intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn Sinh học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn Sinh học" nhằm giúp hình thành ở các em thói quen quan sát thế giới xung quanh bản thân mình, nhận ra những thay đổi của môi trường sống, khí hậu, sức khỏe và các hoạt động trong đời sống thực tiễn. Từ đó có hành động thiết thực chung tay bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, tham gia các trải nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn Sinh học

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO SẢN PHẨM HỌC TẬP Ở MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN SINH HỌC MÔN SINH HỌC
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO SẢN PHẨM HỌC TẬP Ở MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN SINH HỌC Môn : SINH HỌC Tổ bộ môn : KHOA HỌC TỰ NHIÊN Tên tác giả : VĂN THỊ VÂN ANH Năm thực hiện : 2021 - 2022 Số điện thoại : 0986 507 426 NGHỆ AN - 2022 NGHỆ AN - 2022
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu.............................................................................................................. 2 1.3. Nội dung ............................................................................................................. 2 1.4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2 1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.6. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 1.8. Tính mới, tính khoa học của đề tài ..................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 3 2.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 3 2.1.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 5 2.2. TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ GẮN LIỀN VỚI ĐỀ TÀI ................................ 6 2.2.1. Kiểm tra, đánh giá ........................................................................................... 6 2.2.2. Thuyết trình ..................................................................................................... 7 2.2.3. Dạy học theo dự án.......................................................................................... 8 2.2.4. Dạy học STEM ................................................................................................ 9 2.2.5. Dạy học lồng ghép......................................................................................... 11 2.2.6. Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập ...................................................... 11 2.3. TỔ CHỨC DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO SẢN PHẨM HỌC TẬP Ở MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN SINH HỌC ............................................ 12 2.3.1. Bài thuyết trình .............................................................................................. 12 2.3.1.1. Bài thuyết trình: Thông điệp 5K, tiêm vacxin và ứng phó để chung sống an toàn với đại dịch covid – 19 .................................................................................... 12 2.3.1.2. Bài thuyết trình về hoạt động nhóm trong giờ học về một số nội dung học tập ............................................................................................................................ 13 2.3.1.3. Bài thuyết trình tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên .... 16 2.3.2. Bài thực hành ................................................................................................ 21 2.3.2.1. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh – Bài 12 - Sinh học 10 ................ 21 2.3.2.2. Một số thí nghiệm về enzim – Bài 15 - Sinh học 10.................................. 23
  4. 2.3.2.3. Bài thực hành: Lên men etylic và lactic, mục II: lên men lactic - Bài 24 - Sinh học 10 .............................................................................................................. 25 2.3.2.4. Xem phim về tập tính động vật - Bài 33 - Tiết 42 - Sinh học 11............... 26 2.3.3. Dự án học tập ................................................................................................ 27 2.3.4. Sản phẩm STEM ........................................................................................... 32 2.3.4.1. Chế biến các món ăn trong bữa ăn ............................................................. 32 2.3.4.2. Trồng cây họ Đậu và tạo các sản phẩm từ cây họ đậu - sau khi học phần quá trình cố định Nitơ khí quyển - Sinh học 11 ..................................................... 34 2.3.5. Đồ dùng học tập ............................................................................................ 36 2.3.5.1. Làm mô hình ADN thân thiện với môi trường .......................................... 36 2.3.5.2. Làm các sản phẩm đồ dùng học tập tự chọn .............................................. 37 2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN .................................................................................. 39 2.4.1. Trước khi thực hiện đề tài ............................................................................. 39 2.4.2. Sau khi thực hiện đề tài ................................................................................. 39 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 41 3.1. Tóm tắt quá trình nghiên cứu ........................................................................... 41 3.2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 41 3.3. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài ....................................................................... 41 3.4. Đề xuất ............................................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 43 PHỤ LỤC................................................................................................................................................
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Hướng tới đổi mới trong giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất năng lực là một định hướng mới nhằm phát triển toàn diện người học sinh. Chúng ta đang đến rất gần với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những đổi mới trong toàn bộ chương trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo cần nhiều nỗ lực trong tiếp cận nội dung, phương pháp dạy học cũng như kiểm tra đánh giá. Phát huy tốt phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp dạy học hiện đại nhằm khơi dậy được hứng thú học tập của các em học sinh, dẫn dắt các em học sinh từng bước làm chủ trong học tập để khám phá và chinh phục kho tàng tri thức của nhân loại. Dạy học giúp người học bộc lộ và phát triển phẩm chất và năng lực, đồng thời giúp các em còn tìm được niềm đam mê trong học tập, khám phá được năng lực chung và năng lực đặc thù của các em, từ đó các em học sinh có định hướng và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với sở trường năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Trong quá trình dạy học, đánh giá học sinh là một thành tố cũng hết sức quan trọng. Điều này vừa giúp nhà giáo đánh giá được mức độ học tập của học sinh, vừa giúp bản thân điều chỉnh được quá trình dạy học. Đồng thời một khát vọng hơn nữa đó là thông qua sử dụng phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phát huy được những phẩm chất tốt đẹp và những năng lực tích cực ở người học, đào tạo nên những con người có tri thức, năng động, sáng tạo, bản lĩnh và chính nghĩa. Chúng ta đã được sử dụng trường kỳ các bài kiểm tra viết để đánh giá học sinh trong các năm học đã qua, các bài kiểm tra viết vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học, có nhiều phương pháp dạy học và đánh giá đã mở ra cho nhà giáo và các em học sinh nhiều lựa chọn để quá trình dạy học, học tập phong phú hơn, sôi nổi hơn và phát huy tốt hơn phẩm chất và năng lực của người học. Trong nhà trường hiện nay, các bài kiểm tra thường xuyên không chỉ là những bài kiểm tra viết mà còn có thể là các sản phẩm học tập của học sinh được giao ngay trên lớp hoặc giao cho học sinh về nhà tiến hành làm và giáo viên căn cứ cho điểm để lấy điểm kiểm tra thường xuyên. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nắm vững thêm các kiến thức đã học hoặc sẽ học, đồng thời tạo thêm hứng thú, say mê của học sinh trong học tập. Qua đó các em học sinh sẽ tạo được sản phẩm học tập. Hơn nữa, thông qua các hoạt động trải nghiệm các em sẽ giải quyết và tìm hiểu được một số vấn đề liên quan đến thực tiễn liên quan đến nội dung kiến thức như bảo vệ môi trường, sức khỏe, tìm hiểu các bệnh liên quan đến con người, tăng gia sản xuất bên cạnh học tập,… 1
  6. Sản phẩm học tập của các em học sinh đa dạng, là kết quả hoạt động trải nghiệm của các em như dự án học tập, sản phẩm STEM, bài thực hành, sản phẩm nghiên cứu khoa học, bài thuyết trình hay hùng biện,… Thông qua việc đánh giá sản phẩm học tập có thể tạo điều kiện đánh giá được phẩm chất và năng lực của học sinh và thay thế bài kiểm tra viết. Việc bài kiểm tra thường xuyên bằng kiểm tra viết hay sản phẩm học tập đã mở ra cho các em học sinh cũng như các nhà giáo nhiều sự lựa chọn, linh hoạt hơn, phong phú hơn và khơi dậy hứng thú học tập hơn ở các em học sinh trong quá trình học tập phát triển phẩm chất, năng lực. Đồng thời đưa bộ môn Sinh học xích lại gần hơn với thực tiễn và môn học có ý nghĩa hơn. Trước thực trạng và lí do trên, bản thân chọn đề tài: “Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn Sinh học”. 1.2. Mục tiêu - Giúp các em có những trải nghiệm trong học tập bộ môn Sinh học. Từ đó hiểu rõ hơn các kiến thức đã học và gắn liền các vấn đề thực tiễn. Tạo nên hứng thú hơn trong học tập bộ môn Sinh học. - Giúp hình thành ở các em thói quen quan sát thế giới xung quanh bản thân mình, nhận ra những thay đổi của môi trường sống, khí hậu, sức khỏe và các hoạt động trong đời sống thực tiễn. Từ đó có hành động thiết thực chung tay bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, tham gia các trải nghiệm. - Tạo nên các sản phẩm học tập thay thế các bài kiểm tra thường xuyên. Từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho các em học sinh. 1.3. Nội dung - Nghiên cứu các sản phẩm học tập thay thế các bài kiểm tra thường xuyên. - Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động, tình huống nhằm tạo các sản phẩm học tập của học sinh thông qua bài thuyết trình, bài thực hành, sản phẩm STEM, dự án học tập, đồ dùng học tập,… - Trên cơ sở đó khơi dậy hứng thú học tập của các em học sinh, đưa bộ môn Sinh học xích gần hơn với thực tiễn. 1.4. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 10,11. 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Sinh học 10. Giới thiệu chung về thế giới sống. Thành phần hóa học của tế bào. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Sinh học vi sinh vật. - Sinh học 11: Trao đổi chất và năng lượng. Cảm ứng ở động vật. Sinh sản ở thực vật. 2
  7. 1.6. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022. - Kế hoạch thực hiện đề tài TT Thời gian Hoạt động Sản phẩm 1 6/2021 đến 11/2021 Nghiên cứu cơ sở lý luận và Cơ sở lý luận và cơ điều tra thực trạng. sở thực tiễn. 2 8/2021 đến 12/2021 Xây dựng các hoạt động trải Các hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học nghiệm tạo sản phẩm tập. học tập. Viết đề cương. Đề cương. 3 9/2021 đến 4/2022 Tiến hành thực nghiệm. Sản phẩm học tập. 4 12/2021 đến 4/2022 Viết đề tài, lắng nghe tư vấn Đề tài sáng kiến kinh góp ý của đồng nghiệp, nghiệm. chuyên viên. Hoàn thành đề tài. 1.7. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu; điều tra, khảo sát. - Qua các tiết thực nghiệm trên lớp. - Hoạt động trải nghiệm. - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. 1.8. Tính mới, tính khoa học của đề tài - Đề tài xây dựng được một số sản phẩm học tập của học sinh nhằm thay bài kiểm tra thường xuyên. Đề tài dựa trên cơ sở khoa học đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đảm bảo tính mới, tính khoa học. PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Cơ sở khoa học Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, kinh tế xã hội, kỹ thuật và đời sống thì giáo dục cũng phải thường xuyên được đổi mới căn bản để ngang tầm với thời đại. 3
  8. Dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho người học, dạy học gắn liền với thực tiễn, tăng cường hoạt động trải nghiệm, lồng ghép giáo dục sức khỏe, bảo vệ môi trường,… thông qua các hoạt động trải nghiệm trong học tập là một định hướng hoàn toàn phù hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới đang từng bước được hiện thực hóa. Thực hiện đổi mới giáo dục, chương trình giáo dục phổ phông 2018 đã có các modul bồi dưỡng thường xuyên và các đợt tập huấn hướng dẫn về nội dung và phương pháp dạy học cũng như kiểm tra đánh giá. Sự phong phú trong các hoạt động trải nghiệm, phương pháp và kỹ thuật dạy học mới sẽ là những đòn bẩy thúc đẩy phát triển giáo dục. Đưa người dạy và người học bước vào niềm say mê trong hoạt động dạy học. Hi vọng rằng giáo dục sẽ được bước vào một thời kỳ mới, kỷ nguyên mới, khơi dậy được niềm đam mê và khát vọng tìm tòi, chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại. Đồng thời học tập cũng được gắn liền với thực tiễn, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn một cách khoa học, lí giải được các hiện tượng trong thiên nhiên, trong đời sống con người. Nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe con người không được học trực tiếp trong chương trình, nhưng trong các nội dung học có liên quan, chúng ta có thể lồng ghép các kiến thức giáo dục sức khỏe như sức khỏe sinh sản vị thành niên, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần sẽ vô cùng có ý nghĩa. Điều này vừa mang lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe cá nhân, cộng đồng, vừa mang lại niềm vui hứng thú trong học tập. Mỗi chúng ta đều chung sống và thụ hưởng môi trường sống xung quanh mình. Môi trường sống tác động sâu sắc đến cuộc sống của con người và các loài sinh vật. Tuy nhiên môi trường sống hiện nay cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng do bị ô nhiễm nặng nề và biến đổi khí hậu. Các khí CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6,... phát thải trong các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái ven biển, ven bờ và đất liền khác. Khí CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. Khí CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. Khí CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. Khí HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. Khí PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. Khí SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê,... Các khí này đã gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên gây ô nhiễm mỗi trường và biến đổi khí hậu. Để ứng phó với điều này thì mọi người, mọi quốc gia cần ý thức được và có các biện pháp để hạn chế khí phát thải. Giáo dục khuyến khích lồng ghép các kiến thức bảo vệ môi trường vào trong các tiết học để các em học sinh thực hiện và tuyền truyền bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như sử dụng tiết kiệm và hợp lý phân bón; trồng nhiều cây xanh; bảo vệ rừng đặc biệt là rừng đầu 4
  9. nguồn; phân loại và tái chế rác thải; hạn chế sử dụng túi ni lông và sản phẩm tạo rác thải nhựa; sử dụng tiết kiệm năng lượng,...Với phương châm mưa dầm thấm lâu, chắc chắn rằng điều này rất có ý nghĩa trong dạy học gắn liền với thực tiễn. Từ năm học 2020 - 2021, một phần trong đổi mới kiểm tra đó là sử dụng kết quả đánh giá sản phẩm học tập thay thế bài kiểm tra viết trong kiểm tra thường xuyên. Trong modul bồi dưỡng thường xuyên của bộ và trong đợt tập huấn của chuyên viên sở giáo dục đào tạo đã đề cập đến nội dung này. Sản phẩm học tập thay thế bài kiểm tra viết như bài thuyết trình, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm STEM, đồ dùng học tập, … đã đào tạo một thế hệ người học mới. Vừa năng động, vừa đam mê, vừa kiên trì, vừa chủ động trong học tập và đưa lý thuyết gắn liền với thực tiễn hơn. Trong quá trình tạo ra các sản phẩm học tập, học sinh có thể nhận ra năng lực của bản thân để định hướng nghề nghiệp; đồng thời người dạy cũng có cái nhìn cụ thể hơn năng lực từng người học và có thể tư vấn cho các em lựa chọn nghề nghiệp sau này. Bên cạnh đó việc sử dụng sản phẩm học tập thay thế bài kiểm tra viết còn giúp cho người dạy có nhiều lựa chọn trong đánh giá học sinh và đánh giá một cách toàn diện, chính xác hơn. Dạy học lồng ghép, tăng cường hoạt động trải nghiệm, đánh giá qua sản phẩm học tập đã góp phần lớn trong phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. 2.1.2 Cơ sở thực tiễn Trên con đường đổi mới trong dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực và phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học. Trong những năm trước dây, đầu tiên là sử dụng bài kiểm tra tự luận, sau đó là bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Điều này cũng rất tốt trong những thời kỳ và điều kiện cụ thể. Tuy nhiên trong lộ trình đổi mới giáo dục, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì không những đổi mới về nội dung, mà còn đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá,... tạo nên sự linh hoạt, phong phú trong dạy học. Trong nhà trường phổ thông, tăng cường cường các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh không chỉ lĩnh hội được kiến thức hàn lâm mà còn vận dụng được các kiến thức thực tiễn. Không chỉ cảm nhận được những giáo điều trong sách vở mà còn có những kiến thức thực tế. Để rồi khi bước vào cuộc sống, học sinh bớt bỡ ngỡ hơn, tự chủ hơn và năng động hơn. Có nhiều hình thức trong hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Một trong những hoạt động trải nghiệm trong học tập là tạo ra các sản phẩm học tập. Việc tạo các sản phẩm học tập gắn liền với các hoạt động của người học giúp các em học sinh yêu thích môn học hơn, có hứng thú trong học tập hơn. Sản phẩm học tập là kết quả bài thực hành, bài thuyết trình, dự án học tập, sản phẩm STEM, làm đồ dùng học 5
  10. tập...Giúp các em tìm hiểu, làm quen, giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn như sức khỏe, môi trường sống, đời sống hằng ngày. Các bài thực hành đã được tiến hành từ lâu nay, tuy nhiên được sự cho phép thì kết quả bài thực hành được sử dụng để lấy điểm kiểm tra thường xuyên. Điều này giúp các em tiến hành có hứng thú hơn, tích cực hơn, tự giác hơn và đầu tư hơn dẫn đến hiệu quả bài thực hành cao hơn. Sử dụng bài thuyết trình trong dạy học tạo cơ hội cho các em được làm việc nhóm, tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, nghiên cứu lĩnh vực đang làm, rèn luyện khả năng tự tin khi trình bày trước mọi người. Sau bài thuyết trình thường tạo cho các em niềm vui trong học tập vì được giao lưu kiến thức với nhau. Bên cạnh đó, thực hiện dự án học tập trong hoạt động trải nghiệm cũng là một hình thức học tập lý thú. Giúp các em bước đầu làm quen với khoa học, từ việc lập kế hoạch đến phân công nhiệm vụ, chuẩn bị, thực hiện dự án, tổng hợp dự án và báo cáo dự án rồi trả lời câu hỏi phản biện. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các em học sinh sẽ tìm được niềm vui và giáo viên hướng dẫn được vui cùng niềm vui với các em. Chúng ta đã được làm quen với dạy học STEM, tạo sản phẩm STEM trong quá trình học tập một nội dung hay chủ đề nào đó đã hình thành ở các em tình yêu đối với môn học. Đồng thời đưa các kiến thức lí thuyết trở về ứng dụng trong đời sống hằng ngày, giúp các em học sinh tiếp cận với khoa học kỹ thuật, trở thành những con người vừa nắm được lí thuyết, vừa biết làm việc, năng động, sáng tạo. Việc làm đồ dùng học tập trong hoạt động trải nghiệm tiến hành chưa được nhiều và thường xuyên lâu nay. Tuy nhiên làm đồ dùng học tập để thay thế bài kiểm tra viết lại tạo nên một sự yêu thích riêng ở các em học sinh. Làm việc nhóm đã kết nối các em với nhau để tăng cường sự hợp tác, rèn luyện được kỹ năng lắng nghe, hợp tác và tìm được tiếng nói chung, đoàn kết trong học tập. Qua đây cùng rèn luyện cho các em hoạt động sáng tạo và tìm hiểu nội dung kiến thức liên quan kỹ càng hơn. Sản phẩm học tập có thể dùng để lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên thay thế bài kiểm tra viết. Điều này tạo cho học sinh yêu thích hơn và người giáo viên có thể linh hoạt hơn trong dạy học. Phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay và đáp ứng được đổi mới trong dạy học. Trong quá trình đánh giá sản phẩm học tập, nếu cùng làm một nội dung giống nhau thì các nhóm sẽ đánh giá lẫn nhau ở cùng một nội dung, nếu mỗi nhóm làm một nội dung riêng thì các nhóm sẽ đánh giá lẫn nhau theo nội dung mà các nhóm báo cáo. 2.2. TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ GẮN LIỀN VỚI ĐỀ TÀI 2.2.1. Kiểm tra, đánh giá 6
  11. Kiểm tra là quá trình xem xét, tổ chức thu thập thông tin và gắn với hoạt động đo lường để đưa ra các kết quả, so sánh, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu hay chuẩn đã đề ra, với mục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng, chi phối… Như vậy, trong giáo dục: - Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học; - Kiểm tra, đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên; - Kiểm tra, định giá là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy và học. - Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng. - Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của học sinh nhằm xác định những gì học sinh biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục học sinh. - Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của giáo viên, từ đó biết được mức độ đạt được của học sinh trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của giáo viên. 2.2.2. Thuyết trình Thuyết trình là quá trình phát ngôn chính thức nhằm giới thiệu, cung cấp hoặc làm sáng tỏ một hiện tượng, sự kiện, nguyên tắc. Ưu điểm - Có thể cung cấp một lượng thông tin lớn trong một khoảng thời gian ngắn. - Cùng một lúc có thể chuyển tải thông tin đến nhiều người. - Có thể truyền cảm xúc và niềm tin đến người nghe. Nhược điểm - Người nghe có thể không tập trung nếu thuyết trình không lôi cuốn. Cách sử dụng - Thuyết trình một nội dung nghiên cứu, một nội dung hoạt động nhóm Thuyết trình có minh hoạ Thuyết trình có minh hoạ là phương pháp thuyết trình có sử dụng thêm công cụ hỗ trợ nghe - nhìn hoặc các mô hình. 7
  12. Ưu điểm Thuyết trình có minh hoạ có tất cả các ưu điểm của phương pháp thuyết trình nhưng có hiệu quả hơn, thú vị hơn, dễ nhớ hơn so với thuyết trình bằng lời đơn thuần vì nó huy động sự tham gia của nhiều giác quan hơn như thị giác, xúc giác chứ không phải chỉ là thính giác đơn thuần. Nhược điểm - Cần bố trí nhiều thời gian hơn so với thuyết trình đơn thuần với cùng một nội dung. - Mất nhiều thời gian chuẩn bị. - Cần có thêm các công cụ hỗ trợ như tranh ảnh, mô hình, băng hình,… và các phương tiện kèm theo. Cách sử dụng - Các trường hợp sử dụng phương pháp thuyết trình có minh hoạ giống phương pháp thuyết trình nhưng có hiệu quả hơn. - Giới thiệu các khái niệm liên quan đến vật thể hoặc cần phân biệt về hình khối, kích cỡ, màu sắc. - Giới thiệu các kỹ năng thao tác phức tạp có nhiều bước cần được tiến hành theo trình tự. 2.2.3. Dạy học theo dự án Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đo người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng. Phương pháp này đòi hỏi người học cần có tính tự học cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của phương pháp dạy học theo dự án. Dạy học theo dự án gồm 3 giao đoạn. Giai đoạn 1: Lập kế hoạch. Ở giai đoạn này người học chọn dự án dưới sự hướng dẫn của người dạy. Từ đó xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Đây là bước đầu tiên và quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm phải cùng tham gia xây dựng và xác định: mục tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ phải làm, sản phẩm dự kiến, cách triển khai và thực hiện hoàn thành dự án, thời gian thực hiện và hoàn thành. Cũng ở giai đoạn này cần thực hiện các bước: lựa chọn chủ đề của dự án, xây dựng các tiểu chủ đề, khơi gợi tính hứng thú của người học, lập kế hoạch phân công nhiệm vụ. 8
  13. Giai đoạn 2. Thực hiện dự án. Ở giai đoạn này, các nhóm cần thực hiện các nhiệm vụ như: thu thập thông tin qua nhiều kênh; xử lý thông tin; thảo luận, trao đổi, xin ý kiến người dạy, người hướng dẫn. Giai đoạn 3. Tổng hợp kết quả. Sau khi tiến hành xong giai đoạn 2, bước tiếp theo là tổng hợp kết quả bao gồm các khâu: xây dựng sản phẩm, trình bày sản phẩm, đánh giá dự án. 2.2.4. Dạy học STEM Khái niệm STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học của mỗi quốc gia. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào năm 2001. Với những tiếp cận khác nhau, giáo dục STEM sẽ được hiểu và triển khai theo những cách khác nhau. Giáo viên thực hiện giáo dục STEM thông qua hoạt động dạy học để kết nối kiến thức học đường với thế giới thực, giải quyết các vấn đề thực tiễn, để nâng cao hứng thú, để hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM. Việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể là: - Đảm bảo giáo dục toàn diện. - Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. - Kết nối trường học với cộng đồng. - Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường phổ thông, học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo dục STEM ở trường phổ thông cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hoạt động trải nghiệm STEM Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, 9
  14. nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM. Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Bên cạnh đó, tham gia câu lạc bộ STEM còn là cơ hội để học sinh thấy được sự phù hợp về năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực STEM. Quy trình chung - Xác định vấn đề: giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động tìm hiểu thực tiễn, công nghệ), giúp học sinh phát hiện vấn đề, làm rõ tiêu chí của sản phẩm. - Nghiên cứu kiến thức nền. - Giải quyết vấn đề. Thời gian giành cho hoạt động này chủ yếu là ngoài giờ lên lớp (sử dụng thời lượng dành cho hoạt động trải nghiệm của các môn học). Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1. Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề a. Chuyển giao nhiệm vụ b. Học sinh hoạt động tìm tòi, nghiên cứu c. Báo cáo và thảo luận d. Nhận xét, đánh giá Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền (tổ chức dạy học các kiến thức có liên quan theo chương trình theo chương trình giáo dục phổ thông: sử dụng thời gian phân phối của chương trình cho nội dung tương ứng) a. Học kiến thức mới b. Giải thích về quy trình/thiết bị đã tìm hiểu Vận dụng kiến thức mới vừa học và các kiến thức đã biết từ trước, học sinh cố gắng giải thích về quy trình/thiết bị được tìm hiểu. Qua đó xác định được những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. c. Báo cáo và thảo luận d. Nhận xét, đánh giá Hoạt động 3. Giải quyết vấn đề a. Đề xuất giả thuyết/giải pháp giải quyết vấn đề b. Thử nghiệm giải pháp c. Báo cáo và thảo luận 10
  15. d. Nhận xét, đánh giá Trên cơ sở sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá; học sinh ghi nhận các kết quả và tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm. 2.2.5. Dạy học lồng ghép Trong quá trình dạy học ở các nội dung, mục kiến thức, bài học có những vấn đề liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống. Người dạy muốn thông qua nội dung bài học để lồng ghép giáo dục học sinh những vấn đề có liên quan. Lồng ghép các kiến thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe thể chất, tinh thần,… Việc lồng ghép có nhiều hình thức khác nhau, có thể đặt tình huống vào bài mới, có thể chuyển tiếp sang nội dung mới, có thể vào đầu một nội dung mới, liên hệ thực tế trong bài dạy cũng có thể giao bài tập về nhà thông qua hoạt động trải nghiệm rồi tiến hành nộp báo cáo và báo cáo trong một thời gian phù hợp. Điều này sẽ lôi cuốn được học sinh trong học tập hơn. Trong quá trình dạy học chúng ta nên áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép khác nhau để tạo nên sự phong phú trong dạy học, đồng thời vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó giúp các em say mê học tập hơn và yêu thích môn học hơn. 2.2.6. Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập Đây là phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh khi những kết quả ấy được thể hiện bằng các sản phẩm như bức vẽ, bản đồ, đồ thị, đồ vật, sáng tác, chế tạo, lắp ráp,… Sản phẩm là các bài làm hoàn chỉnh được học sinh thể hiện qua việc xậy dựng, sáng tạo và thể hiện ở việc hoàn thành được công việc một cách có hiệu quả. Đánh giá sản phẩm được dựa trên ngữ cảnh cụ thể của việc hiện thực. Sản phẩm học tập là kết quả của hoạt động học tập của học sinh như poster, tranh vẽ, sơ đồ tư duy, bài thuyết trình, Sản phẩm STEM, dự án học tập, video, vở kịch, mô hình, đồ vật,…Được sử dụng để đánh giá sự tiến bộ của học sinh, năng lực vận dụng, năng lực hành động thực tiễn, kích thích động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực, tự lực, ý thức trách nhiệm, sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực đánh giá cho học sinh. Ưu điểm: Việc dạy học gắn liền với thực tiễn; kích thích hứng thú học tập của học sinh, môn học trở nên ý nghĩa hơn và học sinh học tập năng động hơn. Học sinh có thể tự đánh giá được khả năng thực hiện của mình, có cơ hội để thể hiện điều đã học theo các cách khác nhau, phát huy tính sáng tạo. Nhược điểm: chịu tác động chủ quan của người đánh giá, đôi khi mất nhiều thời gian để xây dựng tiêu chí đánh giá, quan sát, phân tích, phản hồi kết quả đến từng học sinh. 11
  16. Các yêu cầu với sản phẩm học tập được chọn để đánh giá là phải gắn liền với thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn – xã hội; phù hợp với hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm của học sinh; thể hiện sự tham gia tích cực và tự lực của học sinh; kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan; có thể công bố, giới thiệu được; có thể kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm học tập: xây dựng chỉ dẫn chấm điểm cụ thể, gồm các tiêu chí và mức độ cho từng sản phẩm, đảm bảo tính chính xác khách quan. Thông báo tiêu chí đánh giá sản phẩm trước khi học sinh thực hiện. Các công cụ, kĩ thuật được sử dụng: bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí. 2.3. TỔ CHỨC DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO SẢN PHẨM HỌC TẬP Ở MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN SINH HỌC 2.3.1. Bài thuyết trình 2.3.1.1. Bài thuyết trình: Thông điệp 5K, tiêm vacxin và ứng phó để chung sống an toàn với đại dịch covid – 19 a. Cách tiến hành Trước tình hình dịch bệnh covid - 19 ngày càng phức tạp và lan rộng, mỗi người cần biết cách ứng phó với đại dịch. Trong chương trình bộ môn, đầu năm học có tiết ôn tập, thông qua nhóm zalo, mesenges của lớp, giáo viên hướng dẫn và giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu về thông điệp 5K trong phòng chống dịch bệnh covid 19. Sau đó giáo viên hướng dẫn mỗi nhóm thu thập thông tin thành một bài luận và sẽ thuyết trình trước toàn ở tiết ôn tập bằng hình thức trực tuyến qua zoom hoặc ở tiết học trực tiếp đầu giờ học. Tại bài thuyết trình chọn một bài có chất lượng nhất để báo cáo, sau đó các nhóm sẽ bổ sung nội dung, các nhóm đặt câu hỏi phản biện để nhóm được báo cáo trả lời. Sau đó giáo viên cùng cả lớp hoàn thiện các nội dung. Giáo viên sẽ phát phiếu để các nhóm cho tự cho điểm và cho điểm lẫn nhau. Giáo viên là người thống nhất điểm cho các nhóm sau cùng. Đánh giá hoạt động của từng nhóm qua công cụ đánh giá (kèm theo ở phần phụ lục). Bên cạnh đó giáo viên đã hướng dẫn và giao thêm bài tập cho học sinh ở lớp khác: viết bài thơ hoặc tiểu phẩm hay truyện rất ngắn có nội dung về ứng phó và chung sống an toàn trước đại dịch covid - 19. b. Nội dung - Khẩu trang: Đeo khẩu trang thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly. 12
  17. - Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế...). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng. - Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác. - Không tập trung: không tập trung đông người. - Khai báo y tế: Thực hiện khai báo Y tế trên App Ncovi; cài đặt ứng dụng Bluezone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch covid - 19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095, hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn. “Hãy giữ an toàn cho bạn, gia đình và cộng đồng trước đại dịch covid - 19” Hình 2.1. Hình ảnh virut corona Hình 2.2. Hình ảnh học sinh thuyết trình sản phẩm thông điệp 5K và tiêm vacxin trong ứng phó và chung sống an toàn với đại dịch covid 19 c. Ý nghĩa Lồng ghép vào trong mỗi bài học giúp học sinh thường xuyên ghi nhớ và có ý thức thực hiện tốt phòng tránh dịch covid 19. Trước sự nguy hiểm và lay lan của dịch bệnh khá phức tạp, quán triệt tốt thông điệp 5K và tiêm văcxin kịp thời để học sinh trong nhà trường được bảo vệ sức khỏe tốt hơn. 2.3.1.2. Bài thuyết trình về hoạt động nhóm trong giờ học về một số nội dung học tập a. Cách tiến hành Để tạo hứng thú cho học sinh, thầy cô giáo thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học, cách tổ chức bài học ngay cả trong mỗi tiết học ở từng phần, từng mục hay từng nội dung. Trong đó có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sau đó thuyết trình sản phẩm trước tập thể lớp. Thầy, cô giáo tổ chức dạy học như chia nhóm, giao nhiệm vụ, thời gian sau đó nhóm thảo luận viết bài thuyết trình ngắn về 13
  18. nội dung đã thảo luận và thống nhất của nhóm. Hết thời gian theo hướng dẫn của thầy, cô giáo nhóm cử đại diện báo cáo bài thuyết trình của nhóm. Các nhóm bổ sung góp ý nhận xét và ra câu hỏi phản biện để nhóm thuyết trình trả lời. Tiếp theo cả lớp cùng giáo viên hoàn thiện kiến thức và đánh giá. Thuyết trình nhóm trong mỗi tiết học có thể thực hiện ở nhiều mục, nhiều bài trong chương trình. Điều này phù hợp trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm, có thể phát huy tốt khả năng hợp tác, phát huy sự tích cực của người học. Đáp ứng xu hướng dạy học phát triển phẩm chất năng lực của người học. Trong quá trình thuyết trình còn bồi dưỡng cho học sinh sự tự tin, ứng phó với các tình huống khác nhau khi trả lời câu hỏi phản biện của thầy cô, của bạn. Mặt khác khích lệ sự tìm tòi, khám phá khi đưa ra các em đưa ra các câu hỏi trong các nội dung đang nghiên cứu. b. Nội dung Ở chương trình Sinh học 11, trong chủ đề: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Trong hoạt động hình thành kiến thức mới, do nội dung phần này có kiến thức gần gũi gắn liền với thực tiễn học sinh nên giáo viên sẽ chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1,3 thảo luận mục II, nhóm 2,4 thảo luận mục III. Thời gian mỗi nhóm thảo luận và ghi ý kiến của nhóm khoảng (7 – 10 phút). Nhóm 1,3 thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1 + Cho các nhóm thuyết trình báo cáo kết quả trả lời câu hỏi phản biện của các nhóm khác nêu ra. Cho các nhóm khác bổ sung thêm nếu có thiếu sót. Sau đó GV nhận xét, bổ sung, kết luận. Phiếu học tập số 1 Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Thức ăn Nhiệt độ Ánh sáng Chất độc hại Nhóm 2,4 thảo luận mục III. Một số biện pháp điều khiển Sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. Giáo viên cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi: Em hãy phân tích một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở Động vật và Người. Các nhóm ghi nội dung trả lời của nhóm vào vở hoặc giấy nháp hoặc giấy A0. Sau khi hết thời gian thảo luận của các nhóm, giáo viên cử một bạn trong lớp lên làm người dẫn chương trình điều hành gọi từng nhóm lên thuyết trình báo cáo 14
  19. kết quả hoạt động nhóm, trả lời các câu hỏi phản biện của các nhóm nêu ra. Các nhóm bổ sung nếu có nội dung còn thiếu sót. Sau đó giáo viên nhận xét, góp ý và hoàn thiện kiến thức. Người dẫn chương trình phát phiếu đánh giá để các nhóm tự đánh giá và đánh giá chéo, tiếp theo là giáo viên đánh giá. Thực nghiệm cũng đã được tiến hành ở các tiết học khác nhau như ở tiết 30. Chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm”. Mục I: Cấu tạo; II: Hình thái. Hay ở tiết 31. Chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm”. Mục I: Chu trình nhân lên của Virut trong tế bào vật chủ. Mục II: HIV/AIDS hoặc ở tiết 41. Bài 42. Sinh sản hữu tính ở Thực vật. Mục II.2: Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Và ở nhiều tiết khác nữa trong phân phối chương trình. Ở Sinh học 10 tiết tự chọn 4. “Ôn tập về thành phần hóa học của tế bào”. Sau khi giáo viên củng cố lại kiến thức lý thuyết thì giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận hoàn thành một nội dung: ra 5 câu trắc nghiệm có một lựa chọn đúng nhất. Nhóm 1: Lipit. Nhóm 2: Protein. Nhóm 3: Cacbonhidrat. Thời gian cho mỗi nhóm hoàn thành nội dung là 10 phút. Sau đó các nhóm trình bày lên bảng để cả lớp cùng nhận xét, góp ý và sửa (nếu cần). Hình 2.3. Một số hình ảnh học sinh đang thực hiện thuyết trình trong giờ học 15
  20. c. Ý nghĩa Trong dạy học tích cực thì dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm rất hiệu quả. Sau khi thảo luận nhóm, học sinh cử đại diện thuyết trình nội dung đã học, trả lời các câu hỏi phản biện, đồng thời giáo viên cũng có thể đánh giá kết quả lấy điểm kiểm tra thường xuyên. 2.3.1.3. Bài thuyết trình tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên a. Cách tiến hành Sau khi học xong chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” Sinh học 10, qua quá trình học tập giáo viên cùng học sinh đã liên hệ các kiến thức bảo vệ sức khỏe ở người như phòng tránh các bệnh về dinh dưỡng, tim mạch. Từ đây giáo viên liên hệ đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và giao nhiêm vụ để nhóm học sinh về nhà tìm hiểu và xây dựng bài thuyết trình. Sau một khoảng thời gian cho phép (tùy tình hình học trực tuyến hay trực tiếp), giáo viên thường xuyên nhắc nhở để vào thời điểm dạy học trực tiếp học sinh sẽ thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. Giáo viên sẽ cử một nhóm xuất sắc nhất thuyết trình nội dung, các nhóm khác lắng nghe, ra câu hỏi phản biện, nhận xét, góp ý, rồi đánh giá chéo. Giáo viên sẽ là người nhận xét, đánh giá sau cùng. b. Nội dung * Sức khỏe sinh sản vị thành niên - Vị thành niên: “giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn”. Độ tuổi vị thành niên: từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số. Sức khỏe sinh sản vị thành niên: “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên, chứ không chỉ là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”. + Những thay đổi ở độ tuổi vị thành niên: - Thay đổi về thể chất: Nữ: Phát triển chiều cao. Phát triển cân nặng. Tuyến vú phát triển → Ngực to ra. Khung chậu phát triển → mông to ra (to hơn nam giới). Phát triển lông mu. Đùi thon. Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.Có kinh nguyệt. Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện. Nam: Phát triển chiều cao. Phát triển cân nặng. Phát triển lông mu. Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển. Ngực và hai vai phát triển.Các cơ của cơ thể rắn chắc. Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục. Dương vật và tinh hoàn phát triển. Bắt đầu xuất tinh. Trái cổ do sụn giáp phát triển. Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2