Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường THPT Kỳ Sơn
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường THPT Kỳ Sơn" nhằm nghiên cứu xây dựng các giải pháp, hoạt động ôn thi tốt nghiệp thích hợp, phù hợp với đối tượng học sinh. Xây dựng các chủ đề ôn tập dựa vào hướng dẫn ôn tập của Bộ Giáo dục và cấu trúc đề các năm trước. Sử dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực trong dạy học môn Toán THPT nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng đại trà ôn thi tốt nghiệp THPT, góp phần nâng cao chất lượng đậu tốt nghiệp, đại học chung của 2 nhà trường. Đề tài cũng được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT ở bộ môn Toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường THPT Kỳ Sơn
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................... 1 1. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................ 1 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cƣ́u: ................................................................ 2 4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u: .......................................................................... 2 4.1. Nghiên cƣ́u lý thuyế t:.............................................................................. 2 4.2. Nghiên cƣ́u thƣ̣c nghiê ̣m:........................................................................ 2 5. Những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến: ............................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG: .................................................................................. 4 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI: ............................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận: ............................................................................................. 4 1. 1. Một số phƣơng pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh: ................................................................................................................ 4 1.2. Một số kĩ thuật dạy học theo hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh: ......................................................................................................... 6 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh trung học phổ thông : ............................ 8 2. Cơ sở thực tiễn : ......................................................................................... 8 2.1.Đặc điểm chung : ..................................................................................... 8 2.2. Thực trạng công tác quản lý chỉ đạo :..................................................... 9 2.3. Thực trạng công tác ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán tại trƣờng THPT Kỳ Sơn hiện nay:............................................................................... 10 2.4. Kết quả tốt nghiệp môn Toán các năm gần đây : ................................. 12 3. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức ôn thi tốt nghiệp để nâng cao chất lƣợng đại trà môn Toán : ............................................................... 13 3.1. Thuận lợi: .............................................................................................. 13 3.2. Khó khăn : ............................................................................................. 14 II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐẠI TRÀ MÔN TOÁN TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT THỰC HIỆN TẠI TRƢỜNG THPT KỲ SƠN : ........................................................................ 14 1. Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý ôn thi tốt nghiệp THPT: ............. 14 1.1. Quản lý của nhà trƣờng :....................................................................... 14
- 1.2. Quản lý của nhóm chuyên môn: ........................................................... 25 2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học: ............................................................... 31 2.1. Đổi mới hình thức dạy học của giáo viên : ........................................... 32 2.2. Đổi mới hình thức học tập của học sinh: .............................................. 42 3. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá: ...................................................... 48 4. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa nhà trƣờng - gia đình và xã hội: .............. 49 III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN: ........................................................... 50 PHẦN III. KẾT LUẬN: ............................................................................... 51 1. Phạm vi ứng dụng của đề tài: ................................................................... 51 2. Mức độ vận dụng: .................................................................................... 51 3. Kết luận: ................................................................................................... 51 4. Một số kiến nghị: ..................................................................................... 52 PHỤ LỤC : .................................................................................................. 54
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây, việc áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là một trong những biện pháp góp phần đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục theo nghị quyết 29. Giáo dục phổ thông nƣớc ta đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực ngƣời học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học đƣợc cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng đƣợc cái gì qua việc học. Để đảm bảo đƣợc điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phƣơng pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục việc bồi dƣỡng, phát triển năng lực cho học sinh trong việc dỵ học và trong việc ôn thi tốt nghiệp THPT là rất cần thiết. Những năm gần đây, việc thi tốt nghiệp kết hợp chung với thi Đại học và tổ chức thành cuộc thi tốt nghiệp THPT đối với học sinh trƣờng THPT Kỳ Sơn là một vấn đề nan giải. Đặc biệt là với bộ môn Toán, làm thế nào để vừa giúp các em không cảm thấy nhàm chán đồng thời có thể nâng cao kết quả học tập và chất lƣợng ôn thi tốt nghiệp là một vấn đề quan trọng. Nhất là trong bối cảnh cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gồng mình trong việc phòng chống dịch Covid; việc dạy và học phải gián đoạn thì việc ôn thi tốt nghiệp THPT cũng là một thách thức lớn đối với giáo viên và học sinh. Thực tế ở trƣờng THPT Kỳ Sơn, là một trƣờng thuộc huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An, là ngôi trƣờng khó khăn về nhiều mặt. Học sinh đa số là ngƣời dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn, dân trí thấp, ý thức học tập của học sinh rất kém, khả năng thích ứng và sử dụng CNTT trong việc học của các em còn rất chậm,...Do đó cần tổ chức nhiều hình thức học tập phong phú trong môn học để tất cả các em đều tham gia hoạt động, tạo sự thích thú học môn Toán. Chính vì những lý do nêu trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài sáng kiến là: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường THPT Kỳ Sơn”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu xây dựng các giải pháp, hoạt động ôn thi tốt nghiệp thích hợp, phù hợp với đối tƣợng học sinh. Xây dựng các chủ đề ôn tập dựa vào hƣớng dẫn ôn tập của Bộ Giáo dục và cấu trúc đề các năm trƣớc. Sử dụng các phƣơng pháp dạy học phát triển năng lực trong dạy học môn Toán THPT nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Từ đó nâng cao chất lƣợng đại trà ôn thi tốt nghiệp THPT, góp phần nâng cao chất lƣợng đậu tốt nghiệp, đại học chung của 1
- nhà trƣờng. Đề tài cũng đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT ở bộ môn Toán. - Nâng cao hiệu quả chất lƣợng đại trà, phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh trong việc ôn thi tốt nghiệp bộ môn toán. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: - Học sinh khối 12. - Về nội dung: Sáng kiến tập trung nghiên cứu xây dựng kế hoạch, giáo án và các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đại trà trong ôn thi tốt nghiệp môn Toán. Các giải pháp đƣa ra phong phú nhằm thu hút tất cả học sinh tham gia ôn tập. - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2020 – 2021 đến nay 4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u: 4.1. Nghiên cứu lý thuyế t: - Nghiên cƣ́u các tài liệu về các chủ đề ôn thi tốt nghiệp THPT, nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, sách bài tập, các nội dung liên quan đến thi tốt nghiệp. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác chỉ đạo nâng cao chất lƣợng đại tràtrong ôn thi tốt nghiệpcủa môn Toán ở trƣờng THPT. 4.2. Nghiên cứu thực nghiê ̣m: - Nghiên cứu thực tiễn việc ôn thi tốt nghiệp môn Toán tại trƣờng THPT Kỳ Sơn. - Nghiên cƣ́u các chủ đề liên quan đến ôn thi tốt nghiệp. - Điều tra và tìm hiểu về tâm tƣ, mong muốn và những kỹ năng học sinh có vềvấn đề ôn thi tốt nghiệp THPT. 5. Những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến. 5.1. Về mặt lý luận: Theo hình thức thi tốt nghiệp mới nhƣ hiện nay, việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh rất cần thiết, nó làm cho vốn kiến thức của học sinh đƣợc liên kết, đƣợc mở rộng và củng cố sâu hơn. Từng cá nhân học sinh đƣợc tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập khác nhau, qua đó giúp học sinh có ý thức ôn thi tốt nghiệp có hiệu quả 5.2. Về mặt thực tiễn: - Thông qua kế hoạch, công tác chỉ đạo và các giải pháp ôn thi tốt nghiệp giúp học sinh phát triển đƣợc phẩm chất và năng lực nhƣ chăm chỉ, năng lực tự học, tính toán, giải quyết vấn đề.... 2
- - Sáng kiến đã đƣa ra đƣợc kế hoạch, công tác chỉ đạo và các giải pháp ôn thi tốt nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng đại trà môn Toán trong thi tốt nghiệp THPT: + Xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT của nhóm Toán. + Chọn và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy lớp 12. + Phân chia lớp học theo ban KHTN và KHXH theo trình độ và nguyện vọng, sở trƣờng của học sinh. + Tổ chức dạy học theo hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từng bài từng tiết ở trên lớp, soạn giáo án theo chƣơng trình GD phổ thông 2018. + Thực hiện tốt việc lắp đặt và sử dụng thiết bị dạy học (Khối 12 có 11 lớp đều lắp đặt tivi). + Đổi mới công tác, hình thức kiểm tra đánh giá. + Quan tâm, chia sẻ, nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của học sinh. + Soạn các chủ đề ôn thi theo các mức độ 5 – 6 điểm, 7 – 8 điểm và trên 8 điểm để ôn thi theo giai đoạn và phù hợp với đối tƣợng học sinh. + Thành lập câu lạc bộ Toán học để hàng tuần ra hai đề ôn tập cho học sinh. + Triển khai ra bài tập, đề thi trên azota. Cuối mỗi chủ đề đều cho học sinh làm đề thi thử. + Sau các đợt thi thử sẽ lập ra danh sách học sinh yếu, kém để tổ chức phụ đạo vào buổi đêm trên lớp học và ra thêm bài tập trên azota ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Tổ chức bồi dƣỡng cho các em đạt điểm khá trở lên. + Tăng cƣờng sự phối hợp giữa gia đình – nhà trƣờng và xã hội. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này giáo dục kĩ năng ôn thi tốt nghiệp và tạo hứng thú học tập cho các em. Chính các em học sinh là ngƣời tích hợp đƣợc các kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình ôn thi tốt nghiệp. Sáng kiến có thể ứng dụng rộng rãi trong các trƣờng THPT, Phổ thông DTNT, TTGDTX & Dạy nghề. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lƣợng đại trà môn Toán trong ôn thi tốt nghiệp THPT nói riêng và chất lƣợng giáo dục toàn diện trong các nhà trƣờng nói chung. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI. 1.Cơ sở lý luận: 1.1. Một số phƣơng pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. 1.1.1. Dạy học hợp tác: Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh làm việc theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tƣởng và giải quyết vấn đề đặt ra. Dạy học hợp tác có một số đặc điểm sau: - Có hoạt động xây dựng nhóm. - Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực. - Có ràng buộc trách nhiệm cá nhân – trách nhiệm nhóm. - Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác. *) Cách tiến hành: Chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Chuẩn bị - Xác định hoạt động cần tổ chức dạy học hợp tác dựa trên mục tiêu, nội dung bài học. - Xác định tiêu chí thành lập nhóm. - Xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm để thực hiện có hiệu quả. - Thiết kế các phiếu/ hình thức giao nhiệm vụ tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng hiểu nhiệm vụ và thể hiện rõ kết quả hoạt động của cá nhân hoặc của cả nhóm. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học hợp tác Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ học tập. Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. Bƣớc 3: Trình bày và đánh giá kết quả của hoạt động hợp tác. 1.1.2. Dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh đƣợc đặt trong một tình huống có vấn đề mà bản thân học sinh chƣa biết cách thức, phƣơng tiện cần phải nỗ lực tƣ duy để giải quyết vấn đề. Cách tiến hành Bƣớc 1: Nhận biết vấn đề. Bƣớc 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Bƣớc 3: Thực hiện kế hoạch. Bƣớc 4: Kiểm ta, đánh giá và kết luận 1.1.3. Dạy học tích hợp liên môn: 4
- Hình thức dạy học tích cực, mang lại nhiều kết quả, phát huy tính chủ động sáng tạo hiệu quả đối với ngƣời học, phù hợp lứa tuổi và có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ƣu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh đƣợc tăng cƣờng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. 1.1.4. Dạy học dựa trên dự án Dạy học dựa trên dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày. Cách tiến hành Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án - Đề xuất ý tƣởng và chọn đề tài dự án - Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án - Lập kế hoạch thực hiện dự án Giai đoạn 2: Thực hiện dự án Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án 1.1.5. Dạy học qua hoạt động trải nghiệm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (hay hoạt động trải nghiệm) là hoạt động giáo dục trong đó cá nhân học sinh đƣợc trải nghiệm, tham gia trực tiếp vào các tình huống trong học tập và trong thực tiễn, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm: Bƣớc 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm. Bƣớc 2: Đặt tên cho hoạt động. Bƣớc 3: Xác định mục tiêu của hoạt động. Bƣớc 4: Xác định nội dung và phƣơng pháp, phƣơng tiện hình thức của hoạt động. Bƣớc 5: Lập kế hoạch. Bƣớc 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấ y Bƣớc 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chƣơng trình hoạt động. Bƣớc 8: Lƣu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh. 1.2.6. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM & STEAM: 5
- STEM là một cách tổ chức chƣơng trình giảng dạy thực tế trong đó có tích hợp: Science - khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kĩ thuật và Math – toán học. Giáo dục STEAM là một khái niệm dạy học liên ngành kết hợp giữa nghệ thuật với các môn học STEM. Đối với học sinh phổ thông, việc theo học các môn học STEM & STEAM còn có ảnh hƣởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai. Khi đƣợc học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, học sinh sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó sẽ khuyến khích ngƣời học có định hƣớng tốt hơn khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau. 1.2. Một số kỹ thuật dạy học theo hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. 1.2.1. Kĩ thuật khăn trải bàn Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính chất hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Học sinh sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần đƣợc bố trí nhƣ khăn trải bàn. Cách tiến hành + Học sinh đƣợc chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 em. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy khổ lớn. + Học sinh chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các phần xung quanh có số lƣợng bằng với số thành viên trong nhóm. + Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tƣơng ứng với phần xung quanh. + Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tƣởng về nhiệm vụ đƣợc giao vào ô của mình trong thời gian quy định. + Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm ghi các ý tƣởng đƣợc thống nhất vào phần trung tâm của “khăn trải bàn”. 1.2.2. Kĩ thuật phòng tranh Kĩ thuật phòng tranh là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh đƣợc trƣng bày nhƣ một phòng triển lãm tranh. Học sinh di chuyển, quan sát các sản phẩm của học sinh khác, đặt câu hỏi và nêu ra nhận xét hoặc ý kiến góp ý. Sau đó, giáo viên tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm. Cách tiến hành + Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc nhóm. 6
- + Học sinh thực hiện nhiệm vụ và trƣng bày các sản phẩm học tập nhƣ một phòng triển lãm tranh. + Học sinh di chuyển xung quanh lớp học tham quan phòng tranh. Trong quá trình “xem triển lãm”, học sinh đƣa ra các ý kiến phản hồi hoặc bổ sung cho các sản phẩm. + Học sinh quay trở lại vị trí ban đầu, tổng hợp ý kiến đóng góp và hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm. + Giáo viên tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân hoặc nhóm. 1.2.3. Kĩ thuật sơ đồ tư duy Sơ đồ tƣ duy là một hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên và biểu diễn bằng các từ khóa, hình ảnh... Thông thƣờng, chủ đề hoặc ý tƣởng chính đƣợc đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai đƣợc sắp xếp vào nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tƣ duy trên giấy, bảng hoặc thực hiện trên máy tính. Cách tiến hành - Chuẩn bị các phƣơng tiện liên quan: + Sơ đồ trên giấy: bút lông, bút màu, giấy khổ lớn,... + Sơ đồ trên máy tính: Sử dụng các phần mềm nhƣ iMindMap, Edraw Mind Map, Xmind,... + Cần chuẩn bị trƣớc tên chủ đề, từ khóa và các biểu tƣợng để có thể khai thác chủ động và hiệu quả. - Vẽ sơ đồ tƣ duy: + Viết tên chủ đề ở trung tâm, hãy vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. + Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khóa và viết bằng chữ in hoa. + Từ mỗi nhánh vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp nội dung thuộc nhánh chính đó. Chính phụ viết bằng chữ thƣờng. + Tiếp tục nhƣ vậy ở các tầng phụ tiếp theo cho đến hết. 1.2.4. Kĩ thuật KWL và KWLH Kĩ thuật KWL là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó bắt đầu bằng việc học sinh sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, học sinh sẽ tự trả lời về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng: 7
- Bảng KWL K W L Liệt kê những điều em Liệt kê những điều em Liệt ke những điều em đã biết về… muốn biết thêm về… đã học đƣợc về… 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh trung học phổ thông. Tuổi học sinh THPT là thời kỳ đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bƣớc vào thời kỳ phát triển bình thƣờng, hài hòa, cân đối. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhƣng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thƣờng gắn với sự thiếu kỹ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không muốn học nhƣ nhiều ngƣời nghĩ. Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã đƣợc khái quát, các em ý thức đƣợc rằng mình đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa của cuộc đời tự lập. Học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng đƣợc rằng: vốn tri thức, kỹ năng và kỹ xảo hiện có, kỹ năng độc lập tiếp thu tri thức đƣợc hình thành trong nhà trƣờng phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn khối học, lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Do vậy, giáo viên phải làm sao cho học sinh hiểu ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ thông đối với giáo dục nghề nghiệp và đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Còn đặc điểm của các em học sinh các trƣờng miền núi, cũng nhƣ học sinh trƣờng THPT Kỳ Sơn, các em cũng có các đặc điểm trên, tuy nhiên còn có một số nét đặc trƣng riêng. Phần lớn các em học sinh các trƣờng miền núi là học sinh dân tộc thiểu số, các em chăm ngoan, có ý thức kỷ luật tốt, biết vƣơn lên trong học tập và cuộc sống. Do điều kiện ăn ở và sinh hoạt tập trung nên giao tiếp là một hoạt động đặc biệt giúp các em trong quá trình học tập và ôn thi. Đối tƣợng giao tiếp của các em hàng ngày thƣờng là giáo viên và bạn bè. Qua hoạt đông giao tiếp giúp các em nhận thức đƣợc ngƣời khác và bản thân mình, từng bƣớc phát triển các kĩ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Đặc điểm chung Trƣờng THPT Kỳ Sơn thuộc huyện miền núi xa xôi, trƣờng đã trải qua hơn 50 hoạt động với quy mô trên 1400 học sinh, tuy nhiên trƣờng chiếm trên 95% là học sinh dân tộc thiểu số nhƣ: Thái, Khơ mú, H’mông, Hoa,... Do đó, chất lƣợng tốt nghiệp THPT thấp so với các trƣờng khác. Những năm vừa qua, với hình 8
- thức thi mới nhƣ hiện nay, nhà trƣờng đã cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn về đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, các kĩ năng ôn thi tốt nghiệp do Sở tổ chức, tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên chƣa nắm bắt đƣợc cũng nhƣ chƣa áp dụng đƣợc các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy mới vào dạy học, chƣa biết cách thức ôn thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Trƣờng có nhiều học sinh nhƣng đa phần các em có học lực ở mức trung bình – yếu. Một số em chƣa có kĩ năng đặt mục tiêu. Các em cho rằng việc học không quan trọng, học hay không học cũng đƣợc lên lớp, có tốt nghiệp hay không cuối cùng cũng đi công ty, từ đó dẫn đến kết quả thi tốt nghiệp thấp. Vì vậy, việc giúp học sinh ý thức đƣợc việc học là quan trọng, giúp học sinh có kỹ năng tự đặt mục tiêu cho bản thân và biết đƣợc tầm quan trọng của việc ôn thi tốt nghiệp THPT là vấn đề đƣợc cả xã hội quan tâm. Học sinh trƣờng THPT Kỳ Sơn thƣờng có thói quen học tập rập khuôn, lƣời hoạt động, không có sáng tạo; học sinh không có khả năng ứng phó với những thay đổi mới. Để giúp giáo viên và học sinh chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ từ cấp trên xuống. Nhìn chung, so với mặt bằng của các trƣờng THPT trong các trƣờng lân cận, kết quả giáo dục của trƣờng THPT Kỳ Sơn trong những năm qua có chuyển biến tích cực, số học sinh giỏi các cấp và số học sinh đậu vào các trƣờng Đại học ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, chất lƣợng chƣa thật sự cao và chƣa đồng đều ở các năm. Tình trạng học sinh lƣời học và vi phạm đạo đức vẫn luôn là điều mà giáo viên quan tâm. 2.2. Thực trạng công tác quản lý chỉ đạo 2.2.1. Quản lý của nhà trường Trƣờng THPT Kỳ Sơn thuộc huyện miền núi, đa số học sinh của trƣờng là con em dân tộc thiểu số, thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, có nơi chƣa có điện, chƣa có sóng điện thoại, nhà cách trƣờng hàng chục km. Do đó, học sinh chủ yếu ở trọ, nên việc quản lý học sinh còn nhiều khó khăn. Mối liên hệ giữa nhà trƣờng với phụ huynh và học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó lực lƣợng giáo viên của nhà trƣờng thuyên chuyển nhiều. Giáo viên giỏi, giáo viên đang đƣợc bồi dƣỡng cốt cán ... là thuyên chuyển về xuôi. Trong những năm học qua, nhà trƣờng đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục, chất lƣợng thi tốt nghiệp. Tuy nhiên đang còn nhiều vấn đề chƣa giải quyết đƣợc. 2.2.2. Quản lý của nhóm chuyên môn Trƣờng THPT Kỳ Sơn thuộc huyện miền núi, đa số giáo viên ở xuôi lên công tác nên giáo viên thuyên chuyển về nhiều và thay thế vị trí đó là giáo viên trẻ mới ra trƣờng, giáo viên lên công tác chủ yếu là ở nội trú, thuê trọ, chỗ ăn ở không ổn định, không an tâm công tác cho nên nhóm chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Cả huyện chỉ có 1 trƣờng THPT gần nhất cũng cách 60 km nên việc giao lƣu, trao đổi sinh hoạt chuyên môn, học hỏi đơn vị bạn không đƣợc thuận lợi. 9
- Chất lƣợng đầu vào lớp 10 quá thấp, điểm tuyển sinh vào 10 chỉ cần khác không điểm là đậu vào trƣờng. Học sinh mất gốc, hổng kiến thức quá lớn nên công tác chuyên môn không thuận lợi. 2.3. Thực trạng công tác ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán tại trƣờng THPT Kỳ Sơn hiện nay. Vấn đề thi tốt nghiệp THPT là vấn đề chung của toàn xã hội quan tâm; đối với trƣờng THPT Kỳ Sơn cũng vậy, từ Ban giám hiệu nhà trƣờng, các tổ chức và toàn thể giáo viên và học sinh cùng nhau tìm ra các cách thức tổ chức ôn thi sao cho có hiệu quả . Tuy nhiên nó chƣa đƣợc định hƣớng đúng đắn; cách thức tổ chức các hoạt động học nói chung và việc ôn thi tốt nghiệp THPT nói riêng chƣa thu hút đƣợc học sinh tham gia học; các chủ đề ôn thi chƣa thống nhất giữa các lớp. Nhà trƣờng đang tổ chức, khuyến khích các giáo viên vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học, cách thức tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, nhiều giáo viên do không muốn đầu tƣ, không muốn thay đổi nên hầu hết các giáo viên chỉ tổ chức đối phó hoặc chỉ phô tô đề rồi lên cho học sinh làm. Để tiến hành nghiên cứu về thực trạng của công tác ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán ở trƣờng THPT Kỳ Sơn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu việc thực hiện của giáo viên và học sinh, công tác phối hợp giữa nhà trƣờng – gia đình và xã hội; phân tích kết quả thi tốt nghiệp của các năm gần đây. 2.3.1. Thực trạng của giáo viên Trong những năm gần đây, nhiều giáo viên ở các trƣờng miền núi đã và đang tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học và nâng cao trình độ chuyên môn. Qua những đợt tập huấn của Sở GD, học tập các chuyên đề,... trình độ, năng lực chuyên môn của giáo viên đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, giáo viên ở các trƣờng miền núi chủ yếu là ngƣời từ dƣới xuôi lên miền ngƣợc công tác, tâm lý muốn về gần nhà nên tƣ tƣởng giảng dạy không ổn định. Bên cạnh đó, giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm chuyển về xuôi; nhà trƣờng chủ yểu là giáo viên trẻ, mới ra trƣờng nên kinh nghiệm giảng dạy chƣa có, chƣa hiểu rõ tâm sinh lý và đặc thù của học sinh miền núi. Mặt khác, điều kiện để đƣợc tham gia học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp cận sự đổi mới trong dạy học còn thiếu và yếu. Trong quá trình dạy học và ôn thi tốt nghiệp chúng tôi nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chƣa chú ý quan sát đối tƣợng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, kém. Chƣa tạo đƣợc động lực, hứng thú học tập cho học sinh. Chƣa tìm tòi nhiều phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học mới, chƣa áp dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học. Nhiều giáo viên chƣa nắm chắc về yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và trọng tâm của bài dạy. Một số giáo viên còn tham kiến thức trong các tiết dạy nên việc dạy còn dàn trải, học sinh không nắm đƣợc kiến thức trọng tâm của bài. Nhiều giáo viên chƣa phân loại học sinh, chƣa kịp thời 10
- hỗ trợ các em học sinh yếu, kém; chƣa xử lý kịp những học sinh có biểu hiện sa sút; chƣa quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh. Phƣơng pháp dạy học của một số giáo viên chƣa phù hợp, năng lực tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Chƣa động viên, khen thƣởng kịp thời khi học sinh có biểu hiện tích cực hoặc sáng tạo trong học tập. Các hình thức đánh giá học sinh chƣa phong phú, chƣa kịp thời. Chính vì thế chất lƣợng đại trà trong thi tốt nghiệp ở trƣờng THPT Kỳ Sơn còn nhiều vấn đề bất cập, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực để nâng cao chất lƣợng giáo dục và kết quả thi tốt nghiệp THPT. 2.3.2. Thực trạng của học sinh Trƣờng THPT Kỳ Sơn năm học 2021 – 2022 có 370 học sinh khối 12, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Đa số học sinh có ý thức trong học tập, học sinh chăm ngoan. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh yếu, kém vẫn còn ở mức cao. Tỉ lệ đậu tốt nghiệp trên 96% nhƣng điểm trung bình các môn thi so với các trƣờng trong tỉnh còn thấp, số học sinh đăng kí thi và đậu Đại học – Cao đẳng còn ít. Ví dụ: Kết quả thi tốt nghiệp môn Toán năm 2020 – 2021 Tổng số HS Lệch so Tổng số HS Điểm Xếp hạng dự thicủa với ĐTB dự thimôn TB Thi trong tỉnh trƣờng cả nƣớc 371 371 4.74 -1.87 83 Chất lƣợng đại trà và thi tốt nghiệp chƣa cao do một số nguyên nhân nhƣ: + Học sinh chƣa tự giác học, chƣa có động cơ học tập. Nhiều học sinh thiếu kiến thức, kĩ năng trong học tập. + Một số học sinh có tƣởng đi học để nhận chế độ, nên hay nghỉ học hoặc đi học nhƣng không tập trung. + Khả năng chú ý và tập trung vào bài học không bền, lƣời suy nghĩ, lƣời hoạt động. Nhiều em còn thiếu tự tin, chƣa mạnh dạn trong hoạt động học. + Học sinh chƣa có phƣơng pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ động, rập khuôn; không có khả năng phát hiện vấn đề, còn lúng túng trong thi cử. + Các em không xác định đƣợc mục tiêu, mục đích của việc học. Các em học thụ động, không hiểu nội dung, không biết áp dụng các kiến thức đã học đƣợc vào làm bài thi. + Điểm đầu vào thấp, hổng kiến thức. Cách tiếp thu bài còn chậm. + Nhiều em còn thiếu phƣơng tiện học tập nhƣ: sách giáo khoa, máy tính bỏ túi,... 11
- 2.3.3. Công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội. Công tác phối hợp giữa nhà trƣờng và hội phụ huynh học sinh tƣơng đối ổn định. Hội phụ huynh quan tâm đến học sinh; phối hợp với giáo viên, nhà trƣờng giáo dục học sinh. Tuy nhiên, do đặc thù của huyện miền núi, bố mẹ các em thƣờng đi làm ăn xa, đến tết mới về nên hầu nhƣ gia đình các em giao phó mọi vấn đề về con cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và nhà trƣờng. Có rất nhiều phụ huynh con học ba năm mà chƣa gặp giáo viên, chƣa đến trƣờng của con lần nào. Do đó, việc phối hợp giáo dục học sinh còn hạn chế. Một số gia đình không hạnh phúc ảnh hƣởng đến học tập của học sinh. Nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn, hủ tục lạc hậu nên thƣờng bắt các em bỏ học giữa chừng để đi công ty cùng bố mẹ. Còn một số em học sinh dân tộc H’mông thì cứ đến dịp tết lại có tục “ bắt vợ”, bố mẹ ép lấy chồng, lấy vợ. Mặc dù nhà trƣờng đã phối hợp với các ban ngành nhƣ Trung tâm Y tế tƣ vấn về sinh sản, về hậu quả của “ hôn nhân cận huyết”, nhƣng tình trạng lấy chồng, lấy vợ trong độ tuổi học sinh vẫn còn tồn tại. Nhiều gia đình có quan niệm con học xong nghề, cao đẳng hay đại học cũng không có việc làm, rồi cũng đi công ty nên không cho con đi học nghề, không cho thi đại học. Tình hình kinh tế xã hội ở huyện Kỳ Sơn có đi lên nhƣng không ổn định. Thu nhập chủ yếu của ngƣời dân chủ yếu dựa vào trồng trọt nhƣ: lúa, ngô, khoai sọ, gừng, dƣa,... Nhƣng do không có đầu ra nên hầu hết ngƣời dân ở các xã, đặc biệt là dân tộc Khơ mú, H’mông đều mang cả nhà đi vào Tây Nguyên làm cao su để làm công nhân. Từ cuộc sống của bố mẹ nhƣ thế nên họ thƣờng có suy nghĩ không cần phải học nhiều cũng có cuộc sống sung túc. Bên cạnh đó, môi trƣờng xung nhà trƣờng ngày càng phức tạp, ngày càng nhiều quán nhƣ: Internet, cafe, quán ăn,...nên các em thƣờng nghỉ học hoặc không dành thời gian tự học ở nhà mà thƣờng đến các quán tụ tập, lôi kéo các học sinh khác. Các cơ quan chính quyền đã phối hợp với nhà trƣờng tổ chức các đợt tuyên truyền, tuy nhiên vẫn chƣa có biện pháp hữu hiệu để tạo môi trƣờng sống lành mạnh cho học sinh. 2.4. Kết quả tốt nghiệp môn Toán các năm gần đây Mặc dù tỉ lệ đậu tốt nghiệp của trƣờng trên 96%, tuy nhiên kết quả của từng môn thấp so với các trƣờng lân cận. Đặc biệt là điểm thi môn Toán. Điểm trung bình thi tốt nghiệp môn Toán tại trƣờng THPT Kỳ Sơn các năm gần đây có cao hơn môn Lịch Sử, Tiếng Anh, nhƣng so với điểm trung bình môn Toán của các trƣờng nhƣ: Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Quế Phong còn thấp. Điểm trung bình môn Toán của trƣờng THPT Kỳ Sơn năm 2020 đứng thứ 84 trong tỉnh, năm 2021 điểm trung bình có tăng lên và xếp thứ 83 toàn tỉnh. 12
- Dƣới đây là kết quả thi tốt nghiệp môn Toán năm học 2020 và 2021 của trƣờng THPT Kỳ Sơn: Năm 2020 Tổng số HS Tổng số Điểm TB Lệch so với Xếp hạng dự thicủa HS dự thi Thi ĐTBcảnƣớc trong tỉnh trƣờng môn 372 372 4.53 -2.15 84 Năm 2021 Tổng số Tổng số HS Điểm TB Lệch so với Xếp hạng HS dự thi dựthicủatrƣờng thi ĐTBcảnƣớc trong tỉnh môn 371 371 4.74 -1.87 83 Dự kiến điểm thi tốt nghiệp năm 2022 Dự kiến năm 2022 Số thứ hạng ĐTBthi THPT ĐTB dự kiến Lệch so với ĐTB tăng so với năm tăng so với 2022 cả nƣớc 2021 2021 5 0.26 -1.61 3 3. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức ôn thi tốt nghiệp để nâng cao chất lƣợng đại trà môn Toán. 3.1. Thuận lợi - Trƣờng THPT Kỳ Sơn là ngôi trƣờng THPT duy nhất của huyện Kỳ Sơn. Vì vậy nhà trƣờng luôn nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện nhà, cũng nhƣ sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh. - Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình, đặc biệt là phụ huynh học sinh lớp 12; xã hội hóa giáo dục đƣợc thực hiện ngày càng tốt. - Đội ngũ giáo viên ngày càng đƣợc nâng cao về trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với các hình thức dạy học mới. Hơn nữa, nhóm chuyên môn luôn có sự thống nhất về nộ dung, phƣơng pháp đến cách thức giáo dục học sinh cũng nhƣ nhận đƣợc sự quan tâm, tin 13
- tƣởng của Ban giám hiệu nhà trƣờng. Đó là một trong những nhân tố cơ bản để nâng cao chất lƣợng bộ môn của nhà trƣờng. - Ban giám hiệu nhà trƣờng quan tâm đến việc học, đến công tác ôn thi tốt nghiệp của học sinh. Nhà trƣờng đã trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tất cả khối 12 đều đã đƣợc lắp tivi, các dãy nhà học đều lắp mạng wifi để phục vụ cho việc dạy và học. - Hầu hết các em học sinh chăm ngoan, có ý thức kỷ luật tốt, biết vƣơn lên trong học tập và cuộc sống. 3.2. Khó khăn - Do đặc thù là trƣờng THPT của huyện miền núi, phần lớn học sinh là dân tộc thiểu số, học sinh phải đi ở trọ nên thiếu sự quan tâm đến việc học của gia đình. - Điểm đầu vào môn Toán thấp( đa số các em đều thuộc phổ điểm từ 0.5 đến 1.0 điểm), tính toán chậm, thiếu máy tính bỏ túi. - Ý thức tự học của các em hầu nhƣ không có. Các em chƣa có phong trào học nhóm. Đa số các em bị hƣởng bởi facebook, game,...nên ý thức tự giác trong học tập của các em chƣa cao. - Do nhà trƣờng đang thi công làm trƣờng mới, phải chuyển sang học tại địa điểm mới nên ảnh hƣởng đến thời gian ôn thi tốt nghiệp của các em. - Do ảnh hƣởng của dịch covid - 19 nên các em bị gián đoạn trong việc học và ôn thi tốt nghiệp, các em phải học trực tuyến, rồi kết hợp trực tiếp và trực tuyến; nhiều em không có phƣơng tiện, không có thiết bị để học. - Sự phối hợp giáo dục ý thức học tập cho học sinh của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh trong thời gian qua chƣa đƣợc tốt. II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐẠI TRÀ MÔN TOÁN TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT THỰC HIỆN TẠI TRƢỜNG THPT KỲ SƠN. 1. Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý ôn thi tốt nghiệp THPT Công tác ôn thi tốt nghiệp THPT là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội. Để việc ôn thi tốt nghiệp có hiệu quả thì sự quan tâm, chỉ đạo của nhà trƣờng, của nhóm chuyên môn là rất cần thiết. 1.1. Quản lý của nhà trƣờng 1.1.1. Xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Mục tiêu 14
- Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục, quản lý ôn thi tốt nghiệp của nhà trƣờng; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trƣờng; phối hợp giữa nhà trƣờng, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phƣơng trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trƣờng. Cách thức thực hiện Khi xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT, nhà trƣờng cần dựa vào các văn bản hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Kế hoạch phải xây dựng các mục tiêu, nội dung thực hiện, xác định dƣợc hiệu quả của các hoạt động. Trong kế hoạch ôn thi cần chú ý tới các nội dung: - Thời gian ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12: Trong kế hoạch xác định rõ thời gian ôn thi và chia thành các giai đoạn khác nhau. - Số môn ôn thi và số buổi ôn thi cho từng lớp: Nhà trƣờng tổ chức dạy ôn theo các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo quy định của Bộ GD&ĐT. - Hình thức tổ chức lớp: Căn cứ kết quả học sinh đăng ký các bài thi tổ hợp (Khoa học tự nhiên vàkhoa học xã hội) để dự thi xét tốt nghiệp và xét đại học, nhà trƣờng chia ra các lớphọc ôn nhƣ sau: 3 lớp dành cho học sinh đăng ký thi bài tổ hợp KHTN: Từ lớp A1 đến A3. 8 lớp dành cho học sinh đăng ký thi bài tổ hợp KHXH: Từ lớp C1 đến C8. - Phân công giáo viên:Căn cứ vào phân công giảng dạy của năm học 2021-2022 và nguyện vọng của các em học sinh (cho học sinh đăng kí giáo viên dạy), nhà trƣờng cử giáoviên đang dạy lớp 12 và giáo viên có kinh nghiệm ôn tập để dạy ôn tập theo nguyện vọng của học sinh. - Giải pháp thực hiện: Trong kế hoạch nêu rõ giải pháp thực hiện: Chia làm ba giai đoạn để ôn thi. - Kinh phí: Thu và chi theo hƣớng dẫn của UBND tỉnh về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnhNghệ An và thỏa thuận với ban đại diện hội cha mẹ học sinh từ đầu năm học. - Mỗi buổi học ôn học sinh đóng học phí: 12.000 đồng - Các buổi học đêm miễn phí Kế hoạch đã thực hiện Nhà trƣờng dựa trên kế hoạch đề ra đã lên lịch và thời khóa biểu ôn thi tốt nghiệp bắt đầu từ tháng 9 năm 2021. Nhà trƣờng đã lựa chọn đƣợc đội ngũ giáo viên dạy lớp 12 dựa vào nguyện vọng, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của 15
- giáo viên. Các lớp 12A1, 12A2, 12A3 ôn thi các môn Tán, Văn, Tiếng Anh, Lí, Hóa, Sinh mỗi tuần/1ca/môn. Các lớp 12C1,..., 12C8 ôn thi các môn Toán, Văn, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD với số buổi mỗi tuần 1 ca/môn. Sau mỗi tháng, nhà trƣờng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm tổng hợp số buổi học ôn của học sinh và thu kinh phí nhƣ kế hoạch đề ra, kinh phí thu về sẽ đƣợc kế toán nộp kho bạc. Kết quả Sau một thời gian thực hiện kế hoạch ôn thi, học sinh các lớp đã đi vào ổn định nề nếp, chất lƣợng học tập có tiến bộ. Kế hoạch đƣợc điều chỉnh kịp thời khi có sự thay đổi nhƣ: Do ảnh hƣởng của dịch Covid, nên nhà trƣờng bị gián đoạn trong việc dạy học và ôn thi tốt nghiệp; do trƣờng đang thi công nên phải chuyển địa điểm. Nhà trƣờng đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế. Ví dụ: Do trƣờng đang thi công, phải chuyển sang địa điểm mới để học tập và làm việc là trƣờng Tiểu học thị trấn cũ, nên không đủ phòng học, phải học chính khóa 2 ca sáng và chiều. Nhà trƣờng làm kế hoạch xin tận dụng các phòng học ở trƣờng mầm non cũ để học ôn. Do đó, nhà trƣờng đã điều chỉnh lại kế hoạch ôn thi tốt nghiệp kịp thời, để không bị gián đoạn quá nhiều, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng ôn thi tốt nghiệp. Sau tết, do ảnh hƣởng của dịch Covid – 19, học sinh và giáo viên f0 nhiều nên nhà trƣờng phải dừng việc học trực tiếp và chuyển sang hình thức trực tuyến. Nhà trƣờng đã kịp thời điều chỉnh lại kế hoạch giáo dục và ôn thi tốt nghiệp, xin ý kiến chỉ đạo của Ban phòng chống dịch Covid – 19 của huyện Kỳ Sơn, để học sinh lớp 12 đi học trực tiếp sau hai tuần học trực tuyến và tổ chức ôn thi tốt nghiệp cho kịp chƣơng trình, và đảm bảo lƣợng kiến thức cho học sinh. Sản phẩm: Kế hoạch của nhà trƣờng có minh họa ở phần phụ lục (Phụ lục 1). 1.1.2. Tổ chức rà soát, phân loại và định hướng cho học sinh lựa chọn môn thi tổ hợp. Mục tiêu Để tạo điều kiện cho học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp, để phát huy tối đa năng lực, sở trƣờng của học sinh. Nhà trƣờng đã lên kế hoạch tổ chức thi khảo sát cho học sinh cả ba khối, để cho học sinh lựa chọn môn thi tổ hợp. Dựa vào đó, nhà trƣờng sẽ phân chia lớp theo môn thi tổ hợp. Cách thức thực hiện Bƣớc 1: Nhà trƣờng lên kế hoạch thi khảo sát Nhà trƣờng lên kế hoạch thi khảo sát cho cả ba khối 10, 11 và 12. Giao cho các nhóm chuyên môn chuẩn bị ma trận và đề thi theo chuẩn kiến thức, kĩ 16
- năng; các bộ phận có liên quan chuẩn bị các công việc nhƣ: cơ sở vật chất, giấy thi, kinh phí,... Bƣớc 2: Tổ chức thi khảo sát Nhà trƣờng tổ chức thi khảo sát vào đầu năm học với 9 môn thi, sau khi lớp 10 đã ổn định tổ chức, nề nếp. Bƣớc 3: Công bố kết quả thi và hƣớng dẫn học sinh đăng kí môn thi tổ hợp. Sau khi có kết quả thi, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn sẽ phân tích kết quả và hƣớng dẫn các em đăng kí môn tổ hợp. Việc tổ chức định hƣớng cho học sinh đăng kí môn thi tổ hợp, đƣợc nhà trƣờng thực hiện nhƣ sau: Lần thứ nhất: Ngay từ khi thực hiện công tác tuyển sinh lớp 10, Nhà trƣờng sẽ tƣ vấn và cho các em đăng kí môn thi tự chọn theo tổ hợp tự nhiên (Lý – Hóa – Sinh ) và tổ hợp xã hội (Sử - Địa – GDCD) dựa vào điểm thi tuyển sinh vào lớp 10. Sau đó sắp xếp lớp học theo ban A ( Gồm các lớp chọn tổ hợp tự nhiên) và ban C (Gồm các lớp chọn tổ hợp xã hội). Lần thứ hai: Vào đầu năm học, dựa vào kết quả thi khảo sát đầu năm, nhà trƣờng hƣớng dẫn giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn các lớp tiến hành rà soát, đánh giá lại việc đăng kí môn tổ hợp của học sinh. Trên cơ sở điểm thi khảo sát của các em và quá trình học tập của học sinh trong một năm, giáo viên phân tích để học sinh lựa chọn môn thi tổ hợp phù hợp với năng lực của các em, để kết quả thi tốt nghiệp cao hơn. Nhà trƣờng tiếp tục cho các em đăng kí lại tự chọn lần hai. Kết quả đăng kí lần hai, về cơ bản là ổn định. Lần thứ ba: Sau khi kết thúc năm học lớp 11, tiếp tục quy trình nhƣ lần hai, nhà trƣờng tổ chức cho học sinh đăng kí môn thi tổ hợp lại lần cuối. Lần này, mỗi năm chỉ có vài em đăng kí lại, những em thay đổi này thƣờng do nguyện vọng Đại học. Kết quả Kết quả lựa chọn của nhà trƣờng trong năm học 2021 – 2022 nhƣ sau: Nhà trƣờng có 11 lớp khối 12 thì chỉ có 3 lớp chọn môn tổ hợp tự nhiên là 12A1, 12A2, 12A3; có 8 lớp theo tổ hợp xã hội là: 12C1, 12C2, 12C3,...,12C8. Trong đó, những học sinh có học lực khá, giỏi và đăng kí thi cao đẳng, đại học sẽ xếp vào hai lớp là 12A1 và 12C1, để thuận tiện cho việc ôn thi tốt nghiệp. Nhƣ vậy, so với năm học 2020 – 2021 thì số lớp chọn tổ hợp tự nhiên đã giảm một lớp. Với cách chia lớp nhƣ thế này, sẽ thuận tiện cho việc ôn thi tốt nghiệp và giáo viên sẽ dễ dàng hỗ trợ học sinh mọi lúc, mọi nơi. Cách làm này đƣợc nhà tổng kết, đánh giá và cho thấy có hiệu quả. Nhà trƣờng thực hiện việc chia lớp 17
- nhƣ thế này từ năm học 2018 – 2019 đến nay. Tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT những năm gần đây của trƣờng luôn đạt trên 96%. Đặc biệt, tỉ lệ học sinh đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng tăng đáng kể. Tính riêng năm 2021, toàn trƣờng có trên 30 em đỗ các trƣờng top đầu nhƣ Đại học Y, Bách khoa, Học viện an ninh, Bách khoa Hà Nội, Học viện phòng không – Không quân,... 1.1.3. Phân công giáo viên giảng dạy khối 12 đảm bảo yêu cầu dạy phân hóa theo đối tượng học sinh. Mục tiêu Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà trƣờng và là lực lƣợng quyết định cho sự thành công của quá trình dạy học. Năng lực chuyên môn, phƣơng pháp dạy học, uy tín của mỗi cá nhân giáo viên có ảnh hƣởng to lớn đến chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng cũng nhƣ thƣơng hiệu nhà trƣờng. Xác định tỉ lệ đậu tốt nghiệp là mục tiêu trọng tâm của nhà trƣờng nên cần chọn ra đội ngũ giáo viên không chỉ có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm mà còn phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, có thời gian hỗ trợ học sinh, quan tâm và chia sẻ khó khăn với học sinh. Cách tiến hành Bƣớc 1: Nhà trƣờng lập kế hoạch chọn giáo viên dạy khối 12 Bƣớc 2: Phát phiếu thăm dò lấy ý kiến học sinh về giáo viên bộ môn. Đối với ba lớp 12A1,12A2, 12A3 nhà trƣờng phát phiếu thăm dò cho các môn học Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh. Các lớp 12C1,..., 12C8 cho học sinh làm phiếu thăm dò các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, Sử, Địa, Giáo dục công dân. Bƣớc 3: Tổng hợp, phân tích kết quả của phiếu thăm dò. Lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức họp, phân công nhiệm vụ để tổng hợp phiếu thăm dò, phân tích kết quả. Nhà trƣờng dựa trên cơ sở đó để lựa chọn giáo viên dạy khối 12. Bƣớc 4: Hoàn thành việc lựa chọn giáo viên dạy lớp 12. Sau khi họp thống nhất trong lãnh đạo nhà trƣờng, dựa trên cơ sở phiếu thăm dò của học sinh, dựa vào kết quả xếp loại, rèn luyện, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên, nhà trƣờng chọn ra đội ngũ giáo viên dạy khối 12. Cách làm này sẽ tạo đƣợc sự đồng thuận cao giữa giáo viên với lãnh đạo nhà trƣờng. Kết quả Với cách tiến hành nhƣ trên, nhà trƣờng đã hoàn thành việc phân công giáo viên giảng dạy và ôn thi lớp 12. Nhà trƣờng căn cứ vào kết quả xếp loại chuyên môn năm học 2020 - 2021 và kết quả trên phiếu tham khảo ý kiến học 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 68 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn