Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Lịch sử 12 bằng đổi mới phương pháp hướng dẫn ôn luyện
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Lịch sử 12 bằng đổi mới phương pháp hướng dẫn ôn luyện" nhằm xác lập luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu thực trạng bài thi THPT môn Lịch Sử khối 12. Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất các phương pháp, kĩ thuật để nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Sử 12.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Lịch sử 12 bằng đổi mới phương pháp hướng dẫn ôn luyện
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI THI THPT MÔN LỊCH SỬ 12 BẰNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN ÔN LUYỆN (Lĩnh vực: Lịch sử) Tác giả: Nguyễn Thị Hằng Tổ: KHXH Năm học 2021 - 2022 1
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CÁC TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG SKKK Sáng kiến kinh nghiệm GV Giáo viên SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông HS Học sinh KHXH Khoa học xã hội KHTN Khoa học tự nhiên ĐH – CD Đại học – Cao đẳng CNXH Chủ nghĩa xã hội GDCD Giáo dục công dân 2
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:……………………………………………………... 1 1. Lí do chọn đề tài……………….………………………………………....... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu………………...………………………..... 1 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu………………...………………………..... 2 4. Đóng góp của đề tài……………………………………......…………......... 2 5. Tính mới của đề tài....................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG:……………………………………………………….. 4 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn…………………………………. 4 1. Cơ sở lí 4 luận………………………………………………………………... 2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………....... 5 2.1. Đánh giá kết quả bài thi THPT môn Lịch Sử năm học 2020- 2021……...... 5 2.2. Thực trạng học tập và ôn thi THPT môn Lịch Sử ở các trường THPT trên địa bàn Yên Thành……………………………………………………............. 7 Chƣơng 2. Các phƣơng pháp và kĩ thuật đã thực hiện trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Sử 12…...................... 9 1. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh cụ thể:…….............................................................................................................. 9 2. Hƣớng dẫn học sinh học tập bám sát sách giáo khoa là chìa khóa để chắc kiến thức.……………...………………………………………………… 19 3. Thiết kế các chủ đề, nội dung học tập để ôn luyện sau khi đã hoàn thành kiến thức cơ bản.……………………………………………………… 22 4. Ôn tập bằng các bảng biểu so sánh nội dung kiến thức.………………... 24 5. Hƣớng dẫn học sinh các phƣơng pháp tự học…………………………… 27 6. Hƣớng dẫn kĩ năng làm bài………………………..…………………….... 29 Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm……………………………………..……. 33 PHẦN III. KẾT LUẬN:…………………………………………………….... 37 1. Kết luận........................................................................................................... 37 2. Kinh nghiệm rút ra.…………………………………………………………. 38 3. Ý kiến đề xuất..………………………...…………………………………… 38 3
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lí do chọn đề tài Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, điều đó cho thấy Lịch sử là một môn học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay vị trí của môn Lịch sử ở trường phổ thông chưa thật sự được coi trọng. Nhiều HS chưa thực sự hứng thú đối với môn học, thái độ học tập mang tính đối phó, nặng về ghi nhớ máy móc, không hiểu bản chất của sự kiện...nên trong nhiều năm qua, Lịch Sử là môn học, môn thi luôn gây “nóng” trên các phương tiện truyền thông và tạo nên sự quan tâm, chú ý bởi dư luận xã hội. Môn Lịch sử nói riêng và các môn khoa học xã hội đang bị quay lưng trong việc lựa chọn khối thi, ngành thi của nhiều HS. Việc HS bây giờ ngại học Lịch sử, ngán thi môn này là một sự thật xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học trong các trường THPT. Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện “Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng theo hướng đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”, do đó môn Lịch sử chính thức chuyển từ thi tự luận sang hình thức trắc nghiệm khách quan. Với tinh thần chủ động, Ban giám hiệu trường THPT Phan Thúc Trực đã chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới thi cử. Thực hiện chủ trương của Ban giám hiệu với trách nhiệm cao, tổ nhóm chuyên môn chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, đề ra những giải pháp, rút kinh nghiệm sau mỗi kì thi, năm thi và điều chỉnh kịp thời, đúng hướng. Do đó, chúng tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm góp phần ổn định và nâng cao chất lượng bộ môn qua các năm thi. Dù chất lượng bộ môn được nâng cao, đặc biệt là chất lượng bài thi THPT môn Lịch sử của trường THPT Phan Thúc Trực có kết quả vượt trội so với các trường trên địa bàn huyện Yên Thành và có vị trí cao trong xếp hạng của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, nhưng so với các bộ môn khác, điểm số môn Lịch sử vẫn còn thấp. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả ôn thi THPT môn Lịch sử vẫn luôn là điều trăn trở đối với mỗi GV bộ môn. Với tư cách là một GV nhiều năm dạy ôn thi khối 12, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Lịch Sử bằng đổi mới phương pháp hướng dẫn ôn luyện. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu 4
- Xác lập luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu thực trạng bài thi THPT môn Lịch Sử khối 12. Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất các phương pháp, kĩ thuật để nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Sử 12. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra như sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp ôn thi THPTở bộ môn Lịch Sử khối 12. - Đề xuất các phương pháp, kĩ thuật để nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Lịch sử 12. - Tổ chức thực nghiệm đánh giá hiệu quả của các phương pháp, kĩ thuật ôn thi đã tiến hành. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Lịch Sử 12 bằng đổi mới phương pháp hướng dẫn ôn luyện. - HS các lớp 12 trường THPT Phan Thúc Trực, Yên Thành, Nghệ An. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2021 - 2022. - Phạm vi nội dung: Một số phương pháp và kĩ thuật ôn thi nhằm nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Lịch Sử 12. 4. Đóng góp của đề tài Việc đề xuất một số phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn ôn thi THPT đã được chúng tôi tiến hành triển khai có hiệu quả ở trường THPT Phan Thúc Trực sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT nói riêng, nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử nói chung không chỉ ở trường THPT Phan Thúc Trực mà còn có thể áp dụng ở các trường THPT khác. 5. Tính mới của đề tài Qua nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, chúng tôi thấy vấn đề làm sao nâng cao chất lượng, hiệu quả ôn thi THPT môn Lịch sử cho khối 12 là một vấn đề được nhiều chuyên gia, GV và HS quan tâm trong những năm gần đây. Vì vậy có khá nhiều bài viết, đề tài sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên các bài viết chủ yếu chỉ đề cập đến các kĩ năng ôn luyện mang tính chất thủ thuật riêng chứ chưa có bài viết nào mang tính chất hệ thống, bài bản dành cho HS. Bên cạnh 5
- các bài viết phân tích, các bài phỏng vấn, cũng có một số đề tài Sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến các giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi THPTcho HS khối 12 môn Lịch sử nhưng các giải pháp đưa ra chủ yếu thiên về tổng hợp kiến thức Lịch sử, hoặc về đổi mới phương pháp trong dạy học.Với đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm hướng dẫn cách thức ôn thi môn Lịch sử cho HS để nâng cao hiệu quả và chất lượng bài thi THPT, hơn nữa đề tài này đã được áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả cao trong ôn luyện cho HS khối 12 tại trường THPT Phan Thúc Trực. Các giải pháp đưa ra được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy và quan sát, học hỏi của bản thân nhằm đảm bảo tính giáo dục, tính khả thi và tính thực tiễn trong môi trường giáo dục hiện nay. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 6
- Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lí luận Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học đang là vấn đề nóng bỏng trong các trường THPT. Với việc đổi mới này, các thầy cô từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Và phương pháp dạy học cũng chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chấtđể từ đó bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời. Nhìn chung, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay bao gồm các nhân tố sau đây: - Mục tiêu dạy học: Chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực người học; - Chương trình dạy học: Chuyển từ tập trung, bao cấp sang phân cấp: Chương trình khung của Bộ, chương trình địa phương, chương trình nhà trường; - Nội dung dạy học: chuyển từ nội dung kiến thức hàn lâm sang tinh giản, chọn lọc, tích hợp, đáp ứng yêu cầu ứng dụng vào thực tiễn và hội nhập quốc tế; - Phương pháp dạy học: Chuyển từ chủ yếu truyền thụ một chiều, HS tiếp thu thụ động (hoạt động dạy của GV là trung tâm) sang tổ chức hoạt động học cho HS, HS tự lực, chủ động trong học tập (hoạt động học của HS là trung tâm, GV là người hỗ trợ, hướng dẫn); - Hình thức dạy học: Các giờ học chuyển từ chủ yếu diễn ra trên lớp học truyền thống sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường: dạy học tại di sản, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo…Từ chủ yếu dạy học toàn lớp sang kết hợp giữa dạy học nhóm nhỏ, cá nhân với toàn lớp học. - Kiểm tra đánh giá: Từ chủ yếu kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực; từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập sang kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của HS. - Các điều kiện dạy học: Chuyển từ việc chủ yếu khai thác các điều kiện giáo dục trong phạm vi nhà trường sang việc tạo điều kiện cho HS được học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất là qua Internet; ... phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời. Để công việc đổi mới giáo dục có hiệu quả, mỗi nhân tố trên đóng vai trò, vị trí và ý nghĩa khác nhau. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học có vai trò đặc biệt quan trong. Đối với bộ môn Lịch sử, việc đổi mới phương pháp dạy học càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những 7
- vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy và ôn tập để HS nắm bắt được bản chất các vấn đề lịch sử, đòi hỏi bên cạnh những lời dạy sinh động GV phải lựa chọn các phương pháp dạy khác nhau mới mang lại hiệu quả. Ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học, thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong những năm gần đây cũng được dư luận đặc biệt quan tâm. Quá trình đổi mới này được thực hiện đồng bộ trong các hoạt động giáo dục ở trường, đặc biệt là đối với kì thi THPT quốc gia. “Tinh thần sẽ có sự đổi mới để thích nghi với việc kỳ thi trung học phổ thông sẽ phải năng động hơn trước ảnh hưởng của dịch bệnh và có đổi mới trong tăng cường phân cấp để các địa phương chủ động hơn. Năm 2022 là một bước đi đầu, có khả năng là một năm giao thời chuẩn bị để thực hiện đổi mới toàn diện hơn vào năm sau”. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp và kỹ thuật ôn thi cho HS khối 12 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình dạy học và góp phần nâng cao hiệu quả bài thi THPT của HS đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Đánh giá kết quả bài thi THPT môn Lịch Sử trong năm học 2020- 2021 Là GV với hơn 15 năm giảng dạy Lịch sử ở bậc THPT, nhất là trong những năm dạy Lịch sử lớp 12, tôi nhận thấy chất lượng môn Lịch sử còn khiêm tốn vì nhiều lí do: - HS chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy, ôn tập nhiều GV chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của HS. - Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của HS chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử. - Phương pháp ôn tập cuối cấp còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao. - Kết quả học tập của HS còn thấp đặc biệt là ở kỳ thi THPT hàng năm. Để chứng minh cho nhận định này, tôi xin phép được đưa ra các số liệu kết quả thi THPT năm 2021 của môn Lịch sử. Trong kì thi THPT năm 2021 thì kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 637.005 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử trong đó điểm trung bình là 4,97 điểm, điểm trung vị là 4,75 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4,0 điểm. Điểm 0,00 0,25 0,50 0,75 1,00 1,25 1,50 1,75 2,00 2,25 2,50 Số lượng 4 7 24 125 380 957 2.351 4.417 8.118 12.773 17.921 Điểm 2,75 3,00 3,25 3,50 3,75 4,00 4,25 4,50 4,75 5,00 5,25 Số lượng 23.197 28.359 31.083 33.381 34.161 34.468 34.399 33.226 32.078 30.888 29.554 Điểm 5,50 5,75 6,00 6,25 6,50 6,75 7,00 7,25 7,50 7,75 8,00 8
- Số lượng 28.782 26.488 24.461 22.986 20.934 19.150 17.129 15.253 13.828 12.253 10.336 Điểm 8,25 8,50 8,75 9,00 9,25 9,50 9,75 10,00 Số lượng 9.035 7.573 6.242 4.895 3.425 2.025 935 266 - So sánh với phổ điểm của các môn thi khác trong kỳ thi năm nay, có thể thấy Lịch sử là môn duy nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có điểm trung bình dưới 5 (cụ thể là 4,97 điểm). - Đây là môn thi có kết quả thấp nhất trong kỳ thi năm nay. Vào năm 2020, tiếng Anh là môn “đội sổ”, khi có điểm trung bình là 4,58 điểm. - Ngoài ra, năm nay Lịch sử cũng là môn có số lượng thí sinh có điểm liệt nhiều nhất, với 540 thí sinh có điểm thi
- 2.2. Thực trạng học tập và ôn thi THPT môn Lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn Yên Thành Trong một số năm trở lại đây, khi mà nền kinh tế thị trường phát triển thì số HS sao nhảng việc học tập các môn xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng ngày càng bộc lộ nhiều, vấn đề này không chỉ phổ biến ở các thành thị mà còn là tình trạng chung ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này đã được đề cập nhiều trong các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học và cũng là chủ đề quen thuộc trên các diễn đàn giáo dục. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin được trình bày thêm một vài ý kiến về thực trạng trên tại trường THPT Phan Thúc Trực, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Thứ nhất, qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy HS THPT có quan niệm chưa đúng đắn về bộ môn Lịch sử. Hầu hết các em cho rằng môn Lịch sử là môn học thuộc lòng với rất nhiều mốc thời gian, sự kiện, nhân vật khó nhớ. Vì quan niệm chưa đúng đắn nên nhiều em thờ ơ với việc học môn này. Rất ít em có hứng thú thực sự và biết cách học môn Lịch sử. Tuy nhiên, thái độ học tập đối với bộ môn Lịch sử diễn ra khác nhau tại các khối lớp 10, 11 và 12. Ở khối 10: Nhìn chung HS có thái độ học tập tích cực đối với tất cả các môn, trong đó có môn Lịch sử. HS lớp 10 thường hào hứng tham gia tích cực các hoạt động trong giờ học. Các em cũng hăng say tìm kiếm tư liệu và giải quyết các vấn đề mà GV định hướng. Nhìn chung, ở lớp 10, HS chưa phân biệt quá rõ trong việc học tập "môn chính và môn phụ". Đối với HS khối 11: Khi dạy khối này, chúng tôi dễ dàng nhận ra, HS đã không dàn trải học đều các môn như lớp 10, nhiều em đã đầu tư thời gian và tâm huyết vào các môn học khối mà các em định hướng. Điều này cũng có mặt tích cực là HS đã tiếp cận với cách học theo chiều sâu, thể hiện rõ định hướng nghề nghiệp cho tương lai, nhưng cũng dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức cơ bản ở nhiều bộ môn. Đặc biệt cách học này không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nước ta hiện nay là đào tạo những con người toàn diện cho công cuộc hiện đại hóa đất nước. Và hơn hết, cách học này cũng dẫn đến một thực trạng đáng buồn đối với những môn được xem là môn phụ, trong đó có môn Lịch sử: rất ít em tâm huyết lựa chọn là môn học mà các em theo đuổi. Bước sang lớp 12, hầu hết các em chỉ quan tâm đến các môn học gắn liền với kì thi THPT, việc học môn Lịch sử đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều HS. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này? Đã có rất nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề, các bài viết đề cập đến vấn đề này, nhưng theo tôi có các nguyên nhân cơ bản sau dẫn đến việc HS thờ ơ với bộ môn Lịch sử tại các trường THPT: - Chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử ở cấp học phổ thông còn nặng nề, đầy ắp các sự kiện, năm tháng; kiến thức lặp đi, lặp lại từ tiểu học đến THPT làm cho người học, người dạy nhàm chán. Đồng thời, sách giáo khoa môn 10
- Lịch sử ở cấp học THPT mang tính hàn lâm, chưa hấp dẫn người học, kiến thức còn dàn trải, nặng nề. - Do phương pháp giảng dạy bộ môn ở các trường THPT chưa gây hứng thú học tập cho HS. Phần lớn GV vẫn theo phương pháp dạy truyền thụ một chiều, thiếu sinh động, đòi hỏi học thuộc. Mà tuổi trẻ đầy năng động, đầy sức sống, rõ ràng các em không có hứng thú với cách học như vậy. - Do cơ chế thi cử và tác động của môi trường xã hội, số trường ĐH lựa chọn các môn KHXH đang ngày ít đi, lại "khó tìm đầu ra" nên ít thí sinh lựa chọn... Nhận thức được đầy đủ các nguyên nhân trên, trong mấy năm trở lại đây, bộ Giáo dục đã linh động để các trường THPT chủ động giảm tải chương trình nhưng các bài học Lịch sử khô khan với nhiều mốc thời gian, sự kiện, nhân vật vẫn không thể thu hút được HS. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lại cho rằng chính phương pháp dạy học của GV đã dẫn đến hệ quả là HS quay lưng với bộ môn Lịch sử. Tuy nhiên, bản thân tôi nhận thấy, phần lớn các GV, mà điển hình là đội ngũ GV môn Lịch sử tại trường THPT Phan Thúc Trực, huyện Yên Thành đều rất tâm huyết và trăn trở với nghề. Chúng tôi thường xuyên trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học để không chỉ đáp ứng được nhu cầu của cuộc cải cách giáo dục hiện nay mà còn nâng cao chất lượng bộ môn Lich sử. Nhiều GV đã đạt danh hiệu GVG tỉnh và có vị trí cao trong giới chuyên môn của giáo dục tỉnh nhà. Và những nỗ lực đó ít nhiều đã cải thiện được thực trạng dạy học môn Lịch sử của HS trong trường, đặc biệt là HS khối 12, điều này thể hiện rõ nhất qua kết quả kì thi THPT môn Lịch sử trong những năm gần đây của trường. Trong kì thi THPT năm 2020, môn Lịch sử trường THPT Phan Thúc trực vinh dự khi có kết quả xếp thứ 8 trong toàn tỉnh. Đặc biệt, trong kì thi THPT năm 2021 vừa qua, môn Lịch sử đã đạt được những thành tích rực rỡ với vị thứ 4 trong bảng xếp hạng thi của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An với điểm trung bình đạt 5,7. Đây là một kết quả rất ấn tượng đối với ngôi trường nằm ở vùng bán sơn địa huyện Yên Thành. Phát huy những thành quả đó, năm nay các GV môn Lịch sử của trường THPT Phan Thúc Trực tiếp tục đẩy mạnh thi đua dạy và học, quyết tâm nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn Lịch sử bằng việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học. 11
- Chƣơng 2. Các phƣơng pháp và kĩ thuật đã thực hiện trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài thi THPT môn Sử 12 1. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tƣợng HS cụ thể a. Đối với HS thi tốt nghiệp THPT Để ôn thi THPTQG đạt hiệu quả cao, GV không thể ôn tập một cách cảm tính mà cần phải lập kế hoạch ôn tập cụ thể, chi tiết phù hợp với cấu trúc đề thi của Bộ, với điều kiện dạy học của từng trường cũng như phù hợp với từng đối tượng HS. Trên cơ sở kế hoạch ôn tập cụ thể GV sẽ khoanh vùng được những kiến thức trọng tâm để ôn tập cho HS, xác định được các mức độ nhận thức ở các chủ đề để có hướng ôn tập đúng cấu trúc đề thi của Bộ. Ngoài ra kế hoạch ôn tập càng cụ thể, càng chi tiết, GV càng dễ dàng phân hóa được đối tượng ôn tập để từ đó có phương pháp, nội dung và thời lượng ôn tập phù hợp cho từng nhóm đối tượng HS. Để lập được kế hoạch ôn tập cụ thể, chi tiết, trước hết GV cần xác định được mục đích ôn tập là gì, dành cho đối tượng nào, chỉ để xét tốt nghiệp xét tuyển Đại học. Xác định được mục đích, yêu cầu của kế hoạch sẽ giúp GV định hướng được dung lượng kiến thức, thời lượng dạy học và phương pháp ôn tập hiệu quả. Để việc xây dựng kế hoach dạy học phù hợp với đối tượng HS có hiệu quả, cần đề xuất và phối hợp với Nhà trường, tổ nhóm chuyên môn.Tại trường THPT Phan Thúc Trực, ngay từ khi vào lớp 10, nhà trường đã phân hóa các nhóm lớp theo khối KHXH, KHTN và lên kế hoach dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng. Và lên lớp 12, nhà trường rà soát, phân hóa lại lần cuối để tạo điều kiện cho phù hợp với nhu cầu HS trong quá trình học. Trên cơ sở phân hóa các nhóm lớp này, nhà trường phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn lên kế hoạch dạy học phù hợp với các đối tượng HS ngay từ đầu năm học. Đối với khối KHXH, nhà trường sắp xếp thành các lớp 12C1, 12C2, 12C3, 12C4, các đơn vị lớp sắp xếp theo năng lực học tập của HS với các mức độ khác nhau. Điều này đã tạo điều kiện cho GV lên kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng HS. Năm học 2021 – 2022, tôi được phân công giảng dạy các lớp khối KHXH gồm: 12C1, 12C2, 12C3 và ngay từ đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch cụ thể cho các đơn vị lớp. Nhìn chung, trong khối KHXH, chỉ có một số lượng nhỏ HS có nhu cầu thi và xét tuyển Đại học, còn phần lớn là đối tượng HS thi tốt nghiệp THPT. Cả hai đối tượng này không phân chia theo từng đơn vị lớp và sắp xếp chung nên đòi hỏi GV phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể cho phù hợp. Với tôi, trong nhiều năm được phân công giảng dạy và ôn luyện khối 12 thi THPT, trong giai đoạn đầu, với đối tượng thi tốt nghiệp THPT, tôi chỉ giảng dạy những kiến thức rất cơ bản, bám sát SGK để vừa giảm tải áp lực, vừa gây hứng thú học tập đối với HS. Trong quá trình giảng dạy, GV sẽ nâng dần yêu cầu để khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS. Đối với mỗi đơn vị bài, sau khi dạy xong, GV sẽ yêu cầu HS cũng cố và khắc sâu kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm gồm đầy đủ 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dung cao, trong đó chú trọng các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Gần cuối học kì 2 của năm học, GV sẽ tổng ôn lại cho HS các kiến thức đã học theo từng chủ đề, kết hợp 12
