Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập nhằm sửa chữa những sai sót khi học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện trong môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn
lượt xem 1
download
Đề tài "Một số bài tập nhằm sửa chữa những sai sót khi học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện trong môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn này nhằm mục đích tìm ra những sai lầm cơ bản nhất của người mới tập luyện bóng chuyền ở kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện. Xây dựng các bài tập để khắc phục những sai lầm đó. Từ đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện. Đồng thời, đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi giảng dạy môn giáo dục thể chất trong trường phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập nhằm sửa chữa những sai sót khi học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện trong môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM SỬA CHỮA NHỮNG SAI SÓT KHI GIẢNG DẠY KĨ THUẬT PHÁT BÓNG CAO TAY CHÍNH DIỆN TRONG MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT KỲ SƠN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KỲ SƠN ---------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM SỬA CHỮA NHỮNG SAI SÓT KHI GIẢNG DẠY KĨ THUẬT PHÁT BÓNG CAO TAY CHÍNH DIỆN TRONG MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT KỲ SƠN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Nhóm tác giả: 1. LÍN XY THOONG – ĐT: 0911184324 2. LÍN THỊ NI - ĐT: 0942409385 Năm thực hiện: 2023 - 2024
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................... 1 1. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................ 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 2 4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: .......................................... 2 4.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm: .......................................................... 2 4.3. Phương pháp quan sát sư phạm: ............................................................. 2 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: ...................................................... 2 4.5. Phương pháp toán học thống kê: ............................................................ 3 5. Những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến: ............................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG: .................................................................................. 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: .................................................................................... 4 1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông : .................. 4 1. 1. Về mặt tâm lý: ........................................................................................ 4 1.2. Về hệ vận động : ..................................................................................... 4 2. Cơ sở lý thuyết bộ môn bóng chuyền: ....................................................... 4 II. Cơ sở thực tiễn : ........................................................................................ 6 1. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình tự chọn môn bóng chuyền ở trường THPT Kỳ Sơn : ................................................................... 6 1. 1. Thuận lợi: ............................................................................................... 6 1.2. Khó khăn: ................................................................................................ 7 2. Xác định những sai sót phổ biến khi học kĩ thuật phát bóng cao tay chính diện: ................................................................................................................ 7 3. Xác định những nguyên nhân dẫn đến những sai sót thường mắc của học sinh : ...................................................................................................... 10 III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM SỬA CHỮA NHỮNG SAI SÓT KHI HỌC KĨ THUẬT PHÁT BÓNG CAO TAY CHÍNH DIỆN TRONG MÔN BÓNG CHUYỀN: ............................................................................. 10 1. Nằm sấp chống đẩy: ................................................................................. 12 2. Di chuyển bốn góc sân : ........................................................................... 12
- 3. Nhảy dây: ................................................................................................. 13 4. Tập tư thế và kĩ thuật tung bóng: ............................................................. 14 5. Phát bóng ở cự ly ngắn : .......................................................................... 16 6. Phát bóng qua lưới ở vị trí giữa sân và lùi dần về đường biên ngang: .... 17 PHẦN III. KẾT LUẬN:............................................................................... 19 1. Ý nghĩa của đề tài: ................................................................................... 19 2. Kiến nghị, đề xuất: ................................................................................... 19 Tài liệu tham khảo : .................................................................................... 20
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, TDTT trong trường học giữ một vai trò rất quan trọng được cả xã hội, Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng và quan tâm, bởi vì giáo dục thể chất có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách và thể chất của học sinh, tạo ra những con người phát triển toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, giáo dục thể chất luôn là nội dung bắt buộc đối với học sinh trong hệ thống giáo dục, là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Những năm gần đây, trong chương trình môn học Thể dục của học sinh THPT đã có rất nhiều nét mới hơn so với trước. Có một số nội dung đã được thay đổi để phù hợp với điều kiện và xu thế phát triển của thời đại. Bóng chuyền là môn thể thao hấp dẫn và thu hút được đông đảo người tham gia tập luyện. Đối với học sinh THPT việc tập luyện bóng chuyền cũng tạo được hứng thú đối với các em trong giờ học cũng như những buổi tập luyện ngoại khoá. Vì đây là môn thể thao có tính chất thi đấu, dụng cụ tập luyện tương đối đơn giản; chỉ cần một quả bóng chuyền, điều kiện thời tiết thuận lợi thì nơi nào cũng có thể trở thành sân tập bóng chuyền. Tuy nhiên việc tập luyện và thi đấu tốt, yếu tố đầu tiên tiếp thu tốt các kỹ thuật động tác, vận dụng vào thực tiễn mới mang lại kết quả cao. Song để đạt được điều đó nhất định đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện tốt. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đóng vai trò chủ đạo điều chỉnh quá trình chiếm lĩnh kỹ thuật của học sinh, đó là truyền đạt kiến thức và điều khiển học sinh tiếp thu kĩ thuật. Trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn tập luyện của học sinh đã xác định và tìm hiểu nguyên nhân một số sai sót phổ biến khi học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện. Từ đó chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số bài tập nhằm sửa chữa những sai sót khi học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện trong môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn”, góp phần nâng cao hiệu quả khi học kĩ thuật phát bóng cao tay chính diện cho học sinh lớp 11 trường THPT Kỳ Sơn. 2. Mục đích nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra những sai lầm cơ bản nhất của người mới tập luyện bóng chuyền ở kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện. Xây dựng các bài tập để khắc phục những sai lầm đó. Từ đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện. Đồng thời, đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi giảng dạy môn giáo dục thể chất trong trường phổ thông. 1
- 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Về nội dung: Sáng kiến tập trung nghiên cứu, tìm tòi và các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện của nội dung bóng chuyền trong sách giáo khoa thể dục 11 - Về đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 11 - Về phạm vi: Trực tiếp nghiên cứu ở các lớp khối 11 ở trường THPT Kỳ Sơn năm học 2023 - 2024 4. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết nhiệm vụ trên của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu là quá trình tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài, phương pháp này chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở khoa học của các hình thức tổ chức tập luyện trong nội dung bóng chuyền cho học sinh trừơng THPT . 4.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. Chúng tôi sử dụng phuơng pháp này để phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu câu hỏi các giáo viên thể dục và học sinh của nhà trường. Các vấn đề phỏng vấn tập trung vào việc tìm hiểu một số sai lầm học sinh thường mắc và cách sửa chữa những sai lầm trong kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện. Thông qua đó thu thập số liệu cần thiết làm cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp và hình thức tổ chức tập luyện. 4.3. Phương pháp quan sát sư phạm. Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục dựa trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động của giáo viên, học sinh và cán bộ quản lí giáo dục. Trong quá trình dạy học ở trường đã sử dụng phương pháp quan sát sư phạm dự giờ các thầy cô giáo trong môn bóng chuyền, qua đó rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn kết hợp với cơ sở lí luận để xác định áp dụng hình thức tổ chức tập lụyên môn học tự chọn bóng chuyền làm căn cứ cho việc tổ chức thực nghiệm sư phạm. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Là phương pháp nghiên cứu có hệ thống và logic một hiện tượng, một quá trình giáo dục nhằm trả lời câu hỏi “nếu quá trình đó được thực hiện trong điều 2
- kiện đã được khống chế, phát triển, về tính liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả”. Tôi sử dụng phương pháp nhằm kiểm định tính thực tiễn, hiệu quả và khoa học của những phương pháp đã lựa chọn. 4.5. Phương pháp toán học thống kê. Được sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã thu được của quá trình nghiên cứu nhằm so sánh thống kê và đánh giá. - Chỉ số trung bình cộng( x ): n x i x = i =1 n Trong đó: x là ký hiệu số trung bình; xi là ký hiệu số quan sát thứ i; n là số lần quan sát. - Phương sai: n (x i − x) 2 = i =1 n −1 n ( x − x) 2 i -Độ lệch chuẩn: = 2 = i =1 n Trong đó: x : Độ lệch chuẩn; xi : Giá trị của cá thể; x : Giá trị trung bình. x - Hệ số biến sai: CV = .100% x Nếu CV 10% thì đám đông số liệu tương đối đồng đều. 5. Điểm mới của đề tài. Qua thực tế giảng dạy, tập luyện, thi đấu bóng chuyền. Chúng đã tìm ra các phương pháp, biện pháp, cách thức tổ chức phù hợp, đồng thời tìm ra những sai lầm thường gặp và cách khắc phục kĩ thuật phát bóng cao tay chính diện trong bóng chuyền cho học sinh. Đặc biệt đã đưa ra được nhiều bài tập tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu nhằm giúp giáo viên thuận lợi trong việc tổ chức cho học sinh học tập. Ngoài ra, còn giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kĩ thuật, động tác, phát huy tối đa khả năng của bản thân, tính tư duy sáng tạo, tinh thần tự giác, phấn chấn trong học tập, từ đó tăng được cường độ, lượng vận động phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em cũng như giáo viên có được không khí vui tươi thoải mái, không căng thẳng, đỡ nhàm chán trong từng tiết học và làm cho giờ học thêm sinh động, đạt hiệu quả cao, đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT. 1.1. Về mặt tâm lý. Ở lứa tuổi này nếu chúng ta giáo dục không đúng thì tính độc lập trong tư duy của các em sẽ phát triển theo chiều hướng không đúng tạo ra kết quả không tốt như học đòi, cáu kỉnh, hỗn láo… Hứng thú đã được xác định rõ rệt hơn mang tính chất bền vững sâu sắc, phong phú hơn, hứng thú của các em rất năng động, sẵn sàng đi sâu vào lĩnh vực mà mình yêu thích. Xúc cảm diễn ra tương đối mạnh, dễ bị kích động, kém tự chủ, các em có những quan hệ bạn bề thân thiết, gần gũi nhau trên cơ sở cùng chung hứng thú. Phẩm chất, ý chí được phát triển những nét ý chí có tính cách: can đảm, dũng cảm, quả cảm,… là các phẩm chất mà các em rất quý trọng. Các em rất sợ bị mang tiếng là yếu điểm và bị người khác cho mình là trẻ con. 1.2. Về hệ vận động . Ở lứa tuổi này là thời kỳ mà sự tăng trưởng của cơ thể đạt đến mức hoàn thiện về hình dáng, đây là những năm tháng phát triển mạnh mẽ nhất của cơ thể. * Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này hệ thần kinh cao cấp hoạt động ổn định và đã được hoàn thiện, chức năng phân tích tổng hợp của hệ thần kinh đạt tới mức phát triển toàn hoàn chỉnh có tính linh hoạt của hệ thần kinh cao, hiểu biết được mở rộng, trí tuệ được nâng cao. Hoạt động của hệ thần kinh thể hiện rõ nét hơn, có khát vọng đạt được kết quả trong mọi lĩnh vực. Quá trình ức chế tăng cường cao nhưng hưng phấn vẫn chiếm ưu thế hơn. * Hệ xương, hệ cơ: Ở lứa tuổi này chiều cao phát triển chậm hơn bề ngang, các xương chủ yếu đã được cốt hoá, bộ xương đã vững chắc ít bị cong vẹo hơn do đó có thể tập luyện các kỹ thuật khó, khả năng gắng sức cao. Hệ cơ phát triển mạnh mẽ đặc biệt là cơ vân, sức mạnh cơ tăng lên đáng kể ở lứa tuổi này, sức mạnh cơ của nam tăng gấp 2 lần của nữ. Việc các chức năng của lứa tuổi này hoàn thiện rất tốt cho việc huấn luyện TDTT, các tố chất thể lực sức mạnh, các bài tập kĩ thuật khó… * Hệ tuần hoàn và hô hấp: 4
- Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi này ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp, cơ quan hô hấp phát triển hoàn thiện, hô hấp sâu hơn, kích thước tim cũng tăng lên. Mạch chậm hơn khoảng 70/lphút, hệ tim mạch được điều hoà qua cơ chế thần kinh - thể dịch hoàn thiện hơn. Do vậy có thể đáp ứng những đòi hỏi thể lực trong tập luyện TDTT. 2. Cơ sở lý thuyết bộ môn bóng chuyền. Giảng dạy động tác là quá trình giáo dục cho học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết mà khi tiến hành phải tuân thủ nguyên tắc của quá trình giáo dục và giáo dưỡng thể chất. Bất kỳ một hoạt động giảng dạy nào dù đơn giản hay phức tạp thì cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động, giảng dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến tiếp thu cái mới chưa biết. Trên cơ sở lý luận về giảng dạy động tác và hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động, giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền cũng cần phải tiến hành theo 3 giai đoạn của quá trình dạy học, cụ thể như sau: * Giai đoạn dạy học ban đầu. * Giai đoạn giảng dạy đi sâu. * Giai đoạn củng cố và hoàn thiện. Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện là một trong những kỹ thuật cơ bản nhất thuộc nhóm các kỹ thuật tấn công trong bóng chuyền, được xem là kỹ thuật có mức độ chuẩn xác cao, uy lực tấn công lớn. Phát bóng không chỉ là kỹ thuật đưa bóng vào trận đấu mà nó còn mang tính tấn công rõ rệt khi phát huy được đầy đủ tính năng của nó vì khi sử dụng kỹ thuật này có thể ăn điểm trực tiếp hoặc tạo cơ hội tốt để ăn điểm ở quả sau. Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện có thể phân tích thành các giai đoạn như sau: a. Giai đoạn 1: Tư thế chuẩn bị: hai chân mở rộng bằng vai, đứng chân trước chân sau, chân trái hướng về trước chân phải ở phía sau, bàn chân hơi xoay sang phải, thân người thẳng, mặt hướng về lưới mắt quan sát đối phương. Tay trái gập ở khuỷu tay, lòng bàn tay ngửa, đỡ giữ bóng ở phía trước. Tay phải gập ở khuỷu, bàn tay có thể úp vào bóng hoạc để tự nhiên. b. Giai đoạn 2: Tung bóng: khi chuẩn bị tung bóng, thân hơi gập về trước, tay giữ bóng hạ thấp, chân hơi khuỵu. Ngay sau đó thân người được nâng lên, chuyển trọng tâm ra sau, tay tung bóng chuyển động lên cao, khi bàn tay đến ngang mặt thì thực hiên động tác tung bóng, bóng được tung từ dưới lên trên, đường bóng sau khi rời tay không xoáy, hơi lệch về bên đánh bóng ở độ cao khoảng 1-1,5 m (ở độ cao 5
- hơn tầm với khi đánh bóng) cùng với chuyển động của tay tung bóng, tay đánh bóng chuyển động lên cao ra sau. Kết thúc động tác tung bóng , tay đánh bóng ở phía sau lên cao, tay đánh bóng kéo cả nhóm cơ của tay, bả vai và thân trên. Trọng tâm cơ thể trên chân sau, đầu và người hơi ngửa ra sau. c. Giai đoạn 3: Đánh bóng: kết thúc động tác vung tay về sau, chân sau đạp đất, duỗi các khớp gối, hướng chuyển động của tay từ sau lên cao ra trước, đồng thời xoay thân người để thân người đối diện với lưới. Đánh bóng ở tầm cao trước mặt, tốc độ chuyển động của tay ra trước nhanh dần. Do vậy, bàn tay khi gặp bóng còn tiếp tục chuyển động lên cao ra trước, bàn tay mở rộng tự nhiên ôm lấy quả bóng , đánh bóng vào phần sau dưới bóng. Tay rời bóng cổ tay gặp về trước, tay rời bóng vẫn tiếp tục vươn về trước, xuống dưới. d. Giai đoạn 4: Kết thúc động tác: chân sau lên trước một bước giữ thăng bằng, tay tung bóng chuyển động xuống dưới ra sau, người phát bóng nhanh chóng vào sân chuẩn bị phát bóng thi đấu. Chú ý: - Động tác phát bóng cao tay chính diện phải sử dụng sức toàn thân qua phối hợp động tác để đánh bóng . - Đường bóng đánh đi có độ xoáy khác nhau, do kết quả của việc gập cổ tay theo các hướng khác nhau. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Về thực trạng thực hiện nội dung chương trình tự chọn môn bóng chuyền ở trường THPT Kỳ Sơn. 1.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường và Ban cơ sở vật chất đã xây dựng 5 sân bóng chuyền trong nhà trường, đặc biệt nhà trường được tập đoàn Trung Nam hỗ trợ xây dựng nhà một nhà đa năng, giúp cho học sinh có điều kiện tập luyện và tổ chức các cuộc thi đấu, giao lưu môn bóng chuyền. - Phần lớn học sinh đều yêu thích môn bóng chuyền. - Trong nhà trường có nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đều yêu thích môn bóng chuyền, và thường xuyên tập luyện vào các buổi chiều sau giờ tan học, từ đó thu hút nhiều học sinh cũng tham gia chơi và tập luyện bóng chuyền. 6
- - Nhà trường tổ chức các giải đấu bóng chuyền 4 x 4 cho học sinh nữ và nam vào các ngày lễ như 20/11, 8/3, 26/3,… Do đó, các lớp thành lập các đội tuyển và tập luyện thường xuyên. 1.2. Khó khăn. - Sân tập bóng chuyền nhiều nhưng trong một tiết học thể dục chỉ dùng được 2 sân tập, vì các sân còn lại ảnh hưởng đến giờ học văn hóa của các lớp. Do đó, các em ít được thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Các tiết học trong nội dung tự chọn thường bị gián đoạn bởi điều kiện thời tiết. - Thời gian của một tiết học hạn chế, giáo viên chỉ hướng dẫn cho học sinh tập luyện kĩ thuật và từ đó học sinh tự tập là chính, không có điều kiện để giáo viên sửa sai nhiều cho các em. - Nhiều em chưa làm quen với môn bóng chuyền, hoặc có chơi bóng chuyền nhưng chưa sử dụng kĩ thuật phát bóng cao tay chính diện. 2. Xác định những sai sót phổ biến khi học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện . Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện là một kỹ thuật phức tạp, trong cấu trúc động tác đòi hỏi người tập phải đảm bảo độ chính xác cao, mỗi giai đoạn của kỹ thuật khác nhau thường xuất hiện các sai sót khác nhau. Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các sai sót trong quá trình tiếp thu kỹ thuật động tác của học sinh ở giai đoạn học tập là: Chưa phân tích được sai sót của kĩ thuật động tác, hiểu nhiệm vụ và tầm quan trọng của kỹ thuật chưa rõ, tự kiểm tra chưa đúng mức. Do đó khả năng hoàn thiện kỹ thuật phụ thuộc vào kinh nghiệm vận động của học sinh. Người học - người tập kinh nghiệm càng nhiều, càng phong phú thì vấn đề tiếp thu động tác càng có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả cao trong tập luyện kỹ thuật thì người giáo viên phải dự kiến được những nhược điểm, hạn chế mà học sinh thường mắc phải, từ đó có những bài tập ứng dụng vào chương trình học để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả học tập. 2.1. Xác định những sai sót thường mắc bằng phương pháp quan sát sư phạm. Qua quan sát, tìm hiếu các buổi học bóng chuyền của học sinh khối lớp 11 chúng tôi nhận thấy những sai sót mà học sinh thường mắc phải khi học kỹ thuật phát bóng đó là: 1. Tư thế không ổn định khi phát bóng. 2. Phát bóng ngoài vai. 3. Phát bóng không đúng thời điểm. 4. Tung bóng xa thân người. 7
- 5. Phát bóng lệch hướng. 6. Góc độ đưa tay đánh bóng không hợp lý. 7. Phát bóng không có lực. Trên đây là những sai sót chung nhất trên cơ sở khi học sinh thực hiện kỹ thuật phát bóng. Một vấn đề đặt ra cho chúng tôi là phải xác định được những sai sót nào mang tính phổ biến và cơ bản nhất mà người tập mắc phải. Sau khi sử dụng phương pháp quan sát sư phạm trong các giờ lên lớp của hơn 500 học sinh lớp 11 và thông qua kết quả đánh giá của giáo viên giảng dạy. Kết quả thu được như sau: BẢNG 1: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NHỮNG SAI SÓT BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT SƯ PHẠM( n = 500) TT Tên sai sót Số người thực hiện (n =500) mắc sai sót Tỷ lệ Không Tỷ lệ % mắc sai % sót 1 Tư thế không ổn định khi 338 67,6 162 22,4 phát bóng 2 Phát bóng ngoài vai 202 40 298 60 3 Phát bóng không đúng 210 42 290 58 thời điểm 4 Tung bóng xa thân người 335 67 165 33 5 Phát bóng lệch hướng 389 77,8 111 22,2 6 Góc độ đưa tay đánh bóng 367 73,4 133 27,6 không hợp lý 7 Phát bóng không có lực 395 79 115 21 Qua kết quả thu được ở bảng 1, chúng tôi thấy rằng những sai sót chiếm tỷ lệ trên 60% là: - Sai sót 1: có 338 học sinh mắc phải, chiếm tỷ lệ 67,6%. - Sai sót 4: có 335 học sinh mắc phải, chiếm tỷ lệ 67%. - Sai sót 5: có 389 học sinh mắc phải, chiếm tỷ lệ 77,8%. - Sai sót 6: có 367 học sinh mắc phải, chiếm tỷ lệ 73,4%. - Sai sót 7: có 395 học sinh mắc phải, chiếm tỷ lệ 79% 8
- Từ đó cho thấy những sai sót trên là học sinh hay mắc nhất. Còn những sai sót 2,3 chiếm tỷ lệ % thấp hơn, đó là sai sót không diễn ra thường xuyên, không mang tính phổ biến. 2.2. Xác định những sai sót phổ biến bằng phương pháp phỏng vấn. Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu tài liệu chuyên môn và thu thập được qua quá trình quan sát sư phạm. Để rõ mức độ chính xác những sai sót phổ biến khi học kỹ thuật phát bóng. Chúng tôi đã liệt kê những sai sót cơ bản vào phiếu phỏng vấn các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn bóng chuyền nhằm lấy ý kiến trả lời đánh giá mức độ sai sót của học sinh. Thông qua ý kiến trả lời của các giáo viên chúng tôi đã thu được kết quả như sau: BẢNG 2: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN (n = 40) TT Tên sai sót Số người phỏng vấn (n =40) Đồng ý Tỷ Không Tỷ lệ% đồng ý lệ% 1 Tư thế không ổn định khi 28 70% 12 30% phát bóng 2 Phát bóng ngoài vai 16 40% 24 60% 3 Phát bóng không đúng 18 45% 22 55% thời điểm 4 Tung bóng xa thân người 34 85% 6 15% 5 Phát bóng lệch hướng 24 60% 16 40% 6 Góc độ đưa tay đánh bóng 36 90% 4 10% không hợp lý 7 Phát bóng không có lực 30 75% 10 25% Qua kết quả thu được của phương pháp phỏng vấn chúng tôi kết luận rằng những sai sót có số phiếu đồng ý chiếm tỷ lệ cao (60% trở lên) mà học sinh thường mắc phải đó là: 1,4,5,6,7. Kết quả này cũng đồng nhất với kết quả quan sát sư phạm ở bảng 1. Kết hợp cả 2 phương pháp chúng tôi xác định được 5 sai sót phổ biến trong học kỹ thuật Phát bóng cho học sinh lớp 11, đó là: 9
- 1. Tư thế không ổn định khi phát bóng 2. Tung bóng xa thân người 3. Phát bóng lệch hướng 4. Góc độ đưa tay đánh bóng không hợp lý 5. Phát bóng không có lực 3. Xác định những nguyên nhân dẫn đến những sai sót thường mắc của học sinh. Qua việc phân tích kỹ thuật động tác, kết hợp với trao đổi với các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân dẫn đến sai sót phổ biến có thể chia ra các nhóm sau: - Hiểu sai nhiệm vụ vận động và chưa nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật: căng thẳng cơ bắp cánh tay khi thực hiện động tác; không vươn thẳng thân, duỗi thẳng cánh tay khi tiếp xúc bóng. - Khả năng phối hợp các giai đoạn trong thực hiện còn kém: tư thế chuẩn bị không tốt; vội vàng khi thực hiện động tác; thứ tự dùng lực chưa hợp lý. - Các tố chất thể lực chưa đáp ứng: độ linh hoạt của khớp vai, cổ tay kém (không duỗi được khuỷu tay, gập cổ tay và vai khi phát bóng) sức mạnh cổ tay, vai, thân người, đùi, cổ chân kém; - Năng lực không gian chưa tốt: phán đoán tốc độ rơi của quả bóng chưa tốt. III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM SỬA CHỮA NHỮNG SAI SÓT KHI HỌC KỸ THUẬT PHÁT BÓNG CAO TAY CHÍNH DIỆN TRONG MÔN BÓNG CHUYỀN. Thông qua quá trình quan sát sư phạm về mức độ sai sót của học sinh khi thực hiện kỹ thuật phát bóng, chúng tôi có cơ sở để lựa chọn những bài tập để khắc phục những sai sót nhằm nâng cao hiệu quả khi học phát bóng cho học sinh. Thông qua nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi lựa chọn đề xuất một số bài tập, liệt kê vào phiếu rồi phỏng vấn các giáo viên thể dục tại trường nhằm lựa chọn những bài tập thích hợp ứng dụng vào thực tiễn để sửa chữa những sai sót thường mắc nhằm củng cố và hoàn thiện kỹ thuật cho học sinh. Kết quả thu được như sau: BẢNG 3: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC BÀI TẬP NHẰM SỬA CHỮA NHỮNG SAI LẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN(n = 20) 10
- TT Mức độ đánh giá Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ Trung Tỷ Bài tập % % bình lệ% I. Nhóm các bài tập phát triển thể lực 1 Gập cơ bụng 4 20% 6 30% 10 50% 2 Nằm sấp chống đẩy 15 75% 4 20% 1 5% 3 Di chuyển 4 góc sân 18 90% 1 5% 1 5% 4 Nhảy dây 13 65% 4 20% 3 15% 5 Bật bục tam cấp 9 45% 2 10% 9 45% II. Nhóm các bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật 6 Tập tư thế và kỹ thuật 16 80% 3 15% 1 5% tung bóng 7 Phát bóng ở cự ly ngắn 17 85% 3 15% 0 0% 8 Phát bóng qua lưới ở vị 14 70% 5 25% 1 5% trí giữa sân và lùi dần về đường biên ngang Qua phiếu phỏng vấn cho thấy các bài tập được giáo viên sử dụng nhiều. Chúng tôi lựa chọn những bài tập được đánh giá tốt, có tỷ lệ % cao để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy để sửa chữa những sai sót phổ biến, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và học tập kĩ thuật phát bóng cao tay chính diện của môn bóng chuyền. Dựa vào kết quả ở bảng trên, chúng tôi lựa chọn những giải pháp sau: I. Nhóm các bài tập phát triển thể lực. Bài tâp 1: Nằm sấp chống đẩy. Bài tập 2: Di chuyển 4 góc sân. Bài tập 3: Nhảy dây. II. Nhóm các bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật. Bài tập 4: Tập tư thế và kỹ thuật tung bóng. Bài tập 5: Phát bóng ở cự ly ngắn. 11
- Bài tập 6: Phát bóng qua lưới ở vị trí giữa sân và lùi dần về đường biên ngang. Trên cơ sở tài liệu chuyên môn chúng tôi lựa chọn bài tập nhằm nâng cao thể lực, hiệu quả kĩ thuật phát bóng cao tay chính diện với mục đích, cách thức, và yêu cầu của các bài tập như sau: 1. Nằm sấp chống đẩy. - Mục đích: Phát triển cơ tay giúp phát bóng tốt. - Cách thức thực hiện: + Chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng. + Giao nhóm trưởng chỉ đạo, hướng dẫn các thành viên trong nhóm chống đẩy 25 lần và yêu cầu nhóm trưởng bấm thời gian để theo dõi mức độ tiến bộ của các thành viên trong nhóm. + Cho các nhóm thi với nhau để chấm điểm. - Yêu cầu: Thực hiện chống đẩy nhanh và liên tục. - Kết quả đạt được: Các nhóm tập luyện nghiêm túc và có hiệu quả. Sau các buổi tập, thời gian chống đẩy của các em đã giảm rõ rệt so với buổi tập đầu tiên. 2. Di chuyển bốn góc sân. - Mục đích: Giúp di chuyển tốt, hợp lý khi phát bóng. - Cách thức thực hiện: + Giao nhóm trưởng phụ trách các nhóm đã phân công ( Chia lớp thành 4 nhóm). 12
- + Thời gian mỗi lần thực hiện của các nhóm là 1 phút, từng thành viên trong nhóm sẽ di chuyển 4 góc sân. + Cho các nhóm thi với nhau, nhóm nào đạt kết quả tốt sẽ được thưởng. - Yêu cầu: Do thời gian thực hiện của mỗi nhóm là 1 phút, do đó đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải thực hiện các bước di chuyển nhanh. - Kết quả đạt được: Các thành viên trong các nhóm đều háo hức và tích cực tham gia. Sau buổi tập các em đã rèn luyện được kĩ năng di chuyển nhanh, hỗ trợ học sinh nắm bắt tốt các vị trí phát bóng. 3. Nhảy dây. - Mục đích: Giúp các em phát triển cơ tay, cơ chân. - Cách thức thực hiện: + Chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng phụ trách. + Giáo viên giao nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ của các thành viên trong nhóm. + Giáo viên giao vị trí thực hiện cho các nhóm và giao thời gian thực hiện là 3 phút. Giáo viên nhảy mẫu cho học sinh thực hiện. + Nhóm trưởng ghi kết quả nhảy dây của các thành viên trong nhóm để báo cáo giáo viên. + Cử mỗi nhóm một em để thi đấu nhảy dây giữa các nhóm với thời gian cụ thể. - Yêu cầu: Thực hiện liên tục. 13
- - Kết quả đạt được: Qua bài tập nhảy dây, giúp các em đạt được kĩ năng tập trung, phản xạ nhanh. Số lần nhảy dây của các em tăng dần qua các lần tập luyện. 4. Tập tư thế và kỹ thuật tung bóng. - Mục đích: Hình thành kĩ năng thực hiện động tác. - Cách thức thực hiện: + Chia làm 4 nhóm, phân công nhóm trưởng. + Giáo viên giới thiệu tên và động tác kĩ thuật, tính năng, tác dụng cho học sinh nắm. + Giáo viên phân tích cấu trúc kĩ thuật động tác, những điểm cần chú ý và những điểm sai cần chú trọng trong luyện tập. + Phân tích tư thế chuẩn bị: Người tập đứng mặt quay vào lưới, chân trái trước mũi chân thẳng góc với đường biên ngang, chân phải sau (chân trước cách chân sau nửa bước) trọng lượng cơ thể dồn đều trên cả hai chân, tay trái cầm bóng ở phía trước. + Phân tích kĩ thuật đánh bóng đi: Tay trái cầm bóng đưa lên ngang tầm mặt thì tung bóng ở trước mặt lên cao hơn đầu từ 80 - 100cm thẳng lên trên nhưng hơi chếch sang phải (tay đánh bóng). Khi tung bóng người phát cũng có thể hơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, sau đó vươn thẳng hai chân lên kết hợp với động tác tung bóng nhịp nhàng. 14
- + Phân tích kĩ thuật vung tay đánh bóng: Cùng lúc tay trái tung bóng lên cao, tay phải co lại và chuyển động từ trước - lên cao - ra sau, thân trên ngả về sau, mắt nhìn theo bóng. Khi bóng từ trên rơi xuống tới tầm tay giơ thẳng thì đánh mạnh vào phía sau, phần dưới tâm của bóng bằng bàn tay mở với các ngón tay chụm tự nhiên. Kĩ thuật phát bóng này có đặc điểm là khi phát bóng người ở TTCB mặt đối diện với lưới, tay tiếp xúc lúc đánh bóng ở tầm cao. Bóng tung cao hơn đầu khoảng 1-1,5m và hơi chếch về trước, tay phải vung lên trên, hơi gập ở khớp khuỷu và kéo căn ra sau. Góc gập ở khớp khuỷu lớn hơn 90 độ. + Gọi đại diện mỗi nhóm 1 em làm thử. Giáo viên đưa ra nhận xét và kết luận. + Giáo viên triển khai tập luyện đồng loạt cho các nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện tập, giáo viên theo dõi, quan sát các nhóm và sửa sai cho các em. Cả lớp thực hiện theo khẩu lệnh chung. Trong quá trình luyện tập các em trong nhóm có thể tự sửa sai cho nhau. Các nhóm luyện tập các bài tập sau: + Luyện tập tư thế đứng phát bóng, hình tay phát bóng. Tập không có bóng và có bóng. + Luyện tập kĩ thuật tung bóng và mô phỏng kĩ thuật đánh bóng ( tay không chạm vào bóng). - Yêu cầu: Thực hiện liên tục, bóng tung cao trên đầu ổn định ở tầm cao cách đầu khoảng 80 -100 cm, chú ý tư thế của tay đánh bóng (nâng lên mô phỏng đông tác chuẩn bị đánh bóng). 15
- - Kết quả đạt được: Qua kết quả thu được sau khi kiểm tra đánh giá giữa các lớp thực nghiệm nghiên cứu và các lớp đối chứng, chúng tôi thấy được sự khác biệt giữa các lớp. Lớp được áp dụng các bài tập vào trong quá trình giảng dạy thì các em hiểu và nắm bắt được kĩ thuật phát bopngs cao tay chính diện, từ đó trong quá trình học tập cũng như thi đấu đạt kết quả cao hơn và có sự khác biệt hơn so với các lớp không được vận dụng các bài tập vào trong các tiết dạy. Dưới đây là ví dụ kết quả thực hiện của các lớp: Lớp 2 lớp thực nghiệm 2 lớp đối chứng 11A1 11C1 11A6 11C4 Điểm (41 HS) ( 45 HS) (41 HS) (43 HS) Đạt 38 92,68% 40 88,89% 20 48,78% 23 53,49% Chưa đạt 3 7,32% 5 11,11% 21 51,22% 20 46,51% Kết quả kiểm tra trên cho thấy kết quả của các em có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể ở hai lớp 11A1 và 11C1 ( Lớp áp dụng thực nghiệm): + Điểm đạt: Lớp 11A1 là 38 em chiếm tỉ lệ 92,68%. Lớp 11C1 là 40 em chiếm tỉ lệ 88,89%. Còn 2 lớp không áp dụng bài tập thì tỉ lệ đạt thấp hơn. So sánh tỉ lệ đạt của 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp chưa thực nghiệm cho thấy sự chênh lệch rất lớn. 5. Phát bóng ở cự ly ngắn. - Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật động tác. - Cách thức thực hiện: + Chia lớp làm 4 nhóm, phân công nhóm trưởng. + Giáo viên giới thiệu tên và động tác kĩ thuật, tính năng, tác dụng cho học sinh nắm vững. + Giáo viên phân tích cấu trúc kĩ thuật động tác, những điểm cần chú ý và những điểm sai cần chú trọng trong luyện tập. + Giáo viên giao cho các nhóm thực hiện hai bài tập: Phát bóng vào tường và phát bóng cho đồng đội. + Trước khi các nhóm chia các khu vực tập luyện, giáo viên gọi đại diện mỗi nhóm 1 em làm thử. Giáo viên đưa ra nhận xét và kết luận. + Giáo viên triển khai tập luyện cho các nhóm, chia khu vực tập luyện cho các nhóm; nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện tập, giáo viên theo dõi, quan sát các nhóm và sửa sai cho các em. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn