intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phổ cập bơi cho học sinh THPT nhằm phòng chống đuối nước và cứu nạn tại vùng 5 Nam Nam Đàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp phổ cập bơi cho học sinh THPT nhằm phòng chống đuối nước và cứu nạn tại vùng 5 Nam Nam Đàn" nhằm trang bị cho các em học sinh có một số kiến thức và kỹ năng trong vấn đề bơi lội, tự cứu nạn và cứu nạn để giải quyết các vấn đề thực tế khắc nghiệt đang xẩy ra đồng thời nâng cao sức khỏe của bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phổ cập bơi cho học sinh THPT nhằm phòng chống đuối nước và cứu nạn tại vùng 5 Nam Nam Đàn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỔ CẬP BƠI CHO HỌC SINH THPT NHẰM PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC VÀ CỨU NẠN TẠI VÙNG 5 NAM NAM ĐÀN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Tác giả: TRẦN VĂN LONG NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Đơn vị: Trường THPT Nam Đàn 2 ĐT cá nhân: 096 2423 668 NĂM HỌC: 2022 – 2023
  2. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 1. Cơ sở lý luận. .............................................................................................................. 3 1.1. Khái niệm về bơi lội và người biết bơi lội. .............................................................. 3 1.2. Lợi ích của tập luyện bơi lội: ................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................ 4 3. Các biện pháp thực hiện .............................................................................................. 6 3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của phổ cập bơi lội và phòng chống đuối nước. ..... 6 3.2. Phổ cập kiến thức, kỹ năng bơi lội cho học sinh trên cạn. ....................................... 6 3.2.1. Giảng dạy lí thuyết bơi lội cho học sinh. .............................................................. 7 3.2.2. Lựa chọn bài tập cho vận động viên dưới nước: ................................................... 9 3.3. Phổ cập kỹ năng bơi lội dưới nước: ....................................................................... 10 3.4. Luyện kỹ năng bơi lội giỏi. .................................................................................... 13 3.4.1. Kỹ năng bơi lội cơ bản đầu tiên là hít thở đúng cách ......................................... 14 3.4.2. Kỹ năng lướt ván ................................................................................................. 15 3.4.3. Kỹ năng phối hợp trong bơi lội ........................................................................... 15 3.4.4. Các bước thành thạo một kỹ năng bơi lội cơ bản ............................................... 16 3.4.5. Kỹ thuật lặn ......................................................................................................... 16 3.4.6. Những sai lầm trong bơi lội . ............................................................................. 16 3.5. Phổ biến kỷ thuật tự cứu khi gặp nạn ..................................................................... 18 3.5.1. Di chuyển an toàn qua các con đường có nước chảy xiết và ngập úng .............. 19 3.5.2. Khi rơi vào nước trong tình huống không biết bơi ............................................. 19 3.6. Hướng dẫn cách cứu nạn khi có tình huống đuối nước xảy ra. ............................. 21 3.7. Tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh nhận thức một cách sâu sắc tác dụng của việc học bơi và phòng tránh đuối nước. ........................................................................ 26 4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............................. 28 4.1. Mục đích khảo sát .................................................................................................. 28 4.2.Nội dung và phương pháp khảo sát ......................................................................... 28 4.2.1.Nội dung khảo sát................................................................................................. 28 4.2.2.Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ............................................................. 28 4.2.3.Đối tượng khảo sát ............................................................................................... 28 4.2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ... 29 5. Hiệu quả đạt được. .................................................................................................... 34 PHẦN III. KẾT LUẬN .............................................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 38 1
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thể dục, thể thao (TDTT) ra đời, tồn tại và phát triển song song với xã hội loài người. Đó là một hình thức vận động tích cực giúp con người hoàn thiện bản thân về cả thể chất lẫn tinh thần. Tập luyện TDTT giúp con người phát triển về thể chất, củng cố nâng cao sức khoẻ, phát triển cân đối và hài hoà về hình thái cơ thể, đồng thời phát triển các phẩm chất đạo đức, trí sáng tạo, thẩm mỹ, tăng khả năng làm việc phục vụ cho lao động và bảo vệ tổ quốc. TTDT là cầu nối giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, nhiều lĩnh vực hoạt động trong đó có TDTT đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Bơi lội là một trong những môn Thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ thống thi đấu của các Đại hội TDTT trong nước và quốc tế. Bơi lội giúp cơ thể con người phát triển đồng đều và cân đối. Bên cạnh vấn đề sức khỏe thì biết bơi lội, bơi lội tốt và có kỹ năng bơi lội còn là vấn đề sống còn trong những tình huống xấu xẩy ra. Đặc biệt trong những thời gian gần đây, thiên tai ngày càng khắc nghiệt thì vấn đề đuối nước đang là nỗi lo rất lớn đối với mỗi phụ huynh, gia đình, nhà trường và cả xã hội. Riêng vùng 5 Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, vùng đất nằm giữa hai con sông: sông Lam và sông La, hàng năm oằn mình chống chịu nhiều cơn lũ, lụt. Ở vùng đồi núi, cứ mùa mưa tới thì việc ngập úng cục bộ, hoặc nước lũ chảy xiết. Vùng ven sông, nước sông dâng lên làm ngập úng làng mạc, hoa màu. Gây thiết hại vô cùng lớn về vật chất của người dân, đau đớn hơn là cướp đi nhiều sinh mạng, đặc biệt là các em học sinh và các em nhỏ mà nguyên nhân chính là ý thức chủ quan, không có kĩ năng bơi lội, kĩ năng cứu nạn còn hạn chế. Chứng kiến những điều đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp phổ cập bơi cho học sinh THPT nhằm phòng chống đuối nước và cứu nạn tại vùng 5 Nam Nam Đàn”. Góp phần thay đổi ý thức chủ quan, nâng cao kỹ năng bơi lội và khả năng ứng cứu khi có sự cố đuối nước xảy ra. Chúng tôi rất hi vọng đề tài của mình sẽ trang bị cho các em học sinh có một số kiến thức và kỹ năng trong vấn đề bơi lội, tự cứu nạn và cứu nạn để giải quyết các vấn đề thực tế khắc nghiệt đang xẩy ra đồng thời nâng cao sức khỏe của bản thân. Với xu hướng “gắn lí thuyết với các vấn đề thực tiễn” đã có từ lâu ở các nền giáo dục tiên tiến và đã có ảnh hưởng lớn trong những lần đổi mới giáo dục gần đây của nước ta, đặc biệt trong chương trình giáo dục 2018. Chúng tôi nghĩ rằng đó là điều rất đúng đắn, giúp hoàn thiện kĩ năng sống và đảm bảo vốn kiến thức thực tế cho con người, nhằm phòng tránh các rủi ro trong cuộc sống. Tạo niềm tin từ bản thân, tăng cường đam mê cống hiến cứu mình, cứu người trong xã hội. Vì thời gian và điều kiện còn hạn chế, đề tài không thể tránh được những khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo cũng như các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 2
  4. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Khái niệm về bơi lội và người biết bơi lội. Trên cơ sở mục tiêu của việc học hiện nay “ Học để biết, học để vận dụng trong cuộc sống, học để làm người, học để làm việc”. Đối với việc tự học bơi hiện nay, chúng ta cần quan tâm hơn cho mục tiêu là học để biết và học để vận dụng cuộc sống, học bơi để nâng cao kỹ năng sống của mỗi chúng ta. Mặt khác hướng dẫn cho học sinh tự học bơi là đáp ứng chuyên đề dạy học “ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”, ứng phó tốt với môi trường hiện nay là “ phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong đó có đuối nước. Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác động của sự vận động toàn thân, đặc biệt là quạt tay, đạp chân trong nước mà trên cạn chúng ta chưa bao giờ thực hiện. Con người bơi được trong nước, trước tiên nhờ các tính chất cơ bản của nước như lực đẩy từ dưới lên, lực cản của nước, cũng như khả năng điều khiển hoạt động của cơ thể trong môi trường nước.Vì vậy hoạt động bơi lội khác hoạt động trên cạn. Theo quan niệm hiện nay, người biết bơi là người biết vận động để thở và không thể chìm trong thời gian 5 phút. Biết bơi, tức là biết khắc phục hiện tượng sợ nước, ức chế dần những phản xạ bảo vệ tự nhiên khi tiếp xúc với nước như: Nhắm mắt, sặc nước, sợ chìm, co cứng cơ bắp, vận động thiếu ý thức. Người biết bơi là người biết hở, biết làm động tác nổi và di chuyển trên mặt nước bằng bất cứ kiểu bơi nào. 1.2. Lợi ích của tập luyện bơi lội: Hoạt động bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho con người và đời sống xã hội. Tập luyện bơi lội trước hết có lợi cho việc rèn luyện ý chí của con người. Vì khi tập bơi con người phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khăn ban đầu như: Sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối và tiêu tốn sức rất lớn. Tập luyện bơi lội có lợi ích cho việc củng cố, nâng cao sức khoẻ, cải thiện vóc dáng, thể trạng cũng như hình thành nhân cách con người. Khi hoạt động bơi lội, hầu hết các nhóm cơ trên cơ thể đều tham gia hoạt động. Do đó hoạt động bơi lội làm cho cơ thể phát triển cân đối, toàn diện. Tập luyện bơi lội là phương tiện để tôi luyện cơ thể, tạo khả năng thích nghi với môi trường và khí hậu thay đổi, nhờ đó ngăn ngừa được những bệnh cảm lạnh. Bơi lội là phương tiện chữa một số bệnh về thể hình cho trẻ em như: cong vẹo cột sống, co cứng khớp, béo phì...Luyện tập bơi lội có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trung ương, hưng phấn và ức chế thăng bằng.Hoạt động bơi lội có ảnh hưởng cải thiện chức năng tuần hoàn. Người tập luyện bơi lội thường xuyên tim co bóp mạnh hơn người bình thường, số lần đập của tim lúc bình thường giảm từ 60 lần/ phút xuống 45 lần/ phút. Tập luyện bơi lội có tác dụng làm tăng hoạt động của hệ huyết quản, do áp lực của nước vào da, mà máu tĩnh mạch về tim thuận lợi hơn. Tập luyện bơi lội có tác dụng làm phát triển hệ hô hấp, dung tích sống của vận động viên bơi lội đạt tới 6-7 lít, trong khi người bình thường chỉ đạt 3-4 lít đối với nam. Tập luyện thường xuyên bơi lội sẽ phát triển tốt các tố chất vận động như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai, từ đó làm cho năng lực vận động của con người 3
  5. được nâng cao. Bơi lội là môn thể thao thi đấu, vì thông qua thi đấu, vận động viên có thể đem về nhiều bộ huy chương cho đất nước.Vì các lí do trên, mà bơi lội được xem như là một môn thể thao cơ sở và cơ bản của phong trào TDTT nước ta và phong trào thể thao Olympic thế giới. Bơi lội là môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống con người. Hàng năm có rất nhiều người chết đuối vì không biết bơi hoặc biết bơi nhưng do chủ quan. Rất nhiều lợi ích mà bơi lội đem lại cho các bạn như đã nói ở trên; biết bơi là kỹ năng sống rất quan trọng nhằm đối phó với môi trường hiện nay; biết bơi tạo cho con người tự tin, lạc quang hơn trong cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn Nước ta là nước nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài, có nhiều sông hồ, lũ lụt lại xảy ra thường xuyên hằng năm, do vậy không một người dân nào mà đời người lại không một lần tiếp xúc với các nhân tố trên. Nhưng thực tế hiện nay số người dân biết bơi đang giảm dần, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Bởi một lý do các sông hồ ở nước ta hiện nay bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt việc khai tác tài nguyên cát sỏi bừa bãi trên sông, tạo ra những cái bẫy nguy hiểm nên việc tắm và học bơi trên sông gặp rất nhiều nguy hiểm. Mặt khác việc xây dựng và hình thành các bể bơi nhân tạo đòi hỏi lượng kinh phí rất lớn, quá trình vận hành cần nhiều chi phí nên các vùng nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Với vùng đất Năm Nam là vùng hạ lưu, nằm giữa hai con sông lớn của Nghệ Tĩnh: sông Lam và sông La, hàng năm oằn mình chịu biết bao trận lũ lụt. Vùng núi với nhiều khe suối thường tạo ra những cơn lũ nước chảy xiết khi giông tố ập đến. Đời sống người dân cứ thế bấp bênh theo dòng nước. Mùa hè đến với cái nắng nóng oi bức cùng các trận gió Lào khô rát nhiều người dân và các thanh thiếu niên lại ra các bến sông, các ao hồ để ngâm mình trong dòng nước nhằm làm vơi đi cái nóng và gió lào của xứ Nghệ bất chấp các nguy hiểm đang rình rập xung quanh. Hình ảnh người dân tắm sông trên sông Lam- Nghệ An 4
  6. Hình ảnh người dân tắm ở đập Hồ Thành Nam Kim- Nam Đàn - Mùa mưa lũ tới người dân cực khổ chạy lũ lụt, mạo hiểm tính mạng, đùa giỡn với tử thần cố gắng giữ lại của cải tài sản mà mình vất vả làm lụng. Sống chung với lũ là từ khóa mà người dân nơi đây luôn sử dụng. Hình ảnh người dân trong lũ tại Nam Đàn Cứ thế cuộc sống con người nơi đây trôi đi trong sự bấp bênh phó mặc cho thiên nhiên và số phận. Thỉnh thoảng người dân lại hoảng loạn, đau thương khi nghe tin có người đuối nước. Là Giáo viên môn Thể dục được sinh ra, lớn lên và công tác trên mảnh đất quê hương mình, chúng tôi thấm thía nỗi nhọc nhằn của người dân quê mình, nỗi đau của gia đình, người dân khi mất đi người thân do đuối nước. Luôn trăn trở làm gì, làm thế nào để phổ cập bơi cho người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên góp phần nâng cao thể chất và hạn chế tối đa những rủi ro từ việc thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng bơi lội gây ra. Từ thực tế đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu và thực hiện như sau. 5
  7. 3. Các biện pháp thực hiện Để thực hiện các mục tiêu đặt ra chúng tôi thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ theo thứ tự. 3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của phổ cập bơi lội và phòng chống đuối nước. Thay đổi tư duy, nhận thức là vấn đề cốt lõi then chốt để giải quyết các vấn đề khác. Chính vì thế chúng tôi đã chọn cách nâng tầm nhận thức của người dân, đặc biệt là đối tượng học sinh trong trường về vấn đề bơi lội và phòng chống đuối nước. Vì vậy chúng tôi đã phối kết hợp như sau: - Tham mưu với ban Giám hiệu tiếp tục tổ chức có hiệu quả các buổi ngoại khóa về vai trò của viêc học bơi, nhằm nâng cao thể chất và công tác phòng chống tai nạn đuối nước. Tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho Giáo viên tham gia các lớp tập huấn về bơi lội nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng bơi lội. Trong vấn đề này tất cả Giáo viên Thể dục thể chất đã tham gia lớp huấn luyện bơi, cứu nạn và đã được cấp chứng chỉ dạy bơi trong và ngoài trường học. Nhà trường cũng đã vận động xã hội hóa từ các cựu học sinh của trường đóng góp và xây dựng bể bơi trong khuân viên nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của học sinh và nhân dân trong vùng. -Tuyên truyền cho Giáo viên và cán bộ Nhân viên của nhà trường các kiến thức phòng chống tai nạn đuối nước dưới hình thức: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, lồng ghép các kiến thức kỹ năng bơi lội vào các môn học. Treo các áp phíc tuyên truyền phòng chống đuối nước trong khuân viên nhà trường. - Đối với phụ huynh: Đầu năm học, nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh để triển khai kế hoạch năm học, đồng thời lồng ghép tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc phổ cập bơi cho học sinh. Được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ đăng ký hỗ trợ kinh phí thuê hồ bơi để thực hiện học bơi (thực hành dưới nước 12 tiết (6 buổi) trong một năm học. - Đối với học sinh: Tuyên truyền cho học sinh về tầm quan trọng của việc học bơi các kiến thức phòng chống tai nạn đuối nước gắn với các hoạt động vui chơi, giải trí, trải nghiệm. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như: Tổ chức các hội thi tiểu phẩm về phòng chống tai nạn đuối nước, các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể và các buổi hoạt động trải nghiệm. 3.2. Phổ cập kiến thức, kỹ năng bơi lội cho học sinh trên cạn. Bộ môn bơi lội là hoạt động thể dục tuyệt vời vì bạn cần vận động toàn bộ cơ thể để chống lại lực cản của nước. Người tập luyện bơi lội thường xuyên sẽ dần có được sức mạnh cơ bắp trên toàn bộ cơ thể. Khi đắm mình dưới làn nước, bạn sẽ cần phải phối hợp cách sử dụng nhiều nhóm cơ với nhau để có thể di chuyển, từ đó làm cho hầu như cả tứ chi đều vận động, hỗ trợ nâng cao sức mạnh, sức bền. Hơn thế nữa trong nhiều trường hợp biết bơi là cứu cánh cho bản thân, cho cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết. 6
  8. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thập kỷ vừa qua, đuối nước đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới. Hơn 90% trường hợp đuối nước xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam mỗi năm có trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, hầu hết trẻ em, học sinh đều thích nước vì đó là môi trường để vui chơi, khám phá nhiều điều mới lạ. Tuy nhiên, môi trường nước lại luôn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, vì thế cần khuyến khích trẻ em, học sinh học bơi an toàn, học những kỹ năng phòng tránh đuối nước, hình thành các kỹ năng sinh tồn cần thiết để chủ động ứng phó khi không may gặp tai nạn đuối nước, cũng như đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động trong môi trường nước. Công tác phổ cập kiến thức và kỹ năng bơi lội thực dụng cho Học sinh là việc làm cấp bách trước mắt và lâu dài của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em và người dân nói chung ở nước ta. Hiện nay, bơi lội là nhu cầu cần thiết, thiết thực của mọi người, đặc biệt của lứa tuổi thanh thiếu niên và nhi đồng. Nhưng việc hướng dẫn gảng dạy, tài liệu, băng hình, nơi học tập rèn luyện vui chơi của người có nhu cầu rất hạn chế; Giáo viên thể dục chưa mạnh dạng đứng ra hướng dẫn tập luyện cho các em...Học bơi lội là nhu cầu rất lớn của phụ huynh, học sinh trên địa bàn. Tuy nhiên cần thực hiện bài bản, có hiệu quả theo các trình tự sau: -Tìm hiểu rõ về tâm lí của những em đã biết bơi, những em chưa biết bơi và những em muốn học bơi, thái độ, tâm lí của các em khi gặp tai nạn đuối nước xảy ra. Thực hiện đúng quy trình dạy bơi. Cho dù là dạy bơi hay tự học bơi, tất cả đều phải tuân thủ theo một quy trình chung; cái nào tập trước, cái nào tập sau không thể đảo lộn được, cụ thể quy trình như sau: 01 tiết dạy về kỹ năng cơ bản phòng chống đuối nước, làm quen với nước, tập thở trong nước, tập nổi trong nước, tập lướt nước, tập đạp chân, tập quạt tay, tập phối hợp đạp chân quạt tay, tập phối hợp đạp chân quạt tay với thở, tập xuất phát, tập quay vòng. Ví dụ: Chưa tập nổi nước được, thì không thể tập được các động tác khác được. Chưa nín thở úp mặt xuống nước được, thì chưa thể làm được gì cả. 3.2.1. Giảng dạy lí thuyết bơi lội cho học sinh. Bản thân tôi đã xây dựng hệ thống bài tập dạy bổ trợ trên cạn, dưới nước nâng cao kết quả bơi cho học sinh, đó là phương pháp bơi Ếch. Đây là phương pháp bơi dễ học, dễ thực hiện, mang tính đại trà và dành cho nhiều lứa tuổi. Cụ thể: - Lựa chọn bài tập khi vận động viên trên cạn: 7
  9. Giảng dạy lý thuyết tại phòng học Hướng dẫn học sinh khởi động trước khi xuống nước 8
  10. Giảng dạy lý thuyết cho học sinh thực hành trên cạn TT Hệ thống bài tập 1 Đứng gập thân về trước hoặc nằm sấp trên bục tập quạt tay Ếch 2 Đứng gập thân về trước hoặc nằm sấp trên ghế tập quạt tay Ếch với dây cao su 3 Ngồi ở thành bể tay chống ra sau hoặc nằm sấp trên bục tập đạp chân Ếch Ngồi ở tư thế chân Ếch hai tay duỗi thẳng dọc thân hai chân bật mạnh lên cao 4 tại chỗ. 5 Ngồi bật cóc 25 mét 6 Ngồi chống tay ra sau tập động tác bẻ chân,ngồi ở tư thế chân Ếch 7 Đứng thẳng tự nhiên phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật bơi Ếch 8 Nằm sấp đưa hai tay quạt nước từ trước ra sau 9 Chống đẩy 2tổ x 15l Bài tập kĩ thuật xuất phát trên cạn và dưới nước Giáo viên thực hiện công việc hướng dẫn kỹ thuật bơi cho học sinh trên cạn, nhằm giúp các em dễ quan sát, tiết kiệm thời gian khi đến các bể bơi thực hành bơi. - Bài tập xuất phát trên cạn khi rời người khỏi bục + Bài tập 1: Hai chân đứng nghiêm, hai tay đưa lên cao thẳng tay, bụng hóp, khi nghe hiệu lệnh còi thì vận động viên bật cao tại chỗ, hai bàn chân duỗi thẳng. + Bài tập 2: Hai chân đứng rộng bằng vai, thân người gập, đầu gối khuỵu, hai tay đặt trước mũi bàn chân, bụng hóp, khi nghe hiệu lệnh còi thì vận động viên đưa tay lên cao và bật cao tại chỗ, duỗi thẳng hai bàn chân. - Bài tập xuất phát trên bục bơi.: Bài tập: Hai chân đứng trước mặt bục xuất phát, trọng tâm cơ thể dồn phía trước mép bục, thân người đổ về trước, ngón chân cái mím vào cạnh bục xuất phát, thân người gập về phía trước áp sát đùi, khi nghe hiệu lệnh xuất phát đạp mạnh hai chân vào bục xuất phát, lao người xuống nước, điểm tiếp xúc đầu tiên giữa cơ thể với mặt nước là các ngón tay và lướt nước, giữ thân người ở dạng hình thoi. (Hình 12) -Hướng dẫn một số kỹ thuật khi xuống nước học bơi lội. 3.2.2. Lựa chọn bài tập cho vận động viên dưới nước: TT Hệ thống bài tập 1 Tay nắm phao đạp chân Ếch 2 Chân kẹp phao bơi tay Ếch 9
  11. 3 Chân kẹp phao phối hợp tay thở 4 Đạp thành bể bơi chân 5 Đứng thẳng người dưới nước thực hiện quạt tay Ếch. 6 Bơi phối hợp hoàn chỉnh kĩ thuật 3.3. Phổ cập kỹ năng bơi lội dưới nước: - Do điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường chưa đảm bảo, do vậy việc dạy bơi phải thực hiện từ mượn các cơ sở tư nhân. Tuy nhiên cần thực hiện theo các nội dung sau: - Thực hiện đúng các quy trình trong việc tập bơi: + Nội dung nào tập trước, nội dung nào tập sau không được đảo lộn: 1 tiết dạy về kỹ năng cơ bản phòng chống đuối nước, làm quen với nước, tập thở trong nước,… + Có kế hoạch dạy phù hợp với từng đối tượng. + Thực hiện bơi tự cứu dù không biết bơi. + Giáo viên hướng dẫn kỹ năng thực hành bơi. +Đảm bảo an toàn trong quá trình dạy bơi. Hướng dẫn học sinh xuất phát dưới nước Hoạt động theo nhóm khi học bơi dưới nước Bước 1: Làm quen với nước, tập thở nước: Đây là bước rất quan trọng giúp cho người tập bơi không sợ nước, không sặc nước và ổn định cơ thể trong nước. Đối với người chưa biết bơi thì thở nước sẽ là bài khó nhất. Hãy nhớ nguyên tắc luôn luôn hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi. 10
  12. Bước 2: Tập nổi trong nước: Đứng dưới hồ nín thở từ từ ngả người ra phía trước, nằm sấp lên mặt nước tay đưa ra phía trước, chân duỗi thẳng giữ nguyên tư thế. Tay và chân tạo hình X. Khi hết hơi co chân lại và đứng lên. Bước 3: Tập lướt nước: Đứng tựa lưng vào thành bể, hít vào thật sâu, nín thở, hai tay duỗi thẳng, 2 bàn tay chồng lên nhau, áp sát bên tai, thân người và tay tạo thành hình con cá kiến, nằm trên nước co 2 chân đạp vào thành bể lúc này thân người nằm thẳng và lướt nhẹ nhàng trên nước tay và hai chân duỗi thẳng, thả lỏng cơ thể. Bước 4: Tập động tác chân: gồm 3 giai đoạn: co chân, bẻ bàn chân sang hai bên, đạp khép. 11
  13. Bước 5: Tập động tác tay: Động tác tay có tác dụng tạo ra lực tiến cho cơ thể về trước, phối hợp với động tác chân làm cho tốc độ chuyển động đều hơn, tạo ra lực nổi cho cơ thể. Bước 6: Kết hợp động tác: Phối hợp trong bơi Ếch rất quan trọng, phối hợp tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu lực động tác. Các động tác trong phối hợp sẽ diễn ra theo thứ tự sau: Tay Tỳ nước Quạt nước Duỗi tay Chân Chân thẳng Co chân Đạp chân Thở Hít vào Nín thở Thở ra e) Đảm bảo an toàn trong quá trình giảng dạy: - Giáo viên lồng ghép tập cho học sinh động tác tay và chân bơi Ếch thành thạo trong các bài khởi động chung của mỗi tiết dạy thể dục trong năm học. - Giáo viên phải thường xuyên quan sát, bao quát lớp học ở mọi vị trí của hồ bơi. 12
  14. - Học sinh phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên, không tuỳ tiện ra khỏi khu vực quản lý của giáo viên. - Không được đùa giỡn trong quá trình học. - Phải đảm bảo tốt những quy định của hồ bơi. - Phải khởi động và tập trên cạn thật kỹ, tắm tráng nước mới xuống hồ để tránh tình trạng sốc nhiệt đột ngột. 3.4. Luyện kỹ năng bơi lội giỏi. Biết bơi, rèn luyện kĩ năng bơi giỏi có rất nhiều lợi ích. Trong nhà trường với vai trò là Giáo viên Thể dục thể chất, cần đào tạo các em học sinh có thể chất tốt, bơi lội giỏi để tham gia các kì thi do các cấp tổ chức. Tạo niềm vui động lực dạy học đối với người Giáo viên giảng dạy và học sinh tập luyện. Đồng thời bơi lội giỏi cũng góp phần lớn trong công tác cứu nạn đuối nước trên địa bàn và những tình huống khác khi cần thiết. Mặc dù có nhiều người biết bơi và cho rằng bơi là việc dễ dàng, nhưng bơi lội cần sức mạnh và sự phối hợp toàn thân. Bạn cần di chuyển chân và tay song song cũng như điều chỉnh nhịp thở và động tác để đạt hiệu quả tối đa. Các kỹ năng bơi lội cơ bản bao gồm lặn xuống nước để có một khởi đầu suôn sẻ cho cú đánh và lướt ván của bạn, giúp bạn có cảm giác về cách di chuyển đúng cách trong nước. Một khi bạn cảm thấy tự tin khi di chuyển trong nước, bạn có thể bắt đầu học các động tác bơi cơ bản như bơi ếch và bơi bướm. Muốn có học sinh bơi giỏi cần rèn luyện theo từng giai đoạn + Giai đoạn dạy bơi ban đầu : Dạy kỹ huật 4 kiểu bơi + Giai đoạn huấn luyện cơ sở : - Huấn luyện cơ sở và huấn luyện kỹ thuật. - Phát triển thân thể toàn diện, đặt nền móng cho phát triển sức bền và sự dẻo dai trong quá trình bơi lội. + Giai đoạn nâng cao: - Từng bước phát triển năng lực khả năng bơi theo nhiều cách khác nhau, trong điều kiện thực tiễn cụ thể. - Nâng cao năng lực chuyên môn, để có thể tham gia các giải thi đấu và lập thành tích cao. Để có học sinh bơi giỏi, giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như phân tích được tính chất. - Tính chất của bài tập. - Cường độ hoạt động (tốc độ bơi). - Thời gian nghỉ giữa các lần bơi. 13
  15. - Tính chất nghỉ giữa các lần bơi. - Thời gian bơi, hoặc cự ly bơi. - Số lần bơi lặp lại. 3.4.1. Kỹ năng bơi lội cơ bản đầu tiên là hít thở đúng cách Kỹ năng bơi lội cơ bản đầu tiên là hít thở đúng cách Kỹ năng bơi lội thường bị bỏ qua là khả năng điều chỉnh thời gian thở với các kiểu bơi của bạn.Khi thực hiện kỹ thuật thở trong bơi lội, những người mới bắt đầu có xu hướng nâng đầu lên trên mặt nước khi hết không khí và thở gấp. Nhưng việc ngắt nhịp khi bơi sẽ khiến bạn chậm lại và khiến bạn mệt mỏi. Nếu bạn không biết cách thở khi bơi; bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các chuyển động phối hợp nhịp nhàng. Động tác thở khi bơi Ý tưởng cơ bản bao gồm thở ra bằng cả mũi và miệng khi đầu ở dưới nước. Sau đó nâng đầu sang một bên và hít thở đầy đủ trước khi ngửa mặt xuống dưới bề mặt. Thực hành động tác này khi giữ tay vào thành bể bơi và dang rộng. Các bước thực hành thở cơ bản trong bơi lội -Đứng trong làn nước sâu đến ngực trong hồ bơi, quay mặt vào tường. Tay đặt trên thành hồ bơi. -Cúi người ngang lưng, hít vào và úp mặt vào nước. -Thở ra từ từ nhưng mạnh mẽ không khí trong phổi qua mũi và miệng. -Xoay đầu khi thở ra, nghiêng sang một bên, hướng lên mặt nước. -Khi má và miệng của bạn nhô lên trên mặt nước, hãy hít vào. Không thở hổn hển hoặc nâng đầu quá cao. -Lặp lại bài tập, thở sang trái và sau đó sang bên phải. 14
  16. Mẹo nhỏ: Khi bạn cảm thấy thoải mái khi hít thở khi bám vào thành bể, hãy thử cách thở tương tự khi giữ chặt ván trượt. Chỉ sử dụng chân để đẩy bạn qua mặt nước khi bạn tập thở. Ngoài ra, bạn có thể đặt một chiếc phao kéo giữa hai đùi để bạn có thể tập trung vào việc kết hợp các chuyển động của phần trên cơ thể với hơi thở của mình. 3.4.2. Kỹ năng lướt ván Lướt ván trong khi bơi cho bạn cảm giác như đang di chuyển trên mặt nước. Kỹ năng bơi lội cơ bản này giúp bạn không bị chìm trong nước. Đó là một trong những kỹ năng an toàn đầu tiên mà người mới bắt đầu học. Tuy nhiên những người bơi đồng bộ chuyên nghiệp và người chơi bóng nước cũng phụ thuộc vào kỹ năng lướt ván. Kỹ năng lướt ván trong bơi lội Khi đặt tay nằm ngang trên mặt nước (trên bụng), di chuyển bàn tay – lòng bàn tay xuống và các ngón tay bên dưới cổ tay – theo chuyển động tròn hoặc hình số tám ngay dưới mặt nước. Tạo áp lực xuống dưới. Đặt phao kéo giữa hai đùi để bạn không cần đá. Để di chuyển về phía trước. Hãy giữ thẳng cánh tay của bạn ở phía trước của bạn. Đối với động tác cuộn giữa, hãy hơi uốn cong khuỷu tay của bạn với bàn tay rộng hơn vai. Mẹo: Bằng cách thay đổi một cách tinh tế độ nghiêng của cẳng tay và lòng bàn tay, bạn sẽ xác định được mình tiến lên, lùi lại hay giữ nguyên một chỗ. Khi bạn hơi nghiêng cẳng tay và lòng bàn tay về phía cơ thể, bạn sẽ đẩy người về phía trước. 3.4.3. Kỹ năng phối hợp trong bơi lội Những người mới bắt đầu học bơi thường thấy mình dùng tay chân nhào lộn trong nước. Phải mất một lúc để có cảm giác cử động tay chân kịp thời. Bạn cũng phải quen với việc di chuyển các cơ ở lưng dưới, bụng và hông để tạo sức mạnh cho bạn về phía trước. Tương tự, cố gắng để hai chân của bạn đưa lên phía sau cơ thể và giữ tư thế thon gọn, hợp lý. Theo thời gian, điều này làm giảm lực cản từ mặt nước và giúp bạn bơi hiệu quả hơn. 15
  17. 3.4.4. Các bước thành thạo một kỹ năng bơi lội cơ bản Mỗi kiểu bơi bạn phải học nhữnng kỹ năng bơi lội riêng Một khi bạn cảm thấy tự tin với các kỹ năng bơi cơ bản, thì việc thành thạo một cú đánh cụ thể là thử thách tiếp theo của bạn. Bơi Ếch, mặc dù đòi hỏi sự phối hợp nhiều hơn một chút so với trườn trước, nhưng lại mang đến một động tác ổn định, nhẹ nhàng, lý tưởng cho người mới bắt đầu. -Nằm thẳng trên mặt nước, ngẩng cao đầu. - Hai cánh tay vào nhau với hai bàn tay gần như chạm vào nhau. - Hai tay chạm đến ngực, uốn cong đầu gối. Nhấc chân lên theo hình ếch với lòng bàn chân hướng ra mỗi bên. -Đẩy lùi bằng chân và đồng thời vươn tay về phía trước. Động cơ đẩy kép này sẽ giúp bạn vượt qua mặt nước. 3.4.5. Kỹ thuật lặn Lặn xuống hồ bơi là một trong những kỹ năng bơi lội cần thiết. Khi người bơi gặp sóng lớn, gặp các chướng ngại vật trong nước thì việc biết lặn xuống nước có nhiều lợi ích. Tuy nhiên khi thực hành lặn ở vị trí sâu phải có nhân viên cứu hộ túc trực. Khi mới bắt đầu, việc lặn có thể chỉ bao gồm việc đặt hai tay của bạn lên trên đầu và nhẹ nhàng uốn cong cơ thể về phía trước về phía mặt nước cho đến khi bạn rơi xuống đầu tiên. Khi bạn tiến bộ, hãy thử nhảy nhẹ và duỗi thẳng chân ra phía sau khi bạn lặn xuống nước một cách suôn sẻ. 3.4.6. Những sai lầm trong bơi lội . Khi mới bắt đầu tập bơi, mọi người rất dễ bị choáng ngợp. Với quá nhiều thứ phải suy nghĩ trong khi bơi, bạn rất dễ mắc phải những thói quen xấu nếu không cẩn thận. Có thể hiểu được rằng bạn có thể làm mọi thứ không ổn khi bạn mới làm quen với môn thể thao này. Theo tài liệu của Kickfit Sports (Trung tâm huấn luyện bơi) thì 16
  18. có 6 sai lầm trong bơi lội phổ biến mà người mới học bơi mắc phải và cách tốt nhất để khắc phục chúng. - Sai lầm trong bơi lội là không có kế hoạch. Khi bạn mới bắt đầu học bơi, bạn có thể đến hồ bơi mà không cần tập luyện. Nhưng một khi bạn đã chân ướt chân ráo (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng), đã đến lúc bắt đầu một kế hoạch có cấu trúc. Một khi bạn đã thiết lập một thói quen vững chắc, điều quan trọng là phải tìm ra một kế hoạch luyện tập giúp bạn tối đa hóa thời gian ở dưới nước. Kế hoạch giữ cho bạn có động lực và giúp bạn tiến bộ theo thời gian. - Bơi quá nhanh khi bắt đầu tập luyện Bơi quá nhanh khi bắt đầu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất tập luyện của bạn Những người mới tập bơi là điều rất bình thường khi bắt đầu bơi thật nhanh khi bắt đầu tập luyện. Cơ thể của họ đang cảm thấy tốt. Tuy nhiên, đi ra ngoài quá nhanh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của bạn trong suốt thời gian tập luyện và có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn khi tập xong. Thay vào đó, hãy tiết kiệm năng lượng để có thể hoàn thành bài tập nhanh hơn so với lúc bắt đầu. Hãy suy nghĩ về việc xây dựng tốc độ của bạn trong suốt quá trình bơi của bạn. Bắt đầu bài bơi của bạn với màn khởi động năng động trên boong. Sau đó là bơi dễ dàng trong hồ bơi trước khi bắt đầu hiệp chính. Điều này sẽ giúp bạn thả lỏng cơ bắp và chuẩn bị cho bạn cảm giác tuyệt vời cho toàn bộ quá trình tập luyện. - Sai lầm trong bơi lội khi không đào tạo chéo Kết hợp các bài tập đào tạo trên cạn giúp bạn bơi tốt hơn Bơi lội là một hình thức tập thể dục với những lợi ích đáng kinh ngạc. Nhưng nếu bạn thực sự tập trung vào việc nhanh hơn, điều quan trọng là phải kết hợp đào tạo chéo vào thói quen của bạn. Nhiều vận động viên bơi lội gọi đây là “đào tạo vùng cạn”. Nó có thể bao gồm các bài tập thể dục trọng lượng cơ thể, nâng tạ, yoga, đạp xe, chạy và hơn thế nữa. Kết hợp các hoạt động cơ bắp của bạn theo những cách khác nhau, giúp ngăn ngừa chấn thương và xây dựng sức mạnh sẽ chuyển sang bơi lội của bạn. - Nghỉ ngơi quá nhiều giữa các sét bơi 17
  19. Không nên nghỉ ngơi quá nhiều trong mỗi buổi bơi lội Khi bạn bơi nhiều lần lặp lại 50 mét, 100 mét,… thời gian nghỉ ngơi là rất quan trọng. Nếu bạn nghỉ quá nhiều giữa các hiệp (2 phút, 5 phút), bạn sẽ bắt đầu mất đi lợi ích của môn thể dục nhịp điệu khi bơi. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi đầy đủ để bản thân phục hồi. Tuy nhiên không để nhịp tim của bạn giảm quá nhiều. Tuân theo một bài tập có cấu trúc với các khoảng thời gian sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian nghỉ ngơi của mình. Đảm bảo nghỉ ngơi khi bạn cần, nhưng hãy biết rằng cơ thể bạn khỏe hơn bạn nghĩ. Chúng ta sẽ tiến bộ khi đẩy mình ra khỏi vùng an toàn. - Sai lầm trong bơi lội khi không có thiết bị phù hợp Thiết bị bơi lội hỗ trợ nhiều cho người mới bắt đầu Bánh răng là thứ cực kỳ quan trọng trong bơi lội. Khi mới bắt đầu, bạn nên có những điều sau: Áo tắm (không mặc áo phông hoặc quần đùi bóng rổ) Kính bảo hộ Mũ bơi (đặc biệt nếu bạn có mái tóc dài) Nếu bạn muốn nâng cấp thiết bị của mình lên một tầm cao mới, bạn có thể thêm các vật phẩm sau vào túi bơi của mình: -Vây -Chèo tay -Kickboard - Bơi quá nhiều Người mới bắt đầu không nên bơi lội quá sức Thật dễ dàng để thể hiện ra nhiều hơn những gì bạn có thể làm khi bạn mới tập bơi. Bạn yêu thích môn thể thao này và muốn trở nên khỏe mạnh hơn. Do đó, bạn đi bơi hàng ngày và cố gắng đạt được khoảng cách tối đa mỗi lần. Tốt hơn hết bạn nên xây dựng khoảng cách dần dần. Hãy để cơ thể có thời gian thích nghi và khỏe hơn. Nếu không, bạn có thể bị dính chấn thương vai khó lành và cần thời gian nghỉ để chữa lành. Một kế hoạch đào tạo có cấu trúc tốt sẽ giúp bạn tiến triển một cách an toàn trong vài tuần hoặc vài tháng. Thời gian này sẽ dựa trên mục tiêu của bạn. Nếu bạn kiên định, bạn sẽ cải thiện và có thể bơi xa hơn rất nhiều. 3.5. Phổ biến kỷ thuật tự cứu khi gặp nạn Trong điều kiện địa hình phức tạp của địa phương: phía đồi núi dốc, có nhiều khe suối, vào mùa mưa lũ thường có nước chảy xiết gây ngập úng cục bộ đường đi. Vùng ven sông thường bị ngập úng khi lũ đầu nguồn đổ về nước dâng cao gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân thì việc tự cứu nạn cực kỳ quan trọng. 18
  20. Trong nhiều tình huống khẩn cấp người gặp nạn cần duy trì được tính mạng trong thời gian nhất định, và chờ sự hỗ trợ từ lực lượng khác. 3.5.1. Di chuyển an toàn qua các con đường có nước chảy xiết và ngập úng Tác động của biến đổi khí hậu thường gây ra các cơn mưa lớn, bất ngờ. Với vùng đồi núi nó thường tạo ra các dòng chảy xiết, gây ngập úng cục bộ. Khi di chuyển qua các đoạn đường này, người dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải chắc chắn đảm bảo an toàn cho bản thân và tài sản. Muốn vậy cần thực hiện các bước sau. - Dùng một cây gậy để dò đường đi: cần đảm bảo mực nước không sâu, không có rãnh, hố có thể bị sụt chân xuống. Cần đảm bảo thực sự an toàn mới di chuyển tiếp. - Tuyệt đối không di chuyển khi có dòng nước chảy xiết. - Không tham gia vớt củi hoặc cứu tài sản ở những nơi có dòng xoáy mất oan toàn. 3.5.2. Khi rơi vào nước trong tình huống không biết bơi Khi không may rơi vào tình huống có thể bị đuối nước thì mỗi người cũng có thể thực hiện tự cứu bản thân với kỷ thuật bơi tự cứu gồm 4 bước: Bước 1: Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0