Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn và rất muốn nhận được sự chia sẻ, ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu “Đổi mới dạy và học môn Lịch sử là tất yếu nhưng đổi mới thế nào để môn học trở nên gần gũi với cả người dạy lẫn người học, thầy tâm huyết, trò hứng thú” . Đổi mới phương pháp dạy học thực chất là tạo ra sự chuyển biến trong phong cách dạy và học của thầy và trò. Muốn học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử và học tập một cách tích cực, trước hết người thầy phải yêu nghề, có sự đầu tư thích đáng cho từng tiết dạy. Có rất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, trong giới hạn của sáng kiến, bản thân là một giáo viên dạy học môn Lịch Sử ở trường phổ thông, thông qua quá trình giảng dạy, tôi cũng đã mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: Dạy học dự án “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” . Khi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi có mục đích là muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn và rất muốn nhận được sự chia sẻ, ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn. 2. Tên sáng kiến: Dạy học dự án “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Tường Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0378452187 Email: Nguyenthihangsu187@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hằng 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tích hợp kiến thức trong bài học môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân thành dự án dạy học “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến được dạy trên đối tượng là học sinh lớp 12D2 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân vào 12/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 1 |
- 7.1. Về nội dung của sáng kiến: Để thực hiện sáng kiến này, trước hết tôi xin mô tả về nội dung của chủ đề như sau: 1. Tên dự án dạy học Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học và bài học sẽ đạt được trong dự án 2.1.1. Về kiến thức Học sinh biết vận dụng kiến thức các môn Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Tin học để hiểu được kiến thức bài học lịch sử: Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến: bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính và tàn dư của xã hội cũ để lại. Kết quả chủ yếu đạt được của việc thực hiện những biện pháp đó và ý nghĩa. Hiểu được chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở miền Bắc. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đó? Hiểu được những chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối phó với Pháp từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946. Ý nghĩa của việc thực hiện những chủ trương, sách lược đó. Từ việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, rút ra bài học kinh nghiệm gì? Bài học đó được vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 2.1.2. Về kĩ năng Hình thành và rèn luyện một số kĩ năng tổng hợp cho học sinh: Môn Lịch sử: Rèn luyện kĩ năng phân tích: Phân tích tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lí giải được nguyên nhân nước ta rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Rèn luyện kĩ năng đánh giá các vấn đề, sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử: đánh giá ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đánh giá ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đánh giá ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đối phó với Pháp trong thời gian trước 6/3 và từ 6/3/1946. Rèn luyện kĩ năng tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử: Trình bày được những biện pháp của chính quyền cách mạng cũng như những kết quả chủ yếu 2 |
- đạt được trong việc giải quyết những khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; trình bày được chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai và đối phó với Pháp sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ, kênh hình lịch sử: sử dụng bản đồ Việt Nam có vị trí đóng quân của quân Đồng minh để xác định được vị trí của quân Đồng minh khi tiến vào nước ta để tiến hành giải giáp quân đội phát xít; sử dụng tranh ảnh trong bài để hiểu rõ hơn về tình hình nước ta và những biện pháp trước mắt và lâu dài của chính quyền cách mạng để giải quyết khó khăn của nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Rèn luyện kĩ năng vận dụng, liên hệ thực tế: Rút ra bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học đó được vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Môn Địa lý: Kĩ năng sử dụng bản đồ để xác định được vị trí của quân Đồng minh khi tiến vào nước ta để tiến hành giải giáp quân đội phát xít. Môn Ngữ văn: Kĩ năng đọc hiểu văn bản và phân tích nội dung các tác phẩm văn học để thấy được khó khăn của nước ta cũng như các biện pháp giải quyết khó khăn về nạn dốt của chính quyền cách mạng trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Môn Giáo dục công dân: Kĩ năng so sánh, phân tích để thấy được biện pháp xây dựng chính quyền và bản chất của chính quyền cách mạng trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Kĩ năng liên hệ thực tế để thấy được bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thanh niên vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Kĩ năng vận dụng, liên hệ để thấy được chủ trương, biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đặc biệt là vai trò của Hồ Chí Minh. Từ đó, đánh giá được việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Môn Tin học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trên mạng. Kĩ năng tạo video bằng phần mềm Producer Proshow. Kĩ năng lập bài thuyết trình bằng Power Point. Kĩ năng vẽ bản đồ tư duy bằng phần mềm Mind Manager 9.0. Sử dụng phần mềm Word, Excel. 3 |
- Ngoài ra, phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông; kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng; đặc biệt là vận dụng kiến thức liên môn Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Tin học vào việc tìm hiểu bài học. 2.1.3. Về thái độ Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội Tổ quốc của bọn phản cách mạng. Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Hình thành ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nhất là ý thức lao động và cống hiến. Bước đầu hình thành và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học. Bồi dưỡng khả năng tự học và tự học suốt đời, năng lực hợp tác cho học sinh. Thái độ khách quan khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong đời sống. Linh hoạt trước các dạng đề thi THPT Quốc gia theo hướng đổi mới gắn liền nội dung lịch sử với thực tiễn. 2.1.4. Định hướng các năng lực hình thành Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngôn ngữ; đặc biệt là năng lực hợp tác. Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử: Trình bày được những biện pháp của chính quyền cách mạng cũng như những kết quả chủ yếu đạt được trong việc giải quyết những khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; trình bày được những chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai và đối phó với Pháp sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. + Năng lực thực hành bộ môn lịch sử: Xác định được vị trí của quân Đồng minh khi tiến vào nước ta để tiến hành giải giáp quân đội phát xít trên bản đồ Việt Nam. + Năng lực nhận xét, đánh giá các vấn đề, các sự kiện, nhân vật lịch sử: Đánh giá ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đánh giá ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đánh giá ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đối phó với Pháp trong thời gian trước 6/3 và từ 6/3/1946. + Năng lực vận dụng, liên hệ thực tế: Rút ra bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học đó được vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4 |
- + Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử: tra cứu và xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn. 2.2. Tính liên môn, tích hợp của dự án Để thực hiện dự án này, học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức các môn học sau: Môn học Bài liên quan đến chủ đề Ý nghĩa tích hợp Địa lý Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Làm rõ vị trí của quân Wikipedia.com) Đồng minh khi tiến vào nước ta để tiến hành giải giáp quân đội phát xít từ đó làm nổi bật mối đe dọa của giặc ngoại xâm khó khăn lớn nhất của nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Văn học Bài vè “Bình dân học vụ”. Làm rõ biện pháp trước Thư gửi học sinh nhân dịp khai mắt và lâu dài của chính giảng năm học mới năm 1945 quyền cách mạng trong Hồ Chí Minh. việc giải quyết nạn dốt trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Giáo dục công Bài 7 “Công dân với các Làm rõ biện pháp xây dân quyền dân chủ” SGK Giáo dựng chính quyền cách dục công dân 12. mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bài 14 “Công dân với sự Làm rõ bài học kinh nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ nghiệm từ việc giải quốc” SGK Giáo dục công quyết khó khăn trong hơn dân 10. năm đầu sau Cách mạng Bài 15 “Chính sách đối tháng Tám năm 1945. ngoại” SGK Giáo dục công Ý thức và trách nhiệm dân 11. của thế hệ trẻ, đặc biệt là ý thức lao động và cống hiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 5 |
- Chính sách đối ngoại của Đảng ta hiện nay. Hoạt động Hoạt động ngoài giờ lên lớp Ý thức và trách nhiệm ngoài giờ lên tháng 12 với chủ đề “Thanh của thế hệ trẻ, đặc biệt lớ p niên với sự nghiệp xây dựng và là ý thức lao động và bảo vệ Tổ quốc”. cống hiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Học tập và Nói đi đôi với làm. Làm rõ chủ trương, biện làm theo tấm Cần, kiệm, liêm, chính. pháp của Đảng, đứng đầu gương đạo Lấy dân làm gốc. là Chủ tịch Hồ Chí Minh đức Hồ Chí Tinh thần yêu nước, sẵn sàng trong việc giải quyết nạn Minh. đem hết khả năng của mình đói và khó khăn về tài phục vụ cho lợi ích của Tổ chính, từ đó thấy rõ vai quốc. trò của Hồ Chủ tịch trong Tính giản dị. hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Làm rõ chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai ở miền Bắc và Pháp ở miền Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Lịch sử Bài 2 “Liên Xô và các nước Làm rõ hệ thống xã hội Đông Âu (1945 1991). Liên chủ nghĩa thế giới đang bang Nga (1991 2000)” SGK dần hình thành để thấy rõ Lịch sử 12 Cơ bản. thuận lợi cơ bản của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bài 3 “Các nước Đông Bắc Làm rõ sự phát triển của Á” SGK Lịch sử 12 Cơ bản. phong trào giải phóng dân Bài 4 “Các nước Đông Nam tộc thế giới sau Chiến Á” SGK Lịch sử 12 Cơ bản. tranh thế giới thứ hai để Bài 5 “Các nước Châu Phi và thấy rõ thuận lợi cơ bản 6 |
- Mĩ Latinh” SGK Lịch sử Cơ của nước ta sau Cách bản. mạng tháng Tám năm 1945. Bài 16 “Phong trào giải Làm rõ thắng lợi của phóng dân tộc và tổng khởi Cách mạng tháng Tám nghĩa tháng Tám (1939 1945)” đưa tới việc nhân dân ta SGK Lịch sử 12 Cơ bản. giành quyền làm chủ, được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng mang lại để thấy rõ thuận lợi cơ bản của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tin học Phần mềm Word, Excel, Power Point. Phần mềm Mind Manager 9.0 Phần mềm Produce Proshow 8.0 Học sinh được rèn luyện năng lực vận dụng những kiến thức liên môn ở trên để giải quyết các vấn đề của dự án và tích hợp giáo dục trách nhiệm của thế hệ trẻ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thông qua học tập Lịch sử. 3. Đối tượng dạy học của dự án Đối tượng dạy học là học sinh khối 12, lớp 12D2, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Số lượng học sinh: 35. Đặc điểm của học sinh: + Là học sinh theo khối D. Chất lượng đầu vào tương đương nhau. + Học sinh có khả năng nhận thức nhanh, có những hiểu biết về các môn khoa học xã hội tương đối đồng đều. + Học sinh có khả năng công nghệ thông tin tốt. + Học sinh có kĩ năng làm việc nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. + Học sinh có những hiểu biết nhất định về đời sống, những sự kiện lớn của đất nước qua các môn học và các phương tiện thông tin đại chúng. + Học sinh đã quen với những đổi mới về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá mà các thầy cô đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. + Hạn chế: Là học sinh lớp 12 nên không có nhiều thời gian dành cho các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Lịch sử và gặp khó khăn trong việc trao đổi nhóm để hoàn thành sản phẩm của nhóm. 4. Ý nghĩa của dự án Dự án được thực hiện có ý nghĩa với cả nhà trường, giáo viên, học sinh và thực tiễn đời sống xã hội. 4.1. Ý nghĩa đối với nhà trường 7 |
- Góp phần thực hiện nghị quyết 29 NQ/ TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Dạy tốt Học tốt”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Học tập suốt đời” của Bộ Giáo dục và đào tạo. 4.2. Ý nghĩa đối với giáo viên (Ý nghĩa thực tiễn dạy học) Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho giáo viên. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Phát triển năng lực dạy học tích hợp. Phát triển năng lực dạy học theo dự án. Phát triển năng lực vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy. Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học. Giúp giáo viên thêm yêu nghề, say mê với nghề, say nghề nghiên cứu khoa học để phát triển hơn trong nghề. Dạy học tích hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Tin học trong bài 17 tiết 26: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, chương trình Lịch sử 12 ban cơ bản là cần thiết vì: + Khắc phục được tình trạng thiếu sự liên hệ, tác động giữa kiến thức lịch sử với các môn khoa học khác như Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục Công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tin học … Vận dụng kiến thức liên môn để lí giải cho các vấn đề, nội dung học tập và thực tiễn dạy và học hiện nay. Từ đó, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn diện, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, cách suy nghĩ vận động về bài học lịch sử và có quan điểm toàn diện, có thái độ khách quan khi nhận thức vấn đề. Đây là nguyên tắc quan trọng khi xem xét một sự kiện lịch sử. + Tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hoạt động học tập, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực cũng như phẩm chất cho học sinh. + Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm tài liệu và đồ dùng trực quan cho giờ học; làm việc theo nhóm để đưa ra sản phẩm của từng nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tham gia các hoạt động trên lớp … Tất cả đã tạo thành một chuỗi các hoạt động liên tiếp có sự gắn kết với nhau, từ đó, góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ bài học sâu sắc hơn. 4.3. Ý nghĩa đối với học sinh Phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực tự học, tự sáng tạo; năng lực lập kế hoạch hoạt động; năng lực hợp tác và năng lực vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, còn phát triển một số năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử như năng lực tái hiện sự 8 |
- kiện lịch sử, năng lực thực hành bộ môn, năng lực nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử, năng lực vận dụng và liên hệ thực tế. Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Như vậy, việc tham gia dự án dạy học này giúp phát triển cả về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như năng lực cho cả giáo viên và học sinh. 4.4. Ý nghĩa thực tiễn đời sống xã hội Dự án khắc họa lại sinh động lịch sử Việt Nam trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946) với việc xây dựng chính quyền non trẻ trong những ngày đầu sau khi giành được chính quyền. Đây là những cơ sở quan trọng, là nền tảng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay. Góp phần định hình ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 5. Thiết bị dạy học, học liệu 5.1. Thiết bị dạy học Máy tính, máy chiếu, giáo án, các slide bài giảng của giáo viên. Phiếu học tập, phiếu KWL, phiếu đánh giá kết quả hoạt động nhóm. Các slide kết quả hoạt động nhóm của học sinh. 5.2. Học liệu Sách giáo khoa: + Lịch sử 12 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. + Lịch sử 12 Cơ bản (Sách giáo viên) NXB Giáo dục, HN, 2008. + Ngữ văn 12 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. + Giáo dục công dân 10 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. + Giáo dục công dân 11 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. + Giáo dục công dân 12 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 12 NXB Giáo dục, HN, 2010. Hướng dẫn ôn thi đại học và cao đẳng môn Lịch sử, Phan Ngọc Liên Trần Bá Đệ, NXB Đại học sư phạm, HN, 2005. Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT NXB Đại học sư phạm, HN, 2014. Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp liên môn, Lĩnh vực: Khoa học xã hội dành cho CBQL và giáo viên Trung học phổ thông, Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội, 2015. Tài liệu tập huấn Xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Bộ Giáo dục và đào tạo, HN, 2014. Tranh ảnh về các khó khăn của nước ta và các biện pháp giải quyết khó khăn của chính quyền cách mạng trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. 9 |
- Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia.com). Bộ câu hỏi định hướng và đáp án. Các website: + Google.com.vn + Wikipedia.com 5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Sử dụng phần mềm Microsoft Office Power Point 2013 trong thiết kế bài giảng điện tử của giáo viên và các sản phẩm nhóm của học sinh khi thuyết trình về các biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng, Chính phủ ta mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word 2013, Microsoft Office Excel 2013 trong việc thiết kế bài giảng điện tử của giáo viên và tổng hợp kết quả kiểm tra hoạt động nhóm của học sinh. Sử dụng phần mềm Produce Proshow 8.0 để tạo video hoạt động nhóm của học sinh. Sử dụng phần mềm Mind Manager 9.0 để vẽ sơ đồ tư duy làm sản phẩm nhóm của học sinh. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 6.1. Thời lượng dự kiến Dự án này được thực hiện trong 02 tiết và 01 tuần chuẩn bị. 6.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 6.2.1 Giáo viên Máy tính xách tay, máy chiếu. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng. Phân nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm và danh sách các tài liệu tham khảo cho học sinh. Xây dựng giáo án mẫu, các mẫu phiếu học tập, phiếu K W L, các phiếu đánh giá dự án như phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh của giáo viên, phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm, phiếu đánh giá chung của giáo viên. Xây dựng sơ đồ tư duy về biện pháp xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, sơ đồ tư duy về đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Hoàn thành phiếu giáo viên đánh giá. 6.2.2 Học sinh Lập kế hoạch thực hiện dự án của nhóm. Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án nhóm. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập dưới dạng bài Power Point. Tập thuyết trình, tìm kiếm các nguồn tài liệu, tranh ảnh liên quan tới nội dung của dự án để chuẩn bị cho thảo luận. Hoàn thành các phiếu học tập, phiếu K W L và phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm. 10 |
- Sử dụng các phần mềm Microsoft Office Power Point, phần mềm tạo video Produce Proshow 8.0 và phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Mind Manager 9.0 6.3. Hoạt động dạy và học TIẾT 26 I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Giúp học sinh Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trình bày được những biện pháp của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết những khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến: xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Nêu được những kết quả chủ yếu đạt được trong việc giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hiểu được ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, rút ra bài học kinh nghiệm gì? Bài học đó được vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ, kênh hình lịch sử. Rèn luyện kĩ năng tái hiện, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề của bài học. 3. Về thái độ Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội Tổ quốc của bọn phản cách mạng. Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Hình thành ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nhất là ý thức lao động và cống hiến. 4. Năng lực hình thành Năng lực thực hành bộ môn lịch sử. Năng lực tái hiện, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tự học. Năng lực sáng tạo Năng lực tự quản lí Năng lực giao tiếp Năng lực hợp tác Năng lực sử dụng công nghệ thông tin Năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn. 11 |
- II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên Máy tính, máy chiếu, giáo án, các slide bài giảng của giáo viên. Các phiếu học tập, KWL. Các slide kết quả thảo luận nhóm của học sinh. 2. Chuẩn bị của học sinh Nhóm 1: + Đáp án bộ câu hỏi định hướng. + Các slide kết quả thảo luận nhóm về các nội dung: Những kết quả chủ yếu đạt được trong bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sơ đồ tư duy về xây dựng chính quyền cách mạng. Nhóm 2: + Đáp án bộ câu hỏi định hướng. + Các slide kết quả thảo luận nhóm về các nội dung: biện pháp giải quyết nạn đói, kết quả, sơ đồ tư duy về giải quyết nạn đói. Nhóm 3: + Đáp án bộ câu hỏi định hướng. + Các silde kết quả thảo luận nhóm về các nội dung: biện pháp giải quyết nạn dốt, kết quả, sơ đồ tư duy về giải quyết nạn dốt. Nhóm 4: + Đáp án bộ câu hỏi định hướng. + Các slide kết quả thảo luận nhóm về các nội dung: biện pháp giải quyết khó khăn về tài chính, kết quả, sơ đồ tư duy về giải quyết khó khăn về tài chính. Thông qua sách giáo khoa các môn: Lịch sử 12 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. Lịch sử 12 Cơ bản (Sách giáo viên) NXB Giáo dục, HN, 2008. Ngữ văn 12 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. Giáo dục công dân 10 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. Giáo dục công dân 11 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. Giáo dục công dân 12 Cơ bản NXB Giáo dục, HN, 2008. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 12 NXB Giáo dục, HN, 2010. Hướng dẫn ôn thi đại học và cao đẳng môn Lịch sử, Phan Ngọc Liên Trần Bá Đệ, NXB Đại học sư phạm, HN, 2005. Tranh ảnh về các khó khăn của nước ta và các biện pháp giải quyết khó khăn của chính quyền cách mạng trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia.com). Tin học, ứng dụng công nghệ thông tin: + Phần mềm Power Point. + Phần mềm Microsoft Word. + Phần mềm Mind Manager 9.0 Các website: 12 |
- + Google.com.vn + Wikipedia.com III. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá 1. Phương pháp kĩ thuật dạy học Phương pháp dạy học: + Dạy học giải quyết vấn đề. + Dạy học theo dự án. Kĩ thuật dạy học: + Vấn đáp. + Thuyết trình. + Thảo luận nhóm. + K W L. 2. Kiểm tra đánh giá Thông qua sản phẩm các nhóm thực hiện dự án. Thông qua thuyết trình sản phẩm các nhóm. Thông qua phiếu K W L. IV. Tiến trình tổ chức dạy và học 1. Xây dựng ý tưởng dự án. Quyết định chủ đề (được tiến hành trong vòng 10 phút sau khi giáo viên dạy xong bài 16 tiết 25: “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1939 1945)”). Giáo viên giới thiệu về phiếu KWL, hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước ở nhà những thông tin ở cột K (về bài 17 tiết 26). PHIẾU KWL Tên bài học: Tên học sinh: Lớp: Trường: K W L (Những điều đã biết) (Những điều muốn biết) (Những điều đã học được) Tìm hiểu trước nội dung bài học. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Giáo viên giới thiệu cho cả lớp về nội dung thực hiện dự án: “Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính”, các nhóm đề xuất ý tưởng dự án. Các nhóm lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu của dự án: + Nhóm 1: Xây dựng chính quyền cách mạng (Những kết quả chủ yếu đạt được). + Nhóm 2: Giải quyết nạn đói (Biện pháp trước mắt, biện pháp lâu dài và kết quả). + Nhóm 3: Giải quyết nạn dốt (Biện pháp trước mắt, biện pháp lâu dài và kết quả). 13 |
- + Nhóm 4: Giải quyết khó khăn về tài chính (Biện pháp trước mắt, biện pháp lâu dài và kết quả). 2. Giáo viên đưa ra bảng tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo dự án, bảng đánh giá mức độ tham gia ho ạt động của các thành viên trong nhóm và tiêu chí đánh giá Sổ theo dõi dự án của nhóm học sinh (đượ c tiến hành trong vòng 10 phút sau khi giáo viên dạy xong bài 16 tiết 25: “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 1945)”). PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN NHÓM HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN Họ và tên người đánh giá: Nhóm: Lớp: Trường: Tên chủ đề: Mục đánh giá Tiêu chí Kết quả Chi tiết Điểm tối đa Đánh giá bài trình Nội dung 4 bày của nhóm (tối Hình thức 2 đa 10 điểm) Thuyết trình 2 Sơ đồ tư duy (nếu có) 2 Tổng Sổ theo dõi công Tổ chức dữ liệu 3 việc (tối đa 10 Nội dung 4 điểm) Hình thức 3 Tổng PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM (Phiếu này dành cho học sinh tự đánh giá và dành cho các học sinh trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau) Họ tên người đánh giá: Nhóm: Lớp: Trường: 3 = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm. 2 = Trung bình. 1 = Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm. 0 = Không giúp ích gì cho nhóm. Thàn Nhiệt Tinh Tham gia Đưa ra ý Đóng Hiệu Tổng h viên tình thần tổ chức kiến có góp quả điểm trách hợp quản lí giá trị trong công nhiệm tác, tôn nhóm việc việc trọng hoàn lắng thành nghe sản 14 |
- phẩm TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỔ THEO DÕI DỰ ÁN CỦA NHÓM HỌC SINH Tiêu chí Nội dung Làm việc đúng kế hoạch, thái độ tích cực, sôi nổi. Phân công công việc hợp lí. Có đầy đủ biên bản thảo luận của các buổi họp nhóm. Có đầy đủ dữ liệu, hình ảnh, bài báo hoặc các trang web tham khảo. Biết đánh giá, nhìn nhận lại quá trình thực hiện dự án. Hình Trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học. thức Hình ảnh minh họa có chọn lọc, có thẩm mĩ. 3. Thực hiện dự án (thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp) 3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án Các nhóm học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ, trao đổi cách thực hiện, thời gian hoàn thành ... theo Sổ theo dõi dự án và báo cáo giáo viên thường xuyên. Các nhóm tự bố trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ. Biên bản thảo luận họp nhóm được ghi đầy đủ trong Sổ theo dõi dự án. Triển khai thực hiện dự án (1 tuần) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15 |
- Theo dõi học sinh thực hiện, Các nhóm xây dựng kế hoạch làm hướng dẫn học sinh, kịp thời tháo việc. gỡ những vướng mắc. Thực hiện dự án: thu thập thông tin Giáo viên cung cấp cho học sinh dưới nhiều hình thức, tổng hợp kết các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có). quả thu thập, phân tích và xử lý thông tin và viết báo cáo. Trao đổi với giáo viên về những khó khăn trong quá trình thực hiện qua điện thoại, email hoặc gặp trực tiếp. Thảo luận, sửa chữa và hoàn chỉnh sản phẩm. Kế hoạch thực hiện các công việc Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Th Công việc ứ 7 Tìm kiếm và thu thập tài x liệu Tổng hợp kết quả thu x thập Phân tích và xử lý thông tin x Viết báo cáo bằng X PowerPoint Thảo luận để hoàn thiện x Trình bày sản phẩm x 3.2. Thực hiện dự án Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Tìm kiếm và thu thập tài liệu thông qua sách báo, thư viện, internet … Tổng hợp kết quả thu thập của các thành viên trong nhóm, phân tích và xử lý thông tin. Viết báo cáo và thảo luận để hoàn thiện sản phẩm nhóm. Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày Power Point, sơ đồ tư duy, tranh ảnh … Các nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm để thuyết trình sản phẩm nhóm. 4. Tiến trình tổ chức dạy và học trên lớp 4.1. Ổn định tổ chức lớp 4.2. Kiểm tra bài cũ Giáo viên sử dụng câu hỏi: Nối sự kiện ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho phù hợp Cột A Đáp án Cột B 16 |
- 1. Ngày 15/8/1945 a. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn giành thắng lợi. 2. Ngày 19/8/1945 b. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. 3. Ngày 23/8/1945 c. Giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. 4. Ngày 25/8/1945 d. Trong suốt 15 năm. 5. Ngày 30/8/1945 e. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. 6. Bắc Giang, Hải Dương, Hà f. Cuộc khởi nghĩa giành chính Tĩnh, Quảng Nam. quyền ở Hà Nội giành thắng lợi. 7. Thắng lợi của Cách mạng g. Cuộc khởi nghĩa giành chính tháng Tám là sự chuẩn bị quyền ở Huế giành thắng lợi. h. Tất yếu đầu tiên cho những thắng lợi sau này của Đảng ta. Đáp án: Cột A Đáp án Cột B 1. Ngày 15/8/1945 1 e a. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn giành thắng lợi. 2. Ngày 19/8/1945 2 f b. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. 3. Ngày 23/8/1945 3 g c. Giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. 4. Ngày 25/8/1945 4 a d. Trong suốt 15 năm. 5. Ngày 30/8/1945 5 b e. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. 6. Bắc Giang, Hải Dương, Hà 6 c f. Cuộc khởi nghĩa giành chính Tĩnh, Quảng Nam. quyền ở Hà Nội giành thắng lợi. 7. Thắng lợi của Cách mạng 7 d g. Cuộc khởi nghĩa giành chính tháng Tám là sự chuẩn bị quyền ở Huế giành thắng lợi. h. Tất yếu đầu tiên cho những thắng lợi sau này của Đảng ta. 4.3. Bài mới Giới thiệu bài: Giáo viên đặt câu hỏi: (?) Thành quả to lớn mà Cách mạng tháng Tám đã đạt được là gì? Học sinh sẽ đưa ra nhiều phương án trả lời khác nhau và giải thích lí do vì sao có sự lựa chọn như vậy. Giáo viên chốt vấn đề: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước 17 |
- ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Vì thế, thành tựu to lớn của Cách mạng tháng Tám là Việt Nam hoàn toàn độc lập và chính quyền về tay nhân dân. Tuy nhiên, Lênin từng nói: “Việc giành chính quyền đã khó, việc bảo vệ chính quyền lại càng khó hơn”. Vậy nhân dân ta phải tiếp tục làm gì để xây dựng và bảo vệ chính quyền hay chính là bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình xây dựng và bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám trong những ngày đầu sau khi Cách mạng tháng Tám thành công thông qua bài 17 tiết 26: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”. Giáo viên phát phiếu KWL và hướng dẫn học sinh hoàn thiện phiếu. PHIẾU KWL Tên bài học: Tên học sinh: Lớp: Trường: K W L (Những điều đã biết) (Những điều muốn (Những điều đã học biết) được) Trong đó, cột K (Những điều đã biêt): Học sinh đã hoàn thiện ở nhà. Cột W (Những điều muốn biết): Học sinh hoàn thiện ngay sau khi giáo viên phát phiếu. Cột L (Những điều đã học được): Học sinh hoàn thiện sau khi học xong. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh. PHIẾU HỌC TẬP BÀI 17 TIẾT 26 NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 Họ và tên: ………………………………………… Lớp: ……… Trường: …………………………….. I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 1. Thuận lợi Nhân dân đã giành…………………….nhân dân gắn bó với……………. Cách mạng nước ta có ……, đứng đầu là ……………………… lãnh đạo. Hệ thống đang hình thành,phong trào…………………………………đang phát triển. 2. Khó khăn * Giặc ngoại xâm và nội phản: Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân ………………………. cùng bọn tay sai kéo vào đóng ở …………… và hầu hết các tỉnh. Vĩ tuyến 16 trở vào Nam: ……………. tạo điều kiện cho ……… quay trở lại xâm lược. Cả nước còn ……… quân Nhật chờ giải giáp. 18 |
- => Cùng một lúc, cách mạng nước ta phải đối phó ………………………………… * Chính trị: Chính quyền cách mạng vừa mới………………, chưa được ……………… Lực lượng vũ trang còn ……………….. * Kinh tế: Nông nghiệp ………….. , lại bị ………………………………….; hậu quả của ……………… cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa khắc phục được; lũ lụt, hạn hán => Nửa tổng số ruộng đất không …………………. được. Công nghiệp chưa kịp phục hồi …………… * Xã hội: ……………………………….. gặp nhiều khó khăn. * Tài chính: Ngân sách nhà nước hầu như ………………….. , chính quyền cách mạng chưa quản lí được ……………………….. * Văn hóa Giáo dục: Văn hóa, giáo dục lạc hậu. Hơn ……………………. không biết chữ. => Nước ta rơi vào tình thế ……………………………………………………….. II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH 1. Xây dựng chính quyền cách mạng * Chính trị: Ngày 6/1/1946, cả nước tiến hành ……………………. và bầu được ………….. đại biểu vào Quốc hội à ………………………. trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện ………………………… Ngày ………….. , Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách …………………………………….. do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập ra ban dự thảo ……………….. Ngày 9/11/1946, thông qua ………………………………………. của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. * Quân sự: Tháng 9/1945, Việt Nam giải phóng quân đổi thành……………………… Ngày 22/5/1946, Vệ quốc đoàn đổi thành ………………………………… * Ý nghĩa: Giáng m ột đòn mạnh vào…………………………………………………… Giúp chúng ta củng cố ……………, xây dựng ………………, là yếu tố quan trọng giải quyết khó khăn về sau. 2. Giải quyết nạn đói Biện pháp trước mắt: + Tổ chức …………….. , điều hòa ……………. giữa các địa phương. + Kêu gọi nhân dân cả nước lập…………………….. , tổ chức ……………. 19 |
- Biện pháp lâu dài: + Đẩy mạnh …………………………. + Bãi bỏ …………… và các thứ thuế vô lí khác; giảm tô …… % và giảm thuế ruộng đất …….. %. Kết quả: sản xuất nông nghiệp nhanh chóng …………….. , nạn đói được ………... 3. Giải quyết nạn dốt Biện pháp trước mắt: + Ngày 8/9/1945,Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập …………….. + Kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào……………………………. Biện pháp lâu dài: + Trường học các cấp …………………………. sớm được khai giảng. + Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần …………. Kết quả: Từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần ……………… lớp học, xóa mù chữ cho hơn ……………. người. 4. Giải quyết khó khăn về tài chính Biện pháp trước mắt: + Kêu gọi tinh thần ……………………………. của nhân dân. + Tổ chức phong trào ……………………, xây dựng …………………….. Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, lưu hành ………………… trong cả nước. Kết quả: Nhân dân đóng góp ……….. vàng, ………… đồng vào “Quỹ độc lập”, ………….. đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 * Hình thức: Hoạt động cả lớp, cá nhân. * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề; phát vấn, học sinh suy nghĩ, trình bày ý kiến; giáo viên nhận xét, kết luận. * Tiến trình Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm Tích hợp Lịch sử Lịch sử; Lịch sử Địa I. Tình hình nước ta sau lý; Lịch sử Ngữ văn. Cách mạng tháng Tám năm Hoạt động cả lớp, cá nhân. 1945 GV nêu câu hỏi: Sau khi Cách mạng tháng 1. Thuận lợi Tám 1945 thành công, nước ta có những thuận lợi cơ bản nào? Theo em, thuận lợi nào là cơ bản nhất. HS tìm hiểu SGK, suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý (có 3 20 |
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 57 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 82 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn