Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần giúp cho bài dạy Ngữ Văn được tiến hành hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Hy vọng sẽ góp phần cùng đồng nghiệp từng bước nâng dần chất lượng giờ học bài Tây Tiến của Quang Dũng ở trường THPT Triệu Thái nói riêng và các trường THPT nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRIỆU THÁI =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TÁC PHẨM “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ NHUNG Mã sáng kiến: 15.51.02
- Lập Thạch, Năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Ngữ Văn là một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, môn Văn có vai trò và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vận mệnh của Tiếng Việt và nền quốc văn gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Vì vậy, môn Ngữ Văn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng. Vị trí của môn Văn trong nhà trường là giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng, môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần, là kim chỉ nam của những tâm hồn đang lớn. Vì thế đây là một trong những môn học chính, quan trọng trong nhà trường. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính rời rạc trong kiến thức. Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học,… Rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương,…để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học. Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được khi đầu óc sảng khoái. Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một phương pháp tiêu biểu. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình Ngữ văn lớp 12, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Tiếp nối vấn đề đó, tôi mạnh 2
- dạn thực hiện đề tài: “Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng” . Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp cho bài dạy Ngữ Văn được tiến hành hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do mà tôi chọn đề tài này, hy vọng sẽ góp phần cùng đồng nghiệp từng bước nâng dần chất lượng giờ học bài Tây Tiến của Quang Dũng ở trường THPT Triệu Thái nói riêng và các trường THPT nói chung. 2. Tên sáng kiến: “Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng” . 3. Tác giả sáng kiến. Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Trung Học Phổ Thông Triệu Thái Lập Thạch Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0988.249.617 Email: nguyenthinhung.gvtrieuthai@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Trung Học Phổ Thông Triệu Thái Số điện thoại: 0988.249.617 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn nói chung và tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng nói riêng ở Trường trung học phổ thông Triệu TháiHuyện Lập ThạchTỉnh Vĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên vào học kì I năm học 2015 2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. Về nội dung sáng kiến: 7.1. Cơ sở lí luận. 7.1.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, 3
- phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại, nó góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng; có khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống cụ thể. Những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở THPT như: dạy học tích cực, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tạo ô chữ, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học…Tất cả đêu nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và phát triển tư duy sáng tạo chủ động cho học sinh. Tích hợp liên môn trong dạy học các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra môi trường giáo dục mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh đem đến hứng thú mới cho việc dạy học ở trường phổ thông. 7.1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. 7.1.3. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng Việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một 4
- cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn. Tích hợp kiến thức Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Làm văn, kĩ năng sống… trong dạy học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng thực sự đã khơi dậy cho học sinh niềm đam mê, ham hiểu biết đối với tác phẩm. 7.2. Cơ sở thực tiễn Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Mặc dù phương pháp dạy học tích hợp đã được triển khai vào trường học từ nhiều năm nay. Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cũng đã có nhiều cuộc thi soạn giảng tích hợp liên môn dành cho giáo viên và Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một tình huống thực tiễn dành cho học sinh. Nhưng có một thực tế là trong các nhà trường phương pháp tích hợp chưa thực sự phổ biến dẫn đến hiệu quả thấp. Do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. 7.2.1. Về phía giáo viên: Có giáo viên chỉ tập trung chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưa chó träng khai th¸c những vấn đề liên quan. Giáo viên còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác cũng như phương pháp triển khai những văn bản văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng do đó chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Mặt khác, kiến thức lý luận văn học của một bộ phận giáo viên chưa thật sự vững . Một số GV ngại soạn giáo án tích hợp liên môn do mất nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan. 7.2.2. Về phía học sinh: Một thực tế đang tồn tại ở trường THPT Triệu Thái là học sinh bị hổng, kiến thức từ các cấp, lớp học dưới, các em học trước quên sau. Cho nên học sinh rất khó tiếp thu được kiến thức của văn bản khi chưa hiểu hết ý nghĩa của các sự kiện lịch sử, vị trí địa lí, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với tổ quốc,...được sử dụng trong bài học. Phần lớn học sinh ít có tư liệu để đọc, tham khảo và cũng chưa có thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học. Học sinh thường ngại học, không nhớ, không thích học kiến thức lý thuyết dài dòng, lan man, bảng biểu, tranh ảnh, vi deo của tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng còn hạn chế; những câu hỏi phát vấn trong giờ học thường rất ít học sinh phát biểu chỉ một vài học sinh có học lực khá xung phong phát biểu xây dựng bài; 5
- Tâm lý học Ngữ Văn là một môn học khó, học sinh học lệch để thi vào các trường cao đẳng, đại học ban khoa học tự nhiên là một trong những trở ngại lớn. Thực trạng phổ biến trong các tiết học tác phẩm thơ nói chung và tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng nói riêng là học sinh thụ động ngồi nghe giảng. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả. Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn Tiếng Việt Tập làm văn). Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Hình thức tích hợp được các GV vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ chính trị của người viết đối với thời đại. Qua tác phẩm học sinh còn nắm bắt được cảm xúc, khát vọng, tâm huyết của người viết. Để từ đó khi liên hệ đến hiện thực đời sống, học sinh có những suy nghĩ, hành động đúng. 7.3. Giải pháp thực hiện 7.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đây là một đề tài gắn liền với thực tiễn giảng dạy nên tôi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện trong nhà trường phổ thông một cách hiệu quả. Đối tượng nghiên cứu: Bài Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12, tập 1) Học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Thái. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Phạm vi: Trường THPT Triệu Thái 6
- Kế hoạch nghiên cứu: 4 năm học (Năm học 20152016; năm học 20162017; năm học 20172018; Năm học 20182019 ) 7.3.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp so sánh Phương pháp đọc hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại. Phương pháp khảo sát thống kê phân loại Phương pháp hệ thống ̉ ̣ Thao luân nhom, điêu tra th ́ ̀ ực tiên, t ̃ ự liên hê.̣ ̉ ưc cho HS nghe nh Tô ch ́ ạc, xem băng hinh v ̀ ề chủ đề “người lính trong kháng chiến chống Pháp”. 7.3.3. Điều kiện để thực hiện Chuẩn bị của GV: + Để xây dựng bài giảng Tây Tiến của Quang Dũng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp với kiến thức thuộc môn học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào; chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học. + Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình huống phát sinh trước hoạt động tích hợp liên môn; + Chuẩn bị phương tiện dạy học sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1, sách chuẩn kiến thức kỹ năng, bài soạn, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS; + Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh. Chuẩn bị của học sinh: + Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới. + Chuẩn bị thái độ, tâm thế để bước vào bài mới. 7.3.4. Vận dụng các kiến thức liên môn 7.3.4.1. GV sử dụng tài liệu lịch sử GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua tư liệu lịch sử, đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thể hiện. Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại. 7
- Chẳng hạn, tìm hiểu tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng thầy cô cần liên hệ tích hợp kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp, đặc biệt sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946. ( Lịch sử lớp 12 Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946 1954) 7.3.4.2. Gv sử dụng tài liệu địa lý Với những hiểu biết về địa lý tự nhiên, khí hậu địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tác phẩm. Ví dụ 1: tìm hiểu về câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng? GV trình chiếu 1 số hình ảnh địa danh mà binh đoàn Tây Tiến đã đi qua, qua đó gợi nhắc cho các em thấy được nhiệm vụ, đời sống vật chất cũng như tinh thần… của các chiến sĩ Tây Tiến Giáo viên biên soạn: Minh Trung GV tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu về địa danh khu tưởng niệm các chiến binh Tây Tiến ở Mộc Châu Sơn La.(Thời gian: 1phút 29giây) Ví dụ 2: Để tìm hiểu đoạn 1 của bài thơ thầy cô cần giúp các em học sinh nắm được đặc điểm địa hình Tây Bắc và vị trí địa lý của Tây Bắc. Thuỷ trình của Sông Mã trên dải đất Tây Bắc. (Địa lí lớp 12 Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”; Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) 8
- 7.3.4.3. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật Hội họa, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh…là kết quả sáng tạo của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng. Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận. Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác. Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn. Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học tư liệu thuyết minh hình ảnh Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn Ví dụ : Khi dạy đoạn 3 của tác phẩm Tây Tiến, Gv trình chiếu đoạn phim tài liệu về đời sống của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đồng thời qua kiến thức lịch sử giúp các em hình dung ra tính chất ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. 9
- 7.3.4.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác. Việc vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống giúp các em bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. (Giáo dục công dân 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục công dân 11 Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.) hay tư tưởng tác phẩm. 7.3.5. Cách tích hợp liên môn trong nội dung dạy học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng * Để thực hiện tốt bài dạy của mình, tôi đã thực hiện các bước sau: Bước 1: Đọc kỹ tác phẩm Bước 2: Nắm vững kiến thức cần đạt Bước 3: Tìm hiểu kiến thức có liên quan ở trong SGK, sách tham khảo, mạng internet…của các môn HS đã và đang học để liên hệ tích hợp. Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp ý để soạn giáo án. Bước 5: Tiến hành giảng dạy tác phẩm theo hướng tích hợp với các môn Lịch Sử, Địa Lý, Giáo Dục Công Dân… * Để giúp học sinh nắm được tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng, Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau: Nội dung 1: Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Nội dung 2: Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm (thông qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật…) Nội dung 3: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nội dung 4: Tìm hiểu ý nghĩa tác phẩm. 7.3.5.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Tìm hiểu vài nét về tác giả Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này, GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. 10
- Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại. 7.3.5.2. Hướng dẫn Hs khám phá nội dung tác phẩm qua hệ thống các luận điểm của tác phẩm. Để làm được phần này, Gv cần chú trọng vào các câu hỏi sau để khai thác và chuẩn bị kiến thức: Chia bố cục của tác phẩm (chia tác phẩm thành mấy phần để phân tích)? Các phần đó được triển khai bằng cách nào? Nhận xét cách triển khai của tác giả?( chú ý khai thác giá trị nội dung của tác phẩm theo hướng tích hợp liên môn: Môn Lịch Sử, môn Địa Lý, môn Giáo Dục Công Dân…) Qua hệ thống khai triển đó, văn bản hướng tới vấn đề gì? 7.3.5.3. Hướng đẫn HS khám phá giá trị nội dung của tác phẩm Tây Tiến. Qua nội dung của các phần, của cả văn bản, người đọc cảm nhận được quan điểm lập trường của tác giả về vấn đề chính trị, xã hội. GV cần có kiến thức về lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, mỹ thuật, âm nhạc… để hướng dẫn Hs hiểu, đánh giá đúng đắn, khách quan vai trò đóng góp của tác giả trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói riêng. 7.3.5.4. Hướng dẫn HS khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm GV phải gợi ý căn cứ vào những lý thuyết môn Làm văn, Tiếng Việt để HS phát hiện các thao tác lập luận và các biện pháp nghệ thuật để tăng tính truyền cảm, thuyết phục của tác phẩm thơ, phần nào hiểu được phong cách thơ của tác giả. 7.3.5.5. Giúp Hs thấy được ý nghĩa của tác phẩm. Qua nỗi nhớ cảnh vật và con người Tây Tiến bài thơ bày tỏ niềm ngưỡng mộ người lính trong kháng chiến chống Pháp và ngợi ca một thời gian khổ mà hào hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.( Tích hợp kiến thức môn Giáo Dục Công Dân) 7.3.6. Giáo án tích hợp liên môn bài “Tây Tiến” của Quang Dũng * Cấu trúc giáo án tích hợp Kết hợp nghị định 62 và công văn 1610, người nghiên cứu đưa ra cấu trúc cơ bản của giáo án tích hợp. 11
- Thời gian thực hiện: 2 tiết Ngày soạn : 16/9/2018 Tên bài học trước: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tiết 19,20 : Đọc Văn Thực hiện từ ngày: 14/10/2018 đến ngày 15/10/2018 TÊN BÀI: TÂY TIẾN Quang Dũng A. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: 1.1. Môn Ngữ văn Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : Bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. 1.2. Môn Lịch sử Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp, đặc biệt sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946. ( Lịch sử lớp 12 Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946 1954) 1.3. Môn Địa lí: Nắm được đặc điểm địa hình Tây Bắc và vị trí địa lý của Tây Bắc. Thuỷ trình của Sông Mã trên dải đất Tây Bắc. (Địa lí lớp 12 Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ; Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”; Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) 1.4. Môn Giáo dục công dân: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Giáo dục các em ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, đặc biệt là giữ gìn những dòng sông xanh sạch đẹp. Vì đó là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước cũng là dòng sông văn hóa dòng sông lịch sử. Ý thức giữ gìn và bảo vệ sông Mã cũng như những cảnh quan môi trường sống khác giúp cho việc tô điểm thiên nhiên đất nước tươi đẹp và giúp mỗi chúng ta có một môi trường sống trong sạch, lành mạnh hơn. (Giáo dục công dân 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục công dân 11 Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo 12
- vệ môi trường, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.) 1.5. Môn Âm nhạc: Ngợi ca cảnh đẹp của non sông đất nước. Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. ( Âm nhạc Bài hát Qua miền Tây Bắc của cố nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu) 1.6. Môn Tin học: Cách khai thác các thông tin trên mạng. (Tin học lớp 10 Bài 22: Một số dịch vụ của internet. Cách khai thác các thông tin trên mạng.) 1.7. Môn Mĩ Thuật: Cách cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm mĩ thuật. (Môn Mĩ thuật lớp 9: Bài 16: Sơ lược về một số nền Mĩ thuật Châu Á) 1.8. Môn sinh học: Thấy được tác hại của virút gây bệnh, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng bệnh do virút gây ra. ( Môn sinh học lớp 10, Tiết 33: Virút gây bệnh, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch ứng dụng của virút) 2. Kĩ năng: 2.1. Môn Ngữ văn Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. 2.2. Môn Lịch sử Rèn kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ với thiên nhiên và con người. 2.3. Môn Địa lí: Kĩ năng thu thập thông tin, xem bản đồ, xây dựng kiến thức tổng hợp... 2.4. Môn Giáo dục công dân: Kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống. 2.5. Môn Âm nhạc: Kỹ năng biểu diễn, cảm thụ một tác phẩm âm nhạc trữ tình. 1.6. Môn Tin học: Kỹ năng khai thác các thông tin trên mạng. 1.7. Môn Mĩ Thuật: Kỹ năng cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm mĩ thuật. 1.8. Môn sinh học: Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế bằng cơ sở khoa học. 3. Thái độ: 13
- Từ bài học về bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và bức chân dung về người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn đậm chất bi tráng, qua đó bồi dưỡng cho các em niềm tự hào về truyền thống yêu nước của ông cha, tình yêu quê hương đất nước và ý thức trân trọng, gìn giữ, bảo vệ danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường, di sản văn hóa dân tộc. 4. Định hướng góp phần hình thành năng lực Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) Năng lực thẩm mĩ (Cảm thụ và sang tác) Năng lực hợp tác Năng lực tự học B. Phương tiện dạy học: Giáo viên: + Nghiên cứu sgk, sgv, thiết kế bài dạy, sách chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu tham khảo khác liên quan đến bài học. + Soạn giáo án, đồ dùng dạy học. Học sinh: + Đọc Sgk, soạn bài theo các câu hỏi trong sgk. + Chuẩn bị đồ dùng học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. C. Cách thức tiến hành Gv tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp giảng bình tích hợp; gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. D . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1.Ổn định tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số 12A1 12A4 2.Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình học bài mới. 3.Bài mới: Các em thân mến! Con người cũng như dân tộc cũng có những thăng trầm, có những năm tháng không thể nào quên: những nỗi đau, gian khổ và cả những hào hùng không thể quên. Và trong những năm tháng ấy chúng ta đã có những bài thơ đi cùng năm tháng, không thể quên, như bài thơ Tây Tiến. Nhà thơ Lam Giang đã có những vần thơ: “ Tây Tiến biên cương mờ khói lửa Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy, Vẫn sống muôn đời với núi sông.” Bao nhiêu năm tháng đã qua đi nhưng giá trị, vẻ đẹp bài thơ Tây Tiến vẫn luôn toả sáng. Bài học hôm nay, cô và các em sẽ cùng trở về những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp rất đổi đau thương, vô cùng hào hùng – thời 14
- kỳ rực lửa của dân tộc mình để cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đoàn binh Tây Tiến và nhìn lại lịch sử qua bài thơ cùng tên Tây Tiến của Quang Dũng. Hoạt động của GVHS Nội dung cần đạt Tích hợp I. Giới thiệu chung – Tên thật : Bùi Đình Diệm (1921 Tích hợp kĩ 1. Vài nét về tác giả – 1988). năng hợp tác, GV hướng dẫn học sinh – Quê hương: Phượng Trì – Đan làm việc theo tìm hiểu về tác giả. Phượng – Hà Tây cũ (Nay là Hà nhóm. ? Em hãy giới thiệu Nội) Tích hợp kiến những nét cơ bản về tác – Cuộc đời : thức môn tin giả Quang Dũng? + Là người đa tài: Làm thơ, viết học lớp 10 Bài – GV giao nhiệm vụ về văn, vẽ tranh … 22: Một số dịch nhà cho học sinh: + Được biết nhiều với tư cách là vụ của internet. + Nhóm 1, 2: Dựa vào nhà thơ. Cách khai thác phần tiểu dẫn, tìm hiểu – Phong cách sáng tác: Hồn thơ các thông tin trên thêm từ tài liệu, internet phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạng. hãy nêu khái quát về mạn, tài hoa. cuộc đời, phong cách – Các tác phẩm chính: Rừng biển sáng tác và sự nghiệp quê hương (in chung, 1957), Mùa sáng tác của nhà thơ hoa gạo (truyện ngắn, 1950), Mây Quang Dũng ? đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988). Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô. 15
- 2. Tác phẩm – Xuất xứ: Rút từ tập “Mây đầu Tích hợp kiến a. Hoàn cảnh sáng tác ô”. thức lịch sử lớp Tác phẩm ra đời trong - Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu 12 : Bài 18 + 19 hoàn cảnh lịch sử xã Chanh Hà Tây (nay là Hà Nội), + 20: Cuộc hội như thế nào ? khi Ông đã chuyển sang đơn vị kháng chiến + Nhóm 3: Trình bày khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn chống thực dân hiểu biết về đoàn binh quân Tây Tiến. Bài thơ lúc đầu Pháp năm 1946 Tây Tiến và Hoàn cảnh có tên gọi Nhớ Tây Tiến. Về sau 1954 ra đời của bài thơ? tác giả bỏ chữ “nhớ” chỉ còn hai + Nhóm 4: Suy nghĩ của chữ Tây Tiến bởi bản thân hai GV tích hợp em về nhan đề ( Nhớ chữ Tây Tiến đã bao hàm nỗi nhớ kiến thức địa lí: Tây Tiến, Tây Tiến) của đoàn quân Tây Tiến. Bản đồ Việt bài thơ? – Đặc điểm đoàn quân Tây Tiến : Nam (Bài 2 – Địa HS trình bày dự án được giao. + Thành lập năm 1947, Quang lí lớp 12: Vị trí GV nhận xét, chốt kiến Dũng là đại đội trưởng. địa lí và phạm vi thức. + Nhiệm vụ : Phối hợp với bộ lãnh thổ). Địa lí GV mở rộng: đội Lào bảo vệ biên giới Việt – lớp 12 Bài 6 Phim tư liệu về buổi Lào. tiết 1 “Đất nước đầu cuộc kháng chiến + Địa bàn : Đồi núi Tây Bắc Bộ Việt Nam và Thượng Lào. nhiều đồi núi” chống Pháp của nhân dân ta. + Thành phần : Sinh viên, học Bản đồ địa bàn hoạt sinh, dân lao động thành thị thuộc động của đoàn quân Tây mọi ngành nghề khác nhau. + Điều kiện sống :Gian khổ, Tiến. thiếu thốn. + Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn – lạc quan, yêu đời. b. Đọc và bố cục – Phần 1 (Đoạn 1): Nỗi nhớ về – GV: Gọi HS đọc điễn thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, con cảm bài thơ – chú ý âm người trên chặng đường hành hưởng, sắc thái tình quân gian khổ. cảm, cảm xúc từng – Phần 2 (Đoạn 2): Nhớ kỉ niệm đoạn. ấm áp tình quân dân và cảnh sông + Yêu cầu giọng đọc: nước miền Tây thơ mộng. hùng tráng và tình cảm, – Phần 3 (Đoạn 3): Nhớ hình chậm và đan xen với tượng người lính Tây Tiến mềm mại, dịu dàng, tuỳ – Phần 4 (Đoạn 4): Khúc vĩ thanh theo từng đoạn, từng nhớ nhung về miền Tây và Tây câu. Chú ý ngắt nhịp Tiến.(Lời thề và lời hẹn ước). đúng một số câu độc đáo. Ví dụ: Dốc lên 16
- khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Sông Mã gầm lên / khúc độc hành… + GV và 1, hoặc 2 HS nối nhau đọc toàn văn bản thơ 1 lần. Nhận xét kết quả đọc. – GV: Bài thơ gồm mấy đoạn? Xác định ý chính mỗi đoạn ? + HS: Lớp lắng nghe và định hướng trả lời câu hỏi1. + GV nhận xét, chốt ý: Bài thơ tự nó đã chia 4 đoạn. – GV: Trình chiếu bố cục II. Đọc–hiểu: 1. Đoạn 1 : Nỗi nhớ về GV tích hợp những chặng đường kiến thức địa lí: hành quân của bộ đội Bản đồ Việt Tây Tiến và khung Nam (Bài 2 – Địa cảnh núi rừng miền lí lớp 12: Vị trí “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Tây. địa lí và phạm vi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.” a. Hai câu thơ mở đầu: lãnh thổ). – Câu 1: nhắc tới 2 danh từ – điểm về, nơi đến của nỗi nhớ. – Hướng dẫn HS đọc + Hình ảnh “Sông Mã”: con sông và cảm nhận đoạn 1: gắn với đời lính > như gợi thức – HS: Đọc đoạn 1 của nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà bài thơ thơ. – GV sử dụng kiến + Tây Tiến: Đoàn binh thức môn địa lý, kết + Ngắt nhịp 4/3 hợp trình chi ếu giới => Câu 1 với tiếng gọi đầu tiên là thiệu về dòng sông Mã: tiếng gọi đồng đội. Hình ảnh Sông Mã + 2 câu thơ đầu. – Câu 2 với nghệ thuật: Điệp từ – GV:Khơi nguồn cho “ nhớ” (2 lần), từ láy “ chơi vơi”, mạch cảm xúc của bài 17
- thơ là gì? Câu thơ nào điệp âm ” ơi” ( 3 lần) > Hiệu thể hiện cảm xúc đó? quả đặc biệt: Tạo tính nhạc, hình ( Hai câu mở đầu bài thơ tượng hoá nỗi nhớ. đã nhắc tới cảm xúc bao + Nhớ rừng núi: Không gian mênh quát toàn bài. Cảm xúc mông của miền Tây. đó là gì? được thể hiện + Nhớ “chơi vơi” ( 2 thanh bằng, ntn?) nhẹ, lan toả) > gợi cảm giác nỗi HS: Học sinh xác định nhớ vô hình, vô lượng, không thể cảm xúc – nỗi nhớ, thể đo đếm, nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, hiện trong hai câu thơ nỗi nhớ luôn lơ lửng, âm ắp khôn đầu. nguôi GV: Những biện pháp NT nào được sử dụng ở hai câu đầu? Tác dụng => Cảm xúc chủ đạo của đoạn trong việc thể hiện nỗi thơ, bài thơ là nỗi nhớ. nhớ, cảm xúc của nhà thơ HS: Điệp từ ” nhớ”, điệp vần “ơi” > Nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ của tác giả về đồng đội, thiên nhiên miền Tây… GV: Em hiểu thế nào là nỗi “nhớ chơi vơi”? Tâm trạng của tác giả? HS trả lời: Nhớ sâu sắc, da diết… b. Thiên nhiên miền Tây – con đường hành Tích hợp kiến quân . thức lịch sử lớp 12 : Bài 18 + 19 *GV dùng KT khăn + 20: Cuộc trải bàn, hỏi – đáp, kháng chiến thuyết trình chống thực dân Pháp năm 1946 – GV: Trình chiếu câu *Biện pháp nghệ thuật liệt kê 1954 hỏi: Bức tranh thiên nhắc tới một loạt các địa danh ở nhiên và hình ảnh đoàn miền Tây ấn tượng, khó quên GV tích hợp quân Tây Tiến hiện ra trong đời lính: kiến thức địa lí: như thế nào ở đoạn mở – Sương rừng: ở Sài Khao, Bản đồ Việt đầu? Biện pháp nghệ Mường Lát: tên đất lạ lẫm, gợi Nam (Bài 2 – Địa 18
- thuật? một vùng xa xôi, hẻo lánh, bản lí lớp 12: Vị trí Gv phân nhóm hoạt làng, vùng đất người lính đã đi địa lí và phạm vi động: qua. lãnh thổ). Địa lí + Nhóm 1: Bức tranh + sương lấp đoàn quân mỏi > thiên nhiên miền Tây lớp 12 Bài 6 Sưong rừng mờ ảo, phủ dày đặc hiện ra qua những chi che kín như vùi lấp cả đoàn quân/ tiết 1 “Đất nước tiết, hình ảnh nào ở Màn sương mờ của kỉ niệm – nỗi nhiều đồi núi” đoạn mở đầu? Biện nhớ thương pháp nghệ thuật? + Đoàn quân mỏi > gợi một GV tích + Nhóm 2: Hình ảnh cuộc hành quân dãi dầu đầy gian hợp kiến thức đoàn quân Tây Tiến khổ của những người lính Tây Giáo dục công được tái hiện như thế Tiến dân 10 Bài 14: nào? Biện pháp nghệ + Hình ảnh “ hoa về trong đêm Công dân với sự thuật? hơi” là hoa của thiên nhiên hay nghiệp xây dựng con người? Chỉ biết rằng nó gợi và bảo vệ Tổ – HS thảo luận nhóm, một cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, quốc. ghi kết quả vào phiếu đẩy lùi nỗi nhọc nhằn của người GV tích học tập và đại diện lính Tây Tiến trong cuộc hành hợp kiến thức nhóm trả lời. quân. Môn Âm nhạc: – Lớp theo dõi ,nhận Ngợi ca xét, bổ sung. – Dốc núi, vực sâu: ( ba câu thơ cảnh đẹp của – GV kết hợp trình tiếp) non sông đất chiếu ngữ liệu thơ. + Nghệ thuật sử dụng nhiều từ nước. Theo dõi HS trả lời, định láy: ” khúc khuỷu, thăm thẳm, heo Bồi hướng tiếp cận và khắc hút”; điệp từ “dốc” >diễn tả sự dưỡng lòng yêu sâu kiến thứcua câu hỏi hiểm trở với những con đường quê hương, đất và giảng, bình. quanh co, gập ghềnh , đứt đoạn nước, trách – Gợi mở cho HS phân của núi rừng Tây Bắc. nhiệm xây dựng tích làm rõ giá trị nghệ + Nghệ thuật nhân hoá “súng ngửi và bảo vệ tổ thuật đặc sắc của đoạn trời”, phép đảo” hun hút cồn mây” quốc. thơ. > Nhấn mạnh cảm giác hoang ( Âm nhạc Bài – Diễn giảng bình thêm vắng, trống trải nơi người lính đi hát Qua miền giá trị biểu đạt của một qua chưa một dấu chân người. vài chi tiết thơ giúp hs Tây Bắc của cố Đây là cách nói tinh nghịch, súng cảm thụ sâu. nhạc sĩ Nguyễn trở nên có hồn. Thành và bài hát + Nghệ thuật tương phản, điệp từ – Vận dụng bài học về Đoàn vệ quốc ” ngàn thước”: “Ngàn kỉ năng nghị luận về quân của nhạc sĩ thước lên cao, ngàn một bài thơ để khai thác Phan Huỳnh thước xuống” > Câu thơ như bẻ giá trị đoạn thơ Điểu) gãy làm đôi làm cho người đọc như thấy được rất rõ chiều cao GV tích hợp ( Từ láy: Khúc khuỷu, của núi, độ cao chót vót của dốc, kiến thức Môn thăm thẳm, heo hút đều sâu hun hút của vực. Con đường Tin học: Cách 19
- tả độ cao theo hướng gập khúc đột ngột hiểm trở hun khai thác các nhìn lên trong cuộc hành hút. thông tin trên trình.Khổ thơ là một + Sử dụng từ láy giàu chất tạo mạng. (Tin học bằng chứng về “Thi hình, gợi tả, gợi cảm; những câu lớp 10 Bài 22: trung hữu hoạ”> Gợi thơ toàn thanh trắc đã phác hoạ Một số dịch vụ tả mặt dốc lồi lõm, một bức tranh hoành tráng với tất của internet. nhấp nhô, khúc khuỷu, cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang Cách khai thác càng lên cao càng dựng vu và heo hút của núi rừng miền các thông tin trên đứng hun hút, thăm Tây ( thi trung hữu hoạ) mạng.) thẳm như lên đến đỉnh Tích hợp kĩ trời, chót vót chênh vênh – Mưa rừng: năng hợp tác, giữa mây trời, như sắp “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” làm việc theo chạm đến đỉnh trời! + Nghệ thuật: Tất cả âm tiết là > Gợi bao nỗi vất vả thanh bằng, thanh không, âm mở nhóm nhọc nhằn nhưng cũng ( chữ cái tận cùng là nguyên âm); không kém phần thú vị, ẩn dụ ” khơi” – biển mưa > tinh nghịch) Không gian mênh mông chìm trong biẻn mưa, mưa nguồn suối lũ. + “Nhà ai”: vừa phiếm chỉ, vừa nghi vấn > Người lính dừng chân nghỉ ngơi ở thung lũng mưa, đưa mắt nhìn và thấy ngôi nhà thấp thoáng. Hình ảnh mang cảm giác chạnh lòng nhớ vể gia đình, người thân; ấm áp, yên bình như được an ủi trên đường hành quân của chàng lính xa nhà. – Núi rừng qua nét vẽ ấn tượng: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” + Nghệ thuật nhân hoá : “ Thác gầm, cọp trêu” > gợi tả dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dạo của núi rừng miền Tây. + Thanh: 2 thanh trắc âm vực cao “ thác thét”; 2 thanh nặng âm vực thấp “ hịch cọp” > sự de doạ nặng nề của thú dữ ở vùng thấp tố i + Từ láy “ chiều chiều, đêm đêm” 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 321 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 187 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 58 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 85 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn