intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng góp phần: Hoàn thiện nhân cách cho học sinh, sinh viên thực hiện tốt những bổn phận đạo đức của bản thân đối với việc học tập, rèn luyện, có trách nhiệm với gia đình và xã hội; Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên;...Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC                         TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2­3 VĨNH PHÚC                                                                             BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến:  “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo   đức,              lối sống cho học sinh trường Phổ thông DTNT cấp 2­3 Vĩnh   Phúc”    Tác giả sáng kiến: PHAN THỊ HẰNG HẢI    Mã sáng kiến:   04.68.01
  2. Vinh Yên, thang 2 năm 2020 ̃ ́
  3. 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội  phải có con người mới xã hội chủ nghĩa. Muốn có con người mới xã hội chủ nghĩa   thì công việc đầu tiên phải làm là quan tâm đến vấn đề giáo dục. Người cho rằng:   “Thanh niên là người chủ  tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay   suy, yếu hay mạnh đều phụ thuộc vào thanh niên”. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm  tới việc giáo dục lối sống cho thanh niên. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề lối  sống được hòa quyện trong đạo đức và tác phong, là biểu hiện tập trung những phẩm   chất cao đẹp của con người. Cùng với đạo đức cao cả, lẽ sống đẹp, cao quý, lối sống  là biểu hiện trực tiếp của hành động sống và phương thức sống. Học tập tư  tưởng,   đạo đức và lối sống của Hồ Chí Minh không chỉ là tiếp thu thực hành những lời dạy   quý báu của Người mà còn là quá trình học tập những giá trị cao đẹp của cả cuộc đời  Bác.  Trong thời đại toàn cầu hóa, trước sự  phát triển mạnh như vũ bão của khoa   học công nghệ, nền kinh tế  thị  trường đã có những tác động nhiều chiều tới đời  sống của các tầng lớp nhân dân. Mặt tích cực là tạo điều kiện cho nước ta được   giao lưu, hội nhập tiếp thu tinh hoa văn hóa tiến bộ  của nhân loại, hình thành một   lớp thanh niên năng động, có tri thức, bản lĩnh, là lực lượng hùng hậu tham gia vào   sự  nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh mặt tích cực, nền kinh tế  thị  trường còn gây những ảnh hưởng tiêu cực, phá vỡ nét đẹp văn hóa truyền thống, tác  động đến lối sống, văn hóa của nhân dân ta, đặc biệt là một bộ phận không nhỏ thanh,   thiếu niên, học sinh, sinh viên. Chỉ thi số 31/CT­TTg ngày 14 tháng 12 năm 2019 của Thủ tứng Chính phủ chỉ  rõ: “Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đã đạt được những kết   quả tích cực…Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thức học  tập tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường,  tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng 
  4. 2 trên là do công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên vẫn chưa được   các cấp, các ngành quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã   hội còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử  lý vi phạm còn chưa sâu sát, quyết liệt; chưa phát huy được vai trò của cán bộ, nhà  giáo, học sinh, sinh viên, phụ  huynh, các tổ  chức đoàn thể  chính trị, xã hội và chính   quyền địa phương trong quản lý các nhà trường…”  Trường Phổ  thông dân tộc nội trú (DTNT) cấp 2­3 Vĩnh Phúc , trải qua 27  năm xây dựng và phát triển, đã có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục và đào  tạo. Nhà trường thực hiện chức năng nhiệm vụ của trường trung học quy định tại  Điều lệ  trường trung học hiện hành và nhiệm vụ  của trường chuyên biệt là giáo  dục học sinh các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc về chủ trưởng, chính  sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc  văn hóa và truyền thống tốt đẹp của  các dân tộc Việt Nam, của Vĩnh Phúc; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế­   xã hội  ở  vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp . Thực hiện Nghị  quyết 29 về đổi mới  toàn diện nền giáo dục, Trường Phổ  thông DTNT cấp 2­3 Vĩnh Phúc đã đề  ra các  giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối  sống cho học viên.  Tuy nhiên, mặc dù nhà trường đã chú trọng đến giáo dục lối  sống, đạo đức cho học sinh thông qua các môn học như Giáo dục công dân, Lịch sử,   Văn học, các chương trình ngoại khóa… nhưng  vẫn nặng về  dạy kiến thức, thời   lượng dành cho các môn học, chương trình ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống còn ít,  nhiều khi mang tính hình thức. Thực tế  theo kết quả điều tra số  học sinh tại Nhà   trường, vẫn còn nhiều học viên vô cảm trước bạo lực học đường, nhiều em không  có động lực và không xác định được động lực và mục đích của việc học cũng như  cuộc sống, nhiều học sinh không biết ứng phó với những khó khăn, biến động của  cuộc  sống,  một số  học  sinh còn thích học   đòi  theo lỗi sống không lành mạnh,   nghiện game…Đây là vấn đề  khiến nhà trường, ngành giáo dục, dư  luận xã hội,   phụ  huynh học sinh lo ngại. Tất cả những điều đó đã tác động xấu đến việc hình   thành và phát triển nhân cách, đạo đức và lối sống của học sinh. Chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh   đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và luôn đặt ra đối với những người làm  quản lý. Đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về  các đề  tài này nhưng 
  5. 3 thường tập trung vào các vấn đề như  đạo đức, lối sống cho con người mới Xã hội   chủ nghĩa, giáo dục lối sống cho sinh viên… Những công trình chủ yếu đi sâu và cụ  thể  vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các  trường Đại học, giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên nói chung,  chưa đề  cập nhiều đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho   học sinh các trường trung học phổ thông (THPT), đặc biệt là học sinh tại các trường  chuyên biệt, trường dân tộc nội trú. Việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối  sống cho học sinh các trường THPT chủ yếu là thông qua các hội nghị giao ban, bàn  giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục đạo đức …và thường là những  báo cáo kinh nghiệm đúc rút từ  hoạt động thực tiễn của các nhà trường. Như  vậy   với vấn đề  tác giả  đặt ra chưa có một bài viết nào chuyên sâu. Với sáng kiến này,   chúng tôi hy vọng góp phần đưa ra: “Một số giải pháp nâng cao nâng cao chất lượng   giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp 2­3  Vĩnh Phúc” và mang lại hiệu quả  thiết thực không chỉ  đối với Trường Phổ  thông  DTNT cấp 2­3 Vĩnh Phúc mà còn có thể áp dụng hiệu quả tại các trường THPT, các   Trung tâm GDTX­GDNN trong tỉnh Trước yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới, việc giáo dục đạo đức cách   mạng, xây dựng lối sống mới cho thanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội   dung quan trọng hàng đầu trong việc rèn luyện nhân cách của tuổi trẻ, là sự chuẩn bị  hành trang quan trọng cho thanh niên, học sinh trên bước đường lập thân, lập nghiệp. Từ  những vấn đề  nêu trên, với kinh nghiệm thực tế  giảng dạy và quản lý  của bản thân kết hợp với những kiến thức về lý luận và khoa  học được trang bị tôi   áp dụng  “Một số giải pháp nâng cao nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối   sống cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp 2­3  Vĩnh Phúc”  2. Tên sáng kiến: “Một số  giải pháp nâng cao nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối   sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2­3 Vĩnh Phúc”  3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: PHAN THỊ HẰNG HẢI
  6. 4 ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Phổ thông DTNT cấp 2­3 Vĩnh Phúc ­ Số điện thoại: 0908.115.888;  Email: phanhanghai80@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:  Phan Thị Hằng   Hải 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  Quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh   Trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp 2­3 Vĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:       Bắt đầu từ năm học 2019­2020 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến:  7.1.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống  Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự  giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã   hội. Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính  cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công   trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực   hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và   tâm hồn. Lối sống là toàn bộ  hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất  định được xem xét thống nhất với các điều kiện kinh tế xã hội nhất định (Theo Từ  điển Bách Khoa Việt Nam) Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, lối   sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi   cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Giáo dục đạo  đức, lối sống bao gồm giáo dục thế  giới quan, nhân sinh quan, giáo dục tư  tưởng   chính trị và giáo dục các phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người . Giáo dục đạo 
  7. 5 đức, lối sống giúp cho mỗi cá nhân nâng cao trình độ  nhận thức về  các giá trị  đạo  đức, lối sống từ  đó tự  điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực   đạo đức, lối sống của xã hội. Giáo dục đạo đức, lối sống góp phần gìn giữ, phát  huy những giá trị  đạo đức mà các thế  hệ  trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần  tích cực trong việc giáo dục hình thành những giá trị  đạo đức, lối sống mới, khắc   phục những quan điểm lạc hậu, sự  lệch chuẩn các giá trị  đạo đức truyền thống,   những thói hư  tật xấu hay những hiện tượng phi đạo đức. Giáo dục đạo đức, lối  sống không chỉ làm cho con người nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, các giá   trị đạo đức, lối sống mà còn thông qua đó để  hình thành niềm tin và tình cảm đạo   đức. Trên cơ sở đó giúp con nguời nhận ra giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy   giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần  nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội. Trong chiến luợc phát triển con người,  Đảng và Nhà nước ta đề  cao vai trò giáo dục đạo đức, lối sống cho cho học sinh,   sinh viên ­ những chủ nhân tương lai của đất nước.  Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ  quan trọng  góp phần: Hoàn thiện nhân cách cho học sinh, sinh viên thực hiện tốt những bổn  phận đạo đức của bản thân đối với việc học tập, rèn luyện, có trách nhiệm với gia   đình và xã hội; Nâng cao nhận thức chính trị, tư  tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; Bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên tình cảm cách mạng trong sáng;   Bồi dưỡng ý chí, hành động đúng, hình thành những thói quen đạo đức, lối sống đặc  biệt là ý thức trách nhiệm công dân; Đấu tranh khắc phục, ngăn chặn những biểu  hiện thiếu đạo đức trong tư  tưởng, tình cảm, hành động của học sinh, sinh viên.  Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, tích cực tha m gia phòng chống tệ nạn xã  hội; Nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học sinh, sinh viên; đảm bảo an ninh,  trật tự trong trường học, kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật trong học  sinh, sinh viên. Giáo dục đạo đức, lối sống có vai trò rất lớn trong việc hình thành ý thức,  tình cảm cũng như các hành vi đạo đức của con người nói chung, của học sinh, sinh   viên nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp   của đạo đức xã hội; trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một   bộ phận thanh thiếu niên thì công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh  
  8. 6 viên càng trở nên quan trọng. Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, học sinh, sinh viên luôn được   Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, các cấp chính quyền quan tâm: Văn kiện Đại hội X của Đảng chỉ  rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị  nhân   cách con người Việt Nam. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh,   sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh  văn hóa con người Việt Nam” Chỉ thị ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng  đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế  hệ trẻ, giai đoạn 2015­2030.          Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã hoạch định những chiến  lược quan trọng để phát triển đất nước, trong đó có việc bồi dưỡng, phát triển đội  ngũ thanh niên. Đồng thời, thanh niên cũng sẽ là nhân tố quan trọng, xung kích thực  hiện những nhiệm vụ chiến lược đó. Quyết định số  1501/QĐ­TTG ngày 28/8/2015 của Thủ  tưởng Chính phủ  đề  án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên,  thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2015­2020” Quyết   định   410/QĐ­BGDĐT   ngày   4/2/2016   của   Bộ   giáo   dục   đào   tạo   về  “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu   niên, nhi đồng giai đoạn 2015­2020” Tại Điều 2, Luật giáo dục năm 2019 xác định: “Mục tiêu giáo dục phát triển  toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ  và nghề  nghiệp, có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân   tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội; phát huy tiềm  năng, khả  năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân  lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc   và hội nhập quốc tế”. 7.1.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại trường Phổ  thông DTNT cấp 2­3 Vĩnh Phúc Thực hiện Nghị quyết 29, Ngành giáo dục Vĩnh Phúc nói chung, Trường Phổ 
  9. 7 thông DTNT cấp 2­3 Vĩnh Phúc nói riêng đã và đang tích cực đổi mới nhằm đào tạo  ra thế hệ học sinh có đạo đức, lối sống lành mạnh, tích cực, có đủ  kiến thức, khả  năng thích ứng với yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, đặc   biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.  7.1.2.1.  Một số  chương trình  giáo dục  đạo  đức,  lối sống  đang được   triển khai trong  nhà trường ­Lồng ghép, đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí  Minh và các cuộc vận động lớn của ngành: “Dân chủ  ­ Kỷ cương ­ Tình thương ­   Trách nhiệm”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”;  các phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học  sinh tích cực”, “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong trường học”, “Xây   dựng trường học hạnh phúc” ­ Đổi mới nội dung phương pháp dạy, học và thi cử, đặc biệt là với các môn  học liên quan đến giáo dục đạo đức, giáo dục công dân. Đổi mới cách ra đề  thi   (nhất là các môn tự  luận) theo hướng đề  “mở” gắn với thực tế, với những tấm   gương sáng về đạo đức nhằm bồi dưỡng hình thành nhân cách, nhận thức cho học   sinh. ­Thực hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng chủ đề  và thời  gian; tổ chức nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa, tổ chức hát Quốc ca, qua đó học   sinh được giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và bảo vệ chủ quyền đất  nước. Đẩy mạnh việc tích hợp giáo dục kỹ  năng sống, giáo dục đạo đức trong các   môn học. ­ Phối hợp với Sở GD&ĐT,các Sở, Ngành, Đoàn thể, Ban Dân tộc triển khai  các chương trình giáo dục để  cùng chăm lo hoạt động của nhà trường cũng như việc học tập   và rèn luyện của học sinh. ­ Tăng cường củng cố mối quan hệ nhà trường­ gia đình ­ xã hội trong việc  giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trường phổ  thông theo Chỉ  thị  số  71/2008/CT­ BGDĐT ngày 23/12/2008 về tăng cường công tác phối hợp nhà trường­ gia đình và  xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên
  10. 8   ­ Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục cho học sinh, trong đó   đề cao vai trò giáo dục đạo đức, trách nhiệm xã hội đối với học sinh theo Chỉ thị số  1537/CT­BGDĐT ngày 5/5/2014 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo về  tăng  cường và nâng cao hiệu quả  một số  hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên   trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. ­Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh theo Chỉ thị số 31/CT­ TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ “Chỉ thị về tăng cường  giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên”   7.1.2.2.Ưu điểm           Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đã tạo ra được những  thay đổi tích cực trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinh. Cụ thể: Đa số học  sinh Nhà trường  có lòng yêu nước và lòng tự  hào dân tộc;  có lý tưởng sống đúng  đắn, có  ước mơ  và hoài bão trong cuộc sống; thích nghi nhanh với những chuyển  đổi về kinh tế, văn hóa của đất nước, năng động, nhạy cảm trước những cái mới,   tiến bộ. Biết hướng hoạt động của mình vào các sinh hoạt xã hội lành mạnh;  Học  sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, nghiên cứu sáng tạo khoa học nâng  cao trình độ. Phần lớn học sinh có đạo đức tốt, biết kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy   cô giáo,   người  lớn  tuổi;  có tinh  thần  đoàn  kết,  tích  cực  học   tập,   rèn luyện,  tu  dưỡng. Năm học 2018­2019 và học kì I năm học 2019­2020, học sinh Trường Phổ  thông DTNT cấp 2­3 Vĩnh Phúc đạt được kết quả đáng ghi nhận: Tham gia thi chọn  HSG cấp tỉnh  đạt 30 giải;  Tham gia  Hội khỏe phù  đổng cấp tỉnh  đạt: 03 Huy  chương vàng, 05 huy chương bạc và 09 huy chương đồng; xếp thứ  6 toàn ngành.   Tham gia Hội trại kỉ niệm 120 năm thành lập thành phố Vĩnh Yên xếp thứ nhất toàn   cuộc. Tham gia cuộc khi KHKT cấp tỉnh đạt 01 giải.  7.1.2.3. Hạn chế Các chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường  hiện nay còn có những hạn chế đưa đến kết quả của việc giáo dục chưa cao:  ­Việc lồng ghép giáo dục tư  tưởng, đạo đức Hồ  Chí Minh và thực hiện các  phong trào thi đua, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa  nhiều khi còn mang tính hình thức, phong trào, nặng tính tuyên truyền cổ động mà ít  
  11. 9 đi vào hiệu quả, thuyết phục. ­ Chưa có nhiều chương trình trọng tâm đi vào chiều sâu trong giáo dục đạo   đức, lối sống cho học sinh. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa  còn thiếu. ­ Công tác phối hợp giữa Nhà trường­ Gia đình­ xã hội chưa thực sự  hiệu  quả  ­ Các chương trình bồi dưỡng cho giáo viên trong công tác giáo dục lối sống,   đạo đức còn chưa thường xuyên, chưa có sự đổi mới, nặng về lý thuyết. ­ Công tác giáo dục lối sống cho học sinh nhà trường hiện nay chưa thực sự  hiệu quả. Vai trò của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ  huynh học sinh  chưa được phát huy tối đa. Vẫn còn một số thầy cô chưa thực sự là tấm gương đạo  đức, tự  học, sáng tạo. Thực tế  cho thấy, một bộ  phận học sinh   có dấu hiệu của  những biểu hiện sai lệch về đạo đức và lối sống cần được chúng ta quan tâm. Biểu   hiện cụ thể là:  + Một bộ phận học sinh có lý tưởng sống không đúng đắn, thờ ơ với những   vấn đề xảy ra xung quanh mình, đã và đang xuất hiện những quan niệm, những sự  lựa chọn giá trị đáng lo ngại, thậm chí là sai lệch. Nổi bật là xu hướng lựa chọn: giá   trị  vật chất lấn át giá trị  tinh thần; giá trị  ngoại sinh lấn át giá trị  nội sinh; giá trị  kinh tế lấn át giá trị đạo đức và thẩm mỹ; giá trị hiện đại lấn át giá trị truyền thống.   + Một số học viên có biểu hiện của lối sống buông thả, thực dụng, chịu ảnh   hưởng tiêu cực của nền kinh tế  thị  trường, sa vào các tệ  nạn xã hội ,  xuất hiện  những quan niệm về  cuộc sống, quan niệm về  tình bạn, tình yêu theo xu hướng  hiện đại, Tây hoá không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc khiến chúng   ta không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Nhưng đáng lo ngại hơn cả  là hiện tượng mất   phương hướng, bế tắc trong việc lựa chọn các giá trị và mục đích cuộc sống, không  xác định và không quyết tâm trong việc học tập và mục đích học tập ở một bộ phận  học sinh nhà trường. Nhiều học sinh nghiện game, sống trong thế giới  ảo, sa vào  các tệ nạn xã hội, vi phạm trật tự an toàn giao thông .  + Một bộ phận học sinh có thái độ học tập không đúng đắn, vi phạm kỷ luật  học tập. Nhiều em có suy nghĩ rằng học là để hài lòng bố mẹ, nhiều học sinh có tư  tưởng học lệch, chỉ học những môn để phục vụ mục đích thi cử, gian lận trong học 
  12. 10 tập, kiểm tra, thi cử… 7.1.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế. ­ Nhận thức về tầm quan trọng trong công tác giáo dục lối sống cho học sinh   của một số cán bộ quản lý, giáo viên, gia đình và học sinh còn hạn chế. Các chương  trình lồng ghép còn mang tính hình thức. ­ Công tác phối hợp giữa Nhà trường, gia đình, xã hội còn chưa tốt. ­ Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Công đoàn chưa phát   huy hết vai trò và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống. ­ Các chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được triển khai   nhưng không chú ý đến kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. 7.1.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho  học sinh tại Trường Phổ thông DTNT cấp 2­3 Vĩnh Phúc 7.1.3.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo nhà trường, giáo viên,  nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội về tầm quan trọng  của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ­ Giáo dục nhận thức về vai trò của lối sống mới theo tư tưởng Hồ  Chí  Minh.  Trong quan niệm của Hồ  Chí Minh, vấn đề  lối sống được hòa quyện   trong đạo đức. Các phẩm chất đạo đức được thể hiện thông qua những hành vi   hàng ngày của con người trong cuộc sống. Đó chính là lối sống. Lối sống trong   sạch và lành mạnh là động lực giúp con người và xã hội loài người vươn tới tầm   cao văn hóa. Nhà trường đã quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này thông qua một số  chương trình hành động cụ thể: Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị,  giáo dục về  vai trò của lối sống đẹp trong học   sinh  bằng các biện pháp tuyên  truyền thông qua các chương trình hoạt động của nhà trường như: Tuần lễ sinh   hoạt đầu năm, các buổi chào cờ đầu tuần, các phong trào hoạt động Đoàn thanh  niên, các chương trình ngoại khóa của Nhà trường theo các chủ  điểm như  chào  mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thành   lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt   Nam 3/2, ngày Thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ  Chí Minh 26/3, giải  
  13. 11 phóng miền Nam 30/4; ngày sinh nhật Bác 19/5… ­ Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục lối sống.  Theo Hồ  Chí Minh, mục đích của giáo dục là đào tạo ra những công dân có ích   cho xã hội. Giáo dục không những có nhiệm vụ dạy chữ mà còn hình thành nhân  cách cho người học. Vì vậy, nhận thức đúng đắn về  tầm quan trọng của công   tác giáo dục lối sống đối với học  sinh là nhiệm vụ  của Ban giám hiệu, các tổ  chức đoàn thể, các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên, nhân viên trong các nhà   trường, của giai đình và của cả xã hội.          ­ Đổi mới nội dung và hình thức các chương trình, hoạt động giáo dục lối  sống, xây dựng nội dung trọng tâm, cụ  thể.  Lồng ghép giáo dục tư  tưởng, đạo  đức Hồ Chí Minh vào các môn học, vào thực hiện các phong trào thi đua, các hoạt   động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa cần có chiều sâu, có tính   thiết thực. ­  Giáo dục bằng phương pháp nêu gương: Hồ  Chí Minh  cho rằng: Lấy  gương người tốt việc tốt để  hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những   cách  tốt  nhất  để  xây   dựng  Đảng.  Để   làm   tốt  phương  pháp   nêu  gương,  nhà  trường đã thực hiện các phương pháp sau:  Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện tiếp tục  phát động các phong trào thi đua  “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức,  phong cách Hồ  Chí Minh”,  “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự  học, sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” , “Xây dựng  trường học hạnh phúc”...   Giáo dục bằng phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt trong học  sinh  nhà trường, nêu gương các hình mẫu trong xã hội, đặc biệt giáo dục tấm gương   sáng ngời về lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong các chương trình ngoại  khóa của Nhà trường từ đầu năm học đã tích hợp giáo dục thông qua cuộc thi kể  chuyện về tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh. ­ Đề cao vai trò tự giáo dục của bản thân mỗi người. Nhà trường đã tuyên  truyền, mở các lớp rèn luyện kỹ năng mềm, kĩ năng sống cho học sinh, xây dựng  kế hoạch cụ thể,  có sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả. Bên cạnh tổ chức thành 
  14. 12 các lớp, các khóa học,  nhà trường đã  tăng cường các hoạt động ngoại khóa để  thực hành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết, cố  gắng để  mọi học  sinh được tham gia thực hành. Đổi mới nội dung các buổi chào cờ  đầu tuần và  sinh hoạt lớp cuối tuần, coi đây là những buổi dạy kĩ năng sống, đạo đức, lối  sống cho học sinh. Lồng ghép dạy kĩ năng sống vào các tiết dạy chính khóa một  cách hiệu quả, tránh hình thức. Hướng dẫn học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ  dạy phù hợp với lứa tuổi   học sinh THPT. ­Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các hoạt  động giáo dục, trải nghiệm sáng tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ  thông tin;   khuyến khích giáo viên, học sinh xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài   viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng. ­ Chú trọng đầu tư  cơ  sở  vật chất và kinh phí cho các chương trình giáo  dục đạo đức, lối sống. Tổ chức các chương trình bồi dưỡng cho giáo viên giảng  dạy kĩ năng sống.           7.1.3.2. Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và  xã hội. Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là trách nhiệm chung của gia   đình, nhà trường, của các tổ chức đoàn thể  và toàn xã hội. Bác Hồ  đánh giá cao   vai trò của gia đình, vai trò của gia đình đã góp phần quan trong trong xây dựng  lối sống cho thanh niên gia đình là hạt nhân của xã hội”. Vấn đề  gia đình được   nhận thức và quan tâm, hình  ảnh gia đình, tình cảm gia đình, giáo dục gia đình   luôn  ảnh hưởng tới các thành viên, trước hết là thế  hệ  trẻ. Yếu tố gia đình rất   quan trọng, song ngoài mối quan hệ  với những người thân trong gia đình, trong  cuộc sống thanh niên còn phải tiếp xúc, quan hệ với thầy cô, bạn bè, làng xóm...  thông qua các mối quan hệ đó, thanh niên tiếp tục nhận được sự giáo dục từ nhà   trường và toàn xã hội. Vì vậy, cần phải kết hợp tốt ba yếu tố: Gia đình, nhà   trường, xã hội trong giáo dục lối sống cho học viên. Cùng với gia đình, nhà  trường và xã hội phải thật sự  quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để  học  
  15. 13 viên phát triển một cách hài hòa trên các mặt: đức, trí, thể, mỹ  và kịp thời uốn   nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi của học sinh.  Để  làm tốt được điều này,  Ban Chi  ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã  chỉ  đạo, tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhận  thức đúng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục lối   sống cho  học  sinh.  Xây dựng mối quan hệ  trách nhiệm giữa nhà trường, gia  đình và các tổ  chức xã hội là tạo ra sự  hiểu biết, hỗ  trợ, kiểm tra đốc việc  học tập và tu dưỡng của học sinh.  Biện pháp cụ thể:  Lâp hê thông tin nhăn điên t ̣ ̣ ́ ́ ̣ ử, sô liên lac điên t ̉ ̣ ̣ ử, sô liên ̉   ̣ ̉ ̀ ương, t lac truyên thông, facebook cua nha tr ̀ ́ ̀ ưng l ̀ ơp, t ́ ổ chức họp phụ huynh 03   lần/ năm học  đê nha tr ̉ ̀ ương, giao viên chu nhiêm, giao viên bô môn co thê thông ̀ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ̉   ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̉ ơi gia đinh vê s bao, nhân xet, trao đôi cu thê v ́ ̀ ̀ ự  phân đâu, ren luyên, nh ́ ́ ̀ ̣ ưng thay ̃   ̉ ́ ực va han chê cua t đôi tich c ̀ ̣ ́ ̉ ưng hoc sinh. Yêu c ̀ ̣ ầu gia đình có sự trao đổi và cùng  đưa ra các giải pháp để  cùng giáo dục học sinh. Thông qua sự phan hôi cua gia ̉ ̀ ̉   ̀ ̃ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ức cua hoc sinh giup nha tr đinh, xa hôi vê công tac giao duc đao đ ̉ ̣ ́ ̀ ương, giao viên ̀ ́   ̉ ̣ ̣ ̉ chu nhiêm, giao viên bô môn điêu chinh ph ́ ̀ ương phap giao duc. ́ ́ ̣   7.1.3.3. Nâng cao, phát huy vai trò lãnh đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu  và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.  Lãnh đạo nhà trường phải luôn có tư  duy đổi mới, sáng tạo có tầm nhìn   trong việc đề  ra các chương trình, giải pháp thực hiện nhiệm vụ  giáo dục đạo   đức, lối sống cho học sinh. Đoàn thanh niên cần sáng tạo trong tổ chức các hoạt  động nhằm thu hút học sinh và phát huy vai trò xung kích của mình trong giáo  dục lối sống cho học sinh.  Thứ nhất: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng lối sống mới theo tư tưởng Hồ  Chí Minh trong học sinh toàn trường. Theo đó, ngay từ đầu mỗi năm học Ban chỉ  đạo xây dựng lối sống mới cần có chương trình hành động cụ  thể  và đề  ra các   giải pháp tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hóa lành mạnh nhằm   xây dựng cho học viên có nhận thức chính trị  đúng đắn, củng cố niềm tin trong  sinh viên về lý tưởng cách mạng về chủ nghĩa xã hội và con đường mà Đảng và 
  16. 14 Bác đã lựa chọn. Từ  đó, học sinh ý thức được hành động của mình trong cuộc  sống có thái độ sống, học tập, rèn luyện đúng đắn.  Thứ  hai: Nâng cao vai trò của tổ  chức Đoàn thanh niên nhà trường trong   công tác giáo dục lối sống cho học sinh. Đoàn thanh niên nhà trường xây dựng  những chương trình hành động cụ thể, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt  nhằm thu hút  học sinh  tham gia các hoạt động đoàn.  Phối hợp với các đơn vị  chức chức năng tổ chức cho học sinh tham gia các buổi tư vấn về sức khỏe sinh  sản, phòng chống tệ nạn xã hội. Mở các lớp tập huấn kỹ  năng mềm trong  học  sinh, đổi mới nội dung của các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các hội thi, hoạt động  của các câu lạc bộ. Đoàn Thanh niên Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc  theo dõi, giáo dục ý thức, nề  nếp, lối sống của học sinh. Đoàn Thanh niên Nhà  trường có phân công lịch trực theo dõi học sinh và xây dựng kế  hoạch cho các   chương trình hoạt động ngoại khóa, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống cụ thể,  rõ ràng. Hàng tuần có sơ kết, đánh giá kết quả và tuyên dương, khen thưởng vào   các giờ tập trung đầu tuần. Thứ  ba: Phát huy vài trò của Ban quản sinh Nhà trường. Với đặc thù học  sinh ở nội trú, các em chỉ về nhà vào tuần cuối của tháng. Do đó, mọi hoạt động,   sinh hoạt của học sinh đều do Nhà trường quản lý. Ngoài thời gian học trên lớp,  thời gian tự  học và giải trí, nghỉ  ngơi của học sinh do Ban Quản sinh quản lý.  Ban Quản sinh Nhà trường có phân công lịch trực cụ thể, chia ca rõ ràng. Nhiệm  vụ  của quản sinh là theo dõi, kiểm tra nề  nếp học tập, sinh hoạt, vệ  sinh của   học sinh. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn việc học sinh tự học, hướng dẫn   học sinh cách vệ  sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, phòng  ở  và vệ  sinh môi trường  xung quanh. Khi phát hiện có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống, Ban quản   sinh báo cáo Nhà trường, giáo viên chủ  nhiệm, giáo viên bộ  môn và cùng phối  hợp giáo dục, uốn nắn kịp thời. Ban Quản sinh chấm điểm thi đua học sinh theo   tuần, theo tháng và có tuyên dương, khen thưởng. Thứ bốn: Tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện xây dựng lối sống văn hoá lành  mạnh trong học đường, xây dựng môi trường học đường thân thiện, học sinh  tích cực.
  17. 15 Việc định hướng, giáo dục giá trị  cần phải gắn liền với xây dựng lối   sống văn hoá lành mạnh trong học đường. Lối sống đó vừa giữ được những nét   đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu những yếu tố tinh hoa của   nhân loại, đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH trong xu thế hội   nhập. Xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh trong học đường là thực sự  cần  thiết vì chính nó sẽ tạo nên sức đề  kháng tốt nhất chống lại sự suy đồi về  văn  hoá, tinh thần do sự xâm nhập của các phản giá trị, các tệ nạn xã hội nảy sinh từ  mặt trái của kinh tế thị trường và của toàn cầu hoá. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, các gia đình  có sự quan tâm hơn tới việc học hành của con cái, học sinh được cha mẹ đầu tư  nhiều hơn về  cơ  sở  vật chất các trang thiết bị  để  học tập, sinh hoạt nên đời   sống vật chất của đa số  học sinh đã khá hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, cùng  với sự  đầy đủ  về  vật chất, lối sống của  một số  học viên cũng có những biểu  hiện lệch chuẩn đáng quan tâm. Các giá trị  hiện đại có vẻ  như  đang lấn át các  giá trị  truyền thống, các phản giá trị  cũng đang rất “nhanh chân” chiếm lĩnh  những vị trí quan trọng nhất định, đặc biệt là những giá trị không phù hợp vẫn có   được sự hưởng ứng cao. Chính vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến  việc giáo dục đạo đức, lối sống cho  học sinh đồng thời phát huy vai trò của các   tổ  chức đoàn thể, nhất là tổ  chức Đoàn thanh niên trong việc định hướng cho   học  sinh xác định đúng những chuẩn mực đạo đức, lối sống cùng hệ  giá trị  chuẩn nhằm xây dựng một môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh trong  nhà trường mà trong đó, mỗi học sinh là một thành viên. Nếu chúng ta làm tốt   việc đó thì những biểu hiện thái quá, lệch chuẩn về  đạo đức, lối sống tự  nhiên sẽ bị lạc lõng, lập dị, bị dư luận chê cườ i, nhờ đó, mỗi  học viên có thể  tự điều chỉnh hành vi của mình trướ c hết là vì danh dự của chính bản thân họ  và sau đó là vì tập thể.  7.1.3.4.   Thành   lập   Ban   Truyền   thông   nhằm   tăng   cườ ng   tuyên  truyền, giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh Với   đặc  thù  là  trườ ng  chuyên  biệt,  đa   số   học  sinh là  ngườ i  dân  tộc 
  18. 16 thiểu số, các em đều xa gia đình và  ở  nội trú tại trường. Do đó, để  phát huy   hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, Nhà trườ ng thành   lập Ban  truyền thông, trong  Ban  truy ền  thông có  các  thành  phần  gồm Ban  Giám hiệu, giáo viên bộ  môn, giáo viên chủ  nhiệm và những em học sinh tiêu   biểu. Nhiệm vụ  của Ban truy ền thông Nhà trường là tổ  chức các hoạt động  tuyên truyền về  các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trườ ng, trong đó   trọng điểm là tuyên truyền về  tấm gương người tốt, việc t ốt, l ối sống đẹp,  tư  tưởng chính trị, đạo đức; học tập và làm theo tấm gương đạ o đứ c Hồ  Chí  Minh;  Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về  chủ  trương, đường lối  của Đảng cho học sinh, đặc biệt là các vấn đề  liên quan đến chủ  quyền biên  giới, hải đảo, độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội, đấu tranh phòng chống  “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin xuyên tạc của các thế  lực thù địch... 7.1.3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực  hiện các chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Kiểm tra, giám sát, đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu trong công  tác giáo dục lối sống cho học sinh , sinh viên nhà trường. Bởi nếu đề ra chương  trình và tổ  chức các hoạt động mà không có đánh giá, kiểm tra, giám sát, thì  không có kết quả  cao.  Nhận thức rõ được điều đó, Nhà trường đã  giao trách  nhiệm kiểm tra các chương trình kế  hoạch của Ban xây dựng lối sống mới cho   học sinh của nhà trường, hoạt động giáo dục lối sống của Đoàn thanh niên thuộc  về  trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân nhà trường ;  Ủy ban kiểm tra của  Đoàn thanh niên nhà trường nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình trong công  tác giám sát, kiểm tra các chương trình, kế hoạch của Đoàn để  kịp thời phát hiện  những hạn chế và đề xuất phương án nhằm nâng cao hơn nữa công tác giáo dục lối   sống cho học viên;  định kỳ Ban thanh tra nhân dân phối hợp với ủy ban kiểm tra   Đoàn trường tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện các chương trình hoạt   động trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhà trường, rút kinh  nghiệm và đề ra phương hướng cho các hoạt động mới. 
  19. 17 Trong quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo dục đạo đức, lối  sống, Nhà trường kịp thời phát hiện những trường học học sinh có biểu hiện vi  phạm đạo đức có biện pháp uốn nắn kịp thời; rà soát những chương trình giáo   dục đạo đức còn có thiếu xót, hạn chế để kịp thời điều chỉnh, khắc phục. Đồng  thời phát huy các chương trình giáo dục có tác dụng hiệu quả cao trong công tác   giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:  Những giải pháp sáng kiến được nghiên cứu và đã áp dụng ở Trường Phổ  thông DTNT cấp 2­3 Vĩnh Phúc từ  năm học 2019­2020, tạo ra sự  thay đổi tích  cực trong công tác dạy và học, công tác giáo dục đạo đức, lối sống và đạt được  kết quả khả quan. Chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống  tại Trường phổ  thông DTNT cấp 2­3 Vĩnh Phúc học kì I, năm học 2019 ­2020  tăng cao hơn so với năm học trước. Những giải pháp này còn có thể  áp dụng cho tất cả  các trường THPT và  có thể áp dụng cho cả những trung tâm GDNN­GDTX huyện, thị 8. Những thông tin cần được bảo mật:      Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ­ Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên: Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở giáo dục và  Đào tạo, các sở, ban, ngành trong tỉnh. ­ Cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm. ­ Giao việc đúng với năng lực, sở trường của giáo viên ­ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh ­ Cơ  sở  vật chất: phòng học đầy đủ  trang thiết bị, máy tính máy chiếu,   bảng từ, không gian rộng, đủ ánh sáng. ­ Cơ chế khen thưởng phù hợp
  20. 18 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến kinh nghiệm  “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục  đạo đức, lối sống cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp 2­3 Vĩnh  Phúc” được nghiên cứu và áp dụng từ  năm học 2018­2019. Kết quả  cho thấy   chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh   Nhà trường được nâng lên rõ rệt (có phụ lục đính kèm) ­Đối với giáo viên: Học kì I, năm học 2019­2020: 100% cán bộ, giáo viên  hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, có 17 giáo viên hoàn thành xuất  sắc nhiệm vụ. Nhà trường đạt giải Nhất toàn Thành phố  trong cuộc thi “Tìm  hiểu về  Luật tiếp cận thông tin” với 01 giải Nhất, 01 giải ba và 01 giải phụ  cấp thành phổ; 01 giải Nhất, 01 giải Ba cấp t ỉnh. Cu ộc thi Tìm hiểu về  70  thành lập Tỉnh Vĩnh Phúc có 01 giải Ba.  Chi bộ  nhà trường đạt danh hiệu Chi  bộ  trong sạch vững mạnh,  01 đảng viên được tặng Giấy khen của Thành  ủy  đạt 05 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong tổng kết 05 năm phong trào thi đua  yêu nước giai đoạn 2015­2020, có 10 giáo viên được tuyên dương điển hình  tiên tiến cấp trường, 03 giáo viên đề  nghị  tuyên dương điển hình tiên tiến cấp   ngành. Đối với học sinh: Năm học Hạnh kiểm Học lực Kết quả  T ốt Khá TB Y ếu Giỏ Khá TB Yế thi  (%) (%) (%) (%) i (%) (%) u THPTQG (%) (%) (%) 2018­2019 70.04 22,14 6.03 1.79 2.05 40.35 49.12 8.48 98       Kì   I:  71,64 23,10 5 0 2.9 41.5 51.16 4.4 2019­2020
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0