Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số thủ thuật sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học tiếng Anh
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đúc kết thêm những kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên trong việc phối hợp, sử dụng tốt đồ dùng dạy học và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giúp cho học sinh say mê, hứng thú, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài và đáp ứng theo hướng dạy học tích cực, học sinh chủ động, phát huy tối đa tính sáng tạo của các em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số thủ thuật sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học tiếng Anh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊNG GIANG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THẠNH LỘC MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Một số thủ thuật sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh” Họ và tên: Nguyễn Văn Năm Chức vụ: Tổ Trưởng tổ TIẾNG ANH Đơn vị: Trường THPT Thạnh Lộc
- Kiên Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………………………… 1. Tên sáng kiến: “Một số thủ thuật sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học tiếng Anh bậc THCSTHPT 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Qua nhiều năm giảng dạy theo nội dung chương trình và sách giáo khoa cơ bản của bộ môn tiếng Anh, khi chưa sử dụng nhiều đồ dùng trực quan tôi nhận thấy rằng: Sự hứng thú học tập của học sinh và khả năng khắc sâu kiến thức trong quá trình học tập của học sinh đạt kết quả chưa cao, các em còn chưa phát huy hết tinh thần và thái độ khi học môn tiếng Anh, thậm chí còn tỏ ra thái độ chán nản trong học tập. Đặc biệt là các tiết nói, đọc và viết. Một số giáo viên tiếng Anh hiện nay chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học tiếng Anh, điều đó làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giờ dạy và kết quả học tập là điều không thể nào tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề khó khăn vừa nêu trên bản thân tôi xin đưa ra “Một số thủ thuật sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh” nhằm giúp học sinh và giáo viên phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo, say mê và hứng thú hơn trong học tập với tâm thế học chơi, chơi học.. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích giải pháp: Đề tài này được nghiên cứu và áp dụng nhằm mục đích đúc kết thêm những kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên trong việc phối hợp, sử dụng tốt đồ dùng dạy học và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giúp cho học sinh say mê, hứng thú, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài và 2
- đáp ứng theo hướng dạy học tích cực, học sinh chủ động, phát huy tối đa tính sáng tạo của các em. Nội dung giải pháp: a. Tính mới của giải pháp: * Giải pháp củ: Giáo viên sử dụng những hình ảnh sẳn có ở sách giáo khoa để khai thác nội dung bài học làm cho tiết học đơn điệu nhàm chán. * Giải pháp mới: Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong giảng dạy nhằm giúp học sinh dễ trong việc tìm hiểu và khai thác kến thức ở từng bài học. Đồ dùng trực quan trong giảng dạy bao gồm: mẫu vật thật, mô hình, tranh vẽ ... Sử dụng những mẫu vật thật là những đồ vật cần thiết có ở xung quanh ta và rất gần gũi với đời sống hàng ngày hoặc dụng cụ học tập như thước kẻ, bút chì, sách vở, bàn ghế, giá sách hay các mô hình bằng nhựa hoặc đất sét. Đồ dùng hình tượng là những hình vẽ, băng, đĩa. Kết hợp công nghệ thông tin để tìm những hình ảnh minh họa, đoạn video clip hay đoạn phim ngắn… phù hợp với bài dạy. b. Cách thức thực hiện: Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài học trước để chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp với nội dung tiết dạy và đồ dùng đó phải được sử dụng một cách triệt để, tiết dạy đó sẽ hiệu quả hơn. Có như vậy đồ dùng trực quan mới có giá trị để học sinh khai thác và tìm hiểu kiến thức tốt hơn. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy thì người dạy đóng vai trò là chỉ đạo, học sinh làm chủ trong quan sát và chủ động tìm hiểu nghiên cứu chủ điểm cũng như kiến thức của bài học mới, tạo được hứng thú và kích thích tính tò mò, hiếu động, ham tìm hiểu ở học sinh. Sau khi quan sát đồ dùng trực quan, người dạy là người hướng dẫn gợi ý để học sinh xây dựng và hướng tới nội dung chính, kiến thức trọng tâm của bài. Chính vì lẽ đó, đối với giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học là một vấn đề quan trọng không thể thiếu được, nó quyết định đến việc thành công cho tiết dạy và cả quá trình dạy học, giáo viên cần có kế hoạch nghiên cứu chương trình để chuẩn bị đồ dùng. c. Các bước thực hiện: Khởi động: Giáo viên có thể dùng giáo cụ trực quan vốn có của mình là lời nói cử chỉ hành động, nét mặt để thể hiện nội dung cần dạy như đưa bàn tay lên vành tai để dạy từ “listen” hoặc đưa bàn tay ra phía trước nâng lên hạ xuống để dạy từ “stand up or sit down”....., ngoài ra giáo viên có thể khởi động bằng cách dùng tranh để cho học sinh đoán nội dung mà các em sắp được học. 3
- Dạy từ mới: Dùng tranh nối với nghĩa của từ hay cụm từ cũ có liên quan đến nội dung bài sắp học (Matching). Cho học sinh nghe và trả lời các câu hỏi gợi mở (asking and answering)… Dùng máy cassette cho học sinh nghe, lặp lại đồng thời dùng tranh hoặc mẫu vật thật để giúp cho học sinh biết được nghĩa của từ mới, sau đó cho học sinh nghe và nhắc lại nhiều lần theo băng; Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh thì giáo viên dùng tranh hay vật thật để học sinh đọc to hay viết lên bảng con sau đó cho biết nghĩa của từ đó; Giáo viên có thể ghi âm giọng nói của học sinh sau đó cho học sinh đối chiếu với giọng nói của người bản xứ. Việc này giúp cho học sinh có thể rèn luyện kỹ năng nghe nói của mình.... Thực hành: Cho học sinh quan sát tranh, nghe theo băng, hay xem đoạn video clip về nội dung bài học; Sau đó luyện tập theo cặp, nhóm hoặc cá nhân tùy theo nội dung bài học. Mở rộng và kiểm tra việc nắm bài của học sinh bằng cách: Cho tình huống tương tự học sinh áp dụng vào thực tế để xây dựng bài đối thoại mới. Ngoài ra giáo viên sử dụng máy chiếu: Có sử dụng kỹ thuật lồng ghép tranh, lời thoại, video clip vào tiết dạy trình chiếu làm tiết học sinh động dễ khắc sâu kiến thức hơn. 3.3. Khả năng áp dụng giải pháp: Có thể áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn Tỉnh trong giảng dạy tiếng anh ở các cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan; Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo, mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt hơn trong việc lĩnh hội tri thức và phát triển các kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng; Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học; Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao. Bản thân đã áp dụng kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy của mình và đã kết hợp tốt đồ dùng dạy học trong các cuộc thi giáo viên giỏi vòng trường, đều đạt kết quả cao. So sánh kết quả đạt được trước và sau áp dụng sáng kiến Trước khi áo dung sáng kiến: Ở năm học 20152016 tôi được phân công dạy tiếng Anh khối 6 và chỉ tiêu đăng ký đầu năm khối 6 là 75%. từ trung bình trở lên. Nhưng kết quả chỉ đạt 71,9% từ trung bình trở lên; cụ thể như sau: Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu, kém 6A1 32 9,3% 18,7% 43% 29% 4
- 6A2 31 6,4% 22,5% 44% 27,1% 6A3 32 15,6% 18,7% 36,8% 28,9% 6A4 30 13,3% 13,3% 46,2% 27,2% Cộng 125 11,1% 18,3% 42,5% 28,1% Sau khi áp dụng sáng kiến: Trong năm học 20162017 tôi được phân công dạy tiếng Anh khối 7 và chỉ tiêu đăng ký đầu năm khối 7 là 75%. Kết quả đạt và vượt chỉ tiêu cụ trong năm học 20162017 đạt 88 % từ trung bình trở lên; cụ thể như sau: Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu, kém 7A1 26 9,9% 40,4% 36,6% 13,1% 7A2 25 18% 34% 36% 12% 7A3 27 18,5% 15,1% 55,6% 10,8 % Cộng 78 15,5% 29,8% 42,7% 12% 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Danh mục bộ tranh minh họa: * Danh lam thắng cảnh Di tích lịch sử: Vườn quốc gia Cúc Phương. Đại nội Huế. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Văn miếu Quốc Tử Giám. Động Phong Nha. Dinh Độc Lập. Vịnh Hạ Long. Vạn Lý Trường thành. * Thể thaoGiải trí: Các đội bóng nổi tiếng thế giới. Các siêu sao bóng đá. Các môn thể thao khác nhau. Băng, đĩa nhạc, lời bài hát. 5
- Hình ảnh của các kì SEA GAMES * Bộ tranh lớp 7,10 SGK hệ 7 năm. Giồng Riềng, ngày 18 tháng 12 năm 2017 Người mô tả Nguyễn Văn Năm 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 283 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 141 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn