Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trường THPT Phan Thúc Trực
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xác lập luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học lồng ghép, hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm có nội dung ATGT cho học sinh bậc THPT. Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông”
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trường THPT Phan Thúc Trực
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối đƣợc xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cƣớp đi mạng sống của con ngƣời bất cứ lúc nào. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh (HS). Hằng ngày, các em tham gia lƣu thông trên đƣờng (đi học hay đi chơi) khi có rất nhiều phƣơng tiện giao thông, ngƣời và xe đi lại khá đông đúc. Điều này tiềm ẩn những nguy hiểm. Nếu không biết cách đi đƣờng sao cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho ngƣời khác. Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc giảng dạy các môn học có sự lồng ghép hoạt động giáo dục ATGT trong các tiết học chính khóa, tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trật tự ATGT học đƣờng cho tất cả HS, sinh viên ở các bậc học nói chung và bậc THPT nói riêng, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Đặc biệt cuộc thi “ An toàn giao thông cho nụ cƣời ngày mai” đƣợc tổ chức trên phạm vi cả nƣớc nhằm góp phần nâng cao ý thức và giúp hình thành thói quen chấp hành Luật Giao thông cho các em, giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông. Năm nay, Sở GD & ĐT Nghệ An cũng triển khai cuộc thi trực tuyến “ Tìm hiểu pháp luật về ATGT và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet” cũng một phần thấy rõ tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức ATGT cho học sinh. Có thể thấy, giáo dục ATGT cho học sinh THPT là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhƣng lại rất khó vì không chỉ dạy cho HS thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Đó là một nội dung giáo dục mang tính thực tế rất cao, một việc làm hết sức thiết thực và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ trở thành những ngƣời có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông trong tƣơng lai. Bản thân chúng tôi nhận thấy rằng ngƣời GV cần phải tích cực nghiên cứu để tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động giảng dạy, cung cấp kiến thức về ATGT cho các em, đồng thời hƣớng dẫn, giáo dục, giúp các em có nhận thức, thái độ đúng đắn và hành vi, thói quen tốt khi tham gia giao thông. Đó là lí do vì sao chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trường THPT Phan Thúc Trực”. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Xác lập luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học lồng ghép , hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm có nội dung ATGT cho học sinh bậc THPT. Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông”. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu Học sinh trƣờng THPT Phan Thúc Trực , chủ yếu học sinh khối 10,11 và số ít khối 12 3.2.Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông. 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu. Để hoàn thành mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn của việc dạy học tích hợp để lồng ghép nội dung ATGT. Tìm hiểu thực trạng về tình hình tham gia giao thông của HS trên địa bàn trƣờng. - Đề xuất biện pháp để giúp trang bị kiến thức, kĩ năng để HS tham gia giao thông an toàn. - Tổ chức thực nghiệm đánh giá hiệu quả của các nội dung đã tiến hành. 5.2.Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT trên cơ sở thực tế của trƣờng và địa phƣơng trƣờng đóng. Thời gian: năm học 2020-2021 đến 2022-2023. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu a. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, thông tin Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp có liên quan, tài liệu tập huấn chuyên môn...để xem xét đối tƣợng đƣợc nghiên cứu trong một hệ thống hoàn chỉnh, từ đó xác định những nội dung cần thiết của đối tƣợng nghiên cứu. b. Phương pháp điều tra, khảo sát 2
- Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng tham gia ATGT cho học sinh lớp 12 ở các trƣờng học hiện nay. Từ cơ sở đó rút ra những kết luận về tình hình tham gia và sự an toàn , hiểu biết của học sinh ở trƣờng THPT và đề xuất một số giải pháp. c. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đối với một số kết quả và kiến nghị liên quan, tôi thực hiện xin ý kiến một số đồng chí Công an tại các Xã nơi có học sinh trƣờng THPT trong và ngoài địa bàn Yên Thành, Nghệ An. Từ những kiến thức thu thập đƣợc tôi đã có những định hƣớng về nội dung nghiên cứu cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến việc thực nghiệm sự phạm. d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sƣ phạm là phƣơng pháp quan trọng để kiểm định các giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Tôi đã tham gia tổ chức cho học sinh các buổi trải nghiệm, ngoại khóa, mời các bộ phận Công an bên ATGT về trƣờng để trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết về lí thuyết, kĩ năng khi tham gia giao thông và có đối chứng với các nam trƣớc để kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đƣợc lựa chọn. đƣợc tiếp nhận kiến thức về ATGT một cách chủ động chứ không hề thụ động, từ đó sẽ đạt đƣợc hiệu quả giáo dục HS một cách dễ dàng. HS có kỹ năng sống tốt hơn, tham gia giao thông an toàn hơn và có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về cuộc sống. PHẦN II. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ATGT CHO HỌC SINH. 1.Vai trò của việc giáo dục ATGT trong trƣờng học hiện nay. Giáo dục ATGT trong trƣờng học không chỉ cung cấp kiến thức về luật lệ giao thông cho HS mà quan trọng là hình thành thái độ tôn trọng và hành vi tôn trọng pháp luật về trật tự ATGT. Trong thực tế, có những mâu thuẫn giữa thái độ, hành vi và kiến thức. Ví dụ: nhiều ngƣời có hiểu biết về kiến thức lý thuyết nhƣng thực tế khi ra đƣờng lại không biết thế nào là đi đƣờng đúng luật hoặc biết là vi phạm luật nhƣng vẫn thực hiện. Chính vì vậy, việc các em HS đƣợc giáo dục về ATGT ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng sẽ giúp các em có thói quen tôn trọng pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông. Khi tham gia giao thông an toàn trở thành một thói quen tốt của mọi công dân thì vấn đề tai nạn giao thông sẽ không còn là một nỗi lo của toàn xã hội nữa. Giáo dục ATGT trong trƣờng học còn giúp các em có kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Việc giảng dạy ATGT trong nhà trƣờng tạo ra cơ hội và điều kiện 3
- để các em thực hành, luyện tập các tình huống khi tham gia giao thông, từ đó giúp các em đƣa ra cách xử lí kịp thời và đúng yêu cầu của pháp luật nếu những tình huống đó xảy ra trong thực tế. Từ những yếu tố trên, chúng ta nhận thấy giáo dục pháp luật ATGT trong trƣờng học là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Các em cần có ý thức tốt để thực hiện hành vi đúng đắn và tự điều chỉnh hành vi sai trái của mình khi tham gia giao thông. 2. Vai trò, nhiệm vụ của ngƣời GV trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho HS 2.1. Vai trò của người GV trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho HS Ngƣời GV có vai trò to lớn trong việc làm cho các em hiểu về luật và tôn trọng pháp luật, dần dần điều chỉnh hành vi các em theo pháp luật, từ đó đƣa việc giáo dục ATGT đi vào cuộc sống. Ngƣời GV còn có vai trò to lớn trong việc giúp các em phát triển kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nhất là kỹ năng nhận diện và đối phó với những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông. Ngƣời GV không chỉ trang bị kiến thức về Luật Giao thông cho HS mà còn phải tạo sự biến đổi về khả năng vận dụng kiến thức để xử lí hiệu quả, an toàn những tình huống nguy hiểm mà HS gặp trong thực tế bằng những phƣơng pháp phù hợp. 2.2. Nhiệm vụ của người GV trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho HS - Dạy HS nắm rõ Luật Giao thông. Khi đi trên đƣờng, có rất nhiều biển báo, biển chỉ dẫn nhƣng nếu nhƣ không có sự tìm hiểu về các kí hiệu, biển báo đó thì các em sẽ không biết nên đi nhƣ thế nào cho đúng, từ đó rất dễ xảy ra tình huống nguy hiểm gây tai nạn. Vì vậy, GV cần dạy cho HS hệ thống các biển báo thƣờng gặp khi đi đƣờng (nhất là các biển báo nguy hiểm), giáo dục các em lựa chọn phƣơng tiện giao thông phù hợp, lƣu ý một số qui tắc, điều luật... giúp các em tham gia giao thông an toàn. - Dạy các em kĩ năng tham gia giao thông an toàn Việc nhận biết các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông (không đội mũ bảo hiểm, lái xe cồng kềnh chở quá số ngƣời qui định, đi ngƣợc đƣờng...) là rất cần thiết và quan trọng. Do đó, GV cần dạy các em chú ý quan sát trái, phải, trƣớc, sau cũng nhƣ quan sát đèn và các biển báo giao thông, đồng thời chủ động đối phó với các tình huống giao thông nguy hiểm. - Tham gia các lớp tập huấn để nắm rõ hơn các quy định về Luật Giao thông Đây là điều rất cần thiết với mỗi GV. Việc tham gia các lớp tập huấn, các chuyên đề bồi dƣỡng về ATGT giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về tình hình 4
- tham gia giao thông và có kiến thức sâu hơn về lĩnh vực này để hƣớng dẫn các em HS một cách chính xác hơn. - Tăng cường công tác tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn và phòng tránh các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng nhất vì tuyên truyền giáo dục pháp luật sẽ góp phần nâng cao ý thức pháp luật của HS. Từ đó, các em có cơ sở để quyết định hành vi của mình, rằng hành vi nào nên làm, phải làm; hành vi nào không nên làm, không đƣợc làm. - Làm gương cho học sinh Điều quan trọng nhất trong giáo dục HS, đó là GV phải làm gƣơng cho các em. GV phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Nếu HS chứng kiến thầy, cô giáo vƣợt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm hay phóng nhanh, vƣợt ẩu thì đƣơng nhiên những lời dạy của thầy cô về ATGT cho các em sẽ không còn giá trị. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhƣng không dễ dàng. Vì vậy, ngƣời GV cần phải kiên trì tổ chức công tác dạy học; tích cực phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, đặc biệt cần kết hợp chặt chẽ với cha mẹ HS để nâng cao chất lƣợng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho HS. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ATGT CHO HỌC SINH. 1. Thực trạng tham gia giao thông của HS trƣờng THPT Phan Thúc Trực 1.1. Thực trạng tham gia giao thông của xã hội. Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Theo tờ thời báo ATGT.VN số ra ngày 13/01/2023, cả nƣớc có gần 6.400 ngƣời chết do tai nạn giao thông trong năm 2023 , tăng 10,3% so với năm 2021. Thực hiện chỉ đạo Bộ Công an, năm 2022 lực lƣợng CSGT đã chủ động tham mƣu, chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp bảo đảm TTATGT nhƣ tham mƣu hoàn thiện thể chế pháp luật về TTATGT; tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào công tác bảo đảm TTATGT; tham mƣu cho Bộ và trực tiếp ban hành nhiều kế hoạch lớn về bảo đảm TTATGT, TTXH, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo các chuyên đề phù hợp với thực tế về tình hình TTATGT, TTXH. 5
- Hiện trường vụ TNGT 3 người chết 3 mẹ con tử vong ở Phú Yên ngày tại Hoà Bình chiều 4/6/2022 26/11/2022 Một số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn cả nước 6
- Trên địa bàn Nghệ An, theo tờ báo Pháp luật và xã hội số ra ngày 23/12/2022, trong năm 2022 xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, đã có 110 ngƣời chết. Tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn Vinh – Nghệ An 7
- Có thể thấy, nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông chủ yếu vẫn là do những lỗi vi phạm xuất phát từ ý thức chủ quan của ngƣời điều khiển phƣơng tiện nhƣ vi phạm phần đƣờng, làn đƣờng, chạy quá tốc độ, không làm chủ đƣợc phƣơng tiện và không chú ý quan sát. Điều đó cho thấy hiểu biết pháp luật về trật tự ATGT của ngƣời dân còn hạn chế, chƣa tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Tỉ lệ ngƣời vi phạm trật tự ATGT vẫn còn ở mức cao, trong số đó có một bộ phận không nhỏ là HS. 1.2. Thực trạng tham gia giao thông của HS trường THPT Phan Thúc Trực Trƣờng THPT Phan Thúc Trực nơi chúng tôi đang công tác đóng ngay trên trục đƣờng quốc lộ 7B chạy từ Diễn Châu đến Công Thành, không có lối sang đƣờng thẳng từ cổng trƣờng. Lối rẽ sang đƣờng để vào trƣờng cách cổng trƣờng một đoạn khá xa. Do đó, hiện tƣợng HS đi ngƣợc đƣờng khi đến trƣờng và tan học vẫn còn diễn ra thƣờng xuyên. Một số HS của trƣờng khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhƣng không cài quai, hoặc cài quai không đúng cách (cài quai phía sau gáy)... Bên cạnh đó, tình trạng đi xe đạp dàn hàng ngang, đu bám nhau, chở quá số ngƣời qui định, phóng nhanh vƣợt ẩu, sử dụng điện thoại, sử dụng ô… trong khi đi xe của HS trƣớc và sau giờ tan học vẫn còn diễn ra hàng ngày, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Nhiều em còn vừa đi vừa nô đùa, không quan sát, không nhƣờng đƣờng cho các phƣơng tiện khác. Mặc dù tình trạng HS của trƣờng đi bộ sang đường sai quy định rất hiếm khi xảy ra nhƣng không phải không có. Ngoài việc sang đƣờng tùy tiện, có những em còn gặp sự cố nguy hiểm ngay cả khi đi bộ trên đƣờng và khi đi bộ từ đƣờng ngõ, đƣờng nhánh ra đƣờng chính. Một số HS của trƣờng đã gặp tai nạn khi tham gia giao thông. Tai nạn gây thƣơng tích cho các em nhƣ gãy tay, chân trầy xƣớc; xe hƣ hại... ,thậm chí gây tử vong. Trong năm học 2020 - 2022, thống kê số vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với HS nhà trƣờng là 02 vụ tai nạn giao thông đã xảy ra khiến 02 HS nhà trƣờng bị xây xát, 01 HS bị gãy chân, gián đoạn việc học trên lớp hơn 15 ngày. Trong năm học 2020 - 2022 này cũng xảy ra 01 vụ, khiến 01 HS lớp 12A1 phải đi mổ mắt và phải gián đoạn việc học trên lớp hơn 20 ngày. Hiện nay, trƣờng THPT Phan Thúc Trực có nhiều học sinh dễ bị tổn thƣơng trong quá trình tham gia giao thông. Nhiều học sinh khi tham gia giao thông đã lấn chiếm lòng đƣờng, gây ách tắc lòng đƣờng, đi ngƣợc chiều, lần chiếm đƣờng dành cho ngƣời đi bộ…thƣờng xuyên xuất hiện. Có một số học sinh sau khi ra về còn đứng đợi trƣớc cổng trƣờng đợi bạn bè, đẫn đến ùn tắc đƣờng đi khi ra về. Có một số học sinh đội mũ bảo hiểm đối phó với giáo viên, đếnkhi ra về trên đƣờng thì thả mũ không đội nữa. Không ít học sinh đi xe gắn máy không đúng độ tuổi, không đúng phân khối theo quy định của Luật Giao 8
- thông đƣờng bộ khi đi học thêm, đi chơi cuối tuần trong khi các cơ quan chức năng chƣa thể kiểm soát. Vụ tai nạn trên quốc lộ 7A của học sinh 12A1 lúc 18h30 phút,ngày 17.10.2022 ( ảnh từ học sinh cung cấp). HS không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai khi tham gia giao thông. 9
- HS đi ngược đường đến trường khi tham gia giao thông 2. Thực trạng công tác giáo dục ATGT cho HS của trường THPT Phan Thúc Trực 2.1 .Kết quả khảo sát CBQL và giáo viên. Tôi đã tiến hành khảo sát việc thực hiện các biện pháp để tăng hiệu quả trong giáo dục ATGT qua hai kênh thông tin: qua phiếu điều tra và qua kế hoạch bài dạy (giáo án) của giáo viên với kết quả nhƣ sau: - Thứ nhất, khảo sát qua phiếu điều tra: + Số GV đƣợc khảo sát: 70 gv thuộc hai trƣờng (THPT Phan Thúc Trực và THPT Nam Yên Thành) năm học 2022 – 2023. + Hình thức khảo sát: dùng phiếu điều tra. + Kết quả khảo sát. Bảng 1. Khảo sát sự lồng ghép nội dung ATGT khi giảng dạy môn học cuả GV. Nội dung khảo sát Số GV đƣợc Tỉ lệ (%) khảo sát 1. Thực hiện lồng ghép. 70 100 - Thƣờng xuyên. 10 14,3 - Không thƣờng xuyên. 40 57,1 - Không thực hiện 20 28,6 10
- 2. Cơ sở tiến hành áp dụng. 70 100 - Xuất phát từ kế hoạch của nhà trƣờng. 10 14,3 - Từ nội dung liên quan đến nội dung 20 28,6 bài. - Từ hoạt động luyện tập. 30 42,8 - Từ nguồn khác. 10 14,3 3. Mục tiêu . 70 100 - Trang bị kiến thức ATGT cho Hs 10 14,3 - Liên hệ thực tiễn 20 28,6 - Nội dung trong bài học 30 42,8 - Các mục tiêu khác 10 14,3 4. Ngƣời thực hiện 70 100 - Đoàn thanh niên. 60 85,7 - Học sinh. 0 0 - Giáo viên. 10 14,3 5. Mức độ thu hút và hiệu quả. 70 100 - Mức độ cao. 0 0 - Mức độ trung binh. 30 42,8 - Mức độ thấp. 40 57,2 - Thứ 2, thông qua kết quả kiểm tra kế hoạch bài dạy của GV qua các đợt kiểm tra chuyên môn theo định kì của các nhà trƣờng, tôi thấy hầu hết GV ít thiết kế lồng ghép trong các bài dạy về nội dung rất thiết thực và hàng ngày này. Nhận xét: Qua hai kênh khảo sát, tôi thấy : - Trong kế hoạch bài dạy (giáo án), hầu hết GV ít có sự lồng ghép chủ đề ATGT do nội dung này không nằm trong chính khóa. - Nhà trƣờng cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề này nhƣng chƣa nhiều, chủ yếu giao cho bên Đoàn thanh niên phụ trách nhƣng thật sự không hiệu quả cao. 11
- 2.2. Kết quả khảo sát học sinh. - Đối tƣợng khảo sát: Học sinh trƣờng THPT Phan Thúc Trực, năm học 2022- 2023, gồm 2 lớp 12, 3 lớp 11, 3 lớp 10. - Số lƣợng học sinh trong 8 lớp đƣợc khảo sát: 309 học sinh - Hình thức khảo sát: Dùng phiếu thăm dò ý kiến của học sinh về thực hiện giáo dục ATGT trong trƣờng học. - Kết quả khảo sát. Bảng 2. Khảo sát học sinh. STT Nội dung khảo sát Số lƣợng Tỉ lệ trả lời % Em có được học nội dung ATGT khi đến lớp 309 100% không? 1 Thƣờng xuyên 83 26,9% Thỉnh thoảng 92 29,8% Không 134 43,3% 2 Em có quan tâm đến học nội dung ATGT không? 309 100% Mức độ cao 65 20,9% Mức độ trung bình 83 26,8% Mức độ thấp 161 52,2% Em thấy học về ATGT mang lại điều gì? 309 100% 3 Rất bổ ích 23 7,5% Bổ ích 198 28,4% Không bổ ích 27 64,1% 4 Hình thức nhà trường tiến hành? 309 100% Kết hợp chào cờ 283 91,6% Ngoại khóa 26 8,4% Khác 0 0% 12
- 2.3. Nguyên nhân thực trạng. Qua khảo sát học sinh, tôi thấy : - Phần lớn học sinh đều có nhu cầu có tham gia để hoạt động nhẵm nâng cao hiểu biết về ATGT cho bản thân. - Tuy nhiên thực tế các hoạt động nhà trƣờng chƣa thực sự thu hút, bài bản, các hình thức đơn điệu nên rất khó khăn khi tăng cƣờng kĩ năng này do đó chƣa hiệu quả cao . TIỂU KẾT CHƢƠNG I Thực hiện theo các văn bản hƣớng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh; thực hiện nhiệm vụ năm học; thực hiện các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh THPT, trong những năm qua, dƣới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An, các giáo viên trƣờng THPT Phan Thúc Trực đã dạy ATGT lồng ghép vào các buổi học chính khóa dựa theo sách giáo khoa, sách giáo viên và một số mô hình tranh ảnh, thiết bị đèn xanh đèn đỏ đƣợc cấp phát về trƣờng. GV thực hiện giảng dạy theo nội dung của tài liệu sách ATGT do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia kết hợp Bộ GD&ĐT cấp phát. Tuy nhiên, phần lớn các GV trong trƣờng thực hiện việc giảng dạy ATGT hầu nhƣ chỉ bám sát sách giáo khoa, áp dụng các phƣơng pháp tích cực còn rời rạc, chƣa tạo đƣợc hứng thú học tập ở HS. Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học ATGT chƣa đồng bộ và thƣờng xuyên vì việc di chuyển thiết bị, đồ dùng dạy học, hệ thống biển báo... còn khó khăn. Hoạt động ngoại khóa của trƣờng về ATGT còn chƣa đƣợc tổ chức rộng rãi để vận động và tuyên truyền sâu rộng trong HS và GV. Ban giám hiệu cũng chƣa quan tâm đến việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động nhằm tuyên truyền Luật Giao thông đến HS và các bậc cha mẹ HS . Một số cha mẹ HS còn cho rằng môn học này là một môn phụ, đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình dạy học cho nên ít quan tâm, động viên, nhắc nhở các con học tập và thực hành các thói quen ATGT. Hiện nay, Việt Nam đang trong xu thế hội nhập và phát triển cùng các quốc gia trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, ý thức của một bộ phận ngƣời dân khi tham gia giao thông còn chƣa tốt.Vì vậy, tai nạn giao thông ở nƣớc ta vẫn thuộc loại cao hàng đầu thế giới, nhất là tai nạn xảy ra với các đối tƣợng trẻ tuổi. Để thế hệ tƣơng lai phát triển tốt hơn, có nhận thức, có hành vi văn hóa văn minh khi tham gia giao thông và hạn chế đến mức tối đa tai nạn giao thông thì ngay từ ở các bậc học ban đầu, ta cần phải giáo dục nhận thức để các em biết cái đúng và hình thành, rèn luyện thói quen tốt cho các em bằng những việc làm cụ thể. 13
- Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào việc giữ gìn trật tự giao thông xã hội, chúng tôi triển khai đề tài: “Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT”. CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ATGT CHO HỌC SINH THPT PHAN THÚC TRỰC 1 . Thành lập Ban an ninh trƣờng học, tổ giám thị để giải quyết các vấn đề an ninh trật tự của toàn trƣờng trong đó có ATGT. Ngay từ đầu năm học, chúng tôi họp để thành lập Ban an ninh trƣờng học và giao trách nhiệm cho Phó hiệu trƣởng phụ trách lên kế hoạch cho cả năm, ƣu tiên các vấn đề về ATGT, Nề nếp, nội quy trƣờng lớp để đảm bảo mọi học sinh đƣợc tiếp cận, hiểu rõ trách nhiệm của mình. Trƣởng ban an ninh Tổ trƣởng tổ giám thị Sổ theo dõi HS vi phạm Cô Cao Thị Hằng Thầy Thái Hồng Quân năm học 2022-2023 BẢNG 1.1 : DANH SÁCH HỌC SINH VI PHẠM ATGT NĂM HỌC 2022-2023 ( TÍNH ĐẾN THÁNG 3/2023) TT Lớp HS đi Tổn Tên hs thực hiên sai quy định của pháp luật: XĐĐ,XM g số Không đội mũ bảo hiểm, đèo ba, phóng nhanh Đ vƣợt ẩu, kéo xe, đi xe máy... 1 10A1 32 0 2 10A2 27 5 Phƣơng, Hợi, Hƣng, Trung, Nhất 3 10A3 24 2 Kiệt, Tài 4 10A4 28 2 Hợi, Hoàn 14
- 5 10A5 33 4 Lâm, Khanh, Đông, Mạnh 6 10 C1 25 1 Khấm ( Đi xe máy) 7 10C2 26 4 Bắc, Tuệ, Hùng, Thế 8 10C3 34 6 Quyên, Đức, Bắc, Huyền, Sĩ, Đồng 9 10 D1 25 3 Diệp, Trân, Thu 10 10D2 28 1 Vân 11 10D3 30 4 Lệ, Định, Lực, Giang 12 10D4 38 4 Thắng, Trang, Tiến(bổ), Thuần 13 11A1 32 1 Quốc 14 11A2 33 0 15 11A3 32 2 Huy, Huy 16 11A4 29 2 Thu, Nhật 17 11A5 34 5 Anh, Bình, Khánh, Quân, Hùng 18 11 C1 33 0 19 11C2 39 6 Trung, Minh, Hằng, Tuấn , Đẩu, Độ 20 11C3 19 2 Nghĩa, Mạnh 21 11 D1 37 0 22 11D2 33 2 Định ( bổ) , Hội 23 11D3 21 0 24 11 A6 32 1 Hoàng 25 12A 29 0 26 12 A1 25 0 27 12A 2 28 0 28 12A 3 23 3 Yến, Hà, Trang 15
- 29 12A 4 27 1 Đại 30 12 C1 21 1 Đức 31 12C2 30 1 Huyền, Đức 32 12C3 29 1 Hiếu 33 12 D1 33 0 34 12D2 30 0 35 12D3 31 3 Minh, Huyền, Anh 36 12D4 17 3 Tuấn, Nam, Thạch T 1047 69 (Thống kê từ sổ theo dõi HS vi phạm nội quy của BCH Đoàn trường THPT Phan Thúc Trực Năm học 2022-2023). -Với các em Hs vi phạm về ATGT thì sẽ gửi danh sách về lớp chủ nhiệm để phối hợp giáo dục thêm kiến thức , nâng cao hiểu biết về ATGT. 2. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, chỉ đạo học sinh kí cam kết đầy đủ về thực hiện ATGT. 2.1. Công tác kí cam kết. Vào đầu năm học, trƣờng chúng tôi thƣờng yêu cầu phụ huynh HS và HS ký cam kết thực hiện ATGT. Đối với những HS vi phạm Luật Giao thông, chúng tôi chủ động gọi điện cho cha mẹ các em để họ có thể nắm đƣợc thực tế tham gia giao thông của con mình, từ đó phối hợp với giáo viên nhằm tìm ra biện pháp giáo dục hợp lí, hiệu quả. Có thể nói, ở trƣờng chúng tôi, phƣơng tiện HS tham gia giao thông phổ biến nhất là xe đạp điện. Tuy nhiên, vẫn còn có những em HS đi xe máy có phân khối lớn hơn mức quy định đi học. Phƣơng tiện này không phù hợp với lứa tuổi của các em rất dễ xảy ra tai nạn bởi vì độ tuổi của các em chƣa đủ kinh nghiệm để xử lý các tình huống nguy hiểm bất ngờ xảy ra. Điều này đòi hỏi ngƣời GV chúng ta phải có ý kiến trao đổi với phụ huynh HS để họ hiểu đƣợc rằng không nên để các em đi xe máy có phân khối lớn bởi độ tuổi của các em còn hay manh động, thiếu kinh ngiệm nên rất dễ xảy ra tai nạn đồng thời theo qui định của pháp luật các em chƣa đủ tuổi đi xe máy phân khối lớn đến trƣờng nên các em sẽ bị xử phạt nếu vi phạm. 16
- Ảnh: HS các lớp kí cam kết đầy đủ để biết rõ trách nhiệm của mình. 2.2. Công tác tuyên truyền. Để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về việc tham gia giao thông, Ban giám hiệu trƣờng THPT Phan Thúc Trực thƣờng xuyên liên hệ với Phòng cảnh sát giao thông của huyện để mời các đồng chí tới trƣờng chia sẻ, hƣớng dẫn cho HS và GV các quy định, các điều luật của an toàn giao thông. Các buổi chia sẻ của các đồng chí cảnh sát giao thông diễn ra trong giờ sinh hoạt đầu tuần đã giúp công tác tuyên truyền giáo dục ATGT cho HS trong trƣờng đƣợc hiệu quả hơn. Ảnh: Hoạt động tuyên truyền về ATGT phối hợp với ban Công an giao thông huyện Yên Thành năm 2022. 17
- 3. Tổ chức các cuộc thi, các chƣơng trình ngoại khóa và trải nghiệm cho HS về lĩnh vực về ATGT 3.1. Thi KHKT cấp trường. Hằng năm trƣờng đều tổ chức thi KHKT để nâng cao và tìm các giải pháp hiệu quả hơn cho hoạt động ATGT. Động viên các em học sinh nghiên cứu, tìm tòi đê hình thành các dự án phục vụ cho giao thông trƣờng học lẫn giao thông chung toàn xã hội. Các đề tài đƣợc nhà trƣờng động viên, khuyến khích nhiều là các đề tài mang tính thực tế cao, trong đó có các đề tài thuộc lĩnh vực ATGT. Trong năm học này, đề tài Hệ thống đóng Barrier tàu tự động và cảm biến vật chắn đường tàu của lớp 10A1 đƣợc nhiều GV và HS đánh giá cao,đạt giải Nhì cấp trƣờng và tham gia dự thi cấp Tỉnh. Ảnh: Sản phẩm đạt giải Nhì cấp trường về KHKT dành cho HS THPT liên quan chủ đề ATGT 3.2. Hoạt động trải nghiệm – Ngoại khóa. Nhà trƣờng cùng các cán bộ nhân viên trƣờng THPT Phan Thúc Trực đã đề ra các giải pháp và thực hiện ngăn chặn vấn đề tai nạn đến với các học sinh: Ra sức tuyên truyền về những kiến thức về vấn đề an toàn giao thông cho học sinh trên diễn đàn trƣờng, trong các giờ chào cờ và hoạt động ngoại khoá lên lớp 18
- Đặt ra các tiêu chí thi đƣa công điểm liên quan đến việc chấp hành đội mũ bảo hiểm, đi xe không chở ba, không lạng lách, đánh võng,… Chi đội nào hoàn thành xuất sắc Luật giao thông học đƣờng đƣợc cộng điểm thi đua. Chú trọng thêm ngƣời ra sức trọng bộ ban kiểm tra, rà soát, phụ trách về an ninh-an toàn trƣờng học ( gồm các thầy cô ban chấp hành đoàn, đội cờ đỏ cùng các bí thƣ, lớp trƣởng tửng lớp), âm thầm thăm dõi và phát hiện những học sinh có tình trạng vô ý thức, chấp hành luật mang tính đối phó tạm thời. (Đội cờ đỏ giám sát ở cổng trƣờng) (Bắt phạt hs đội mũ bảo hiểm đối phó) Tổ chức các hoạt động tình nguyện về phong trào ATGT học đƣờng, khuyến khích học sinh tham gia,củng cố và nâng cao nhận thức của các em về tính nguy hiểm và phòng chống tai nạn giao thông Thực hiện kí cam kết về vấn đề ATGT giữa học sinh và Nhà trƣờng, giữa học sinh và Bộ Công An địa phƣơng, đặc biệt là thƣch hiện nghiêm ngặt vấn đề ATGT trong những ngày lễ đặc biệt nhƣ Tết Dƣơng Lịch, Tết Âm Lịch, ngày Giỗ Tổ… 3.3. Điển hình hóa các tình huống nguy hiểm mà HS trƣờng mình thƣờng gặp phải nhằm giúp các em phát triển kỹ năng nhận diện và đối phó một cách an toàn với các tình huống ấy 3.3.1. Tình huống nguy hiểm do chính mình tạo ra . Tình huống 1: Không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm cài quai không đúng cách Hiện nay có rất nhiều học sinh tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhƣng không cài quai, hoặc cài quai không đúng cách nhƣ cài quá lỏng hoặc quá chặt, cài quai phía sau gáy. Khi bất ngờ xảy ra sự cố mà các em lại không đội mũ hoặc cài quai không đúng cách thì việc đội mũ bảo hiểm không có tác dụng và khi va chạm xảy ra có thể dẫn đến chấn thƣơng sọ não, gây nguy hiểm đến tính mạng. Thêm vào đó, việc không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách là vi phạm quy 19
- định của pháp luật. Điều đó thể hiện ý thức không chấp hành pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định. Hướng dẫn HS: Khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Bên cạnh đó, để đạt đƣợc an toàn thì các em phải đƣợc trang bị mũ bảo hiểm đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng. Tình huống 2: Sử dụng điện thoại khi đang lƣu thông trên đƣờng Hiện tƣợng này xảy ra thƣờng xuyên vì khi tham gia giao thông, HS có thể đang nghe điện thoại, nhắn tin, lƣớt web, Facebook, mất tập trung khi lái xe. Việc một lúc lại ngẩng mặt lên nhìn đƣờng thực chất chỉ mang tính chất đối phó bởi vì khi gặp tình huống bất ngờ, các em sẽ không thể phản xạ kịp. Khi các em cầm điện thoại trên tay trái thì các em sẽ bóp chặt phanh tay phải, điều này sẽ khiến các em mất lái và ngã khi gặp tình huống nguy hiểm. Hướng dẫn HS: Tuyệt đối khi tham gia giao thông không làm việc riêng, các hành động không nên thực hiện nhƣ nghe điện thoại, nhắn tin, mải mê suy nghĩ về một vấn đề nào đó...Khi làm nhƣ vậy, các em sẽ bị phân tán, mất tập trung, dễ gây tai nạn giao thông cho chính bản thân hoặc cho ngƣời khác. Hãy sử dụng điện thoại và các thiết bị di động khác một cách thông minh và an toàn. HS cần dừng xe bên lề đƣờng theo đúng quy định để sử dụng thiết bị di động nếu thực sự cần thiết. Tình huống 3: Đi xe đạp dàn hàng ngang, đu bám nhau Tình trạng đi xe đạp dàn hàng ngang của học sinh trƣớc và sau giờ tan học diễn ra hàng ngày gây ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự trên đƣờng, tiềm ẩn tai nạn giao thông. Nhiều học sinh còn đu bám, níu kéo mô tô, xe gắn máy, ôtô và các phƣơng tiện giao thông khác chạy trên đƣờng. Không chỉ vậy, các em còn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn