intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ tại trường THPT Lê Hồng Phong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đưa ra các giải pháp để tiếp tục triển khai hiệu quả công sinh hoạt chi bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tính chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ tại trường THPT Lê Hồng Phong

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƢỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG (Lĩnh vực: Quản lý) Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Bích Hạnh - Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng Hồ Văn Hoàng - Phó Bí thư Chi bộ Đơn vị: Trường THPT Lê Hồng Phong Điện thoại: 0912368139 Nghệ An, tháng 4/2023
  2. MỤC LỤC Phần, mục Nội dung Trang Phần 1 Đặt vấn đề 5 Phần 2 Nội dung 7 I Cơ sở lý luận và thực tiễn 7 1 Cơ sở lý luận 7 2 Cơ sở thực tiễn 10 II Thực trạng công tác sinh hoạt chi bộ tại trƣờng THPT 11 Lê Hồng Phong 1 Khái quát đặc điểm, tình hình về trường THPT Lê Hồng 11 Phong Thực trạng công tác sinh hoạt chi bộ tại trường THPT Lê 2 13 Hồng Phong Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác sinh hoạt III 14 chi bộ tại trƣờng THPT Lê Hồng Phong Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chi bộ, Bí thư 1 chi bộ và đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng 14 của sinh hoạt chi bộ Thực hiện nghiêm túc, nề nếp chế độ sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng. Nội dung sinh hoạt phải cụ thể 2 sát với điều kiện của cơ quan, đơn vị. Bảo đảm nguyên tắc 17 tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đoàn kết nội bộ Cấp ủy, Bí thư chi bộ phải chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt; 3 nêu cao tinh thần trách nhiệm, họp chi ủy để thống nhất nội 21 dung trước khi họp chi bộ 4 Nâng cao chất lượng điều hành trong sinh hoạt chi bộ 23 Nâng cao ý thức đảng viên trong việc tham gia sinh hoạt chi 5 24 bộ Tăng cường sinh hoạt chuyên đề, chú trọng những vấn đề 6 26 mới, cần quan tâm 2
  3. Triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá chất 7 lượng sinh hoạt chi bộ theo quy định đảm bảo khách 27 quan, chính xác Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức 8 đảng, đảng viên trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi 28 bộ IV Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 29 V Kết quả đạt đƣợc 33 1 Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị 34 2 Lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị 37 3 Lãnh đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế 40 Phần 3 Kết luận và kiến nghị 41 I Kết luận 41 II Kiến nghị, đề xuất 42 Tài liệu tham khảo Phụ lục 3
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Đọc là CBCCVC Cán bộ công chức, viên chức CBQL Cán bộ quản lý CB, ĐV, GV và NV Cán bộ đảng viên, giáo viên, nhân viên CSGD Cơ sở giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo QPPL Quy phạm pháp luật PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật THPT Trung học phổ thông TCCSĐ Tổ chức cơ sở đảng UBND Ủy ban nhân dân 4
  5. Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh hoạt chi bộ là một trong những hình thức hoạt động chủ yếu của chi bộ, là khâu đầu tiên trong qui trình hoạt động, là cơ sở tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của chi bộ, của đảng viên trong một thời gian nhất định hoặc trong thực hiện một công việc cụ thể; bảo đảm cho chi bộ thực hiện chức năng lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, nhiệm vụ chính trị đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị và xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì việc sẽ tốt”, “Muốn chi bộ phát triển tốt, thì cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng chi bộ”. Sinh hoạt chi bộ là một trong những hoạt động chủ yếu của chi bộ, có tác động trực tiếp đến quá trình lãnh đạo của Đảng và quá trình nhận thức của mỗi đảng viên. Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thực chất là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Trong những năm qua, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên luôn được Đảng ta coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều chủ trương quan trọng về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII có nội dung “Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”. Nghị quyết số 21- NQ/TW chỉ rõ: Đổi mới nội dung, phương thức, phong cách lãnh đạo, lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực của cấp ủy, bí thư cấp ủy cơ sở, bảo đảm vai trò hạt nhân và lãnh đạo toàn diện của Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết trong Đảng. Kịp thời cụ thể hóa chủ trương của cấp trên phù hợp với thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, đảng viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải gắn với thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ chi bộ. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương giải pháp về xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực 5
  6. lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sơ đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương các cấp uỷ, tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, tạo được một số chuyển biến tích cực về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bô, đảng viên. Tuy nhiên vẫn còn không ít chi bộ và tổ chức cơ sở đảng bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do chất lượng sinh hoạt đảng ở nhiều chi bộ, đảng bộ cơ sở chưa đạt yêu cầu. Chỉ thị số10-CT/TW của Ban Bí thư đã nêu: “Vẫn còn không ít tổ chức cơ sở đảng và chi bộ yếu kém; một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp, suy thoái về phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống; nhiều cấp ủy chi bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng, buông lỏng công tác quản lý, giáo dục đảng viên; nội dung sinh hoạt chi bộ còn nghèo nàn thiếu nội dung chính trị, tư tưởng cụ thể; tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình, phê bình yếu, ý thức tổ chức kỷ luật yếu kém; tinh thần đoàn kết và tình thương yêu đồng chí bị giảm sút; chi bộ chưa thực sự là nơi sinh hoạt tư tưởng để cấp uỷ nắm và hiểu tâm tư nguyện vọng của đảng viên; chi bộ chưa thể hiện tốt vai trò là nơi lãnh đạo, giáo dục, quản lý, giám sát và rèn luyện đội ngũ đảng viên. Tình hình đó làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngay từ chi bộ”. Từ thực tiễn, nhận thấy việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ quan trọng nhằm giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, bảo đảm tính giáo dục và là một nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là vấn đề cần thiết, cấp bách. Trường THPT Lê Hồng Phong là CSGD trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An (GD&ĐT), chi bộ trực thuộc huyện ủy Hưng Nguyên. Thực hiện hướng dẫn của các cấp, trực tiếp là Huyện ủy Hưng Nguyên, chi bộ đã thực hiện tuyên truyền, quán triệt, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện sinh hoạt chi bộ có chất lượng. Chi bộ đã xác định vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ một nội dung, một nhiệm vụ được đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện. Căn cứ các kết quả đạt được trong quá trình triển khai, chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng sinh hoạt Chi bộ tại trƣờng THPT Lê Hồng Phong” Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai sinh hoạt chi bộ không phải là vấn đề mới vì đây là một nội dung, một nhiệm vụ yêu cầu các CSGD triển khai. Tuy nhiên, hiện tại, đến thời điểm này vẫn chưa có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, chi tiết về các giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong nhà trường. Đề tài được đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn chỉ đạo, triển khai công tác 6
  7. sinh hoạt chi bộ tại trường THPT Lê Hồng Phong. Cho nên đề tài được đặt ra có tính mới. 7
  8. Phần 2. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tổ chức Đảng trong nhà trƣờng Tại Điều 58 về Tổ chức Đảng trong nhà trường Luật giáo dục 2019 quy định cụ thể: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Như vậy theo quy định trên có thể thấy Tổ chức Đảng trong các trường học là vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo công tác tư tưởng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ dạy học bảo đảm chương trình, nội dung, thời gian và chất lượng giáo dục. 1.2. Mối quan hệ giữa Cấp ủy và Ban Giám hiệu Cấp ủy có nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác xây dựng Nghị quyết để Chi bộ thông qua. Theo đó có thể thấy Ban Giám hiệu điều hành hoạt động chuyên môn trên cơ sở Nghị quyết của Chi bộ. Như vậy, Cấp ủy đóng vai trò lãnh đạo đối với các công tác chuyên môn, còn Ban Giám hiệu đóng vai trò điều hành hoạt động chuyên môn. 1.3. Mối quan hệ giữa Chi bộ và nhà trƣờng Hiện nay theo quy định thì Chi bộ thực hiện lãnh đạo nhà trường bằng nghị quyết và các chủ trương biện pháp lớn. Chi bộ thực hiện các hoạt động để định hướng công tác nhân sự cho bộ máy của nhà trường. Nhà trường tổ chức các hoạt động bằng kế hoạch trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Chi bộ đề ra. Chi bộ định hướng mục tiêu bằng tư tưởng và quan điểm. Nhà trường tổ chức các hoạt động để đạt mục tiêu bằng giải pháp, biện pháp. 1.4. Mối quan hệ giữa Chi bộ với với các tổ chức đoàn thể Chi bộ trực tiếp chỉ đạo tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, vai trò của tổ chức công đoàn, ý thức chăm lo đời sống cho các công đoàn viên, động viên đoàn viên hăng hái thi đua hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, hoàn thành trọng trách sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chi bộ chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đại hội đúng điều lệ quy định, chỉ đạo về công tác nhân sự theo qui chế tập trung dân chủ; chỉ đạo công đoàn bằng các chủ chương nghị quyết nhằm định hướng công tác tập hợp quần chúng xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. 1.5. Vai trò kiểm tra, giám sát của Chi bộ 8
  9. Đảng ta luôn khẳng định công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung, của chi bộ nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những chức năng lãnh đạo của chi bộ, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên từ khi mới manh nha. Hàng năm, chi bộ phải xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát, trong đó cần tập trung kiểm tra, giám sát đảng viên trong việc chấp hành quy định về những điều đảng viên không được làm, về thực hiện nhiệm vụ được giao, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của chi bộ. Công tác kiểm tra định kỳ và thường niên là sự thể hiện nghiêm minh trong việc chấp hành Điều lệ Đảng. Không những thế, công tác kiểm tra giám sát của chi bộ trong nhà trường sẽ thúc đẩy sự vận hành của bộ máy, tập hợp được quần chúng để tập trung vào mục tiêu chung của nhà trường. 2. Một số văn bản chỉ đạo về sinh hoạt Chi bộ - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; - Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; - Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIII trang 167- NXB Chính trị Quốc gia sự thật năm 2022. - Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIII trang 170- NXB Chính trị Quốc gia sự thật năm 2022. - Kết luận số 18-KL/TW, ngày 22/9/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư (khóa X) về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong tình hình mới. - Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII có nội dung “Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”. - Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. - Kết luận số 18-KL/TW ngày 22/9/2017 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong tình hình mới; - Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. 9
  10. - Quy định số 08 QĐ/TU ngày 15/9/2021 của BTV Tỉnh uỷ Nghệ An về đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ; - Công văn số 211 CV/HU ngày 6/10/2021 của BTV Huyện uỷ Hưng Nguyên về sinh hoạt chi bộ mẫu. - Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TU, ngày 05/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; - Căn cứ Quy chế số 01-QC/TU, ngày 04/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; - Kế hoạch số 55-KH/HU ngày 01/10/2021 về dự sinh hoạt và đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ. 3. Cơ sở thực tiễn Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trực tiếp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, không ngừng củng cố đội ngũ đảng viên. Sinh hoạt định kỳ của chi bộ là hoạt động thường xuyên theo quy định của điều lệ Đảng. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực tiễn đã cho thấy, những chi bộ trong sạch, vững mạnh là những chi bộ duy trì sinh hoạt chi bộ nền nếp, có nội dung sinh hoạt chi bộ phong phú, thiết thực, có hình thức sinh hoạt đa dạng, có chất lượng tốt. Trong thực tiễn, chi bộ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường. Chi bộ có vai trò to lớn trong công tác lãnh đạo các hoạt động trong nhà trường theo đúng mục tiêu giáo dục đào tạo của Đảng nhằm xây dựng nhà trường không ngừng phát triển. Sinh hoạt chi bộ hằng tháng, Bí thư chi bộ tổ chức quán triệt tới đội ngũ cán bộ đảng viên, giáo viên, nhân viên (CB, ĐV, GV và NV) về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, bao gồm: Nghị quyết của Đảng các cấp; các chủ trương, chính sách đổi mới của đất nước, các quy định của ngành…Đây là một trong những hoạt động trọng tâm để làm cho CB, ĐV, GV và NV nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Nội dung giáo dục thường xuyên mà Chi bộ Đảng luôn hướng tới là làm cho mỗi CB, ĐV, GV và NV luôn có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo bằng việc tự giác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sang tạo. Chi Bộ Đảng phải thực sự coi trọng xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng; thống nhất từ chi ủy, Ban Giám hiệu đến toàn thể CB, 10
  11. ĐV, GV và NV trong nhà trường, Chi bộ phải thực sự là trung tâm đoàn kết, tạo nên bầu không khí dân chủ và tinh thần hợp tác, cộng đồng trách nhiệm cao của cả tập thể sư phạm. Nhiệm vụ xuyên suốt mà chi bộ phải luôn quan tâm chỉ đạo, đó là hoạt động chuyên môn của nhà trường. Có thể nói sứ mệnh của nhà trường là chất lượng dạy và học. Vì vậy, vai trò của chi ủy đối với Ban Giám hiệu trong công tác chỉ đạo chuyên môn được xem là một nhiệm vụ chính trị to lớn; mặt khác, Ban Giám hiệu điều hành hoạt động chuyên môn bằng kế hoạch không tách rời với Nghị quyết của chi bộ. Ban Giám hiệu điều hành hoạt động chuyên môn trên cơ sở Nghị quyết của chi bộ. Rõ ràng, chi ủy đóng vai trò lãnh đạo công tác chuyên môn, còn Ban Giám hiệu đóng vai trò điều hành hoạt động chuyên môn. Với mối quan hệ này, Bí thư chi bộ đồng thời là Hiệu trưởng thì cần phải xác định tách bạch, rõ ràng vai trò trách nhiệm giữa Bí thư và Hiệu trưởng. Trong trường hợp, Bí thư không là Hiệu trưởng thì cần xác định rõ vai trò lãnh đạo của Bí thư chi bộ và vai trò điều hành của người Hiệu trưởng. Chi bộ thực hiện lãnh đạo nhà trường bằng nghị quyết và các chủ trương biện pháp lớn. Chi bộ định hướng công tác nhân sự cho bộ máy của nhà trường. Nhà trường tổ chức các hoạt động bằng kế hoạch trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của chi bộ. Chi bộ định hướng mục tiêu bằng tư tưởng, quan điểm. Nhà trường tổ chức các hoạt động để đạt mục tiêu bằng giải pháp, biện pháp. Chi bộ trực tiếp chỉ đạo tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, vai trò của tổ chức công đoàn, ý thức chăm lo đời sống cho các công đoàn viên, động viên đoàn viên hăng hái thi đua hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, hoàn thành trọng trách sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chi bộ chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đại hội đúng điều lệ quy định, chỉ đạo về công tác nhân sự theo qui chế tập trung dân chủ; chỉ đạo công đoàn bằng các chủ chương nghị quyết nhằm định hướng công tác tập hợp quần chúng xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. Đối với Đoàn Thanh niên, Chi bộ lãnh đạo bằng Nghị quyết chuyên đề. Có thể nói, lực lượng làm nên sức mạnh của nhà trường là đoàn viên, đội viên. Vì rằng, chất lượng học tập và đạo đức học sinh là thước đo để đánh giá chất lượng của một nhà trường. Ngoài việc giáo dục đạo đức và dạy văn hóa, tuổi trẻ cần được tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng. Do vậy, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao không đơn thuần là hoạt động mang tính chất phong trào mà mục tiêu sâu xa cần đạt tới là giáo dục cho tuổi trẻ có lý tưởng, có ước mơ, có ý thức tổ chức kỷ luật và có kỹ năng sống. Có thể khảng định rằng vai trò lãnh đạo của Chi bộ trong trường học đối với các tổ chức đoàn thể là hết sức to lớn. Thực tiễn đã chứng minh, những chi bộ trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là những chi bộ duy trì thành nền nếp sinh hoạt đúng định kỳ, 11
  12. đúng quy định và nội dung thiết thực, hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng. Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thực chất là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao trình độ, năng lực của mỗi đảng viên và là cơ sở, môi trường để phát huy dân chủ trong Đảng. Đảng chỉ mạnh khi có các chi bộ mạnh, do đó việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay là hết sức cần thiết. II. THỰC TRẠNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƢỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG 1. Khái quát đặc điểm, tình hình trƣờng THPT Lê Hồng Phong 1.1. Khái quát chung Trường THPT Lê Hồng Phong tiền thân là trường Cấp III Hưng Nguyên được thành lập tháng 9 năm 1965 trong chiến tranh ác liệt đầy cam go (được tách ra từ trường Quốc học Vinh nay là trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Tháng 9 năm 1975, trường đã được UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen và Giấy khen của các cấp ở địa phương, được Bộ GĐ&ĐT tặng Bằng khen, nhiều năm được công nhận đơn vị tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Năm 2015, nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì, liên tục nhiều năm được công nhận là đơn vị văn hoá cấp tỉnh và đạt nhiều thành tích khác. Tổ chức Đảng nhiều năm liên tục đạt “Trong sạch vững mạnh”. Năm 2015, nhà trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, năm 2022 nhà trường được UBND tỉnh công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2022-2023, nhà trường có 24 lớp với 955 HS với có 60 CB,GV,NV, trong đó có 03 CBQL, 51 GV và 5 NV. 1.2. Chất lượng đội ngũ a) Về trình độ đào tạo (tính đến 01/01/2023) GV Trình độ chuyên môn, LLCT Tổng Nữ Đảng Giỏi Trên số ĐH CĐ TC LLCT viên tỉnh ĐH 01 07 TC; 01 60 22 45 24 34 59 0 (NV) CCLLCT 12
  13. b) Về kết quả thực hiện nhiệm vụ TT Kết quả xếp loại (Thống kê theo số người đươc đánh giá) Số lượng HTXSNV HTTNV HTNV KHTNV Năm học 2020-2021 57 22 35 0 0 Năm học 2021-2022 59 27 32 0 0 - Danh hiệu thi đua năm học 2021-2022: 04 GV đạt GVDG giỏi cấp trường; 07 cán bộ giáo viên, công nhân viên có sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành; Lao động tiến tiến 60 đ/c, CSTĐCS: 7 đ/c. 01 GV được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, 01 CBQL được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen, 02 GV được Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT, 4 GV được nhận Giấy khen của CĐ ngành GD Nghệ An, 01 CBQL được Bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh. 1.3. Kết quả hoạt động giáo dục của nhà trường a) Kết quả xếp loại học lực: Năm học Năm học Năm học Xếp loại học 2019-2020 2020-2021 2021-2022 lực Tổng số HS: 836 Tổng số HS: 920 Tổng số HS: 955 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Giỏi 210 25,1% 238 25,8% 250 26,1% Khá 469 56,1% 548 59,6% 585 61,3% TB 157 18,8% 134 14,6% 120 12,5% Yếu 0 0% 0 0% 0 0,31% Kém 0 0 0 0 0 0 b) Kết quả xếp loại hạnh kiểm: Năm học Năm học Năm học Xếp loại 2019-2020 2020-2021 2021-2022 hạnh kiểm Tổng số HS: 836 Tổng số HS: 920 Tổng số HS: 955 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Tốt 709 84,8% 810 88% 847 88,7% 13
  14. Khá 108 12,9% 95 10,4% 98 10,2% TB 17 2,1% 15 1,6% 10 1,1% Yếu 2 0,2% 0 0% 0 0% c) Kết quả các kỳ thi cấp tỉnh, cấp QG của giáo viên, học sinh (02 năm gần nhất): Học sinh Năm học Giỏi tỉnh Cấp Quốc gia 8 HS đạt HSG (01 Thủ khoa, 3 giải Ba, 4 2021-2022 qqqqqqqqqqqqqq giải KK) QQQuốc gia 13 HS đạt HSG (01 giải Nhất, 3 giải Nhì, 2022-2023 04 giải Ba, 5 giải KK) Năm học 2020 - 2021: Có 100% HS được công nhận tốt nghiệp; 11 HS đạt từ 27 điểm trở lên các khối, trong đó có 5 HS đạt điểm 10. Năm học 2021 - 2022: Có 99,8% HS được công nhận tốt nghiệp, xếp thứ 15/109 đơn vị dự thi (tăng 22 bậc so với năm 2021); 01 HS đạt điểm cao trong Kỳ thi được UBND tỉnh khen thưởng. 1.4. Kết quả xếp loại chi bộ và đảng viên (02 năm gần nhất) TT Kết quả xếp loại đảng viên Số lượng HTXSNV HTTNV HTNV KHTNV Năm 2021 41 07 34 0 0 Năm học 2022 45 08 37 0 0 - Xếp loại chi bộ: Năm 2021: Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ Năm 2022: Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2. Thực trạng sinh hoạt Chi bộ tại trƣờng THPT Lê Hồng Phong 2.1. Kết quả đạt đƣợc Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, trong những năm qua, Chi bộ trường THPT Lê Hồng Phong đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và đạt được nhiều 14
  15. kết quả tích cực theo tinh thần Chỉ thị 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư “về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương “Một số vấn đề về nâng cao chất lượng chi bộ”... Chi bộ nhà trường đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, duy trì sinh hoạt nề nếp đúng thời gian quy định, tuân thủ theo quy trình hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Thường vụ Huyện ủy, tổ chức sinh hoạt chi bộ có chất lượng. Nội dung sinh hoạt chi bộ đã được đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể hơn, sát với chức năng, nhiệm vụ của chi bộ; gắn nội dung sinh hoạt chi bộ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra hàng ngày tại cơ sở. Ban hành hướng dẫn chuẩn bị về nội dung, cách thức sinh hoạt nhằm tập trung thảo luận sâu các mặt công tác hoặc một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, qua đó, giúp buổi sinh hoạt chi bộ thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đảng viên; khắc phục được tình trạng chung chung tại các buổi sinh hoạt chi bộ. Trước khi họp, chi ủy chi bộ chuẩn bị nội dung chu đáo, dự thảo Nghị quyết, gửi trước ít nhất 03 ngày để đảng viên nghiên cứu. Việc thông tin thời sự và phổ biến văn bản chỉ đạo của cấp trên đầy đủ, xác định rõ trọng tâm. Chi ủy, Bí thư chi bộ chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt. Phương pháp điều hành sinh hoạt, điều hành thảo luận, gợi mở vấn đề khoa học hơn. Vai trò, trách nhiệm người chủ trì, cấp ủy được thể hiện rõ nét hơn. Trong sinh hoạt Chi bộ, Đảng viên tham gia thảo luận, thể hiện chính kiến của mình, luôn tạo được không khí cởi mở, chân thành; phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, nâng cao sức chiến đấu trong sinh hoạt Chi bộ. Việc ghi chép biên bản sinh hoạt chi bộ cũng dần đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên. Qua sinh hoạt chi bộ đã giúp cho cấp ủy, chi bộ và đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của TCCSĐ và của chi bộ; đồng thời, cấp ủy và chi bộ xác định rõ nguyên nhân cơ bản của những khuyết điểm, hạn chế, tồn tại của cấp ủy, chi bộ mình, từ đó có biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, của chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt vai trò, chức năng lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cũng như công tác chuyên môn nhà trường, góp phần xây dựng thương hiệu trường chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện và tỉnh. Chi bộ đã thực hiện sinh hoạt chuyên đề mỗi quý một lần về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hoặc chọn nhiệm vụ trọng tâm, khâu khó, để sinh hoạt chuyền đề; thực hiện lồng ghép việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với khắc phục các yếu kém, tồn tại. 15
  16. Việc theo dõi, chấm điểm sinh hoạt Chi bộ được thực hiện thường xuyên, thực chất. Sau sinh hoạt chi bộ định kỳ và sinh hoạt chuyên đề, Chi bộ đã ban hành Nghị quyết để triển khai thực hiện. 2.2. Một số mặt khó khăn, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân a) Một số tồn tại, hạn chế: Tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ chưa thể hiện rõ nét; tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao nên chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng đảng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng chưa nêu rõ khuyết điểm, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong các nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ. Một số đảng viên còn thụ động, ngại phát biểu ý kiến, thiếu tinh thần tự phê bình và phê bình, không có trách nhiệm, quan điểm, chính kiến riêng. Đảng viên trẻ còn tình trạng “ngại nói, sợ nói”. b) Nguyên nhân Nguyên nhân của những hạn chế trước hết là ở nhận thức, trách nhiệm của một số ít đảng viên về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa đầy đủ. Thứ hai, công việc chuyên môn nhiều, đảng viên chưa dành thời gian nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƢỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Để tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong thời gian tới, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây: 1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chi ủy, chi bộ, Bí thƣ chi bộ và đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”. Sinh hoạt chi bộ là phương thức hoạt động cơ bản nhất của mỗi tổ chức đảng, tác động trực tiếp đến quá trình lãnh đạo của Đảng và quá trình nhận thức của mỗi đảng viên. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là tất yếu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, Chi bộ, Bí thư chi bộ và đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ được xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Bời vì, chỉ khi nhận thức rõ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ thì cấp ủy, Chi bộ, Bí thư chi bộ và đảng viên mới nhiệt tình, trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, tham gia, giám sát, đánh giá và mang lại hiệu quả cao trong chỉ đạo, tổ chức triển khai sinh hoạt. 16
  17. Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Tiếp tục thực hiện Kết luận 18-KL/TW ngày 22/9/2017 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa X và Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng; khắc phục tình trạng hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt. Thực hiện nghiêm túc, nề nếp chế độ sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng. Mở rộng dân chủ trong sinh hoạt chi bộ; nhất là việc thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đảng viên, tạo được không khí cởi mở, chân thành để đảng viên bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình; nội dung sinh hoạt chi bộ phải cụ thể, sát với điều kiện của cơ quan, đơn vị và bám sát Chỉ thị 10 của Ban Bí thư, Hướng dẫn 12 của Ban Tổ chức Trung ương làm cho các cấp ủy, tổ chức Đảng, đảng viên thông suốt các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp và tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm của tổ chức đảng trong việc đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Triển khai thực hiện hiệu quả mô hình chi bộ 4 tốt (hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; chất lượng sinh hoạt tốt; đoàn kết, kỷ luật tốt; cán bộ, đảng viên tốt) theo tinh thần Nghị quyết 21-NQ/TW của BCH Trung ương khoá XIII về tăng cường, củng cố, xây dựng TCCS đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Cấp ủy và đảng viên phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc, thực hiện đúng Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng, tạo sự thống nhất và nâng cao nhận thức về vị trí nền tảng, vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ. Việc nâng cao nhận thức cho cấp ủy, Chi bộ, Bí thư chi bộ và đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: Gửi văn bản, thông qua các cuộc sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề, cuộc họp cấp ủy, qua tập huấn... Để làm tốt công tác nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, Chi bộ, Bí thư chi bộ và đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt Chi bộ, Bí thư và Phó Bí thư chi bộ đã tập hợp, cập nhật khá đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về nội dung sinh hoạt để các đồng chí trong cấp ủy, đảng viên nghiên cứu, thấm nhuầ. Qua công tác tuyên truyền, phổ biến đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, Chi bộ, Bí thư chi bộ và đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt Chi bộ. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có nhiều ý nghĩa quan trọng, cụ thể như: - Nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. 17
  18. Với vai trò lãnh đạo toàn diện, tổ chức đảng luôn thể hiện được khả năng định hướng, dẫn dắt, quyết định… các hoạt động của cơ quan, đơn vị và các đoàn thể trong cơ quan, đơn vị cùng các hoạt động của đảng viên trong khuôn khổ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Vai trò đó có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị cũng như tham gia tích cực vào công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Trong mỗi cuộc sinh hoạt chi bộ các vấn đề, nhất là các khiếm khuyết, hạn chế của chi bộ, của đơn vị và của từng đảng viên được đưa ra phân tích, làm rõ… nhằm khẳng định cái đúng, phê bình và đấu tranh với cái sai. Qua đó, đảng viên tích cực được biểu dương, được động viên và tiếp tục phát huy; các cá nhân có sai sót, hạn chế được góp ý, rút kinh nghiệm nhằm sửa chữa hoàn thiện hơn góp phần quyết định vào việc xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. - Nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đảng viên. Các chi bộ đều thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Đảng ủy Cục. Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn gắn với việc không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện các chủ trương, đường lối đó trong điều kiện cụ thể của mình. Vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng thông qua các cuộc sinh hoạt chi bộ là tác động, thúc đẩy, định hướng, giám sát và kiểm tra để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, công tác xây dựng Đảng và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị luôn được đặt song song, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh là để thực hiện nhiệm vụ chính trị tốt hơn và thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng chính là để góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn có ý nghĩa tạo ra động lực, phương hướng, giải pháp một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất để thực hiện thành công đồng thời hai nhiệm vụ đó. Từ đây, nhận thức và ý thức tự giác của mỗi đảng viên được nâng cao, tính tiên phong, gương mẫu cũng được thể hiện rõ nét. - Nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của các đảng viên . Với việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, các đảng viên được nâng cao ý thức trách nhiệm, được học tập, được động viên, khích lệ sự tu dưỡng, rèn luyện, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên. Thậm chí, với tính kỷ luật, sự gương mẫu… các đảng viên không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng một cách nghiêm túc, thiết thực. 18
  19. Cũng thông qua việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, các đảng viên được rèn luyện để nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết, thống nhất và tình thương yêu đồng chí. Có thể nói, sinh hoạt chi bộ là một dịp để mỗi đảng viên được trải nghiệm, được học, được rèn giũa các phẩm chất đó. Sinh hoạt có chất lượng chính là dịp để các đảng viên bộc lộ mình một cách rõ ràng, cụ thể, qua đó có thể nắm chắc tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên và có biện pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Chi bộ cơ sở là hạt nhân chính trị của Đảng, là nơi trực tiếp lãnh đạo cơ sở thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác của chi bộ và của cấp ủy cấp trên. Thông qua sinh hoạt chi bộ hằng tháng đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chi bộ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Việc đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác ở cơ quan. Cấp ủy, Chi bộ tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về sinh hoạt chi bộ; tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ. 2. Thực hiện nghiêm túc, nề nếp chế độ sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng; đảm bảo đúng quy trình. Nội dung sinh hoạt phải cụ thể sát với điều kiện của cơ quan, đơn vị, đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đoàn kết nội bộ Cấp ủy, chi bộ phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng theo Điều lệ Đảng. Thực hiện đầy đủ các nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định: Phần mở đầu: - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có). - Cử thư ký ghi biên bản sinh hoạt chi bộ. - Thông báo tình hình đảng viên: Số đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do, không có lý do). - Thông qua nội dung, chương trình sinh hoạt chi bộ. Phần nội dung: 19
  20. - Thông tin thời sự nổi bật trong nước, quốc tế, các vấn đề nổi bật của địa phương, đơn vị. - Thông báo chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước... - Đánh giá tình hình tư tưởng của đảng viên... - Đánh giá việc đảng viên thực hiện giữ mối liên hệ đối với chi bộ nơi cư trú (chi bộ ở các cơ quan, đơn vị). - Đánh giá kết quả công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ; đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (đối với cơ quan, đơn vị), các tổ chức chính trị - xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên trong tháng. - Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; đánh giá về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. - Thảo luận. - Đề ra nhiệm vụ của chi bộ tháng tiếp theo; phân công công tác cho các đảng viên. - Phát biểu ý kiến của cấp trên (nếu có). Phần kết luận: - Bí thư chi bộ tổng hợp các ý kiến phát biểu, tiếp thu bổ sung, hoàn thiện nội dung sinh hoạt. - Thông qua kết luận hoặc nghị quyết; thư ký trình bày biên bản. - Tiến hành đánh giá chất lượng. Về nội dung, sinh hoạt chi bộ phải thực hiện đúng nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu; để mọi đảng viên hiểu và xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của mình trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Sinh hoạt chi bộ phải kịp thời phổ biến, quán triệt nghị quyết và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, các chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước, tình hình thời sự trong và ngoài nước cho đảng viên; tập trung thảo luận thẳng thắn và giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đảng viên và quần chúng. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải gắn với thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2