Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương qua các hoạt động giáo dục tại trường THPT Diễn Châu 5
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đưa ra một sự đánh giá tổng thể về tình hình di sản văn hóa trên địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng và Nghệ An nói chung, thực trạng của việc dạy học di sản ở các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường, để rồi đưa ra những hình thức giáo dục phù hợp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương qua các hoạt động giáo dục tại trường THPT Diễn Châu 5
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------- --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GÓP PHẦN NÂNG CAO Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƢƠNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 Lĩnh vực: Kĩ năng sống Ngƣời thực hiện: Thái Doãn Ân Năm thực hiện: 2017 - 2023 Số điện thoại: 0983488551 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 0
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1.THPT : Trung học phổ thông 2. UNESCO : Tổ chức khoa học, văn hóa và giáo dục thế giới 3. GV : Giáo viên 4. GVCN : Giáo viên chủ nhiệm 5. HS : Học sinh 6. MC : Dẫn chƣơng trình. 7. HĐGD : Hoạt động giáo dục 8. VHĐP : Văn hóa địa phƣơng.
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 2 III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 VI. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 3 NỘI DUNG 3 I. Cơ sở của đề tài 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Tổng quan về di sản văn hóa 3 1.2. Khái nệm về địa phƣơng 4 1.3. Khái quát về di sản văn hóa huyện Diễn Châu 5 1.4. Tổng quan về các HĐGD ở trƣờng THPT 17 1.5. Tổng quan về vấn đề giáo dục học ý thức bảo tồn và phát huy di 19 sản văn hóa cho HS THPT qua các HĐGD 2. Cơ sở thực tiễn 23 2.1. Thực trạng học tập, hiểu biết của HS về di sản VHĐP 23 2.2. Thực trạng HĐGD về bảo tồn và phát huy di sản VHĐP của GV 24 2.3. Thực trạng về tài liệu tham khảo 25 2.4. Thực trạng về thi cử và kiểm tra, đánh giá 27 II. Giải pháp góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy di sản 29 VHĐP cho HS THPT 1. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thực hiện 29
- 2. Những giải pháp chung 31 2.1.Tăng cƣờng quán triệt quan điểm, đƣờng lối của Chủ tịch Hồ Chí 31 Minh, của Đảng, của Nhà nƣớc, của ngành Giáo dục - Đào tạo về việc bảo tồn ý và phát huy di sản văn hóa nói chung, di sản VHĐP nói riêng 2.2. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ 31 chức trong nhà trƣờng về công tác giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản VHĐP 3. Những giải pháp cụ thể 32 3.1. Phân tích đặc thù của Nhà trƣờng để lựa chọn phù hợp các di sản 32 VHĐP 3.2. Căn cứ lựa chọn nội dung để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy 33 di sản VHĐP cho HS THPT 3.3. Xây dựng nội dung chƣơng trình giáo dục ý thức bảo tồn và phát 34 huy giá trị di sản VHĐP cho HS THPT 3.4. Giải pháp thiết kế và tổ chức các HĐGD góp phần nâng cao ý thức 38 bảo tồn và phát huy di sản VHĐP cho HS THPT 3.4.1. Soạn tài liệu về VHĐP 38 3.4.2 Sử dụng các di sản VHĐP vào quá trình giáo dục ở trƣờng THPT 39 3.4.2.1. Sử dụng các di sản VHĐP vào dạy học nội khóa 39 3.4.2.2. Giáo dục HS thông qua hoạt động ngoại khóa 40 3.5. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân nhằm nâng cao ý thức 43 bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHĐP 3.5.1. Phối hợp với gia đình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS khi 43 thực hiện các HĐGD nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHĐP 3.5.2. Nhà trƣờng thực hiện các điều kiện pháp lí để GV, HS có cơ hội 44 đƣợc tiếp cận một cách đầy đủ với các tƣ liệu về các di sản VHĐP 3.5.3. Nhà trƣờng phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân nhằm 44 huy động các nguồn lực để GV, HS đủ điều kiện thực hiện HĐGD về di sản VHĐP III. Hiệu quả của đề tài 45
- KẾT LUẬN 46 I.Những đóng góp của đề tài 46 II. Một số kiến nghị, đề xuất 47 PHỤ LỤC 49 Phụ lục 1: Các loại phiếu học tập, phiếu điều tra nhu cầu của HS 49 Phụ lục 2: Kế hoạch thực hiện các HĐGD góp phần nâng cao ý thức 55 bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHĐP tại trƣờng THPT Diễn Châu 5 1. Chƣơng trình nội khóa 55 2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp/ trải nghiệm, hƣớng nghiệp 61 3. Hoạt động ngoại khóa 64 Phụ lục 3: Tài liệu biên soạn về văn hóa địa phƣơng 67 Phụ lục 4: Giáo án (kế hoạch) minh họa một số HĐGD đã đƣợc thực 78 hiện Phụ lục 5: Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 137 xuất Phụ lục 6: Một số hình ảnh về các HĐGD góp phần nâng cao ý thức 143 bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHĐP tại trƣờng THPT Diễn Châu 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
- ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Toàn cầu và hội nhập đang là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay. Văn hóa cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Toàn cầu, hội nhập là tiền đề quan trọng giúp kinh tế nƣớc ta phát triển, đón nhận đƣợc nhiều giá trị văn hóa tƣơi đẹp và nhân văn. Bên cạnh việc “nhập siêu văn hóa”, “tiếp biến văn hóa” theo chiều hƣớng tích cực đó, sự tác động và “công phá” dữ dội của các luồng gió độc núp bóng văn hóa đã và đang làm lung lay nhiều giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. VHĐP lại càng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Trong xu hƣớng đổi mới giáo dục theo hƣớng tiếp cận năng lực, dạy học gắn với liên hệ thực tiễn trở thành một yêu cầu bắt buộc nhằm chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho HS. Luật giáo dục năm 2005 quy định nguyên lý giáo dục là “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Sở GD&ĐT Nghệ An ban hành công văn số 1784/SGDĐT- GDTrH về việc gắn giáo dục nhà trƣờng với thực tiễn địa phƣơng nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện giáo dục trong nhà trƣờng gắn với thực tiễn địa phƣơng ở các môn học. Nghị quyết 29 - NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học”. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống địa phƣơng chính là hƣớng tiếp cận hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay một cách thiết thực nhất. Nhà văn Ehrenburg từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu tổ quốc”. Là GV vừa tham gia công việc dạy học, vừa tham gia thiết kế và tổ chức các HĐGD trong nhà trƣờng, tôi luôn mong muốn HS của mình cũng bắt đầu từ “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hƣơng” tạo nên “lòng yêu tổ quốc”. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An nơi chúng tôi trực tiếp thực hiện các HĐGD - địa danh có một bề dày văn hóa vô cùng đồ sộ. Nơi đây mỗi tên đất, tên làng đều nếm trải nhiều trầm luân dâu bể nên thấm đẫm các giá trị văn hóa và vang vọng khí phách anh dũng, bất khuất của tiền nhân. Cho đến hôm nay, thật tự hào khi Diễn Châu vẫn nhƣ một con trai ngậm trong mình một hòn ngọc về di sản văn hóa – nguồn tài sản đƣợc kết tinh cả hàng ngàn năm mà không có gì có thể sánh đổi. Tổ chức các HĐGD về di sản VHĐP giúp HS hiểu hơn về quê hƣơng - nơi các em đƣợc sinh ra và lớn lên, củng cố, bổ sung và làm phong phú vốn hiểu biết của các em về các giá trị văn hóa địa phƣơng để từ đó, các em biết vận dụng hiểu biết này vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời rèn luyện cho HS những kỹ năng cơ bản, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu những vấn đề văn hóa địa phƣơng, nâng cao ý thức bảo 1
- tồn và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần mà cha ông để lại. Qua đó cũng góp phần hình thành cho HS những phẩm chất đạo đức, lòng yêu nƣớc, tôn kính các bậc tiền nhân có công với đất nƣớc, tôn trọng sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc, phát huy lòng yêu lao động, trách nhiệm của công dân đối với làng xóm, quê hƣơng và đất nƣớc. Với những điều kiện thuận lợi khi nhà trƣờng nằm trên mảnh đất Nho Lâm có lịch sử hàng nghìn năm, giàu truyền thồng hiếu học, chúng tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và tổ chức việc giáo dục việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phƣơng. Kết quả đạt đƣợc là rất đáng khích lệ. Những kinh nghiệm đó đƣợc chúng tôi đúc rút lại trong nhiều năm và đƣợc thực hiện một cách đồng bộ cho các hoạt động giáo dục tại trƣờng. Và đó chính là lí do chúng tôi lựa chọn và áp dụng đề tài: “Góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương qua các hoạt động giáo dục tại trường THPT Diễn Châu 5”. II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Từ quá trình phân tích, nghiên cứu một cách kĩ lƣỡng và nghiêm túc, đề tài đƣa ra một sự đánh giá tổng thể về tình hình di sản văn hóa trên địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng và Nghệ An nói chung, thực trạng của việc dạy học di sản ở các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, để rồi đƣa ra những hình thức giáo dục phù hợp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phƣơng. Tính mới của đề tài nằm ở việc giáo dục về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phƣơng không phải là nhiệm vụ khó khăn, hàn lâm nhƣ nghiên cứu hoặc tốn kém nhƣ tham quan tìm hiểu mà có thể thông qua rất nhiều hoạt động giáo dục ở trƣờng học, cả ngoại khóa và nội khóa, cả các môn khoa học xã hội, thậm chí trong cả các môn khoa học tự nhiên. Việc giáo dục này có thể tổ chức thành những chủ đề lớn ở quy mô toàn trƣờng, toàn khối, cũng có thể thực hiện ở một số hoạt động trong một tiết học. III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về việc giáo dục di sản VHĐP tại nhà trƣờng THPT, từ đó đề xuất giải pháp giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHĐP cho HS THPT. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu để rồi đƣa ra các giải pháp thiết kế và tổ chức các HĐGD liên quan chủ yếu đến các di sản văn hóa trong phạm vi địa bàn huyện Diễn Châu, đặc biệt là vùng nam Diễn Châu. V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận; 2
- - Phƣơng pháp thống kê, xử lí số liệu; - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; - Phƣơng pháp Test; - Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn; - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu. VI. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Phần một: Đặt vấn đề. Phần hai: Nội dung. Phần ba: Kết luận. Phần bốn: Phụ lục. NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lí luận 1.1. Tổng quan về di sản văn hóa 1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 1.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, đƣợc trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta. Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lƣu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam. Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang đƣợc bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có hiệu lực từ 01/01/2002), đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009. 1.1.3. Phân loại di sản 3
- Di sản văn hóa Việt Nam đƣợc chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa vật thể bao gồm: - Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. - Di vật là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Cổ vật là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. - Bảo vật quốc gia là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nƣớc về lịch sử, văn hóa, khoa học. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng đƣợc tái tạo và đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; Ngữ văn dân gian, bao gồm: sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cƣời, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác đƣợc chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; Tập quán xã hội, bao gồm: luật tục, hƣơng ƣớc, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian. 1.2. Khái nệm về địa phƣơng Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê) thì thuật ngữ “địa phƣơng” đƣợc hiểu là “những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác nhau 4
- trong cả nƣớc”. Nhƣ vậy, địa phƣơng là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác của đất nƣớc, là một bộ phận cấu thành đất nƣớc. Địa phƣơng hiểu theo nghĩa cụ thể là những đơn vị hành chính của một quốc gia, đó là những tỉnh, thành phố, huyện, xã, thôn, bản, làng, buôn, ấp. Với nghĩa khái quát trừu tƣợng, địa phƣơng đƣợc hiểu là những vùng đất, khu vực nhất định đƣợc hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống địa giới hành chính) để phân biệt đối với các vùng khác. Ví dụ: Miền Nam, Miền bắc, Miền Trung,... Hay nói theo cách đơn giản: tất cả những gì không phải là của “trung ƣơng” hay “quốc gia” đều đƣợc coi là địa phƣơng 1.3. Khái quát về di sản văn hóa huyện Diễn Châu 1.3.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Trƣớc đây, trong nhân dân xứ Nghệ thƣờng có câu : Đông Thành là mẹ là cha Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành. Trong huyện Đông Thành cũ có Diễn Châu – một huyện có bề dày lịch sử và văn hóa. Từ thời dụng nƣớc đến nay, Diễn Châu luôn gắn bó máu thịt với tổ quốc, đất nƣớc Việt Nam. Diễn Châu là một huyện ven biển, nằm ở phía bắc tỉnh Nghệ An. Hiện tại Diễn Châu có 35 xã và 1 thị trấn. Diễn Châu – Diễn là nƣớc chảy trong lòng đất. Nhà nghiên cứu H.Le Breton và các nhà địa chất học đều cho rằng: quả đất có nhiều chuyển biến kinh thiên động địa vào kỷ thứ III. Ở bán đảo Đông Dƣơng nhiều lớp tinh thạch ở kỳ I và sa thạch ở kỷ thứ II bị đảo lộn, làm cho mặt địa cầu không ổn định trong cơn chuyển động dữ dội đó. Vì có biến cố lớn đó nên mặt mền đất mòn cũ ở vùng này bị kênh, phía đông trồi lên, phía tây trụt xuống nên đã thành ra dãy Trƣờng Sơn hiện nay. Mặt khác, nƣớc bể lùi ra xa, để lại nhiều núi non, trong đó có những núi hoa cƣơng ở ven biển Nghệ Tĩnh. Đây là những đỉnh của một dãy núi chìm xuống biển từ kỷ thứ I nên còn để lại nhiều sò hến, dấu hằn của các làn sóng biển. Đầu kỷ thứ IV, có một hiện tƣợng phổ biến liên tục diễn ra là quá trình xâm thực. Nó lấp những hố sâu, bào mòn những mõm nhọn thành những cao nguyên rộng lón, những thung lũng, những đồng bằng giữa các xếp đất, tạo ra dần dần những châu thổ rộng nhƣ vùng hạ lƣu các con sông Lam và các dòng sông khác. Trong thời gian này, cánh đồng Diễn – Yên – Quỳnh ra đời. Địa hình Diễn Châu cũ ba bề có núi bao bọc, chỉ hở mặt biển. Trƣớc kia, đó là một phá nƣớc mặn, mênh mông mà có thể gọi là Vịnh Diễn Châu. Nhƣng rồi nƣớc biển lùi dần, để lại bề mặt địa hình nhƣ ngày nay. Trầm tích biển với các vỏ sò, vỏ điệp và cắt đã tham gia đáng kể vào việc cấu tạo đồng bằng Diễn Châu. Đồng bằng Diễn Châu còn đƣợc tạo nên bởi các trận mƣa lũ, đất đai các đồi núi bị bào mòn đổ xuống, bởi lƣợng phù sa của các con sông Bùng, sông Dinh đổ về,… 5
- Ngày nay, cùng với thời gian và những đổi thay của tự nhiên, địa hình Diễn Châu đã thay đổi, có thể chia làm ba vùng: Vùng sƣờn đồi: Gồm các xã Diễn Lâm, Diễn Phú và một phần của Minh Châu, Diễn Lợi, Diễn Đoài. Những nơi này có thể hình thành vùng chuyên canh lúa, ngô, đỗ, lạc và cả bông, gai,… Vùng đất phù sa đồng bằng: bao gồm nhiều xã, trừ các xã ven biển. Đây là nơi hình thành khu vực trồng lúa từ bao đời và hiện nay vẫn là cơ sở để giải quyết vấn đề lƣơng thực trong huyện. Vùng đất cát ven biển: đất nhẹ và kém màu mỡ nhƣng vẫn canh tác tốt và thuận lợi cho việc trồng màu, cây lƣơng thực và các loại rau. Dù thiên nhiên có thế nào thì trải qua bao đời nay, ngƣời dân Diễn Châu vẫn cần cù chịu khó khai khẩn, canh tác, cải tạo làm cho đất đai thành thuộc và đƣa Diễn Châu trở thành một huyện trù mật, có bề dày lịch sử và văn hóa. Thiên nhiên đã ƣu đãi cho Diễn Châu một địa hình tƣơng đối bằng phẳng, ít núi non so với các huyện khác ở Nghệ An. Huyện Diễn Châu có các ngọn núi sau: Núi Mộ Dạ: Nằm trên đất Diễn Trung, Diễn An, nằm ngay bên quốc lộ 1A, phía đông giáp biển, phía bắc có cửa Hiền đã bị lấp, phía nam là đất huyện Nghi Lộc. Nơi đây có đền thờ Thục Phán An Dƣơng Vƣơng, hay còn gọi là Đền Cuông – một danh thắng nổi tiếng và linh thiêng. Núi Bạc: trên đất