Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa công tác giáo dục HSHN trong trường THPT. Nếu có biện pháp giáo dục phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các em giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa, tạo điều kiện phát triển hết khả năng của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH HÒA NHẬP THÔNG QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜ NG THPT LÊ VIẾT THUẬT =====*===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH HÒA NHẬP THÔNG QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN Lĩnh vực : Quản lý Nhóm tác giả: Phan Xuân Phàn Nguyễn Thị Hằng Trần Đăng Ngân Số điện thoại: 0912743435
- Tháng 3/2020 MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu............2 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ......................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.....................................................................2 2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................2 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 3. Tính mới................................................................................................................3 4. Đóng góp đề tài....................................................................................................3 II. NỘI DUNG.........................................................................................................4 1. Cơ sở lý luận........................................................................................................4 1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học hòa nhập..................................4 1.2. Các khái niệm liên quan trong đề tài....................................................................5 1.3. Quản lý giáo dục hòa nhập.............................................................................................5 2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................6 2.1. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập các trường THPT ..............................6 2.1.1. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập các trường THPT ở nước ta. ………...6 2.1.2. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập các trường THPT tỉnh Nghệ An …….7 2.1.3. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh …………………………………………………………………… 11 2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.....................................................................15 2.2.1. Nguyên nhân khách quan...........................................................................................15
- 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan …………………………………… …………………... ……15 3. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .................................................................................................................16 Giải pháp 1: Tăng cường vai trò quản lý của Ban giám hiệu nhà trường trong giáo dục hòa nhập ..................................................................................................16 1.1. Yêu cầu đối với ban giám hiệu trong công tác giáo dục hòa nhập ............16 1.2. Cách thức thực hiện ....................................................................................16 1.2.1. Nghiên cứu kỹ và triển khai các văn bản về giáo dục hòa nhập ..........16 1.2.2. Làm tốt công tác tuyển sinh.....................................................................17 1.2.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập ..................................................18 1.2.4. Lựa chọn GV làm công tác GDHN...........................................................19 1.2.5. Kiểm tra, đánh giá học sinh hòa nhập .....................................................19 1.2.6. Tạo lập chính sách ưu đãi phù hợp với đối tượng dạy học hòa nhập 20 1.2.7. Xây dựng, lưu trữ hồ sơ ..........................................................................21 Giải pháp 2: Nâng cao vai trò nòng cốt của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục hòa nhập .................................................................................................................21 2.1. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hòa nhập....21 2.2. Cách thức thực hiện........................................................................................22 2.2.1. Xác định, tìm hiểu đối tượng học sinh hòa nhập ......................................22 2.2.2. Lập kế hoạch cụ thể ...................................................................................23 2.2.3. Chủ động tham mưu với BGH nhà trường về GDHN................................24 2.2.4. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện trong quá trình thực hiện GDHN .................................................................................................................................25 2.2.5. Phối hợp với GVBM để làm tốt công tác GDHN ......................................26 2.2.6. Kết nối hiệu quả với phụ huynh và các tổ chức, đoàn thể khác trong công tác GDHN................................................................................................................27 4. Kết quả đạt được...............................................................................................30 5. Bài học kinh nghiệm..........................................................................................37 6. Hướng phát triển đề tài......................................................................................39 III. KẾT LUẬN.....................................................................................................40 1. Kết luận .............................................................................................................40
- 2. Kiến nghị ............................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................42 Phụ lục 1. Một số hình ảnh về hoạt động giáo dục học sinh hòa nhập trong trường THPT............................................................................................................... Phụ lục 2. Một số hình ảnh về học sinh hòa nhập trong cộng đồng ..................... Phụ lục 3. Một số mẫu phiếu................................................................................... Phụ lục 4. Một số văn bản, hồ sơ giáo dục hòa nhập................................................
- DANH MỤC VIẾT TẮT 1. GDHN : Giáo dục hòa nhập 2. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo 3. GV : Giáo viên 4. GVCN : Giáo viên chủ nhiệm 5. HĐNGLL : Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6. HSHN : Học sinh hòa nhập 7. HS : Học sinh 8. HSKT : Học sinh khuyết tật 9. THPT : Trung học phổ thông 10.THPT QG : Trung học phổ thông quốc gia 11.TKT : Trẻ khuyết tật
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục học sinh hòa nhập là một trong những mục tiêu, là một nhiệm vụ chính trị mà Đảng, nhà nước quan tâm sâu sắc, đặt ra phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới và hòa nhập. Đây là phương thức giáo dục cho mọi học sinh khuyết tật (HSKT) trong đó HSKT được học trong lớp học bình thường của trường phổ thông ngay tại nơi HSKT sinh sống . Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục HSHN là vấn đề rất quan trọng trong các nhà trường. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Hơn 9.000 giáo viên (GV) mầm non và tiểu học đã được tập huấn về giáo dục trẻ khuyết tật. Nhiều địa phương đã tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi học sinh khuyết tật ở các lớp học hòa nhập và các trường chuyên biệt.Theo thống kê của Bộ GDĐT, cả nước hiện có hơn 230 ngàn trong tổng số khoảng 1 triệu trẻ khuyết tật đã được học hòa nhập ở các trường phổ thông. Như vậy, tỷ lệ học sinh hòa nhập không hề giảm xuống, mà ngược lại có phần tăng lên. Tuy nhiên, thực tế còn quá nhiều trẻ em khuyết tật không được tới lớp học, không hoàn thành chương trình tiểu học hoặc trung học cơ sở và không được đòi quyền lợi cơ bản của các em là được tiếp cận một nền giáo dục có ý nghĩa. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp trung học phổ thông (THPT) chỉ có chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi, so với tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết Ban giám hiệu (BGH) cũng như đội ngũ GV nên chất lượng GDHN chưa cao. Từ thực tế trên, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng giáo dục HSHN rất cần sự quản lý sâu sát của nhà trường, vai trò nòng cốt của giáo viên chủ nhiệm cùng với sự hỗ trợ lực lượng khác. Với biện pháp giáo dục phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các em giảm bớt thiệt thòi, được học tập, vui chơi, hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa, tạo điều kiện phát triển hết khả năng của mình. Đáp ứng yêu cầu đó, từ năm học 20152016 đến nay, các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, nhất là trường THPT Lê Viết Thuật đã nghiêm túc tìm ra phương cách cho việc giáo dục học sinh hòa nhập (HSHN). Chúng tôi đã có sự tiếp cận, học hỏi, xây dựng, đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp. Sự đổi mới đường đi đầu tiên của chúng tôi về công tác giáo dục học sinh hòa nhập còn 1
- gặp nhiều khó khăn cần sớm được tháo gỡ, nhưng dần dần cũng đã thu được kết quả rất khả quan. Nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập cùng với những kết quả đạt được, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa công tác giáo dục HSHN trong trường THPT. Nếu có biện pháp giáo dục phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các em giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa, tạo điều kiện phát triển hết khả năng của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu chúng tôi phải thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm công tác quản lý, giáo dục học sinh hòa nhập. Đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần làm tốt hơn việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập, tạo niềm tin trong phụ huynh, toàn xã hội; Đồng thời thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường đề ra trong năm học. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, tài liệu về giáo dục hòa nhập. Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giáo dục học sinh hòa nhập của các trường bạn để từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: + Học sinh hòa nhập +Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có học sinh hòa nhập + GV giảng dạy học sinh hòa nhập + Phụ huynh có con học hòa nhập + Cán bộ quản lý nhà trường phụ trách giáo dục hòa nhập + Cán bộ y tế nhà trường ... Không gian: Thực nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Hà Huy Tập, PT Hecrmann... 2
- Thời gian thực hiện: Từ năm học 20152016 đến năm học 20192020. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, thu thập thông tin, tài liệu; nghiên cứu các văn bản pháp quy về giáo dục hòa nhập. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, , xử lí số liệu, phỏng vấn, đánh giá, thực nghiệm để rút kinh nghiệm. 3. Tính mới GDHN là cần thiết nhưng từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và đây là một đề tài hoàn toàn mới. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 4. Đóng góp của đề tài Những giải pháp mà đề tài đề cập đến khẳng định vai trò của BGH, GVCN, GVBM trong việc nâng cao chất lượng giáo dục HSHN. Chúng tôi hi vọng rằng đề tài này không chỉ áp dụng cho các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông trong tỉnh, trên cả nước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay cũng như mong muốn của Chính phủ “Không ai bị bỏ lại phía sau”. 3
- II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Giáo dục học sinh hòa nhập là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện sự quan tâm đúng mức đến quyền trẻ em, thể hiện tính nhân văn và thực sự có ý nghĩa đối với học sinh hòa nhập trong toàn quốc. Giáo dục hòa nhập ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc, coi đây là một nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới. Điều đó thể hiện: 1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học hòa nhập Luật Người khuyết tật năm 2010; Nghị định số 28/2012/NĐCP ngày 10/4/2012 cua Chinh phu vê Quy đinh chi ̉ ́ ̉ ̀ ̣ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Nghị định 113/2015NĐCP ngày 09 tháng 11 năm 2015 quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Các Thông tư về giáo dục đối với người KT: + Thông tư 03/2018/QĐBGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật; + Thông tư số 01/2019/TTLTBLĐTBXH ngay 02/01/2019 gi ̀ ữa Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện; + Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLTBGDĐTBLĐTBXHBTC ngày 31/12/2013 giưa B ̃ ộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Lao động Thương binh và xã hội Bộ Tài chính Bộ Y tế Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật; + Thông tư số 12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3/2011 cua Bô GDĐT vê Đi ̉ ̣ ̀ ều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; + Thông tư số 11/2014/TTBGD&ĐT ngày 18/4/2014 về ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT; Thông tư số 05/2018/TTBGDĐT ngày 28/02/2018 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2014; + Thông tư số 58/2011/TTBGDĐT ngày 12/12/2012 của Bộ GDĐT về Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT; + Thông tư 39/2009/TTBGDĐT ngày 29/12/2019 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Quy định gdhn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Quyết định 11/2006/QĐBGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ GDĐT về viêc ban ̣ hanh quy ch ̀ ế xét công nhận tốt nghiệp THCS; 4
- Quyết định số 338/QĐBGDĐT ngày 30/01/2018 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 20182020. CV số:1765/SGD&ĐT – GDTrH ngày 25/09/2019 về việc hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật cấp trung học của Sở GD&ĐT Nghệ An Văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn của cấp tỉnh, thành, trường về giáo dục hòa nhập. Nhà trường xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục người khuyết tật ngay từ đầu năm học. 1.2. Các khái niệm liên quan đề tài Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Trường học hòa nhập là trường có học sinh hòa nhập. Lớp học hòa nhập là lớp học có người khuyết tật học tập c ùng với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Người khuyết tật được học chung với học sinh bình thường ở các trường phổ thông diện học sinh này được gọi theo cách mới là “học sinh hòa nhập”. (Theo Thông tư 03/2018 ban hành ngày 29/01/2018 của Bộ GD & ĐT) 1.3. Quản lý giáo dục hòa nhập * Mục tiêu của giáo dục hòa nhập Người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng. Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết tật. * Nhiệm vụ của giáo dục hoà nhập Giáo dục hòa nhập gồm các nhiệm vụ như: Nâng cao nhận thức cộng đồng, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên; nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi HSKT dạy học có hiệu quả, làm tốt công tác tuyển sinh, dạy các kỹ năng đặc thù cho TKT, thực hiện qui trình giáo dục hoà nhập, hỗ trợ giáo dục hoà nhập (vòng bè bạn, nhóm hỗ trợ cộng đồng), dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện. * Bản chất của giáo dục hòa nhập Giáo dục hòa nhập đảm bảo: HSKT được học ở trường thuộc khu vực sinh sống, với tỷ lệ hợp lí, được bố trí vào lớp học phù hợp; Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ HS ngay trong trường hòa nhập; mọi HS đều là thành viên của tập thể. Bạn bè giúp đỡ lẫn nhau; Đánh giá cao tính đa dạng của học sinh; điều chỉnh 5
- chưương trình phổ thông cho phù hợp với năng lực của HS; phương pháp dạy học đa dạng dựa vào điểm mạnh của HS; giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng HS; chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kĩ năng xã hội. * Một số yếu tố góp phần làm cho giáo dục hòa nhập hiệu quả Để giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả, cần quan tâm đến các yếu tố sau: Xây dựng quan điểm của nhà trường dân chủ về giáo dục hòa nhập, phụ thuộc lẫn nhau, bình đẳng về chất lượng cho tất cả HSKT; xây dựng đội ngũ lãnh đạo nhà trường, nhà trường rộng mở và văn hóa trường học chào đón sự đa dạng của học sinh; xây dựng hệ thống hỗ trợ đối với giáo viên và học sinh; giám sát đảm bảo kế hoạch chắc chắn được thực hiện; hỗ trợ kỹ thuật , linh hoạt trong đáp ứng nhu cầu, áp dụng tiếp cận dạy học hiệu quả; đón chào thành công từ những thách thức và hiểu về quá trình thay đổi mà không cho phép sự thay đổi làm cản trở bản thân. * Những việc cần thực hiện trong việc giáo dục hòa nhập Nghiên cứu các văn bản quy định làm căn cứ pháp lý để thực hiện: Thành lập Ban chỉ đạo cơ sở (01 BGH làm trưởng ban) Điều tra khảo sát thu thập thông tin về HS Khuyết tật Giải quyết các vấn đề về hỗ trợ kinh phí, chế độ chính sách cho GV, HS theo quy định… Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, lưu trữ hồ sơ theo quy định; Báo cáo kết quả, tình hình giáo dục hòa nhập. Các nội dung khác như: Vận động tài trợ giáo dục, hỗ trợ cộng đồng; Xây dựng phòng hỗ trợ hòa nhập; Tuyên truyền giáo dục. * Quy trình giáo dục hòa nhập Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu, năng lực của trẻ khuyết tật. Bước 2: Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật. Bước 3: Thực hiện kế hoạch giáo dục. Bước 4: Đánh giá kết quả giáo dục. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập ở các trường THPT 2.1.1. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập các trường THPT ở nước ta Chương trình dạy giáo dục hòa nhập (GDHN) cho trẻ khuyết tật (TKT) đã được phổ cập từ rất lâu và ngày càng đi vào chiều sâu. Quyết định 23/2006/QĐ BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định rõ: Các địa phương, các cơ sở 6
- giáo dục phải giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học khác; tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng. Tính từ năm 2018, người khuyết tật được học chung với học sinh bình thường ở các trường phổ thông, một lớp ít nhất 2 học sinh diện học sinh này được gọi theo cách mới là “học sinh hòa nhập”. Hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù... Trong thời gian qua, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở tất cả tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh thực tiễn đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng làm cho tỷ lệ HSHN cấp THPT không hề giảm xuống, mà ngược lại có phần tăng lên. Trong tất cả các chiến lược giáo dục từ trước tới nay, bao giờ cũng có một phần dành cho trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, trong khi giáo dục hoà nhập được coi là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới thì thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xác định được lộ trình và những bước đi cụ thể. Những trường học, trung tâm dành cho trẻ em khuyết tật thì lại được coi là những nơi chưa thể hoà nhập cho trẻ em khuyết tật vì một môi trường bình đẳng mới được coi là mục tiêu chung của giáo dục hoà nhập. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7% dân số. Ước tính có khoảng nửa triệu trẻ khuyết tật sống ở Việt Nam. Những trẻ em này phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của họ và nhiều hình thức phân biệt đối xử, dẫn đến bị loại trừ khỏi xã hội và trường học. Điều tra cũng chỉ ra rằng cơ hội được đi học của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiều so với trẻ em không khuyết tật. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp trung học phổ thông chỉ có chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi, so với tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết tật. Mặc dù việc đưa trẻ em khuyết tật vào hòa nhập với trẻ em khác và học chung giáo trình đã cho những kết quả tích cực, nhưng chỉ có 2% trường tiểu học và trung học cơ sở có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật. Số lượng này không đáp ứng đủ nhu cầu của gần 35 nghìn trường học từ mầm non đến trung học cơ sở trong cả nước mà mới chỉ đáp ứng được ở những nơi có chương trình dự án. Vì vậy nên có rất nhiều trẻ khuyết tật chưa được đến trường. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng xa, vùng sâu hầu hết trẻ khuyết tật không được đi học. Năng lực đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật của các 7
- trường sư phạm còn rất thấp hoặc không có. Cả nước mới có 7 cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt. Vì vậy, số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng quá ít không thể đáp ứng được việc triển khai giáo dục trẻ khuyết tật ở quy mô lớn trong cả nước. 2.1.2. Thực trạng về việc giáo dục học sinh hòa nhập các trường THPT tỉnh Nghệ An Công tác GDHN ở tỉnh ta trong những năm gần đây đã đem đến những kết quả ban đầu đáng ghi nhận, nhất là ở bậc THPT. Tỷ lệ HSHN không hề giảm xuống, mà ngược lại có phần tăng lên. Đáng chú ý, số em bị khuyết tật về thân thể giảm nhưng khiếm khuyết về tinh thần lại tăng. Số liệu thí sinh là học sinh khuyết tật hoặc khuyết tật nặng được miễn thi thông số qua kỳ thi THPTQG là minh chứng cho thực trạng này. Năm học 20162017, toàn tỉnh ta có 8 học sinh được miễn thi với lý do đối tượng học sinh hòa nhập. Thế nhưng năm học 20182019 con số đó tăng lên 34 học sinh ở các trường THPT tỉnh Nghệ An. Đó là chưa kể đến học sinh Dương Phương Linh học sinh hòa nhập lớp 12A9, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng tham gia thi THPTQG. HSHN ở các trường THPT thành phố Vinh ít hơn so với các huyện, chỉ có 1 em. Còn các trường khác như trường THPT Lê Hồng Phong có đến 5 em, Nguyễn Đức Mậu có 4 em, hay THPT Nguyễn Xuân Ôn 3 em… Danh sách học sinh được miễn thi THPTQG năm học 20182019 tỉnh Nghệ An TT Họ và tên Ngày sinh Đơn vị Thuộc đối tượng 1 TRẦN QUỐC BẢO 13/03/2001 THPT Lê Viết Thuật Khuyết tật đặc biệt nặng 2 NGUYỄN THỊ 14/11/2001 THPT Quỳ Hợp 3 Khuyết tật THÂM nặng 3 MẠNH TRỌNG TÚ 26/05/2000 THPT Quỳ Hợp 3 Khuyết tật nặng 4 NGUYỄN THỊ 19/03/2001 THPT Quỳnh Lưu 2 Khuyết tật XUÂN nặng 5 VĂN THỊ LƯƠNG 04/04/1999 THPT Quỳnh Lưu 2 Khuyết tật nặng 6 ĐINH MẠNH ĐẠT 21/01/2001 THPT Nguyễn Đức Khuyết tật 8
- Mậu nặng 7 TRẦN THỊ NHUNG 20/08/2000 THPT Nguyễn Đức Khuyết tật Mậu nặng 8 PHAN VĂN SƠN 03/01/1999 THPT Nguyễn Đức Khuyết tật Mậu đặc biệt nặng 9 TRẦN ĐỨC 15/03/2001 THPT Nguyễn Đức Khuyết tật THẮNG Mậu đặc biệt nặng 10 HOÀNG THỊ MINH 20/04/2000 TT GDTX Quỳnh Lưu Khuyết tật đặc biệt nặng 11 VĂN BÁ NIN 20/02/2001 THPT Tân Kỳ 3 Khuyết tật nặng 12 HỒ ĐÌNH MẠNH 12/04/2001 THPT Tân Kỳ 3 Khuyết tật nặng 13 LÊ VĂN HIÊNG 12/04/2000 THPT Diễn Châu 3 Khuyết tật nặng 14 PHAN THỊ HIỀN 01/09/2001 THPT Diễn Châu 3 Khuyết tật nặng 15 CAO THÁI TÚ 18/12/2001 THPT Nguyễn Xuân Khuyết tật Ôn nặng 16 TRẦN THỊ HẰNG 29/08/2001 THPT Nguyễn Xuân Khuyết tật Ôn nặng 17 HOÀNG THỊ HOÀI 12/09/2001 THPT Nguyễn Xuân Khuyết tật Ôn nặng 18 THÁI BÁ HIẾU 11/03/2000 THPT Diễn Châu 5 Khuyết tật nặng 19 NGUYỄN VĂN 15/08/2000 THPT Anh Sơn 3 Khuyết tật SÁNG nặng 20 NGUYỄN VĂN 26/01/2001 THPT Anh Sơn 3 Khuyết tật MINH nặng 21 NGUYỄN THỊ TRÀ 02/09/2001 THPT Anh Sơn 1 Khuyết tật nặng 22 NGUYỄN THỊ KIM 30/03/2001 THPT Anh Sơn 1 Khuyết tật 9
- OANH nặng 23 NGUYỄN CÔNG 30/09/2001 THPT Anh Sơn 1 Khuyết tật THẮNG nặng 24 NGUYỄN THỊ 10/08/2001 THPT Thanh Chương Khuyết tật HOÀI 1 nặng 25 NGUYÊN THỊ 01/07/2000 THPT Nam Đàn 2 Khuyết tật HOÀN nặng 26 HOÀNG NGHĨA 19/10/2001 THPT Lê Hồng Phong Khuyết tật SÁNG nặng 27 LƯU VĂN TIẾN 28/03/2001 THPT Lê Hồng Phong Khuyết tật nặng 28 PHẠM THỊ THÙY 15/08/2001 THPT Lê Hồng Phong Khuyết tật LINH nặng 29 LÊ THỊ QUỲNH 22/07/2001 THPT Lê Hồng Phong Khuyết tật HƯƠNG nặng 30 TRẦN THỊ TRANG 25/06/2000 THPT Lê Hồng Phong Khuyết tật nặng 31 NGUYỄN THỊ HẢI 20/06/2000 THPT Lê Hồng Phong Khuyết tật YẾN nặng 32 NGUYỄN VĂN SỸ 16/10/2000 THPT Lê Hồng Phong Khuyết tật nặng 33 NGUYỄN THỊ 16/04/1999 THPT Hoàng Mai Khuyết tật PHƯỚC nặng 34 HỒ THỊ MAI 17/05/2000 THPT Hoàng Mai Khuyết tật đặc biệt nặng Đồng thời, thông qua khảo sát tình hình quản lý GDHN (nguồn tài liệu lớp tập huấn Sở GD&ĐT Nghệ An) cho thấy: Còn có nhiều bất cập trong công tác quản lý GDHN, ít nhiều ảnh hưởng chất lượng GDHN. Ở một số trường trên địa bàn tỉnh ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất, chưa nắm bắt kỹ văn bản nhà nước, đội ngũ GV chưa thật sự có phương pháp dạy học thích hợp cho đối tượng HSHN…Ở đây chúng tôi lấy số liệu năm 2019 để làm minh chứng: 10
- Địa bàn Thực trạng Đô Lương Về việc xác định dạng tật gặp khó khăn, do nhận thức của gia đình còn e ngại. Về hồ sơ: Ở các trường tiểu học hướng dẫn bài bản, có hồ sơ cá nhân nhưng không có thang đo mà tự giáo viên, nhà trường đề ra. Kết quả là tốt nghiệp THCS. Ở cấp THCS gặp khó khăn hơn bởi có một số tình huống: học sinh có học tiểu học, nhưng chưa hoàn thành chương trình nên bước vào học THCS theo kiểu dự thính; Mặc dù tiếp nhận từ tiểu học nhưng chưa có kế hoạch riêng, chế độ chưa đảm bảo. Chính vì vậy mà theo lên bậc THPT rất hiếm, không có. TP.Vinh Vẫn còn xảy ra tình trạng chưa cấp chế độ vẫn được xã xác nhận; GĐ nhận thức chưa đúng về: chế độ hòa nhập, hồ sơ có bắt buộc đầy đủ ko, cấp bằng hay giấy chứng nhận sau khi tốt nghiệp. Còn có cách hiểu chưa đúng, chưa phân biệt về hòa nhập và khuyết tật. Hòa nhập là học nhưng không đánh giá, không định danh: học bạ, sổ điểm, sổ đăng bộ...chuyển lên cấp 3; Khuyết tật: Có điều chỉnh dạy học, kiểm tra đánh giá như bình thường, giảm một số môn qua QĐ của HT. Tân Kỳ Đa số GV chưa có phương pháp dạy học phù hợp. Đối tượng HS tăng động, câm điếc nhiều nên ảnh hưởng đến HS khác. Cả huyện có đến 32 HSKT đây là vấn đề đặt ra nên chăng có thể tổ chức 1 lớp khuyết tật riêng. Thanh Chương Thực hiện theo công văn hướng dẫn từ 2016, theo thông tư 23, tuy nhiên, vẫn còn chưa làm tốt GDHN. HSKT nặng mặc dù đã có kế hoạch riêng nhưng học bậc tiểu học phải ở lại 23 năm, xét không hoàn thành chương trình tiểu học nên không lên được THCS. Quỳnh Lưu Một vài trường THCS tuy không có hồ sơ riêng; học bạ riêng vẫn đánh giá trong tầm quản lý nhà trường (phần mềm vn.edu); chưa có chương trình riêng, cách dạy riêng nhưng vẫn phải xét cho lên lớp. Chí có ở trường THCS Quỳnh Thạch có 4 em HSHN. Nhưng do không phân biệt khuyết tật với hòa nhập nên tạo nên tâm lý dễ quay lưng cho các em, không muốn tiếp tục đến trường. Diễn Châu Ở các trường tiểu học có hồ sơ, trong đó chỉ có giấy xác 11
- nhận của bệnh viện. Một số trường đã có giấy xác nhận của xã, hưởng chế độ nhưng ko học hòa nhập. Yên Thành Cơ bản làm theo văn bản hướng dẫn, tuy nhiên có hiện tượng đến lớp 8 mới làm hồ sơ khuyết tật, nên đang băn khoăn là có văn bản hướng dẫn để PHHS biết có được chế độ hay không. 2.1.3. Thực trạng về việc giáo dục học sinh hòa nhập trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh Để khách quan chúng tôi đã tiến hành khảo sát thông qua phiếu (Phụ lục 3) để nắm bắt được thực tế giáo dục HSHN ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Hà Huy Tập, THPT Lê Viết Thuật cho thấy: Kết quả khảo sát đối với 12 thầy (cô) trong BGH các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh: Trong công tác quản lý, cả 12 thầy (cô) trong BGH các trường đều quan tâm đến GDHN, xem đây là nhiệm vụ chính trị của nhà trường, chiếm tỷ lệ 100%. Tuy nhiên mức độ quan tâm đến khác nhau: đặc biệt quan tâm: 3 người chiếm 25 %, có 5 người rất quan tâm chiếm tỷ lệ 41,6 %, còn lại 33,4 % xem GDHN là bình thường. Về khó khăn trong quá trình triển khai GDHN tại cơ sở, thu được kết quả: do kinh nghiệm quản lý về vấn đề này chưa nhiều chiếm tỷ lệ 59 %, do nhận thức của phụ huynh 77 %, do văn bản cấp trên hướng dẫn chưa cụ thể, chưa kịp thời chiếm 30 % , 90 % khẳng định cơ sở vật chất cho đối tượng HSHN chưa có, 30 % là từ các khó khăn khác. Về các giải pháp đem lại hiệu quả trong GGHN mà Thầy (cô) trong BGH tâm đắc: hầu hết đồng ý việc phối hợp GDHN cùng các tổ chức đoàn thể, xã hội là rất quan trọng chiếm tỷ lệ 100 %; chỉ có 45 % làm tốt việc phát hiện, động viên, tuyển sinh HSHN; việc lựa chọn GVCN phù hợp chiếm tỷ lệ 88 %; 89 % quan tâm đến việc phân công đội ngũ GV bộ môn có trách nhiệm giảng dạy lớp HN; 90 % đồng ý với giải pháp nghiên của kỹ và triển khai văn bản về GDHN tốt; còn lại là các giải pháp khác. Cùng với kết quả trên con thấy thêm một số vấn đề khác nữa: BGH chưa thường xuyên có kế hoạch, tổ chức chuyên đề công tác GDHN để giúp đỡ GVCN trao đổi và có thêm kinh nghiệm. Phân công chủ nhiệm chưa nghiên cứu kỹ lưỡng nên vẫn có hiện tượng phải thay đổi GVCN. Ví dụ: Ở trường chúng tôi lớp HN D6, lớp 10 và 11 cô Tú chủ nhiệm, nhưng lớp 12 cô Nhung nhận công tác chủ nhiệm. Chưa tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời GVCN làm tốt công tác GDHN. Việc đi thực tế thăm các gia đình có HSHN còn hạn chế nên chưa nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, điều kiện hoàn cảnh của từng HSHN. Chưa tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền có chính sách ưu 12
- đãi đối với người làm công tác CN, giảng dạy, quản lý HSHN. Chưa chỉ đạo các đoàn thể khác quan tâm, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đa đạng để thu hút HSHN. Kết quả khảo sát đội ngũ GVBM: Chúng tôi dùng phiếu khảo sát 78 GV đã, đang dạy lớp HN, đem lại kết quả như sau: có 50 GV chiếm 64 % quan tâm đến công tác GDHN. Về cảm nhận của Thầy (cô) khi nhà trường phân công giảng dạy lớp hòa nhập: 42 GV cảm thấy ngại, chiếm tỷ lệ 53,8 %; 25 GV cảm thấy áp lực do nhà trường giao việc thì phải làm, chiếm 32 %; 12 GV chưa tự tin, chưa có kinh nghiệm chiếm 15,3%. Những vấn đề cần quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong GDHN: 100 % đều đưa ra bí quyết là tâm huyết, yêu thương các em thật nhiều, động viên tinh thần cho các em; 69 GV đồng ý rằng cần biết biến hóa trong phương pháp dạy, chiếm tỷ lệ 88 %; 61GV chiếm tỷ lệ 78% sẵn sàng nhận nhiệm vụ; 75 GV đồng ý với sự phối hợp tốt với GVCN, PH, HS chiếm tỷ lệ 96%. Kết quả khảo sát đội ngũ GVCN: Chúng tôi tiến hành khảo sát 8 GV đã và đang làm công tác chủ nhiệm lớp HN ở ba trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật, thu được kết quả: Về sự quan tâm: có 7 GV với tỷ lệ 87,5 % thầy (cô) quan tâm đến công tác GDHN, xem đây là nhiệm vụ chính trị của đất nước cũng như của nhà trường; có 1 GV (12,5% ) còn xem nhẹ GDHN. Về cảm nhận của Thầy (cô) khi nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp hòa nhập: 2 GV cảm thấy ngại, không muốn làm, chiếm tỷ lệ 25 %; 1 GV trốn tránh trách nhiệm này chiếm tỷ lệ 12,5 %; 03 GV xem đây là khó khăn, thực sự là gánh nặng cho bản thân chiếm tỷ lệ 37,5 %; 3 GV cảm thấy áp lực vì nhà trường giao việc thì phải làm chiếm tỷ lệ 37,5 %; 2 GV cảm thấy do gánh nặng của bản thân gia đình nên muốn thoái thác nhiệm vụ chiếm tỷ lệ 25 %; 4 Gv chưa tự tin, chưa có kinh nghiệm chiếm tỷ lệ 50 %; có 1 GV, chiếm 12,5 % bị tâm lý bởi sự tác động của đồng nghiệp, GVCN không dạy HSHN. Về giải pháp góp phần nâng cao chất lượng GDHN: 100 % GV đều rất tâm huyết, yêu thương các em thật hơn so với học sinh bình thường; 78 % luôn tạo môi trường giáo dục thân thiện trong lớp chủ nhiệm; 82 % GV biết cách động viên các em HS bình thường có thái độ bình đẳng các bạn HSHN; 89 % GV đưa ra phối hợp GD đối với nhà trường, GV bộ môn, PH của HSHN, hội PH; 68 % sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tích cực phối hợp GDHSHN với BGH. Từ thông số trên chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, bất cập trong công tác chủ nhiệm. HSHN bị khiếm khuyết 13
- rất nhiều mặt về trí tuệ cũng như hành vi nhưng được bố trí chung với lớp học bình thường, trong đó có nhiều học sinh khá giỏi. Để giáo dục các em phải là những GV thật sự am hiểu đối tượng. Trong khi đó hầu hết GV phổ thông hiện nay chưa được bồi dưỡng, hướng dẫn để giáo dục thật hiệu quả diện học sinh này. Điều này khiến GV lúng túng trong phương pháp giảng dạy. Nếu quá quan tâm đến các em thì sẽ mất quyền lợi cho số đông còn lại. Nhưng nếu “bỏ rơi” thì các em sẽ bị thiệt thòi. Đa số các trường phổ thông hiện nay chọn theo cách ứng xử thứ hai. Việc này làm cho mục đích việc học hòa nhập của người học hòa nhập càng xa hơn với mục tiêu đề ra ban đầu. Nhiều GV sau khi chấm bài kiểm tra học kỳ 1 vừa qua đã phải thở ngắn than dài trước thực tế bài làm rất kém của các HS hòa nhập. Như ở môn Ngữ văn, một giáo viên trường THPT Lê Viết Thuật cho biết đa số các em diện này chỉ được 1 1,5 điểm trên thang điểm 10. HS mắc hầu hết các lỗi từ kỹ năng đến kiến thức, thậm chí không viết được, không biết viết gì cả. Đáng lẽ phải có một dạng đề kiểm tra với mức yêu cầu riêng cho các em HS hòa nhập; cách làm “cào bằng” như trên là chưa hợp lý. Vẫn có hiện tượng một vài GV có thái độ trêu chọc, chưa tôn trọng GVCN lớp HN, thường ỉ lại mọi việc cho GVCN, dạy hết tiết là xong, nếu có vấn đề gì thì gọi cho GVCN giải quyết. Bên cạnh đó, một số GV nhận thức rõ GDHN là nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Bởi vậy họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp HN, hết lòng yêu thương HS HN. Tuy nhiên, đa số GV chưa tự tin, chưa có kinh nghiệm trong công tác này; cá biệt có GV từ chối khi nhà trường giao nhiệm vụ, có tâm lý ngại làm công tác chủ nhiệm lớp HN bởi sự vất vả, phải đầu tư thời gian, công sức, tâm huyết mà nhiều khi chưa đem lại kết quả như mong đợi. Kết quả khảo sát HSHN: Chúng tôi dùng phiếu khảo sát 14 HSHN đã, đang theo học ở trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, đem lại kết quả như sau: có 2 em ở dạng khuyết tật trí tuệ, 6 em khuyết tật thần kinh trí tuệ, 3 em ở loại khuyết tật vận động, 02 em khuyết tật tâm lý tăng động, 1 em khiếm thính. Trong số đó có 11 em muốn đến trường học, rất thích được học cùng các bạn, được các bạn gần gũi, giúp đỡ nhiều, cảm thấy vui, hứng thú, chiếm tỷ lệ 78,5 %. Trong số 3 em cảm thấy ngại không muốn đến trường, cảm thấy chán nản chiếm tỷ lệ 21,5 %, với các lý do: cả 3 em đều do sức khỏe, do không tiếp cận được kiến thức, có 1 em khó chịu khi các bạn trêu chọc. 100% các em đều cảm nhận được sự quan tâm , yêu thương của thấy cô; nhà trường động viên, khen thưởng kịp thời; được Hội PH lớp hỗ trợ vật chất, tinh thần; được GVCN yêu thương, chia sẻ tâm tư nguyện vọng. Như vậy, loại khuyết tật phổ biến nhất ở TKT ở thành phố Vinh là khuyết tật liên quan đến tâm lý xã hội. Số lượng TKT lên cấp THPT không nhiều, với tâm lý không muốn đi học do chưa xác định được tâm lý, động cơ và mục đích học, chưa tự tin để đến trường cùng bạn bè cộng với sức khỏe của các em không đảm bảo. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 421 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 112 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn