ) (1đ) (0đ) nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung Tổng điểm 10 11
- Bảng 4. Bảng kiểm quan sát thái độ và kĩ năng của nhóm khi hoạt động nhóm Tiêu chí Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm... 1 2 3 Trật tự, nhanh nhẹn, đúng 1. Di chuyển nhóm Trật tự nhưng chậm chạp Lộn xộn, chưa đúng nhóm Rất tích cực 2. Tính tích cực Bình thường Chưa tích cực Sôi nổi, đúng mục tiêu 3. Tranh luận Bình thường, có lúc đúng hoặc chưa đúng mục tiêu Chưa đúng mục tiêu, lan man 4. Giải quyết Không để mâu thuẫn xảy ra mâu thuẫn Giải quyết được mâu thuẫn Không giải quyết được mâu thuẫn Ngắn gọn, thuyết phục, hấp 5.Báo cáo dẫn Bình thường Khó hiểu, dài dòng Chính xác, công bằng 6. Đánh giá Chưa chính xác ở một số tiêu chí Chưa chính xác, không công bằng 7. Thời gian Trước thời gian quy định hoàn thành Đúng thời gian quy định nhiệm vụ Sau thời gian quy định 12
- 4. Các giải pháp DH nhằm PTNL giao tiếp và hợp tác khi DH chương 1,2 phần 1, SH 10, sách KNTT, chương trình 2018 4.1. Giải pháp 1: PT NL giao tiếp và hợp tác cho HS bằng cách cho HS tự làm mô hình, đồ dùng học tập. - Mục tiêu: Thông qua việc làm mô hình, đồ dùng học tập HS phối hợp cùng nhau để tạo ra sản phẩm, “học thông qua hành” để tiếp thu kiến thức, phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác trong HĐ nhóm. - Phương pháp: Bước Nhiệm vụ 1 GV Chia nhóm 2 GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS làm mô hình chuỗi hạt, DNA, RNA,tế bào nhân sơ, TB nhân thực, các bào quan cho các nhóm 3 HS thực hiện nhiệm vụ thông qua thảo luận nhóm, làm mô hình 4 Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác quan sát, lắng nghe 5 Các nhóm phản biện, chấm sản phẩm, hoàn thiện 6 GV tổng kết nhận xét - Sản phẩm: 13
- Mô hình cấu trúc tế bào nhân sơ, tế bào động vật, tế bào thực vật 4.2. Giải pháp 2: PTNL giao tiếp và hợp tác cho HS bằng cách HS hoạt động nhóm làm quen xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dựa theo cấu trúc mới của đề thi chương trình 2018. - Mục tiêu: Thông qua xây dựng hệ thống câu hỏi HS tự tìm hiểu và khắc sâu kiến thức, tiếp xúc và làm quen cấu trúc đề thi theo dạng mới chương trình 2018, giao tiếp và hợp tác với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. - Phương pháp: Bước Nhiệm vụ 1 GV Chia nhóm 2 GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS xây dựng hệ thống câu hỏi TN theo mẫu mới của CT 2018 cho từng nhóm 3 HS thực hiện nhiệm vụ thông qua thảo luận nhóm, xây dựng hệ thống câu hỏi 4 Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe và trả lời câu hỏi 5 Các nhóm phản biện, chấm sản phẩm, hoàn thiện 6 GV tổng kết nhận xét - Sản phẩm: PHẦN I: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh làm từ câu 1 đến câu 10, mỗi câu chọn 1 đáp án. Câu 1. Khi hàm lượng colesteron trong máu vượt quá mức cho phép, người ta dễ bị các bệnh về tim mạch. Colesteron được tổng hợp ở đâu? 14
- A. Lizoxom B. Lưới nội chất hạt C. Bộ máy Gôngi D. Lưới nội chất trơn Câu 2. Hai thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực là A. phospholipid vàcarbohydrat. B. protein và nucleic acid. C. phospholipid và protein. D. carbohydrate và phospholipid. Câu 3. Cho các đặc điểm sau : (1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài. (2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. (3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan. (4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ. Các đặc điểm chung của tế bào nhân thực là A. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4) Câu 4. Ăn nhiều dầu, mỡ sẽ dễ mắc các bệnh nào sau đây? (1) Mỡ máu (2) Xơ vữa động mạch (3) Gút (4) Tiểu đường (5) Xơ gan A. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4),(5). Câu 5. Những điểm khác nhau cơ bản giữa DNA và RNA là: I. Số lượng mạch, số lượng đơn phân. II. Cấu trúc của một đơn phân khác nhau ở đường, trong DNA có T không có U, còn trong RNA thì ngược lại. III. Liên kết xảy ra giữa H3PO4 với đường C5. IV. Về liên kết hiđrô và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp base nitơ. Số nhận định đúng trong các nhận định trên là A. 4 B.3 C.2 D.1 Câu 6. Cho các vai trò sau: (1) Là nguồn cung cấp và dữ trữ năng lượng của tế bào và cơ thể. (2) Tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể. (3) Tham gia cấu tạo nên vật chất di truyền của tế bào. (4) Chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Vai trò của carbohydrate là A. (1), (2), (3). B. (2), (3). C.(1), (2), (3),(4). D. (1), (3), (4). 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 362 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 29 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 26 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú học tập trong dạy học Sinh học THPT
75 p | 109 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
21 p | 29 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường vào dạy học Sinh học 11 cơ bản bài 20 - Cân bằng nội môi
21 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền liên kết với giới tính
27 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 65 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác bất đẳng thức Cauchy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10
32 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa các hình thức ôn tập môn Lịch sử tại trường THPT Yên Khánh A
31 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề Đại Số 10 theo định hướng giáo dục STEM
71 p | 38 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn