intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và phát triển một số bài toán thực tiễn trong Toán 10 để tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chỉ ra những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình học tập môn Toán, đặc biệt là các khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình giải quyết các bài toán thực tiễn. Từ đó đề ra các giải pháp để giúp học sinh tiếp cận các bài toán thực tế một cách nhẹ nhàng, có hệ thống từ đó tạo cho các em sự tự tin, khơi dậy sự hứng thú, niềm đam mê trong học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và phát triển một số bài toán thực tiễn trong Toán 10 để tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ BÀI TOÁN THỰC TIỄN TRONG TOÁN 10 ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP, GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: TOÁN HỌC Năm học 2023 - 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ BÀI TOÁN THỰC TIỄN TRONG TOÁN 10 ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP, GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: TOÁN HỌC Nhóm tác giả: 1. Phan Văn Đại Điện thoại: 0981950682 2. Nguyễn Mai Lê Na Điện thoại: 0944654964 3. Lê Duy Hân Điện thoại: 0988698112 Năm học 2023 - 2024
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Tính mới của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1.Cơ sở khoa học 3 2. Quá trình nghiêm cứu 4 2.1. Khảo sát và phân tích những khó khăn học sinh gặp phải 4 trong quá trình giải các bài toán thực tế. 2.2. Đề xuất ra những bài toán thực tế về chủ đề Các số đặc 15 trưng đo xu thế trung tâm mà em gặp phải trong cuộc sống. 2.3. Đề xuất ra những bài toán thực tế về chủ đề Hàm số, đồ thị và ứng dụng, chủ để Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn mà em gặp 24 phải trong cuộc sống. 2.4. Qua các bài toán thực tế đơn giản được đưa ra ở hai nội dung trên, các nhóm phát triển thành các bài toán thực tế có mức độ 34 khó hơn và giải các bài toán thực tế trong sách giáo khoa. 2.5. Kết quả thực nghiệm. 35 2.6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 36 xuất. PHẦN III: KẾT LUẬN 41 1. Kết quả đạt được 41 2. Quá trình nghiên cứu 42 3. Ý nghĩa của đề tài 42 4. Phạm vi, mức độ ứng dụng của đề tài 43 5. Hướng phát triển của đề tài 43 6. Kiến nghị và đề xuất 43
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi. Đặc biệt, trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 môn Toán nói chung và Toán 10 nói riêng đã đưa vào rất nhiều ví dụ và bài toán thực tế thú vị để các em học sinh có thêm hứng thú và nhận ra được ý nghĩa của việc học môn Toán trong thực tiễn. Học là phải luôn đi đôi với hành. Học lý thuyết phải tìm cách áp dụng vào thực tiễn, có vậy kiến thức mới có thể lưu lại thật lâu.Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, trong nhà trường phổ thông nhiều giáo viên vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy, và nhiều học sinh vẫn còn mơ hồ trong việc chuyển các bài toán thực tế thành các vấn đề toán học vì thế nhiều học sinh vẫn chưa thấy được ý nghĩa của việc học môn Toán trong thực tiễn và chưa phát huy được nhiều ở học sinh sự hứng thú tìm tòi, học tập, chủ động, tính tích cực, tự giác học tập. Trong học tập bài tập toán, nhiều học sinh đã làm tốt các bài tập ở mức độ nhận biết, thông hiểu trong sách giáo khoa, nhưng khi làm các bài tập có tính vận dụng thực tiễn thì lại gặp nhiều khó khăn. Từ những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Khai thác và phát triển một số bài toán thực tiễn trong toán 10 để tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chỉ ra những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình học tập môn Toán, đặc biệt là các khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình giải quyết các bài toán thực tiễn. Từ đó đề ra các giải pháp để giúp học sinh tiếp cận các bài toán thực tế một cách nhẹ nhàng, có hệ thống từ đó tạo cho các em sự tự tin, khơi dậy sự hứng thú, niềm đam mê trong học tập. Qua đó hình thành ở các em những năng lực và phẩm chất cần thiết trong học tập và cuộc sống. Ngoài ra đề tài cũng chỉ ra cho đồng nghiệp biết những khó khăn của học sinh hay gặp trong quá trình học tập môn toán, đặc biệt là đối với các bài toán thực tiễn . Để từ đó hiểu được tâm lí của các em học sinh nhằm giúp bản thân điều chỉnh được phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiến hành lấy số liệu thống kê số học sinh có thể giải được trên 70% số bài toán thực tiễn trong sách giáo khoa toán 10. Lí do học sinh chưa giải quyết được các bài toán thực tế đó. Qua đó thống kê những khó khăn chủ yếu học sinh thường gặp phải trong quá trình giải các bài toán thực tế trong môn toán. 2
  5. Tìm hiểu về khả năng ứng dụng toán học của học sinh trong thực tế cuộc sống. Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy từ đó hình thành lên phương pháp giải quyết khó khăn cho các em học sinh trong khi học tập ở trường trung học phổ thông. Ghi chép và tổng hợp các kết quả thực nghiệm thu được từ việc áp dụng đề tài vào giảng dạy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình học tập môn Toán khi bắt gặp những bài toán thực tế. Qua đó đưa ra giải pháp để khắc phục khó khăn của học sinh trong quá trình học tập và để hình thành cho các em những phẩm chất năng lực cần thiết. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi nghiên cứu dựa trên thực tiễn giảng dạy các lớp nguồn, ý kiến khảo sát hướng tới các đối tượng học sinh lớp 10. Qua đó tôi tập trung vào giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các em học sinh. Giải pháp tôi đưa ra chủ yếu ở hai phần chính: Hướng dẫn học sinh tạo ra những bài Toán thực tế mà các em được trực tiếp tham gia. Qua đó tạo hứng thú , hướng dẫn các em cách phân tích và xử lí bài toán, cách giải quyết một vấn đề thực tiễn để tạo niềm say mê học toán ở các em. Sử dụng các bài tập, ví dụ thực tiễn trong sách giáo khoa Toán 10. Qua đó đưa các kiến thức trên để giải quyết một trường hợp trong thực tế mà các em trải nghiệm. Từ đó hình thành ở các em những phẩm chất và năng lực cần có của học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng những phương pháp sau: - Nghiên cứu lý luận - Điều tra quan sát thực tiễn - Thực nghiệm sư phạm. 6. Tính mới của đề tài Đề tài tôi nghiên cứu có những cải tiến, tính mới như sau: - Thứ nhất: Cho học sinh thu thập phiếu điều tra về tình hình học tập, những khó khăn học sinh thường gặp khi giải các bài toán thực tế của học sinh khối 10 năm học 2023 – 2024. Cho các em có cơ hội được tự điều tra và tự tổng hợp số liệu 2
  6. điều tra qua đó các em sẽ có được những giải pháp để hạn chế những khó khăn thường gặp. - Thứ hai: Hướng dẫn học sinh tạo ra những bài toán thực tế mà các em được trực tiếp tham gia. Qua đó các nhóm học sinh có thể tự ra đề cho nhau trong quá trình học tập để tạo thêm sự hứng thú và sáng tạo trong khi học của các em. - Thứ ba: Dựa vào kết quả điều tra, báo cáo của các nhóm giáo viên đúc rút thành những giải pháp cụ thể để các em học tập một cách hiệu quả nhất. - Thứ tư: Thông qua đề tài học sinh hình thành và phát triển khả năng phân tích, tư duy sáng tạo và logic. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.Cơ sở khoa học - Dựa vào Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học...” - Dựa vào kết quả nghiên cứu của P.I. Pitcaxixtưi, B.I. Côrôtiaiev có hai cách chiếm lĩnh kiến thức: 1. Tái hiện kiến thức: định hướng đến hoạt động tái tạo, được xây dựng trên cơ sở HS lĩnh hội các tiêu chuẩn, hình mẫu có sẵn. 2. Tìm kiếm kiến thức: định hướng đến hoạt động cải tạo tích cực, dẫn đến việc “phát minh” kiến thức và kinh nghiệm hoạt động . - Dựa vào kết quả khảo sát tình hình học tập môn Toán của học sinh lớp 10 năm học 2023-2024. - Dựa vào các kiến thức cơ sở, các khái niệm cơ bản. - Dựa vào các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. - Dựa vào các đề thi đại học, thi trung học phổ thông quốc gia, đề thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, thi học sinh giỏi tỉnh các năm. 2. Quá trình nghiêm cứu Chia lớp thành 4 nhóm làm độc lập thu thập dữ liệu, phân tích đưa ra hướng giải quyết cho các nội dung như sau: 2.1. Khảo sát và phân tích những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình giải các bài toán thực tế. 3
  7. 2.1.1 Khảo sát về tình hình thực tế giải các bài toán thực tế của học sinh và các khó khăn mà học sinh hay gặp phải trong quá trình giải các bài toán thực tế. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ GIẢI CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ CỦA HỌC SINH Chỉ dẫn: Mức độ đồng ý của bạn được chọn theo thang điểm từ 1 đến 5 như sau: 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý MỨC ĐỘ STT NỘI DUNG KHẢO SÁT 1 2 3 4 5 Em cảm thấy toán học có cần thiết 1 trong cuộc sống hàng ngày. Việc ứng dụng toán học vào cuộc 2 sống hàng ngày của em còn nhiều hạn chế. Em muốn tìm hiểu các ứng dụng 3 của toán học trong cuộc sống hằng ngày. Các bài toán chứa các yếu tố, vấn 4 đề liên quan tới thực tiễn giúp em hứng thú hơn trong việc học toán. Em thường gặp nhiều khó khăn 5 trong việc tìm hướng giải cho các bài toán thực tế. Em gặp khó khăn trong việc giải 6 các bài toán thực tế vì khó khăn trong việc đọc hiểu đề bài. Em gặp khó khăn trong việc giải 7 các bài toán thực tế vì khó khăn 4
  8. trong việc chuyển từ dự kiện đề bài thành các kí hiệu, công thức toán học. Em gặp khó khăn trong việc giải 8 các bài toán thực tế vì ít tiếp xúc với các bài toán thực tế. Em gặp khó khăn trong việc giải các bài toán thực tế vì thiếu kiến 9 thức thực tế liên quan tới bài toán đó. Link khảo sát online: https://docs.google.com/forms/d/1jaLsFCCHwf801BRXiijlii2Z3Ai4cm0YUSWAx SZO6rs/edit - Thực hiện khảo sát trên ba lớp khối 10 là 10A, 10B và 10K trường THPT Cờ Đỏ với tổng số học sinh của ba lớp là 125 em. 2.1.2. Tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát được. - Sau khi thực hiện khảo sát thu được kết quả như sau: SỐ LƯỢNG HỌC SINH ĐỒNG TÌNH Ở CÁC MỨC ĐỘ Số lượng học sinh đồng tình ở các STT NỘI DUNG KHẢO SÁT mức độ ( học sinh) 1 2 3 4 5 Em cảm thấy toán học có cần thiết 1 0 0 5 15 105 trong cuộc sống hàng ngày. Việc ứng dụng toán học vào cuộc 2 sống hàng ngày của em còn nhiều 0 0 9 7 109 hạn chế. Em muốn tìm hiểu các ứng dụng 3 của toán học trong cuộc sống hằng 0 0 0 19 106 ngày. Các bài toán chứa các yếu tố, vấn 4 0 1 7 10 107 đề liên quan tới thực tiễn giúp em 5
  9. hứng thú hơn trong việc học toán. Em thường gặp nhiều khó khăn 5 trong việc tìm hướng giải cho các 0 0 11 18 96 bài toán thực tế. Em gặp khó khăn trong việc giải 6 các bài toán thực tế vì khó khăn 0 7 29 43 46 trong việc đọc hiểu đề bài. Em gặp khó khăn trong việc giải các bài toán thực tế vì khó khăn 7 trong việc chuyển từ dự kiện đề 3 4 23 38 57 bài thành các kí hiệu, công thức toán học. Em gặp khó khăn trong việc giải 8 các bài toán thực tế vì ít tiếp xúc 0 3 28 21 73 với các bài toán thực tế. Em gặp khó khăn trong việc giải 9 các bài toán thực tế vì thiếu kiến 0 0 7 24 94 thức thực tế liên quan tới bài toán. TỈ LỆ HỌC SINH ĐỒNG TÌNH Ở CÁC MỨC ĐỘ Tỉ lệ đồng tình ở các mức độ ( %) STT NỘI DUNG KHẢO SÁT 1 2 3 4 5 Em cảm thấy toán học có cần thiết 1 0 0 4,3 12,1 83,6 trong cuộc sống hàng ngày. Việc ứng dụng toán học vào cuộc 2 sống hàng ngày của em còn nhiều 0 0 7 5,8 87,2 hạn chế. Em muốn tìm hiểu các ứng dụng 3 của toán học trong cuộc sống hằng 0 0 0 15,5 84,5 ngày. Các bài toán chứa các yếu tố, vấn 4 0 1 5,4 8,2 85,4 đề liên quan tới thực tiễn giúp em 6
  10. hứng thú hơn trong việc học toán. Em thường gặp nhiều khó khăn 5 trong việc tìm hướng giải cho các 0 0 9 14,3 76,7 bài toán thực tế. Em gặp khó khăn trong việc giải 6 các bài toán thực tế vì khó khăn 0 5,5 23,2 34,5 36,8 trong việc đọc hiểu đề bài. Em gặp khó khăn trong việc giải các bài toán thực tế vì khó khăn 7 trong việc chuyển từ dự kiện đề 2 3,4 18,6 30,6 45,4 bài thành các kí hiệu, công thức toán học. Em gặp khó khăn trong việc giải 8 các bài toán thực tế vì ít tiếp xúc 0 2,4 22,2 16,9 58,5 với các bài toán thực tế. Em gặp khó khăn trong việc giải 9 các bài toán thực tế vì thiếu kiến 0 0 5,6 19,3 75,1 thức thực tế liên quan tới bài toán. 7
  11. Học sinh báo cáo kết quả khảo sát được 2.1.3. Tổng hợp phân tích đánh giá kết quả khảo sát của học sinh. 1. Đa số các em học sinh đồng tình với quan điểm toán học cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. 8
  12. 90 80 70 60 Hoàn toàn không đồng ý 50 Không đồng ý 40 Bình thường Đồng ý 30 Hoàn toàn đồng ý 20 10 0 Tỉ lệ học sinh đồng tình với quan điểm toán học cần thiết với cuộc sống hằng ngày 2. Tỉ lệ học sinh đồng tình với quan điểm việc ứng dụng toán học vào cuộc sống hàng ngày còn nhiều hạn chế. 100 90 80 70 60 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý 50 Bình thường 40 Đồng ý 30 Hoàn toàn đồng ý 20 10 0 Tỉ lệ học sinh đồng tình với quan điểm việc ứng dụng toán vào cuộc sống còn nhiều hạn chế 3. Tỉ lệ học sinh muốn tìm hiểu các ứng dụng của toán học trong cuộc sống hằng ngày. 9
  13. 90 80 70 60 Hoàn toàn không đồng ý 50 Không đồng ý 40 Bình thường Đồng ý 30 Hoàn toàn đồng ý 20 10 0 Tỉ lệ học sinh muốn tìm hiểu các ứng dụng của toán học trong cuộc sống 4. Các bài toán chứa các yếu tố, vấn đề liên quan tới thực tiễn giúp em hứng thú hơn trong việc học toán. 90 80 70 60 Hoàn toàn không đồng ý 50 Không đồng ý 40 Bình thường 30 Đồng ý 20 Hoàn toàn đồng ý 10 0 Tỉ lệ học sinh đồng tình với quan điểm các bài toán chứa các yếu tố, vấn đề liên quan tới thực tiễn giúp em hứng thú hơn trong việc học toán 5. Phần lớn các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài toán thực tiễn ( tỉ lệ hoàn toàn đồng ý chiếm 76, 7%). 10
  14. 90 80 70 60 Hoàn toàn không đồng ý 50 Không đồng ý 40 Bình thường 30 Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 20 10 0 Tỉ lệ học sinh đồng tình với quan điểm học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hướng giải các bài toán thực tế 6. Lý do gặp khó khăn trong việc đọc hiểu đề bài có tỉ lệ hoàn toàn đồng ý chiếm 36,8%. 40 35 30 25 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý 20 Bình thường Đồng ý 15 Hoàn toàn đồng ý 10 5 0 Tỉ lệ học sinh gặp khó trong việc đọc hiểu đề bài 7. Lý do các em học sinh gặp khó khăn trong việc chuyển các dự kiện bài toán thành các ngôn ngữ toán học có tỉ lệ hoàn toàn đồng ý là 45,5%. 11
  15. 50 45 40 35 30 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý 25 Bình thường 20 Đồng ý 15 Hoàn toàn đồng ý 10 5 0 Tỉ lệ học sinh gặp khó khăn trong việc chuyển từ dự kiện đề bài thành các kí hiệu, công thức toán học 9. Lý do ở các cấp học dưới thì các bài toán thực tế xuất hiện chưa được nhiều, các em còn lạ lẫm, ít tiếp xúc với các bài toán thực tế ( 58, 5%). 70 60 50 Hoàn toàn không đồng ý 40 Không đồng ý 30 Bình thường Đồng ý 20 Hoàn toàn đồng ý 10 0 Tỉ lệ học sinh gặp khó khăn trong việc giải quyết bài toán thực tế vì lý do ít tiếp xúc với các bài toán thực tế 8. Lý do đạt mức độ hoàn toàn đồng ý cao nhất khiến các em học sinh gặp khó khăn trong việc giải quyết các bài toán thực tế đó là các em học sinh thiếu kiến thức thực tế liên quan tới bài toán cần giải quyết ( 75,1%). 12
  16. 80 70 60 50 Hoàn toàn không đồng ý 40 Không đồng ý Bình thường 30 Đồng ý 20 Hoàn toàn đồng ý 10 0 Tỉ lệ học sinh đồng tình với quan điểm gặp khó khăn trong việc giải bài toán thực tế vì thiếu kiến thức liên quan tới bài toán => Dựa vào kết quả đã phân tích cho thấy phần lớn các em học sinh đều gặp khó khăn trong việc giải quyết các bài toán thực tế và có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc các em học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc giải toán thực tế. Để các em học sinh chủ động trong việc hiểu và giải quyết các bài toán thức tế thì hai nhóm sẽ đề xuất ra hai bài toán thực tế và hướng giải quyết của chúng. 2.1.4. Kết luận về việc tác động của quá trình “Thực hiện cuộc khảo sát, tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát” đến sự hình thành phẩm chất, năng lực ở học sinh 2.1.4.1. Tác động đến sự hình thành phẩm chất của học sinh Quá trình thực hiện khảo sát và tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát được đã hình thành ở các em những phẩm chất như sau: - Phẩm chất nhân ái: Thể hiện ở chỗ các em không chỉ quan tâm tới khó khăn, các vấn đề của bản thân gặp phải trong quá trình giải quyết các bài toán thực tế mà còn quan tâm và lo lắng về các vấn đề mà các bạn cũng gặp phải trong quá trình học toán nói chung và giải quyết các bài toán thực tế nói riêng. - Phẩm chất trách nhiệm: Các em có trách nhiệm với công việc được giao, mỗi cá nhân đều có ý thức, trách nhiệm thực hiện tốt phần việc được giao của mình. Khi đã nhận nhiệm vụ thực hiện cuộc khảo sát thì các em học sinh đã cố gắng hết mình để thực hiện cuộc khảo sát và tổng hợp, phân tích được kết quả một cách đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu. - Phẩm chất chăm chỉ: Với công việc được giao các em đã phân chia nhau để thực hiện từng công đoạn. Không chỉ thực hiện khảo sát bằng cách in phát phiếu cho các bạn mà các em học sinh còn tự tạo đường link khảo sát online để tiện cho 13
  17. các bạn thực hiện khảo sát. Trong quá trình tổng hợp kết quả khảo sát được thì các em cũng đã rất chăm chỉ chịu khó tổng hợp lại kết quả của từng bài khảo sát. 2.1.4.2. Tác động đến sự hình thành năng lực của học sinh Quá trình thực hiện và tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát đã hình thành ở các em những năng lực như sau: - Năng lực tự chủ và tự học: Các em học sinh đã biết cách tính toán tổng hợp và phân tích các kết quả khảo sát được một các độc lập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các em biết chia nhỏ công việc để cùng nhau thực hiện, giúp cho quá trình thực hiện công việc được nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Các em đã cùng nhau thảo luận đưa ra những câu hỏi và những câu trả lời có thể gặp phải. Trong quá trình làm việc nhóm các em trao đổi, trình bày với nhau về quan điểm cá nhân và lắng nghe quan điểm của bạn từ đó đưa ra ý kiến tốt nhất. Từ đó góp phần hình thành cho học sinh năng lực giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh nhận biết vấn đề ở đây là các khó khăn mà các em học sinh hay gặp phải trong quá trình giải quyết các bài toàn thực tế. Trong quá trình thực hiện khảo sát thì các em học sinh đã tạo một đường link khảo sát online để thuận tiện cho việc khảo sát, qua đó có thể thấy học sinh đã biết cách sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin. - Năng lực tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Thể hiện ở chỗ các em trực tiếp đến trường và qua các lớp khác để lấy số liệu điều tra về tình hình thực tế giải các bài toán thực tiễn của các bạn học sinh của các bạn ở nhiều nhóm lớp khác nhau. Các em đã tự lập bảng tổng hợp số liệu khảo sát được và tính phần trăm ở các mức độ. Quá trình thực hiện khảo sát và tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát được đã hình thành ở các em những phẩm chất như sau: 2.2. Đề xuất ra những bài toán thực tế về chủ đề Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm mà học sinh gặp phải trong cuộc sống. 2.2.1. Học sinh tìm hiểu và đề xuất ra những bài toán thực tế về chủ để Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm mà học sinh gặp trong cuộc sống. VẤN ĐỀ: Gia đình học sinh Nguyễn Đình Tuấn lớp 10A muốn mở một của hàng kinh doanh phương tiện giao thông ( xe đạp, xe điện, xe máy). Để giúp gia đình em Tuấn quyết định kinh doanh loại xe gì, địa điểm kinh doanh ở đâu thì các học sinh lớp 10A đã làm thực hiện một cuộc khảo sát. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU MUA XE 14
  18. Phiếu khảo sát được thực hiện trên 100 hộ dân tại địa bàn xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên khách hàng: ................................................... Giới tính: .................. Độ tuổi: .................... 1. Gia đình bạn có ý định mua xe trong thời gian 6 tháng tới không?  Có  Không 2. Bạn mua cho ai sử dụng?  Bản thân  Vợ/ Chồng  Con cái  Bố mẹ 3. Mục đích sử dụng xe?  Đi làm  Đi học  Đi chơi  Mục đích khác 4. Nếu mua xe bạn dự định mua loại xe gì?  Xe đạp  Xe điện  Xe máy 5. Nếu mua xe điện bạn sẽ chọn hãng xe gì?  Vinfast  Piaggio  Dibao  Hãng xe khác 6. Nếu mua xe máy bạn sẽ mua xe ga hay xe số?  Xe ga  Xe số 7. Nếu mua xe máy bạn sẽ chọn hãng xe gì?  Yamaha  Honda  Suzuki  Hãng xe khác 8. Bạn sẽ ưu tiên mua xe ở cửa hàng nào?  Cửa hàng gần nhà  Cửa hàng của người quen  Cửa hàng uy tín lâu năm  Cửa hàng có nhiều ưa đãi Link khảo sát online: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScgql0YK85QhPEfx_tI1ieOzMqkRZ vq02l4EAUhTbnqrdzyrg/viewform?usp=sf_link 2.2.2. Đề xuất hướng giải quyết cho các bài toán trên. 15
  19. Các em học sinh đã làm một cuộc khảo sát trên 100 hộ dân tại địa bàn xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An thu được kết quả như sau. ( Số liệu được biểu thị dưới các biểu đồ sau). 1. Số hộ gia đình có ý định mua xe trong thời gian tới là 64 hộ dân, số hộ chưa có ý định mua xe là 36 hộ dân. Số hộ có ý định mua xe Số hộ không có ý định mua xe 2. Người sử dụng xe. - Có 12 người mua xe cho bản thân sử dụng. - Có 20 người mua xe cho vợ/ chồng của mình. - Có 54 người mua xe cho con. - Có 14 người mua xe cho bố mẹ. Mua xe cho bản thân Mua xe cho vợ/ chồng Mua xe cho con Mua xe cho bố mẹ 3. Mục đích sử dụng xe. 16
  20. - Đi làm: 20 người - Đi học: 62 người - Đi chơi: 6 người - Mục đích khác: 12 người Đi làm Đi học Đi chơi Mục đích khác 4. Loại xe được chọn mua. - Xe đạp: 10 người - Xe điện: 51 người - Xe máy: 39 người Xe đạp Xe điện Xe máy 5. Loại xe điện được chọn mua. - Vinfast: 55 người 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2