![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm tạo động cơ học tập cho học sinh Trường trung học phổ thông Yên Thành 3
lượt xem 5
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm chỉ ra những giải pháp cụ thể để tạo động cơ học tập cho học sinh trong thời đại 4.0 trên cơ sở đó, các đơn vị bạn có thể tham khảo và triển khai cho phù hợp với đặc điểm đơn vị mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm tạo động cơ học tập cho học sinh Trường trung học phổ thông Yên Thành 3
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN __________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN THÀNH 3 LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Yên Thành, tháng 4 năm 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT YÊN THÀNH 3 __________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN THÀNH 3 LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Tác giả: ĐƢỜNG VĂN TỊNH- Phó hiệu trƣởng NGUYỄN VĂN NHUẬN- Phó hiệu trƣởng Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Yên Thành 3 Yên Thành, tháng 4 năm 2023
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Tính mới và đóng góp của đề tài ....................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ........................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm ............................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 4 1. Khái niệm động cơ ......................................................................................... 4 2. Một số giải pháp đã biết ................................................................................. 4 B. GIẢI PHÁP ....................................................................................................... 6 1. Thực trạng của vấn đề tạo động cơ học tập cho học sinh ở trường trung học phổ thông Yên Thành 3 ............................................................................... 6 1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường ................................................................ 6 1.2. Thực trạng của vấn đề tạo động cơ học tập cho học sinh ở trường trung học phổ thông Yên Thành 3 .................................................................. 7 2. Nội dung của giải pháp................................................................................... 8 2.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên ....................................... 8 2.2. Tăng cường tư vấn, định hướng cho các em học sinh cần xác định mục tiêu học tập đúng đắn, là mục tiêu tự thân ............................................ 10 2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học ....................................................................................... 10 2.4. Xây dựng môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp ............................... 11 2.5. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi, hội thi thu hút học sinh tham gia .................................... 12 2.6. Khai thác sử dụng không gian mạng ..................................................... 13 2.7. Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể khác.......... 15 C. MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC TIỄN ................................................................. 24 1. Kết quả.......................................................................................................... 24 2. Hiệu quả của đề tài ....................................................................................... 27 D. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ................................................................................................................... 28 1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 28
- 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................................. 28 2.1 Nội dung khảo sát ....................................................................................... 28 2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ................................................... 28 3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 29 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................................................................................................................... 30 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất .............................................. 30 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ...................................................... 31 PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................... 32 1. Kết luận khoa học ............................................................................................ 32 2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 34 3. Kiến nghị.......................................................................................................... 34
- DANH MỤC VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 3 HS Học sinh 4 TDTT Thể dục thể thao 5 THPT Trung học phổ thông
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 1. Tổng hợp số lượng giáo viên trong các đơn vị được khảo sát .................. 29 Bảng 2. Tổng hợp kết quả khảo sát Sự cấp thiết của các giải pháp ........................ 30 Bảng 3. Tổng hợp kết quả khảo sát Tính khả thi của các giải pháp ....................... 31 Biểu Biểu đồ 1. Tỷ lệ khảo sát của các đơn vị ................................................................ 30
- 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Mặt khác, giáo dục là nền tảng cho sự phát triển khoa học - công nghệ; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Tại Hội nghị lần thứ II, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động trí thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.” Bên cạnh đó, để từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong các trường phổ thông, trong đó, xác định mục tiêu và yêu cầu là: “Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả”; “Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo”. Do đó, trong giáo dục hiện đại, mục tiêu giáo dục con người, trước hết là năng lực, năng lực con người là tổng hòa nhiều nhân tố hợp thành, không chỉ có kiến thức, kĩ năng mà còn bao gồm cả nhân cách, tư duy, cách ứng xử. Nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực cho HS. Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trên và cũng là để đáp ứng sự đòi hỏi phát triển giáo dục thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mỗi nhà trường đều phải lấy việc Nâng cao chất lượng giáo dục làm nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt của mình nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, trong đó động cơ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập, tự học của người học. Khi người học xây dựng được cho mình động cơ học tập đúng đắn sẽ học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê. Ngược lại, việc học tập mang tính chất đối phó, miễn cưỡng thường xuất phát từ động cơ học tập không phù hợp. Để làm được điều đó cần phải tạo động cơ học tập, hứng thú cho người học, nhất là đối với học sinh, bởi vì động cơ học tập được xem là thành tố quan trọng cấu thành nên hoạt động dạy học. Do vậy, nghiên cứu để xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho người học là rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Vấn đề tạo động cơ học tập cho người học nói chung, học sinh nói riêng cũng đã được đề cập đến nhiều qua các buổi hội thảo, tham luận. Tuy nhiên, còn
- 2 thiếu vắng một số chuyên đề, các buổi thảo luận vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tế sát thực với HS THPT ở tại địa phương. Mặt khác, vấn đề tạo động cơ học tập cho HS THPT được vận dụng trong nhiều đơn vị nhà trường cụ thể nhưng còn là vấn đề mới, chưa được đề cập đến nhiều, nhất là các nhà trường ở vùng đặc thù,vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Nếu có quy mô phát triển và cách làm chưa khoa học. Mặc dù, các cấp, các ngành đã sát sao việc chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, tạo nhiều sân chơi cho các em học sinh, tổ chức nhiều các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thực hiện theo chỉ thị “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các nhà trường, các giáo viên cũng đã chú ý, quan tâm đến tạo động lực cho học sinh, song hiệu quả chưa cao. Các giải pháp tạo động cơ học tập cho học sinh của nhà trường chưa đưa ra cụ thể, chưa chuyên sâu. Một số giáo viên và phụ huynh học sinh chưa chú ý, quan tâm đúng đắn đến vấn đề tạo động cơ học tập cho học sinh, thậm chí còn xem nhẹ, bỏ qua. Do đó vấn đề tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều học sinh chưa có thái độ học tập, còn thờ ơ với việc học, đi học không chuyên cần… từ đó dẫn đến tình trạng học sinh trốn học để tham gia các trò chơi điện tử game online hoặc bỏ học, tụ tập bạn bè chơi bời lêu lổng dần dần sa vào các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là vậy thì đâu là nguyên nhân chán học, không có động cơ học tập của học sinh. Trong số các nguyên nhân khác nhau chắc chắn có việc học sinh chưa xác định được đúng đắn các mục tiêu làm động cơ tự thân cho việc học của mình. Mặt khác, nội dung và phương pháp đào tạo của giáo viên trong các nhà trường của chúng ta cũng chưa phù hợp. Hơn nữa, mỗi giáo viên cũng chưa thực sự trang bị được cho mình những kỹ năng cần thiết để lôi cuốn học sinh học tập. Chính vì thế mà chúng ta vẫn chưa thu hút được học sinh nhiệt tình học tập nhằm tạo ra hiệu quả tốt hơn cho quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh. Một nguyên nhân nữa đó là, một bộ phận các bậc phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường, chỉ chú trọng vào các công việc riêng của mình. Do vậy, trong những việc phải làm để thu hút học sinh tích cực thì trước hết phải giúp họ xác định được học tập là mục tiêu tự thân, đồng thời giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy và trau dồi những kỹ năng sư phạm cần thiết. Chính vì vậy, việc tạo động cơ, duy trì hứng thú học tập cho người học nói chung, học sinh nói riêng được xem là khâu then chốt, góp phần quyết định đến hiệu quả của hoạt động dạy học. Vậy đề làm thế nào để tạo động cơ học tập cho học sinh? Tạo động cơ và duy trì hứng thú học tập cho học sinh như thế nào? Xuất phát từ tình hình thực tế đó, là một giáo viên giảng dạy trong nhà trường, tôi luôn trăn trở và tâm niệm cần thiết phải có các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để tạo động cơ, hứng thú trong học tập cho các em, giúp các em có thái độ học tập đúng đắn để từng bước lĩnh hội
- 3 kiến thức, trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, đem các kiến thức đã được lĩnh hội góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn, phát triển bền vững hơn. Vì vậy, trong năm học 2022 - 2023, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tạo động cơ học tập cho học sinh Trường trung học phổ thông Yên Thành 3”. 2. Tính mới và đóng góp của đề tài Đóng góp của bản sáng kiến này là chỉ ra những giải pháp cụ thể để tạo động cơ học tập cho học sinh trong thời đại 4.0 trên cơ sở đó, các đơn vị bạn có thể tham khảo và triển khai cho phù hợp với đặc điểm đơn vị mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Đề ra các giải pháp gợi động cơ học tập hiệu quả. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đã tổ chức thực nghiệm ở trường THPT Yên Thành 3 nơi chúng tôi công tác và một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp ở nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm Các giải pháp trong sáng kiến được thực nghiệm trong hai năm: năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế. - Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
- 4 PHẦN II. NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm động cơ Từ trước tới nay, “động cơ” hoạt động của con người nói chung được xem như một phạm trù, lĩnh vực thuộc tâm lí học. Do đó thuật ngữ, khái niệm liên quan tới động cơ thường xuất hiện trong tâm lí học và có nhiều các khái niệm khác nhau như: Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính. Động cơ trong tiếng Latin là Motif, có nghĩa là nguyên nhân thúc đẩy con người hành động. Nguyên nhân này nằm bên trong chủ thể có thể xuất phát từ nhu cầu sinh lý hay tâm lý (vì đói khát mà con người đi tìm thức ăn, nước uống; vì yêu quý thầy cô mà trẻ học hành…). Theo Từ điển Tiếng Việt: “Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu”. Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu hướng của hướng tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi”. Theo Phan Trọng Ngọ: “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thoả mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học vì cái gì thì đó chính là động cơ học tập của học viên”. Như vậy, động cơ học tập là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người học. 2. Một số giải pháp đã biết Để tạo động cơ, hứng thú, say mê học tập cho học sinh trường THPT Yên Thành 3, trong những năm học gần đây, trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên, nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn cùng giáo viên chủ nhiệm các lớp nghiên cứu, viết tham luận và tổ chức các buổi thảo luận bàn về vấn đề làm thế nào để tạo động cơ và động lực học tập cho các em học sinh trong nhà trường, các em hứng thú đi học, hứng thú trong các tiết giảng dạy và tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp với các tổ chức Đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn tổ chức nhiều các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT để tạo sân chơi bổ ích cho các em, qua đó góp phần tạo hứng thú cho các em trong các tiết học, giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, hiệu quả hơn.
- 5 Vấn đề tạo động cơ học tập cho người học nói chung, học sinh nói riêng cũng đã được đề cập đến nhiều qua các buổi hội thảo, tham luận. Tuy nhiên, còn thiếu vắng một số chuyên đề, các buổi thảo luận vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tế sát thực với học sinh THPT ở tại địa phương. Mặt khác, vấn đề tạo động cơ học tập cho học sinh THPT được vận dụng trong nhiều đơn vị nhà trường cụ thể nhưng còn là vấn đề mới, chưa được đề cập đến nhiều. Nếu có cũng chỉ là tự phát, chưa có quy mô phát triển và cách làm khoa học. Mặc dù, các cấp, các ngành đã sát sao việc chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, tạo nhiều sân chơi cho các em học sinh, tổ chức nhiều các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thực hiện theo chỉ thị “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các nhà trường, các giáo viên cũng đã chú ý, quan tâm đến tạo động lực cho học sinh, song hiệu quả chưa cao. Các giải pháp tạo động cơ học tập cho học sinh của nhà trường chưa đưa ra cụ thể, chưa chuyên sâu. Một số giáo viên và phụ huynh học sinh chưa chú ý, quan tâm đúng đắn đến vấn đề tạo động cơ học tập cho học sinh, thậm chí còn xem nhẹ, bỏ qua. Do đó vấn đề tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều học sinh chưa có thái độ học tập, còn thờ ơ với việc học, đi học không chuyên cần… từ đó dẫn đến tình trạng học sinh trốn học để tham gia các trò chơi điện tử game online hoặc bỏ học, tụ tập bạn bè chơi bời lêu lổng dẩn dần sa vào các tệ nạn xã hội. Nguyên nhân chính dẫn đến học sinh chưa có thái độ, động cơ học tập đúng đắn xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do các em chưa xác định được mục đích của việc học tập cho tương lai sau này. Mặt khác, một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến học tập của con em, phó mặc, giao hết cho nhà trường, chưa sát sao, đôn đốc các em trong học tập ở nhà mà chủ yếu tập chung cho công việc của bản thân mình… Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ, sự phát triển của các trò chơi điện tử, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok… cũng tác động rất lớn đến việc học tập của học sinh, một số em chỉ xác định học để lấy tấm bằng rồi đi nước ngoài nên các em thờ ơ với việc học, việc tiếp nhận kiến thức, thiếu động cơ học tập. Trên cơ sở thực trạng động cơ học tập của học sinh và những nguyên nhân đưa đến học sinh chưa có động cơ học tập, bản thân đã đi tìm hiểu và nhận thấy đã có một số tham luận, bài hội thảo cũng đưa ra một số giải pháp để nhằm tạo động cơ học tập cho học sinh, tuy nhiên chưa thực sự cụ thể, rõ ràng và đầy đủ, cụ thể về một số giải pháp như: Thứ nhất, muốn học sinh có động cơ học tập đúng đắn, say mê trong học tập, người giáo viên cần phải tạo cho học sinh thích học, thích đến lớp để nghe giảng, tiếp thu kiến thức, do đó, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, đa dạng trong một bài và các bài khác nhau; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Qua đó, giúp các em tích cực đến lớp, đi học chuyên cần, tiếp thu các kiến thức mới dần dần tạo
- 6 động lực cho các em học sinh. Thứ hai, để tạo động cơ học tập cho học sinh, các nhà trường đã tích cực, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học như tivi - máy chiếu để đáp ứng đẩy đủ cho quá trình giảng dạy của giáo viên trên lớp, làm cho các tiết dạy phong phú đa, dạng, thu hút học sinh vào các bài giảng. Bên cạnh đó, nhà trường còn đầu tư sửa chữa, cải tạo và xây dựng các sân chơi, bãi tập cho học sinh, mua sắm các thiết bị thể thao để giúp các em có thêm sân chơi, có các thiết bị luyện tập, rèn luyện sức khỏe, qua đó cũng góp phần tạo động lực học tập cho học sinh. Thứ ba, Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Công đoàn tổ chức các cuộc thi, hội thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT để thu hút các em học sinh tham gia, hưởng ứng. Do đó, cũng góp phần tạo động cơ học tập cho các học sinh, thu hút học sinh tích cực đến trường, đến lớp. Thứ tư, Nhà trường phối hợp với GVCN, Ban đại diện cha mẹ học sinh có các biện pháp tuyên truyền, tư vấn, định hướng cho các em học sinh hiểu về ý nghĩa, tác dụng của việc học tập để từ đó giúp các em hiểu được giá trị của việc học tập, dần dần tạo cho các em có động cơ học tập đúng đắn. Do đó, bản thân chúng tôi trong quá trình làm công tác giảng dạy và quản lý tại nhà trường, chúng tôi đặt ra vấn đề cần có các giải pháp hữu hiệu để tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Bản thân chúng tôi cho đó là vấn đề thiết thực, góp phần thực thi việc đổi mới phương pháp dạy học và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay, đặc biệt là ở trường THPT Yên Thành 3. Chúng tôi hi vọng sáng kiến kinh nghiệm sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tháo gỡ những khó khăn, lúng túng cho nhà trường, các tổ chức Đoàn thể, GVCN, các giáo viên giảng dạy trong việc tạo động cơ học tập của học sinh. Qua đó, góp phần xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn, tạo tiền đề cho vấn đề tự học ở THPT và khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập của học sinh trong chiến lược giáo dục. Bản thân mạnh dạn đưa ra một số các giải pháp tích cực và hiệu quả nhất để tạo động cơ, thái độ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó cũng góp phần tư vấn, định hướng cho các em xác định đúng đắn về mục tiêu trong học tập để từ đó các em có cái nhìn, thái độ học tập đúng đắn để tự học, làm việc, tự tiếp cận để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, giảm thiểu sự thờ ơ, chán trường trong học tập, dẫn đến đi học không chuyên cần, bỏ học dần dần sa đà vào các thú vui chơi, trò chơi vô bổ, các tệ nạn xã hội, đóng góp một phần chuẩn bị cho HS một hành trang vững chắc cả về tri thức. B. GIẢI PHÁP 1. Thực trạng của vấn đề tạo động cơ học tập cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông Yên Thành 3 1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường Trường THPT Yên Thành 3 được thành lập vào ngày 24 tháng 11 năm 2000,
- 7 được đặt tại hai xã Quang Thành và Tây Thành vùng phía Tây huyện Yên Thành, nơi đây điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, cách xa trung tâm huyện Yên Thành 30km. Đường xá đi lại gặp rất nhiều khó khăn, quảng đường tới trường phần lớn các em học sinh đi học phải đi xa, sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh còn hạn chế, các em phải tự thân vận động trong học tập. Mặt khác, do mưu sinh cuộc sống, đi làm ăn xa trong thời gian dài nên nhiều phụ huynh học sinh không quan tâm, chú ý đến việc học hành của con em mình, phó mặc cho các nhà trường. Chính điều này cũng tác động đến việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Các em học sinh chưa xác định được thái độ học tập đúng đắn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy việc tạo động cơ học tập cho các em học sinh cũng như cách nhìn nhận của các em về vấn đề này còn nhiều điều đáng lo ngại. 1.2. Thực trạng của vấn đề tạo động cơ học tập cho học sinh ở trường trung học phổ thông Yên Thành 3 Năm học 2022 - 2023, nhà trường có 28 lớp với tổng số học sinh toàn trường hiện tại là là 1116 em. Cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ dạy học, các tài liệu phục vụ dạy và học cơ bản đã được đầu tư tương đối đầy đủ. Bên cạnh đó, trong vài năm gần đây, ở khu vực xung quanh nhà trường đã mọc lên nhiều các cửa hàng kinh doanh trò chơi điện tử, các quán game, bàn bi-a và tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thu hút học sinh đến. Do đó, đã có một bộ phận học sinh đi học không chuyên cần, dành thời gian vào chơi điện tử… dẫn đến lực học giảm sút, chán học, không có động lực học. Những yếu tố trên ảnh hưởng không ít đến công tác giáo dục trong các nhà trường nhất là vấn đề tạo động cơ học tập đúng đắn cho các em học sinh. Mặt khác, trong nhà trường vẫn có một số giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong các tiết học để kích thích, tạo hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức. Các giáo viên vẫn chỉ truyền đạt các kiến thức có trong sách và vẫn đi theo “lối cũ” nên chưa tạo sức hút cho các em, kích thích các em tích cực đến trường, tích cực lắng nghe, tiếp thu kiến thức, kích thích tư duy của các em. Do đó, cũng tác động đến tạo động cơ học tập đúng đắn cho các em. Trước thực trạng của vấn đề làm sao có thể nâng cao động cơ học tập cho học sinh của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát 100 học sinh của tất cả các khối lớp 10, 11, 12. Qua kết quả khảo sát nhận thấy chỉ có khoảng 55-60% học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, có ý thức vươn lên trong học tập, học vì ngày mai lập nghiệp. Số % còn lại không biết hoặc chưa xác định được, thậm chí có em tự nhận đi học là do bố mẹ mong muốn. Trong số các em có động cơ học tập đúng đắn thì cũng không biết mình sẽ học gì, làm gì sau khi tốt nghiệp THPT. Vấn đề tạo động cơ, có thái độ học tập đúng đắn mà các em còn chưa xác định, chưa nhận thức đúng đắn thì các hệ lụy sẽ đến khi các em sẽ là những thế hệ
- 8 trẻ, những chủ nhân trong tương lai xây dựng và bảo vệ đất nước sau này. Câu hỏi đó chúng tôi luôn đặt ra khi đứng trước thực trạng về tạo động cơ học tập của HS trong trường THPT Yên Thành 3 nói riêng và HS trong toàn tỉnh nói chung. 2. Nội dung của giải pháp 2.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên Để hình thành động cơ học tập cho học sinh thì vai trò của giáo viên rất quan trọng. Thật vậy, cùng với sự hấp dẫn của nội dung bài học, thì sự vận dụng khéo léo, linh hoạt, phù hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học và nhất là cách giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, tôn trọng, nghiêm túc, vui vẻ, quan tâm tới người học… của giáo viên sẽ tạo những cảm xúc dương tính, trở thành động cơ thúc đẩy họ tích cực trong học tập. Nội dung bài giảng phù hợp với trình độ, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Điều này, sẽ cuốn hút học sinh vào bài giảng, tạo hứng thú trong học tập, thu hút sự chú ý lắng nghe của họ đối với những vấn đề mà họ quan tâm, họ cần. Giáo viên chia sẻ cùng học sinh những kinh nghiệm làm tốt, làm hay của cá nhân, tập thể. Học sinh rất muốn nghe những kinh nghiệm này. Họ muốn được chia sẻ kinh nghiệm giải quyết tình huống của bạn học, giáo viên. Họ cũng muốn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của mình trong công việc để giáo viên và lớp cùng tháo gỡ. Do đó, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, giáo viên cần chú ý đến các tiêu chí quan trọng sau: Tiêu chí bao quát hàng đầu của việc dạy và học là dạy cách học; Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học; Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin. Chính vì vậy, để tạo hứng thú và phát huy mạnh mẽ tính chủ động của học sinh, từng bước nâng cao thái độ, động cơ học tập đúng đắn của học sinh thì giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo những nội dung sau: Thứ nhất: Giáo viên cần tổ chức tốt bài giảng và cách giảng bài trên lớp. Giảng giải là phương pháp tốt nhất để truyền đạt các kiến thức chung và thông tin đến học sinh và để lôi cuốn được sự chú ý hơn của người học. Dù nội dung có như thế nào thì một bài giảng tốt đều phải được bố cục tốt và giảng giải một cách rõ ràng. Để các em dễ tiếp thu thì giáo viên phải phác thảo, định rõ, nhắc lại những khái niệm quan trọng nhất, có minh hoạ phù hợp và tóm tắt ngắn gọn. Kỹ năng trình bày là rất quan trọng và giáo viên phải luôn nhớ hướng sự chú ý của học sinh vào nội dung bài chứ không phải vào người giảng. Thứ hai: Tăng cường đặt câu hỏi và khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi Giáo viên có thể tạo sự tham gia tích cực của học sinh bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi và khuyến khích họ đặt câu hỏi. Câu hỏi là phần cốt lõi của một quá trình học. Giáo viên yêu cầu các học sinh đặt câu hỏi, chú ý lắng nghe và đưa chúng vào những lần dạy sau để khuyến khích các học sinh đặt câu hỏi. Đồng thời, giáo viên cũng phải thường xuyên đặt câu hỏi để buộc mỗi em
- 9 phải tích cực suy nghĩ tìm ý trả lời. Nếu giáo viên biết lắng nghe các ý kiến trả lời của các HS, có đánh giá kết quả học tập thông qua hỏi và trả lời câu hỏi trên lớp thì người học sẽ có thêm “động cơ” để học tập tích cực hơn trong quá trình học trên lớp. Trong khi giảng bài giáo viên nên áp dụng phương pháp “động não” để kích thích các em suy nghĩ bằng cách đưa ra một chủ đề hoặc một vấn đề để các HS đưa ra đề nghị hoặc gợi ý. Người học được ghi nhận nhưng không đánh giá. Bằng cách đó giáo viên có thể làm cho các em cảm thấy mình có liên quan đến bài giảng và thông qua đo có thể biết được năng lực của mỗi người học. Thứ ba: Dùng những phương tiện để hỗ trợ trực quan. Giáo viên dùng những hình minh hoạ trực quan để làm cho bài giảng bớt trừu tượng. Để học được một vấn đề, nhiều người đòi hỏi phải được nhìn tận mắt ngay cả khi vừa được nghe về nó. Do vậy, giáo viên nên sử dụng các phương tiện như: biểu đồ, đồ thị, bảng, máy chiếu, video để hỗ trợ giảng dạy, làm cho bài giảng sinh động hơn, tiết kiệm thời gian viết bảng để giành thời gian cho giáo viên giải thích, cho học sinh đặt câu hỏi và thảo luận. Thứ tư: Khuyến khích học tập theo nhóm và tăng cường thảo luận. Khi cho các em học tập theo nhóm kết quả thường tốt hơn là học một mình. Học tập, cũng như làm việc, nếu có tính tương hỗ và xã hội sẽ tốt hơn là cạnh tranh và biệt lập. Làm việc cùng với những người khác sẽ hứng thú hơn và tăng thêm cơ hội học tập được lẫn nhau. Chia sẽ ý tưởng của nhau và phản ứng trước hành động của người khác sẽ làm cho suy nghĩ sắc bén hơn và hiểu biết được sâu sắc hơn. Giáo viên có thể bắt đầu bài học bằng một cuộc thảo luận để lấy ý kiến và quan điểm của học sinh, cũng có thể xen giữa bằng một cuộc thảo luận để làm sáng tỏ một vấn đề hoặc để tóm tắt củng cố nội dung, cũng có thể tổ chức buổi thảo luận vào cuối buổi học vì tất cả những mục đích kể trên. Đổi mới phương pháp dạy học Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp tích cực có thể áp dụng trong giảng dạy học sinh như thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình qua câu chuyện kể, đoạn clip, trò chơi ô chữ, những trò chơi phá “tảng băng”. Những phương pháp này sẽ góp phần tạo sự hào hứng, tạo ấn tượng cho người học nhằm truyền tải nội dung giảng dạy một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Giáo viên tùy theo mục tiêu, nội dung bài giảng, khả năng, trình độ người học, trang thiết bị dạy học mà lựa chọn,
- 10 phối hợp các phương pháp giảng dạy cho phù hợp, tăng cường hoạt động của học sinh hướng tới mục tiêu hình thành năng lực cho HS. 2.2. Tăng cƣờng tƣ vấn, định hƣớng cho các em học sinh cần xác định mục tiêu học tập đúng đắn, là mục tiêu tự thân Để các em học sinh có động cơ học tập thì đòi hỏi giáo viên trước khi dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phải dạy cho các em nhận thức rằng học tập là mục tiêu tự thân. Chỉ khi nào học sinh tự xác định được hoặc nhà trường giúp các em xác định được những mục tiêu học tập đúng đắn cho chính họ làm động cơ tự thân thì họ mới tích cực nổ lực học tập. Do vậy mục tiêu học tập mà giáo viên cần hướng cho học sinh là gì để thu hút được họ nhiệt tình học tập? Giáo viên cần tư vấn, định hướng, giáo dục cho các em hiểu giá trị của việc hoc "học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau và học để tồn tại". Học trước tiên để hiểu biết và là mục tiêu truyền thống của việc học. Khi các em khao khát muốn biết thì sẽ say sưa học tập để tìm kiếm kiến thức. Do vậy, cái biết quan trọng nhất đối với các em là để biết cách học, đặc biệt là cách tự học. Nói cách khác, dạy học không chỉ lấy việc thuyết giảng nhằm trang bị kiến thức cho học sinh làm nhiệm vụ cơ bản mà phải tạo cơ hội cho các em chủ động tích cực trong việc tìm kiếm kiến thức theo những cách thức nhất định (phương pháp học) và vận dụng những kiến thức đã học được để tiếp tục học. Bên cạnh đó, giáo viên còn giúp các em hiểu Học là để làm. Khi các em xác định được việc học là để trang bị cho mình năng lực làm việc với một nghề nghiệp đã được định hướng (theo chương trình đào tạo) thì các em sẽ học nhằm có được những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Khi xác định được mục tiêu này thì các em sẽ say sưa học tập, học không vì mục đich đối phó thi cử hay bằng cấp mà học vì mục đích làm việc trong cả cuộc sống sau này. Một buổi định hướng nghề nghiệp tại trường 2.3. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học Trong nhiều năm học qua, nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, bổ sung kịp thời các trang thiết bị, thí nghiệm, đồ dùng dạy học để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là sau năm học 2020 - 2021 kỷ niệm 20 năm thành lập trường. Trên cơ sở đó, các giáo viên đã tích cực khai
- 11 thác, sử dụng thiết bị dạy học trong các bài giảng làm cho các tiết học trở lên sinh động, lôi cuốn các em học sinh say sưa vào bài giảng, các em đã tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiểu bài hơn, không khí lớp học sôi nổi. Chính điều này, cũng góp tạo động cơ học tập cho các em. Các em học sinh thích đi học, đi học chuyên cần nhiều hơn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, đẹp đẽ hơn, cũng giúp các em thích thú đến trường, đến lớp, tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp. Trang thiết bị dạy học được đầu tư để đáp ứng nhu cầu dạy học 2.4. Xây dựng môi trƣờng cảnh quan xanh - sạch - đẹp Ngay từ đầu năm học cần xây dựng kế hoạch lao động tu bổ cảnh quan trường lớp, trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, ô cỏ giao cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện. Trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn,… Trường tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp; trang bị thêm các thùng rác trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện việc giữ gìn sạch, đẹp sân trường, lớp học; trồng thêm một số cây xanh, cải tạo bổ sung bồn hoa, ô cỏ, cây cảnh,… Trong quá trình lao động giáo viên rèn cho học sinh ý thức, kĩ năng cơ bản, học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Từng em, từng nhóm học sinh có ý thức trách nhiệm và trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học trường học của mình ngày càng Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn hơn (trồng cây, chăm sóc cây, vệ sinh trường lớp,…). Đối với giáo viên, nhân viên thường xuyên thực hiện các nội dung cụ thể để xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Tùy theo đối tượng học sinh từng lớp, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ một số yêu cầu về xây dựng và giữ gìn trường học; thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Ngoài kế hoạch của
- 12 trường, giáo viên chủ nhiệm chủ động thực hiện các hoạt động, gương mẫu trước học sinh về việc giữ gìn bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Lao động tu bổ cảnh quan nhà trường 2.5. Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi, hội thi thu hút học sinh tham gia Xuất phát từ mục tiêu giáo dục tạo động cơ học tập cho các em không chỉ qua các bài giảng mà nó còn được tạo ra thông các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, các hoạt động ngoại khóa. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của HS về các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú, toàn diện tri thức lịch sử mà HS thu nhận được trên lớp. Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ TDTT sinh động thu hút sự tham gia tích cực của HS, học sinh thích đi học, đến trường hơn. Để tác động một cách toàn diện tới nhận thức động cơ học sinh chúng ta phải kết hợp rất nhiều các hoạt động bề nổi cũng là một giải pháp vô cùng hữu hiệu. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, TDTT giúp các em gắn kết với nhau, các em học sinh được tiếp xúc được thể hiện thái độ tình cảm của mình qua những việc làm cụ thể nhất. Ngay hoạt động giữa giờ các em có thể tham gia các bài hát múa tập thể qua đó tác động đến tình cảm gắn bó yêu thương với trường, với lớp. Các hoạt động văn hóa văn nghệ
- 13 Thông qua những hoạt động ngoại khóa, TDTT, các hoạt động bề nổi được kết hợp để tích hợp giáo dục các em được tổ chức trong nhà trường. Các em học sinh đã có điều kiện được thể hiện sự hiểu biết, thể hiện cách ứng xử thể hiện tình yêu, trách nhiệm với việc học, có ý thức, động cơ học tập tốt hơn. 2.6. Khai thác sử dụng không gian mạng Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Mạng xã hội cho phép các em học sinh kết nối, chia sẻ cùng nhau ngay cả khi không đến lớp. Các em có thể liên lạc với bạn để chia sẻ tài liệu, trao đổi học tập hay giúp nhau giải đáp thắc mắc ở lớp. Mạng xã hội còn là sợi dây để học sinh được kết nối với những người có cùng sở thích. Rất nhiều hội nhóm trên mạng xã hội thu hút hàng ngàn lượt tham gia từ các bạn học sinh. Qua việc tham gia các hội nhóm ấy, các em được thể hiện đam mê, phát triển tài năng của mình. Các em cũng có thể kết bạn với học sinh trong trường, trong khu mình sống thậm chí là kết bạn với những người bạn nước ngoài. Khoảng cách địa lý hay thời gian không còn là trở ngại cho những tình bạn đẹp xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, rất nhiều tài liệu học tập bổ ích được chia sẻ trên mạng xã hội. Đây sẽ là nguồn tài nguyên to lớn để phục vụ việc học tập và nghiên cứu của học sinh. Vì lẽ đó với phương châm không cấm mà cần hướng dẫn để các em sử dụng mạng xã hội một cách có hiệu quả qua các buổi chào cờ, phát thanh 10 phút đầu buổi hay ngoại khóa để khơi gợi động cơ học tập của các em ở trường cũng như ở nhà như: Thư nhất: Bảo mật thông tin cá nhân Những thông tin như tên thật, tuổi, trường lớp, địa chỉ nhà, ảnh cá nhân hay các loại mật khẩu là những thông tin cá nhân, cần được bảo mật, không nên chia sẻ những thông tin này trên mạng. Thư hai: Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ bất cứ điều gì Mạng xã hội vẫn luôn là con dao hai lưỡi, vì vậy trước khi bình luận, chia sẻ hay đăng tải bất cứ thông tin gì các em cần phải tìm hiểu và suy nghĩ kỹ. Vì những bài đăng trên mạng sẽ có nhiều người xem, có thể các em sẽ bị người khác soi mói, đánh giá, bình luận tiêu cực khiến bản thân thấy buồn hay lo sợ. Bên cạnh đó, thông tin được đăng tải trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng đúng. Có rất nhiều tin sai sự thật, tin kích động chống phá nhà nước,… được lan truyền trên mạng. Nếu không tìm hiểu kỹ thì các em có thể chia sẻ, tin tưởng vào các nguồn tin sai trái, ảnh hưởng đến nhận thức, tiếp tay cho kẻ xấu lan truyền tin giả.
- 14 Thứ ba: Ứng xử văn minh trên mạng Nhiều em nghĩ rằng mạng xã hội là ảo, các em có làm gì thì cũng không ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Tuy nhiên, mạng cũng là một xã hội thu nhỏ, tất cả những điều con làm trên mạng đều có thể ảnh hưởng đến bản thân mình và mọi người. Khi nhìn thấy nội dung bạo lực, các em có bình luận cổ vũ không? Nhìn thấy điều em không thích, em có để lại những bình luận chê bai, chỉ trích nặng nề? Gặp một chủ đề gây tranh cãi, các em có bất chấp tất cả để bảo vệ ý kiến của mình? Hay khi buồn bực, bản thân có trút giận lên những người mình thấy trên mạng xã hội không? Tất cả những hành động không suy nghĩ đều có thể làm người bị chỉ trích thấy buồn và mặc cảm. Nghiêm trọng hơn, nhiều từ ngữ quá khích có thể khiến người khác tổn thương tinh thần, dẫn đến trầm cảm, thậm chí là tự tử. Vì vậy hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, không hùa theo cộng đồng mạng để chửi rủa, miệt thị người khác. Nếu có điều gì buồn bực hay bất đồng quan điểm với bạn bè, người thân, em hãy chọn cách nói chuyện trực tiếp để cùng nhau đưa ra cách giải quyết phù hợp. Mạng xã hội là ảo nhưng nỗi đau là thật, đừng để một dòng chữ trong lúc không suy nghĩ làm ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người. Thứ tư: Khai thác những trang mạng có ích cho bản thân như Phục vụ học tập; Tìm kiếm thông tin và phát triển kinh tế, xã hội; Kết nối bạn bè; Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng; Mang đến lợi ích về sức khoẻ;... Với các em học sinh thì việc sử dụng Internet và mạng xã hội hiệu quả là hãy biết khai thác thông tin từ những trang web “sạch” có uy tín, tìm các trang web phục vụ học tập như www.ebook.edu.vn; sach123.com/lichsu_1.htm; bachkhoatoanthu.gov.vn; tienganh123.com; hocmai.vn, toanmath.vn... hoặc lập các nhóm học tập trên Zalo, faceook để trao đổi các bài tập, các chủ đề học tập. Một buổi tuyên truyền về sử dụng mạng xã hội
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p |
289 |
62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p |
197 |
30
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p |
184 |
25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p |
46 |
14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p |
144 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p |
35 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p |
26 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p |
35 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p |
20 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p |
42 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p |
24 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p |
36 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p |
35 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p |
42 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p |
19 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p |
74 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p |
15 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p |
34 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)