intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số cách thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại trường THPT Phan Thúc Trực

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

28
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến được viết như một hình thức “cầm tay chỉ việc”, điều mà các giáo viên đang cần bởi hoạt động trải nghiệm rất phong phú, thầy cô có thể sẽ lúng túng trong việc lựa chọn giải pháp phù hợp. Chỉ cần mỗi một người đóng góp một ý tưởng thành công của mình, chia sẻ cho đồng nghiệp cũng là hữu ích để cùng nhau thực hiện mục tiêu giáo dục của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số cách thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại trường THPT Phan Thúc Trực

  1. MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Tính lịch sử của sáng kiến kinh nghiệm................................................................2 3. Điểm mới và đóng góp của sáng kiến ...................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm ........................3 B. NỘI DUNG 1. Hiểu biết chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ........................................4 1.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………4 1.2. Quan điểm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục……… 4 1.3. Thực trạng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiện nay…………………………5 1.4. Lợi thế của hoạt động trải nghiệm sáng tạo…………………………………………7 1.5. Nguồn lực tổ chức………………………………………………………………………..8 2. Một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..............................9 2.1. Tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần…………………………………………………9 2.2. Tổ chức một tiết học trên lớp………………………………………………………….11 2.2.1. Đóng vai nhân vật…………………………………………………………………….11 2.2.2. Giao dự án học tập……………………………………………………………………13 2.2.3. Dạy học STEM………………………………………………………………………..14 2.3. Hình thức câu lạc bộ……………………………………………………………………17 2.4. Trải nghiệm thực tế……………………………………………………………………..20 2.5. Các hoạt động tri ân, thiện nguyện…………………………………………………..23 3. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................26 3.1. Sự thay đổi nhận thức về cách thức tổ chức dạy học của giáo viên………… …26 3.2. Sự chuyển biến về năng lực, phẩm chất của học sinh…………… ………………27 3.3. Thái độ của phụ huynh học sinh ………………………………………………………… 29 4. Một số ý kiến tham vấn.....................................................................................30 C. KẾT LUẬN
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực người học. Ở nước ta, Đại hội XII của Đảng xác định: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục - đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục- đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục - đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó là không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến vận dụng kiến thức kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa dạy học không chỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn luyện khả năng tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức. Khi ở thời đại mà các hoạt động đang dần chuyển dịch sang công nghệ số thì trong lĩnh vực giáo dục, việc đa dạng các nguồn thông tin, phong phú các hình thức dạy học là một cách tiếp cận đúng hướng. Đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về tư duy giáo dục như thế, nhiều cách thức tổ chức dạy học cũng được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu mới về mục tiêu giáo dục, trong đó có hình thức học tập trải nghiệm sáng tạo. Những năm gần đây, nhiều cơ sở giáo dục đã tích cực, chủ động xây dựng mô hình học tập này, từ sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, đến xây dựng kế hoạch của tổ nhóm chuyên môn, tổ chức thực hiện của giáo viên. Phương pháp dạy học này rất đa dạng, phong phú về cách thức tổ chức, mỗi trường, mỗi giáo viên tùy tình hình thực tế đã có nhiều cách làm. Do vậy, sự chia sẻ những cách thức tổ chức dạy học hay là một cách để nhân rộng thêm những thành công mới trong dạy học. Hơn nữa, tư duy dạy học hiện đại không còn bó hẹp trong mỗi bài giảng, trong lớp học, trong khuôn viên nhà trường mà dạy học trong không gian mở. Học sinh được tạo cơ hội để thể hiện năng lực cá nhân, được trải nghiệm thực tiễn để rồi sau khi rời ghế nhà trường, học sinh không chỉ là học được gì mà quan trọng là học sinh vận dụng kiến thức được 1
  3. trang bị ở nhà trường vào thực tiễn như thế nào, làm được gì; ở nhà trường, học sinh được hình thành, phát huy những năng lực, phẩm chất nào để khi ra cuộc sống mới, các em có thể tự tin hòa nhập. Những mục tiêu này, phương pháp dạy học truyền thống không đáp ứng được. Do vậy, mỗi một nhà trường, mỗi tổ nhóm chuyên môn, mỗi giáo viên phải không ngừng sáng tạo, tìm ra các cách thức dạy học mới để đáp ứng mực tiêu giáo dục hiện đại. Trong nhà trường, nếu như mục đích chính của các môn học là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của học sinh; thì hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, tư duy, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: hoạt động trải nghiệm là một trong những giải pháp để giáo viên thoát được tình trạng “dạy chay” và học sinh không phải “thuộc vẹt”. Các kiến thức được hình thành thông qua việc trải nghiệm sẽ được ghi nhớ rất lâu và sâu, tránh tình trạng học sinh học không hiểu bản chất. Và đặc biệt, chính việc dạy học thông qua trải nghiệm như vậy còn giúp cho học sinh phát triển được nhiều năng lực khác nhau, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực này nếu được hình thành và rèn luyện từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong chính cuộc sống sau này. Tuy nhiên, có một “hiệu ứng cộng hưởng” là khi hướng dẫn học sinh trải nghiệm, cũng chính là cơ hội để giáo viên “kết nối” được kiến thức với đời sống. Khi hướng dẫn học trò trải nghiệm cũng là khi thầy, cô giáo tự “cập nhật” cho giáo án của chính mình. Với tiết học trải nghiệm, học sinh được thay đổi cảm xúc và không gian học tập, được áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, được giao lưu học hỏi từ bạn bè, thầy cô, những tương tác trong quá trình trải nghiệm. Học sinh được rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống (những tình huống ngoài dự kiến ban đầu trước khi trải nghiệm)… Với giáo viên hướng dẫn cũng thêm những trải nghiệm mới, nhất là trong xử lý tình huống, thêm điều kiện gắn bó cùng học sinh, có điều kiện phát hiện năng lực học sinh. Ý nghĩa đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “ Một số cách thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại trường THPT Phan Thúc Trực” để chia sẻ với đồng nghiệp. 2. Tính lịch sử của sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu về hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì đã có nhiều bài viết trên các tạp chí của ngành giáo dục. Các bài viết đi sâu vào việc phân tích các ưu điểm của cách thức tổ chức dạy học này, có bài còn nêu ra một số kịch bản tổ chức. Tuy nhiên, các bài viết chỉ nêu lý thuyết chung về quan điểm, ưu thế của hình thức tổ chức hoạt động này để khuyến khích, tư vấn các cơ sở giáo dục và giáo viên khi triển khai nhưng không đi vào chi tiết kỹ thuật. Điều mà các nhà trường, giáo viên đang cần là những giải pháp cụ thể, cách thức tổ chức cụ thể để ai xem cũng có thể học theo, làm theo. Sáng kiến này sẽ đi vào khoảng trống đó. 2
  4. 3. Điểm mới và đóng góp của sáng kiến Bản sáng kiến này ít đề cập đến những lý thuyết chung chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bởi điều này đồng nghiệp có thể tìm thấy ở nhiều nguồn thông tin khác, nếu có, cũng chỉ là một số hiểu biết chung về hình thức này để có cái nhìn toàn cục. Nội dung chính và cũng là đóng góp của sáng kiến là sự tổng hợp những cách làm hiệu quả về một số cách thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh của nhà trường, từ xây dựng kế hoạch, đến kịch bản chung, nguồn lực, cách triển khai cụ thể để mỗi đơn vị bạn, mỗi thầy cô khi đọc đều có thể áp dụng triển khai ở trường mình, ở lớp mình dạy. Sáng kiến được viết như một hình thức “cầm tay chỉ việc”, điều mà các giáo viên đang cần bởi hoạt động trải nghiệm rất phong phú, thầy cô có thể sẽ lúng túng trong việc lựa chọn giải pháp phù hợp. Chỉ cần mỗi một người đóng góp một ý tưởng thành công của mình, chia sẻ cho đồng nghiệp cũng là hữu ích để cùng nhau thực hiện mục tiêu giáo dục của mình. 4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm Bản sáng kiến này chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh các giải pháp giáo dục, từ đó, tư vấn, định hướng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn lựa chọn cách thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung từng bài học hay các hoạt động giáo dục khác. Những kinh nghiệm được nêu ra tại bản sáng kiến này đều có thể áp dụng tại các cơ sở giáo dục phổ thông. 3
  5. B. NỘI DUNG 1. Hiểu biết chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.1. Khái niệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên nội dung của nó được cấu trúc chặt chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình. Chúng ta hình dung một chương trình giáo dục của bất kỳ quốc gia nào cũng bao gồm nội dung dạy học (các môn học) và nội dung giáo dục (các hoạt động giáo dục). Các môn học thực hiện giảng dạy những lĩnh vực có tính khoa học, chủ yếu nhằm phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Bên cạnh đó, chúng ta có hoạt động giáo dục, là hoạt động nhằm phát triển những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp con người có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc... Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân. Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) chính là đang tiếp cận tư duy giáo dục này. 1.2.Quan điểm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định: Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, nhằm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kỹ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục có mục 4
  6. đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội. Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh hơn. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương,… 1.3. Thực trạng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiện nay Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các nhà trường hiện nay đang được tổ chức dưới các hình thức sau: - Các câu lạc bộ: Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… Câu lạc bộ là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn 5
  7. hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin. - Tổ chức một tiết học trên lớp: giáo viên thường xây dựng kịch bản đóng vai nhân vật lịch sử, tình tiết văn học.., giao dự án học tập, dự án STEM… - Tổ chức diễn đàn, sự kiện: Đây là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. - Tham quan, dã ngoại: Đây là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. - Các hoạt động giao lưu: Hình thức phổ biến hiện nay là các cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… Qua hoạt động, học sinh được thể hiện năng lực chuyên biệt của mình, thể hiện cá tính, khả năng tương tác nhóm, đồng đội… - Hoạt động chiến dịch: Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học sinh mà tới cả các thành viên cộng đồng. Nhờ các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Việc học sinh tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội,… giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. - Hoạt động nhân đạo: Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống,… để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,… Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hiến máu nhân đạo; Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo… Mỗi một hình thức tổ chức đều có những ưu thế riêng, tùy thuộc vào tính chất và mục đích của bài dạy/hoạt động. Những hình thức trên, về mặt lý thuyết là 6
  8. rất tốt trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục song trên thực tế, việc triển khai thực hiện không hề dễ dàng bởi các lý do sau: - Giáo viên ngại khó, sợ không có thời gian thực hiện, nhất là các tiết dạy ở lớp, hoặc có tâm huyết, có ý tưởng muốn thay đổi song còn lúng túng về kỹ năng, phương pháp tổ chức. - Cách thức tổ chức không hấp dẫn thì không những không đạt mục đích mà còn không lôi kéo được học sinh, dễ thất bại. - Sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục khác, ví dụ: giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh có đồng ý cho giáo viên bộ môn thực hiện không bởi khi triển khai hoạt động này có thể sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch khác. Ở một góc nhìn khác, một số người quan niệm, hoạt động trải nghiệm chủ yếu là tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa… Hiểu thế không hoàn toàn sai nhưng phiến diện. Vài chục năm qua, khi chúng ta chưa chính thức bàn về dạy học để phát triển năng lực, hầu hết các nhà trường đều đã tổ chức cho học sinh các hoạt động tham quan dã ngoại, tham gia bảo vệ môi trường, tham gia lao động công ích, đi đến các bảo tàng, di tích lịch sử… song đó đã phải là trải nghiệm học tập, trải nghiệm sáng tạo chưa? Xin thưa: chưa. Đó chỉ là trải nghiệm đời sống nói chung. Sự “nghiệm” chủ yếu là tùy cảm nhận và mang tính chiêm nghiệm cá nhân chứ không theo một nội dung, khung thang nào cả, nên khó có thể đánh giá được. Thực chất đó là “trải” chứ chưa “nghiệm” theo yêu cầu giáo dục. Ấy là nếm trải mà chưa chiêm nghiệm có mục đích. Ví dụ đưa ra câu trả lời rằng nếu đưa học sinh đi thực tế thì thúc đẩy được những kỹ năng gì, các kỹ năng ấy sẽ hợp thành năng lực gì? Hay sau trải nghiệm, học sinh viết báo cáo và thuyết trình thì sẽ luyện được những kỹ năng nào? Trải nghiệm trong giáo dục có mục tiêu cao hơn - đó là nhằm tăng cường kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Trải nghiệm với mục tiêu phát triển năng lực làm cho hoạt động trải nghiệm thành đường đi có đích. Những giải pháp nêu ra trong bản sáng kiến này sẽ phát huy được những yếu tố tích cực của hoạt động trải nghiệm, đồng thời hạn chế được những yếu tố khó khăn khi triển khai thực hiện. 1.4. Lợi thế của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.4.1. Lợi ích chung. - Hoạt động trải nghiệm là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, niềm tin đúng đắn ở học sinh. - Hình thành những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại, là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh. - Hoạt động trải nghiệm diễn ra có chủ đích, có kế hoạch, có sự thống nhất và có tính giáo dục cao. - Hoạt động trải nghiệm học sinh sẽ đóng vai trò chủ thể, năng động, sáng tạo và giáo viên sẽ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. - Học sinh được học tập ở nhiều không gian khác nhau. 7
  9. - Học sinh có cơ hội được học hỏi, hợp tác và trao đổi thông tin với nhiều người khác nhau. 1.4.2. Lợi ích đối với phát triển nhân cách của học sinh. - Trong qua trình trải nghiệm học sinh thể hiện được giá trị của bản thân mình, thiết lập được các quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với các cá nhân khác, với môi trường học và môi trường sống. - Sự trải nghiệm có ý nghĩa sẽ huy động tổng thể các giá trị của cá nhân từ cảm xúc đến ý thức và hành động. Sự trải nghiệm huy động toàn bộ năng lực hành động, sự liên kết trách nhiệm của bản thân với xã hội. - Qua hoạt động trải nghiệm có thể quan sát trực tiếp được hành vi của và sản phẩm của người học qua quá trình học. - Trong qua trình trải nghiệm một lượng lớn thông tin được truyền qua lại với nhau trong môi trường kiến tạo xã hội phần học lý thuyết sẽ được hình thành và củng cố bởi chính sự khám phá của người học hoặc được truyền thụ bởi từ người học hiểu biết sang người học còn chưa biết như vậy kiến thức, kĩ năng sẽ được chiếm lĩnh bởi chính cá nhân người học và được củng cố trong môi trường xã hội. - Hoạt động trải nghiệm giúp nâng cao ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, ý thức định hướng nghề nghiệp của học sinh. - Quá trình trải nghiệm giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân: đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân (để tự hoàn thiện) và của người khác, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. 1.4.3. Lợi ích hoạt động trải nghiệm trong giáo dục KNS - Hoạt động trải nghiệm giúp người học tham gia một cách trọn vẹn vào chương trình học. Khi tham gia hoạt động trải nghiệm, các giác quan như mắt, tay, miệng, đều được tiếp xúc cụ thể điều đó làm cho người học có sự trải nghiệm sâu sắc về hoạt động, nó có tác động sâu sắc đến người học. - Nhờ hoạt động trải nghiệm, học sinh được rèn giũa những kỹ năng mang tính thực tiễn, học sinh phải đưa ra những cách thức xử lý vấn đề dựa theo hoàn cảnh của hoạt động, nhờ đó người học được rèn giũa qua chính sự việc. Nhờ hoạt động trải nghiệm, giúp học sinh khám phá ra những mặt tốt, mặt chưa tốt của chính bản thân. 1.5. Nguồn lực tổ chức: Ngoài tính mục đích, yêu cầu khi tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì việc xác định rõ ràng, cụ thể các nguồn lực là yếu tố đảm bảo sự thành công. Về cơ bản, để thực hiện một hoạt động trải nghiệm, chúng ta cần xác định được: - Thời gian: ngày, tháng, thời gian diễn ra hoạt động trong bao lâu… - Địa điểm: một địa điểm hay nhiều địa điểm, trong lớp, khuôn viên nhà trường hay ở ngoài trường. - Đối tượng tham gia: học sinh, giáo viên, phụ huynh, các thành phần khác… 8
  10. - Đối tượng tổ chức: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh hay có sự kết hợp…nhưng phải xác định rõ đối tượng chính, thành phần khác chỉ phối hợp để đề cao tính chủ động, trách nhiệm và đảm bảo tính mục đích của hoạt động. - Đồ dùng, thiết bị, phương tiện: tùy thuộc vào tính chất, nội dung hoạt động để có sự phân công, chuẩn bị trước. - Tài chính: cần bao nhiêu tiền cho hoạt động, cần phân rõ từng danh mục. 2. Một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 2.1. Tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần Theo khung chương trình giáo dục, mỗi tuần học sinh sẽ có một tiết sinh hoạt tập trung đầu tuần ( thường gọi là tiết chào cờ đầu tuần). Nội dung cơ bản của tiết học này, thông thường là giáo viên chủ nhiệm lớp trực tuần sẽ nhận xét, đánh giá phong trào học tập, thi đua của các lớp ở tuần học trước, Đoàn trường, Ban giám hiệu nhà trường sẽ nhắc nhở thêm một số nội dung và triển khai công tác tuần học mới. Nội dung sinh hoạt này không có gì là sai song nếu lặp đi lặp lai, tuần nào cũng giống tuần nào thì sẽ tạo ra cảm giác nhàm chán. Thực tế đã diễn ra nhiều trường như vậy, tiết học ồn ào, học sinh không tập trung bởi chẳng có gì hứng thú cả, nội dung thì đã biết. Do vậy, đổi mới cách thức tiết học này là một thực tế mà các nhà trường nên quan tâm. Ở đơn vị chúng tôi, tiết sinh hoạt đầu tuần đã thay đổi. Về cơ bản, các thông tin về thi đua các lớp, chi đoàn hay kế hoạch tuần học mới đã được lớp trực tuần và lãnh đạo trường chuyển qua trang thông tin nội bộ của trường (zalo), còn tiết học này chủ yếu dành cho học sinh. - Nếu cần có nhận xét đầu tuần của lớp trực thì học sinh sẽ nhận xét, giáo viên không làm thay. Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp số liệu từ đội Cờ đỏ chấm điểm của Đoàn trường, điểm từ Ban giám thị theo dõi nề nếp, điểm từ Ban vệ sinh, điểm các thầy cô giáo bộ môn nhận xét, cho điểm trong sổ đầu bài. Học sinh căn cứ vào quy chế thi đua của nhà trường để tính điểm thi đua và nhận xét thêm một số nội dung nổi bật tuần học vừa xong. Cách làm này là để rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói, diễn thuyết trước đám đông - một “kỹ năng mềm” đã làm nên thành công cho nhiều người, rèn luyện tư duy, tổng hợp số liệu và khả năng thể hiện bản thân. Qua tiết học, cảm nhận của các em học sinh được lớp lựa chọn lên trình bày nội dung là tự tin hơn, kỹ năng nói được rèn luyện một bước. - Sử dụng tiết sinh hoạt đầu tuần cho học sinh thể hiện năng khiếu của mình. Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức chương trình “Tìm kiếm tài năng”, học sinh các lớp đăng ký thể hiện năng khiếu của mình qua Ban Chấp hành Đoàn trường. Đoàn trường tổng hợp danh sách, thẩm định nội dung và bố trí chương trình vào các thứ 2 hàng tuần. Đây là một nội dung sinh hoạt hấp dẫn, lôi cuốn nhiều học sinh tham gia, tiết sinh hoạt tập thể thực sự có ý nghĩa. Học sinh xem hào hứng, học sinh thể hiện năng khiếu cá nhân thấy được giá trị của mình. Các em tự tin hơn, thấy mình có ý nghĩa 9
  11. đối với cộng đồng, qua đó, nhân cách sống, trách nhiệm của các em đối với cộng đồng được lan tỏa. H1. Học sinh thể hiện năng khiếu văn nghệ H2. Học sinh thể hiện năng khiếu võ thuật 10
  12. 2.2. Tổ chức một tiết học trên lớp 2.2.1. Đóng vai nhân vật Hình thức này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dụng kịch bản ở những bài học có tình huống, tuy nhiên, phổ biến hơn cả là các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân. Những tình huống có vấn đề trong lịch sử, trong đời sống thực tiễn hay trong văn học dân gian đều có thể được xây dựng thành những kịch bản hay cho học sinh đóng vai thể hiện. Trong đóng vai nhân vật, cần chú ý các nguyên tắc sau để đảm bảo tính hiệu quả của phương pháp: - Đảm bảo khai thác kiến thức cơ bản, trọng tâm. Giáo viên khi lựa chọn nội dung có sử dụng phương pháp đóng vai thì bám sát chương trình, sách giáo khoa để đạt được mục tiêu dạy học. Mỗi bài cụ thể giáo viên cần cân nhắc lựa chọn nhân vật, tình huống để sử dụng phương pháp đóng vai. - Đảm bảo tính khả thi. + Khả thi về kịch bản: Kịch bản được xây dựng dựa vào mục tiêu, nội dung bài học, phải có kịch tính để gây sự hứng thú, gây sự chú ý, đồng thời kịch bản phải có tính giáo dục, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ cho người học. Kịch bản phải tôn trọng sự thật lịch sử đối với kiểu đóng vai nhân vật lịch sử. Vì vậy giáo viên cần hỗ trợ học sinh tìm nguồn tham khảo chính thống, và giáo viên phải kiểm duyệt trước khi học sinh diễn trước lớp. + Khả thi về mặt thời gian: Đối với bài dạy nội khóa có sử dụng phương pháp đóng vai thì thời gian đóng vai trò quan trọng. Với thời gian 45 phút, giáo viên cần cân đối giữa các hoạt động, chọn nội dung sử dụng phương pháp đóng vai phù hợp. - Đảm bảo tính tích cực, chủ động. Hoạt động đóng vai phải phát huy được tinh thần làm việc tập thể, khả năng hợp tác, làm việc nhóm của học sinh. Qua hoạt động đóng vai học sinh phải làm việc nhóm, đòi hỏi sự tự giác và tích cực của tất cả các thành viên. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải luôn chú ý quan sát, nắm bắt tâm lí từng đối tượng học sinh để có biện pháp lôi kéo các em vào bài học một cách tự nhiên nhất. Giáo viên yêu cầu phải có biên bản làm việc nhóm, có phân công nhiệm vụ và đánh giá về tinh thần thái độ của từng thành viên. Việc làm này sẽ giúp giáo viên nắm bắt được tình hình của học sinhtừ đó đưa ra những biện pháp cụ thể với mỗi đối tượng học sinh đó. - Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện. Khi tự nguyện các em sẽ chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo trong khám phá tri thức. Một giáo viên dạy Lịch sử đã xây dựng một kịch bản sau: Khi dạy hoạt động tìm hiểu về “Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê” (Bài 19 – Lịch sử 10),giáo viên tổ chức học sinh đóng vai hành động nhường ngôi của thái hậu Dương Vân Nga cho Lê Hoàn . Sau đó giáo viên tổ chức tranh luận về nhân vật Dương Vân Nga. Cụ thể: Giáo viên xác định vấn đề tranh luận: Tranh luận về nhân vật Dương Vân Nga trong lịch sử dân tộc. 11
  13. Có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về bà: Ý kiến thứ nhất: Nhiều sử gia không đồng tình với hành động này của cả Lê Hoàn và Dương Vân Nga, cho rằng bà đã thông đồng với Lê Hoàn từ trước để cướp ngôi. Ý kiến thứ hai: Bên cạnh đó có nhiều nhà nghiên cứu lại tỏ ra thông cảm cho hành động nhường ngôi cho Lê Hoàn cũng như việc hai người trở thành vợ chồng. Vậy chúng ta suy nghĩ thế nào trước hành động này của Dương Vân Nga? Với vấn đề tranh luận nói trên, giáo viên tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian khoảng 2 phút. Hết thời gian, giáo viên tổ chức học sinh tranh luận. Bằng kiến thức của mình, học sinh đưa ra ý kiến, quan điểm đánh giá của mình. Giáo viên khuyến khích học sinh tăng cường đưa ra ý kiến thông qua các câu hỏi gợi mở. Kết thúc tranh luận, giáo viên tổng kết, chốt lại vấn đề bằng cách đưa ra những đánh giá khách quan và gợi cho học sinh những suy nghĩ sâu sắc hơn: Thái hậu Dương Vân Nga, một con người nổi tiếng về tài sắc, mạnh mẽ và quyết đoán. Dù lịch sử có đánh giá bà như nào đi nữa thì hành động nhường ngôi cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là một quyết định đúng đắn với vận mệnh dân tộc lúc bấy giờ. Tuy nhiên, hành động của bà ở mỗi giai đoạn lịch sử lại có cái nhìn khác nhau: trách cứ hoặc cảm thông. Song có thể nói, cho dù có đánh giá như nào đi nữa, thì vai trò của bà đối với lịch sử dân tộc là không thể phủ nhận. Thân phận bà đi bên cạnh hai người đàn ông – hai hoàng đế. Ở vị trí nào bà cũng làm tròn vai trò của người vợ, bậc mẫu nghi thiên hạ, đóng góp không nhỏ vào sự thịnh trị của hai vương triều Đinh- Tiền Lê. H3. Hình ảnh đóng vai nhân vật trong tiết học Ngữ văn và Lịch sử 12
  14. Việc đóng vai và tổ chức tranh luận không những làm không khí học tập sống động, lôi cuốn học sinh tham gia tìm hiểu mà còn rèn luyện kỹ năng phản biện, tranh luận cho học sinh. Học sinh được trải nghiệm trong một tình huống lịch sử “ảo” và được thể hiện cảm xúc, thái độ của mình qua tình huống. Thành công của một tình huống đóng vai sẽ là thành công “kép” cho việc phát huy năng lực và phẩm chất cho học sinh. 2.2.2. Giao dự án học tập Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được. Dự án được phân loại theo từng mức độ, phạm vi, ví dụ: dự án nhỏ, trung bình, lớn; dự án thực hiện trong 1 tuần hay nhiều tuần; dự án môn học hay liên môn; dự án cá nhân hay nhóm, tập thể… Đối với nhà trường, dự án thường được tổ chức ở mức độ nhỏ hoặc trung bình, kéo dài từ 1 đến 2 tuần và theo từng bộ môn do các nhóm thực hiện. Tiến trình thực hiện dự án thông thường có 3 bước: Các bước thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Xây dựng bộ câu hỏi định Xây dựng kế hoạch dự án: Chuẩn bị: hướng: xuất phát từ nội xác định những công việc Xây dựng ý tưởng, lựa dung học và mục tiêu cần cần làm, thời gian dự chọn chủ đề, lập kế hoạch đạt được.Thiết kế dự án: kiến, vật liệu, kinh phí, các nhiệm vụ học tập. xác định lĩnh vực thực phương pháp tiến hành và tiễn ứng dụng nội dung phân công công v iệc học, ai cần, ý tưởng và tên trong nhóm.Chuẩn bị các dự án.Thiết kế các nhiệm nguồn thông tin đáng tin vụ cho HS… cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án. Thực hiện dự án: Theo dõi, hướng dẫn, Phân công nhiệm vụ các đánh giá học sinh trong thành viên trong nhóm Thu thập thông tin, thực quá trình thực hiện dự thực hiện dự án theo đúng hiện điều tra, thảo luận án, giúp đỡ, tháo gỡ khó kế hoạch, tiến hành thu với các thành viên khác, khăn cùng học sinh trong thập, xử lý thông tin thu tham vấn giáo viên hướng quá trình thực hiện được, xây dựng sản phẩm dẫn hoặc bản báo cáo. Kết thúc dự án: Đánh giá, nhận xét và rút Báo cáo sản phẩm, thảo Tổng hợp kết quả, xây kinh nghiệm. luận, rút kinh nghiệm. dựng sản phẩm hoặc viết báo cáo 13
  15. Ví dụ cụ thể: Một giáo viên Lịch sử cho học sinh thực hiện dự án “ Tìm hiểu các nhân vật lịch sử” qua Chương II- Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ( Lịch sử 10). Đối với học sinh lớp 10, giáo viên cùng học sinh xây dựng dự án theo tuyến trình sau: - Xác định chủ đề : “Các nhân vật lịch sử “ Việt Nam tiêu biểu từ thế kỷ X- XV. - Thời gian hoàn thành: 2 tuần - Chia nhóm học sinh tìm hiểu: Nhóm 1( thời nhà Lý); Nhóm 2( thời nhà Trần); Nhóm 3( thời nhà Lê) - Nội dung các nhân vật cần tìm hiểu: thân thế, sự nghiệp, đóng góp cho lịch sử dân tộc. gợi ý một số nhân vật tiêu biểu như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Nhật Quang (thời Lý), Trần Hưng Đạo, Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu… (thời Trần), Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Thân Nhân Trung.. (thời Lê). Ngoài ra, khuyến khích học sinh tìm hiểu các nhân vật lịch sử ở các triều đại trên có liên quan đến địa phương Nghệ An, ví dụ như Cương quốc công Nguyễn Xí, Nguyễn Vĩnh Lộc… - Nguồn sử liệu tìm kiếm, tham khảo: mạng internet, các sách như: Các nhân vật lịch sử Việt Nam, Amanach- Những nền văn minh thế giới, các sách, bài viết chuyên khảo khác… Trong quá trình học sinh thực hiện, giáo viên thông qua trưởng nhóm hoặc tạo lập nhóm zalo để kiểm tra, tư vấn, giúp đỡ học sinh. Hết thời gian quy định, các nhóm báo cáo theo nội dung đã thống nhất, kèm theo tư liệu đã sưu tập được. Các nhóm khác có thể góp ý, bổ sung hoặc phản biện. Giáo viên nhận xét, kết luận, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai dự án và cho những dự án sau. Với hình thức dạy học dự án, học sinh được rèn luyện kỹ năng sưu tập, xử lý thông tin, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng phản biện xã hội thông qua nhận xét một nhân vật lịch sử. Có thể tư liệu chưa phong phú, ý kiến nhận xét còn đơn giản song mục đích của dự án đã đạt được, đó là bước đầu rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học không ảnh hưởng đến thời lượng học tập chính khóa bởi cơ bản các em chuẩn bị ở nhà. Trong quá trình xây dựng chương trình dạy học, các tổ nhóm chuyên môn nên dành từ 1 dến 2 tiết cho việc báo cáo dự án, tùy nội dung dự án đề cập mà bố trí vào thời điểm nào cho phù hợp với tiến trình chung của môn học. 2.2.3. Dạy học STEM STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. 14
  16. Những kiến thức và kỹ năng vừa nêu phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEM nói chung và dạy học STEM nói riêng không phải là để học sinh trở thành những nhà khoa học mà là xây dựng cho học sinh có kỹ năng cần thiết, để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại, trong tương lai. Có người coi dạy STEM là phải dạy lập trình hay lắp ráp robot hay tiếp cận công nghiệp 4.0 là phải dạy STEM - đó chỉ là cách hiểu một chiều hay cổ súy, quá đề cao STEM. Trong điều kiện trường học ở nông thôn hiện nay, nhà trường, học sinh không thể có điều kiện đầu tư đầy đủ trang thiết bị cho một buổi học STEM. Chúng ta hoàn toàn tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có của mỗi trường để sáng tạo công cụ dạy học STEM. Dạy học STEM chỉ là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của giáo dục trải nghiệm. Các chủ đề có thể lựa chọn cho học sinh nên gắn với thực tiễn đời sống các em với những nguyên liệu dễ chuẩn bị, quy trình đơn giản như Sữa chua/dưa muối, Quy trình trồng rau an toàn, Máy phát điện/động cơ điện; Vật liệu cơ khí…Mục đích của chúng ta không phải là tạo ra các nhà sáng chế mà là dạy các em trải nghiệm thực tiễn từ các kiến thức được học trong nhà trường, những hiện tượng, quy trình có thể các em gặp, thấy, đã làm hàng ngày nhưng chỉ làm theo kinh nghiệm thì bây giờ các em được làm và hiểu đúng nguyên lý, quy trình làm. Tổ Khoa học tự nhiên ở đơn vị chúng tôi đã tổ chức 2 buổi học STEM với 2 chủ đề : Dưa muối, cà muối ( ở bài Thực hành lên men Etylic và Lactic- Sinh học 10), trò chơi Tên lửa nước ( bài Định luật bảo toàn động lượng- Vật lý 10). Nhóm Sinh học, Vật lý thiết kế bài học STEM theo 4 bước sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề. Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài học. Bước 2: Xây dựng tiêu chí cho sản phẩm. - Chủ đề Dưa muối, cà muối ( 1): đảm bảo độ ngọt, độ chua, độ chín, màu sắc, thời gian hoàn thành sản phẩm… - Chủ đề Tên lửa nước (2): mô hình, độ nén của khí, độ bay cao của tên lửa, 15
  17. thời gian thực hiện trò chơi. Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu. - Chủ đề 1: lọ thủy tinh hoặc nhựa, dưa cải, cà, muối, đường, tỏi, riềng, nước đun sôi để nguội. Những nguyên liệu này học sinh chuẩn bị ở nhà, giáo viên chuẩn bị 2 sản phẩm đã hoàn thành để minh họa. - Chủ đề 2: mô hình tên lửa ( làm bằng chai nhựa hoặc giấy các tông), ống nước nhựa, keo dính, bơm ( loại bơm dùng cho xe đạp, xe máy) Bước 4: Tổ chức thực hiện. Tổ chức ngoài sân trường để có đủ không gian, cả nhóm chuyên môn tham gia làm giám khảo, trọng tài. Các nhóm học sinh được giao chuẩn bị thực hiện, riêng Chủ đề 2, nhóm Vật lý tổ chức cho 2 lớp cùng thi với nhau, tạo không khí thi đua giữa các lớp. H3. Một buổi học STEM với trò chơi Tên lửa nước 16
  18. Điều hấp dẫn của buổi học STEM là học sinh được tự chính tay mình chuẩn bị, thiết kế mô hình trên cơ sở của kiến thức bài Định luật bảo toàn động lực trong sách Vật lý 10. Cách tiếp cận kiến thức theo lối trải nghiệm, “học đi đôi với hành” đã thực sự mang đến nhiều hứng thú, kích thích óc sáng tạo, tư duy khoa học, nghiên cứu của học sinh mà không xa rời thực tiễn. Học sinh được trải nghiệm nên rất hào hứng, kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần phối hợp đồng đội được phát huy. Như vậy, ngoài kiến thức đạt được của buổi học, ý thức làm việc tập thể, cộng sự trong học sinh được xây dựng. Đó là những phẩm chất, kỹ năng mà học sinh có thể đạt được khi tham gia một bài học STEM. 2.3. Hình thức câu lạc bộ Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của thầy cô nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh. Câu lạc bộ là nơi để học sinh được thực hành các quyền của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, thầy cô hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em. Ở đơn vị chúng tôi, có 3 câu lạc bộ của học sinh: CLB Âm nhạc - nghệ thuật CLB Hội họa và CLB Võ thuật. Các em có nhu cầu, sở thích, năng khiếu thường tìm đến với nhau để sẻ chia, đồng cảm, cộng tác. Tuy nhiên, chúng tôi không để các hiện tượng đó diễn ra một cách tự phát mà phải có sự tổ chức thống nhất, có chương trình hoạt động rõ ràng và có sự quản lý. Về cách thức xây dựng, tổ chức: Thứ nhất, Đoàn Thanh niên nhà trường cử một thầy cô trong BCH làm đầu mối, ra thông báo toàn trường, những em có năng khiếu văn nghệ, võ thuật, hội họa ở các đơn vị lớp đăng ký với thầy cô. Đoàn trường tổng hợp, ra Quyết định thành lập và cử 1 thầy cô có khả năng trong từng lĩnh vực phụ trách, hỗ trợ các CLB. Thứ hai, các CLB xây dựng quy định, chương trình hoạt động của mình trên cơ sở chương trình công tác của nhà trường. Thứ ba, Nhà trường, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh phải quan tâm, hỗ trợ CLB khi các em có các chương trình hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Về cách thức hoạt động: Trên cơ sở chương trình công tác của nhà trường, giáo viên được giao bảo trợ hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động. Các hoạt động của CLB phải hướng tới xây dựng một môi trường văn hóa của đơn vị, tạo ra được những điểm nhấn trong các sự kiện. Nội dung hoạt động của các CLB, nhất là các hoạt động 17
  19. truyền thông phải được thẩm định, phê duyệt. Ví dụ: tuyên truyền, cổ động bằng tranh ảnh cho các ngày lễ, các sự kiện lớn của đất nước ( CLB hội họa), tổ chức biểu diễn văn nghệ nhân dịp các ngày lễ như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thành lập Đảng 3/2 hoặc ngày khai giảng, tổng kết năm học (CLB Âm nhạc- nghệ thuật). 18
  20. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2