intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại trường THPT Quỳnh Lưu 4" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về hành vi bạo lực học đường, tìm ra một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay; Đề xuất được một số giải pháp có hiệu quả nhằm phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

  1. SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ===***=== SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Nhóm tác giả: 1. Vũ Thị Mận 2. Hoàng Thị Thanh Phúc 3. Hồ Thị Thúy Hưng Tổ bộ môn: KHTN Số điện thoại: 0369426849 Năm học: 2023 – 2024
  3. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 6. Tính mới và đóng góp của đề tài........................................................................ 3 6.1. Tính mới của đề tài ...................................................................................... 3 6.2. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 3 7. Kế hoạch nghiên cứu .......................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 4 1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 4 2. Cở sở lý luận của đề tài ...................................................................................... 5 2.1. Khái niệm về bạo lực học đường ................................................................. 5 2.2. Nhận diện và phân loại các hình thức bạo lực học đường ........................... 6 2.3. Dấu hiệu của bạo lực học đường ................................................................. 7 2.4. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ................................................... 8 2.4.1. Nguyên nhân từ phía học sinh ............................................................... 8 2.4.2. Nguyên nhân từ phía gia đình ................................................................ 8 2.4.3. Nguyên nhân từ phía nhà trường ........................................................... 9 2.4.4. Nguyên nhân từ phía xã hội ................................................................... 9 2.5. Hậu quả của bạo lực học đường................................................................. 10 2.6. Cách phòng tránh bạo lực học đường ....................................................... 11 2.7. Vai trò của giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường ................................................................................................................ 12 2.8. Vai trò của giáo viên trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường ............................................................................................. 13 3. Cở thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 14 3.1. Thực trạng về bạo lực học đường ở nước ta hiện nay ............................... 14 3.2. Đánh giá về thực trạng, nguyên nhân của bạo lực học đường tại các trường THPT nói chung và trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng .............................. 15 3.3. Đánh giá về thực trạng, nguyên nhân trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại trường THPT ........................................ 17 3.4. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các giải pháp vào thực tế, trong công tác giáo dục HS ................................................................................................. 19
  4. 3.4.1. Thuận lợi .............................................................................................. 19 3.4.2. Khó khăn .............................................................................................. 20 4. Vấn đề đặt ra và hướng giải quyết ................................................................... 21 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT .................................. 22 1. Một số lưu ý về việc áp dụng các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường....................................................................................... 22 2. Một số giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại trường THPT ........................................................................................................ 23 2.1. GV thay đổi, không ngừng học tập để nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức HS ......................................................................................... 23 2.1.1. Mục tiêu của giải pháp ......................................................................... 23 2.1.2. Yêu cầu của giải pháp .......................................................................... 23 2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp ............................................................. 24 2.1.4. Hiệu quả của giải pháp ........................................................................ 24 2.2. Đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục về BLHĐ ................. 25 2.2.1. Mục tiêu tiêu của giải pháp.................................................................. 25 2.2.2. Yêu cầu của giải pháp .......................................................................... 26 2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp ............................................................. 26 2.2.4. Hiệu quả của giải pháp ........................................................................ 28 2.3. Tạo năng lượng tích cực cho học sinh thông qua các chuỗi hoạt động trải nghiệm ............................................................................................................... 29 2.3.1. Mục tiêu của giải pháp ......................................................................... 29 2.3.2. Yêu cầu của giải pháp .......................................................................... 30 2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp ............................................................. 30 2.3.4. Hiệu quả của giải pháp ........................................................................ 38 2.4. Phát triển kĩ năng sống cho học sinh lồng ghép qua tiết sinh hoạt lớp/ tiết trải nghiệm hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa ............................................ 39 2.4.1. Mục tiêu của giải pháp ......................................................................... 39 2.4.2. Yêu cầu của giải pháp .......................................................................... 40 2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp ............................................................ 40 2.4.4. Hiệu quả của giải pháp ........................................................................ 42 2.5. Xây dựng đội xung kích ngầm, tổ tư vấn tâm lý lớp ................................. 42 2.5.1. Mục đích của giải pháp ........................................................................ 42 2.5.2. Yêu cầu của giải pháp .......................................................................... 43 2.5.3. Cách thức thực hiện ............................................................................. 43 2.5.4. Hiệu quả của giải pháp ........................................................................ 44 2.6. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .............. 44 2.6.1. Mục tiêu của giải pháp ......................................................................... 45 2.6.2. Yêu cầu của giải pháp .......................................................................... 45 2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp ............................................................. 46 2.6.4. Hiệu quả của giải pháp ........................................................................ 48
  5. CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP, THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 49 3.1. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............... 49 3.1.1 Mục đích khảo sát ................................................................................. 49 3.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................... 49 3.1.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 49 3.1.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ................................................................................................................. 49 3.2. Thực nghiệm sư phạm................................................................................ 51 3.2.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 51 3.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm đề tài............................................................... 51 3.2.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................ 52 3.2.4. Nội dung thực nghiệm ........................................................................ 52 3.2.5. Phương pháp thực nghiệm ................................................................... 52 3.2.6. Tiến hành thực nghiệm đề tài .............................................................. 52 3.2.7. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 53 3.2.7.1. Đánh giá định tính ............................................................................ 53 3.2.7.2. Đánh giá định lượng ......................................................................... 55 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 57 1. Kết luận ............................................................................................................ 57 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. PHỤ LỤC ...........................................................................................................
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu chữ viết Stt Chữ viết đầy đủ tắt 1 GV Giáo viên 2 HS Học Sinh 3 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 4 GVBM Giáo viên bộ môn 5 THPT Trung học phổ thông 6 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 7 CMHS Cha mẹ học sinh 8 BGH Ban giám hiệu 9 PHHS Phụ huynh học sinh 10 TN Thực nghiệm 11 ĐC Đối chứng 12 TNSP Thực nghiệm sư phạm 13 BLHĐ Bạo lực học đường 14 SL Số lượng 15 HL Học lực 16 HK Hạnh kiểm 17 TDTT Thể dục thể thao
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Văn kiện Đại hội XIII đã xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo, nhằm “phát triển con người” - xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc và “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc,...”. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra đời được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới và vì thế các mô hình “trường học hạnh phúc” được xây dựng, hứa hẹn môi trường học đường sẽ thực sự là môi trường an toàn, thân thiện, hạnh phúc giúp GV và HS yên tâm học tập và làm việc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, BLHĐ đã và đang là vấn đề làm dư luận của xã hội rất bức xúc, đáng lo ngại nhất là sự đang dạng và mức độ nguy hiểm của hành vi này đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến môi trường giáo dục, tâm lý, tinh thần thậm chí là tính mạng của người học. Thực chất, tình trạng bạo lực không phải là vấn đề mới, nhưng lại chưa có dấu hiệu thuyên giảm nhiều và hậu quả để lại ngày càng nghiêm trọng. Rất nhiều sự việc được báo chí, mạng thông tin, như sự việc gần nhất là vụ “Cô giáo ở Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp đe doạ kèm theo lời chửi bới” làm dư luận dậy sóng. Hay vụ tử vong của nữ sinh N.T.Y.N đang theo học tại một trường chuyên trên địa bàn tỉnh nhà tự tử do liên quan đến bạo lực học đường, hồi năm ngoái và rất rất nhiều nữa... Trong tình hình chung đó, tình trạng BLHĐ tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 cũng đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, xảy ra âm thầm, có thể bất cứ lúc nào, khó lường trước được. Thực sự, vấn nạn BLHĐ đã và đang làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường giáo dục và vì thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước, 1
  8. các Ban, Ngành liên quan đang cố gắng xây dựng; dóng lên hồi chuông đáng báo động, gây nhiều trăn trở cho xã hội và đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác giáo dục như chúng tôi. Đứng trước thực trạng đáng buồn đó, chúng tôi – là nhà giáo dục, trực tiếp quản lý và giáo dục HS, nhận thấy trách nhiệm lớn lao của bản thân, cần thực hiện quyết liệt hơn nữa, phải thay đổi, thấu hiểu, không ngừng học tập và sáng tạo...tất cả vì học sinh thân yêu. Chính vì thế, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng nên các giải pháp và thực nghiệm nó với mong mỏi sẽ phòng ngừa và ngăn chặn được tình trạng bạo lực học đường như hiện nay, xây dựng được môi trường học đường theo đúng nghĩa của nó và lan tỏa đến bạn bè đồng nghiệp, cũng như góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới giáo dục đã đề ra. Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi chọn viết đề tài: “ Một số giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại trường THPT Quỳnh Lưu 4”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về tình trạng bạo lực học đường tại các trường THPT nói chung và trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng. - Nghiên cứu về hành vi bạo lực học đường, tìm ra một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay. - Đề xuất được một số giải pháp có hiệu quả nhằm phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Tình trạng bạo lực học đường tại các trường THPT. - Các hình thức của bạo lực học đường ở các trường THPT hiện nay. - Các dấu hiệu của của bạo lực học đường và nguyên nhân dẫn đến điều đó. - Các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại trường THPT. 2
  9. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - GV và HS trường THPT Quỳnh Lưu 4 và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tài liệu về liên quan đến bạo lực học đường, cách nhận diện, biểu hiện, các hình thức của bạo lực học đường hiện nay, tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi, nguyên nhân và giải pháp bạo lực học đường... - Phương pháp điều tra: điều tra về thực trạng bạo lực học đường, các hình thức của bạo lực học đường hiện nay, khả năng phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực học đường, điều tra tính hiệu quả khi sử dụng các giải pháp ngăn chặn và phòng ngừa bạo lực học đường vào công tác giáo dục. - Phương pháp chuyên gia: thông qua việc tham vấn một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức HS nhằm tranh thủ tiếp thu kiến thức lí luận, thực tiễn vào việc phòng ngừa và ngăn chặn BLHĐ trong công tác chủ nhiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm khảo sát tính hiệu quả của đề tài trước và sau khi áp dụng phương pháp vào công tác chủ nhiệm. - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng các công cụ của Microsoft, Exell để thống kê các số liệu điều tra được khi áp dụng đề tài. 6. Tính mới và đóng góp của đề tài 6.1. Tính mới của đề tài - Đề tài chúng tôi đưa ra hoàn toàn mới và rất thiết thực, các giải pháp chúng tôi đưa ra đa dạng, có tính gốc rễ đã được xây dựng, hoàn thiện và cùng nhau áp dụng trong công tác chủ nhiệm cũng như giảng dạy. Chúng tôi trực tiếp theo dõi, xử lý các mâu thuẫn dẫn đến bạo lực học đường của HS các lớp chủ nhiệm cũng như các HS khác trong trường. Các giải pháp đưa giúp cho lớp, cho nhà trường rất nhiều, hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi bạo lực có thể xảy ra. - Đề tài đã góp phần làm rõ thực trạng, các hình thức tồn tại, hậu quả, tìm ra nguyên nhân của bạo lực học đường hiện nay đang diễn ra ở các trường THPT hiện nay. 6.2. Đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về bạo lực học đường. - Về mặt thực tiễn: cung cấp đa dạng các giải pháp giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp dụng nhằm phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, từ đó góp phần tạo ra môi trường học đường thân thiện, nâng cao hiệu quả giáo dục. 3
  10. 7. Kế hoạch nghiên cứu TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Nghiên cứu tài liệu. Xác định được vấn đề 1 7/2023 - 8/2023 Xác định sơ lược vấn đề. cần triển khai Lựa chọn đề tài. 2 9/2023 - 10/2023 Đăng ký tên đề tài Đăng ký tên đề tài với tổ Đọc tài liệu. Trao đổi, học 3 11/2023 - 12/2023 hỏi kinh nghiệm qua đồng Đề cương SKKN. nghiệp Tập hợp tài liệu viết Khảo sát thực trạng. Tổng phần cơ sở lý luận. hợp số liệu Xử lý số liệu khảo sát Trao đổi, học hỏi kinh Triển khai thực tiễn nghiệm qua đồng nghiệp, 4 12/2023 – 02/2024 qua các hoạt động giáo đề xuất biện pháp. Áp dụng dục. thử nghiệm Viết sáng kiến kinh Bản thảo sáng kiến nghiệm kinh nghiệm. Hoàn thiện sáng kiến kinh Bản sáng kiến kinh 5 03/2024- 04/2024 nghiệm nghiệm hoàn thiện PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu Một số giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường đưa ra sát với thực tế HS THPT đang gặp phải, thông việc GV qua tập trung tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây ra bạo lực học đường, hình thức bạo lực phổ biến ở học sinh THPT từ đó để định hình cách tiếp cận và vận dụng các giải pháp một cách hiệu quả. - Trong các giải pháp được đưa ra sẽ tập trung vào việc nhận thức, phát triển các tư duy tích cực từ GV và HS trong việc giảm bạo lực học đường như: việc giáo dục về kỹ năng giải quyết xung đột, xây dựng sự đồng cảm và tôn trọng, và phát triển kỹ năng xã hội. 4
  11. - Các giải pháp đưa ra cũng tập trung vào việc tự bồi dưỡng của GV. Thông qua quá trình học hỏi phát triển bản thân, GV sẽ được cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp xử lý tình huống bạo lực và cách phòng ngừa chúng một cách hiệu quả cũng như thấu hiểu và yêu thương HS hơn, có biện pháp phù hợp với đối tượng HS đang gặp vấn đề cần được hỗ trợ. - Khám phá cách thúc đẩy sự hợp tác giữa giáo viên, phụ huynh và cộng đồng để tạo ra một hệ thống hỗ trợ toàn diện trong việc ngăn chặn bạo lực học đường, phát triển các chiến lược phòng ngừa cộng đồng và tham gia vào các hoạt động giáo dục và xã hội để tạo môi trường sống năng lượng tích cực, cũng như xây dựng các chuỗi hoạt động trải nghiệm, giúp HS tránh xa bạo lực học đường. 2. Cở sở lý luận của đề tài 2.1. Khái niệm về bạo lực học đường Theo từ điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp. Vậy bạo lực học đường là gì? Trong nhiều bài viết của các tác giả về bạo lực học đường đăng trên các báo, và tạp chí gần đây, khi bàn về khái niệm bạo lực học đường đều đề cập đến có các yếu tố như xâm hại, người gây hại, người bị hại, môi trường học đường, môi trường giáo dục,…là các yếu tố quan trọng hình thành khái niệm. Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường. Có 3 mức độ tiếp cận khái niệm bạo lực học đường, bao gồm: + Theo nghĩa hẹp: là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh trong cùng một trường diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. + Theo nghĩa rộng: là những hành vi xâm hại giữa HS với HS hoặc giữa Hs với GV, hoặc giữa GV với GV diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. + Theo nghĩa lấy học sinh làm trung tâm: là những hành vi xâm hại mà chủ thể gây ra là học sinh, người bị hại là bất kỳ ai diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. Đây là cách tiếp cận được nhiều người quan tâm vì ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nó trong công tác giáo dục. Như vậy, có thể hiểu BLHĐ là “Những hành vi gây hấn, đánh nhau, hay những hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, hành hung người khác (thường xảy ra giữa học sinh, sinh viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, sinh viên, thậm chí có sự giúp sức của đối tượng khác) để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí có thể tử vong hoặc gây tổn thương đến tâm lý, tinh thần cho học sinh, sinh viên và giáo viên, ảnh hưởng đến chuẩn mực xã hội, đến công tác giáo dục của nhà trường và trật tự, an toàn xã hội”. 5
  12. Theo Unicef - tổ chức quốc tế đi đầu trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em ở 190 quốc gia, trong đó có Việt Nam, BLHĐ là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. 2.2. Nhận diện và phân loại các hình thức bạo lực học đường 2.2.1. Nhận diện bạo lực học đường BLHĐ cũng là hành vi lệch chuẩn nhưng thiên về sử dụng bạo lực. + Phân loại hành vi bạo lực học đường: Hành vi BLHĐ thụ động là hành vi sai lệch do nhận thức sai hoặc nhận thức không đầy đủ, chuẩn mực (nội quy, quy tắc), hành vi này không đáng ngại. Hành vi bạo lực học đường chủ động là hành vi mà cá nhân biết rõ chuẩn mực nhưng vẫn cố ý làm sai, đây là hành vi đáng ngại, nguy hiểm. + Nhận diện hành vi bạo lực học đường: Hành vi bạo lực học đường sử dụng cơ bắp hoặc hung khí ở các mức độ khác nhau là hành vi đánh đập, hành hung để cưỡng bức, trấn lột người bị hại. làm tổn thương tinh thần, sức khoẻ, tính mạng người bị hại. Hành vi đe doạ, khủng bố là hành vi nhằm gây bất an cho người bị hại; nói xấu, sỉ nhục, bêu rếu làm mất uy tín, mất danh dự người bị hại. Các hành vi trên có thể do người gây hại thực hiện, hoặc tổ chức thành băng nhóm để thực hiện. 2.2.2. Các hình thức tồn tại bạo lực học đường BLHĐ cũng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau tùy vào nhiều nhóm đối tượng HS khác nhau. Có thể kể đến một số loại bạo lực học đường hiện nay như: – Bạo lực về thể chất: Các hành vi đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, dứt tóc, xé quần áo, đổ đồ ăn lên người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau. – Bạo lực bằng lời nói: Sử dụng những hành vi hoặc lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình. Hành vi này có thể ở giáo viên đối với học sinh hoặc học sinh với nhau. – Bạo lực tâm lý: là hành xâm phạm tình dục, có thể động chạm những bộ phận nhạy cảm hoặc thậm chí có những hành vi cưỡng ép tình dục, hiếp dâm,… Hành vi này xảy ra giáo viên đối với học sinh hoặc học sinh với nhau. – Bạo lực xã hội: Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội. – Bạo lực điện tử: là hành vi uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội. 6
  13. 2.3. Dấu hiệu của bạo lực học đường  Bạo lực học đường thường trải qua 3 giai đoạn là trước, trong và sau hành vi bạo lực, đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu báo trước bằng các biểu hiện, chứng cứ nhận biết được gồm: + Dấu hiệu tiền bạo lực gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực: Dấu hiệu xa như học sinh học kém, lêu lổng, chán học, bất cần đời. Dấu hiệu gần (cận bạo lực) như gây gổ, hăm doạ, kết băng nhóm, mang theo hung khí trong người. + Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực là các dấu vết bạo lực để lại sau hành vi bạo lực nói lên mức độ độc ác, nương tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo người bị xâm hại. Ngoài ra các dấu hiệu còn cho biết kẻ gây hại là nhẫn tâm, vô tình hay cố ý với người bị hại. + Dấu hiệu hậu bạo lực: Chủ yếu là hành vi, thái độ của kẻ gây hại sau sau khi bị xử lý, đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra như ăn năn, hối hận hay hả hê, thoả mãn của người gây hại.  Biểu hiện phổ biến như sau: + Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh đạm, không chan hòa, không muốn hòa đồng, cáu kỉnh, xúc phạm người khác, thậm chí gây gổ dẫn đến đánh nhau. + Không quan tâm, hứng thú với trường học và việc học, học sa sút, thậm chí là bỏ học. + Thiếu tự tin vào bản thân, không tin cậy người khác. + Thường xuyên vi phạm nội qui của lớp, trường. + Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi như phá phách, vô lễ, ăn cắp, nói dối… + Hay đánh đập bạn, hay ồn trong giờ học, bỏ học trốn học để đi chơi. + Thậm chí có những em rơi vào con đường nghiện ngập ma túy và các tệ nạn xã hội khác… Tóm lại những HS này có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Trong số những HS có biểu hiện rõ, đôi khi có những em có tiềm năng về cá tính, do GV chưa hiểu được, chưa có cách tiếp cận và tác động phù hợp hoặc không được sự giúp đỡ kịp thời, đúng cách… mà dẫn đến sự biểu hiện những hành vi không phù hợp của HS. Vì vậy, với những trường hợp này, GV, đặc biệt là GVCN thực sự cần là kỹ sư tâm hồn, có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, mà trước hết là với tập thể lớp giúp những em này điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn. 7
  14. 2.4. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường 2.4.1. Nguyên nhân từ phía học sinh - Do sự chuyển biến về tâm lý của học sinh độ tuổi từ 12-17, đây là giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, tâm lý không ổn định trong quá trình tìm kiếm giá trị, định hình nhân cách. Đặc điểm là đề cao cái tôi cá nhân quá mức, bốc đồng muốn chứng tỏ bản lĩnh, vị trí, giá trị, sự phá cách của mình; non nớt, hạn chế về nhận thức, thiếu kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử trong các tình huống phức tạp của đời sống; khả năng kiềm chế, làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi còn yếu kém, dễ bị bạn bè lôi kéo, kích động; thường tự mâu thuẫn, thấy bức bối và muốn giải thoát. - Những HS bị tăng động, tâm thần nhẹ, có nhịp tim chậm, lưu thông máu không đều, dễ bị kích động và thích các yếu tố kích động. Những HS có IQ thấp, khuyết tật, khả năng xử lý thông tin trí lực giảm sút, học lực kém, thất bại trong chuyện học hành, kiềm chế kém…dễ căng thẳng về xúc cảm, có thái độ bất cẩn và hiếu thắng, thái độ chống đối mọi người xung quanh, thích bạo lực, không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý. HS có tiền sử sử dụng ma túy đá, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích, HS gặp khó khăn trong học tập bị GV và bạn bè xung quanh kì thị nên càng trở nên bất mãn và buông xuôi chuyện học hành, lao theo các trò chơi vô bổ. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên thực trạng bạo lực học đường hiện nay. - Do tác động tiêu cực từ văn hóa độc hại, bạo lực từ môi trường sống, từ mạng Internet, phim ảnh, trò chơi game bạo lực…Tuổi trẻ luôn có xu hướng bắt chước, thử nghiệm, làm theo những thứ xem được. 2.4.2. Nguyên nhân từ phía gia đình - Do tác động tiêu cực từ môi trường sống trong gia đình, như: bất hòa, tình trạng bạo lực, bạo hành, thờ ơ, ích kỷ, vô cảm, thiếu sự quan tâm giữa các thành viên, cha mẹ, người thân trong gia đình có người phạm tội, vi phạm pháp luật bị xử lý, mắc vào tệ nạn xã hội, gia đình tan vỡ, ly hôn… là nguyên nhân chính gây ra bạo lực học đường. Trẻ em lớn lên trong sợ hãi và dẫn tới trầm cảm, có hành động ngông cuồng, quậy phá, hư hỏng,… - Cha mẹ ít quan tâm con cái hoặc giáo dục không đúng cách, như thường nặng lời, quát tháo, xả stress bằng bạo hành lên chính con cái của mình; không thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư và những diễn biến tâm sinh lý, tình cảm của con cái để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc. - Một bộ phận nhỏ bố mẹ đi làm ăn xa nên không sát sao, quan tâm trong việc quản lý, giáo dục con cái. 8
  15. 2.4.3. Nguyên nhân từ phía nhà trường - Nặng về truyền đạt kiến thức theo chương trình, coi nhẹ nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho học sinh; chưa sát sao trong việc quản lí, giáo dục học sinh. - Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục ít quan tâm đến vấn đề phòng, chống bạo lực học đường cho nên khi xảy ra thì lúng túng, bị động, sợ trách nhiệm dẫn đến xử lý chưa phù hợp. - Không xây dựng được môi trường văn hóa, để tệ nạn thâm nhập nhà trường không có biện pháp giải quyết triệt để. Chạy theo thành tích, che dấu những sai phạm, tiêu cực, bạo lực học đường diễn biến phức tạp nhưng không có biện pháp giải quyết dứt điểm, kịp thời. - Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, sa sút phẩm chất, vi phạm đạo đức nhà giáo của một bộ phận GV. Việc thiếu tấm gương ngay trong nhà trường đã khiến nhiều HS mất phương hướng không biết phải trở thành người như thế nào. - Kỹ năng ứng xử sư phạm, xử lý tình huống của một số GV hạn chế, dẫn đến những xung đột không đáng có giữa GV và HS; nhiều GV chưa kiểm soát được cảm xúc, chưa cập nhật những thay đổi trong cuộc sống phù hợp thực tế, tâm sinh lý lứa tuổi HS để giáo dục các em. - Chưa phát huy được vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, Ban an ninh nề nếp trong việc nắm tình hình, phát hiện các mâu thuẫn của học sinh để sớm có biện pháp giải quyết. 2.4.4. Nguyên nhân từ phía xã hội Sự ảnh hưởng do thời đại 4.0 internet phát triển mạnh mẽ và không được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Văn hóa bạo lực trong các bộ phim ảnh, sách báo và các trò chơi, game mang xu hướng bạo lực tràn lan trên mạng. Theo đó, những đối tượng HS ở độ tuổi vị thành niên thường tò mò và tiếp xúc nên có tâm lý bạo hành học đường ở ngoài đời. - Do tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, lôi cuốn giới trẻ theo lối sống thực dụng, đua đòi, đề cao bản thân. - Do ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường văn hóa bạo lực: trên phim ảnh, internet, sách báo, đồ chơi, game đầy rẫy nội dung mang tính bạo lực - trong game Half- life, stracraft, võ lâm, cao bồi không gian có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người. - Do ảnh hưởng từ môi trường sống: đạo đức xã hội xuống cấp, tội phạm bạo lực gia tăng, các nhóm xã hội tiêu cực trong các cộng đồng dân cư và trên không gian mạng rủ rê, lôi kéo thanh thiếu niên vào các hoạt động phạm pháp, tệ nạn xã hội. 9
  16. 2.5. Hậu quả của bạo lực học đường  Ảnh hưởng đến bản thân học sinh - Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác, tinh thần. - Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những HS vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho HS và gia đình. - Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. - Ảnh hưởng đến những HS đã chứng kiến BLHĐ: chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi. Đồng thời nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này. Thậm chí có nhiều khả năng các em trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. - Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. - Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, HS không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc HS kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà HS phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rất có thể bị rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. - Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.  Ảnh hưởng đến gia đình - Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng. - Tạo ra mâu thuẫn xung đột giữa bố mẹ với con cái, giữa vợ với chồng trong việc nuôi dạy con; cũng có những trường hợp, gia đình phải mất một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả; trường hợp xấu nhất, gia đình mất người thân thì không có gì bù đắp được; các phụ huynh khác thì lo lắng cho sự an toàn của con em khi tới trường. 10
  17.  Ảnh hưởng đến nhà trường Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng, mất niềm tin giữa PH với nhà trường, từ đó ảnh hưởng đển sự phát triển chung của nhà trường.  Ảnh hưởng đến xã hội - Gây mất trật tự an ninh xã hội. - Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá như tinh thần tương thân tương ái, tôn sư trọng đạo.… Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo, con cái cãi lại bố mẹ. Nếu không có biện pháp thì nó sẽ tiếp tục lây lan, làm ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội của cả một quốc gia. - Bạn bè đối xử thô bạo, đánh nhau, xúc phạm, làm tổn thương nhau… Chính những hành động ấy đã làm lu mờ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta; không những thế nó còn thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng lên án. 2.6. Cách phòng tránh bạo lực học đường  Đối với học sinh: - Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo. - Chấp hành tốt nội quy trường lớp. - Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực. - Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí. - Học cách kiềm chế cảm xúc và các kĩ năng liên quan đến giao tiếp. - Tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.  Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục: - Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường. - Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho HS, giúp HS phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. 11
  18. - Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những HS gây ra bạo lực và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực. - Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với GV và HS. - Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.  Đối với giáo viên - Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em HS trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy, tăng cường cung cấp kĩ năng sống cho các em. - Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc lớp tham gia giảng dạy. - Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường. - Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh. - Phối hợp với gia đình và nhà trường và các lực lượng giáo dục địa phương nhằm quan tâm, hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.  Đối với gia đình: - Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái, sát sao hơn trong việc giáo dục và có kĩ năng đồng hành cùng con. 2.7. Vai trò của giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường Giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực học đường đưa ra có vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường học đường nói chung và xã hội nói riêng, nó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các HS, cũng như sự phát triển toàn diện của HS, của nhà trường, cụ thể:  An toàn và sức khỏe của học sinh: bạo lực học đường có thể gây ra thương tích về cảm xúc và thể chất cho các học sinh. Việc tạo ra môi trường học tập an toàn và thân thiện giúp HS cảm thấy tự tin và yên tâm trong quá trình học tập.  Tăng hiệu suất học tập: khi HS không phải đối mặt với bạo lực hoặc sự đe dọa, họ có thể tập trung vào việc học hành và phát triển bản thân một cách tích cực hơn. 12
  19.  Xây dựng mối quan hệ tích cực: môi trường học tập không bạo lực tạo điều kiện cho việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các HS và giữa HS và GV. Điều này có thể tạo ra một cộng đồng học tập hỗ trợ và đoàn kết.  Phát triển xã hội và nhân cách: bằng cách thúc đẩy sự tôn trọng, sự đồng cảm và kỹ năng giải quyết xung đột, các giải pháp phòng ngừa bạo lực học đường có thể giúp HS phát triển kỹ năng xã hội và nhân cách quan trọng cho cuộc sống sau này.  Giáo dục về giá trị đạo đức: Các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực học đường cũng sẽ cung cấp cơ hội để giáo dục về giá trị và đạo đức, giúp học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của sự tôn trọng và hòa bình. Các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực học đường không chỉ tạo ra một môi trường học tập tích cực mà còn giúp hình thành nhân cách và tạo ra những thế hệ tương lai tự tin và có ích cho xã hội. 2.8. Vai trò của giáo viên trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường Tiếp nối và song hành với môi trường giáo dục của gia đình là nhà trường. Trong đó, giáo viên có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Trong công tác Phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng BLHĐ, giáo viên không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức, mà còn là người bạn tâm giao của học sinh.  Giáo viên kiêm "bác sĩ tâm lý" của học sinh Dù là giáo viên chủ nhiệm, nhà quản lý giáo dục hay giáo viên bộ môn thì đều có nhiệm vụ trực tiếp quản lý, giáo dục học sinh. Để xây dựng trường học an toàn không có bạo lực, giáo viên phải trang bị sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng giúp họ chú ý và chăm sóc tình trạng tâm lý và sức khỏe của tất cả học sinh. + Thầy/cô cần nắm bắt tâm lý học sinh "có vấn đề" từ những việc nhỏ nhất để có hướng theo dõi, ngăn chặn kịp thời. + Thầy/cô thường xuyên theo dõi và khoanh vùng học sinh có cá tính mạnh, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh có dấu hiệu bị cô lập, bắt nạt. Từ đó có cách thấu hiểu, sẻ chia riêng với từng em. Việc này đòi hỏi tinh thần nhẫn nại lớn, bởi một số em có tính cách rất ngang ngạnh. + Bên cạnh đó, biện pháp kỷ luật theo quy định có tác dụng răn đe với học sinh, nhưng đôi khi phản tác dụng, ở những trường hợp cụ thể, giáo viên cần sử dụng phương pháp uốn nắn "mềm", phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Khi giáo viên "bắt sóng" được suy nghĩ của từng học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc trở thành bạn đồng hành với các em. 13
  20. + Thầy/cô cũng nên có cách thức phù hợp để tạo nguồn tin riêng trong lớp đang quản lý, để nhanh chóng nắm bắt "tin mật" của nhóm HS cá tính đang ngầm thực hiện. + Ngoài ra, bản thân giáo viên phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức và học tập, là niềm động lực cho học sinh phấn đấu noi gương.  Giáo viên là "cán bộ tuyên truyền pháp luật" Bên cạnh nội dung học chính khóa, trong các giờ sinh hoạt tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kỹ năng bảo vệ bản thân cho học sinh, thầy/cô cũng cần có giáo án cụ thể, nội dung dễ hiểu, thu hút để học sinh hiểu và biết tự bảo vệ bản thân, phát hiện và kịp thời báo với người lớn để được hỗ trợ, giúp đỡ, nhằm ngăn ngừa tối đa bạo lực học đường, quấy rối. Thay đổi phương thức tiếp cận với học sinh, ngoài biện pháp tuyên truyền truyền thống, thầy/cô có thể sử dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook) để việc tuyên truyền gần gũi và đạt hiệu quả cao hơn. Đối tượng tuyên truyền ngoài học sinh còn có cả phụ huynh học sinh.  Giáo viên là "cầu nối giáo dục" song hành giữa nhà trường và phụ huynh Giáo viên cần tạo mối quan hệ gắn bó với gia đình học sinh, kịp thời nắm bắt tình hình của lớp học thông qua phụ huynh, bởi thực tế có một số em học sinh thường kể những chuyện xảy ra hằng ngày trên trường lớp với cha mẹ. Việc nắm bắt thông tin kịp thời không chỉ giúp GV ngăn chặn những hành vi chưa đúng của các em, mà còn biết được cơ bản thông tin mối quan hệ bạn bè trên lớp của HS, kể cả khi có sự bắt nạt hoặc mâu thuẫn xảy ra trên môi trường mạng. Nhờ đó, GV có thể có biện pháp phù hợp cân bằng được các hành vi của HS. 3. Cở thực tiễn của đề tài 3.1. Thực trạng về bạo lực học đường ở nước ta hiện nay Hiện nay tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam ngày một gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm. Theo nhiều thống kê từ các nhà nghiên cứu, nước ta là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường. Những hành vi bạo lực chủ yếu bắt nguồn từ những mâu thuẫn, xô xát rất nhỏ nhưng hậu quả lại trở nên nghiêm trọng. Tình trạng BLHĐ tại Việt Nam không chỉ xuất hiện ở một cá nhân mà còn lan rộng đến nhiều trường học từ nông thôn đến thành thị. Đối tượng bạo lực cũng phức tạp, đa dạng đến từ nhiều lứa tuổi, nhiều cấp học từ tiểu học đến đại học. Vấn đề BLHĐ không chỉ diễn biến với những đối tượng là nam giới mà còn xảy ra với trẻ là nữ giới, giữa HS với HS, HS với GV và cả trường hợp GV với HS. Trong khi đó, tại nhiều trường học, không phải tất cả các trường hợp bạo lực bị phát hiện đều được xử lý để hỗ trợ và ngăn chặn. Nhà trường có thể vì bảo vệ danh 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2