- với việc đẩy mạnh luyện đề tổng hợp theo ma trận thi THPT của bộ. Trong giai đoạn tổng ôn này, GV cùng HS xác định và cũng cố các kiến thức trọng tâm của các giai đoạn lịch sử, các chủ đề. Mặt khác, GV cũng điều tra những phần HS còn hổng kiến thức, hiểu sơ sài để lên kế hoạch ôn tập. Ví dụ: Khi dạy bài 1 (SGK Lịch sử 12): Sự hình thành trất tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949). Trong quá trình giảng dạy giai đoạn đầu, tôi chỉ yêu cầu HS nắm được các kiến thức trọng tâm sau: 1) Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận sau đó của các cường quốc. Phần này, GV và HS làm rõ được hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị Ianta. 2) Sự thành lập Liên hợp quốc. GV chỉ yêu cầu HS nắm được những kiến thức cơ bản về sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức này. Và để cũng cố, khắc sâu kiến thức cho HS, GV yêu cầu HS hoàn thành hệ thống câu hỏi trắc nghiệm của bài. Câu hỏi nhận biết: Câu 1. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây? A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Đức. C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. Câu 2. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh diễn ra từ ngày 4 đến 11-2-1945 được tổ chức tại đâu? A. Oasinhtơn (Mĩ). B. Ianta (Liên Xô). C. Pốtxđam (Đức). D. Luân Đôn (Anh). Câu 3. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên? A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô. Câu 4. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945? A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc. C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc. D. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương. Câu 5. Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dưới đây? 13
- A. Liên hợp quốc (UN). B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO). D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Câu 6. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào dưới đây? A. Hội nghị Ianta (Liên Xô). B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ). C. Hội nghị Pốtxđam (Đức). D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ). Câu 7. Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc? A. Hội Quốc liên. C. Đệ nhị Quốc tế. B. Liên minh vì tiến bộ. D. Khối Đồng minh chống phát xít. Câu 8. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, nước nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ. B. Anh. C. Liên Xô. D. Trung Quốc. Câu 9. “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ chức nào dưới đây? A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). B. Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). C. Liên minh châu Âu (EU). D. Liên hợp quốc (UN). Câu hỏi thông hiểu: Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Câu 2. Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào? A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ. C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Câu 3. Theo nghị quyết của Hội nghị Pốtxđam,quân đội của những nước 14
- nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít ở nước Đức? A. Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô. B. Liên Xô, Mĩ, Canada và Pháp. C. Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Mĩ. D. Anh, Pháp, Mĩ, Pháp ,Anh và Canada. Câu 4. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Các nước Đồng minh đàm phán, ký kết các hiệp ước với các nước bại trận. B. Các nước phát xít Đức, Italia ký văn kiện đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. C. Các nước Đồng minh thỏa thuận chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức. D. Các nước Đồng minh thỏa thuận khu vực đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng. Câu 5. Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế? A. Thể hiện là tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới. B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. C. Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau năm 1945. D. Khẳng định vai trò tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc. Câu 6. Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít. C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á. Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945)? A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. B. Nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh. C. Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. D. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít. 15
- Câu 8. Sự kiện nào dưới đây góp phần hình thành khuôn khổ trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hội nghị Ianta (2 – 1945). B. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh. C. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập. D. Tuyên bố của Tổng thống Mĩ Truman (3 – 1947). Câu 9. Một trong những mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là. A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Khắc phục hậu quả sau chiến tranh. C. Giúp đỡ các nước thành viên về kinh tế, văn hóa. D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 10. Nội dung nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. C. Hợp tác có hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục. D. Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế. Câu 11. Hiến chương được xem là văn kiện quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc vì A. Đã được các nước thành viên phê chuẩn. B. Đã quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc. C. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. D. Nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Câu 12. Vấn đề nào dưới đây không phải là yêu cầu cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc? A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. C. Giải quyết hậu quả của chiến tranh. D. Phân chia thành quả chiến thắng. Câu hỏi vận dụng: Câu 1. Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào? 16
- A. Những quyết định của Hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của ba cường quốc. B. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. C. Những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Những quyết định của Hội nghị Ianta và Hội nghị Pốtxđam. Câu 2. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Pốtxđam (7– 945) đã tạo ra những khó khăn mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương. B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương. C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương. Câu 3. Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (Đức), lực lượng nào sẽ vào giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương ? A. Quân Anh và quân Pháp. B. Quân Mĩ và quân Liên Xô. C. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc. D. Quân Mĩ và quân Trung Hoa Dân Quốc. Câu 4. Từ năm 1945 đến nay, tổ chức nào đã trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? A. Liên hợp quốc (UN). C. Liên minh châu Âu (EU). D. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Câu 5. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đánh dấu trật tự thế giới mới được hình thành. B. Góp phần hình thành nên khuôn khổcủa trật tự thế giới mới. C. Giải quyết được mâu thuẫn của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh. D. Tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 6. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do A. Các nước có quan điểm khác nhau về việc nhanh chóng kết thúc chiến 17
- tranh. B. Các nước muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình. D. Các nước muốn tạo ra tình trạng đối đầu Đông-Tây. C. Các nước muốn tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Câu 7. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là A. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước. B. Quan điểm khác nhau về tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít . C. Thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình an ninh thế giới. D. Giải quyết hậu quả do Chiến tranh thế giới thứ hai để lại. Câu 8. Nhận xét nào dưới đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Đề cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. C. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. D. Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc). Câu 9. Ý nào dưới đây không là hệ quả của những quyết định quan trọng trong Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Dẫn đến sự hình thành trật tự thế giới “hai cực”. B. Dẫn đến tình hình thế giới chia thành hai phe. C. Dẫn đến tình trạng đối đầu Đông-Tây. D. Dẫn đến hình thành trật tự thế giới “đa cực”. b. Đối với HS xét tuyển thi Đại học Tại trường THPT Phan Thúc Trực, nhóm đối tượng xét tuyển thi Đại học chiếm số lượng ít, đặc biệt là đối với HS theo định hướng KHXH, số lượng này càng ít. Đối với nhóm đối tượng này, ngoài việc đảm bảo kiến thức cơ bản, GV cần định hướng và khơi dậy đam mê học tập, tìm hiểu cho HS để nâng cao kiến thức. GV hướng dẫn HS có thể lựa chọn nhiều hình thức ôn tập khác như trao đổi với bạn bè, tìm hiểu kiến thức thông qua kênh Youtube, Facebook…. Điều này khiến cho việc học Lịch sử mỗi ngày trở nên thú vị, cuốn hút và nhớ lâu hơn. Thường xuyên trao đổi với bạn bè cùng lớp, các thầy cô để hỏi thêm về các kiến thức chưa hiểu rõ, hoặc trao đổi các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. GV sẽ đóng vai trò là người dẫn dắt, truyền đam mê học tập cho HS, ngoài việc quan tâm, khích lệ, GV thường xuyên cung cấp thêm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ thông hiểu, vận dụng cho các em. 18
- Ví dụ: Sau khi học xong bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2. Ngoài việc cung cấp hệ thống câu hỏi cơ bản chung cho các lớp, GV sẽ yêu cầu HS nhóm xét tuyển Đại học làm thêm một số bài tập trắc nghiệm khác, với bài tập này GV khuyến khích các đối tượng HS khác làm. Sau khi HS làm xong, GV sẽ chấm và giải thích cụ thể, đồng thời khích lệ kịp thời HS. Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 Câu 1. Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Thế giới bị chia thành hai cực, hai phe. B. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được hình thành. C. Mĩ vương lên trở thành siêu cường duy nhất. D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Câu 2. Nhận xét nào dưới đây là đúng về việc thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ, Anh. B. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô. C. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đơn cực”. D. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đa cực”. Câu 3. Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò chủ yếu của Liên hợp quốc trong việc giải quyết những biến động của tình hình thế giới hiện nay? A. Liên hợp quốc trở thành diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. B. Liên hợp quốc thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hơp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực. C. Liên hợp quốc bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo khi các thành viên gặp khó khăn D. Liên hợp quốc góp phần ngăn chặn các đại dịch đe doạ sức khỏe loại người. Câu 4. Nguyên tắt hoạt động nào dưới đây của tổ chức Liên hợp quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề Biển đông hiện nay? A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. C. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau. 19
- D. Hợp tế có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Câu 5: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít B. Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh C. Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận Câu 6: Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”? A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới B. Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ Hội nghị Ianta. C. Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới D. Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ - Liên Xô sau chiến tranh Câu 7: Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc C. Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ Châu Âu Câu 8: Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng. B. Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng. C. Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản. D. Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Câu 9: Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905)? A. Do thế và lực của Liên Xô mạnh hơn trước B. Do Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á C. Do Liên Xô có công tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu D. Do sự thỏa hiệp giữa các cường quốc 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn