intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số thủ thuật giúp học sinh hoạt động nhóm ngoài lớp học có hiệu quả trong dạy học Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Tất Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một số thủ thuật giúp học sinh hoạt động nhóm ngoài lớp học có hiệu quả trong dạy học Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Tất Thành" nhằm tìm ra phương pháp giúp cho học sinh hoạt động nhóm ngoài lớp học một cách hiệu quả hơn, từ đó giúp các em thấy hứng thú hơn, đam mê hơn với môn học; đồng thời giúp các em phát triển một số kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, nhất là trong công việc sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số thủ thuật giúp học sinh hoạt động nhóm ngoài lớp học có hiệu quả trong dạy học Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH SÁNG KIẾN Đề tài: Một số thủ thuật giúp học sinh hoạt động nhóm ngoài lớp học có hiệu quả trong dạy học Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Tất Thành Lĩnh vực chuyên môn: Tiếng Anh Tác giả: Vũ Thị Thanh Thùy Giáo viên môn:Tiếng Anh Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Tất Thành ĐĂK NÔNG, NĂM HỌC 2021 - 2022
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH SÁNG KIẾN Đề tài: Một số thủ thuật giúp học sinh hoạt động nhóm ngoài lớp học có hiệu quả trong dạy học Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Tất Thành Lĩnh vực chuyên môn: Tiếng Anh Tác giả: Vũ Thị Thanh Thùy Giáo viên môn:Tiếng Anh Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Tất Thành ĐĂK NÔNG, NĂM HỌC 2021 - 2022
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang 1. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài: ................................................................................................. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 2 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 2 2. PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 3 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: ........................................................................................ 3 2.2. Thực trạng của vấn đề: ............................................................................................ 4 2.2.1. Thuận lợi: ....................................................................................................... 4 2.2.2. Khó khăn: ....................................................................................................... 5 2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: ................................................. 5 2.3.1. Cách phân chia nhóm: ................................................................................ 5 2.3.2. Đa dạng nhiệm vụ hoạt động cho các nhóm: ........................................ 6 2.3.3. Các hình thức hoạt động của nhóm: ...................................................... 11 2.3.4. Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng làm việc nhóm cơ bản: ......... 12 2.3.5. Một số lưu ý khi giao nhiệm vụ cho các nhóm: ................................. 12 2.4. Kết quả đạt được: .................................................................................................... 13 2.4.1. Về phía giáo viên: ...................................................................................... 13 2.4.2. Về phía học sinh: ....................................................................................... 13 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 14 3.1. Kết luận: .................................................................................................................... 14 3.2. Kiến nghị: ................................................................................................................. 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 16
  4. 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” (“Many hands make light work”). Xưa ông bà ta đã đề cập đến hiệu quả của việc làm nhóm, thì nay, trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, làm việc nhóm lại là một yêu cầu cần thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy các em học sinh phải cần được rèn luyện kỹ năng làm nhóm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hoạt động nhóm giúp phát huy tính tích cực của học sinh, giúp việc học tập hiệu quả và vui vẻ hơn, đặc biệt là hoạt động nhóm ngoài lớp học. Việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm ngoài lớp học trong giảng dạy đối với giáo viên không phải là mới nhưng để học sinh hoạt động theo nhóm ngoài giờ học như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất đó chính là điều tôi muốn chia sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Và đó cũng chính là lý do thúc đẩy tôi viết đề tài này “Một số thủ thuật giúp học sinh hoạt động nhóm ngoài lớp học có hiệu quả trong dạy học Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Tất Thành”. 1.2. Mục đích của đề tài: Nhằm tìm ra phương pháp giúp cho học sinh hoạt động nhóm ngoài lớp học một cách hiệu quả hơn, từ đó giúp các em thấy hứng thú hơn, đam mê hơn với môn học; đồng thời giúp các em phát triển một số kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, nhất là trong công việc sau này. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh các lớp 11A2, 12A1, 12A2 trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành.
  5. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu từ tài liệu giảng dạy và các nguồn tài liệu về phương pháp làm việc theo nhóm từ Internet. - Học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân. - Quan sát sự tiếp thu tri thức của học sinh trong quá trình giảng dạy. - Thăm dò ý kiến học sinh. - Thu thập hình ảnh, video. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Các hoạt động nhóm ngoài lớp học của học sinh các lớp 11A2, 12A1, 12A2 năm học 2020 - 2021 tại trường THPT Nguyễn Tất Thành.
  6. 3 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: - Đích đến trong dạy học ngoại ngữ hiện nay là hướng đến mục tiêu người học có thể giao tiếp, thực hành được ngoại ngữ đó trong cuộc sống. Trong thực tế, để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ đó lại là cả một quá trình và cũng là một điều không mấy dễ dàng. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu như chúng ta có các phương pháp tốt, nhất là khi chúng ta biết phối hợp giữa các phương pháp với nhau. - Hiện nay, việc dạy tiếng Anh rất chú trọng đến tính chủ động sáng tạo của học sinh. Mà học sinh thường thể hiện sự chủ động sáng tạo khi các em chủ động giao tiếp, chủ động thực hành tiếng Anh. - Hoạt động nhóm ngoài lớp học tạo điều kiện thuận lợi giúp cho học sinh thể hiện hết khả năng của mình, đồng thời qua đó các em có thể trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Những bạn học yếu, những bạn nhút nhát có thể tự tin hơn, năng động hơn khi có thể đưa ra ý kiến cá nhân của mình trong nhóm, vì trong lớp khá đông, lại còn có sự hiện diện của giáo viên. Trong khi đó, những bạn khá giỏi vừa làm tốt nhiệm vụ của mình vừa còn có cơ hội giúp đỡ những bạn yếu hơn, giúp các em đoàn kết hơn, thân thiện hơn. - Hoạt động nhóm nói chung giúp học sinh phát triển rất nhiều các kỹ năng quan trọng, những kỹ năng này sẽ rất có ích cho các em trong học tập cũng như trong công việc. Hoạt động nhóm ngoài lớp học cũng vậy, qua hoạt động nhóm ngoài lớp học học sinh được phát triển năng lực hoạt động ; học sinh có cơ hội phát huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so sánh…; học sinh biết giải quyết các vấn đề và tình huống, từ những vấn đề và tình huống đó học sinh sẽ học hỏi được những kinh nghiệm cho bản thân. Trong đề tài này, tôi tập trung vào việc giới thiệu một số thủ thuật khi cho học sinh hoạt động nhóm ngoài giờ học, nhằm mang lại sự đam mê môn học cho
  7. 4 các em, giúp các em có cơ hội thực hành Tiếng Anh cũng như giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. 2.2. Thực trạng của vấn đề: 2.2.1. Thuận lợi: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy của nhà trường ngày càng đầy đủ, mỗi phòng học được trang bị một ti vi kết nối máy tính từ năm học 2013-2014, có máy chiếu di động nhằm tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, có thư viện đầy đủ sách tham khảo cho giáo viên và học sinh, có phòng tin học kết nối Internet, có hội trường lớn có thể cho học sinh sinh hoạt câu lạc bộ hoặc trình bày các sản phẩm ngoại khóa, có nhà đa năng rộng rãi thoáng mát có thể được trưng dụng trong các lễ lớn của năm học trong điều kiện thời tiết mưa gió,… - Học sinh có ý thức hơn về tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh nên nhiều em cũng có cố gắng học và đầu tư tốt cho bộ môn. - Nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em đặc biệt là môn Tiếng Anh nên tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc học tập và thực hành Tiếng Anh. - Sự tác động của các cuộc thi như thi học sinh giỏi các cấp, thi Olympic, thi IOE, thi hùng biện hay cuộc thi tìm hiểu công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông cũng là động lực thúc đẩy việc học Tiếng Anh của học sinh. - Giáo viên được đào tạo chính quy, sớm được trang bị theo phương pháp mới theo hướng giao tiếp, thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn, dự hội giảng cụm, tham gia thi giáo viên giỏi nâng cao tay nghề. - Nhà trường thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua sự quản lý và giám sát của tổ khảo thí thống kê. - Nhà trường quản lí tốt việc giáo viên dạy học thêm buổi chiều thông qua sổ theo dõi dạy thêm có giám thị trực tiếp kiểm tra, Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ thăm lớp.
  8. 5 2.2.2. Khó khăn: - Phần lớn học sinh trên địa bàn là con em nông thôn nên điều kiện học tập chưa tốt, thời gian học hạn hẹp, môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế. - Dịch bệnh covid 19 khiến kế hoạch giảng dạy của nhà trường thay đổi liên tục, tuần này trực tiếp, tuần kia trực tuyến. Các em đi học phải thực hiện 5k, những lớp mới thầy cô không biết mặt trò, trò không biết mặt thầy cô. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh giảm đáng kể. Thời gian gặp gỡ để thực hiện các nhiệm vụ hoạt động nhóm ngoài giờ học cũng eo hẹp. - Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm việc học của con em. - Có quá nhiều học sinh trong lớp, vì thế giáo viên rất khó quản lý những học sinh nào làm việc và những học sinh nào không. - Sự không đồng đều về năng lực, trình độ giữa các học sinh trong một lớp hoặc giữa lớp này với lớp khác. 2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Cách phân chia nhóm: Việc thay đổi nhóm cũng là cách rất tốt để học sinh học hỏi kinh nghiệm và kĩ năng làm việc nhóm của các bạn trong các nhóm khác nhau. Tùy thuộc vào nội dung, mục đích và yêu cầu của hoạt động mà ta có nhiều cách chia nhóm khác nhau: Thứ nhất, nhóm có đủ trình độ: khi đó trong nhóm có cả học sinh khá lẫn học sinh yếu, các em có thể hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Thứ hai, nhóm có cùng sở thích: trong trường hợp này học sinh có quyền tự chọn nhóm với những bạn có cùng sở thích, thói quen. Học sinh rất hứng thú với cách chia nhóm kiểu này, tuy nhiên không nên lạm dụng để tránh tình trạng chia bè chia phái trong lớp học.
  9. 6 Thứ ba, nhóm ngẫu nhiên: có thể dùng hình thức bốc thăm hoặc chia theo số thứ tự trong sổ điểm cá nhân. Cách chia nhóm này sẽ tạo điều kiện cho các em có cơ hội làm việc với nhiều bạn khác nhau, phù hợp với những nhiệm vụ đơn giản, không quá khó. Thứ tư, nhóm năng lực tương đương: khi đó giáo viên có thể giao thêm việc cho các nhóm học sinh khá, giỏi nhằm tăng cường thử thách, khơi gợi hứng thú và ham mê khám phá sáng tạo của các em ; đồng thời giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của nhóm các học sinh yếu. Chia nhóm dựa theo năng lực tương đương sẽ tránh được tình trạng nhóm bị thống trị bởi những học sinh khá, giỏi. 2.3.2. Đa dạng nhiệm vụ hoạt động cho các nhóm: Công việc được giao phải đa dạng để phát huy tính tích cực của các thành viên trong nhóm. 2.3.2.1. Làm phóng sự: Mỗi nhóm thực hiện một clip phóng sự bằng Tiếng Anh về một chủ đề nào đó, chẳng hạn như: Tết Nguyên Đán, 26/03, gương người tốt, việc tốt,… Có thể cho các nhóm thi đua với nhau bằng nhiều hình thức, ví dụ như cho các nhóm đăng tải sản phẩm lên facebook, nhóm nào có lượt thích, lượt chia sẻ hay có nhiều bình luận nhất sẽ có giải,… Hoạt động này giúp học sinh nâng cao kỹ năng nói và viết tiếng Anh. Ngoài ra, học sinh có thể phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề. Đồng thời mang lại niềm hứng thú, say mê học tập cho học sinh.
  10. 7 (Một số sản phẩm của lớp 11A2 khi đăng tải lên facebook).
  11. 8 2.3.2.2. Đóng kịch: Để thực hiện hoạt động này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh biên tập một vở kịch, đảm bảo rằng nội dung phải rõ ràng, lời thoại không quá nhiều, quá dài. Giáo viên cần hướng dẫn các em về chủ đề, trang phục,… Những vở kịch ngắn, vui nhộn, ý nghĩa sẽ giúp học sinh yêu thích môn Tiếng Anh hơn, nhận thức được sự cần thiết của tiếng Anh trong cuộc sống. Group 1 Một số tiết mục kịch do các em học sinh lớp Group 2 12A2 dàn dựng Group 3
  12. 9 2.3.2.3. Biểu diễn thời trang, hóa trang: Tùy vào thời điểm nào trong năm mà giáo viên đưa ra các chủ đề khác nhau cho các nhóm thực hiện. Những chủ đề quen thuộc như: Thời trang tái chế, Haloween,… Khi thực hiện hoạt động này, các em vừa phải cùng nhau chuẩn bị trang phục, sau đó viết lời dẫn cho MC trên sân khấu, tập trình diễn,… Kết quả thu được vô cùng to lớn, đó là những sản phẩm độc đáo, những pha diễn khá ấn tượng, những tràng cười, những tràng pháo tay, … các em học sinh được thư giãn sau những giờ học căng thẳng trên lớp cũng như tự hào về những gì nhóm mình đã làm được, từ đó thấy đam mê với môn học hơn. Một tiết mục biểu diễn thời trang Một tiết mục hóa trang nhân ngày của lớp 11A2 Haloween của lớp 12A1 2.3.2.4. Thuyết trình: Kỹ năng thuyết trình đóng một phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như tập thể. Có được kỹ năng thuyết trình tốt, chúng ta sẽ dễ dàng truyền tải được ý tưởng và mong muốn của mình đến người nghe. Vì vậy thuyết trình là một hoạt động không thể bỏ qua khi giao nhiệm vụ cho các nhóm. Khi hoàn thành công việc, mỗi nhóm có thể cử người đại diện thuyết
  13. 10 trình (nên thay phiên mỗi lần), hoặc có thể chia đều ra cho nhiều bạn cùng trình bày. (Một số bài thuyết trình của các nhóm học sinh lớp 12A2) 2.3.2.5. Vẽ sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy giúp việc ghi nhớ bài học sẽ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời còn giúp học sinh tăng cường được khả năng tư duy trong học tập, trình bày cũng như có được những cái nhìn tổng thể về bài học hoặc đề tài cụ thể nào đó. Từ đó, việc học tập sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
  14. 11 Hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả: Thứ nhất, cần xác định từ khóa. Thứ hai, vẽ chủ đề ở trung tâm: nên sử dụng màu sắc để làm nổi bật chủ đề chính. Thứ ba, vẽ thêm các tiêu đề phụ: nên được viết bằng chữ in hoa hoặc tô đậm và nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật hơn Thứ tư, vẽ các nhánh nhỏ: vẽ nối tiếp nhánh nhỏ vào nhánh to để tạo ra được sự liên kết. Thứ năm, thêm các hình ảnh minh họa: nhằm giúp các ý quan trọng được thêm nổi bật và giúp việc ghi nhớ trở nên tốt hơn. (Một số sản phẩm của các em học sinh lớp 12A1) 2.3.3. Các hình thức hoạt động của nhóm: Trước đây, việc học sinh tụ tập cùng nhau làm nhóm là một chuyện vô cùng đơn giản. Nhưng hiện nay nạn dịch covid 19 đang diễn ra khá phức tạp thì việc các nhóm học sinh gặp gỡ trực tiếp để cùng hoàn thành nhiệm vụ cũng là một trở ngại. Do vậy, giáo viên phải hướng dẫn cách thức hoạt động cho các nhóm, hạn chế đến mức tối thiểu thời gian gặp trực tiếp. Đó chính là tận dụng sự phát triển công nghệ thông tin, sử dụng các ứng dụng như zalo, messenger hay zoom, google meet. Các em sẽ liên lạc trên nhóm bằng tin nhắn hay gọi thoại,
  15. 12 gọi video để trao đổi ý tưởng, giao nhiệm vụ cho từng thành viên, chuẩn bị nội dung,…Sau đó mới sắp xếp thời gian để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt ứng dụng zoom và google meet rất hữu ích, vì học sinh có thể chia sẻ màn hình của mình cho nhóm khi cần thiết để tiện việc trao đổi, hay khi cả nhóm trao đổi, thảo luận thì một bạn sẽ tổng hợp ý kiến, vừa ghi chú vừa chia sẻ màn hình cho cả nhóm cùng theo dõi, góp ý. 2.3.4. Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng làm việc nhóm cơ bản: Thứ nhất, phải biết lắng nghe ý kiến các bạn trong nhóm. Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Từ đó thanh lọc, phân tích và lựa chọn những ý kiến hay, đúng. Thứ hai, phải biết phân công công việc đồng đều giữa các thành viên. Từ đó mỗi thành viên sẽ có trách nhiệm với công việc mình được giao, giúp công việc hoàn thành nhanh lẹ hơn và đảm bảo thời gian giáo viên đưa ra. Thứ ba, phải đúng giờ, không để các bạn trong nhóm đợi mình, kể cả làm việc trực tuyến hay trực tiếp. Thứ tư, phải biết phối hợp và trợ giúp lẫn nhau. Các bạn trong nhóm cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra đồng thời xem có thành viên nào gặp khó khăn gì trong phần việc được giao thì trợ giúp kịp thời. Thứ năm, phải biết đưa ra những lời nhận xét tích cực cũng như học cách chấp nhận những lời chỉ trích và phản hồi từ các thành viên trong nhóm, không nổi nóng, cãi lại mà bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. 2.3.5. Một số lưu ý khi giao nhiệm vụ cho các nhóm: Giáo viên nên giới hạn thời gian phù hợp cho các nhóm. Thời gian quá lâu khiến các nhóm sẽ ỷ lại, không tập trung vào công việc, hiệu suất làm việc của các nhóm không cao, gây ảnh hưởng thời gian đến việc học tập các môn học khác. Trái lại, thời gian quá ngắn sẽ gây áp lực cho các nhóm, làm giảm hứng thú với hoạt động cũng như học sinh sẽ không có cơ hội để phát huy tính sáng tạo của mình.
  16. 13 Lựa chọn các chủ đề mà gây hứng thú cho học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và điều kiện thực tế của trường, lớp. Trong khi các nhóm tiến hành làm việc, giáo viên cần cập nhật kịp thời tiến trình làm việc của từng nhóm, có thể hỏi trực tiếp trên lớp học, hay có thể cùng tham gia vào một số cuộc họp trực tuyến của các nhóm. Từ đó động viên, khen ngợi giúp đỡ kịp thời khi các nhóm gặp khó khăn hoặc cá nhân mỗi nhóm gặp khó khăn, trở ngại. Sau thời khi các nhóm trình bày hoặc nộp sản phẩm, giáo viên cho tất cả các nhóm tham gia đóng góp ý kiến nhận xét, bổ sung. Sau đó giáo viên chốt lại các ý đúng, chỉ ra điểm đạt được và chưa đạt được để học sinh nhận thấy sửa đổi, bố sung. 2.4. Kết quả đạt được: 2.4.1. Về phía giáo viên: Tôi thật sự thấy phấn khởi hơn, cảm thấy tiết dạy của mình nhẹ nhàng và đạt kết quả hơn. Học sinh gần gũi, thân thiện và nhiệt tình hợp tác với tôi trong tiết học, làm cho không khí lớp học sôi động hơn. Toàn thể giáo viên trong tổ, hào hứng thảo luận các đề tài, phục vụ cho các hoạt động nhóm ngoài lớp học. 2.4.2. Về phía học sinh: Học sinh không còn cảm giác nhút nhát, e dè như trước. Các em hào hứng hẳn mỗi khi đến tiết Tiếng Anh. Các em thích nói tiếng Anh hơn, cách nói của các em tự nhiên hơn, các em đưa ra được nhiều ý tưởng hơn, vốn từ vựng phong phú hẳn. Không chỉ vậy, mà khi ra ngoài đường, các em còn mạnh dạn dùng tiếng Anh để chào hỏi tôi. Đặc biệt là điểm các bài kiểm tra của các em tiến bộ rõ rệt, các em mừng ra mặt mỗi khi được phát bài kiểm tra, điều này làm tôi rất vui và tự hào về các em. Tôi thiết nghĩ nếu duy trì được hoạt động nhóm ngoài lớp học thường xuyên như thì tình hình học và dạy môn tiếng Anh sẽ ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
  17. 14 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: - Như vậy chúng ta thấy rằng việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ diễn ra trong thời gian trên lớp. Một số hoạt động nhóm ngoài lớp học cũng có thể được xem là các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh vừa học vừa chơi, giảm áp lực, căng thẳng, giúp việc học tập trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn. 3.2. Kiến nghị: * Đối với cấp lãnh đạo: - Cần đầu tư cơ sở trang thiết bị dạy học phù hợp, ngày càng đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của học sinh địa phương. - Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề thường xuyên hơn để giáo viên nâng cao trình độ, năng lực sư phạm và học hỏi thêm về kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường bạn (không chỉ giành riêng cho tổ trưởng, nhóm trưởng mà giành cho tất cả các giáo viên bộ môn Tiếng Anh). * Đối với giáo viên: - Chuẩn bị nội dung dạy, nội dung giao cho học sinh thực hiện thật kỹ và chu đáo, dạy những gì học sinh cần chứ không nên dạy tất cả những gì chúng ta biết. - Tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện, quan tâm, giúp đỡ học sinh một cách chân tình nhằm khuyến khích các em học tập. - Tận dụng những thiết bị sẵn có và làm thêm những đồ dùng dạy học phục vụ bộ môn. - Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh về tình hình học tập của học sinh - Tăng cường dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm sau mỗi bài.
  18. 15 * Đối với học sinh: - Có thái độ hợp tác với giáo viên, ý thức việc học là học cho bản thân chứ không phải học cho cha mẹ cho giáo viên. - Luôn học từ vựng, soạn bài đặc biệt là từ mới trước khi đến lớp. - Tích cực tham gia vào quá trình học, không hiểu chỗ nào là hỏi ngay chỗ đó, không được để lâu ngày kiến thức dồn lại khó theo kịp. - Có phương pháp học riêng của bản thân, không gò bó khuôn mẫu. - Tích cực trong giao tiếp bằng tiếng Anh.
  19. 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lợi ích của việc làm việc nhóm và những kỹ năng khi làm việc nhóm 2. Nguyễn Hạnh Dung. 2004. Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông. NXB Giáo Dục. 3. Benson, Jarlath. (2000) Working More Creatively with Groups. 2e. 4. Caruso, H.M., & Wooley, A.W. (2008). Harnessing the power of emergent interdependence to promote diverse team collaboration. Diversity and Groups. 11, 245-266. 5. English language Teaching Methodology của Bộ GD-ĐT 2003. 6. Klein, Josephine (1961) Working with Groups. The social psychology of discussion and decision 7. https://infed.org/mobi/what-is-groupwork/ 8. https://www.youtube.com/watch?v=oHzx7F6rrK8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2