intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường góp phần giáo dục toàn diện học sinh trường THPT Nguyễn Quang Diêu

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành với một số biện pháp như: Công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực học đường; Nhà trường phải xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, quy tắc ứng xử văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong nhà trường; Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, thầy cô mẫu mực;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường góp phần giáo dục toàn diện học sinh trường THPT Nguyễn Quang Diêu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG GÓP PHẦN GIÁO DỤC TOÀN DIỆN HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU Lĩnh vực: Giáo dục Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Hồng Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Tổ chuyên môn: Văn Phòng NĂM HỌC 2019 - 2020
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN 1. Họ tên người đăng kí: Nguyễn Thị Ánh Hồng 2. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 3. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu. 4. Nhiệm vụ được giao: Phụ trách hoạt động ngoài giờ; Phòng Tư vấn học đường, giáo dục đạo đức học sinh. 5. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường góp phần giáo dục toàn diện học sinh trường THPT Nguyễn Quang Diêu 6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Phòng chống bạo lực học đường và các hình thức tệ nạn xã hội góp phần giáo dục toàn diện học sinh, đảm bảo trường học văn hóa, an toàn, lành mạnh, thân thiện, học sinh tích cực. 7. Tóm tắt nội dung sáng kiến: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Tập thể nhà trường quyết tâm phòng, chống bạo lực học đường nhằm mục đích xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện, học sinh tích cực, cảnh quan sư phạm nhà trường xanh, sạch, đep, tạo được lòng tin trong PHHS và là điểm đến lý tưởng của học sinh khi được vào học. Để đạt được mục đích như vậy, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau: - Thứ nhất: Công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực học đường. - Thứ hai: Nhà trường phải xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, quy tắc ứng xử văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong nhà trường. - Thứ ba: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, thầy cô mẫu mực. - Thứ tư: Tăng cường phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn học đường nhằm giáo dục đạo đức học sinh. - Thứ năm: Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong công tác giáo dục toàn diện học sinh. - Thứ sáu: Tạo điều kiện cho CB, GV, NV tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực nhận biết, ứng phó, phòng, chống bạo lực học đường. - Thứ bảy: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sâu sát các hoạt động của học sinh góp phần phòng, chống bạo lực học đường. - Thứ tám: Giải pháp cảm hóa từ trái tim. 1
  3. 8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến: - Đề tài sáng kiến này chính thức được thực hiện từ năm học 2015 – 2016 đến 2018 – 2019. Hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện. - Công việc áp dụng: Biện pháp phòng chống bạo lực học đường góp phần giáo dục toàn diện học sinh. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục; được sự chỉ đạo và hướng dẫn sâu sát từ Bộ Giáo dục đến Sở Giáo dục trong công tác phòng chống bạo lực học đường. - Sự quyết tâm phòng chống bạo lực học đường của cả hệ thống chính trị trong nhà trường. - Sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, các ban ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bạo lực học đường và TNXH. - Sự mẫu mực, quyết tâm thể hiện vai trò nêu gương của tập thể lãnh đạo cùng toàn thể CB, GV, NV trước học sinh. - Xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thầy cô mẫu mực. 10. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu. 11. Kết quả đạt được: Từ năm 2014, cũng chính là năm học trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, từ niềm vui và kết quả đạt được, tập thể nhà trường quyết tâm phòng, chống bạo lực học đường, chú trọng việc giáo dục đạo đức học sinh đặt lên hàng đầu theo lời Bác dạy “Tiên học lễ, hậu học văn” hay “Người có tài mà không có đức ắt vô dụng”, từ đó việc giáo dục đạo đức học sinh đã trở thành thương hiệu của nhà trường. Với sự đoàn kết, đồng lòng của tập thể nhà trường, BGH phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường quyết tâm thực hiện ngăn chặn, phòng, chống bạo lực học đường, TNXH xâm nhập vào nhà trường trong nhiều năm qua. Từ đó, tập thể nhà trường luôn đạt tiêu chí “Trường học văn hóa” hàng năm; luôn đảm bảo trường học an toàn về an ninh trật tự theo Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/04/2012; đảm bảo cảnh quan nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp, an toàn; trường học thân thiên học sinh tích cực thông qua những mô hình sinh hoạt CLB vui chơi, giải trí. Với truyền thống giáo dục đạo đức của nhà trường, sự quyết tâm của quý thầy cô giáo trong giảng dạy, phòng, chống bạo lực học đường, sự động viên, quan tâm chia sẻ của thầy cô đã tạo nên sự chuyển biến về tâm lý mạnh mẽ theo hướng tích cực, học tập tiến bộ hơn, những học sinh được giải tỏa tâm tư, tình cảm cảm thấy phấn chấn, lạc quan, vui vẽ hơn trong học tập và giao tiếp với bạn bè, tình trạng vi phạm đạo đức lối sống của học sinh dần được chấn chỉnh, có nhiều chuyển biến tốt, từ đó đã mang lại kết quả giáo dục toàn diện cho nhà trường, uy tín của trường dần được nâng lên, tạo được lòng tin của các cấp chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, nhân dân và của ngành. Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc làm cụ thể của trường - Học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường; có ý thức tốt về việc giữ gìn vệ sinh chung. 2
  4. - Ý thức bảo quản, chăm sóc cây xanh, cây cảnh trong trường tốt, ý thức giữ gìn cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp. - Học sinh có biểu hiện tốt hành vi lễ phép như chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi, khách đến trường liên hệ công tác… - Hạn chế rất nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông khi sử dụng xe máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông. - Hạn chế tình trạng học sinh có hiện tượng trốn học tụ tập hàng quán, đánh nhau trong và ngoài trường, đặc biệt không xảy ra trường hợp bạo lực học đường nghiêm trọng. - Trong thi cử, kiểm tra học sinh luôn nghiêm túc, tình trạng gian lận, quay cóp, sử dụng tài liệu chỉ còn vài trường hợp vi phạm trong một học kỳ, từ đó chất lượng học tập của học sinh được phản ánh đúng thực chất. - Hiện tượng HS chữi thề, văng tục đã giảm đáng kể, chỉ còn phát hiện ở một số ít học sinh, không phát hiện học sinh hút thuốc trong trường, không còn HS nhuộm tóc, sơn móng tay, chân, son phấn lòe lẹt gây phản cảm trong môi trường giáo dục. - Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh được cải thiện tốt hơn, học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt được nâng cao, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu được cải thiện. - Nề nếp học tập của học sinh: Từ kết quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, đã có ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng và duy trì nề nếp học tập của học sinh; qua đó chất lượng học tập và mọi mặt hoạt động của nhà trường cũng dần được nâng lên, uy tín của nhà trường được nâng lên, phụ huynh học sinh tin tưởng vào sự giáo dục của nhà trường hơn. Đăc biệt không xãy trường hợp bạo lực học đường nghiệm trọng trong nhà trường * Tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm so với trước Năm học 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 SL TL SL TL SL TL SL TL Trong năm 6 1.19% 11 0.71 6 0.98% 7 0.88% % Trong hè 11 1.9% 17 1.3% 11 0.5% 18 2.06% Cả năm 17 3.09% 28 2.01% 17 1.48% 25 2.86% * Hiệu quả đào tạo được nâng lên Năm học 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 Tỷ lệ % 87.7% 91.2% 88.4% 94.1% * Kết quả hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT, HSG cấp tỉnh...cũng được nâng lên vượt bậc. 3
  5. Hùng Tin Năm Văn THT MTC biện Văn học NCKH IOE TDTT học hóa N T Tiếng nghệ trẻ Anh 2015- Nhất toàn 19 0 0 02 01 01 01 QG 2016 đoàn 2016- 16 0 01 01 0 0 0 0 0 2017 2017- Hạng 7 17 0 01 02 01 01 0 0 2018 toàn đoàn Nhất 2018- 11 0 05 0 0 01 0 toàn 0 2019 đoàn - Bên cạnh đó tỷ lệ học sinh giỏi, khá cũng được nâng lên và học sinh yếu, kém giảm nhiều: Năm học Năm học Năm học Năm học 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 HS HS HS HS HS HS HS HS Giỏi, khá yếu, kém Giỏi, khá yếu, kém Giỏi, khá yếu, kém Giỏi, khá yếu, kém 83.8% 0.98% 85.4% 0% 83.8% 0.98% 85.4% 0%  Từ kết quả đạt được toàn diện trên tất cả các lĩnh vực giáo dục trong nhà trường góp phần rất tích cực vào kết quả chung của nhà trường trong những năm qua: Năm học Kết quả đạt được - Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen tổng kết 15 năm phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và 20 năm thực hiện 2015-2016 phòng trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. - Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào giáo dục thể chất trong nhà trường (GĐ 2012-2016) Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen đơn vị đạt thành tích xuất 2016-2017 sắc nhiệm vụ năm học 2016-2017. - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen đơn vị đạt thành tích xuất sắc sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 2017-2018 - Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” năm học 2017- 2018. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen đơn vị đạt thành tích xuất 2018-2019 sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019. 4
  6. Thông qua những giải pháp phòng, chống bạo lực học đường nêu trên đã góp phần xây dựng nề nếp nhà trường qui cũ, xây dựng nhà trường đạt chuẩn văn hóa, đảm bảo được ngôi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh, học sinh tích cực, kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh theo đúng thực chất và ngày càng được nâng cao, góp phần hạn chế tình trạng học sinh vi phạm nội quy nhà trường, thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019; kế hoạch số 588/KH-BGDĐT ngày 10/7/2019 của Bộ Giáo dục đào tạo về công tác phòng, chống bạo lực học đường. Nói tóm lại, công tác phòng, chống bạo lực học đường góp phần giáo dục đạo đức học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện, đây không còn là chuyện của riêng ai, mà phải là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể các lực lượng trong và ngoài nhà trường, trong đó các thầy cô giáo thực hiện với ý thức trách nhiệm, lương tâm đạo đức nhà giáo cao nhất. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh tùy thuộc sự phối hợp đồng bộ các giải pháp đã nêu. Trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không phải chỉ là những biện pháp xử lý kỷ luật, những giáo điều cứng nhắc mà phải xuất phát từ cái tâm của người thầy, biết thương yêu, tôn trọng nhân cách của học sinh; phải chú trọng đến quá trình tự rèn luyện, tự chuyển hóa nhân cách, bằng cách khuyên nhũ, phân tích những gì nên làm, những gì không nên làm, để tự bản thân học sinh xây dựng, hình thành và hoàn thiện tốt nhất nhân cách; loại bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực, khi học sinh vi phạm cần phân tích sự ảnh hưởng xấu đến học sinh như thế nào, đồng thời đưa ra định hướng cho học sinh khắc phục; từ đó học sinh sẽ biết được trách nhiệm của bản thân để chủ động sửa chữa và hoàn thiện bản thân hơn, hạn chế tình trạng bạo lực học đường xảy ra. Tân Châu, ngày 25 tháng 12 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Ánh Hồng 5
  7. MỤC LỤC I. Sơ lược lý lịch tác giả .......................................................................................... Trang 1 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị ..................................................................... Trang 1 III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến ............................................................ Trang 2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến ............................................... Trang 2 2. Sự cần thiết áp dụng sáng kiến ........................................................................... Trang 5 3. Nội dung sáng kiến ............................................................................................. Trang 7 3.1. Tiến trình thực hiện ...................................................................................... Trang 7 3.2. Thời gian thực hiện ........................................................................................ Trang 8 3.3. Biện pháp tổ chức .......................................................................................... Trang 8 3.3.1. Công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực học đường. ....................................................................................... Trang 8 3.3.2. Nhà trường phải xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, quy tắc ứng xử văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong nhà trường.......................... Trang 8 3.3.3. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, thầy cô mẫu mực. .................................................................................. Trang 9 3.3.4. Tăng cường phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn học đường nhằm giáo dục đạo đức học sinh. .......................................................................... Trang 12 3.3.5. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong công tác giáo dục toàn diện học sinh........ Trang 13 3.3.6. Tạo điều kiện cho CB, GV, NV tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực nhận biết, ứng phó, phòng, chống BLHĐ ...... Trang 14 3.3.7. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sâu sát các hoạt động của HS góp phần phòng, chống bạo lực học đường. ......................................................... Trang 15 3.3.8. Giải pháp cảm hóa từ trái tim. ................................................................ Trang 15 IV. Hiệu quả đạt được ........................................................................................... Trang 17 1. Những điểm khác biệt giữa trước và sau khi áp dụng sáng kiến ...................... Trang 17 1.1. Trước khi áp dụng sáng kiến ....................................................................... Trang 17 1.2. Sau khi áp dụng sáng kiến ........................................................................... Trang 17 2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng ........................................................... Trang 18 V. Mức độ ảnh hưởng ........................................................................................... Trang 20 VI. Kết luận .......................................................................................................... Trang 21
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CB : Cán bộ GV : Giáo viên NV : Nhân viên HS : Học sinh PHHS : Phụ huynh học sinh CSVC : Cơ sở vật chất TNXH : Tệ nạn xã hội BLHĐ : Bạo lực học đường SHDC : Sinh hoạt dưới cờ BGH : Ban giám hiệu ĐTN : Đoàn thanh niên GDHN : Giáo dục Hướng nghiệp NGLL : Ngoài giờ lên lớp TDTT : Thể dục thể thao CLB : Câu lạc bộ BĐD : Ban đại diện
  9. SỞ GD VÀ ĐT AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGUYỄN QUANG DIÊU Tân Châu, ngày 12 tháng 12 năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN I. Sơ lược lý lịch tác giả - Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Hồng, Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 25 /10 /1979 - Nơi thường trú: ấp Vĩnh Thạnh B – xã Vĩnh Hòa – Tân Châu – An Giang - Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Quang Diêu - Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu trưởng - Lĩnh vực công tác: Quản lý II. Sơ lược về đặc điểm tình hình tại đơn vị Trường THPT Nguyễn Quang Diêu được thành lập theo quyết định số 1516/QĐ- UBND ngày 08/08/2006 của UBND tỉnh An Giang lấy tên trường THPT Nguyễn Quang Diêu có chức năng giáo học sinh bậc THPT hệ công lập. Địa điểm ban đầu đặt tại trường THCS Tân An, tọa lạc tại Ấp Tân Phú B, xã Tân An, Huyện Tân Châu (nay là Thị xã Tân Châu), tỉnh An Giang. Trong những năm đầu thành lập trường, từ năm 2006-2009,trường gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa có, tạm mượn của trường THCS Tân An, trường Tiểu học “A” Tân An và Trung tâm dạy nghề Tân Châu. Đến năm 2009-2010 trường chuyển về cơ sở vật chất mới xây dựng tại Ấp Tân Hòa C, xã Tân An, Thị xã Tân Châu. Về đội ngũ giáo viên phần lớn trẻ, mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy và quản lý học sinh chưa nhiều. Chất lượng học tập của học sinh rất hạn chế, đầu vào thấp, ý thức học tập không cao. Đời sống kinh tế của nhân dân địa phương còn nhiều khó khăn, chủ yếu sống bằng nghề nông, ít quan tâm nhiều đến tình hình học tập cũng như việc phát triển toàn diện của con em. Đến nay Trường THPT Nguyễn Quang Diêu thật sự có cơ sở riêng, tương đối khang trang đảm bảo đầy đủ các phòng chức năng phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học, cảnh quan sư phạm đảm bảo xanh – sạch – đẹp, thoáng mát với đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại hướng phát triển theo quy mô một trường đạt chuẩn quốc gia. Trường cũng trang bị riêng một phòng tư vấn học đường nhằm tìm hiểu, động viên, chia sẽ những tâm tư, tình cảm, những khó khăn vướng mắc trong học tập cũng như đời sống của các em. 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD-ĐT An Giang, của Thị Ủy, UBND Thị Xã Tân Châu. Đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện hoạt động của Đảng ủy, UBND xã Tân An và các địa phương lân cận. - Cơ sở vật chất khang trang, cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, CSVC đầy đủ các khối công trình phục vụ giảng dạy và học tập. Trang 1
  10. - Tập thể đa số trẻ, nhiệt tình, dần được trưởng thành qua quá trình công tác, có ý thức trách nhiệm cao; đăc biệt là tinh thần đoàn kết nội bộ, ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật trong nhà trường được thực hiện rất tốt. - HS đạo đức tốt, có tinh thần ham học, có ý thức chấp hành nội quy và có ý chí vươn lên trong học tập. - Kết quả học tập và giáo dục đạo đức học sinh ngày càng được nâng cao, từ đó tạo được lòng tự tin trong đội ngũ CBGV, HS và sự tin tưởng của nhân dân địa phương. - Tập thể nhà trường quyết tâm xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh. Chọn tiêu chí “Giáo dục đạo đức học sinh làm thương hiệu hàng đầu” trong hoạt động dạy và học. Quyết tâm phòng chống bạo lực học đường và cam kết 100 % CB, GV, NV và HS không vi phạm tệ nạn xã hội. 2. Khó khăn - Đội ngũ vẫn còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác quản lý HS, cũng như phối hợp với gia đình HS và địa phương trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện các kỹ năng sống, giá trị sống cho HS. - HS phân bố ở nhiều địa bàn khác nhau, đa phần thuộc vùng nông thôn, một bộ phận không nhỏ gia đình vẫn còn khó khăn, chi phối trực tiếp đến việc đầu tư giáo dục cho con em. Chất lượng HS đầu vào tương đối thấp, không đồng đều. - Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác XHH giáo dục của nhà trường, môi trường xã hội xung quanh trường hàng quán còn nhiều phức tạp, ảnh hưởng tới việc giáo dục đạo đức HS cũng như việc ngăn chặn, phòng, chống TNXH xâm nhập vào học đường.. - Đời sống của CBGV còn nhiều khó khăn, từ đó một bộ phận giáo viên chưa thật sự toàn tâm trong công việc, ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và công tác. 3. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường góp phần giáo dục toàn diện học sinh trường THPT Nguyễn Quang Diêu 4. Lĩnh vực: Giáo dục III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 1.1. Chất lượng học sinh đầu vào Trong những ngày đầu trường mới thành lập, tỉ lệ học sinh đầu vào rất thấp, phần lớn là học sinh trung bình, tỉ lệ học sinh yếu và học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn rất đông, học sinh không có điều kiện đi học xa mới xin vào học tại trường. Vì thế chất lượng học tập không cao, không đồng đều, học sinh bỏ học nhiều, nhiều học sinh có biểu hiện chưa vâng lời thầy cô, học sinh chưa ngoan, cá tính, tính tình bốc đồng, hay lầm lì ít nói... Chất lượng giảng dạy và giáo dục ở những năm đầu tiên vẫn còn hạn chế, tỉ lệ học sinh giỏi, khá thấp và học sinh yếu, kém cao Trang 2
  11. Năm học Năm học Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 HS HS HS HS HS HS Giỏi, khá yếu, kém Giỏi, khá yếu, kém Giỏi, khá yếu, kém 55.9% 2.9% 70.2% 2.6% 74.1% 2.6% Hiệu quả đào tạo ở những năm đầu không cao: Năm học Năm học 2012-2013 Năm học 2013 - 2014 Năm học 2014-2015 Tỷ lệ % 81.29% 89.5% 87% 1.2. Tình hình học sinh vi phạm nền nếp, đạo đức Ở những năm này, tình hình học sinh có hành vi vi phạm đạo đức còn rất phổ biến: nói tục, chửi thề, vi phạm an toàn giao thông, cúp tiết, trốn học, tụ tập hành quán, bốc đồng quan điểm, bản tính muốn tự khẳng định, muốn thể hiện, gây gổ, đánh nhau, nói dối cha mẹ, thầy cô, trộm cắp trang thiết bị của trường, điện thoại của thầy, cô, nghiện game, lấy trộm đồ dùng của bạn, vô lễ với người lớn tuổi, thầy cô, có những hành vi ứng xử còn chưa văn minh, lịch sự... chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, còn vứt rác bừa bãi, vẽ bậy trên tường, trên bàn, trong nhà vệ sinh, sử dụng mạng thông tin không đúng mục đích cho việc học tập…ý thức học tập kém, hành vi thiếu văn minh lịch sự...Từ đó dẫn đến hành vi bức xúc, mâu thuẩn, khiêu khích, tụ tập, đánh nhau. Thậm chí có dấu hiệu học sinh tỏ thái độ bất cần, dễ kích động (dấu hiệu tự kỷ)... 1.3. Công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh trước đây - Đa số đội ngũ giáo viên của trường có tuổi đời và tuổi nghề thấp, mới ra trường vài năm, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, cũng như trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh, cũng như chưa nắm bắt được tâm lý, chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý tình huống học sinh tụ tập, bất đồng quan điểm, gây gổ, đánh nhau... - Phần lớn giáo viên chỉ quan tâm công tác chuyên môn là chính, chưa có sự quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức học sinh, thậm chí có một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến tâm tư, tình cảm, cuộc sống, hoàn cảnh sống của các em, phần lớn giáo viên tham gia giảng dạy hết tiết rồi về, chưa thể hiện được vai trò của người Thầy/Cô giống như người Cha/Mẹ (Cô giáo như mẹ hiền). - Chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục để học sinh có ý thức giữ gìn của công, giáo dục học sinh biết chào hỏi lễ phép thầy cô, người lớn tuổi, biết kiềm chế cảm xúc, kiềm chế tính nóng nải khi xảy bất đồng quan điểm... Chưa hướng dẫn học sinh cách xử lý tình huống khi xảy ra gặp chuyện bất hòa một cách khéo léo, văn minh, lịch sự nhằm cảm hóa, xoa dịu vấn đề. - Mặt khác, giáo viên vẫn còn chú trọng và nghiên nặng về việc xử lý kỷ luật học sinh sau khi các em vi phạm ít tìm hiểu nguyên nhân, phần lớn xử phạt theo “Lý” mà thiếu hẳn chữ “Tình”. Thậm chí, thầy/cô còn mang nặng cách xử lý truyền thống ngày Trang 3
  12. xưa “Thương cho roi cho vọt”. Thiếu hẳn sự quan tâm đến suy nghĩ hay cảm xúc của các em, cũng không cần biết có rất nhiều sự tác động từ bên ngoài tác động và ảnh hưởng đến tâm trạng của những đứa trẻ mới lớn. Thầy/Cô chỉ biết “Đúng thì khen, sai thì chê trách và xử phạt”, nói rõ hơn đôi khi sự lãnh đạm, vô tình, thờ ơ, thiếu sự thấu hiểu của người lớn dẫn đến một đứa trẻ muốn vùn lên, muốn thể hiện, muốn gây sự chú ý, muốn tự khẳng định mình bằng mọi cách, từ đó có sự bốc đồng quan điểm, có thái độ thách thức, hành vi hung hăn, ngôn phong kém văn minh, lịch sự dẫn đến hành vi sai phạm: đã kích, đánh nhau (kể cả đánh nhau theo băng nhóm có dùng vũ khí), từ đó ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức của bản thân học sinh và kết quả giáo dục của nhà trường. Cụ thể tình hình học sinh bỏ học trong những năm học qua: Năm học Năm học Năm học Năm học 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Số % % Số lượng Số lượng % lượng Trong năm 6.1% 18 13 1.52% 11 1.3% Trong hè 2.9% 10 21 2.47% 17 2.06% Cả năm 8.6% 28 34 3.99% 28 3.36% Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở những năm học qua: Năm học 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Tốt 80.4% 78.52% 87.41% Khá 15% 14.92% 9.75% TB 4.6% 46.21% 2.84% Yếu 0% 0.36% 0% Học sinh tham gia các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT, HSG cấp vẫn còn rất hạn chế: Hùng Tin Năm Văn biện Văn THTN MTCT học NCKH IOE TDTT học hóa Tiếng nghệ trẻ Anh 2012- 09 02 08 01 0 0 0 0 0 2013 2013- Hạng 3 04 01 0 01 0 0 0 0 2014 toàn đoàn 2014- 08 0 0 03 01 0 0 0 0 2015 Trang 4
  13. Qua số liệu thống kê trên cho chúng ta thấy đa phần học sinh chưa ngoan, có kết quả học tập chưa tốt, chưa có ước mơ, hoài bão, chưa cảm nhận được môi trường thân thiện, chưa tìm thấy được sự động viên, an ủi, hơi ấm của thầy/cô, các em cảm thấy vô cùng lạc lỏng và rất bị áp lực khi bị làm sai một điều gì đó, các em càng ngày càng thu mình lại, không tự tin, thiếu bản lĩnh, tính tình hay bốc đồng, nóng nải, thiếu sự kiềm chế.. dẫn đến gây gổ, đánh nhau hay sa vào các tệ nạn xã hội... Hơn nữa, gần đây liên tiếp xảy ra một số vụ bạo lực học đường ở một số cơ sở giáo dục với tính chất và mức độ phức tạp, nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và gây lo lắng trong PHHS, bức xúc trong dư luận xã hội. Đó cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu cho thấy tình trạng đạo đức của học sinh đang xuống cấp. Trước tình hình thực tế đó khiến những người làm công tác giáo dục như chúng tôi không khỏi trăn trở về sự tác động của tệ nạn xã hội từ môi trường bên ngoài đến những đứa trẻ ngây thơ, những em học sinh khờ dại vốn chưa đủ kiến thức, nghị lực và bản lĩnh chống lại. Từ đó chúng tôi luôn suy nghĩ đến những cách làm, giải pháp phòng, chống và dập tắt kịp thời các vụ việc mang mầm móng của bạo lực học đường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong nhà trường, góp phần giáo dục đạo đức học sinh nói riêng, giáo dục toàn diện học sinh nói chung. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Thực tế cuộc sống với muôn vàng thử thách khiến đời sống tâm lý của học sinh chịu nhiều áp lực. Phần lớn học sinh có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, biết yêu thương ông bà cha mẹ, có ý chí vươn lên. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ học sinh hiện đang chịu sự ảnh hưởng và tác động của xã hội, trong thời đại thế giới phẳng, sự tác động của các trang mạng xã hội vào học sinh cực nhanh, hơn nữa việc tiếp cận thông tin của học sinh quá dễ dàng, các em vốn rất vô tư, không có sự cảnh giác, đề phòng, không đủ khả năng để phân biệt được thông tin chính thống hay không chính thống, đặc biệt với sự diễn biết tâm sinh lý, lứa tuổi trong giai đoạn giao thời học sinh cuối cấp II, bước đầu cấp 3 chính là giai đoạn mạnh mẽ nhất các em muốn tự khẳng định mình, thích thể hiện, làm nổi hay gây sự chú ý (kể cả của cộng đồng mạng), từ đó dẫn đến các em có những hành động và biểu hiện bất thường: gây gổ, đánh nhau, hay tụ tập tham gia vào các tệ nạn xã hội... Thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường xảy ra càng nghiêm trọng, tình trạng học sinh vi phạm nội quy nhà trường: cúp cua, trốn học, nói tục, chửi thề, ứng xử thiếu văn hóa, hành vi thiếu văn minh, lịch sự, thường hay có thái độ thờ ơ thiếu sự cảm thông chia sẽ trước những khó khăn, vất vả của những người xung quanh, đặc biệt là thái độ vô cảm đối với cha, mẹ mình. Thích thể hiện mình bằng những hành vi khác lạ (kể cả dùng thử những loại thuốc gây ảo giác, gây nghiện, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sức khỏe nhằm gây sự chú ý của đám đông, có những học sinh gây chuyện đánh nhau vì những lý do hết sức đơn giản: nhìn mặt thấy ghét; một ánh mắt nhìn đầy hoài nghi; một sự ganh tị rất vụn vặt; ỷ học giỏi, nhìn mặt chảnh chảnh... Hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tăng: vi phạm an toàn giao thông, hút thuốc, uống rượu, bia, đánh bài; tụ tập băng nhóm, đánh nhau hội đồng trong nhà trường và quay clip tung lên mạng xã hội để câu like…từ đó gây ảnh hưởng không tốt đối với quá trình học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức học sinh; gây hoan mang dư luận xã hội, gây sự bất an trong lòng cha mẹ, thầy, cô... Thậm chí làm ảnh hưởng đến lòng tin của xã hội đối với môi trường giáo dục. Đặc biệt là dấu hiệu tình trạng đạo đức học sinh đang xuống cấp. Trang 5
  14. Trước tình hình trên, Ngành Giáo dục đã có nhiều giải pháp góp phần ngăn chặn vấn đề này, trong đó có xây dựng trường học thân thiện, tạo môi trường lành mạnh cho học sinh rèn luyện: Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường; Thông tư số 31/2017/TT- BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; Chỉ thị 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở Giáo dục; Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục; Kế hoạch số 588/KH-BGDĐT ngày 10/7/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phòng, chống bạo lực học đướng trong các cơ sở giáo dục. Trong những năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang cũng đã đề ra nhiều giải pháp góp phần ngăn chặn, phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường lành mạnh, thân thiện thông qua các văn bản, kế hoạch: Kế hoạch số 820/KH-UBND ngày 24/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường”; Công văn 181/SGDĐT-CTTT ngày 14/02/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường; Kế hoạch số 154/KH-SGDĐT ngày 11/11/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc tổ chức hội nghị “Tăng cường giải pháp thực hiện việc xây dựng môi trường lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”. Từ những nguyên nhân và thực trạng trên cho thấy một bộ phận không nhỏ học sinh có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống hiện nay; bản thân là người cán bộ, đảng viên, người quản lý nề nếp, giáo dục đạo đức học sinh, tôi luôn trăn trở, bức xúc, cảm thấy trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng và cấp thiết. Tôi luôn tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân mình: Làm thế nào để cải thiện được suy nghĩ, nhận thức của học sinh? Làm thế nào để học sinh hạn chế vi phạm nội quy, nề nếp? Làm thế nào để giáo dục được học sinh hoàn thiện cả về chữ “Đức” và chữ “Tài”, Bác Hồ từng nói: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó; Ngưới có tài mà không có đức ắt vô dụng”. Quan trọng là làm thế nào để ngôi trường mình đang dạy không có bạo lực?... Đây không những là vấn đề nan giải của bản thân tôi, của trường chúng tôi, mà là nổi lo chung của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Sở Giáo dục và địa phương, đặc biệt là sự quan tâm và tâm huyết của Thầy Nguyễn Hòa Bình – Nguyên hiệu trưởng nhà trường, Thầy là một trong những người rất tâm huyết với nghề, đặc biệt là với việc giáo dục đạo đức học sinh, thầy đã từng tâm sự với chúng tôi về những nổi niềm trăn trở của mình khi thấy học sinh vi phạm và tình trạng đạo đức có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Hiểu được nổi lo lắng của thầy, cũng như muốn chia sẻ gánh nặng với toàn xã hội về sự xuống cấp về đạo đức, lý tưởng cách mạng trong thế hệ trẻ hôm nay, được thầy hướng dẫn những giải pháp giáo dục đạo đức học sinh bằng công tác tư vấn học đường; qua các hoạt động ngoại khóa; qua mô hình vui chơi câu lạc bộ; trong những buổi SHCH; SHDC; những hoạt động NGLL; tư vấn hướng nghiệp; hay những khi thầy trò cùng nhau tham gia những buổi lao động công ích, vệ sinh môi trường, trồng và trăm sóc cây kiểng tạo cảnh quang sư phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp... Từ năm học 2012-2013, hòa nhịp cùng tiến độ thời gian nhà trường hoàn thiện tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xác định đây là thời cơ lớn nhất để quyết tâm xây dựng nhà trường văn hóa, trường học thân thiện, Trang 6
  15. học sinh tích cực, không có bạo lực học đường. Bắt đầu từ đó, tập thể nhà trường luôn quyết tâm đề cao tiêu chí giáo dục đạo đức học sinh, phòng, chống bạo lực học đường, lấy tiêu chí “giáo dục đạo đức học sinh, nói không với bạo lực học đường” làm thương hiệu hàng đầu cho hoạt động dạy và học, chấn chỉnh đạo đức, phong cách, lối sống cũng như hành vi ứng xử của học sinh; qua đó góp phần vào việc xây dựng, duy trì nề nếp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đó cũng chính là lý do tôi chọn báo cáo đề tài “Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường góp phần giáo dục toàn diện học sinh trường THPT Nguyễn Quang Diêu”. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tiến trình thực hiện Bạo lực học đường là một vấn nạn đã và đang xảy ra trong nhiều thập kỷ gần đây tại nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam chúng ta. Bạo lực học đường có thể diễn ra giữa các học sinh với nhau, cùng học trong trường hay có thể là các cuộc tấn công vật lý giữa học sinh với các giáo viên, nhân viên của nhà trường. Những vấn đề về bạo lực trong môi trường giáo dục gây ảnh hưởng rất lớn đến tương lai những thế hệ trải qua vấn nạn này, làm tác động xấu đến trật tự xã hội và đánh mất những sự phát triển cũng như cơ hội việc làm của những thế hệ mai sau. Hiểu một cách chi tiết, bạo lực học đường là tổng hợp các hành vi bạo lực thể xác, nó có thể là các vụ đánh nhau giữa các học sinh, hay cũng có thể là hành vi bạo lực về mặt tâm lý, bao gồm sử dụng các lời nói mang tính đe dọa. Hoặc là hành vi bạo lực tình dục, bao gồm cưỡng hiếp và quấy rối tình dục. Bạo lực học đường cũng có thể diễn ra trên nhiều hình thức, chẳng hạn: đe dọa qua internet, đe dọa trực tiếp, mang vũ khí gây sát thương vào trường lớp. Nói tóm lại: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Tập thể nhà trường quyết tâm phòng, chống bạo lực học đường nhằm mục đích xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện, học sinh tích cực, cảnh quan sư phạm nhà trường xanh, sạch, đep, tạo được lòng tin trong PHHS và là điểm đến lý tưởng của học sinh khi được vào học. Để đạt được mục đích như vậy, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau: - Thứ nhất: Công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực học đường. - Thứ hai: Nhà trường phải xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, quy tắc ứng xử văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong nhà trường. - Thứ ba: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, thầy cô mẫu mực. - Thứ tư: Tăng cường phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn học đường nhằm giáo dục đạo đức học sinh. - Thứ năm: Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong công tác giáo dục toàn diện học sinh. - Thứ sáu: Tạo điều kiện cho CB, GV, NV tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực nhận biết, ứng phó, phòng, chống bạo lực học đường. Trang 7
  16. - Thứ bảy: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sâu sát các hoạt động của học sinh góp phần phòng, chống bạo lực học đường. - Thứ tám: Giải pháp cảm hóa từ trái tim. 3.2. Thời gian thực hiện Đề tài sáng kiến này chính thức được thực hiện từ năm học 2015 – 2016 đến 2018 – 2019. Hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện. 3.3. Một số giải pháp góp phần phòng, chống bạo lực học đường 3.3.1. Công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực học đường: - Trước tiên cần nắm rõ những chủ trương, quan điểm của Ngành Giáo dục về bạo lực học đường và các vấn đề về TNXH để triển khai đến toàn thể CB, GV, NV và HS: Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/04/2012 của Bộ Công an Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự ” trong đơn vị; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính Phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; thực hiện theo Kế hoạch số 676/KH-UBND tỉnh ngày 16/11/2017 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 180/KH-SGDĐT ngày 05/12/2017 của Sở GD và Đào tạo An Giang; Chỉ Thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ướng Đảng “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”; Kế hoạch số 10/KH-BCĐ ngày 05/03/2019 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm (PCTP), HIV/AIDS, TNXH và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (XDPT TDBV ANTQ) về thực hiện công tác PCTP, HIV/AIDS, TNXH năm 2019; Kế hoạch số 31/KH-SGDĐT ngày 13/3/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, TNXH trong nhà trường năm 2019; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm an toàn xã hội, như: Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm ANTT trong tình hình mới”; Kết luận số 05-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong tình hình mới” gắn với Chương trình quốc gia PCTP đến năm 2020… - Nắm bắt được thông tin thời sự về mức độ diễn biến của bạo lực học đường trong khu vực và cả nước. - Phân tích được tác hại và mức độ ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với uy tín của nhà trường, của thầy, cô giáo và đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến cả tương lai của các em bị bạo lực sau này. - Thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến toàn thể quý thầy, cô giáo và tất cả các em học sinh, kể cả PHHS trong những buổi SHDC, họp mặt PHHS hay tổ chức diễn đàn cho toàn thể học sinh và PHHS đều tham dự. 3.3.2. Nhà trường phải xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, quy tắc ứng xử văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong nhà trường Trang 8
  17. Đây chính là hệ thống hàng rào pháp lý trong nhà trường nhằm để quản lý và giáo dục học sinh. Bộ quy tắc này được nhà trường xây dựng nên phù hợp với đặc điểm, tình hình của học sinh từng trường và được căn cứ vào các văn bản: Luật Giáo dục; Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT; Thông tư 58; Nghị định 80/2017/NĐ-CP; Thông tư 06/2019/TT- BGDĐT... và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục vào đầu mỗi năm học để hoạt động. Ngay từ đầu năm học trong cuộc họp PHHS Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai một số nội quy, quy định và quy tắc ứng xử văn hóa, giáo dục đạo đức học sinh cho PHHS nắm và hiểu rõ để cùng phối hợp giáo dục học sinh. Tiến hành cho học sinh ký cam kết không vi phạm nội quy, quy định của nhà trường cũng như các hình thức vi phạm ATGT, TNXH. 3.3.3. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, thầy cô mẫu mực - Học sinh thấy được môi trường trường học tập an toàn và thân thiện, những tấm gương sáng của thầy cô, của bạn bè giúp các em học tập, noi theo và rèn luyện đạo đức. Xây dựng và củng cố khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, lòng nhân ái, tình thương yêu con người, thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, s n sàng giúp đỡ học sinh. - Xây dựng môi trường “tự nhiên” và “xã hội” tốt trong khuôn viên trường học để giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Cần phải lập kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh xây dựng và giữ gìn cảnh quan sư phạm, môi trường giáo dục xanh-sạch-đẹp, thân thiện. - Cứ vào đầu mỗi năm học, nhà trường đều tiến hành xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động và bản đăng ký thực hiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong đơn vị theo Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của bộ Công an Quy định về khu dân cư, xã phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Song song đó tập thể nhà trường cùng toàn thể CB, GV, NV cũng tiến hành đăng ký trường đạt chuẩn văn hóa, gia đình văn hóa (đây được xem là một trong những tiêu chí thi đua hàng năm của nhà trường và mỗi CB, GV, NV). - Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm an toàn xã hội, như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính Phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; thực hiện theo Kế hoạch số 676/KH-UBND tỉnh ngày 16/11/2017 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 180/KH-SGDĐT ngày 05/12/2017 của Sở GD và Đào tạo An Giang; Chỉ Thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”. - Hàng năm nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng Công an địa phương để đảm bảo ANTT, an toàn trong đơn vị (Số: 101/KHPH-NQD-CATA ngày 28/03/2019). - Thường xuyên phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương và gia đình học sinh nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học đặc biệt là các vụ việc học sinh tụ tập, đánh nhau, cúp cua, bỏ học…để từ đó nắm tình hình và kịp thời xử lý, ngăn chặn, khắc phục. - Tổ chức thiết lập hệ thống nắm bắt thông tin của học sinh “Ban nắm thông tin” gồm các lực lượng: BGH – ĐTN - Ban ĐD CMHS – PHHS - Công An xã - Cựu học Trang 9
  18. sinh - Những người có tâm huyết với ngành GD…Ban nắm thông tin này được trao đổi trực tiếp qua điện thoại của BGH nhà trường, của ĐTN, qua tin nhắn, qua các phương tiện truyền tin: tin nhắn Zalo, facbook hoặc bằng văn bản khi cần thiết…Từ đó giúp cho BGH nhà trường, bộ phận quản lý HS trong nhà trường kịp thời nắm bắt tình hình sinh hoạt, vui chơi, tụ tập, gây gổ, đánh nhau hay có những dấu hiệu bất thường khác của học sinh bên ngoài nhà trường để kịp thời có giải pháp ngăn chặn và xử lý. - Xây dựng kế hoạch giảng dạy lồng ghép với các môn học chính khóa và trái buổi trong nhà trường: GDCD, GDHN, NGLL, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn… - Đặc biệt trường còn xây dựng và ban hành “Quy định về đạo đức nhà giáo”, “Quy tắc ứng xử văn hóa” trong nhà trường cho tất cả quý thầy, cô giáo, nhân viên và toàn thể học sinh biết về những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử để thực hiện nhằm tăng cường giáo dục trao dồi phẩm chất, đạo đức học sinh (thực hiện theo QĐ số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008; Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017; Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT, ngày 12/4/2019). - Phát huy tính gương mẫu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong tập thể đơn vị để nêu gương trước học sinh (luôn được chú trọng, đề cao và thực hiện hàng đầu). - Ngoài ra, công tác quan tâm, rà soát và phân loại học sinh để nắm tình hình học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mô côi cả cha lẫn mẹ, hoàn cảnh cơ nhở… để kịp thời động viên giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho các em được an tâm đến trường, đây cũng chính là truyền thống của nhà trường. Công tác chăm lo hỗ trợ giúp đỡ học sinh theo định kỳ đầu năm học thực hiện “Tiếp bước đến trường”, hỗ trợ quà tết cho học sinh khi xuân về Tết đến, ngoài ra nhà trường còn tổ chức cho tập thể quý thầy, cô giáo nhận đỡ đầu học sinh về vật chất lẫn tinh thần, tặng BHYT, tập, sách, gạo… khi các em đang cần. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi BGH nhà trường phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền địa phương, Ban ĐD CMHS, PHHS, quý mạnh thường quân, những nhà doanh nghiệp, thế hệ cựu học sinh của trường đã thành đạt để tranh thủ những tấm lòng vàng, các nguồn tài trợ giúp đỡ học sinh. Trong nhiều năm qua sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường được BGH nhà trường thực hiện rất tốt và hiệu quả, từ đó tạo ra được sự gắn kết tình cảm chân thành giữa thầy và trò, giữa nhà trường và xã hội. Việc làm xuất phát từ tâm đã trở những giá trị nhân văn sâu sắc, truyền thống giáo dục đạo đức con người, sự gắn kết từ “trái tim đến trái tim”. - Tổ chức các hoạt động phong trào vui chơi, giải trí văn hóa, văn nghệ, TDTT, vẽ tranh… cho học sinh trong nhà trường thông qua mô hình “Câu lạc bộ”, hiện nhà trường có 05 CLB tổng hợp: CLB TDTT: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bống bàn; CLB Văn nghệ; CLB Tin học; CLB Văn học; CLB võ thuật góp phần tạo sân chơi lành mạnh, thiết thực phù hợp với sở thích cho học sinh mỗi ngày sau giờ học, từ đó góp phần tạo nên môi trường thân thiện, học sinh học tập và sinh hoạt vui chơi tích cực, lành mạnh, hạn chế rất nhiều tình trạng học sinh la cà, tụ tập hàng quán hay tham gia vào các trò chơi không lành mạnh bên ngoài xã hội. Từ đó đã giúp cho PHHS an tâm hơn khi gửi con đến trường học, thông qua mọi hoạt động của nhà trường không chỉ dạy các em về kiến thức mà còn góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức, phong cách, lối sống cho các em, cơ bản đáp ứng được sự mong đợi của gia đình, nhà trường và xã hội, chính điều đó từ rất lâu đã trở thành thương hiệu của nhà trường “xem giáo dục đạo đức là nền tảng, là gốc, là tiêu chuẩn đầu tiên của nhà trường”. Trang 10
  19. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan, sinh động do chính các em thiết kế + Hàng năm, BGH nhà trường đều xây dựng kế hoạch tổ chức cho các em tham gia các hoạt động phong trào vui chơi, giải trí, tổ chức hội thi vẽ tranh theo chủ đề: Em yêu biển đảo, an toàn giao thông, gia đình hạnh phúc, bạo lực học đường… + Tất cả các bức tranh do các em học sinh vẽ nên nhà trường đều rất trân quý, đóng khung kiên cố và trưng bày triển lãm ở các dãy cầu thang của phòng học để tất cả các em học sinh đều nhìn thấy, những bức tranh như thay lời muốn nói lên ý nghĩa tuyên truyền, phòng ngừa và nhắc nhở các em nên bảo vệ hạnh phúc gia đình, yêu quê hương đất nước, cảnh giác lánh xa các TNXH, đánh nhau… (Tranh tuyên truyền phòng, chống TNXH, BLHĐ) Trang 11
  20. - Trong những năm gần đây nhà trường còn xây dựng thêm được khu tự học từ nguồn kinh phí XHH dành cho học sinh tự học, tự nghiên cứu bài vở, học nhóm… nhằm phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của học sinh và trao dồi kỹ năng tự học, tự lập, chủ động khi lên đại học hay ra xã hội.  Tất cả các mô hình hoạt động phong trào, CLB và tự học chính là mô hình trọng điểm, một trong những thế mạnh của nhà trường trong rất nhiều năm qua góp phần hạn chế tình trạng học sinh vi phạm các TNXH, đánh nhau hay bỏ học. 3.3.4. Tăng cường phát huy hiệu quả hoạt động “tư vấn học đường” nhằm giáo dục đạo đức học sinh. Ngay từ năm 2011, lãnh đạo nhà trường đã phát hiện vai trò của công tác tư vấn học đường góp phần tích cực vào việc giáo dục đạo đức học sinh, cảm hóa những học sinh chưa ngoan, giúp cho rất nhiều học sinh gặp khó khăn về tâm sinh lý, lứa tuổi, khó khăn trong học tập và cả cuộc sống gia đình vượt qua bao trở ngại vươn lên trong học tập và đạt kết quả cao, tu sửa để trở thành những đứa con có phẩm chất đạo đức tốt, từ đó có thể chia sẻ được những nổi lo âu, tạo được niềm vui, sự an tâm trong lòng PHHS và xã hội. Trong nhiều năm qua, lãnh đạo nhà trường đã đề cao và luôn phát huy thế mạnh của công tác Tư vấn học đường vào công tác giáo dục đạo đức học sinh (nói riêng) giáo dục toàn diện học sinh (nói chung). Đây là biện pháp tích cực nhất góp phần giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tình trạng học sinh đánh nhau, vi phạm các TNXH hay bỏ học nửa chừng. Hoạt động tư vấn học đường của nhà trường được Sở Giáo dục và UBND tỉnh đánh giá rất cao (Đạt giải B sáng kiến cấp tỉnh). Hiện nay vai trò của công tác tư vấn học đường đang được toàn ngành giáo dục rất quan tâm và phát huy hiệu quả ở tất cả các điểm trường không những trong nước mà còn được đề cao trong lĩnh vực giáo dục tầm quốc tế. Hình ảnh tư vấn tại phòng Tư vấn học đường Hình ảnh tư vấn ngoài môi trường thân thiện (Khu tự học) Trang 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1