intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương qua chủ đề Lực ma sát phần cơ học – Vật lí 10 THPT

Chia sẻ: Buctranhdo Buctranhdo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến là giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn, tạo được không khí học tập vui vẻ, nâng cao hứng thú học tập bộ môn; Góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức, phát triển kĩ năng sống, hình thành một số phẩm chất, năng lực của học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện; Góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh, phân luồng nhân lực cho địa phương, góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương qua chủ đề Lực ma sát phần cơ học – Vật lí 10 THPT

  1. w SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 ===    === Đề tài: DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG QUA CHỦ ĐỀ “LỰC MA SÁT” PHẦN CƠ HỌC – VẬT LÍ 10 THPT Nhóm thực hiện: 1. NGUYỄN THỊ TÁM – THPT Quỳnh Lưu 1 Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0385708565 2. LÊ NGỌC NĂM – THPTNguyễn Đức Mậu Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0963679603 Năm học: 2020 – 2021 0
  2. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 2 NỘI DUNG 3 I. Cơ sở li luận 3 1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh 3 1.2 Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động 3 giáo dục, dạy học ở trường phổ thông 1.3 Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học gắn với 4 sản xuất, kinh doanh tại địa phương. 1.4 Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất kinh 5 doanh 1.5 Các hình thức dạy học , tổ chức hoạt động giáo dục gắn với sản 5 xuất kinh doanh II. Thực trạng của vấn đề 10 III. Giải pháp thực hiện 10 3.1 Xác định vấn đề cần giải quyết 11 3.2 Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học 11 3.3 Kế hoạch dạy học 12 3.4 Kiểm tra đánh giá 25 IV. Thực nghiệm sư phạm 30 PHẦN 3. KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ LỤC 38 1
  3. A- ĐẶT VẤN ĐỀ Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về các hiện tượng vật lí trong đời sống, sản xuất và trong tự nhiên. Những thành tựu của vật lí được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và ngược lại chính thực tiễn sản xuất đã thúc đẩy khoa học vật lí phát triển. Vì vậy học vật lí không chỉ đơn thuần là học lý thuyết, giải bài tập mà phải biết vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống và thực tiễn sản xuất. Mặt khác, khi sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong vai trò công cụ, thiết bị dạy học sẽ giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên sinh động, hấp dẫn; Góp phần phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh. Dạy học gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, giúp các em hiểu giá trị của lao động, chia sẻ với những khó khăn vất vả của người lao động, tôn trọng giá trị cuộc sống; Giúp học sinh nhận thức rõ vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường. Quá trình tìm hiểu, liên hệ nội dung bài học với thực tiễn sản suất giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn, tạo được không khí học tập vui vẻ, nâng cao hứng thú học tập bộ môn; Góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức, phát triển kĩ năng sống, hình thành một số phẩm chất, năng lực của học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện; Góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh, phân luồng nhân lực cho địa phương, góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW. Gần đây, việc triển khai chương trình dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh mới được triển khai thí điểm, dựa trên lí luận dạy học khoa học. Một số giáo viên đã mạnh dạn triển khai ở một số chủ đề phần “Điện học” và “Quang hình học”, thu được các kết quả khả quan, đã được rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình ra ở một số trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Tuy nhiên, trên phạm vi rộng hơn và ở các phần kiến thức khác của chương trình vật lí THPT thì còn chưa được khai thác. Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy “Các lực cơ học” nói chung và “Lực ma sát” nói riêng đều khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh: Hầu hết các giáo viên đều truyền thụ một chiều và hầu hết các học sinh đều tiếp nhận thụ động. Do đó, nếu thiết kế được phương án dạy học sinh động, hấp dẫn học sinh thì sẽ nâng cao được hiệu quả của quá trình dạy học. Với tất cả những lí do nói trên nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương qua chủ đề “Lực ma sát” phần cơ học –vật lí 10 THPT” 2
  4. B – NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều loại hình như: hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các dịch vụ khách sạn du lịch,… 1.2. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến nội dung kiến thức các môn khoa học đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục/dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học/giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Các vai trò của các thành tố của hoạt động sản xuất: 1.2.1. Vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với quá trình dạy học Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau: - Góp phần đẩy mạnh hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh - Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức - Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh - Phát triển trí tuệ của học sinh - Giáo dục nhân cách học sinh 1.2.2. Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như: 3
  5. - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng - Kỹ năng hợp tác - Kỹ năng tư duy phê phán - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kỹ năng đặt mục tiêu - Kỹ năng quản lí thời gian - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lý 1.3. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Từ kinh nghiệm triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại một số địa phương trong thời gian qua có thể đề xuất quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương như sau: Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục/dạy học Bước 5: Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học 4
  6. 1.4. Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh 1.4.1. Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu sản xuất kinh doanh Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trường phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy chuẩn bị lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung/chuyên đề của môn hoặc nhiều môn học, giáo viên cần xác định mục tiêu bài học/chuyên đề và lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó giáo viên (GV) cần xây dựng thêm một số yêu cầu về cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với học sinh (HS). 1.4.2. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo Dù tiến hành dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dạy học trong lớp học có sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác sản xuất, kinh doanh như một phương tiện dạy học. 1.5. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục gắn với sản xuất, kinh doanh 1.5.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh để tiến hành bài học a) Mô tả hình thức Theo phương án này, việc dạy học môn Vật lí với định hướng gắn với hoạt động giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở đây chủ yếu khai thác và sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh trong quá trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học. Ở đây, mục đích chính là sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Giáo viên có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện để báo cáo kết quả trên lớp. - Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh doanh của địa phương. 5
  7. - Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. - Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học. c) Ưu điểm và hạn chế Phương án này có tính khả thi là thực hiện dễ dàng trên lớp do việc kết hợp dạy lồng ghép các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh. Hạn chế là khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh. d) Một số lưu ý Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để lựa chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên giáo viên và học sinh phải chủ động chuẩn bị trước các tư liệu về sản xuất kinh doanh của cơ sở địa phương. 1.5.2. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh a) Mô tả hình thức Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học. - Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch. - Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học(NCBH). c) Ưu điểm và hạn chế Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh. GV phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đón học sinh đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. d) Một số lưu ý 6
  8. Với phương án này, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Một mặt giáo viên phải làm việc trước với cơ sở để chuẩn bị báo cáo viên, phương tiện dạy học; một mặt, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị đọc trước bài ở nhà và những việc cần làm khi thăm quan học tập tại cơ sở. Ngoài ra, sau buổi học tại cơ sở, giáo viên cần kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học nếu thấy cần thiết. 1.5.3. Tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh a) Mô tả hình thức Với phương án này, trên lớp giáo viên vẫn giảng dạy bình thường, việc gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chủ yếu thể hiện ở khâu dặn dò trước khi tổ chức thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi hướng dẫn học sinh thăm quan, học tập tại cơ sở, ngoài các nội dung thăm quan thông thường, giáo viên phải hướng học sinh liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học. - Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch. - Sinh hoạt chuyên môn thông qua NCBH. c) Ưu điểm và hạn chế Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên hệ thực tiễn đến ngành nghề sản xuất kinh doanh có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Tiết kiệm được thời gian, cơ sở vật chất hơn so với phương án dạy tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng và trong quá trình thực hiện hướng dẫn học sinh thăm quan. GV phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đón học sinh đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. d) Một số lưu ý Để đảm bảo tính khả thi và không ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch giáo dục của nhà trường, giáo viên nên sắp xếp giờ thăm quan, học tập vào các tiết thực hành (Bởi với điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện nay thì việc thực hiện dạy học các bài thực hành gặp rất nhiều khó khăn), hoặc bố trí đưa học sinh đi tham quan như một hoạt động ngoại khóa vào một buổi nào đó mà học sinh được nghỉ học. 7
  9. 1.5.4. Sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh để tổ chức hoạt động giáo dục khác 1.5.4.1. Khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất, kinh doanh để tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập a) Mô tả hình thức Với phương án này, GV hướng dẫn phân công học sinh khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất, kinh doanh thông qua tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học giao cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học. - Tổ chức triển lãm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của học sinh thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ học tập. - Sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm. c) Ưu điểm và hạn chế Phương án dạy học có tác dụng hình thành năng lực tự học và phát triển bản thân, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Tiết kiệm được thời gian, cơ sở vật chất hơn so với phương án dạy tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. d) Một số lưu ý Giáo viên nên liên hệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn các em cách thu thập tư liệu học tập. 1.5.4.2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học a) Mô tả hình thức Theo phương án này, giáo viên đưa ra những vấn đề thực tiễn của địa phương mà học sinh có thể tìm hiểu và thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những vấn đề giao cho một số nhóm học sinh yêu thích để nghiên cứu khoa học mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề thực 8
  10. tiễn để lựa chọn nội dung nghiên cứu khoa học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó giao nhiệm vụ cho một số học sinh yêu thích, đam mê để lập kế hoạch nghiên cứu khoa học giao cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học. - Tổ chức cho nhóm học sinh khảo sát, xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học theo quy trình để giải quyết vấn đề đặt ra liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ nghiên cứu khoa học. - Rút kinh nghiệm việc hướng dẫn nghiên cứu khoa học. c) Ưu điểm và hạn chế Phương án này có ưu điểm rất lớn giúp học sinh phát triển tất cả các phẩm chất và năng lực thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng, có kinh phí hoạt động, đòi hỏi sự liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả mong muốn. d) Một số lưu ý Với phương án này, GV cần hướng dẫn học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học ở tất cả các quy trình của quá trình nghiên cứu: từ việc khảo sát, đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết, lập đề cương, thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lý thông tin và viết báo cáo khoa học… Giáo viên phải liên hệ và làm việc trước với cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà khoa học, kỹ sư… giúp các em hoàn thành nhiệm vụ. 1.5.4.3. Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương a) Mô tả hình thức Theo phương án này, những nội dung dạy học về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương để hướng nghiệp cho học sinh được học tại trường hoặc thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh cần hướng nghiệp cho học sinh để lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học. Ở đây, cần sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. GV có thể liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh mời các kỹ sư, nghệ nhân cùng tham gia giảng dạy. Việc thực hiện có thể tại trường học hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc phối hợp học tập tại trường và tại cơ sở sản xuất kinh doanh. 9
  11. - Tổ chức dạy học trên lớp, hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, tương lai nghề nghiệp sản xuất và kinh doanh của địa phương, giúp các em có ý thức chọn nghề nghiệp sau khi học xong phổ thông. - Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. - Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học. c) Ưu điểm và hạn chế Phương án này giúp học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy nghề, có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng, có kinh phí hoạt động, đòi hỏi sự liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả mong muốn. d) Một số lưu ý Giáo viên nên liên hệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, mời kỹ sư, các nhà khoa học để nói về tương lai nghề nghiệp, giúp các em chọn nghề sau khi học xong phổ thông. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu thực tế giảng dạy của giáo viên một số trường THPT khi vận dụng dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh vào một số chủ đề của môn Vật lí tôi có một số nhận xét như sau: Hầu hết các giáo viên mới chỉ giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về sản xuất, kinh doanh của địa phương, chưa tổ chức được cho học sinh đi tham quan và tổ chức dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh để thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Hơn nữa, có rất ít giáo viên tổ chức cho học sinh đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh ở địa phương, tổ chức nghiên cứu và thực hiện các giải pháp đó. Thông thường, các giáo viên mới chỉ thực hiện được một số bước trong quy trình tổ chức thực hiện hoạt động dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương do chưa nắm vững quy trình này. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN + Nghiên cứu kĩ lí luận dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh. + Vận dụng dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh vào chủ đề dạy học cụ thể. 10
  12. + Phối hợp với các phương pháp nhận thức khoa học khác. + Đánh giá hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. Theo lí thuyết đã trình bày ở mục I, cũng như thực tiễn quá trình giảng dạy ở các năm học; tôi lựa chọn vận dụng dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh, xây dựng tiến trình dạy học cho chủ đề “ Lực ma sát.” Thiết kế tiến trình dạy học Chủ đề: LỰC MA SÁT 3.1. Xác định vấn đề cần giải quyết Nội dung về Lực ma sát được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như: Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy; mộc, nề; massage; mài. Xây dựng chủ đề: “Lực ma sát” gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh các dich vụ kể trên sẽ giúp cho HS phát triển tốt các phẩm chất và năng lực, liên hệ bài học với các vấn đề thực tiễn, thực hiện việc tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp phân luồng sau trung học. Ngành nghề liên quan đến bài học: Công nghệ mài; sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy; mộc, nề; massage. 3.2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học 3.2.1. Giáo viên - Chia các nhóm HS theo lĩnh vực ngành nghề các em muốn tìm hiểu, cân đối sĩ số HS mỗi nhóm và nhiệm vụ tương ứng của các nhóm. - Hướng dẫn HS chọn địa điểm tham quan thực tế: + Nghề mài: Các xưởng cắt mài đá ốp lát và các sản phẩm từ đá, xưởng cơ khí,… ở xã Quỳnh Hậu, xã Quỳnh Bá , xã Sơn Hải – Quỳnh Lưu – Nghệ An + Nghề sửa chữa ô tô; xe máy: Gara sửa ô tô ở xã Quỳnh Qiang, các xưởng sủa chữa ô tô, xe máy ở Thị trấn Cầu Giát, xã Sơn Hải, xã Quỳnh Ngọc – Quỳnh Lưu – Nghệ An + Nghề Massage: Các Spa ở Thị trấn Cầu Giát, xã Quỳnh Hồng, xã Quỳnh Ngọc, xã Sơn Hải – Quỳnh Lưu – Nghệ An + Nghề mộc, nề: Các xưởng mộc ở xã Quỳnh Hưng; xã Sơn Hải; các công trình xây dựng lân cận – Quỳnh Lưu – Nghệ An - Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. - Lập kế hoạch dạy học: Chú ý đến đối tượng HS,đảm bảo tài liệu, cơ sở vật chất và phương tiện cho HS. 11
  13. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/ vấn đề của bài học gắn với sản xuất, kinh doanh để học sinh tìm hiểu tại cơ sở sản xuất, kinh doanh 3.2.2. Học sinh - Tìm hiểu kiến thức liên quan đến Lực ma sát qua sách giáo khoa (SGK), qua các nguồn thông tin khác như internet,... về: + Nội dung kiến thức + Các kĩ năng cần đạt được + Các câu hỏi đặt ra + Các vấn đề cần giải quyết - Tham gia trải nghiệm: chuẩn bị hệ thống các câu hỏi trải nghiệm. 3.3. Kế hoạch dạy học 3.3.1. Mục tiêu bài học 3.3.1.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ * Kiến thức - Mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ lực ma sát trượt. - Trình bày được cách đo độ lớn của lực ma sát trượt. - Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt. Trình bày được độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc và độ lớn áp lực của vật lên mặt phẳng. - Viết được công thức của lực ma sát trượt . - Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát - Nêu được một số ứng dụng của lực ma sát trượt. - Trình bày được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phổ thông khi vào làm trong các cơ sở sản xuất của các ngành nghề liên quan đến ứng dụng của lực ma sát trượt. - Nêu được ưu nhược điểm của các ngành nghề kể trên. - Trình bày được chi phí đầu tư cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các ngành nghề đó, giá thành các sản phẩm. - Nêu được đặc điểm nhân công và vai trò, triển vọng phát triển của các ngành nghề đó. * Kĩ năng - Xác định phương chiều của lực ma sát khi vật chuyển động trên một bề mặt. 12
  14. - Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải bài toán chuyển động của vật. - Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến lực ma sát. - Tìm hiểu được các cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề liên quan tại địa phương. *Thái độ - Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhóm. - Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên. - Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thực tế. - Tham gia tích cực tìm hiểu các cơ sở sản xuất, kinh doanh của các ngành nghề được phân công. Hiểu được đặc thù lao động của một số ngành nghề. - Hiểu được giá trị của lao động, chia sẻ những vất vả với người lao động từ đó nâng cao ý thức, thái độ học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. - Chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học. 3.3.1.2. Các phẩm chất, năng lực hình thành và phát triển cho HS - Tích cực học hỏi, yêu lao động, tôn trọng và bảo vệ môi trường, bảo vệ giá trị lao động của con người. - Năng lực tự học và tự chủ. Giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu khoa học tự nhiên, xã hội, công nghệ, tin học. 3.3.1.3. Các cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan - Cơ sở sản xuất, kinh doanh đá ốp lát, đá mỹ nghệ. - Các xưởng cơ khí: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bằng sắt, Inox, nhôm kính - Cơ sở dịch vụ massags: chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp. - Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy. - Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ. - Các công trình xây dựng nhà ở, nhà công vụ. 3.3.2. Chuẩn bị 3.3.2.1. Giáo viên - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trải nghiệm cho học sinh, phiếu học tập. - Video, hình ảnh, các trang Internet có liên quan cung cấp cho HS 13
  15. - Liên hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Thiết kế các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS. - Thiết kế kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá… - Thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo… - Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể chuẩn bị cho công tác thăm quan của HS. 3.3.2.2. Học sinh - Hệ thống các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Lực ma sát khi đến trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Vở ghi, SGK, Internet, tư liệu GV cung cấp - Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập. - Chuẩn bị máy quay, ghi âm lại quá trình tham quan. - Chuẩn bị các câu hỏi để hỏi chuyên gia khi tham quan. 3.3.3. Tổ chức hoạt động học 3.3.3.1. Hướng dẫn chung. Chủ đề thực hiện theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho trải nghiệm thực tiễn, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến các ngành nghề trên qua các nguồn thông tin khác. Từ các hình ảnh về một số ứng dụng của lực ma sát ở một số ngành nghề, tìm hiểu cơ sở vật lí của các ứng dụng đó; từ đó đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải nghiệm, trao đổi với GV để hoàn thiện. Giai đoạn 2: Trải nghiệm thực tiễn, các nhóm tìm hiểu về Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy; mộc, nề; massage; công nghệ mài trong các xưởng sản xuất kinh doanh để thu thập kiến thức từ thực tiễn từ đó nhận thức ra vấn đề nghiên cứu, sắp xếp và hệ thống các kiến thức đó lại. Giai đoạn 3:Học tập ở nhà, học sinh chủ động tổ chức làm việc theo nhóm, báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm, từ đó đặt ra các câu hỏi, tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về lực ma sát. Thực hiện các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong SGK về lực ma sát trong chuyển động của vật. Xây dựng câu trả lời dưới dạng xây dựng nội dung bài học, làm bài powerpoint báo cáo kết quả làm được và video trải nghiệm. Giai đoạn 4: Thực hiện ở lớp và ở nhà, tìm tòi, báo cáo, thảo luận, chia sẻ, trình bày kết quả ứng với các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng sau bài học. Gợi ý: Trong giai đoạn chuẩn bị cho trải nghiệm. Giáo viên có thể đưa ra một số hình ảnh đặt vấn đề cho bài học thông qua các bài báo: 14
  16. Sáng 14/5/2018, Quốc lộ 20 (đoạn qua ngã 3 Phi Nôm, xã Hiệp Thành, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), một chiếc xe tải mất phanh đã cuốn nhiều ô tô con và xe máy vào gầm khiến 5 người chết và rất nhiều người bị thương. Phanh ô tô Tai nạn do mất phanh ô tô Trong nhiều vụ tai nạn vừa qua liên quan đến xe tải trọng lớn, mất phanh, mất lái là phổ biến. Phanh là bộ phận giúp xe giảm tốc tiến tới giảm hẳn chuyển động. Tuy nhiên, sau nhiều vụ tai nạn, câu hỏi thường đặt ra, vì sao phanh mất tác dụng? Do người lái hay do chất lượng xe? Về lý thuyết, xe có thể không được bảo dưỡng đúng kỳ, gặp lỗi kỹ thuật như thiếu dầu phanh, dầu đầy trong xi-lanh chính, trục bánh xe bị rơ, khí lọt vào dầu phanh... dẫn tới tình trạng phanh không ăn hoặc mất hoàn toàn tác dụng. (Theo báo Vietnamnet 07:41- 03/01/2019) Một số hình ảnh khác Mài đá ốp lát Đánh nhám tường Massage Đánh nhám gỗ 15
  17. Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới: Quá trình Hoạt động Nội dung hoạt động Thời dạy học lượng dự kiến Chuẩn bị Hoạt động 1: - GV giao cho HS một số hình ảnh, Giao cho bài học Chuẩn bị cho bài báo liên quan đến lực ma sát đặt học sinh trải nghiệm vấn đề nghiên cứu. chuẩn bị thực tiễn - Học sinh các nhóm tự tìm hiểu kiến trước đó 1 thức liên quan đến lực ma sát qua tuần SGK, qua các nguồn thông tin khác. Từ các hình ảnh đưa ra, tìm hiểu cơ sở vật lí, tính ứng dụng trong thực tiễn, từ đó đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải nghiệm, trao đổi với giáo viên để hoàn thiện. Tình huống Hoạt động 2: - Các nhóm tham quan các cơ sở sản 1 buổi xuất phát trải nghiệm xuất kinh doanh theo phân công. Tham thực tiễn Trong quá trình quan sát, phỏng vấn, quan 120 HS ghi âm, ghi hình, ghi vào tập các phút vấn đề theo định hướng của Phiếu học tập số 1. - Lưu ý vấn đề an toàn, bảo hộ lao động, đảm bảo sức khoẻ khi đi thực tế. - Học sinh chủ động tổ chức làm Làm báo việc nhóm ở nhà. Tìm hiểu thêm các cáo trải thông tin từ các nguồn khác như nghiệm từ sách báo, internet,…Sắp xếp các 60-120 kiến thức liên quan đến các nhiệm phút vụ được giao, hoàn thành báo cáo. Hình thành Hoạt động 3: - Các nhóm báo cáo, trao đổi kết quả 40 phút kiến thức Báo cáo kết trải nghiệm. quả, trao đổi, - Trình bày, thảo luận để thống nhất thảo luận nội dung Hoạt động 4: - Các nhóm nghiên cứu SGK, tìm 20 phút hình thành hệ hiểu các kiến thức lý thuyết về Lực thống kiến 16
  18. thức ma sát. - Báo cáo kết quả học tập. Giáo viên nhận xét, kết luận. Luyện tập Hoạt động 5: - Hệ thống hóa kiến thức bài học 20 phút Hệ thống kiến - Giải nhanh một số bài tập. thức và luyện tập - Giải thích hiện tượng có liên quan. Vận dụng, Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ cho các nhóm: 10 phút tìm tòi mở Tìm tòi, mở - Tìm hiểu về ma sát lăn, ma sát giao rộng rộng về các nghỉ. nhiệm vụ vấn đề liên quan đến ma - Tìm hiểu về lực cản môi trường. sát và các - Tìm hiểu về sự ô nhiễm môi trường dịch vụ, sản của các ngành nghề dịch vụ trên, xây xuất. dựng ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và bảo vệ môi trường. 3.3.3.2. Hướng dẫn chi tiết các hoạt động học Hoạt động 1: Chuẩn bị cho trải nghiệm thực tiễn – 1 tuần a) Mục tiêu Chuẩn bị kiến thức cho buổi tham quan trải nghiệm b) Nội dung - Học sinh các nhóm tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến lực ma sát qua SGK, qua các nguồn thông tin khác. Từ các hình ảnh đưa ra, tìm hiểu cơ sở vật lí, tính ứng dụng trong thực tiễn, từ đó đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải nghiệm, trao đổi với giáo viên để hoàn thiện. c) Tổ chức hoạt - GV phổ biến kế hoạch tìm hiểu, chuẩn bị cho buổi trải động nghiệm trong thời gian 1 tuần. Các nhóm tự chủ động về thời gian. - HS: + Chuẩn học liệu (vở ghi, máy quay, ghi âm, USB, điện thoại, phiếu học tập ...) + Tìm hiểu về công nghệ mài, các sản phẩm Spa, hệ thống phanh ô tô xe máy, … dựa trên ứng dụng của ma sát qua các nguồn thông tin khác nhau. - GV hướng dẫn HS tìm kiếm, liên hệ trước với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. HS chuẩn bị hệ thống câu hỏi để tìm hiểu, phỏng vấn chủ cơ sở, kĩ sư, công nhân, khách hàng,... 17
  19. d) Sản phẩm HS ghi nhận nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện đầy đủ. Xây mong đợi dựng được kế hoạch thực hiện hợp lí. e) Đánh giá Đánh giá việc chuẩn bị qua hệ thống câu hỏi nghiên cứu, cần làm rõ. Hoạt động 2: HS trải nghiệm thực tiễn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và làm việc ở nhà - 1 buổi trải nghiệm a) Mục tiêu - Tìm hiểu vai trò của lực ma sát trượt trong công nghệ mài (mài cơ khí, mài đá ốp lát, đá mỹ nghệ, mài gỗ, đánh nhám,..), massage, phanh ô tô xe máy; qua thực tiễn để thu thập thông tin, sắp xếp thông tin và đặt câu hỏi nghiên cứu bài học về lực ma sát trượt. -Từ trải nghiệm thực tế, HS nhận thức ra vấn đề cần được nghiên cứu: sự chuyển động, cọ xát giữa các bề mặt hai vật, lực ma sát trượt của vật này tác dụng lên vật kia. b) Nội dung - Tổ chức trải nghiệm và thu thập các thông tin thực tiễn - Tìm hiểu kiến thức: Lực mát sát trượt xuất hiện khi nào? Có tác dụng như thế nào? Có phương, chiều, độ lớn xác định như thế nào, phụ thuộc vào những yếu tố gì? … - Xây dựng báo cáo dựa trên các nhiệm vụ học tập ở phiếu học tập số 1 và các kết quả tự tìm hiểu. - Đề xuất các câu hỏi liên quan đến bài học. c) Tổ chức hoạt - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 7 đến 10 HS. động - Phổ biến kế hoạch và nội quy tham quan. - Tìm hiểu về hoạt động của các máy móc ứng dụng lực ma sát trượt tại các cơ sở thực tế và tiềm năng việc làm của các nghề đó. - Giao nhiệm vụ thực hiện phiếu học tập số 1 Sau tham quan, trải nghiệm, HS về nhà: - Tìm hiểu thêm các thông tin về công nghệ mài, massage, phanh ô tô xe máy dựa trên ứng dụng của lực ma sát trượt từ các nguồn khác nhau (sách báo, Internet, …) - Xây dựng báo cáo sản phẩm trải nghiệm. d) Sản phẩm Báo cáo được sản phẩm của HS và các câu hỏi nghiên cứu của mong đợi nhóm. 18
  20. - Làm rõ các vấn đề: *Nhóm 1: Tìm hiểu công nghệ mài (mài cơ khí, mài đá mỹ nghệ) + “ Mài” là gì? “Mài” dựa trên cơ sở vật lí nào? Nguyên lí hoạt động của công nghệ mài? Áp dụng công nghệ mài trong những lĩnh vực nào? + Nhóm em lựa chọn tìm hiểu ứng dụng nào của công nghệ mài? + Sản phẩm mài của cơ sở là gì? Mô tả quy trình để tạo ra sản phẩm trên. + Cơ sở đang áp dụng công nghệ mài loại nào? Quy trình áp dụng công nghệ đó như thế nào? Công nghệ đó được áp dụng để mài các sản phẩm bằng vật liệu gì? + Sự khác nhau về bề mặt đá mài của đánh nhám và đánh bóng? Chứng tỏ lực ma sát phụ thuộc yếu tố gì? + Khi thực hiện quá trình “mài” bằng máy, cần đặt áp lực vào bề mặt như thế nào? Chứng tỏ lực ma sát phụ thuộc yếu tố gì? + Những yêu cầu về lao động khi thực hiện công nghệ mài? Chi phí đầu tư nguyên liệu, các thiết bị máy móc, nhà xưởng và giá thành sản phẩm? Mức thu nhập trung bình của chủ cơ sở và công nhân ? + Thực trạng và nhu cầu sử dụng nhân lực, triển vọng phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ công nghệ mài ở Nghệ An. Yêu cầu sản phẩm: Báo cáo dưới dạng tư liệu, video cận cảnh quá trình mài sản phẩm, video ghi hình, phỏng vấn tìm hiểu quy trình công nghệ, vận hành qua chủ cơ sở, kĩ sư, công nhân, khách hàng,... *Nhóm 2: Tìm hiểu công nghệ mài (mài gỗ, mài bê tông – đánh nhám) + “ Mài” là gì? “Mài” dựa trên cơ sở vật lí nào? Nguyên lí hoạt động của công nghệ mài? Áp dụng công nghệ mài trong những lĩnh vực nào? + Nhóm em lựa chọn tìm hiểu ứng dụng nào của công nghệ mài? + Sản phẩm mộc của cơ sở là gì? Mô tả quy trình để tạo ra sản phẩm trên. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2