Diễn Phú. Núi này cùng vời một số núi khác nối liền với nhau, trập trùng nằm trong dãy Đại Vạc – đƣờng biên tự nhiên ngăn cách giữa Diễn Châu và Nghi Lộc. Núi Động Thờ: Nằm trên đất xã Minh Châu, là một đoạn đƣờng biên tự nhiên ngăn Diễn Châu với một phần Nghi Lộc và một phần với Yên Thành. Ngoài ra ở Diễn Châu còn có các hòn núi khác mà thực chất là những đồi thấp. Trong số những đồi núi đáng kể ở Diễn Châu cần phải đề cập nhiều nhất là Lƣỡng Kiên Sơn mà nhân dân địa phƣơng thƣờng gọi là Lèn Hai Vai. Phải nói lèn Hai Vai vì lèn Hai Vai đã gắn liền với sự thăng trầm của Diễn Châu. Nói đến lèn Hai Vai là nói đến Diễn Châu và ngƣợc lại. Ở đó thắng cảnh gắn liền với truyền thống, với kỳ tích lịch sử, với tâm hồn, với bao nhiêu quan niệm nhân sinh, quan niệm nhập thế. “Lèn Hai Vai lung linh sinh động, vẫn là nơi gửi gắm niềm tin, sức sống, lòng kiêu hãnh và đau đáu tình yêu quê hương của người Diễn Châu. Lèn Hai Vai còn tiêu biểu cho cốt cách văn hóa, cho đạo lý làm người, cho cả những suy nghĩ và thế cuộc, về tương lai của người dân cả vùng” (Theo Diễn Châu – văn hóa và làng xã). Từ xa xƣa đến nay, lèn Hai Vai đƣợc xem là hình ảnh tƣợng trƣng cho khí phách cứng cỏi và ý chí, đạo đức làm ngƣời của ngƣời dân Hoan Diễn. Ở Diễn Châu, sát lèn Hai Vai là sông Bùng. Sông Bùng chảy từ Yên Thành chảy xuống các xã Minh Châu, Diễn Cát, về cầu Đò Đao, từ đó chạy qua các xã Diễn Phúc, Diễn Thành, Diễn Hoa, Diễn Ngọc, Diễn Kỷ rồi đổ ra biển ở Cửa Vạn. 6
- “Sông Bùng và lèn Hai Vai là cảnh sơn thủy hữu tình của Diễn Châu. Vào những đêm trăng sáng, sông lặng nước trong, ánh sáng trải trên mặt sông, tao nhân mặc khách không thể thờ ơ với cảnh sông nước ấy. Người Diễn Châu ngẩng đầu thấy lèn Hai Vai, cúi đầu thấy bóng mình trong dòng sông Bùng. Sông Bùng và lèn Hai Vai tượng trưng cho tinh thần vừa mạnh mẽ cứng cỏi, vừa thơ mộng của người Diễn Châu – cũng như sông Lam núi Hồng tượng trưng cho tinh thần, khí chất của con người xứ Nghệ vậy”. Ngoài sông Bùng, Diễn Châu còn có các con sông, con hói nhỏ khác nữa. Nhìn chung, các sông ở Diễn Châu thƣờng ngắn và hẹp, không xuất phát từ các dãy núi cao nên rất ít phù sa bón cho đồng ruộng. Bù lại, Diễn Châu lại đƣợc thiên nhiên ban tặng một Bạng Cáp Sa hay còn gọi là “Cao Xá Long Cƣơng”. Bạng Cáp Sa là khối vỏ vãng bể đời cổ, từ phía bắc núi Mộ Dạ đến mãi Phủ Thành, ba đống song song nổi lên kết thành khối chồng chất. Đoạn dƣới hơi thƣa, gọi là Ngọa Long. Nhà nho Ngô Trí Hợp cũng đã viết : “gò rồng này khở từ xã Hương Ái, nguyên có ba đầu đều do vỏ sò bạng kết thành, bổ về phía bắc xã Cao Xá, mặt đất dần dần cao mãi, dân gọi là Long Cương, lại có tên là gò vỏ vãng (Bạng Cáp Sa), đi mãi tận địa phận hai xã Diễn Thành và Diễn Bích thì hết. Đông Các Đại học sĩ, Tổng tài Quốc sử quán, Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục đã lấy tên gò này đặt tên hiệu cho mình và cũng đặt tên cho tủ sách của mình là “Long Cương tàng thư”. Giống nhƣ cƣ dân vùng Nghệ Tĩnh, ngƣời dân Diễn Châu đã vất vả trong việc chế ngự thiên nhiên với khí hậu và thời tiết để sản xuất và sinh sống. Tuy nhiên, nếu so với nhiều địa phƣơng khác ở Nghệ Tĩnh thì Diễn Châu vẫn đƣợc thiên nhiên ƣu đãi. Mặc dù có gió Lào thổi cồn cột, sàn sạt nhƣng Diễn Châu lại có đến 25 km bờ biển nên cũng đƣợc hơi nƣớc của biển làm dịu bớt đi sự khô nóng. Gió mùa đông bắc thƣờng kèm theo mƣa phùn nhƣng vì Diễn Châu ở xa dãy Trƣờng Sơn nên mƣa phùn và gió mùa đông bắc không kéo dài nhƣ những địa phƣơng khác trong tỉnh. Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có đặc điểm nhƣ vậy nên Diễn Châu có thuận lợi lớn là có nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua. Đó là quốc lộ 1A (qua Diễn Châu 30km), 7A, quốc lộ 48 và tỉnh lộ 538. Trên đất Diễn Châu còn có cả 3 ga tàu hỏa : Ga Yên Lý, Ga Si và Ga Mỹ Lý. Diễn Châu còn có kênh nhà Lê từ Nghi Lộc ra Diễn Phú, qua Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Tân, Diễn Phúc rồi nhập vào sông Bùng ở gần cầu Đò Đao. Kênh nhà Lê đƣợc đào từ thời vua Lê Đại Hành. Đoạn chảy qua địa phận giữa Nghi Lộc và Diễn Châu rất khó đào. Điều này đƣợc lƣu lại câu chuyện sau: Vào đời nhà Hồ, vua Hồ Quý Ly sai công chúa Thái Dƣơng đem dân phu nạo vét Kênh nhà Lê. Đến vùng Diễn An trở vào thì lòng sông có nhiều tảng đá lớn. Đặc biệt đến đoạn đền Nẻ, đá quặng cứng nhƣ sắt. Dân phu không tài nào phá đƣợc. Giữa ngày đông tháng giá, dân phu làm cực kì vất vả. Nàng đã đánh đàn để động viên tinh thần cho dân phu. Nhƣng tiếng đàn chẳng thấm vào đâu so với nỗi khổ cực và ai oán. Thế làThái Dƣơng đã đồng mƣu với dân phu, đâm cây máu chó 7
- rồi đổ xuống dòng sông. Nƣớc cây này khi đổ xuống khúc sông có nhiều quặng sắt thì chuyển màu đỏ nhƣ màu máu. Xong, về tâu vua là: Đá đổ máu, trời không cho đào. Vua cho ngƣời dò xét. Việc bại lộ, Thái Dƣơng bị vua cha chém đầu. Khi ấy, nàng chỉ mới 16 tuổi. Về đƣờng biển thì thuyền bè đi trên biển đểu phải qua hải phận Diễn Châu và thƣờng lấy lèn Hai Vai làm chừng. Diễn Châu còn có Cửa Vạn là nơi ra vào của những thuyền bè buôn bán và đánh cá. Nhƣ vậy về giao thông, có thể nói Diễn Châu vô cùng thuận lợi khi có đầy đủ đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, đƣờng biển. Đây là lợi thế lớn trong giao thƣơng và giao lƣu văn hóa. 1.3.2. Con ngƣời – truyền thống văn hóa Tên gọi Diễn Châu đã xuất hiện gần 1400 năm nên chắc chắn có những làng, những xã trong huyện còn có tuổi đời lâu hơn thế. Việc xác định vùng nào, làng xã nào có cƣ dân bản địa cổ nhất ở Diễn Châu là công việc gặp nhiều khó khăn. Bởi vì nơi đây thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh liên miên và cả ý thức của con ngƣời nữa. Tất cả đã làm mờ đi những dấu tích của nó. Nhƣng qua các di chỉ, truyền thuyết và một số dấu vết còn sót lại thì cƣ dân đầu tiên là ngƣời bản địa đã cƣ trú lâu đời ở Rú Ta – Đồng Mõm (nay thuộc xã Diễn Thọ) và lèn Hai Vai (xã Minh Châu). Những ngƣời đầu tiên khai khẩn ở Diễn Châu đƣợc cho là tổ tiên của dân Nho Lâm (Diễn Thọ) hiện tại. Ngoài ra còn có biết bao nhiêu ngƣời ở nơi khác đã đến đây cƣ trú qua nhiều thời điểm với nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngƣời dân Diễn Châu đã cùng chung lƣng đấu cật để chinh phục thiên nhiên, chống lại mọi thế lực hắc ám trong xã hội để tạo lập một Diễn Châu có bề dày lịch sử và văn hóa nhƣ ngày hôm nay. Cũng nhƣ nhiều vùng quê xứ Nghệ, cƣ dân Diễn Châu sống chủ yếu bằng nghề nông. Trong nghề nông thì nghề trồng lúa là chủ yếu. Thứ đến là trồng ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ, vừng, mía và cây công nghiệp nhƣ bông, dâu tằm,… Từ sau Cách Mạng Tháng Tám mà đặc biệt là những năm gần đây, nông nghiệp Diễn Châu đã có nhiều thay đổi về cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, công cụ và kỹ thuật canh tác. Bên cạnh trồng trọt, Diễn Châu cũng rất chú trọng phát triển chăn nuôi. Ngoài ra, cƣ dân Diễn Châu còn sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Biển Diễn Châu có hầu hết các loại hải sản trong Vịnh Bắc Bộ, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm he, mực, rau câu, hải sâm,… Diễn Châu còn là huyện có nhiều nghề thủ công truyền thống nhƣ nghề luyện quặng và rèn sắt ở Nho Lâm, nghề đúc đồng ở Diễn Tháp, nghề làm nƣớc mắm ở Vạn Phần, nghề dệt vải và tơ lụa ở Phƣợng Lịch,… Những làng nghề thủ công và buôn bán đã hình thành và phát triển từ bao đời nay ở Diễn Châu. Điều đó chứng tỏ bàn tay lao động cần cù cũng nhƣ sự thông minh sáng tạo của con ngƣời Diễn Châu trong suốt chặng đƣờng dài lịch sử. Ngƣời Diễn Châu mang trong mình khí chất của con ngƣời xứ Nghệ. Họ cần cù, chịu khó, kiên cƣờng chinh phục thiên nhiên để xây dựng cuộc sống, quyết tâm 8
- chống lại mọi thế lực xấu xa trong xã hội để vƣơn mình ra muôn hƣớng. Bên cạnh đó, có lẽ xuất phát từ vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao thƣơng, nên tính cách ngƣời Diễn Châu cũng phần lanh lợi, thức thời. Con ngƣời – mảnh đất Diễn Châu từ thời tiền sử đã lƣu giữ những dấu vết của lịch sử và văn hóa nƣớc nhà. Dấu tích của An Dƣơng Vƣơng hiện vẫn còn đƣợc lƣu giữ trong đất, trong cát và trong tâm thức của ngƣời xứ Diễn. Diễn Châu là nơi đã xảy ra tấn bi kịch của cha con Thục Phán An Dƣơng Vƣơng. Bãi biễn Cửa Hiền (Diễn Trung) chính là nơi Thục Phán đã đi vào cõi vĩnh hằng. Biết bao ngƣời đã không dấu nỗi niềm bâng khuâng, sự xúc động khi đặt chân đến đền thờ An Dƣơng Vƣơng, dƣới chân núi Mộ Dạ. Thời Bắc thuộc, Diễn Châu cũng nhƣ toàn cõi Văn Lang chịu sự đô hộ của các vƣơng triều Trung Quốc. Họ đã cố thực hiện đồng hóa dân ta, chia Việt Nam thành từng quận huyện và sát nhập vào Trung Quốc. Nhƣng sức sống, bản sắc văn hóa của dân tộc cùng với sắc thái văn hóa từng địa phƣơng, trong đó có Phủ Diễn đã vƣợt qua sự đồng hóa đó. Sức đề kháng, sức sống mãnh liệt của con ngƣời Phủ Diễn còn đƣợc thể hiện đậm đà trong thời kì đấu tranh bảo vệ và xây dựng nền độc lập của dân tộc. Đặc biệt ở thế kỉ thứ XIII, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thời nhà Trần, Diễn Châu là nơi tích trữ lƣơng thực, đặt kho vũ khí, dựng trại tuyển quân và tập luyện để chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài đánh giặc. Trong cuộc kháng chiến anh dũng này, nhân dân Phủ Diễn đã đổ nhiều xƣơng máu và công sức cho nền độc lập dân tộc. Trong đó, nổi danh nhiều ngƣời vì tài đức của mình, đƣợc triều đình trọng dụng và đặc biệt đƣợc nhân dân khắc ghi công trạng nhƣ Trạng nguyên Bạch Liêu, Sát hải đại vƣơng Hoàng Tá Thốn,... Tới thế kỷ XV, khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của quân Minh xâm lƣợc, ông đã đem quân vào Nghệ An để làm “chỗ đứng chân rồi dựa vào đấy để lấy nhân lực, tài lực dẹp yên thiên hạ”. Những ngƣời con ƣu tú, yêu nƣớc có tài năng của Diễn Châu đã xung phong dƣới lá cờ nghĩa cả và có nhiều ngƣời trong đó đã trở thành võ tƣớng có tên tuổi của nghĩa quân Lam Sơn nhƣ Lam Sơn nhƣ Nguyễn Bá Lai, Cao Nhân Tới,… Nhân dân Diễn Châu đã hết lòng dốc tâm dốc sức cho nghĩa quân Lam Sơn. Trong thế trận nông dân đứng lên chiến đấu, tinh thần quật khởi của nhân dân Diễn Châu nói riêng và cả nƣớc nói chung đã tạo điều kiện cho cao trào khởi nghĩa nông dân to lớn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Ngƣời dân Diễn Châu đã góp phần không nhỏ trong đại thắng quân Thanh vào đầu năm Kỷ Dậu (1789) của cả dân tộc. Trong những trang sử chống xâm lƣợc của quê hƣơng xứ Nghệ anh hùng, nhân dân Diễn Châu đã góp công xứng đáng. Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện những hành động tráo trở để xâm lƣợc nƣớc ta, triều đình Huế suy vong và bất lực. Các sĩ phu yêu nƣớc đã đứng lên tập hợp nghĩa quân đánh Pháp. Tại Diễn Châu, các lò rèn Nho Lâm ngày đêm đỏ lửa, rèn đúc vũ khí cho nghĩa quân diệt giặc. Do có một số hạn chế khó tránh trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa đã có những tiếng vang song cuối cùng vẫn thất bại. Nhiều làng 9
- quê ở Diễn Châu đã bị đốt phá. Hàng trăm dân lành bị bắt bớ, chém giết, tù đày. Thực dân Pháp và bọn tay sai đã gây nên những cuộc trả thù đẫm máu. Trong những năm nổ ra phong trào Cần Vƣơng, cùng với nhân dân các huyện bắc Nghệ An, nhân dân Diễn Châu đã quy tụ dƣới ngọn cờ lãnh đạo của cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn. Nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, khí phách cứng cỏi, bất khuất. Cụ Nghè Ôn, Đinh Văn Chất, Đề Vinh,… mãi là niềm tự hào của ngƣời dân Phủ Diễn. Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nƣớc ở Việt Nam diễn ra theo một xu hƣớng mới dƣới ngọn cờ cứu nƣớc của hai chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Cụ Phan Bội Châu đã đến Diễn Châu, bắt liên lạc với những ngƣời đã từng hoạt động phong trào Cần Vƣơng. Bên cạnh những hoạt động vũ trang, hoạt động duy tân và xuất dƣơng du học, nhiều xã ở Diễn Châu tích cực mở các lớp truyền bá kiến thức mới, lập các hội học, hội buôn nhằm mở mang dân trí, chấn hƣng dân khí. Trong số thanh niên Diễn Châu xuất dƣơng hồi bấy giờ, Phùng Chí Kiên là ngƣời tiêu biểu nhất. Phùng Chí Kiên cùng Võ Mai là hai thanh niên yêu nƣớc, sớm giác ngộ cách mạng và đƣợc đi học lớp chính trị ở Quảng Châu. Vì vậy ở Diễn Châu, nhân dân đƣợc tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lê nin sớm. Một số chi hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đƣợc xây dựng ở Vạn Phần, Cao Xá,… của Diễn Châu. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Ngay sau đó, Đảng bộ Diễn Châu cũng đƣợc thành lập và thực hiện sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh mới quyết liệt – cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Từ năm 1930 đến năm 1945, nhân dân Diễn Châu đã hòa mình vào dòng thác cách mạng của dân tộc, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong ngày vui chiến thắng của đất nƣớc mừng độc lập, có biết bao xƣơng máu của chiến sĩ, của nhân dân xứ Diễn đã đổ xuống vì non song gấm vóc. Xứ Diễn không chỉ là quê hƣơng của những con ngƣời anh hùng bất khuất trong đấu tranh, cần cù chịu khó trong lao động mà còn là cái nôi của những con ngƣời hiếu học, luôn có tên ở tốp đầu khoa bảng, đƣợc nhân dân ca ngợi và tôn kính. Nhiều làng đƣợc đƣợc xem là làng khoa bảng nhƣ Lý Trai, Nho Lâm, Đông, Thịnh Mỹ, Vân Tập,… với những tên tuổi rạng ngời danh tiếng và đức độ nhƣ cha con Ngô Trí Tri – Ngô Trí Hòa, Nguyễn Xuân Ôn, Cao Xuân Dục, Đặng Văn Thụy, Nguyễn Hƣng Hàn, Nguyễn Trung Mậu, Phùng Chí Kiên,… đã từng làm rạng danh xứ Nghệ. 1.3.3. Một số di sản văn hóa tiêu biểu trên địa bàn huyện Diễn Châu Con ngƣời là hoa của đất. Ở đâu có con ngƣời thì ở đó có văn hóa. Với một địa phƣơng có bề dày lịch sử nhƣ Diễn Châu thì dấu ấn văn hóa lại càng đậm đặc. Mặc cho lớp bụi thời gian có thể xóa nhòa nhiều thứ, song Diễn Châu hôm nay vẫn ôm trọn trong mình một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, cả vật thể lẫn phi vật thể, từ thời kì cổ đại cho đến ngày cả đất nƣớc ca khúc khải hoàn. 1.3.3.1. Văn hóa vật thể 10
- 1.3.3.1.1. Đình, đền, văn miếu, phủ, nghè, am,… Trƣớc đây, ở Diễn Châu có khá nhiều đình, đền, văn miếu, phủ,.. nhiều ngôi đƣợc truyền tụng là to lớn, nguy nga nhƣ đình Mai Các, đền Phú Trung, đền Vạn Phần, đình Thịnh Mỹ, đình Tứ Phái, đình Yên Lý, đình làng Trại,… Song, phần do thời gian làm hƣ hỏng, phần vì chiến tranh, phần do suy nghĩ có thời còn nông cạn của ngƣời dân và chính quyền nên đến nay, trên đất Diễn Châu chỉ còn lại một số ngôi đình, chùa,… đáng kể là những ngôi sau: Đền Cuông (Diễn An), Đền Sò (Diễn Thành), Đền Quận Bùng (Diễn Ngọc), Đền thờ Sát hải đại vƣơng Hoàng Tá Thốn (Diễn Vạn), Đền Đạu (Diễn Cát), Đền Hạc Linh Sơn (Diễn Lộc), Đình Nam (Diễn Cát), Đình Xuân Ái (Diễn An), Đình Phƣợng Lịch (Diễn Hoa), Đình Long Ân (Diễn Trƣờng),… 1.3.3.1.2. Về chùa và nhà thờ họ Về chùa, theo chúng tôi tìm hiểu, Diễn Châu trƣớc kia có khoảng 47 chùa tại các làng xã. Đáng chú ý về mặt kiến trúc là Chùa Bốn ở Đông Tháp (Diễn Tháp), chùa Nhãn ở Phƣợng Lịch (Diễn Hoa), chùa Diệc ở Diễn Tân, chùa Phật Hoàng tử ở Diễn Đồng. Nay rất tiếc không còn. Chùa Cổ Am đƣợc phục dựng từ một cái am (có từ thể kỉ XV) trên lèn Trung Phƣờng (nay thuộc xã Minh Châu), khánh thành năm 2007, nay là địa điểm tín ngƣỡng tâm linh nổi tiếng trong và ngoài huyện. Về nhà thờ họ, do có bề dày lịch sử nên Diễn Châu có nhiều nhà thờ họ có giá trị cao về lịch sử và văn hóa, xin kể qua nhƣ nhà thờ họ Ngô ở Lý Trai (Diễn Kỷ), nhà thờ họ Cao ở Thịnh Mỹ (Diễn Thịnh), nhà thờ họ Cao, họ Đặng ở Nho Lâm (Diễn Thọ), nhà thờ họ Tạ (Diễn Cát),… 1.3.3.1.3. Thành lũy Diễn Châu là huyện chủ yếu đồng bằng nên không có thành xây trên dựa theo thế núi mà chỉ có hai thành xây giữa đồng bằng, nay chỉ còn một vài dấu tích. - Thành Trài hay còn gọi là thành Đông Lũy, nay thuộc đất hai xã Diễn Phong và Diễn Hồng. Thành đƣợc xây khoảng cuối thế kỷ XIV. - Thành phủ Diễn Châu, nay thuộc xã Diễn Thành và một phần Diễn Ngọc. Thành đƣợc xây năm 1832 thuộc thời vua Minh Mạng. 1.3.3.1.4. Văn bia, tộc phả các dòng họ a) Văn bia Dẫu rằng trăm năm bia đá vẫn mòn, nhƣng khó có chất liệu nào có khả năng lƣu giữ lâu dài hơn chữ viết trên đá (bia đá), trên đồng, hoặc thấp hơn một chút là chữ viết trên gỗ (bia gỗ). Văn bia gắn liền với di tích. Qua văn bia, chúng ta hiểu về di tích. Từ nội dung đƣợc ghi lại trong văn bia, các di tích nhƣ đình, đền, chùa, khu lăng mộ, nhà văn miếu, cầu, giếng,… đƣợc hiện lên hết sức sinh động và giữ gìn cho hậu thế cực nhiều giá trị bổ ích nhƣ lịch sử, văn hóa, quá trình xây dựng (công trình) hay tiểu sử (con ngƣời), những nỗi niềm của tiền nhân nhắn gửi hậu thế,… Thông qua cách thức tạo dáng, trang trí hoa văn, nội dung trên văn bia,… các nhà nghiên cứu dễ dàng nhận biết, đánh giá, phân biệt giá trị của mỗi tấm bia. 11
- Theo số liệu của Viện Hán Nôm và Thƣ viện Nghệ An thì Diễn Châu có 20 văn bia. Song, theo cuốn Văn bia Nghệ An thì riêng Diễn Châu có không dƣới 50 văn bia. Nội dung của các văn bia ở Diễn Châu cũng có đặc điểm chung nhƣ các văn bia ở những nơi khác, thƣờng đề cập về lƣu truyền công đức, lƣu truyền tài năng, lƣu truyền sự kiện lịch sử, lƣu truyền những lời giáo huấn, lƣu truyền công trình kiến trúc,… Văn bia là lối văn tự sự, thuộc dạng văn bác học, viết theo thể ký hay thể chí. Sự việc trong văn bia đều có thực, lời văn rất hàm súc. Một bài văn bia khi đƣợc khắc vào đá thƣờng có ba tác giả: ngƣời soạn (tức ngƣời sáng tác), ngƣời viết và ngƣời khắc vào đá. Ở đây, nếu chỉ nói ngƣời soạn thì đa phần đều là những ngƣời học cao, biết rộng, đỗ đạt đến trạng nguyên, bảng nhạn, hoàng giáp, thám hoa. Thế nên giá trị nội dung của các văn bia là hết sức to lớn và vô giá. Sự khắc nghiệt của thời gian cũng nhƣ có khi là sự phũ phàng của thời cuộc, có những tấm bia đã từng xem là bái vật nhƣ bia Đền Sò (Diễn Thành) đã bị đem làm bậc rửa chân ở bên mƣơng nƣớc, bia về tiến sĩ Hoàng Nhạc ở Kẻ Trùm (Minh Châu) bị dân bắc làm cầu,… nhƣng vẫn còn đó nhiều văn bia rất có giá trị nhƣ bia Đền Cuông, bia đình Xuân Ái (Diễn An), bia Mạc Đăng Bình (Minh Châu), hệ thống bia họ Cao (Diễn Thịnh), bia cầu Anh Liệt, bia giếng Hội (Diễn Thọ), bia nhà Văn thánh, Văn miếu ở Diễn Thọ, Minh Châu, Diễn Kỷ, Diễn Thịnh,… b) Tộc phả các dòng họ Dòng họ là nơi kết tinh giá trị văn hóa đặc sắc của nguời Việt, và tộc phả là một vốn tài sản vô giá đối với từng dòng họ và cũng là nguồn tƣ liệu rất quý báu cho việc tìm hiểu, học tập về lịch sử, văn hóa đối với những ngƣời cần quan tâm. Tộc phả các dòng họ là lai lịch về dòng họ đó từ khi thiên cƣ đến một vùng đất mới và định cƣ, quá trình phát triển, đậu đạt, những lời răn dạy con cháu,… Bởi những đổi thay của thời thế, sự biến động của thiên tai,… nên một số dòng họ mặc dù đã định cƣ ở đất Diễn Châu đến hàng mấy thế kỉ song lại bị thất truyền tộc phả. Những dòng họ có tộc phả tƣơng đối đầy đủ từ khi thiên di đến Diễn Châu rồi gây dựng cơ đồ để trở thành những vọng tộc, nổi tiếng gần xa nhƣ họ Ngô (Diễn Kỷ), họ Nguyễn (Diễn Liên), họ Cao, họ Đặng, họ Hoàng (Diễn Thọ), họ Thái ở Diễn Hoa, họ Tạ ở Diễn Cát,… Khi tìm hiểu tộc phả của các dòng họ trên một địa bàn, bức tranh về sự hình thành địa danh đó sẽ dần đƣợc hiện lên tƣơng đối rõ ràng, đầy đủ và sinh động. Biết đƣợc quá trình thiên cƣ, quá trình đổi họ bởi những điều kiện lịch sử, quá trình định cƣ và phát triển, … giúp HS cảm nhận đƣợc sự gian lao của các bậc tiền nhân, yêu quý mảnh đất mà các bậc đi trƣớc đã tốn bao mồ hôi, xƣơng máu. Từ đó, sẽ góp phần bồi đắp tình yêu, niềm tự hào gia đình, dòng tộc, quê hƣơng – những nhân tố quan trọng của tình yêu đất nƣớc. Tình yêu đó, niềm tự hào đó sẽ là động lực cho các em có trách nhiệm với gia đình, quê hƣơng, tổ quốc. 1.3.3.1.5. Một số di tích văn hóa đƣợc xếp hạng cấp quốc gia - Đền thờ Pháp Độ thuộc xã Minh Châu. 12
- - Mộ các liệt sĩ hy sinh ngày 07/11/1930 tại Diễn Ngọc. - Nhà thờ và mộ Nguyễn Xuân Ôn tại Diễn Thái. - Đền thờ và mộ Ngô Trí Hòa, đền thờ và mộ Ngô Sĩ Vinh thuộc xã Diễn Kỷ. - Lèn Hai Vai và các chứng tích khảo cổ, văn hóa ở xã Minh Châu. - Đền thờ Cao Lỗ ở Diễn Thọ. - Nhà thờ họ Nguyễn ở Diễn Liên, Diễn Đồng. - Đền thờ tiến sĩ Đàm Văn Lễ ở Diễn Nguyên. - Đền thờ Đoàn Nhữ Hài ở Diễn An. - Đình Long Ân ở Diễn Trƣờng. - Đền thờ Sát hải đại vƣơng Hoàng Tá Thốn ở Diễn Vạn. - Khu tƣởng niệm đồng chí Phùng Chí Kiên ở Diễn Yên. 1.3.3.1.6. Một số danh thắng tiêu biểu ở Diễn Châu - Núi Mộ Dạ, đền Cuông - Bãi biển Diễn Thành, bãi biển Cửa Hiền (Diễn Trung), bãi biển Hòn Câu. - Sông Bùng, sông Anh Liệt, kênh nhà Lê. - Hồ Xuân Dƣơng, rú Mụa, rú Bạc (Diễn Phú). - Khu sinh thái Mƣờng Thanh (Diễn Lâm),… 1.3.3.1.7. Văn hóa ẩm thực Khi kinh tế phát triển, khái niệm ăn no mặc ấm dần đƣợc thay thế bởi ăn ngon mặc đẹp. Tuy vậy, dẫu thời gian trôi qua bao lâu thì nhiều món ăn ở vùng này cho đến nay vẫn để lại ấn tƣợng sâu đậm trong tâm trí con ngƣời Diễn Châu và cả vùng Nghệ Tĩnh. Xin kể sơ lƣợc một vài món ẩm thực nhƣ: ruốc Diễn Châu, nƣớc mắm Vạn Phần, cà muối mắm, lớ ở Trung Phƣờng, nổ, bánh mƣớt đòn xóc ở Nho Lâm, khoai xéo, tép biển hông, cá đồng nấu khế cá bể nấu măng, cá cơm – mắm ghè, dún biển, thịt chó Chợ Giàn, nham Hiệu Thƣợng, bún Thổ Hậu, bún giá cá ruốc, bún sốt lòng tƣơi,… 1.3.3.2. Văn hóa phi vật thể 1.3.3.2.1. Văn học Gia tài văn học Diễn Châu là rất phong phú. Song, vì phạm vi quy định giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ giới thiệu một số nét khái lƣợc ở cả hai dòng văn học: văn học thành văn và văn học dân gian. a)Về văn học thành văn - Những nhà trƣớc tác trƣớc Cách Mạng tháng Tám. Xin kể đến một số nhân vật tiêu biểu nhƣ: Ngô Trí Hòa (1565 – 1626), Nguyễn Hƣng Hàn (thế kỷ XVII), Nguyễn Trung Mậu (thế kỷ XIX), Cao Xuân Dục (1842 – 1923), Đặng Văn 13
- Thụy (1858 – 1936), Nguyễn Xuân Ôn (1852 – 1889), Trần Quang Diệm (1828 – 1907), Đinh Nhật Tân (1836 – 1887),… - Những nhà văn, nhà thơ sau Cách Mạng Tháng Tám. Xin kể một số nhân vật tiêu biểu nhƣ: Trần Hữu Thung (1923 – 1999) ngƣời xã Minh Châu, Sơn Tùng (1928 – 2021) ngƣời xã Diễn Kim, Võ Văn Trực (sinh năm 1936), ngƣời xã Minh Châu, Nguyễn Trọng Tạo (1947 – 2019), ngƣời xã Diễn Hoa, Lê Thái Sơn (1949 – 2013), ngƣời xã Diễn Hạnh, Thái Bá Tân (Diễn Lộc),… b) Văn học dân gian Văn học dân gian ở Diễn Châu thì cũng rất đa dạng các loại hình. Chúng tôi chỉ đi vào một số loại hình chính nhƣ sau: - Nguồn truyện kể dân gian, gồm có: truyện ông Khổng Lồ - ông Đùng, Truyện Cố Bợ, truyện về các nhân vật có sức khỏe, về các nhà nho, nhà khoa bảng, truyện cƣời. - Nguồn vè, nguồn ca dao, dân ca, ca trù,… 1.3.3.2.2. Tín ngƣỡng ở Diễn Châu a)Tín ngƣỡng dân gian Xin giới thiệu sơ lƣợc các tín ngƣỡng dân gian ở Diễn Châu gồm: tín ngƣỡng thờ phụng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ Thành hoàng, tín ngƣỡng thờ thổ địa,… b) Tín ngƣỡng tôn giáo Ở Diễn Châu, đa số không theo tôn giáo. Tuy vậy, có một số tôn giáo đã có mặt và trong số đó vẫn đang phát triển nhƣ: Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Đạo Mẫu và Đạo Công giáo. 1.3.3.2.3. Lễ hội mùa xuân, các trò vui và sân khấu nghệ thuật a) Lễ hội Ở Diễn Châu gồm có các lễ hội tiêu biểu sau: - Lễ hội Đền Cuông ở Diễn An. - Lễ hội tế Quận Bùng Bùi Thế Đạt ở Diễn Ngọc. - Lễ hội tế Sát hải đại vƣơng Hoàng Tá Thốn ở Vạn Phần. - Lễ hội đền Sò ở Diễn Thành. - Lễ hội đền Hạc Linh Sơn ở Diễn Lộc,… b) Các trò vui và sân khấu nghệ thuật, tiêu biểu nhƣ: đấu vật, hát tuồng, ca trù, hát chèo, hát Ví Dặm, hát reo, hát đối,… 1.3.3.2.4. Nghề, làng nghề truyền thống Mặc dù hiện nay vị trí địa lí tƣơng đối thuận lợi để sản xuất và giao thƣơng, song thuở xƣa, nơi đây gặp nhiều bất lợi. Diễn Châu là huyện trải dài theo biển nên dễ bị ảnh hƣởng bởi thiên tai lụt lội. Hệ thống sông ngòi ở Diễn Châu ngắn và dốc 14
- nên mùa khô thì thiếu nƣớc để sinh hoạt, tƣới tiêu, mùa mƣa thì dễ ngập lụt. Cũng vì nằm sát biển nên đất trồng trọt thƣờng xuyên bị nhiễm mặn, trồng cây rất khó hoặc năng suất thấp. Tƣởng nhƣ gần biển thì nguồn lợi mà biển đem lại sẽ giúp con ngƣời Diễn Châu khá giả, nhƣng đó là khi khoa học công nghệ đủ sức chế ngự biển khơi. Còn xƣa kia, khi việc đánh bắt chỉ trên những thuyền gỗ thuyền tre đơn sơ tự chế, con cá con tôm chỉ giúp ngƣời dân biển qua ngày đoạn tháng. Mùa nắng thì còn đỡ, chứ khi mùa mƣa bão thì đói khổ tứ bề. Nghề, làng nghề thủ công chính là giải pháp tốt để có thêm đồng vào đồng ra trong lúc nông nhàn. Dần dà, đã xuất hiện những nghề, làng nghề truyền thống. Có những nghề đã nổi tiếng cả trong nam ngoài bắc, vang danh đến tận kinh thành. Lƣớt qua một số làng xã, ta thấy rằng Diễn Châu có một mạng lƣới làng nghề khá phong phú. Có làng nghề với tuổi đời hàng mấy thế kỉ. Có làng nghề thì mới mấy chục năm tuổi. Có làng nghề đã tạo đƣợc tiếng vang trong và ngoài tỉnh. Có làng nghề thì lúc thăng lúc trầm. Có nghề là công việc chính và đem lại thu nhập chính cho từng hộ dân và cũng có nghề chỉ làm thêm lúc nông nhàn rảnh rỗi. Ta cùng xuất phát tại địa danh đƣợc xem cổ xƣa nhất, nổi tiếng nhất và có làng nghề vang danh nhất với tuổi đời nhiều nhất, đó là Nho Lâm với nghề luyện sắt, rèn cày bừa, kiềng, dao,… đốt than. Nghề này đƣợc cho là có trƣớc Công nguyên, mà tổ sƣ có thể là tƣớng Cao Lỗ. Qua Diễn Lộc, có nghề làm gốm đã rất phát triển. Tới Diễn Tân ta gặp làng Kẻ Nguôi (Đa Phúc) chuyên nghề đan lát. Đến Diễn Thịnh, ta bắt gặp nghề đào sò, Ra Diễn Thành, làng Phong Phú Trung có nghề dệt trủi. Quay về Diễn Phúc, có nghề làm mộc ở Tràng Thân. Thợ mộc Tràng Thân một thời nổi tiếng khắp vùng. Nhiều đình chùa uy nghiêm, bề thế do phƣờng thợ Tràng Thân làm đến nay còn đƣợc ngƣời đời truyền tụng, khen ngợi. Tới Diễn Hoa, Diễn Hạnh, Diễn Kỷ, Diễn Quảng,… ta bắt gặp hàng loạt làng nghề mà đến nay còn lƣu truyền trong câu ca: “Làng Trung bẻ vàng, làng Tràng đan bị, Kẻ Si đúc cày, xa quay làng Phượng, Hiệu Thượng trăm nghề…”. Đây là trung tâm của huyện, gần đƣờng gần sông nên các nghề truyền thống có nhiều cơ hội phát triển. Có thời vùng Tam Thổ (Diễn Quảng) lò ngói san sát. Ngoài những nghề trên, ta còn gặp nghề trồng thuốc lào ở Hữu Lộc, Hạnh Kiều, nghề làm bún ở Thổ Hậu, nghề ép dầu ở Tả Khê, làm dép da bò, nghề đan bồ quanh vùng Chợ Chùa, nghề vắt đồ chơi trẻ con ở Tân Lộc. Ngoài ra, còn những nghề truyền thống khác xƣa kia nổi tiếng gần xa nhƣ nghề thợ nề ở làng Đệ Nhất (Diễn Nguyên) nung vôi ở Diễn Bình, Diễn Thắng, Diễn Minh, nghề đốt than đi củi ở Diễn Thắng, Diễn Lợi, nghề vàng mã, làm nón, chằm tơi, làm thợ sơn, thợ vẽ, tạc tƣợng gỗ, làm hƣơng án tay ngai, làm đèn bông, đèn hoa ở Diễn Đồng, đúc đồng ở Cồn Cát (Diễn Tháp), làm nƣớc mắm ở Diễn Vạn, nuôi tằm kéo tơ ở Diễn Kim,... Nói tóm lại, ít có làng xã nào sống độc canh vào cây lúa. Bởi lẽ xƣa kia nghề nông có khi đƣợc khi mất. Khi đƣợc mùa thì “lóc xóc không bằng góc ruộng”. Khi 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp
35 p | 41 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn