Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa phương huyện Tương Dương thông qua bài phân bón hóa học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT
lượt xem 2
download
Mục đích của sáng kiến là giúp học sinh hiểu biết về tính chất, tác dụng và sự cần thiết của phân bón hóa học đối với cây trồng. Thông qua bài học học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu thực tiễn tại địa phương giúp học sinh có hứng thú học tập bộ môn hóa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa phương huyện Tương Dương thông qua bài phân bón hóa học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT
- Së GD & §T TØNH NGHÖ AN tr-êng thpt T¦¥NG D¦¥NG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “Dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa phương huyện Tương Dương thông qua bài phân bón hóa học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT” Lĩnh vực: HÓA HỌC 11 Tên tác giả: Lô Thị Huyền 1
- MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2 II. NỘI DUNG ................................................................................................ 2 1. Tổng quan ................................................................................................... 2 1.1. Định nghĩa phân bón ................................................................................ 2 1.2. Các loại phân bón..................................................................................... 4 1.2.1. Phân đạm ............................................................................................... 4 1.2.2. Phân lân ................................................................................................. 4 1.2.3. Phân kali................................................................................................ 5 1.2.4. Các loại phân khác ................................................................................ 5 1.3. Cách bón các loại phân bón hóa học ....................................................... 6 1.4. Các năng lực và phẩm chất cần đạt của học sinh THPT ......................... 6 2.Thực trạng dạy học Hoá học bài “Phân bón hóa học” tại trường THPT Tương Dương 1 và tìm hiểu các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Tương Dương …………………………………………………………..10 3. Giải pháp và tổ chức dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa phương huyện Tương Dương thông qua bài phân bón hóa học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT…………………………………………………………11 3.1. Giải pháp……………………………………………………………..11 3.2. Tổ chức thực hiện .................................................................................. 12 3.3. Đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại địa phương của học sinh sau khi học bài phân bón hóa học ................. 23 III. KẾT LUẬN ............................................................................................. 25 1. Kết luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 25 2. Kiến nghị và đề xuất ................................................................................. 26 2
- I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay khi mục tiêu giáo dục của Đảng nhà nước đặt ra cũng như nhu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực, phẩm chất tốt. Không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà phải lĩnh hội được con đường, phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó cũng như biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để học sinh thấy các kiến thức mình học là những kiến thức cần thiết, không xa rời thực tiễn mà nó gần gũi với chính từng gia đình mỗi em học sinh. Từ đó học sinh hình thành nhu cầu, hứng thú đem lại hiệu quả học tập cao. Trong quá trình dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp với đối tượng học sinh là rất cần thiết. Đặc biệt đối với bộ môn hóa học thì yêu cầu học phải gắn liền với thực tiễn để đem lại hiệu quả học tập và tạo khả năng hứng thú cho học sinh. Xuất phát từ thực tiễn trường THPT Tương Dương 1 là trường đóng trên địa bàn huyện Tương Dương một huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An nơi đa số gia đình các em học sinh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt mấy năm gần đây huyện Tương Dương đã chủ trương đưa các giống cây trồng như nghệ, chanh leo, gừng, ngô, lạc…đến từng xã, từng bản làng, hướng dẫn người dân tham gia trồng trọt và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để đem lại năng suất cho cây trồng thì không thể thiếu phân bón hóa học. Vì vậy việc dạy học phân bón hóa học giúp học sinh hiểu tính chất và ứng dụng của các loại phân bón từ đó các em có thể về trải nghiệm tại địa phương cũng như trên chính những mảnh vườn của gia đình mình. Thông qua đó các em có thể tuyên truyền phổ biến đến người thân biết sử dụng phân bón hóa học đúng cách và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh khi học bài phân bón hóa học tôi đã chọn đề tài “Dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa phương huyện Tương Dương thông qua bài phân bón hóa học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT” 2. Mục đích nghiên cứu - Học sinh hiểu biết về tính chất, tác dụng và sự cần thiết của phân bón hóa học đối với cây trồng. - Thông qua bài học học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu thực tiễn tại địa phương giúp học sinh có hứng thú học tập bộ môn hóa học. 3
- - Từ kết quả trải nghiệm của học sinh giúp giáo viên đánh giá được năng lực, phẩm chất của học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu áp dụng cho các đối tượng học sinh THPT sinh sống ở các vùng miền mà địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học. - Nghiên cứu những tài liệu về lý luận dạy học bộ môn, hệ thống các phương pháp dạy học tích cực, các tài liệu về dạy học tích cực. - Nghiên cứu sách giáo khoa Hoá học và các tài liệu có liên quan nội dung phần “Phân bón hóa học”. b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra cơ bản về thực trạng dạy và học Hoá học bài “Phân bón hóa học” trường THPT Tương Dương 1 và tìm hiểu các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Tương Dương. - Thăm dò, khảo sát, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh về nội dung, khối lượng kiến thức, cách dạy, học và sử dụng kiến thức “Phân bón hóa học” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất. c) Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh sau khi học bài phân bón hóa học. II. NỘI DUNG 1.Tổng quan 1.1. Định nghĩa phân bón hóa học Khái niệm: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K). Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)… 4
- Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl) + Chất đạm(N) - Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém… - Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đổ ngã, sâu bệnh dễ phá hại… + Chất Lân (P) - Khi thiếu: rễ phát triển kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây; trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư… - Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. . + Chất Kali: (K) - Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy; thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi. - Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi. + Chất Canxi(Ca): - Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối… - Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu… + Chất lưu huỳnh(S);Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm; lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết (thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên) + Chất Ma-nhê (Mg): - Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển… - Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng… + Chất Bo(B): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ cải thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém. 5
- + Chất đồng(Cu): Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây; giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh… + Chất Kẽm (Zn): Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm. + Molipden(Mo): Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo; cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do 1.2. Các loại phân bón hóa học * Có ba loại phân bón hóa học chính là: Phân đạm, phân lân và phân kali. 1.2.1. Phân đạm Tên Chât tiêu Tác dụng với Ưu – Nhược điểm PP điều chế phân biểu cây trồng Độ dinh dưỡng 1.Phân NH4Cl, Cho amoniac tác - Cung cấp N * Ưu điểm:+ Dùng để bón đạm (NH4)2SO4 dụng với dung dịch dưới dạng NH4+ cho các loại đất kiềm amoni NH4NO3… axit. cho cây * Nhược : + Làm đất chua 2NH3 + H2SO4 → - Tác dụng : *:Độ dinh dưỡng % N (NH4)2SO4 kích thích quá 20% trình sinh * Chú ý: Không bón với vôi trưởng của cây , tăng tỉ lệ protêin thực vật . 2. Phân NaNO3, muối cacbonat + - Cung cấp N *Ưu:+ Có môi trường trung đạm Ca(NO3)2 axit nitric. dưới dạng NO3- tính ,phù hợp với đất chua và nitrat …. CaCO3 + HNO3 → cho cây mặn Ca(NO3)2 + CO2 + * Nhược: dễ chảy rữa và dễ H2O bị rửa trôi. * Độ dinh dưỡng % N trong Ca(NO3)2: 13~ 15% 3. Urê NH2)2CO CO + 2NH3 → - Cung cấp N *Ưu: urê có môi trường (NH2)2CO + H2O dưới dạng NH4+ trung tính, phù hợp với nhiều cho cây do khi loại đất tan trong nước - *Độ dinh dưỡng %N lớn: > (NH4)2CO3 khoảng 46% nên được dùng nhiều. 1.2.2. Phân lân Tên phân lân Chất tiêu biểu PP điều chế Ưu - Nhược ( thành phần điểm chính) Và độ dinh dưỡng 6
- 1. Ca(H2PO4)2 và Ca3(PO4)2+2H2SO4→Ca(H2PO4)2 * Nhược: Nhiều Supephotphat CaSO4 không + 2CaSO4 CaSO4 nên ít tan và đơn tan tan chậm 14 20% P2O5 2. Ca(H2PO4)2 Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 *Ưu: Chứa 40 Supephotphat + 3 CaSO4 50% P2O5 (độ dinh kép dưỡng cao) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → Dễ tan hơn 3Ca(H2 PO4)2 3. Phân lân Hỗn hợp phốt Trộn bột quặng apatit với đá xà *Ưu: Không tan nung chảy phát và silicat vân( thành phần chính là nên ít bị rủa trôi của canxi và MgSiO3) * Nhược : Phân lân magie nung chảy chỉ thích hợp với đất chua. 1.2.3. Phân kali + Cung cấp K cho cây dưới dạng K+. + Thúc đẩy quá trình tạo đường, bột, chất xơ, dầu, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn. + Đánh giá theo %(m)K2O tương ứng với lượng K có trong phân. + Chủ yếu dùng KCl, K2SO4, tro thực vật (K2CO3). 1.2.4. Một số loại phân khác a. Phân hỗn hợp và phân phức hợp - Là loại phân chứa đồng thời hai hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản . * Phân hỗn hợp : - Chứa cả 3 nguyên tố N , P , K được gọi là phân NPK - Nó được trộn từ các phân đơn theo tỉ lệ N:P:K nhất định tuỳ theo loại đất trồng . * Phân phức hợp : là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học của các chất Sản xuất bằng tương tác hoá học của các chất . b. Phân vi lượng - Cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố như Bo, kẽm , Mn , Cu , Mo … - Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ . - Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc hữu cơ . 7
- 1.3. Cách bón các loại phân bón hóa học . Phân Đạm : Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau,thường được bón sớm lúc cây còn non. Phân Lân: Cần nhiều cho cây lấy thân, củ, hoa: cây họ đậu, mía…, dùng khi bón lót. Phân Kali: Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: Bưởi, xoài, dưa chuột, khoai tây, cam, quýt….Bón vào lúc cây có quả làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc đẹp. 1. 4. Các năng lực và phẩm chất cần đạt của học sinh THPT Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: - Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh. - Năng lực chuyên biệt của môn hóa học trong nhà trường THPT Bảng mô tả những năng lực chuyên biệt của môn hóa học NĂNG LỰC CHUYÊN Mô tả các năng lực Các mức độ thể hiện BIỆT a) Nghe và hiểu được nội dung các thuật Năng lực sử dụng ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học ; biểu tượng hóa học (Kí hiệu, hình vẽ, mô 1. Năng lực sử hình cấu trúc phân tử các chất, liên kết hóa Năng lực sử dụng học…) dụng ngôn ngữ thuật ngữ hóa học; hóa học b) Viết và biểu diễn đúng công thức hóa Năng lực sử dụng học của các hợp chất vô cơ và hữu cơ, các danh pháp hóa học. dạng công thức (CTPT, CT CT, CT lập thể…), đồng đẳng, đồng phân…. 8
- c) Hiểu và rút ra được các quy tắc đọc tên và đọc đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ. d) Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng. e) Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tình huống mới. - Hiểu và thực hiện đúng nội quy, quy tắc an toàn PTN - Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ và hóa chất để làm TN - Hiểu được tác dụng và cấu tạo của các dụng cụ và hóa chất cần thiết để làm TN - Năng lực tiến hành - Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần thí nghiệm, sử dụng thiết chuẩn bị cho các TN. TN an toàn; - Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng - Năng lực quan TN, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, 2. Năng lực sát, mô tả , giải thích biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp . thực hành hóa các hiện tượng TN và học bao gồm: - Tiến hành độc lập một số TN hóa học đơn rút ra kết luận. giản - Năng lực xử lý thông tin liên quan - Tiến hành có sự hỗ trợ của giáo viên một đến TN số thí nghiệm hóa học phức tạp. - Biết cách quan sát, nhận ra được các hiện tượng TN Mô tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm. Giải thích một cách khoa học các hiện tượng thí nghiệm đã xảy ra, viết được các PTHH và rút ra những kết luận cần thiết. Tính toán theo khối a) Vận dụng được thành thạo phương pháp 3. Năng lực lượng chất tham gia bảo toàn ( bảo toàn khối lượng, bảo toàn tính toán và tạo thành sau phản điện tích, bảo toàn electron... trong việc ứng. tính toán giải các bài toán hóa học. 9
- c) Xác định mối tương quan giữa các Tính toán theo mol chất hóa học tham gia vào phản ứng với chất tham gia và tạo các thuật toán để giải được với các dạng bài thành sau phản ứng toán hóa học đơn giản. Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập c) Sử dụng được thành thạo phương pháp được mối quan đại số trong toán học và mối liên hệ với các hệ giữa kiến thức hóa kiến thức hóa học để giải các bài toán hóa học với các phép học. toán học. d) Sử dụng hiệu quả các thuật toán để biện . luận và tính toán các dạng bài toán hóa học và áp dụng trong các tình huống thực tiễn. a) Phân tích được tình huống trong học a) Phân tích được tình huống trong học tập, tập môn hóa học; trong cuộc sống; Phát hiện và nêu được tình huống có Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề vấn đề trong học tập trong học tập, trong cuộc sống. môn hóa học b) Xác định được và biết tìm hiểu các 4. Năng lực b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liên thông tin liên quan giải quyết vấn đến vấn đề phát hiện quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề đề thông qua trong các chủ đề hóa hóa học ; môn hóa học học; c) Đề xuất được giải c) Đề xuất được giả thuyết khoa học khác pháp giải quyết vấn nhau. đề đã phát hiện. - Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề - Lập được kế hoạch đặt ra trên cơ sở biết kết hợp các thao tác để giải quyết một số tư duy và các PP phán đoán, tự phân tích, vấn đề đơn giản tự giải quyết đúng với những vấn đề mới. -Thực hiện được kế - Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc hoạch đã đề ra có sự hợp tác trong nhóm. 10
- hỗ trợ của GV d) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù d) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải hợp của giải pháp quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và thực hiện đó. tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới. Đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất. a) Có năng lực hệ thống hóa kiến thức , phân loại kiến thức hóa học , hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến a) Có năng lực hệ thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức thống hóa kiến thức. chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. b) Định hướng được các kiến thức hóa học b) Năng lực phân một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến tích tổng hợp các 5) Năng lực thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến kiến thức hóa học vận dụng kiến vận dụng vào cuộc thức hóa học đó được ứng dụng trong các thức hoá học sống thực tiễn lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc vào cuộc sống sống, tự nhiên và xã hội. c) Năng lực phát hiện c) Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng các nội dung kiến của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, thức hóa học được sinh hoạt, y học, sức khỏe, KH thường ứng dụng trong các thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và vấn để các lĩnh vực môi trường. khác nhau d) Năng lực phát d) Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện các vấn đề trong hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng thực tiễn và sử dụng của hóa học trong cuộc sống và trong các kiến thức hóa học để lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức 11
- giải thích. hóa học và các kiến thức liên môn khác. e) Chủ động sáng tạo lựa chọn phương e) Năng lực độc lập pháp, cách thức giải quyết vấn đề. Có năng sáng tạo trong việc lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các xử lý các vấn đề thực vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống tiễn thực tiễn và bước đầu biết tham gia NCKH để giải quyết các vấn đề đó. 2. Thực trạng dạy học Hoá học bài “Phân bón hóa học” tại trường THPT Tương Dương 1 và tìm hiểu các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Tương Dương a) Thuận lợi - Khoảng 90 % Học sinh THPT Tương Dương 1 gia đình đều làm nông nghiệp. Từ nhỏ các em đã cùng gia đình lên nương làm rẫy, công việc làm nông không mấy xa lạ đối với các em nên việc để các em được nghiên cứu thực tế sau bài học sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong từng địa phương của các em học sinh rất tốt nên việc giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm rất thuận lợi. - Học sinh cập nhật công nghệ thông tin khá tốt. - Huyện Tương Dương luôn chú trọng đến phát triển nông nghiệp nên đã đưa ra chủ trương sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất tạo thành vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao như chanh leo, nghệ, gừng, kinh tế vườn… mang lại thu nhập cho người dân. Nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ đó học sinh có điều kiện tham gia học tập giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. b) Khó khăn - Một thực trạng vẫn tồn tại ở học sinh THPT miền núi đó là việc dạy và học vẫn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử hầu hết học sinh chỉ học lý thuyết trong sách vở ít thực hành trong thực tiễn, không quan tâm đến lợi ích của việc học hóa học đối với cuộc sống hàng ngày, học sinh không có hứng thú học tập. - Học sinh miền núi ngại giao tiếp, học hỏi. - Kĩ năng tính toán làm bài tập liên quan đến bộ môn hóa học của học sinh còn yếu nên chủ yếu cách truyền thụ cho học sinh chỉ ở mức độ nhận biết, thông 12
- hiểu việc để sau mỗi bài học học sinh tự vận dụng vào thực tiễn đối với học sinh miền núi là khó khăn. - Phương pháp dạy học truyền thống theo hướng truyền thụ một chiều đã ăn sâu vào tiềm thức của đội ngũ giáo viên chúng ta như một quán tính, một thói quen khó sửa. Giáo viên chưa tạo cho học sinh có hành động thiết thực sau mỗi bài học. - Cách thức kiểm tra, đánh giá hiện nay thật sự là một rào cản cho việc đổi mới phương pháp dạy và học. Việc đánh giá học sinh chỉ nhằm kiểm tra sự ghi nhớ, thuộc bài của học sinh chưa đánh giá đầy đủ năng lực, phẩm chất của học sinh. Để nâng cao nhận thức cho học sinh THPT miền núi về ý nghĩa và tầm quan trọng của phân bón hóa học đối với sự phát triển kinh tế cần tạo môi trường học tập ở đó học sinh được trải nghiệm được tự tay giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ đó các em vừa kiểm nghiệm kiến thức đã học vừa biết vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày của các em. 3. Giải pháp và tổ chức dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa phương huyện Tương Dương thông qua bài phân bón hóa học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT 3.1. Giải pháp - Về phía giáo viên: + Định hướng cho học sinh cách nghiên cứu tài liệu, tổ chức các nhóm học sinh theo từng địa phương và giao nhiệm vụ cho từng nhóm để học sinh dễ tìm hiểu và các nhiệm vụ giao phải phù hợp với đối tượng học sinh. + Tổng hợp các báo cáo của học sinh và trả lời kịp thời những khó khăn của học sinh - Về phía học sinh: + Nghiên cứu sách giáo khoa và tìm hiểu nội dung chính của bài học và hoàn thành phiếu học tập. + Học sinh tự tìm hiểu thực tế và nghiên cứu các tài liệu trong sách, các tạp chí, các thông tin trên mạng internet sưu tầm các tư liệu về loại cây trồng ở địa phương. + Các nhóm học sinh hợp tác với nhau và vận dụng kiến thức liên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3.2. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh 13
- Giáo viên tổng hợp sơ đồ về nội dung chính của bài học về thành phần, tính chất, cách điều chế các loại phân trong bài. Học sinh hoàn thành các phiếu học tập: Phiếu học tập số 1: Chât PP Tác dụng Tên Ưu – Nhược điểm tiêu điều với cây phân Độ dinh dưỡng biểu chế trồng 1.Phân ?… ? ? * Ưu điểm: ? đạm * Nhược : ? amoni *:Độ dinh dưỡng ? * Chú ý: ? 2. Phân ? ? ? *Ưu: ? đạm * Nhược: ? nitrat * Độ dinh dưỡng: 3. Urê ? ? ? *Ưu: ? *Độ dinh dưỡng ? Phân Đạm thì cần thiết bón cho những loại cây nào?( Cây lấy lá, rau, hay cây lấy thân, lấy củ, lấy hoa, hay cây ăn quả…). Bón như thế nào cho có hiệu quả?(Bón lót, bón thúc …, vào thời điểm nào) Phiếu học tập số 2: Tên phân lân Chất tiêu PP điều chế Ưu - Nhược điểm biểu (thành Và độ dinh dưỡng phần chính) 1. ? ? * Nhược: ? Supephotphat đơn 14
- 2. ? ? *Ưu: ? Supephotphat kép 3. Phân lân ? ? *Ưu: ? nung chảy * Nhược : ? Phân Lân thì cần thiết bón cho những loại cây nào?( Cây lấy lá, rau, hay cây lấy thân, lấy củ, lấy hoa, hay cây ăn quả…). Bón như thế nào cho có hiệu quả?(Bón lót, bón thúc …, vào thời điểm nào) Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu các ý sau: - Việc bón phân kali bổ sung cho cây những nguyên tố nào? Cây hấp thụ phân kali dưới dạng nào? - Ðánh giá độ dinh dưỡng của phân kali như thế nào? - Phân Kali thì cần thiết bón cho những loại cây nào?( Cây lấy lá, rau, hay cây lấy thân, lấy củ, lấy hoa, hay cây ăn quả…). Bón như thế nào cho có hiệu quả?(Bón lót, bón thúc …, vào thời điểm nào) Phiếu học tập số 4: Chúng ta cần bón phân hóa học như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? - Phân Đạm thì cần thiết bón cho những loại cây nào? - Phân Lân thì cần thiết bón cho những loại cây nào? - Phân Kali thì cần thiết bón cho những loại cây nào? (Cây lấy lá, rau, hay cây lấy thân, lấy củ, lấy hoa, hay cây ăn quả…) Bón như thế nào cho có hiệu quả?(Bón lót, bón thúc …, vào thời điểm nào) Từ những kiến thức tổng hợp trong phiếu học tập học sinh áp dụng vào nghiên cứu cách chăm bón phân bón cho từng loại cây trồng tại địa phương. Nhóm học sinh tại xã Tam Hợp – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây nghệ vàng Nhóm học sinh xã Nhôn Mai – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây chanh leo Nhóm học sinh xã Lưu Kiền – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây Gừng Nhóm học sinh xã Tam Thái – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây Ngô Nhóm học sinh xã Tam Thái – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây lúa Các nhóm tổng hợp theo báo cáo sau: Cây trồng nghiên cứu: Địa điểm trồng: 15
- Các loại phân Công thức Cách bón Tác dụng Ảnh hưởng của phân bón được sử các loại phân của các bón đối với cây dụng tại địa phân hóa loại phân trồng, đất, môi phương học được bón hóa trường, con người? sử dụng học Cách khắc phục? Bước 2: Các nhóm học sinh nghiên cứu cây trồng tại địa phương và viết báo cáo Bước 3: Các nhóm học sinh nộp và trình bày báo cáo 16
- Báo cáo của nhóm học sinh xã Tam Thái, Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây lúa 17
- Báo cáo nhóm học sinh tại xã Tam Hợp, Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây nghệ vàng 18
- 19
- Báo cáo của nhóm học sinh nghiên cứu chanh leo tại bản Huồi Cọ Nhôn Mai 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy chương Este và Lipit thuộc chương trình Hóa học 12 cơ bản
20 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn