intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án chế biến đặc sản quê hương Quỳnh Lưu từ các sản phẩm trồng trọt trong dạy học bài 21 - Công nghệ trồng trọt (KNTT) nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Dạy học dự án chế biến đặc sản quê hương Quỳnh Lưu từ các sản phẩm trồng trọt trong dạy học bài 21 - Công nghệ trồng trọt (KNTT) nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh khi dạy học môn CNTT; tìm hiểu các sản phẩm được chế biến từ nông sản ở địa phương, chế biến được các sản phẩm đặc trưng của miền quê Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án chế biến đặc sản quê hương Quỳnh Lưu từ các sản phẩm trồng trọt trong dạy học bài 21 - Công nghệ trồng trọt (KNTT) nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

  1. Đề tài: DẠY HỌC DỰ ÁN “CHẾ BIẾN ĐẶC SẢN QUÊ HƯƠNG QUỲNH LƯU TỪ CÁC SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT” TRONG DẠY HỌC BÀI 21-CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT (KNTT) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH LĨNH VỰC PPDH: SINH HỌC – CÔNG NGHỆ
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 ===    === Đề tài: DẠY HỌC DỰ ÁN “CHẾ BIẾN ĐẶC SẢN QUÊ HƯƠNG QUỲNH LƯU TỪ CÁC SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT” TRONG DẠY HỌC BÀI 21-CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT (KNTT) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH LĨNH VỰC PPDH: SINH HỌC – CÔNG NGHỆ Nhóm tác giả: CHU THỊ KIM DUNG – THPT Quỳnh Lưu 1 Số điện thoại : 0987836085 HỒ THỊ THUÝ VÂN – THPT Quỳnh Lưu 1 Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0918391833 Năm học: 2023-2024
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH ở trường phổ thông......................... 1 2. Xuất phát từ ưu điểm của dạy học dự án .................................................. 1 3. Xuất phát từ thực trạng dạy học dự án môn Công nghệ trông trọt ........... 1 4. Xuất phát từ sự cần thiết của công tác chế biến các sản phẩm trồng trọt ở địa phương. .................................................................................................... 1 II. TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 2 1. Tính mới của đề tài.................................................................................... 2 2. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 4 A. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................................ 4 1. Cơ sở lý luận của dạy học dự án ............................................................... 4 2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Công nghệ trồng trọt ................................................................ 9 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 9 1. Thực trạng dạy học dự án môn Công nghệ trồng trọt các trường trên địa bàn Quỳnh Lưu.............................................................................................. 9 2. Khả năng ứng dụng dạy học dự án vào môn Công nghệ trồng trọt ........ 13 3. Cơ sở thực hiện dạy học dạy học dự án “chế biến đặc sản quê hương Quỳnh Lưu từ các sản phẩm trồng trọt”.................................................................. 13 4. Kết luận ................................................................................................... 14 B. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .............................................................................. 14 I. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ..................................................... 14 II. MỤC TIÊU DẠY HỌC............................................................................ 14
  4. 1. Năng lực .................................................................................................. 14 2. Phẩm chất ................................................................................................ 15 III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU................................................. 15 IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN ...................................................... 15 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN .......................................................... 16 C. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT .............................................................................. 39 I. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT .......................................................................... 39 II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.................................... 40 1. Nội dung khảo sát................................................................................... 40 2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ................................................ 40 3. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 40 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất .............................................................................................................. 40 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 46 I. KẾT LUẬN................................................................................................. 46 II. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH ở trường phổ thông Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Để bảo đảm phát triển bền vững, nền giáo dục nước nhà đã ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chương trình GDPT 2018 được ban hành và thực hiện đã đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. Đáp ứng tinh thần đổi mới là sự chuyển biến rõ rệt của PPDH, nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đã được GV sử dụng, trong đó có PPDH dự án. 2. Xuất phát từ ưu điểm của dạy học dự án Dạy học dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Theo đó, các nhóm học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách tự lực, độc lập. Trong quá trình thực hiện dự án học tập HS sẽ tự lên kế hoạch, xác định mục tiêu cho đến tiến hành thực hiện để giải quyết dự án. Giáo viên chỉ có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ và đưa ra định hướng. Do đó DHDA sẽ phát triển cho HS các năng lực cần thiết như: năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo… Đồng thời phát triển phẩm chăm chỉ,chất trung thực, trách nhiệm… DHDA làm tăng tinh thần chủ động và trách nhiệm, kích thích sự sáng tạo của HS. Trong quá trình thực hiện dự án, các học sinh phải tự lực, tự ý thức, tham gia tích cực vào các giai đoạn học. Việc này giúp các em rèn luyện và nâng cao tính kiên trì, bền bỉ và tính tự giác. Từ đó cho thấy, DHDA là PPDH tích cực giúp HS phát triển toàn diện về kiến thức, phẩm chất, năng lực. 3. Xuất phát từ thực trạng dạy học dự án môn Công nghệ trông trọt Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, mặc dù môn Công nghệ đã trở thành môn trong các tổ hợp xét tuyển vào các trường cao đẳng đại học nhưng việc đổi mới dạy học môn Công nghệ vẫn chưa được chú trọng. HS quan niệm đây là môn học phụ, giáo viên ngại áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học bộ môn này. Đặc biệt, DHDA môn Công nghệ chưa được áp dụng thường xuyên, mỗi năm chỉ thực hiện được một đến 2 dự án học tập. 4. Xuất phát từ sự cần thiết của công tác chế biến các sản phẩm trồng trọt ở địa phương. Bài 21- Chế biến sản phẩm trồng trọt – SGK KNTT đề cập đến mục đích ý nghĩa của việc chế biến các sản phẩm trồng trọt và hướng dẫn cho HS quy trình chế 1
  6. biến một số sản phẩm trồng trọt phổ biến… Địa bàn huyện Quỳnh Lưu có diện tích gieo trồng nông nghiệp khoảng 12.000 ha với các sản phẩm trồng trọt rất đa dạng và sản lượng lớn như lúa, gạo, ngô, lạc, rau màu các loại… Đây là nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào cho ngành chế biến của địa phương và các vùng khác. Vì vậy đẩy mạnh công tác chế biến sản phẩm trồng trọt nhằm tăng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập người dân... Tại địa phương, hiện nay bên cạnh các sản phẩm được sản xuất chế biến theo quy mô công nghiệp thì các món ăn được chế biến thủ công vẫn tồn tại tạo nên nét đặc trưng và hương vị riêng. Để giúp HS biết nhiều hơn về ẩm thực truyền thống địa phương, hiểu được ý nghĩa của chế biến sản phẩm trồng trọt, đồng thời HS có thể tự mình chế biến ra các sản phẩm đặc trưng của quê hương, cần thiết phải đưa vào quá trình dạy học Công nghệ các dự án chế biến sản phẩm trồng trọt. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Dạy học dự án “chế biến đặc sản quê hương Quỳnh Lưu từ các sản phẩm trồng trọt” trong dạy học bài 21 - Công nghệ trồng trọt (KNTT) nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Khi thực hiện dự án học tập này, HS sẽ chế biến được các sản phẩm đặc trưng của miền quê Quỳnh Lưu, Nghệ An. Từ đó vừa giúp các em phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết và phát huy tình yêu với quê hương, trân trọng những giá trị của ngành trồng trọt. Đồng thời tăng hứng thú học tập với môn Công nghệ. II. TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh khi dạy học môn CNTT. - Khi thực hiện dự án học tập này, HS có cơ hội tìm hiểu các sản phẩm được chế biến từ nông sản ở địa phương, chế biến được các sản phẩm đặc trưng của miền quê Quỳnh Lưu, Nghệ An. Từ đó vừa giúp các em phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết và phát huy tình yêu với quê hương, trân trọng những giá trị của ngành trồng trọt. Đồng thời tăng hứng thú học tập với môn Công nghệ. - Thông qua dự án học tập mà chúng tôi tổ chức HS được mở rộng hiểu biết lý thuyết, phát triển năng lực, phẩm chất cũng như giúp các có thêm kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết về xã hội. 2. Đóng góp mới của đề tài - Dự án học tập góp phần phát triển cho HS phẩm chất, năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù môn Công nghệ. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức HS và GV về việc nghiên cứu, học tập bộ môn Công nghệ, tăng hứng thú của các em trong học tập. 2
  7. - Dự án học tập giúp quảng bá những giá trị làng nghề truyền thống tại địa phương, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của quá trình chế biến đối với ngành trồng trọt, đề xuất giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. - Đề tài còn có ý nghĩa thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục. - Kết quả của đề tài có thể áp dụng cho việc giảng dạy của giáo viên, là tài liệu tham khảo để giáo viên có thể xây dựng, thiết kế các chủ đề khác theo hình thức dạy học dự án nhằm phát huy năng lực và hình thành phẩm chất học sinh. 3
  8. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận của dạy học dự án 1.1.Khái niệm dạy học dự án Thuật ngữ ”dự án” (project) được hiểu là một đề án, dự thảo hay kế hoạch cần thực hiện để đạt mục đích đặt ra. Khái niệm dự án được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lí xã hội và được sử dụng trong lĩnh vực GD-ĐT như một phương pháp hay hình thức dạy học. Phương pháp dạy học theo dự án: Từ đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm Mĩ đã xây dựng cơ sở lí luận cho phương pháp dự án và coi đây là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống. Theo đó, DHDA được hiểu là một phương pháp hay hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. 1.2. Các loại dự án học tập Dạy học theo dự án có thể phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Tùy theo tiêu chí phân loại, có thể là thời gian, số lượng người tham gia hoặc quy mô của dự án, v.v…Sau đây là một số cách phân loại dạy học theo dự án: Tiêu chí phân loại Các loại dự án Phân loại theo lĩnh - Dự án về giáo dục vực hoạt động của - Dự án về môi trường dự án - Dự án về văn hóa - Dự án về kinh tế ... Phân loại theo nội - Dự án trong một môn học dung chuyên môn - Dự án liên môn (nội dung bao gồm nhiều môn học khác nhau) - Dự án ngoài chương trình (dự án không liên quan trực tiếp đến nội dung các môn học trong chương trình học tập của người học). Phân loại theo quỹ Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 thời gian giờ học. 4
  9. Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày, nhưng giới hạn là 1 tuần hoặc 40 giờ học Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là 1 tuần, có thể kéo dài nhiều tuần Phân loại theo tính - Dự án “tham quan và tìm hiểu” chất công việc - Dự án “nghiên cứu, học tập” - Dự án “tuyên truyền giáo dục, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm” - Dự án “tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội”. .. 1.3. Đặc điểm của dạy học dự án DHDA có các đặc điểm sau: Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễn của đời sống sản xuất và xã hội. Các dự án học tập gắn liền với hoàn cảnh đời sống sản xuất, có ý nghĩa thực tiễn xã hội, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành. Định hướng hứng thú cho người học: Trong quá trình dạy học theo dự án, người học được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thu cá nhân, được tham gia thực hiện nhiệm vụ cũng như tạo ra các sản phẩm, do đó tăng hứng thú học tập của người học. Tính phức hợp: Nội dung các dự án học tập có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Trong quá trình thực hiện dự án, người học phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng kiến thức của nhiều nguồn khác nhau. Nguồn thông tin càng phong phú, sự hiểu biết của người học càng rộng sâu, kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn càng thành thạo thì kết quả dự án đạt được càng cao. Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành các nghiên cứu thực tế đúc kết được các kiến thức lý thuyết. Vì vậy, thông qua các dự án học tập có thể rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học theo dự án, người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Mỗi giai đoạn đều đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Người dạy chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Hợp tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. 5
  10. Định hướng sản phẩm: Sản phẩm của dự án học tập không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà đa số là những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể công bố, giới thiệu, sử dụng. 1.4. Vai trò của dạy học dự án - Thông qua DHDA nội dung học tập có ý nghĩa hơn. Nội dung DHDA tích hợp nhiều vấn đề của đời sống thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật - DHDA góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Trong DHDA HS tự lực giải quyết vấn đề bằng cách hợp tác theo nhóm cùng huy động nhiều năng lực để để giải quyết vần đề. Do đó, DHDA là PPDH tích cực góp phần phát triển năng lực phẩm chất người học hiệu quả. - DHDA tạo ra môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện và phát triển năng lực. DHDA giúp người học được nhiều hơn, có cơ hội để phát triển các năng lực khác nhau của bản thân khi tham gia vào một dự án đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Dạy học dự án giúp HS phát triển năng lực đánh giá. DHDA đòi hỏi nhiều dạng đánh giá khác nhau và thường xuyên, bao gồm đánh giá của giáo viên, nhóm đánh giá chéo, tự đánh giá và phản hồi…, nhờ đó, HS có khả năng đưa ra những quyết định chính xác; khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp; khả năng làm việc tốt với người khác; sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo. - Dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Dạy học dự án cho phép người học tự chủ nhiều hơn trong công việc, từ xây dựng kế hoạch đến việc thực hiện dự án, tạo ra các sản phẩm. Nhờ thế dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề của người học. - DHDA giúp người học phát triển khả năng giao tiếp DHDA không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức, mà còn giúp họ nâng cao năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp với người khác. Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa các học viên và giáo viên, giữa các học viên với nhau, nhiều khi mở rộng đến cộng đồng. 1.5. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án a. Ưu điểm - DHDA gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, phát huy tính tự lực và tinh thần trách nhiệm của học sinh. - DHDA phát triển khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. 6
  11. b. Hạn chế Tuy nhiên, DHDA không phù hợp trong việc học các kiến thức lý thuyết trừu tượng, hệ thống. - Thực hiện DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, phương tiện vật chất, công nghệ thông tin và tài chính phù hợp 1.6. Các bước thực hiện DHDA Dạy học dựa trên dự án cần được tiến hành theo ba bước: Các bước Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS thực hiện 1. Chuẩn - Xây dựng - Thiết kế dự án: - Làm việc nhóm để lựa bị dự án ý tưởng. + Xác định lĩnh vực thực chọn chủ đề, tiểu chủ đề - Lựa chọn tiễn ứng dụng nội dung học của dự án. chủ đề, tiểu học tập. - Xây dựng kế hoạch chủ đề. - Đề xuất tên dự án và các thực hiện dự án: xác định - Lập kế tiểu dự án để HS lựa chọn những công việc cần hoạch các (cần lưu ý đến sự hứng thú làm, thời gian dự kiến, nhiệm vụ của HS). vật liệu, kinh phí, học tập. phương pháp tiến hành - Thiết kế các nhiệm vụ cho và phân công công việc HS: làm thế nào để HS thực trong nhóm. hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục - Chuẩn bị các nguồn tiêu đồng thời cũng đạt thông tin đáng tin cậy để được. chuẩn bị thực hiện dự án. - Chia nhóm và phân công - Cùng GV thống nhất nhiệm vụ cho các nhóm HS các tiêu chí đánh giá dự án. - Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được. - Thiết kế các phiếu đánh giá: + Phiếu đánh giá sản phẩm và trình bày sản phẩm của nhóm.(dành cho học sinh đánh giá lẫn nhau và GV đánh giá). 7
  12. + Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm (đánh giá đồng đẳng). + Phiếu tổng hợp tự đánh giá của HS và đánh giá của GV - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. 2. Thực - Theo dõi, hướng dẫn, đánh - Phân công nhiệm vụ hiện dự - Thu thập giá HS trong quá trình thực các thành viên trong án thông tin hiện dự án. nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch. - Thảo luận - Liên hệ các cơ sở, khách với các mời cần thiết cho HS. - Tiến hành thu thập, xử thành viên - Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo lý thông tin thu được. khác điều kiện thuận lợi cho các - Xây dựng sản phẩm - Tham vấn em thực hiện dự án. hoặc bản báo cáo. giáo viên - Bước đầu thông qua sản - Liên hệ, tìm nguồn hướng dẫn phẩm cuối của các nhóm giúp đỡ khi cần. và chuyên HS. - Thường xuyên phản gia hồi, thông báo thông tin - Chế tạo cho GV và các nhóm sản phẩm khác. 3. Kết - Báo cáo - Chuẩn bị cơ sở vật chất cho - Chuẩn bị báo cáo và thúc dự và đánh giá buổi báo cáo dự án. tiến hành giới thiệu sản án sản phẩm - Tổ chức cho HS báo cáo. phẩm. - Tổng hợp - Theo dõi, đánh giá sản - Giới thiệu sản phẩm. các kết quả phẩm dự án của các nhóm. - Tự đánh giá sản phẩm - Phản ánh - Đồng thời đưa ra những gợi dự án của nhóm. lại quá trình ý, rút kinh nghiệm, định - Đánh giá sản phẩm dự học tập hướng cụ thể cho các nhóm án của các nhóm khác dự án, nhằm nâng cao hiệu theo tiêu chí đã đưa ra. quả trong những dự án tiếp - Rút kinh nghiệm theo Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần 8
  13. được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. 2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Công nghệ trồng trọt 2.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung Môn CNTT 10 góp phần phát triển các phẩm chất chủ yếu gồm yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, và trách nhiệm, phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Môn CNTT 10 hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, bao gồm các năng lực thành phần: Nhận thức công nghệ, Giao tiếp công nghệ, Sử dụng công nghệ, Đánh giá công nghệ, Thiết kế kĩ thuật. * Nhận thức công nghệ: Là năng lực làm chủ kiến thức phổ thông cốt lõi về công nghệ trên các phương diện bản chất của công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ, con người, xã hội; một số công nghệ phổ biến, các quá trình sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng và tác động lớn tới kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai; phát triển và đổi mới công nghệ; nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ chủ yếu ở Việt Nam. * Giao tiếp công nghệ: Là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ trong sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật. * Sử dụng công nghệ: Là năng lực khai thác sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, an toàn và hiệu quả; tạo ra sản phẩm công nghệ. * Đánh giá công nghệ: Là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ với góc nhìn đa chiều về vai trò, chức năng, chất lượng, kinh tế - tài chính, tác động môi trường và những mặt trái của kĩ thuật, công nghệ. * Thiết kế kĩ thuật: Là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hoá giải pháp kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, vấn đề đặt ra. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Thực trạng dạy học dự án môn Công nghệ trồng trọt các trường trên địa bàn Quỳnh Lưu. Để tìm hiểu thực trạng DHDA môn CNTT ở các trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, chúng tôi đã phỏng vấn 33 GV môn Sinh, CNTT về hai vấn đề: 9
  14. - Khảo sát về mức độ sử dụng DHDA trong quá trình dạy học. - Khảo sát sự hiểu biết của giáo viên về DHDA. Chúng tôi thu được kết quả như sau: 1.1. Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các PPDH môn Công nghệ Thầy cô vui lòng cho biết mức độ sử dụng PPDH trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt bằng cách đánh dấu x vào ô tương ứng: 1.2. Kết quả khảo sát sự hiểu biết của giáo viên về DHDA 1. Mức độ quan tâm của thầy, cô đối với phương pháp dạy học dự án Mức độ Kết quả (%) a. Rất quan tâm 66,7 b. Quan tâm 33,3 c. Không quan tâm 0 2. Thầy cô biết đến dạy học dự án từ nguồn nào ? Phương án lựa chọn Kết quả (%) a. Từ tập huấn chuyên môn 69,7 b. Từ tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình 9 c. Từ internet, sách báo, tài liệu tham khảo 15,1 d. Từ đồng nghiệp 6,2 3. Trong quá trình vận dụng dạy học dự án gặp những thuận lợi và khó khăn như thế nào? 10
  15. Mức độ thuận lợi (%) Nội dung Ít thuận Khó Thuận lợi lợi khăn a. Lựa chọn ý tưởng, chủ đề 48,5 45,5 6,0 b. Thiết kế dự án 39,4 36,4 24,2 c. Lập kế hoạch bài dạy 54,0 41,7 4,3 d. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng 41,5 41,7 16,8 e.Thực hiện dự án 54,5 24,2 21,3 f. HS tạo sản phẩm 45,5 39,4 15,1 g. Tổ chức báo cáo kết quả 60,6 30,3 9,1 h. Đánh giá dự án 66,7 24,2 9,1 4. Trong dạy học dự án học sinh tham gia bài học như thế nào? Nhiệm vụ Mức độ HS tham gia (%) Tích cực Ít tích cực Không tích cực a. Xây dựng ý tưởng 84,8 15,2 0 b. Tham gia lập kế hoạch thực hiện 81,8 12,1 6,1 dự án c.Thực hiện dự án 90,9 9,1 0 d. Tạo sản phẩm 84,8 15,2 0 e. Báo cáo sản phẩm 93,9 6,1 0 f. Đánh giá dự án 87,9 12,1 0 5. Theo thầy, cô khả năng vận dụng dạy học dự án vào các nội dung trong chương trình Công nghệ trông trọt lớp 10 như thế nào? (Dành cho giáo viên giảng dạy bộ môn CNTT và môn Sinh học) Nội dung Khả năng vận dụng dạy học dự án (%) Thuận lợi Khó khăn Không thực hiện được a. Dự án về đất trồng 78,9 15,1 6,0 b. Dự án về phân bón 75,8 21,2 3,0 11
  16. c. Dự án về các phương pháp nhân 93,9 6,1 0 giống cây trồng d. Dự án về phòng trừ sâu bệnh 87,9 9,0 3,1 e. Dự án về bảo quản, chế biến sản 93,9 6,1 0 phẩm trồng trọt f. Dự án về bảo vệ môi trường 91,0 6,0 3,0 trong trong trồng trọt 6. Hiệu quả giờ học áp dụng phương pháp dạy học dự án Nội dung Các mức độ (%) Tốt Khá TB Yếu a. Tích cực chủ động sáng tạo 23 45 32 0 b. Năng lực nhận thức 27,5 58,3 14,3 0 c. Năng lực vận dụng kiến thức vào 54,5 36,5 9,0 0 thực tiễn. 7. Theo thầy, cô để nâng cao chất lượng dạy học dự án, cần phải Phương án chọn Kết quả (%) a. Tập huấn chương trình dạy học dự án cho GV 18,1 b. Phổ biến tài liệu về dạy học dự án cho giáo viên 30,3 c. Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các mô 51,6 hình dạy học dự án - Qua kết quả khảo sát cho thấy thực trạng áp dụng phương pháp dạy học dự án tại các trường trên địa bàn Quỳnh Lưu – Hoàng Mai như sau: - Phương pháp dạy học dự án là được giáo viên thật sự quan tâm. Các thầy cô biết đến phương pháp dạy học dự án qua chương trình tập huấn, qua nguồn tài liệu và đồng nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp dạy học này vẫn chưa được sử dụng thường xuyên hoặc đã được sử dụng nhưng chưa thành thạo. Do đó đa số giáo viên mong muốn được tiếp cận với các dự án dạy học một cách quy mô, bài bản đúng quy trình. Nguyên nhân do trong quá trình dạy học dự án, GV đã gặp những thuận lợi và khó khăn cần khắc phục. - Đối với học sinh, đa số các em tham gia thưcc hiện các dự án học tập với thái độ tích cực, hứng thú, tự giác. - Đối với môn CNTT có thể triển khai nhiều dự án khác nhau trong quá trình dạy học. Tuy nhiên việc thực hiện các dự án còn gặp nhiều khó khăn, vì xây dựng 12
  17. dự án tốn nhiều thời gian và công sức. Khi áp dụng dự án vào thực tiễn còn một số vấn đề bất cập và thiếu sự đồng bộ giữa nhà trường và xã hội. Việc nghiên cứu thực tiễn có thể thấy phương pháp dạy học dự án đã bước đầu tạo ra sự chuyển biến về đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được phần nào mục tiêu về đổi mới dạy học hiện nay. Từ những hạn chế và khó khăn trong dạy học dự án dẫn đến phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi và chưa sử dụng thường xuyên. 2. Khả năng ứng dụng dạy học dự án vào môn Công nghệ trồng trọt - Công nghệ trồng trọt là môn học gắn liền với thực tiễn đời sống, các hoạt động dạy học không chỉ diễn ra trên lớp (lí thuyết, luyện tập, thực hành) mà còn diễn ra ở môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh (thực tế ngoài thiên nhiên; tham quan các cơ sở sản xuất,... ). Do vậy, rất thuận lợi cho việc tổ chức dạy học dựa trên dự án, nhằm tạo điều kiện cho học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng các việc làm cụ thể, khoa học. - Trong môn CNTT 10, DHDA được thực hiện qua các nội dung như điều tra, khảo sát, thực hiện theo quy trình công nghệ, thiết kế sản phẩm,… để tìm hiểu thực trạng vấn đề, thành tựu hoặc thực hiện một quy trình công nghệ, thiết kế một sản phẩm ứng dụng. - Các dự án có thể tổ chức dạy học trong môn CNTT 10: + Dự án về đất trồng + Dự án về phân bón + Dự án về các phương pháp nhân giống cây trồng + Dự án về phòng trừ sâu bệnh + Dự án về bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt + Dự án về bảo vệ môi trường trong trong trồng trọt 3. Cơ sở thực hiện dạy học dạy học dự án “chế biến đặc sản quê hương Quỳnh Lưu từ các sản phẩm trồng trọt” * Dự án gắn với đời sống thực tiễn của học sinh Huyện Quỳnh Lưu có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn. Năm 2024 Quỳnh Lưu có khoảng 12.700 ha cây trồng, trong đó cây lương thực chiếm 8.214 ha, cây rau đậu các loại 1.650ha... Đất đai ở đây màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, vì vậy sản phẩm trồng trọt của huyện rất đa dạng, phong phú về chủng loại và sản lượng cao. Các loại nông sản này là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến của huyện và các địa phương khác. * Sản phẩm dự án mang lại giá trị kinh tế 13
  18. Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, các xã Quỳnh Hậu, Quỳnh Thạch, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá có tiềm năng sản xuất lúa gạo sản lượng lớn cung cấp nguyên liệu quá trình chế biến. Hoạt động chế biến các sản phẩm trồng trọt giúp người dân tăng giá trị kinh tế của nông sản. Từ đó, nâng cao thu nhập cho người dân, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. * Sản phẩm dự án mang lại giá trị truyền thống Các sản phẩm bánh lá, chè lam, bánh mướt…từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong đời sống của người dân. Chế biến các sản phẩm này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương. 4. Kết luận Dựa trên các nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy: - DHDA là phương pháp dạy học tích cực có nhiều ưu điểm để phát triển phẩm chất, năng lực người học. - Nội dung dạy học môn Công nghệ trồng trọt nói chung và bài 21 – Chế biến sản phẩm trồng trọt (CNTT – KNTT) nói riêng có thể áp dụng PPDH dự án có hiệu quả. B. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN DỰ ÁN Tiết 1: Khởi động, chuẩn bị dự án (tại lớp học) Thực hiện dự án ngoài lớp học: 4 ngày – 1 tuần Tiết 2: Báo cáo, đánh giá sản phẩm ( tại lớp học) II. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Năng lực * Năng lực công nghệ - Sử dụng công nghệ: Chế biến được một số sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp đơn giản - Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá sản phẩm dự án dựa trên các tiêu chí. * Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS tích cực, chủ động tìm hiểu về quy trình chế biến - Giao tiếp và hợp tác: Các thành viên phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất. 14
  19. 2. Phẩm chất - Nhân ái: Có ý thức tôn trọng các thành viên trong nhóm khi hợp tác. - Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy tính, điện thoại thông minh - Giấy A3, A0, bút dạ... - Phiếu đánh giá cá nhân, đánh giá nhóm IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN Nội dung các hoạt động Định Thời Các bước hướng kết Hoạt động của giáo Hoạt động của gian thực hiện quả, sản viên học sinh phẩm Tiết 1 Chuẩn bị - Giới thiệu nội - Phân công thực - Kế hoạch dự án dung, YCCĐ của bài hiện nhiệm vụ của thực hiện (chủ đề): Chế biến dự án: Nhóm dự án. sản phẩm trồng trọt trưởng, thư ký, - Bảng phân - Lập nhóm, phân thành viên… công nhiệm công nhiệm vụ từng - Lập kế hoạch thực vụ của nhóm. hiện dự án của nhóm - Hướng dẫn HS nhóm: nguồn tài - Tiêu chí thực hiện dự án: liệu, kinh phí, đánh giá dự chuẩn bị nguồn tài nguyên vật liệu làm án… liệu, vật liệu, sản sản phẩm, viết báo phẩm thực hiện, sản cáo, cách thức báo phẩm báo cáo, bộ cáo, thời gian hoàn câu hỏi định hướng. thành… - Thiết kế dự án, công bố các tiêu chí đánh giá của dự án Ngoài Thực hiện Theo dõi thực hiện - Thu thập thông - Báo cáo lớp học dự án dự án, hướng dẫn, tin, thảo luận, tham dự án. - Thời điều chỉnh cho HS. khảo ý kiến của GV - Sản phẩm gian 4 và các chuyên gia. minh hoạ. ngày - 1 - Thiết kế sản phẩm tuần dự án. 15
  20. - Viết báo cáo. - Chuẩn bị trưng bày các sản phẩm. Tiết 2 Báo cáo, - Tổ chức cho các - Các nhóm công - Bài thuyết đánh giá nhóm báo cáo, thảo bố sản phẩm. trình của sản phẩm luận về kết quả thực - Đánh giá dự án nhóm. dự án hiện dự án. theo các tiêu chí, - Sản phẩm - Đánh giá dự án dựa rút kinh nghiệm. của dự án. vào tiêu chí, công cụ đánh giá. - Kết luận về YCCĐ của bài (chủ đề). V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN 5.1. Hoạt động 1: Chuẩn bị dự án 5.1.1. Hoạt động: Giới thiệu dự án và lựa chọn tiểu chủ đề a. Mục tiêu: Gợi mở vấn đề và kết nối vấn đề học tập với thực tiễn, tạo tình huống để HS có hứng thú tham gia vào dự án “chế biến đặc sản quê hương Quỳnh Lưu từ các sản phẩm trồng trọt”. b. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV chiếu một số hình ảnh về các sản phẩm quen thuộc của địa phương được chế biến từ các sản phẩm trồng trọt: Chè lam, bánh lá, bánh mướt, cơm cháy. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2