Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Địa lí ngành thương mại đại cương và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Địa lí ngành thương mại đại cương và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi" hệ thống lại lí thuyết về địa lí ngành thương mại đại cương, tổng hợp một số dạng câu hỏi có liên quan kèm theo hướng dẫn trả lời. Vì vậy, chuyên đề có thể trở thành tài liệu bổ ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học Địa lí cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Địa lí ngành thương mại đại cương và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi
- PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dịch vụ là một khu vực ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Đây là khu vực kinh tế rất đa dạng và phức tạp. Trong nền kinh tế hiện nay, dịch vụ trở thành hoạt động không thể thiếu được nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất và đời sống xã hội. Đối với bộ môn Địa lí, ngành dịch vụ cũng là ngành có khối lượng kiến thức khá quan trọng trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Lượng kiến thức không chỉ là dịch vụ Việt Nam mà còn bao hàm cả phần đại cương. Để học và nhớ được phần này không phải là dễ đối với học sinh bởi những kiến thức mang tính trừu tượng. Tuy nhiên, để áp dụng vào thực tế thì đây là một ngành khá gần gũi và quen thuộc với cuộc sống thường ngày của chính chúng ta. Ngành dịch vụ gồm nhiều ngành nhỏ khác nhau như giao thông vận tải, thương mại, giáo dục, y tế, du lịch… Chúng tôi chọn phần địa lí ngành thương mại để viết chuyên đề. Đây là một trong những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong chương trình đại cương và thường xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi Địa lí ở cấp THPT. Tuy nhiên, một khó khăn không nhỏ của các giáo viên trường chuyên nói riêng và trường trung học phổ thông nói chung là khi dạy học phần này cũng như các phần kiến thức khác là chưa có giáo trình riêng. Việc dạy học theo chuyên đề chủ yếu vẫn do mỗi giáo viên tự tìm tòi và biên soạn dựa trên cơ sở sách giáo khoa nâng cao và nội dung chuyên sâu nhằm đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng địa lí cho học sinh, nhất là học sinh chuyên Sử - Địa và học sinh dự thi học sinh giỏi. Trên cơ sở giảng dạy thực tế môn Địa lí tại nhà trường phổ thông và trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, chúng tôi đã mạnh dạn viết chuyên đề “Địa lí ngành thương mại đại cương và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi”. Chuyên đề đã hệ thống lại lí thuyết về địa lí ngành thương mại đại
- cương, tổng hợp một số dạng câu hỏi có liên quan kèm theo hướng dẫn trả lời. Vì vậy, chuyên đề có thể trở thành tài liệu bổ ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học Địa lí cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Biên soạn chuyên đề “Địa lí ngành thương mại đại cương và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi” để làm tư liệu trong việc giảng dạy môn Địa lí ở trường phổ thông nói chung, trường Chuyên nói riêng và đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khu vực cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Trình bày khái quát một số vấn đề của ngành thương mại đại cương có mở rộng, cập nhật số liệu mới và phân tích. - Khái quát một số phương tiện và phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, thích hợp cho việc dạy nội dung địa lí ngành thương mại đại cương. - Đưa ra các dạng bài tập về một số vấn đề của thương mại đại cương và hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi khó trong ôn thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Do độ rộng của vấn đề, đề tài tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của ngành thương mại: đặc điểm của giao thông vận tải, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố giao thông vận tải, ưu nhược điểm và tình hình phát triển các ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, đề tài còn hệ thống các dạng câu hỏi trong phần địa lí ngành thương mại trong dạy học Địa lí ở trường THPT và THPT Chuyên. 2. Phạm vi nghiên cứu Các nội dung liên quan đến địa lí ngành thương mại được sử dụng rộng rãi trong dạy học Địa lí để dạy học theo hướng tích cực. Ở trong phạm vi chuyên đề
- này chỉ xin nghiên cứu các câu hỏi trong chương trình Địa lí 10 và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp thu thập tài liệu Do thời gian nghiên cứu có hạn, đối tượng nghiên cứu rộng nên đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong quá trình thực hiện chuyên đề. Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài tiến hành thu thập các số liệu và tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài gồm: - Các bài báo nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế thế giới trong các tạp chí chuyên ngành. - Các giáo trình, sách tham khảo có liên quan đến địa lí thương mại. - Các website chuyên ngành. Để đề tài đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, trong quá trình thu thập tài liệu phải đặc biệt chú ý đến nội dung chương trình SGK Địa lí 10, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, sách hướng dẫn của giáo viên, cùng với các tài liệu tham khảo khác. Vì vậy, nguồn tài liệu thu thập được hết sức phong phú và đều liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sắp xếp nội dung sao cho chính xác, phù hợp với quá trình dạy học hiện nay cần khá nhiều thời gian và công sức của các tác giả. 2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu thống kê. Sau khi thu thập tài liệu, các tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh tài liệu để phù hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu này có tác dụng “làm sạch” tài liệu, biến tài liệu “thô” thành tài liệu “tinh”. Các số liệu thu từ nhiều nguồn khác nhau chắc chắn có độ “vênh” nhất định, cần được xử lí cho phù hợp với thực tế khách quan. Các tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra bản chất của đối tượng giúp người đọc có cơ sở để phát hiện ra tính quy luật về phát triển và phân bố ngành thương mại theo thời gian và không gian.
- 3. Phương pháp sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh minh họa. Tất cả các quá trình nghiên cứu địa lí đều bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Trong đề tài này, các tác giả đã sử dụng một số bản đồ, các sơ đồ và đặc biệt là các hình ảnh minh họa sinh động để giúp người đọc có cái nhìn trực quan về đối tượng nghiên cứu. 4. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình nghiên cứu Đây là phương pháp không chỉ được sử dụng trong nghiên cứu địa lí mà còn được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực khác. Các phần mềm và công cụ hỗ trợ được sử dụng trong đề tài bao gồm: Microsoft Word, Internet Explorer... VI. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: - Chương I: Khái quát địa lí ngành thương mại. - Chương II: Giới thiệu một số phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy phần địa lí ngành thương mại. - Chương III: Hệ thống các dạng câu hỏi phần địa lí ngành thương mại trong thi học sinh giỏi. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề, chúng tôi đã có nhiều cố gắng song không tránh được những sai sót ngoài mong muốn. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh! PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI. 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Thương mại Thương mại là ngành có lịch sử lâu đời và hiện là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng hàng đầu của khu vực dịch vụ. Thương mại tiếng Anh là “Trade”, vừa có nghĩa là kinh doanh, vừa có nghĩa là trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
- Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa là “Business” hoặc “Commerce” với nghĩa là buôn bán hàng hoá, kinh doanh hàng hoá hay mậu dịch. Như vậy, khái niệm thương mại cần được hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua, bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Nếu hoạt động trao đổi hàng hoá (kinh doanh hàng hoá) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương (kinh doanh quốc tế). 1.1.2. Hàng hóa Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con ngƣời và được tiêu dùng thông qua trao đổi (mua bán). Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, xuất hiện và tồn tại khi có phân công lao động xã hội với những chủ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất hoặc những chủ thể kinh doanh. 1.1.3. Thị trường Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Đó là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu. Cung là số lượng có để bán hoặc số lượng mà người bán đồng ý bán ở một giá xác định, còn cầu là số lượng mà ngƣời mua đồng ý mua ở một giá xác định. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả có thể thay đổi nhanh chóng do sự thay đổi trong quan hệ cung cầu. Về mặt lí thuyết, khi cung lớn hơn cầu, thì người sản xuất phải giảm giá, ngược lại, khi cầu lớn hơn cung thì người mua sẽ đẩy giá lên do họ cạnh tranh nhau để mua hàng. Lượng hàng bán ra bằng lượng hàng mà khách mua, và sự cung cầu như vậy là luôn cân bằng.
- 1.2. Vai trò của thương mại Thương mại có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Thương mại là khâu tất yếu của quá trình sản xuất và được coi là mạch máu của quá trình hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất, là cầu nối sản xuất và tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất, hoạt động thương mại có tác động đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc cùng việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu của họ, mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Thương mại có vai trò điều tiết sản xuất, bởi trong một nền sản xuất, hàng hoá của người sản xuất chỉ được xã hội hoá khi sản phẩm do họ làm ra được đƣa vào trao đổi. Nếu ngành thương mại giúp mở rộng thị trường cũng như đầu ra cho sản phẩm thì nó sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời, các thông tin phân tích thị trường sẽ giúp các nhà sản xuất thay đổi mẫu mã, ngành hàng...Thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng trong nước và quốc tế, từ cấp độ khu vực đến toàn cầu. Phân công lao động theo lãnh thổ càng sâu sắc thì thương mại càng phát triển bởi khi đó, mỗi vùng chỉ sản xuất ra một hoặc một số loại hàng hóa nhất định dưới dạng chuyên môn hóa với chất lượng cao và giá thành thấp. Thương mại là một mạng lưới phức tạp bao gồm những luồng hàng trao đổi giữa các nền kinh tế của các đô thị, các vùng, các quốc gia và thế giới. Vì vậy, có thể phân biệt thương mại giữa các cấp độ lãnh thổ để chia thành nội thương, ngoại thương. Có một hình thái đặc biệt trong thương mại toàn cầu là việc buôn bán trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia. Nếu như trên thị trường quốc tế, các hãng phải tính đến sức ép, những hạn chế và những kiểm soát của những thị trường bên ngoài, thì trong buôn bán nội bộ, họ định giá chuyển nhượng là giá nội bộ về hàng hoá nhằm tối ưu hoá việc đạt được các mục tiêu của công ty. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, vai trò của ngoại thương đặc biệt lớn. Nó làm cho nền kinh tế của mỗi nước thực sự là một bộ phận khăng khít của cả nền kinh tế thế giới. Hoạt động xuất khẩu tạo đầu ra cho các ngành kinh tế như nông
- nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, và vì thế có tác động rất mạnh đến các ngành kinh tế này. Việc đẩy mạnh xuất khẩu còn tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ cho quá trình mở rộng đầu tư trong nƣớc. Việc đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu sẽ góp phần vào việc trang bị kỹ thuật mới cho các ngành và duy trì, mở rộng sản xuất với sản phẩm chất lượng tốt. Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Việc nhập khẩu hàng hoá còn có thể tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp các nhà sản xuất trong nước cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm... 1.3. Đặc điểm Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, thương mại ngày càng phát triển với một số đặc điểm chủ yếu sau đây Thương mại là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa bên bán và bên mua, đồng thời tạo ra thị trường. Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương) Hoạt động ngoại thương được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu gọi là xuất siêu. Nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn trị giá nhập khẩu gọi là nhập siêu. Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ đã dẫn đến sự bùng nổ của thương mại điện tử. 1.4. Cơ cấu Thương mại là ngành bao gồm nhiều hoạt động và diễn ra trong phạm vi không gian rất rộng lớn. Trên thực tế, thương mại có thể đƣợc phân chia theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau: - Theo phạm vi hoạt động có thương mại nội địa (nội thương), thương mại quốc tế (ngoại thương, thương mại khu vực, thương mại thành phố, thương mại nông thôn...
- - Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tư liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng... - Theo các khâu của quá trình lưu thông có thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ. - Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ. - Theo kỹ thuật giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Cách phân chia có ý nghĩa và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là thương mại thành 2 bộ phận: nội thương và ngoại thương. 2. Địa lí thương mại 2.1. Địa lí nội thương 2.1.1. Khái niệm Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia (thương mại nội địa). Trong hoạt động nội thương, chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đƣợc coi là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ doanh thu hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã bán ra thị trường của các cơ sở kinh doanh, bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hoá của các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, doanh thu bán lẻ sản phẩm của các cơ sở sản xuất và của nông dân trực tiếp bán ra thị trường, doanh thu khách sạn, nhà hàng, doanh thu du lịch lữ hành, doanh thu dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các dịch vụ khác do các tổ chức và cá nhân kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. 2.1.2. Vai trò Thương mại nói chung và nội thương nói riêng là điều kiện để sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động buôn bán trên thị trường, nhà sản xuất được cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Đối với người tiêu dùng, hoạt động nội thương không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Điều đó
- đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong nước được thông suốt. Thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi...hoạt động nội thường có vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới. Nội thương có ý nghĩa rất lớn đối với sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng trong nước. Đó là vì mỗi vùng tham gia vào quá trình phân công lao động theo lãnh thổ bằng cách sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa dựa trên các lợi thế so sánh của mình để cung cấp cho các vùng khác, đồng thời lại tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhập từ ngoài vùng. Phân công lao động theo lãnh thổ càng sâu sắc thì thương mại nói chung và nội thương nói riêng càng phát triển và ngược lại. Trong hoạt động nội thương có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, trong hoạt động buôn bán đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Điều đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh 2.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nội thương - Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, nhất là của các ngành sản xuất vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển và phân bố ngành nội thƣơng. Sự hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hoá tạo ra khối lượng vật chất, dịch vụ khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về chất lẫn về lượng của xã hội. Nội thương chịu ảnh hưởng lớn từ nguồn cung cấp sản phẩm cũng như tổ chức lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế. Nguồn cung cấp các mặt hàng càng lớn, càng đa dạng thì càng có điều kiện để hình thành các chợ đầu mối và các trung tâm thương mại...Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm thương mại lớn thường phân bố ở trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Rõ ràng, nền kinh tế nói chung và các ngành kinh tế nói riêng càng phát triển thì ngành nội thương càng có cơ hội để hình thành và lớn mạnh.
- - Những đặc điểm của dân cư (quy mô dân số, cơ cấu tuổi và giới tính, tốc độ gia tăng dân số, sức mua) và các đặc điểm về văn hoá (phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng...) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố nội thương. Điều đó đòi hỏi phải nhìn thấy được bức tranh về hiện trạng và dự báo được xu hướng biến động của thị trường tiêu dùng để từ đó không ngừng mở rộng mạng lưới và đa dạng hoá các loại hình tổ chức buôn bán. Ở thành phố, nét văn hóa nổi trội của người tiêu dùng là văn hóa đô thị, có yêu cầu đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa. Đặc điểm văn hóa - xã hội ở thành thị đã ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành vi và thái độ của khách hàng trong việc ra chọn, quyết định tiêu dùng sản phẩm và địa điểm mua sắm. Người tiêu dùng ở thành thị luôn có yêu cầu cao hơn so với người nông thôn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ khách hàng, thái độ phục vụ... Ngày nay, thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại đã hình thành ở đại bộ phận dân cư trong các thành phố lớn. - Sự phân bố dân cư, nhất là mạng lưới điểm quần cư có ảnh hưởng rõ nét tới sự phân bố hoạt động nội thương. Các điểm buôn bán đáp ứng nhu cầu hàng ngày của nhân dân (như cửa hàng bán lẻ, chợ...) có bán kính phục vụ trong phạm vi nhất định. Mạng lưới các điểm thương mại thường dày đặc, nhất là đối với điểm dân cư đô thị. Các thành phố lớn có mạng lưới dịch vụ kinh doanh, buôn bán phức tạp, đa dạng với quy mô lớn và hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu của đông đảo dân cư với mức sống cao, nhu cầu tiêu dùng lớn. - Các nhân tố về khoa học – công nghệ và về chính sách cũng tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu nội thương, mở ra những triển vọng lớn trong việc phát triển và mở rộng nhiều hoạt động buôn bán. - Các yếu tố nội lực của ngành nội thương quyết định tới sự phát triển của các hoạt động buôn bán trong nước. Đó là nguồn lực con người, nguồn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng và nguồn lực thông tin... - Môi trường kinh doanh trong nước tạo động lực mới cho hoạt động buôn bán trong nước. 2.1.4. Tình hình phát triển và phân bố
- Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm. Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng. Việc mua bán hàng hóa thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ làm thay đổi thương mại truyền thống. 2.2. Địa lí ngoại thương 2.2.1. Một số khái niệm Ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới (thương mại quốc tế). Trong hoạt động ngoại thương thường gắn với một số thuật ngữ sau: xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, giá FOB, giá CIF... - Xuất khẩu là việc bán hàng hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài; gồm hai loại hình: xuất khẩu hàng hoá (còn gọi là xuất khẩu hữu hình), xuất khẩu dịch vụ (còn gọi là xuất khẩu vô hình). - Hàng hóa xuất khẩu là hàng hoá có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất được đưa ra nước ngoài, đưa vào kho ngoại quan hoặc đưa vào khu vực mậu dịch tự do, trong số đó: + Hàng hoá có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo quy tắc xuất xứ của quốc gia đó, kể cả sản phẩm hoàn trả cho nước ngoài sau khi gia công trong nước; + Hàng hoá tái xuất là những hàng hoá đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của những hàng hoá đó. - Nhập khẩu là việc mua hàng hoặc dịch vụ từ thị trường nước ngoài.- Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa nước ngoài và hàng tái nhập, được đưa từ nước ngoài, từ kho ngoại quan hoặc đưa từ khu vực tự do vào trong nước, làm tăng nguồn vật chất trong nước, trong số đó: + Hàng hoá nước ngoài là những hàng hoá có xuất xứ nƣớc ngoài, kể cả sản phẩm được hoàn trả sau khi gia công ở nước ngoài;
- + Hàng hoá tái nhập là những hàng hoá đã xuất khẩu ra nƣớc ngoài, sau đó đƣợc nhập khẩu trở lại nguyên dạng hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, tính chất cơ bản của hàng hoá không thay đổi. - Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. - Giá FOB (Free On Board) nghĩa là miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi, hay còn gọi là "Giao lên tàu". Giá FOB áp dụng cho hàng hóa xuất, nhập khẩu là giá trị thị trường tại biên giới hải quan của nền kinh tế từ đó hàng hóa được xuất đi. Giá FOB là giá sử dụng do các nhà nhập khẩu phải trả nếu họ chịu tránh nhiệm chuyên chở hàng nhập khẩu sau khi hàng hóa đã xếp vào phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu của nước xuất khẩu. Giá FOB bao gồm cả các khoản sau đây: phí vận tải chuyên chở hàng hóa tới biên giới hải quan của nước xuất khẩu, phí bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải ở biên giới và tất cả các loại thuế trừ đi trợ cấp đánh vào sản phẩm tại nước xuất khẩu. Nói cách khác, hàng hóa xuất khẩu đánh giá theo giá FOB là giá sử dụng. - Giá CIF (Cost, Insurance and Freight) nghĩa là Giá thành, Bảo hiểm và Cước. Đó là giá của hàng hóa nhập khẩu tính tại biên giới hải quan của nước nhập khẩu trước khi đóng bất kỳ loại thuế nhập khẩu hay thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu tính theo giá CIF bằng hàng nhập khẩu tính theo giá FOB cộng với phí vận tải và phí bảo hiểm giữa biên giới hải quan của nước xuất khẩu và biên giới hải quan của nước nhập khẩu. Giá CIF của hàng nhập khẩu không bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp để chuyên chở hàng nhập khẩu trong phạm vi của nước nhập khẩu. 2.2.2. Vai trò Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngoại thương là thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Đối với các nước đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, ngoại thương có nhiệm vụ tìm đầu vào sao cho có hiệu quả với sản xuất trong nước và tiêu thụ những sản phẩm mà trong nước làm ra trên thị trường thế
- giới. Trong thời đại toàn cầu hóa, ngoại thương được sử dụng như là một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các vùng trong một nước cũng như giữa một nước với các nước khác trên thế giới. Quá trình này không chỉ đơn giản là gắn liền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để tranh thủ những lợi thế do phân công lao động quốc tế mang lại, mà còn nhằm thúc đẩy quá trình phát triển trong nội bộ nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thống nhất ở trong nước qua các hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, vốn... Hoạt động ngoại thương góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước như tìm các nguồn hàng từ nước ngoài cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh tế, sử dụng tốt hơn nguồn lao động và tài nguyên, tăng thu nhập quốc dân và tạo những lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế. Đối với các nước chậm phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, thiếu vốn, cơ cấu kinh tế mang nặng tính chất nông nghiệp và khai khoáng, tỉ trọng hàng công nghiệp chưa lớn, thì xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên là khó tránh khỏi để có thể tăng nhanh nguồn vốn và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô hay tỉ lệ hàng chế biến thấp như hiện nay là lãng phí, góp phần làm cạn kiệt tài nguyên. Vì vậy, cần phải hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, nâng cao trình độ công nghệ bằng cách thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua con đường ngoại thương. Hoạt động ngoại thương còn góp phần quan trọng mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại. Hợp tác kinh tế là một trong những xu hướng phát triển nổi trội trong những năm gần đây giữa các quốc gia. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển đều là những quốc gia coi nhiệm vụ chính trị của họ là phát triển kinh tế, trong đó ngoại thương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân là điều kiện quan trọng nhất của ổn định chính trị. Chính ổn định chính trị lại là một điều kiện để buôn bán, hợp tác đầu tư. 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành ngoại thương
- a) Vị trí địa lí Vị trí địa lí là nhân tố quan trọng đối với hoạt động ngoại thương. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, mặc dù sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu, mạng lưới giao thông đã thu hẹp khoảng cách không gian, song vị trí địa lí vẫn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển hoạt động ngoại thương. b) Nhân tố tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên tạo ra các tiền đề vật chất quan trọng cho việc phát triển nhiều mặt hàng xuất khẩu từ các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp khai thác. Sự đa dạng và phong phú về nguồn hàng xuất khẩu đảm bảo lợi thế khách quan trong các mối quan hệ kinh tế – thương mại quốc tế. c) Nhân tố kinh tế – xã hội - Sự phát triển kinh tế đã tạo ra động lực và trở thành cơ sở thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Điều này được thể hiện ở chỗ sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất tạo ra hàng loạt mặt hàng xuất khẩu, nhiều về số lượng và tăng về chất lượng. Đồng thời, sự phát triển của nền kinh tế làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu máy móc, nguyên nhiên liệu nhằm đẩy mạnh sản xuất hơn nữa cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Cơ sở hạ tầng đóng góp lớn vào khả năng phát triển của ngoại thương. Mạng lưới GTVT phát triển góp phần không nhỏ vào hoạt động xuất nhập khẩu cũng như việc tạo mối giao thương quốc tế. Thông tin liên lạc cũng có những bước phát triển nhanh chóng và đa dạng về loại hình dịch vụ và kỹ thuật. Sự phát triển mang tính đột phá của mạng viễn thông quốc tế, mạng Internet đã tạo điều kiện cho xúc tiến thương mại và tìm hiểu thông tin thị trường cũng như quảng bá sản phẩm. - Dân cư và nguồn lao động có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngoại thương. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, lực lượng lao động dồi dào, giá cả sức lao động tương đối rẻ là lợi thế để đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động (như dệt may, giày da, thủ công mỹ nghệ...), tạo điều kiện để hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 2.2.4. Tình hình phát triển và phân bố
- Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu trên thế giới giai đoạn 1990 – 2019 (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 2000 2010 2019 Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu 6816 1242 2951 37169 3 6 Nguồn: SGK Địa lí 10 KNTT Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa các châu lục năm 2019 (Đơn vị: Tỉ USD) Châu lục Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Châu Âu 7541,1 7316,7 Châu Mỹ 3148,0 4114,6 Châu Á 6252,3 6053,5 Châu Phi 462,2 569,1 Châu Đại Dương 311,1 263,8 (Oxtraylia và Niu Di-len) Tổng 17714,7 18317,7 Nguồn: SGK Địa lí 10 Cánh Diều Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm. 10 quốc gia, lãnh thổ xuất khẩu nhiều nhất thế giới năm 2020 Xếp Nước 2019 2020 Tăng/giảm % hạng 1 Trung Quốc – China 2.643.377 2.498.570 -144.807 -5,5% 2 Hoa Kỳ – United States 2.528.267 1.645.174 -883.093 -34,9% 3 Đức – Germany 1.811.351 1.486.463 -324.888 -17,9% 4 Hà Lan – Netherlands 755.771 721.301 -34.470 -4,6% 5 Nhật Bản – Japan 904.883 705.842 -199.041 -22,0% 6 Pháp – France 891.182 555.101 -336.081 -37,7% Hàn Quốc – South 7 669.594 542.333 -127.260 -19,0% Korea 8 Hong Kong 649.023 535.711 -113.312 -17,5% 9 Ý – Italy 632.107 532.684 -99.424 -15,7% 10 Mê-hi-cô – Mexico 492.735 472.273 -20.462 -4,2%
- Bản đồ một số tổ chức kinh tế khu vực và giá trị xuất nhập khẩu của một số nước trên thế giới năm 2019 Bản đồ xuất khẩu của thế giới năm 2019
- Chương 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY PHẦN ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI 2.1. Phương tiện dạy học 2.1.1. Video Giáo viên cho học sinh xem một số video, tư liệu về ngành thương mại làm tăng hứng thú học tập, bài học sinh động, hấp dẫn, kích thích tư duy, khả năng ghi nhớ của học sinh. Links một số video minh họa: 1.https://www.youtube.com/watch? v=8WmKmoe2tE&ab_channel=KNSVTV (Thương mại điện tử là gì?) 2.https://www.youtube.com/watch? v=VMcEjQsuzpc&ab_channel=VNEWS-TRUY%E1%BB%80NH %C3%8CNHTH%C3%94NGT%E1%BA%A4N (Những xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm 2023) 3.https://www.youtube.com/watch?v=0IuRscsCAp0&ab_channel=Truy %E1%BB%81nH%C3%ACnh%C4%90%E1%BB%93ngTh%C3%A1p (Việt Nam vào Top 30 nền kinh tế xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất) 4.https://www.youtube.com/watch?v=DGuB4sWagkA&ab_channel=Nghi %C3%AAnC%E1%BB%A9uKinhT%E1%BA%BF (Quy luật cung - cầu) 2.1.2. Bảng số liệu thống kê Bảng số liệu thống kê dùng để minh hoạ nhằm soi sáng nội dung kiến thức địa lí. Có số liệu, những kiến thức trình bày sẽ có sức thuyết phục cao, giúp cho người nghiên cứu, học tập, lượng hoá các mô hình, kiến thức, quy luật, quan điểm, đặc biệt trong địa lí kinh tế. Số liệu còn có khả năng cụ thể hoá khái niệm, quy luật địa lí thông qua phân tích, so sánh, đối chiếu. Qua nhận xét, phân tích số liệu thống kê và các hình thức biểu hiện trực quan (biểu, bản đồ) làm sáng tỏ mối quan hệ địa lí, qua đó học sinh tự tìm ra và giải thích được chúng. Các số liệu lựa chọn, được phân tích, mang tính chất đặc trưng thể hiện được bản chất quy luật của các hiện tượng, thể hiện được bản chất và mối quan hệ trong sự phát triển kinh tế xã hội sẽ là những dữ liệu không thể thiếu trong khi trình bày một hiện tượng, vấn đề, quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Đối với nội dung địa lí ngành thương mại, các số liệu có thể sử dụng trong sách giáo khoa Địa lí 10. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể cập nhật thêm các số liệu, bảng số liệu mới cho phù hợp với thực tiễn tình hình thương mại thế giới hiện nay. Dưới đây là một số bảng số liệu về nội dung địa lí ngành thương mại có thể tham khảo. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu trên thế giới giai đoạn 1990 – 2019 (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 2000 2010 2019 Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu 6816 12423 29516 37169 và nhập khẩu Nguồn: SGK Địa lí 10 KNTT Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa các châu lục năm 2019 (Đơn vị: Tỉ USD) Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa các châu lục năm 2019 (Đơn vị: Tỉ USD) Châu lục Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Châu Âu 7541,1 7316,7 Châu Mỹ 3148,0 4114,6 Châu Á 6252,3 6053,5 Châu Phi 462,2 569,1 Châu Đại Dương 311,1 263,8 (Oxtraylia và Niu Di-len) Tổng 17714,7 18317,7 Nguồn: SGK Địa lí 10 Cánh Diều 2.1.3. Sơ đồ tư duy Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức bài học, giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ các nội dung cốt lõi của bài học. Giáo viên có thể đưa ra sơ đồ tư duy hoặc yêu cầu học sinh tự xây dựng sơ đồ tư duy cho bài học hoặc một nội dung nào đó trong bài học. Dưới đây là sơ đồ tư duy có thể tham khảo để dạy phần địa lí ngành thương mại. Sơ đồ tư duy bài “Địa lí ngành thương mại”
- 2.1.4. Infographic Infographic là cách thức thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan bằng các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ. Infographic sẽ là một phương tiện dạy học hiện đại tạo ra cách tiếp cận mới trong dạy học Địa lí. Một số hướng dẫn cơ bản giúp xây dựng một sản phẩm của Infographic: Bước một: Xác định nội dung và bố cục cần thể hiện. Bước hai: Đăng nhập tài khoản trên các trang điện tử cho phép tạo Infographic (hiện nay công cụ này chỉ thực hiện bẳng tài khoản online). Bước ba: Chọn các Template có sẵn, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa thêm bớt, tải ảnh từ máy tính cá nhân của mình. Bước bốn: Hoàn thành một bức ảnh Infographic. Bước năm: Xuất file ảnh và lưu về máy tính cá nhân. Chuẩn bị cho trình chiếu. Dưới đây là một số sản phẩm Infographic có thể được sử dụng trong việc dạy nội dung địa lí ngành thương mại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 157 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực
33 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 12 THPT
21 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 65 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học và làm bài trắc nghiệm phần kỹ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu nhằm nâng cao kết quả trong kì thi THPT quốc gia
30 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh tiếp cận và giải quyết các bài toán thực tế chương II - Giải tích 12 bằng phương pháp dạy học tích hợp môn Toán với môn Vật lí và môn Địa lí
23 p | 52 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 12 phần Địa lí tự nhiên ở trường THPT Triệu Thái
24 p | 30 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn