Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh trường THPT Cửa Lò học tập tốt và yêu thích môn học GDQP-AN
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh trường THPT Cửa Lò học tập tốt và yêu thích môn học GDQP-AN" nhằm đề xuất được một số giải pháp cơ bản và thiết thực nhất giúp cho học sinh học tập tốt và ngày càng yêu thích môn học này nhiều hơn nữa, các em học sinh sẽ xây dựng cho mình một thái độ học tập tích cực hơn góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chũ nghĩa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh trường THPT Cửa Lò học tập tốt và yêu thích môn học GDQP-AN
- 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ HỌC TẬP TỐT VÀ YÊU THÍCH MÔN HỌC GDQP – AN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Năm học: 2021 – 2022
- 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ HỌC TẬP TỐT VÀ YÊU THÍCH MÔN HỌC GDQP - AN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Người thực hiện: Đậu Thị Bình Lĩnh vực: Giáo dục Quốc phòng - An ninh Tổ bộ môn: Khoa học xã hội Số điện thoại: 0344382650 Năm học: 2021 – 2022
- 3 MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. 1 II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 IV. Phương pháp nghiên cứu. 3 V. Đóng góp của đề tài. 3 B. NỘI DUNG I. Giải quyết vấn đề. 3 1 Cơ sở lý luận. 3 1.1. Những quy định cơ bản của luật GDQP – AN. 3 1.1.1. Bố cục của luật GDQP – AN. 3 1.1.2. Nội dung cơ bản của luật GDQP – AN. 3 2. Cơ sở thực tiễn. 6 II. Chương trình môn học GDQP – AN trung học phổ thông. 6 1. Đặc điểm môn học. 6 2. Chương trình và đối tượng áp dụng cho môn học. 7 2.1. Chương trình môn học GDQP – AN. 7 2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình. 7 2.1.1.1. Tính kế thừa và hiện đại. 7 2.1.1.2. Phát triển phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù.7 7 2.1.1.3. Tính thực hành, thực tiễn. 8 2.1.1.4. Tính dân tộc và nhân văn. 8 2.1.1.5. Tính mở, liên thông. 8 2.1.2. Mục tiêu chương trình. 8 2.1.3. Yêu cầu cần đạt. 9 2.1.3.1. Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. 9 2.1.3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù. 9 2.1.4. Nội dung giáo dục. 11 2.1.4.1. Nội dung khái quát. 11 2.1.4.2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp. 13 2.2. Đối tượng áp dụng môn học GDQP – AN.
- 4 III. Thực trạng dạy và học môn GDQP – AN ở trường THPT Cửa Lò. 22 1. Thuận lợi. 22 1.1. Đối với giáo viên. 22 1.2. Đối với học sinh. 23 2. Khó khăn. 23 2.1. Đối với giáo viên. 24 2.2. Đối với học sinh. 24 3. Điều tra cụ thể tại trường THPT Cửa Lò. 24 IV. Một số giải pháp nhằm giúp học sinh trường THPT Cửa Lò học tập tốt và yêu thích môn học GDQP – AN. 25 1. Giải thích thuật ngữ. 25 1.1. Học tập tốt. 25 1.2. Yêu thích môn học. 26 2. Một số giải pháp nhằm giúp học sinh trường THPT Cửa Lò học tập tốt và yêu thích môn học GDQP – AN. 26 2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lí đối với môn học GDQP – AN. 26 2.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của môn học GDQP – AN. 26 2.2.1. Đối với giáo viên giảng dạy. 26 2.2.1. Đối với học sinh. 27 2.3. Đổi mới một số phương pháp giảng dạy tích cực, nghiên cứu của giáo viên GDQP – AN. 27 2.3.1. Phương pháp giảng dạy nội dung lí thuyết. 27 2.3.1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 27 2.3.1.2. Phương pháp thảo luận nhóm. 34 2.3.1.3. Phương pháp trò chơi. 2.3.1.4. Phương pháp trắc nghiệm khách quan. 38 2.3.1.5. Phương pháp thi hát ca khúc. 42 2.3.2. Phương pháp giảng dạy nội dung thực hành. 2.3.2.1. Phương pháp làm mẫu kết hợp với phương pháp thuyết trình. 2.3.2.2. Phương pháp trực quan 2.3.2.3. Phương pháp luyện tập 2.3.2.4. Phương pháp quan sát 45
- 5 2.4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. 2.5. Thay đổi quan điểm và phương pháp học tập nghiên cứu của học sinh đối với môn học GDQP – AN. 47 3. Kết quả cụ thể ( sau khi áp dụng các phương pháp trên). C. KẾT LUẬN 1. Quá trình nghiên cứu. 49 2. Ý nghĩa của đề tài. 49 3. Phạm vi, đối tượng ứng dụng. 50 4. Kiến nghị. 50 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 6 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn dề tài. Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục nằm trong chương trình giảng dạy ở các trường trung học phổ thông nhằm rèn luyện và hình thành nhân cách góp phần nâng cao ý thức công tác quốc phòng an ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân ngày càngvững mạnh hơn. Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước ta rất coi trọng việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh trong thời kì mới. Trong đó học sinh Trung học phổ thông (THPT), những chủ nhân tương lai của đất nước có vai trò rất quan trọng. Tích cực học tập, tìm hiểu nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của đất nước trong thời kì mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của học sinh trong giai đoạn hiện nay. Nhận thấy rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua Ban Giám hiệu và Nhóm Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh trường THPT Cửa Lò luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng cho học
- 7 sinh. Nhưng có một thực tế hết sức khó khăn đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả trong công tác giáo dục quốc phòng nói chung và bộ môn GDQP - AN ở các trường học nói riêng, đó là việc dạy và học còn nhiều trì trệ, kém hiệu quả; học sinh chưa ý thức được vai trò quan trọng và thiết thực của bộ môn nên học tập qua loa, chưa đạt hiệu quả tích cực, thậm chí không có hứng thú yêu thích đối với môn học này. Song song đó việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như việc đào tạo cán bộ giảng dạy đúng chuyên môn nghiệp vụ và thật sự có tâm huyết với công tác GDQP - AN còn chưa được đầu tư đúng mức. Mặc dù nhiều năm trở lại đây các cấp chính quyền nhà nước cũng như Bộ GD & ĐT đã có nhiều cải cách tiến bộ, sâu rộng hơn cho công tác GDQP - AN nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì thế tôi luôn cảm thấy trăn trở khi giảng dạy bộ môn này, với tâm huyết của bản thân và những gì đã tích lũy được qua quá trình học tập chuyên môn nghiệp vụ tôi đã quyết định lựa chọn một đề tài nghiên cứu mà theo tôi sẽ rất có ý nghĩa cho việc dạy và học bộ môn GDQP – AN đó là: "Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh trường THPT Cửa Lò học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN". Với mong muốn đóng góp một phần nào đó những kinh nghiệm của mình cho sự phát triển chung của việc dạy và học QP - AN, đề tài hi vọng được quý thầy, cô đón nhận và đóng góp ý kiến để ngày một thêm hoàn thiện, để bộ môn GDQP - AN thật sự trở thành nền tảng cho thế hệ trẻ trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. II. Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích là để tìm hiểu về thực trạng công tác dạy và học bộ môn GDQP – AN tại trường THPT Cửa Lò, đánh giá những nguyên nhân và kết quả đạt được và rút ra những nội dung trọng tâm, những nội dung chính cần phải thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy và học bộ môn tại trường THPT Cửa Lò. Thông qua đó cũng đề xuất được một số giải pháp cơ bản và thiết thực nhất giúp cho học sinh học tập tốt và ngày càng yêu thích môn học này nhiều hơn nữa, các em học sinh sẽ xây dựng cho mình một thái độ học tập tích cực hơn góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chũ nghĩa.
- 8 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quá trình thực hiện nhiệm vụ GDQP – AN; công tác giảng dạy và học tập bộ môn GDQP – AN tại trường THPT Cửa Lò. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu những những nội dung liên quan đến công tác GDQP – AN như: Hoạt động giảng dạy, học tập bộ môn GDQP – AN. Quá trình học tập, thái độ, tinh thần và kết quả đạt được của học sinh trường THPT Cửa Lò. IV. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài mang tính lí luận cũng như thực tiễn cao cho nên trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài phải sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Trước hết là các phương pháp lí thuyết như: Phân tích, tổng hợp, phân loại, đánh giá, hệ thống. Bên cạnh đó là kết hợp với các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: Quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm,thực nghiệm….. V. Đóng góp của đề tài. Với việc hoàn thành công trình nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học, sự yêu thích và hứng thú học tập đối với bộ môn GDQP – AN của học sinh THPT Cửa Lò nói riêng cũng như góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn GDQP - AN ở các cơ sở giáo dục khác trong cả nước nói chung. B. NỘI DUNG I. Giải quyết vấn đề. 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Những quy định cơ bản của luật GDQP- AN. 1.1.1. Bố cục của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 52/2001/QH10 và thông qua kì họp thứ 5 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
- 9 XIII ngày 19 tháng 6 năm 2013 đã ban hành Luật giáo dục Quốc phòng. Về bố cục thì luật gồm 8 chương và 47 điều. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Luật giáo dục quốc phòng an ninh. Chương I. Những quy định chung ( Điều 01 đến điều 09). Chương II. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong Nhà trường ( Điều 10 đến điều 13) Chương III. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh ( Điều 14 đến điều 18) Chương IV. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân ( Điều 19 đến điều 22). Chương V. Giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh ( Điều 23 đến điều 28). Chương VI. Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh ( Điều 29 đến điều 31) Chương VII. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức về giáo dục quốc phòng và an ninh ( Điều 32 đến điều 45). Chương VIII. Điều khoản thi hành ( Điều 46 đến điều 47). 2. Cơ sở thực tiễn. Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) cho học sinh, sinh viên Việt Nam mục tiêu là chuẩn bị cho học sinh, sinh viên hoàn thiện về tinh thần và thể chất, tự giác tham gia và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh, đất nước ổn định phát triển kinh tế, xã hội. Là quá trình truyền thụ lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc và lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quốc phòng và an ninh; những hiểu biết, kiến thức, kỹ năng về quân sự, an ninh cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới. Môn học GDQP- AN có lý luận cơ bản, nhưng đòi hỏi có kỹ năng quân sự an ninh cần thiết. Trong quá trình học tập, người học vừa được trang bị kiến thức lý thuyết, vừa được rèn luyện kỹ năng thực hành. Phương pháp dạy học môn GDQP- AN sử dụng phương pháp tích hợp, kết hợp cả giảng dạy lý thuyết thực hành có vũ khí trang bị, sơ đồ, bản đồ, mô hình học cụ, la bàn…; trang bị cho người học tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và các sản phẩm cần thiết cho hoạt động quân sự.
- 10 Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù bởi trong quá trình học, đặc biệt trong nội dung thực hành mọi hành động của giáo viên và học sinh phải tuyệt đối thực hiện quy tắc an toàn, nếu không nguy hiểm đến tính mạng của của thầy và trò. Do đó phương pháp giảng dạy môn học GDQPAN cũng đặc thù. Ngoài phương pháp giảng giải, giảng thuật, giảng diễn, phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng sách và tài liệu còn yêu cầu có thao trường, bài tập,có binh khí kèm theo do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý. II. Chương trình môn học GDQP – AN trung học phổ thông. 1. Đặc điểm môn học. Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. Ở cấp tiểu học, trung học cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình, kết hợp với hoạt động ngoại khóa phù hợp với lứa tuổi, bảo đảm cho học sinh hình thành những hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc về lực lượng vũ trang nhân dân và ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Ở cấp trung học phổ thông là môn học chính khóa, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc 2. Chương trình và đối tượng áp dụng cho môn học. 2.1 Chương trình môn học giáo dục quốc phòng an ninh. 2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình.
- 11 Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm sau: 2.1.1.1. Tính kế thừa và hiện đại. Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn truyền thống kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của cha ông, nghệ thuật quân sự Việt Nam và cập nhật thành tựu của khoa học quân sự, sư phạm quân sự hiện đại. 2.1.1.2. Phát triển phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù. Chương trình xác định rõ các phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển ở học sinh thông qua môn học: một mặt chương trình căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực làm cơ sở và xuất phát điểm để lựa chọn nội dung giáo dục; mặt khác chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu, vận dụng nội dung môn học vào thực tiễn. 2.1.1.3. Tính thực hành, thực tiễn. Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là phương thức thiết thực, hiệu quả để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức quốc phòng, an ninh và kĩ năng vận dụng vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh. 2.1.1.4. Tính dân tộc và nhân văn. Giúp học sinh nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, nhân văn, sự đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước; tinh thần đoàn kết quốc tế; giúp học sinh phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng, hòa bình, hòa hợp, hợp tác và vì sự tiến bộ và phát triển xã hội. 2.1.1.5. Tính mở, liên thông. Trên cơ sở đảm bảo nội dung theo các chủ đề thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các nhà trường hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề về quốc phòng, an ninh, truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ
- 12 nước của địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương. Chương trình môn học, bố trí bài giảng phù hợp có tính liên thông bổ trợ kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12, đáp ứng yêu cầu về dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, phù hợp với nhận thức, phát triển thể lực và đặc thù môn học. 2.1.2.Mục tiêu chương trình. Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh giúp học sinh phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Góp phần phát triển ở học sinh các năng lực chung: năng lực tự chủ, tự học; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực chuyên biệt như: năng lực nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh; năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. 2.1.3. Yêu cầu cần đạt. 2.1.3.1. Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2.1.3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù. Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể thông qua các năng lực đặc thù của môn học là: năng lực nhận thức các vấn đề quốc phòng, an ninh và năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống. Yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù như sau: Năng lực Yêu cầu cần đạt Nhận thức các vấn đề về - Trình bày được vai trò, nhiệm vụ quốc phòng, an quốc phòng, an ninh ninh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; lịch sử, truyền thống của
- 13 lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kì lịch sử; - Nêu được quy định của pháp luật về các nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; - Phân tích và trình bày được những vấn đề cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia hiện nay; - Nêu được nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An ninh mạng...; biết phòng chống các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội; quy định của pháp luật về các tệ nạn xã hội và trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong và ngoài trường học; - Trình bày được những kĩ năng cơ bản về điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh; cách sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn; các công cụ hỗ trợ và cách sử dụng, trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ; - Nêu được các nội dung phòng không nhân dân, phòng chống bom, mìn, vũ khí hóa học, sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ...; kĩ năng quan sát, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo; biết tìm và giữ phương hướng, biết lợi dụng địa hình, địa vật
- 14 và vận dụng được kĩ thuật, chiến thuật cá nhân trong thực hành các kĩ năng quân sự. - Xác định được vai trò, vị trí, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; - Thực hiện được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc phù hợp với lứa tuổi; - Nhận diện được các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tội phạm và biện pháp phòng, Vận dụng kiến thức, kĩ năng chống; tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống quân sự đã học vào cuộctội phạm; sống - Biết phát huy khả năng bản thân, dụng cụ, phương tiện, vật chất sẵn có để vượt qua những thử thách trong cuộc sống, sẵn sàng ứng phó với tình huống có bạo loạn, chiến tranh; - Thực hiện được những kĩ năng cơ bản về điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK; biết nhìn nghe , phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo; biết tìm và giữ phương hướng, biết lợi dụng địa hình, địa vật và vận dụng được kĩ thuật, chiến thuật cá nhân trong thực hành các kĩ năng quân sự; - Thực hiện được pháp luật về trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng và chống ma túy, an ninh mạng, an ninh phi truyền thống; có kĩ năng phòng và chống thiên tai, dịch bệnh cho bản thân và cộng đồng; - Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản về phòng không nhân dân;
- 15 - Thực hiện được một số kĩ năng phòng chống bom, mìn, vũ khí hóa học, sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ...; - Biết vận dụng kiến thức về phòng thủ dân sự, kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân trong cuộc sống. 2.1.4. Nội dung giáo dục. 2.1.4.1. Nội dung khái quát. Mạch nội dung môn học được cấu trúc theo 05 chủ đề đó là: một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh; điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh; chiến thuật bộ binh; một số hiểu biết về phòng thủ dân sự; kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân. Nội dung khái quát chung: Lớp Lớp Lớp Chủ đề Nội dung 10 11 12 1. Một số 1. Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang * hiểu biết nhân dân Việt Nam chung về 2. Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng * quốc và an ninh Việt Nam phòng và 3. Ma túy, tác hại của ma túy * an ninh 4. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an * toàn giao thông 5. Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, * an toàn xã hội 6. Một số hiểu biết về an ninh mạng * 7. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia * nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong * thời kỳ hội nhập quốc tế 9. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ * môi trường
- 16 10. Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công * cụ hỗ trợ 11. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của * học sinh 12. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa * sau năm 1975 13. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và * Công an nhân dân Việt Nam 14. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân * dân Việt Nam 15. Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch * đối với cách mạng Việt Nam 16. Truyền thống và nghệ thuật danh giặc giữ * nước của địa phương 1. Một số nội dung Điều lệnh quản lý bộ đội và 2. Điều * Điều lệnh Công an nhân dân lệnh đội 2. Đội ngũ từng người không có súng * ngũ 3. Đội ngũ tiểu đội * 1. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, * 3. Kĩ thuật vật cản và vũ khí tự tạo chiến đấu 2. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn * bộ binh 3. Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK * 4. Chạy vũ trang * 1. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong * chiến đấu 4. Chiến 2. Lợi dụng địa hình, địa vật * thuật bộ 3. Nhìn nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, binh * truyền tin liên lạc, báo cáo 4. Tìm và giữ phương hướng *
- 17 5. Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận * động trong chiến đấu 5. Một số 1. Thường thức phòng tránh một số loại bom, hiểu biết mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí * về phòng công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ thủ dân 2. Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương * sự, kiến thức phổ thông về 3. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân * phòng dân không nhân dân 2.1.4.2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp. Lớp 10: Thời gian Nội dung dạy Tổng Lí Thực Yêu cầu cần đạt học số thuyết hành tiết - Nêu được những nét chính về lịch sử, bản Lịch sử, chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân truyền thống dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và của lực lượng 2 2 Dân quân tự vệ; vũ trang - Từ những truyền thống anh hùng của lực nhân dân lượng vũ trang rút ra được nét cơ bản của nghệ Việt Nam thuật quân sự Việt Nam qua mỗi giai đoạn. - Phân tích và trình bày được những nội dung Nội dung cơ cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an bản một số ninh, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam luật về quốc 2 2 và Luật Công an nhân dân; phòng và an - Tích cực, chủ động thực hiện được trách ninh Việt nhiệm của công dân trong việc thực hiện quy Nam định của pháp luật về quốc phòng và an ninh.
- 18 - Qua nghiên cứu về nội dung luật, có định hướng nghề nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an phấn đấu được ở lại phục vụ Quân đội, Công an lâu dài cũng như đăng ký thi vào các học viện, nhà trường Quân đội và Công an. - Nêu được quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; Ma túy, tác - Phân tích được tác hại của ma túy và những hại của ma 2 2 hình thức, con đường gây nghiện; túy - Chủ động, tích cực vận động người thân, cộng đồng trong việc đấu tranh phòng, chống ma túy. - Trình bày được một số nội dung cơ bản pháp Phòng, chống luật về trật tự an toàn giao thông; vi phạm pháp - Tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về an luật về trật tự 2 2 toàn giao thông và tham gia giao thông an toàn, an toàn giao biết tuyên truyền vận động mọi người và chấp thông hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Nêu được tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn xã hội; - Nêu được nhiệm vụ của công dân trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật Bảo vệ an tự an toàn xã hội; ninh quốc gia - Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các lực và bảo đảm 2 2 lượng vũ trang trong việc bảo vệ an ninh quốc trật tự, an gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; toàn xã hội - Tích cực chủ động thực hiện trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- 19 - Nêu được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên Một số hiểu môi trường không gian mạng; nội dung cơ bản biết về an 2 2 của Luật An ninh mạng; ninh mạng - Bảo mật được thông tin cá nhân, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng... Thường thức - Phân tích được tác hại của bom, mìn, đạn, vũ phòng tránh khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ một số loại cao, thiên tai và cháy nổ; bom, mìn, - Nhận diện được một số loại bom, mìn, đạn, vũ đạn, vũ khí khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ hóa học, vũ 3 2 1 cao, vật liệu nổ; nguy cơ xảy ra mất an toàn do khí sinh học, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ gây ra; vũ khí công - Biết cách phòng, tránh và hướng dẫn phòng, nghệ cao, tránh tác hại của bom, mìn, vũ khí hóa học, vũ thiên tai, dịch khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, bệnh và cháy dịch bệnh và cháy nổ. nổ Một số nội dung Điều - Nêu được một số nội dung chính trong Điều lệnh quản lý lệnh quản lý bộ đội và Điều lệnh Công an nhân bộ đội và 2 2 dân; Điều lệnh - Biết vận dụng những kiến thức được học vào Công an nhân cuộc sống. dân - Nêu được các động tác đội ngũ từng người Đội ngũ từng không có súng; người không 4 4 - Thực hiện được một số động tác điều lệnh đội có súng ngũ cá nhân chính xác, nhanh, mạnh, đẹp, thống nhất.
- 20 - Nêu được thứ tự động tác tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội để vận dụng trong các hoạt Đội ngũ tiểu 3 3 động chung của nhà trường; đội - Biết cách điều khiển, tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội. - Nêu được ý nghĩa, tác dụng các tư thế, động Các tư thế, tác kĩ thuật cơ bản vận động trong chiến đấu của động tác cơ cá nhân. bản vận động 3 3 - Thực hành được các động tác kĩ thuật vận trong chiến động trong chiến đấu và bước đầu biết vận dụng đấu phù hợp với các loại địa hình, địa vật và trong các tình huống cụ thể. - Nắm được kiến thức cơ bản, ban đầu về các tai nạn thông thường, về các kĩ thuật cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, sơ cứu bỏng, hô hấp nhân tạo, kĩ thuật băng bó vết thương và Kĩ thuật cấp chuyển thương; cứu và - Biết cách sơ cứu ban đầu các tai nạn thông 4 4 chuyển thường; thương - Làm được các động tác cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo; biết băng bó vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ, biết cách chuyển thương. Kiểm tra 4 2 2 Cộng 35 18 17 Lớp 11: Thời gian Nội dung Tổng Lí Thực Yêu cầu cần đạt dạy học số thuyết hành tiết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn