Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần dự đoán và phòng ngừa rối nhiễu tâm trí cho học sinh THPT thông qua dự án Bố mẹ là người bạn thân nhất của con
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu được thực hiện kết hợp giữa nhà trường và gia đình, để tìm hiểu những rỗi nhiễu tâm trí của HS tại trường THPT Hà Huy Tập trên địa bàn TP Vinh, qua đó nhằm giúp các bạn HS nhận thức được và bảo vệ sức khoẻ tinh thần cho bản thân; đề xuất biện pháp giáo dục nhằm chủ động, hỗ trợ, phòng ngừa rỗi nhiễu tâm trí cho HS và những bất cập diễn ra trong lớp chủ nhiệm, đặc biệt là những vướng mắc xoay quanh sự thấu hiểu giữa bố mẹ, thầy cô và học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần dự đoán và phòng ngừa rối nhiễu tâm trí cho học sinh THPT thông qua dự án Bố mẹ là người bạn thân nhất của con
- 1
- 2
- PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại thông tin bùng nổ, phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đời sống tâm lý của con người cũng không ngừng thay đổi và ngày càng diễn biến phức tạp. Do đó, việc học tập và rèn luyện của học sinh phổ thông hiện nay cũng trở nên phong phú và đa dạng, đòi hỏi sự đầu tư của các cấp, các ngành và sự kết hợp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Ở trường học hiện nay, mỗi trường đều tổ chức các hoạt động của lớp, của trường, nhằm mục đích kết nối giữa nhà trường và gia đình, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nếu làm tốt thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao, nhưng nếu không để ý, có thể sẽ dẫn đến những kết quả đáng buồn. Hàng năm có rất nhiều học sinh ở lứa tuổi HS THPT bị trầm cảm, stress,.. dẫn đến nhiều biểu hiện của rối nhiễu tâm trí, không tìm được cách tháo gỡ vướng mắc, nhiều em có hành động tiêu cực, thậm chí rất đau lòng. Do đó, việc phối hợp giữa gia đình với nhà trường là rất cần thiết, cần tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao chất lượng giáo dục, kết nối và nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học sinh. Là những người làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc kết nối giữa cha mẹ và học sinh của lớp là rất quan trọng. Sự kết nối này sẽ mang lại tính chủ động, dự phòng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, đồng thời cũng là một trong những giải pháp phòng tránh rối nhiễu tâm trí cho học sinh rất hiệu quả. Chúng tôi nhận thấy, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải có trách nhiệm, chủ động lập kế hoạch tạo ra sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái trong suốt công việc mà mình đảm nhận. Rút kinh nghiệm trên 20 năm dạy học và làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi có rất nhiều trăn trở về công tác phối hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường, trong đó việc đồng hành của GVCN với phụ huynh HS, việc cha mẹ thấu hiểu con cái là rất cần thiết. Xác định rõ trách nhiệm nên trong công tác chủ nhiệm của mình, chúng tôi đã đưa ra nhiều giải pháp chú trọng đến vấn đề phòng tránh rối nhiễu tâm trí cho HS và thu được nhiều kết quả đáng mừng. Với những lý do đó chúng tôi xin được chia sẻ một trong các nội dung qua bản sáng kiến với tên đề tài là: “Góp phần dự đoán và phòng ngừa rối nhiễu tâm trí cho học sinh THPT thông qua dự án “Bố mẹ là người bạn thân nhất của con” ”. Hy vọng nội dung của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cả thầy trò và rất mong sự chia sẻ, góp ý từ phía các thầy cô và phụ huynh học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu 3
- Đề tài thực hiện nhằm hướng tới trả lời một số câu hỏi nghiên cứu như sau: 1. Những khó khăn tâm lý mà thanh thiếu niên độ tuổi HS THPT thường gặp phải là gì? 2. Nguyên nhân của những khó khăn tâm lý đó đến từ đâu? 3. Giải pháp nào giúp ứng phó với những khó khăn tâm lý đó? Mục đích nghiên cứu được thực hiện kết hợp giữa nhà trường và gia đình, để tìm hiểu những rỗi nhiễu tâm trí của HS tại trường THPT Hà Huy Tập trên địa bàn TP Vinh, qua đó nhằm giúp các bạn HS nhận thức được và bảo vệ sức khoẻ tinh thần cho bản thân. Từ đó làm cơ sở cho chúng tôi đề xuất biện pháp giáo dục nhằm chủ động, hỗ trợ, phòng ngừa rỗi nhiễu tâm trí cho HS và những bất cập diễn ra trong lớp chủ nhiệm, đặc biệt là những vướng mắc xoay quanh sự thấu hiểu giữa bố mẹ, thầy cô và học sinh. 3. Giả thuyết khoa học - Giả thuyết 1: Khó khăn tâm lý mà HS THPT gặp phải chủ yếu là khó khăn vì áp lực học tập, tình cảm đầu đời. - Giả thuyết 2: Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn tâm lý đó đến từ sự kỳ vọng và áp lực từ gia đình và thầy cô trong vấn đề học tập và quan hệ bạn bè. - Giả thuyết 3: Giải pháp ứng phó hiệu quả nhất phải chăng là việc cha mẹ, thầy cô dành nhiều thời gian trò chuyện, quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Với cơ sở lý luận được nghiên cứu, nếu dự án “Bố mẹ là những người bạn thân nhất của con” được triển khai, nếu thiết kế được các hoạt động giáo dục đa dạng, hệ thống được các biện pháp phù hợp, lựa chọn được các tình huống thực tiễn, tìm ra phương pháp giải quyết hợp thì sẽ giúp học sinh giải quyết tốt các vướng mắc, đẩy lùi các suy nghĩ tiêu cực, giúp cho thầy cô, bố mẹ chủ động, phòng ngừa rối nhiễu tâm trí cho HS, giảm các tình huống khó xử, đau lòng trong việc giáo dục con cái, góp phần phát triển nhân cách cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: 1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu 2. Điều tra thực tế nhằm đánh giá thực trạng và nguyên nhân rối nhiễu tâm trí mà HS THPT thường mắc phải. 4
- 3. Đề xuất dự án “Bố mẹ là người bạn thân nhất của con” đưa ra các giải pháp nhằm ứng phó với những khó khăn tâm lý, dự đoán và phòng ngừa các rối nhiễu tâm trí cho HS THPT. 4. Khảo sát, thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. 5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Các tài liệu về rối nhiễu tâm trí HS THPT. Các khách thể là HS và phụ huynh HS THPT. Mẫu nghiên cứu gồm 80 bạn HS 2 lớp 11T1 và 11T2, trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 6. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Nghiên cứu lý luận, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến rối nhiễu tâm trí HS. Điều tra bằng bảng hỏi, sử dụng thang đo SDQ 25 gồm 25 câu hỏi, phỏng vấn dựa trên 4 câu hỏi mở, phân tích dữ liệu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Đề xuất các giải pháp, khảo sát và thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận. 7. Đóng góp và tính mới của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài đã đưa ra được các căn cứ và một số kiến thức tổng hợp về rối nhiễu tâm trí HS trong các trường THPT. - Về mặt thực tiễn: Sử dụng sáng kiến để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và phụ huynh khi cần giảng dạy, giao tiếp và giáo dục nhân cách cho học sinh, đồng thời có thể dùng để phòng chống rối nhiễu tâm trí và tư vấn tâm lý cho học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường THPT. - Tính mới của đề tài là đưa ra được hệ thống các biện pháp nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh chủ động, phòng ngừa các rối nhiễu tâm trí, đẩy lùi tư duy tiêu cực của học sinh ở trường cũng như ở gia đình. Trong mỗi biện pháp, chúng tôi đã trình bày các minh chứng, phân tích để làm rõ những lưu ý, hiệu quả trong quá trình sử dụng các biện pháp sư phạm đã đề xuất. Các biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ trong quá trình giáo dục ở trường cũng như ở gia đình, nhằm để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc phát triển nhân cách cho học sinh. Những điểm mới trong đề tài của chúng tôi cụ thể như sau: 5
- 1. Xác định rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh HS trong việc phòng ngừa rối nhiễu tâm trí cho HS, trong việc giáo dục đạo đức lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục cho HS trong thời đại mới. Đề xuất sự thay đổi từ phía thầy cô, học sinh và cả phụ huynh. 2. Đề xuất được các giải pháp và quy trình để tổ chức hiệu quả dự án “Bố mẹ là người bạn thân nhất của con”. Nội dung đề tài được chúng tôi lồng ghép theo các môn học, tiết học phù hợp, các chủ điểm sinh hoạt tập thể của nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh tham khảo để hỗ trợ nhau trong việc phòng ngừa rối nhiễu tâm trí cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục. 3. Thiết kế và minh họa được một số tình huống chủ điểm của dự án, có sự kết hợp của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. Nội dung chuyên đề kết nối các hoạt động của nhà trường với thực tiễn cuộc sống gia đình, xã hội nên rất phù hợp và có hiệu quả trong việc phát triển nhân cách cho học sinh phổ thông. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. MỘT SỐ RỐI NHIỄU TÂM TRÍ HỌC ĐƯỜNG THƯỜNG XẢY RA Ở HS TRƯỜNG THPT Hành vi vi phạm nội quy học tập, bạo lực trong trường học của HS trung học đang là một hiện tượng nhức nhối trong dư luận xã hội. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là nguyên nhân xã hội (môi trường xã hội, cộng đồng nơi sinh sống học tập, gia đình, trường học, nhóm bạn) và nguyên nhân tâm lí (động cơ, khả năng thích ứng, lệch lạc tâm lí, nhân cách). Những HS có đời sống tinh thần bình thường khỏe mạnh thì sẽ tham gia hoạt động học tập bình thường, làm chủ và kiểm soát được hành vi để thích ứng xã hội. Ngược lại, đời sống tinh thần của HS không bình thường (rối nhiễu) sẽ cản trở các em thực hiện nội quy nhà trường, do khó kiểm soát hành vi của mình nên hay vi phạm nội quy nhà trường, thậm chí có những hành vi chống đối, thách thức. Khi sức khỏe tinh thần của HS bị tổn thương thì thường có biểu hiện bên ngoài như rối loạn giấc ngủ, biếng ăn, mệt mỏi, giảm chú ý, quá hiếu động, giảm sút học tập, thiếu hứng thú, xa lánh, ngại giao tiếp, lo 6
- sợ,.. hốt hoảng, buồn chán, tự tử, rối loạn hành vi chống đối, vi phạm pháp luật… Hiện tượng trên đặt ra vấn đề là trong các trường THPT, tình hình HS bị rối nhiễu tâm trí như thế nào? Số HS bị rối nhiễu liên hệ gì đến hành vi vi phạm nội quy, bạo lực trong trường học và giải pháp nào cho nhà trường trung học để góp phần giải quyết vấn đề này? Rối nhiễu tâm trí là một nhóm những triệu chứng bất thường về tâm lý có ý nghĩa về mặt lâm sàng, chúng xảy ra ở một số cá nhân và liên quan đến những stress tiêu cực hoặc liên quan đến việc làm mất năng lực cá nhân, hoặc làm tăng đáng kể sự nguy hiểm cho cá nhân qua việc phải chịu đựng những cảm giác tiêu cực (như ám ảnh về cái chết, sự đau khổ, sự mất năng lực,..) hoặc sự mất mát đáng kể sự tự do của cá nhân. Rối nhiễu tâm trí là hậu quả của tác động đa chiều của nhiều yếu tố đến từ 3 nhóm: sinh học, tâm lý và xã hội. Trong đó, nhóm xã hội bao gồm: Gia đình, trường học và cộng đồng. Những biểu hiện của rối nhiễu tâm trí ở HS THPT thường là: Hiếu động, hay xung đột, không tập trung, không vâng lời, bướng bỉnh, thiếu năng lượng và động lực hoạt động, bỏ bê hoặc miễn cưỡng đến trường,.. hay khóc, có cảm giác thất vọng, vô dụng,… có ý tưởng hoặc hành vi kỳ quặc,.. Các rối nhiễu tâm trí thường gặp ở thanh thiếu niên nói chung và HS THPT nói riêng rất phức tạp và đa dạng. Chúng thường bao gồm rối loạn cảm xúc, rối loạn tăng động – giảm chú ý, rối loạn hành vi và tự sát. Rối loạn cảm xúc thường bao gồm: rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu quá mức và lo âu học đường. Dấu hiệu của rối loạn trầm cảm đó là: Khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động. Các em HS thường có những biểu hiện giảm tập trung chú ý, giảm tự trọng và lòng tin, có những ý tưởng như bị tội hoặc không xứng đáng, nhìn tương lai ảm đạm, bi quan, có ý tưởng và hành vi tiêu cực như tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng. Dấu hiệu của rối loạn lo âu quá mức thường xảy ra khi liên quan đến thành tích, kỳ vọng,.. HS sẽ bị lo âu quá đáng, không có cơ sở thực tế và kéo dài về các sự kiện tương lai, luôn bận tâm lo nghĩ về năng lực và thành tích trong các lĩnh vực học tập, xã hội, thi cử, thể thao… Dẫn đến có nhiều rối loạn về thể chất như khó ngủ, ác mộng, đau đầu, hồi hộp, khó thở, rối loạn tiêu hóa, nhưng không phát hiện được thương tổn thực thể nào. Bên cạnh đó còn có rất nhiều biểu hiện khác như cáu gắt, căng thẳng, khó tập trung chú ý, ám ảnh sợ đơn thuần, ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ học đường, không tham gia các hoạt động cùng các bạn,… 7
- Rối loạn lo âu học đường thường có biểu hiện ghét đi học, luôn xuất hiện lý do nghỉ học như đau đầu, đau bụng,.. Những em này thường gặp khó khăn khi quyết định đến trường, thường quên đồ dùng học tập hoặc đến trường muộn. Các em thường có biểu hiện mệt mỏi, dễ nổi khùng khi bị ép đến trường và có thể tìm được nhiều lý do để trốn học. Có thể các em này xuất hiện mâu thuẫn với bạn bè hay thầy cô giáo, cảm thấy lo lắng khi bị quấy rối, bắt nạt hay bạo lực học đường. Khi HS xuất hiện các dấu hiệu rối loạn cảm xúc, phụ huynh HS và GVCN có vai trò hết sức quan trọng. Bố mẹ và thầy cô cần giúp đỡ, lắng nghe, tôn trọng yêu thương và chấp nhận giúp các em xây dựng lòng tự tin và niềm vui trong cuộc sống. Cần phải dành thời gian và đồng hành học tập và sinh hoạt cùng các em, cần phải tạo ra nhiều sân chơi, nhiều hoạt động kể cả ở trường học cũng như ở nhà, và một yếu tố có thể ngăn chặn phòng ngừa được các tình huống tiêu cực, đó là: Bố mẹ hãy là những người bạn thân nhất của con. Bố mẹ cần gần gũi, giải thích và tìm cách tháo gỡ cho các em, có thể cùng con kết bạn với những người bạn mới, cùng con tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở nhà hoặc ở trường. Nói chuyện với con cái trong những tình huống các em bị bắt nạt, thông báo kịp thời cho tham vấn học đường, thầy cô giáo và các cán bộ nhà trường. Cần nói chuyện với các em mỗi ngày và cần thiết phải can thiệp sớm để loại trừ các vấn đề trước khi nó trở nên xấu hơn. Rối loạn tăng động – giảm chú ý biểu hiện bởi hành vi hiếu động, kém tập trung ở mức độ trầm trọng, nó tác động tới các em cả khi ở nhà, ở trường cũng như ở nơi công cộng. Các em thường nghịch ngợm, dễ cáu giận, dễ bùng nổ vì những lý do không đáng kể, thường bỏ dở công việc đang làm, không hoàn thành nhiệm vụ, khả năng chú ý giảm, hay đãng trí, kém tập trung, thiếu bền bỉ. Có thể các em gặp nhiều khó khăn trong học tập, không chú ý nghe lời thầy cô dặn, sống vô tổ chức, hay vi phạm nội quy,… Khi HS có những biểu hiện rối loạn tăng động – giảm chú ý, GVCN cần tìm hiểu, tư vấn cho phụ huynh HS, để cùng nhau tháo gỡ, giảm rối loạn cho các em. Với bố mẹ, thầy cô giáo cần tạo một môi trường nâng đỡ, thay đổi thái độ, giảm nhẹ lo âu cho các em, cung cấp thêm kiến thức để biết hoặc dự đoán tiến triển của các biểu hiện rối loạn, khi nào cần khen thưởng, khi nào cần trách phạt,… Rối loạn hành vi đối với lứa tuổi thanh thiếu niên thường kết hợp với môi trường tâm lý xã hội bất lợi, chẳng hạn như kết quả học tập, quan hệ gia đình, bạn bè, rồi lại tác động trở lại các mối quan hệ xã hội đó. Có 4 nhóm rối loạn hành vi, đó là: Xâm hại người khác hoặc súc vật, phá hoại tài sản, lừa đảo trộm cắp và vi phạm nghiêm trọng các luật lệ. Nguyên nhân rối loạn rất phức tạp, trong đó có 8
- nhân tố gia đình, nhà trường và xã hội. Ở các gia đình có các vấn đề bê bối, thiếu sự tương tác, phương thức giáo dục không đúng, quá nghiêm khắc hoặc quá nuông chiều, nhiều trường hợp gia đình đã đẩy các em đến bên lề xã hội khi rối loạn hành vi nghiêm trọng. Ở nhà trường, nhiều thầy cô thiếu mô phạm, thiếu công bằng, trù dập, sỉ nhục, thái độ thô bạo với HS, thiếu các biện pháp tâm lý cho HS cá biệt. Bạn bè thì chơi với nhau không tốt, có nhiều hội nhóm bắt nạt, cô lập, chế diễu bạn bè, thậm chí bạo lực. Ngoài xã hội thì có rất nhiều vấn đề xung đột, ảnh hưởng của văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, mạng xã hội thiếu kiểm soát,..dẫn đến HS có thể bị rối loạn hành vi, không có lối thoát, mất lòng tin, chán đời. Bố mẹ và thầy cô cùng chia sẻ với các em, đừng để các em thấy rằng bản thân chỉ có một mình, cần phải tạo được sự tin tưởng, giúp các em có thể đương đầu tốt hơn với cuộc sống. Tự sát là rối nhiễu tâm trí đáng lo ngại nhất, nó có thể dẫn đến hành vi tự kết thúc cuộc đời. Tự sát hiếm khi xảy ra mà không có dấu hiệu dự báo, nếu thầy cô và bố mẹ gần gũi, quan tâm thì sẽ nhận biết và nếu xem xét chúng một cách nghiêm túc, thì có thể dự đoán và phòng tránh được nhiều sự việc đau lòng. Hiện tượng rối nhiễu tâm trí là tự sát, bất kể ai cũng thấy đau lòng và không hề mong muốn xảy ra. Chúng tôi cũng vậy, là những người làm công tác giáo dục, chúng tôi thực sự quan tâm và luôn cố gắng có trách nhiệm cao trong công tác của mình. Theo chúng tôi, rối nhiễu tâm trí là rối loạn tâm thần thể nhẹ dẫn đến mất khả năng kiểm soát hành vi khiến cho chủ thể không thể hiện được thái độ, thực hiện được các hành vi ứng xử như những người khác vẫn thể hiện và thực hiện một cách bình thường. Trên cơ sở đó, rối nhiễu tâm trí ở HS trung học là những khó khăn tâm lí ở mức nó gây ra trạng thái tâm lí không bình thường và lệch lạc của cá nhân vượt qua ngưỡng kiểm soát của ý thức, sinh ra những hành vi không bình thường, không phù hợp với cách ứng xử thông thường như những HS khác trong việc chấp hành điều lệ, nội quy nhà trường. Rối nhiễu tâm trí ở HS trung học không phải là những hành vi nhất thời phản ứng lại hoàn cảnh mà là một cấu trúc nội tâm đang hình thành phần nào ổn định cần phải được can thiệp hệ thống để trở lại bình thường. HS rối nhiễu tâm trí được xem là rối loạn tâm thần thể nhẹ nhưng chưa phải là bệnh tâm thần, có thể can thiệp để hồi phục bằng giải pháp tâm lí học đường và trị liệu tâm lí. II. VAI TRÒ CỦA GVCN, PHỤ HUYNH HS TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỐI NHIỄU TÂM TRÍ CHO HS Ở TRƯỜNG THPT Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp HS phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn 9
- ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội. Ở trường trung học phổ thông, về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý của HS có những biến đổi rất mạnh mẽ, chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh thiếu niên. Ở giai đoạn này, các em thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của cá nhân mình vào thực tiễn cuộc sống. Trong khi vốn sống còn nghèo nàn, khả năng suy xét nông cạn nên thường dẫn đến những va vấp, gây những hậu quả tai hại cho bản thân và gia đình. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhiều em ở độ tuổi này đã sa đà vào các trò giải trí quá mức như nghiện chơi game, chát chít,.. thậm chí có em sa vào tệ nạn xã hội như cá cược, trộm cắp, chấn lột,.. Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nền nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của HS. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ. Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con cái. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh của lớp. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, trong đó quan hệ nhiều ở cấp trung học phổ thông là đoàn thanh niên, chi đoàn giáo viên, ban đại diện cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy - học, giáo dục học sinh trong lớp mình phụ trách. Đối với cha mẹ học sinh, cần phải có trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện 10
- cha mẹ học sinh đề ra. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường. Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh. Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo con người có nhân cách, có kỹ luật lao động. Để có được những con người đảm bảo yêu cầu của đổi mới xã hội cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho HS. Nhà trường sẽ là vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn luôn có đội ngũ thầy cô giáo có trình độ, năng lực, nhiệt tình, tâm huyết và yêu nghề mến trẻ, đã được đào tạo có hệ thống. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa đã được rút kết từ các tinh hoa của nhân loại, mở mang trí tuệ cho học sinh. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa cơ bản này mà nhân cách của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng. Vai trò của cha mẹ trong phòng ngừa rối nhiễu tâm trí ở HS: Gia đình giữ vai trò vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đối với sự phát triển của HS. Vì vậy, phòng ngừa từ gia đình là yếu tố tiên quyết. Theo đó, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau: Nâng cao hiểu biết về tâm bệnh HS, bằng cách tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến rối nhiễu tâm trí ở HS qua các phương tiện thông tin đại chúng - như sách, báo, đài truyền hình, các trang web uy tín. Tránh những buồn khổ, lo âu, căng thẳng thái quá và kéo dài trong cuộc sống. Thiết lập quan hệ tình cảm tốt giữa cha mẹ và con cái, cả hai phía phải cùng yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Tránh xung đột lâu dài giữa cha mẹ và luôn tạo cho con cái môi trường tâm lý – tình cảm hài hòa. Trong chăm sóc và giáo dục con cái, cha mẹ cần tránh thái độ độc đoán, chuyên quyền một cách cực đoan. Phải biết quan sát và lắng nghe các diễn biến, bộc lộ tâm lý của con cái. Cố gắng thu xếp thời gian và công việc để chăm sóc, cùng vui chơi, trò chuyện, chia sẻ với con. Luôn quan tâm để nhận biết sớm những bất thường trong tính cách và hành vi của con mình. Kịp thời đưa con cái đến các chuyên gia tư vấn và điều trị thích hợp. Đồng thời, nên thường xuyên 11
- trao đổi với các giáo viên để nắm bắt tình hình của con khi ở trường. Khi nhà chuyên môn xác định HS có biểu hiện rối loạn tâm lý, cha mẹ cần có thái độ bình tĩnh, kiên trì và kết hợp tốt với nhà chuyên môn để việc can thiệp, trị liệu có hiệu quả. Vai trò của giáo viên trong phòng ngừa rối nhiễu tâm trí ở HS: Một bạn HS nếu có rối nhiễu tâm trí chắc chắn có những hành vi không bình thường, do đó việc GV quan sát giúp nhận biết những hành vi này trong các hoạt động và sinh hoạt ở lớp, sẽ cung cấp kịp thời nhiều biện pháp can thiệp phù hợp. Những em có bất thường về tâm lý sẽ có những biểu hiện bất thường, đặc biệt về nhận thức, tình cảm, giao tiếp,… so với những em khác cùng độ tuổi. Giáo viên nói chung và GVCN nói riêng cần phân biệt những nét cá tính riêng của từng HS, bản sắc cá nhân của các em với những biểu hiện không bình thường, để tư vấn cho bố mẹ tìm cách can thiệp sớm, tránh hậu quả về sau. Rối nhiễu tâm trí ở trẻ em bao gồm nhiều tình trạng rối loạn tâm trí khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sự phát triển tâm lý của các em nếu không được can thiệp kịp thời, phù hợp. Vậy nên, tùy loại rối nhiễu tâm trí con mình đang mắc phải, cha mẹ nên có những phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng con khoa học và hợp lý, để các em được phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Để giảm thiểu và phòng ngừa các rối nhiễu tâm trí cho HS cần phải có các biện pháp tác động tích cực. Sự hợp tác của gia đình, nhà trường và xã hội là một điều tất yếu. Phát huy tốt các mối quan hệ trên sẽ tạo nên mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh một cách khoa học và hiệu quả. Trong đó, cần có sự theo dõi và can thiệp kịp thời các trường hợp bạo lực gia đình, đặc biệt là với trẻ em. Phối hợp với các tổ chức, các trung tâm phòng chống bệnh xã hội, các cơ sở chuyên khoa, bệnh viện tâm thần để tổ chức khám và sàng lọc các đối tượng có vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung và trẻ em có rối nhiễu tâm lý nói riêng để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Phối hợp tích cực với gia đình và nhà trường trong việc quản lý và giáo dục học sinh tại địa phương… Nhà trường cần có sự phối hợp thường xuyên với gia đình và cộng đồng nơi học sinh đang sinh sống để kiểm soát và phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ để có biện pháp can thiệp hợp lý. Cần tổ chức sàng lọc để kiểm tra sức khỏe tâm thần ở HS một cách khoa học. Tổ chức chương trình dạy học phù hợp nhằm giảm áp lực học tập cho HS, tạo cho các em tâm lý thoải mái khi đến trường. Phát huy tính tích cực của các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường nhằm tạo ra những sân chơi sôi nổi, bổ ích giúp học sinh gần gũi và đoàn kết với nhau hơn, đồng thời tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh. Đẩy 12
- mạnh tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe tâm thần, phối hợp các cơ sở chuyên khoa tâm thần để tổ chức các lớp học nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe tâm thần cho HS. Đối với HS, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ vô cùng cần thiết. Điều trước hết cha mẹ cần quan tâm đến con đó chính là quan tâm đến sức khỏe của con. Một đứa trẻ mệt mỏi sẽ nhanh chóng mất hứng thú học tập. Cha mẹ cần thường xuyên quan sát để đưa ra những biện pháp hữu hiệu giúp con hóa giải mệt mỏi. Luôn lắng nghe, nói chuyện và trấn an con khi con gặp khó khăn, lo lắng; vì khó khăn, lo lắng cũng có thể hủy hoại động cơ học tập của trẻ. Khi con gặp khó khăn, xung đột ở trường học như trục trặc trong quan hệ với bạn, bị bạn bè chế giễu, trêu chọc, xa lánh… cha mẹ cần hỏi han con tỉ mỉ để giúp con giải quyết và đương đầu với các tình huống đó. Bên cạnh đó việc sắp xếp cuộc sống gia đình một cách khoa học và giữ gìn văn hóa gia đình cũng vô cùng quan trọng trong phòng ngừa rối nhiễu tâm trí cho HS. Sự nền nếp, sống có trước có sau, giữ gìn tôn tri trật tự, mọi người luôn quan tâm, chia sẻ với nhau nhằm tạo cho học sinh một môi trường sống lành mạnh, không khí gia đình ấm áp, tránh xung đột, bạo lực nhằm tránh cho con các sang chấn tâm lý có thể gây nguy hại đến sức khỏe và khả năng học tập. Giúp con em sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý, có sự hòa hợp giữa chơi và học. Lựa chọn việc học thêm một cách phù hợp, không chạy theo phong trào để tránh tình trạng dồn mình vào sự quá tải. Khuyến khích các em tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Đội và nhà trường tổ chức nhằm hoàn thiện bản thân và giảm tải các áp lực trong học tập cũng như trong cuộc sống. III. MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HIỆN NAY ( Tư liệu được minh chứng ở phần phụ lục 1) Chúng tôi đã khảo sát và phân tích thực trạng rối nhiễu tâm trí của hơn 80 học sinh HS trường THPT Hà Huy Tập ở thành phố Vinh về các mặt: rối nhiễu chung, các loại rối nhiễu thành phần, rối nhiễu theo giới tính, bậc học, hoàn cảnh gia đình; đồng thời chỉ ra rối nhiễu tâm trí là một trong những nguyên nhân của tình trạng HS vi phạm nội quy, bạo lực trong trường học. Mẫu khảo sát sàng lọc rối nhiễu là 80 HS các lớp 11 của trường trung học phổ thông Hà Huy tập ở tỉnh Nghệ An. Công cụ sàng lọc rối nhiễu là bảng hỏi SDQ 25 – 2004 (là thang điểm để đánh giá điểm mạnh và yếu HS của tổ chức y tế thế giới nhằm mục đích phát hiện những HS có rối nhiễu tâm trí), gồm 25 câu hỏi là các dấu hiệu đặc trưng của các loại hành vi rối nhiễu để HS đọc chậm, suy nghĩ và tự điền vào phần trả lời. (Nội dung minh chứng ở phần phụ lục 1). Ngưỡng để 13
- đánh giá một HS bị nghi ngờ có vấn đề rối nhiễu tâm trí trong điều kiện của Việt Nam khi sử dụng bộ câu hỏi này là: tổng điểm từ 13 điẻm trở lên, nhóm nguy cơ cao là 16 điểm trở lên. Chúng tôi cũng phỏng vấn 15 HS trong số những HS được nghiên cứu về nội dung của 4 câu hỏi mở: (Nội dung minh chứng ở phần phụ lục 1). 1. Theo em, những khó khăn về tâm lý ở lứa tuổi HS THPT là gì? 2. Theo em, nguyên nhân khó khăn về tâm lý ở lứa tuổi HS THPT là gì? 3. Theo em, để HS không gặp phải những khó khăn trên thì bố mẹ cần hỗ trợ các em những gì? 4. Theo em, để HS không gặp phải những khó khăn trên thì thầy cô cần làm gì để hỗ trợ các em? Đối với giáo viên và phụ huynh học sinh, chúng tôi cũng tạo ra các bảng hỏi và xin ý kiến của 30 GVCN và 60 phụ huynh HS về các rối nhiễu tâm trí hay gặp và cách xử lý của các thầy cô và bố mẹ khi HS gặp phải các rối nhiễu tâm trí. (Nội dung minh chứng ở phần phụ lục 1). Sau khi xử lí các bảng hỏi đã được HS, GVCN và phụ huynh HS trả lời đầy đủ, phân tích và đánh giá các câu trả lời phỏng vấn, chúng tôi thu được kết quả như sau: Từ kết quả xử lý bảng SDQ 25 và phần trả lời các câu hỏi mở, cho thấy tỉ lệ HS rối nhiễu tâm trí là 23,2%. Nhóm có nguy cơ cao rối nhiễu tâm trí chiếm tỉ lệ 19,3%. Số HS có sức khỏe tinh thần bình thường (không rối nhiễu) chiếm tỉ lệ 57,5%. Khó khăn tâm lý mà HS THPT gặp phải chủ yếu là khó khăn vì áp lực học tập và tình cảm đầu đời. Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn tâm lý đó đến từ sự kỳ vọng và áp lực từ gia đình và thầy cô trong vấn đề học tập và quan hệ bạn bè. Mong muốn của các em đều cho rằng cha mẹ, thầy cô cần dành nhiều thời gian trò chuyện, quan tâm, lắng nghe và chia sẻ với con cái và học trò của mình hơn. HS lứa tuổi THPT thường gặp các rối nhiễu tâm trí như lo âu, trầm cảm, ám ảnh, tự sát, các biểu hiện suy nhược và rối loạn tâm lý...Các vấn đề liên quan đến phát triển trí tuệ, rối loạn nhân cách, hành vi như các rối loạn cảm xúc hành vi, rối loạn ứng xử, bạo lực, nghiện chất, rối loạn ăn uống... Số HS mắc phải rối nhiễu tâm trí nếu không được tham vấn can thiệp kịp thời có thể vi phạm nội quy, bạo lực trường học, trong đó một số có nguy cơ tăng nặng chuyển sang rối loạn tâm thần hoặc có những hành vi bất thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Số HS có nguy cơ cao rối nhiễu tâm trí nếu không được giúp đỡ thì có thể một số sẽ bị nặng 14
- hơn, chuyển sang rối nhiễu tâm thần. Số HS không bị rối nhiễu không có nghĩa là an toàn nếu không được thường xuyên giáo dục phòng ngừa rối nhiễu. Về phía nhà trường, công tác chủ nhiệm lớp nói chung và sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và cha mẹ học sinh hiện nay còn chưa được chú ý đến, nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn và xem nhẹ công tác chủ nhiệm, nhiều giáo viên mặc dù có quan tâm đến nhưng lại thiếu kinh nghiệm cũng như phương pháp. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa thấy hết được vị trí và chức năng của mình về việc phòng tránh các rối nhiễu tâm trí cho HS. Do đó, chưa đưa ra được các biện pháp phù hợp với thực tế lớp mình chủ nhiệm nên việc tổ chức kết hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh còn chưa mang lại nhiều hiệu quả. Về phía gia đình, một số không ít các bậc cha mẹ, một mặt, do chạy đua với cuộc sống trong cơ chế thị trường, mặt khác là do không nhận thức đúng vị trí của giáo dục gia đình, nên có tư tưởng ỷ lại việc giáo dục cho nhà trường, có chăng chỉ là đến họp phụ huynh, nắm kết quả học tập, rèn luyện của con qua điểm số, xếp hạng, rồi phó mặc cho nhà trường. Hiện nay, giáo dục xã hội thông qua các tổ chức đoàn hội, thường yếu về mặt nội dung, nghèo nàn về mặt hình thức tổ chức, nên thiếu sức hấp dẫn đối với thế hệ trẻ. Thiếu sự giáo dục của đoàn, hội, trẻ em sẽ thiếu ý thức tập thể, ý thức "mình vì mọi người, mọi người vì mình", sẽ khó tránh khỏi sự phát triển lệch lạc. Tăng cường sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, có ý nghĩa hết sức to lớn. Sự thành công trong giáo dục chỉ có được, khi tất cả các lực lượng (gia đình - nhà trường - xã hội) thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung giáo dục, tất cả vì tương lai con em chúng ta. Do đó, nếu không có sự liên hệ, phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình, việc giáo dục thế hệ trẻ sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và các đoàn thể xã hội, ngoài kế hoạch chung của nhà trường, các bậc cha mẹ cần chủ động liên hệ với nhà trường, không chỉ thông qua sổ liên lạc mà cần trực tiếp gặp gỡ trao đổi với giáo viên phụ trách để nắm tình hình về học tập, rèn luyện của con cái cả về những ưu điểm, sự tiến bộ và những hạn chế cần khắc phục của chúng. Đây là vấn đề tưởng như đơn giản, nhưng lại không ít khó khăn, đặc biệt ở một bộ phận cha mẹ vốn sẵn có tư tưởng phó mặc con cái cho nhà trường và xã hội. Trong việc liên hệ với nhà trường, cha mẹ cần trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp - người thay mặt nhà trường quản lý và theo dõi việc học tập, rèn luyện của học sinh để nắm thông tin về con cái. Thực tế đã cho thấy, hoạt động của nhà 15
- trường, trên mỗi bước tiến triển của nó đã chỉ ra rằng, những tập thể lớp tốt, thường là những lớp, mà ở đó các bậc phụ huynh quan tâm chu đáo con cái một cách thường xuyên, trực tiếp, cởi mở, chân tình, liên hệ với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm. Từ những phân tích và thực trạng nêu trên, chúng ta cũng phần nào hình dung được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các rối nhiễu tâm trí của HS. Và để giải quyết vấn đề đó đòi hỏi cần phải đưa tâm lý học đường vào trường học. Qua nội dung đề tài này chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp nhằm phòng chống rối nhiễu tâm trí cho HS và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua vai dự án “Bố mẹ là người bạn thân nhất của con”. Cụ thể như sau: Giải pháp 1: Nâng cao kiến thức về phòng chống rối nhiễu tâm trí HS lứa tuổi THPT cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Giải pháp 2: Tổ chức các hoạt động tập thể vui nhộn tự nhiên, có sự tham gia của học sinh và phụ huynh học sinh, có hiệu quả trong việc đẩy lùi các rối nhiễu tâm trí HS lứa tuổi THPT. Giải pháp 3: Kết nối tấm chân tình giữa bố mẹ và con cái thông qua các sự kiện có sự tham gia của học sinh và phụ huynh học sinh, góp phần dự đoán, phòng chống rối nhiễu tâm trí HS lứa tuổi THPT. Giải pháp 4: Giảm áp lực học tập cho con cái, tăng cường khích lệ của phụ huynh, động viên kịp thời của giáo viên, sẽ là biện pháp tuyệt vời trong việc phòng chống rối nhiễu tâm trí HS lứa tuổi THPT. Giải pháp 5: Làm bạn với bạn của con, bố mẹ sẽ hiểu toàn bộ bầu trời của các con, bố mẹ sẽ là người sớm nhất dự đoán và phòng chống rối nhiễu tâm trí cho HS lứa tuổi THPT. Giải pháp 6: Chung tay cùng với nhiều lực lượng, phối hợp với nhà trường, đoàn thanh niên, hội phụ huynh HS, các trung tâm tư vấn học đường cùng dự đoán và phòng chống rối nhiễu tâm trí cho HS lứa tuổi THPT. Giải pháp 7: Xây dựng kế hoạch hoạt động và lan tỏa dự án “Bố mẹ là những người bạn thân nhất của con” xuyên suốt cả năm học, góp phần đẩy lùi các rối nhiễu tâm trí cho HS lứa tuổi THPT. B. GÓP PHẦN DỰ ĐOÁN VÀ PHÒNG CHỐNG RỐI NHIỄU TÂM TRÍ HS THÔNG QUA DỰ ÁN “BỐ MẸ LÀ NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT CỦA CON” Dự đoán, phòng ngừa trong tâm bệnh học trẻ em được hiểu là những cách thức mà xã hội, người lớn dùng để dự đoán, ngăn ngừa, chống lại sự xuất hiện và 16
- phát triển của các triệu chứng rối nhiễu tâm trí ở trẻ em. Có ba mức độ phòng ngừa sau: Mức thứ nhất, đó là giáo dục và xây dựng môi trường sống lành mạnh cho HS (gia đình, nhà trường), thiết lập chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc vệ sinh cơ thể và tâm trí. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải rối loạn tâm lý ở HS, hạn chế nguy cơ mắc rối nhiễu tâm trí của HS THPT. Mức thứ hai, đó là thông qua những chẩn đoán và can thiệp sớm các triệu chứng ban đầu, cố gắng làm hạn chế sự phát triển các rối nhiễu tâm trí ở HS. Mức thứ ba, đó là khi tâm bệnh đã phát triển, thì ngăn cản không cho bệnh nặng lên bằng các cách điều trị khoa học và hiệu quả. Đồng thời, phải thường xuyên theo dõi tiến triển của HS, để phòng ngừa sự tái phát của các triệu chứng gây rối nhiễu tâm trí. Việc này đòi hỏi sự can thiệp và hợp tác, đồng hành cùng nhau giữa các chuyên gia tâm lý và PH HS. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi xin được đưa ra các giải pháp ở mức độ thứ nhất, đó là giáo dục và xây dựng môi trường sống lành mạnh cho HS cả từ phía gia đình và nhà trường với hy vọng giúp giảm nguy cơ gặp phải rối loạn tâm trí ở HS lứa tuổi THPT. I. Giải pháp 1: Nâng cao kiến thức về phòng chống rối nhiễu tâm trí HS lứa tuổi THPT cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh Đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại mới, nhận thức và hành động phòng chống rối nhiễu tâm trí HS lứa tuổi THPT, đòi hỏi thầy cô giáo thay đổi, học sinh thay đổi và bố mẹ cũng cần thay đổi. Là cha mẹ, thầy cô, ai cũng mong muốn con cái, học sinh của mình ngoan, học giỏi để tương lai có cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp. Bên cạnh một số gia đình, thầy cô vô tình tạo áp lực khiến các con căng thẳng, trầm cảm thì nhiều cha mẹ, thầy cô đã thấu hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng các con chinh phục ước mơ. Vậy làm như thế nào thì bố mẹ, thầy cô và các con thực sự hiểu nhau, quan tâm lẫn nhau và luôn đồng hành cùng nhau? Trước hết bố mẹ, thầy cô cần thay đổi, phải là người bạn của chính con cái mình, trang bị và đồng hành trong suốt cả quá trình lớn lên của con. Về phía con cái, ngoài sự biết ơn cha mẹ, thầy cô của mình thì các con phải biết đồng cảm, lắng nghe cha mẹ, thầy cô, phải là những người bạn, những người con ngoan trong chính gia đình và lớp học của mình. Để góp phần dự đoán phòng tránh các nguy cơ dẫn đến rối nhiễu tâm trí của HS, vai trò của bố mẹ và thầy cô rất quan trọng. Đối với thầy cô đặc biệt là thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớp, các thầy cô phải biết phát huy sự thấu hiểu, chia sẻ và 17
- đồng hành giữa PH và HS trong việc dự đoán và phòng chống các nguy cơ rối nhiễu tâm trí cho HS. Trước hết là mặt nhận thức, GVCN cần trang bị các kiến thức cho HS về các rối nhiễu tâm trí mà các em có thể mắc phải, hướng dẫn các em cách phòng tránh thông qua các hoạt động mà lớp, trường, hội tổ chức. Bên cạnh đó, phải thực sự tin tưởng vào gia đình mình, phải xem bố mẹ là những người bạn, những bậc tiền bối mà các em có thể chia sẻ từ những niềm vui hay các nỗi buồn mà các em đang phải đối mặt. Về phía cha mẹ cũng vậy, nhận thức cũng cần thay đổi, để thức sự trở thành người bạn của con, bố mẹ cần có các kiến thức, kỹ năng về giáo dục con trẻ, cần tham khảo các bài viết, các tài liệu về rối nhiễu tâm trí mà HS có thể mắc phải, từ đó thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành như những người bạn thân nhất của con cái mình. Vậy thì vai trò của GVCN phải là người kết nối, trang bị kiến thức và tạo các hoạt động đồng hành giữa PH và HS. Không có ai hiểu bạn bằng chính bạn, các em phải học tập và rèn luyện để trưởng thành. Sẽ là hiệu quả nhất nếu chính các em ấy tự tìm hiểu, tự trao đổi để đưa ra những kiến thức về rối nhiễu tâm trí mà bản thân mình có thể mắc phải. Và đây là những hình ảnh sinh hoạt các câu lạc bộ mà tập thể lớp 11T1-Trường THPT Hà Huy Tập đã xây dựng trong năm học. 18
- 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kiểm tra vấn đáp môn Giáo dục quốc phòng -An ninh khối 11 trong các trường THPT
14 p | 314 | 61
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông - Thực trạng và giải pháp
17 p | 295 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác
9 p | 314 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổi ngày hiệu quả tại trường THPT Điểu Cải năm học 2011-2012
20 p | 154 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp hướng dẫn kĩ năng vẽ các loại biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lí 12
17 p | 164 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần phát triển phẩm chất yêu nước cho học sinh cấp THPT từ hoạt động dạy học Giáo dục địa phương
98 p | 5 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy và lập luận khoa học thông qua dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho bài toán lãi suất ngân hàng
87 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trường phổ thông năng khiếu TDTT Nghệ An thông qua dạy học một số nội dung trong chương trình toán lớp 10
67 p | 3 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn