intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động phối hợp giữa Nhà trường với tổ chức Đoàn trong trường THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động phối hợp giữa Nhà trường với tổ chức Đoàn trong trường THPT" nhằm phân tích thực trạng hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay; Xây dựng các giải pháp phối hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục NGLL thông qua các mô hình phong trào Đoàn trong trường THPT; Thực nghiệm đề tài tại các Trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động phối hợp giữa Nhà trường với tổ chức Đoàn trong trường THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT HOÀNG MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI TỔ CHỨC ĐOÀN TRONG TRƢỜNG THPT Lĩnh vực: Ngoài giờ lên lớp Giáo viên: Nguyễn Sỹ Nhan Chức vụ: Bí thƣ Đoàn trƣờng Số ĐT: 0982.776.822 Năm học 2021-2022
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 IV. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 V. CẤU TRÚC 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn . 5 II. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ KHÁC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL 7 1. Giải pháp phối hợp trong công tác quản lý 7 1.1. Xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động giữa Nhà trường và Đoàn trường. 7 1.2. Duy trì các cuộc họp giao ban, họp liên tịch giữa Đoàn trường và BGH 7 2. Giải pháp phối hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục NGLL thông qua các mô hình phong trào Đoàn trong trƣờng THPT 9 2.1. Phối hợp với Ban chuyên môn, Tổ chuyên môn trong tổ chức 9 các hoạt động NGLL 2.2. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong tổ chức các hoạt động 16 2.3. Phối hợp với các Cơ quan ngoài nhà trường tổ chức các hoạt 19 động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 2.4. Phối hợp với các tổ chức Đoàn trên địa bàn thị xã để tổ chức 21 các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. 3. Thực nghiệm đề tài tại các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã 23 Hoàng Mai. 4. Hiệu quả tác động của đề tài tại trƣờng THPT hoàng Mai 25 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26 1. Kết luận 26 2. Kiến nghị 26 1
  3. PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Khách quan Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể tiếp tục kế thừa quan điểm chỉ đạo của ngành giáo dục từ trƣớc đến nay đó chính là đào tạo con ngƣời toàn diện về tri thức, đạo đức, thể chất và kỹ năng sống cho các em học sinh. Trƣờng THPT có nhiệm vụ chính là dạy học, qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản để các em có đủ điều kiện tiếp tục học ở các trƣờng THCN, cao đẳng, đại học hoặc trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất. Bên cạnh việc cung cấp tri thức, nhà trƣờng phổ thông còn hƣớng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp các em có ý thức rèn luyện đạo đức, lối sống. Rèn luyện và hình thành các phẩm chất, năng lực cho học sinh là rất cần thiết nhằm trang bị cho các em kiến thức cũng nhƣ kỹ năng giải quyết một cách chủ động, tích cực và hiệu quả các tình huống, yêu cầu của cuộc sống khi các em phải đối mặt. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ đóng góp phần không nhỏ vào việc thành các phẩm chất, năng lực cho học sinh. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã đƣợc các cơ sở giáo dục quan tâm triển khai thực hiện từ nhiều năm nay, và chủ yếu là thông qua giáo viên chủ nhiệm hoặc một số giáo viên đƣợc tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai các hoạt động ngoài giờ ở nhiều nhà trƣờng còn mang tính hình thức, nặng về hồ sơ; thời gian giành cho các hoạt động này cũng còn hạn chế do đó hiệu quả của hoạt động này chƣa đƣợc nhƣ kì vọng. Để đảm bảo cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ mang tính xã hội đƣợc tốt, phong phú, bổ ích, hình thức đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý học sinh, có tính giáo dục cao trong môi trƣờng giáo dục thì việc phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên là rất cần thiết, đó chính là môi trƣờng thúc đẩy mọi hoạt động, là ngọn lửa của tuổi trẻ góp phần đào tạo lớp trẻ sống có hoài bão, có lý tƣởng đạo đức cách mạng, có ý thức lao động và học tập. 2. Chủ quan Bản thân đang tham gia hoạt động đoàn, tôi đƣợc sống và làm việc trong bầu không khí đoàn kết và đầy chất lửa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi đã đƣợc trải nghiệm từ thực tế để trang bị cho bản thân các kĩ năng thực hành xã hội cơ bản. Nhìn nhận lại chặng đƣờng đã qua tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động phối hợp với tổ chức Đoàn là một trong những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục ngoài giờ hiện nay. Với những suy nghĩ trên và những kinh nghiệm tích lũy đƣợc từ khi tham gia phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và chủ trì Đoàn nên tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động phối hợp giữa Nhà trường với tổ chức Đoàn trong trường THPT.” 2
  4. II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Từ những nhận định ban đầu đó tôi xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1. Phân tích thực trạng hoạt động giáo dục NGLL ở trƣờng THPT trong giai đoạn hiện nay. 2. Xây dựng các giải pháp phối hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục NGLL thông qua các mô hình phong trào Đoàn trong trƣờng THPT 3. Thực nghiệm đề tài tại các Trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp phân tích quy nạp. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu. Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn. IV. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Trƣờng THPT Hoàng Mai, THPT Hoàng Mai 2 - Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục NGLL trong trƣờng THPT V. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm: - Cơ sở lý luận của đề tài. - Cơ sở thực tiễn. - Lý luận cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THPT. - Xác định vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trƣờng THPT - Xây dựng các giải pháp phối hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục NGLL thông qua các mô hình phong trào Đoàn trong trƣờng THPT - Thực nghiệm các hoạt động tại trƣờng THPT Hoàng Mai, trƣờng THPT Hoàng Mai 2. 3
  5. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm Giáo dục NGLL ở cơ sở giáo dục Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục đƣợc thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trƣờng quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp (theo chƣơng trình, kế hoạch dạy học). Nó đƣợc tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chƣơng trình dạy học trong phạm nhà trƣờng hoặc trong đời sống xã hội, đƣợc diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể đƣợc thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy học và tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hành động góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho việc phát triển nhân cách toàn diện HS trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động GD NGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự nối tiếp hoạt động dạy-học. Do đó, tạo nên sự hài hoà, cân đối của quá trình sƣ phạm toàn diện, thống nhất nhằm “hiện thực hoá” mục tiêu của cấp học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã đƣợc học trên lớp (qua các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, tham quan, ngoại khoá, thi tìm hiểu,..). Giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh hƣớng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Qua đó cũng làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thu hút và phát huy đƣợc tiềm năng của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để nâng cao hiệu quả giáo dục HS. Đồng thời cũng giúp các nhà giáo dục phát hiện đƣợc năng khiếu của HS, giúp các em phát triển năng khiếu, sở thích của bản thân trong học tập và cuộc sống. Nhƣ vậy, với vị trí và vai trò quan trọng của mình, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các hoạt động giáo dục ở nhà trƣờng THPT hiện nay. Thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tích cực và hiệu quả sẽ góp phần vào việc gắn liền nhà trƣờng với cuộc sống xã hội, thiết thực phục vụ sát những mục tiêu kinh tế-xã hội và quốc phòng giai đoạn CNH-HĐH đất nƣớc. 4
  6. 1.3. Nội dung GD NGLL ở trường THPT - Theo các sách giáo viên và các tài liệu bồi dƣỡng giáo viên thực hiện HĐGDNGLLchúng ta thấy rằng HĐGDNGLL ở trƣờng phổ thông có nội dung phong phú và tập trung vào 6 vấn đề lớn nhƣ sau + Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH – HĐH đất nƣớc. + Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình. + Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hóa + Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp. + Những vấn đề có tính nhân loại nhƣ: bệnh tật, đói nghèo, dân số, môi trƣờng, giáo dục và phát triển, hòa bình, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc. - Nội dung của HĐGDNGLL đƣợc cấu trúc theo các chủ đề. Ở trƣờng THCS, mỗi chủ đề hoạt động thƣờng gắn với một ngày kỉ niệm hoặc sự kiện lớn trong tháng. Ở trƣờng THPT, mỗi tháng là một chủ đề hoạt động. Tuy các chủ đề không gắn trực tiếp với các ngày lễ nhƣng vẫn mang tính kế thừa. Để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập, rèn luyện của học sinh trong 9 tháng của năm học và 3 tháng hoạt động hè, nội dung HĐGDNGLL đƣợc cụ thể hóa thành 10 chủ đề : Tháng 9: “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc Tháng 10: “Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình” Tháng 11: “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sƣ trọng đạo” Tháng 12: “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Tháng 1: “Thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” Tháng 2: “Thanh niên với lí tƣởng cách mạng” Tháng 3: “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” Tháng 4: “Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác” Tháng 5: “Thanh niên với Bác Hồ” Tháng 6, 7, 8 – Chủ đề hoạt động hè: “Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” - Chƣơng trình HĐGDNGLL là một hệ thống cấu trúc mang tính chất đồng tâm, tịnh tiến. Tuy cùng chủ đề nhƣng mức độ yêu cầu về nội dung của hoạt động giáo dục đƣợc phát triển phù hợp và có hiệu quả với đối tƣợng giáo dục ở cấp học, lớp học: từ dễ đến khó; từ đơn giản đến phức tạp, mức độ tổng hợp, khái quát tăng hơn 5
  7. 1.4. Vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường THPT Ở trƣờng THPT Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng: Tổ chức Đoàn là lực lƣợng giáo dục trực tiếp về chính trị, tƣ tƣởng trong tập thể học sinh. Là tổ chức quan trọng góp phần vào giáo dục đạo đức học sinh tạo ra môi trƣờng để học sinh phát triển một cách toàn diện. Là nòng cốt cho sự tự quản trong hoạt động tập thể của học sinh, nhân tố cơ bản trong quá trình tự giáo dục của tập thể học sinh. Đại diện cho quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa là lợi ích của thanh niên. Trong nhà trƣờng THPT, cán bộ giáo viên, học sinh là lực lƣợng trẻ, đầy sức sống, sáng tạo, nhạy bén trong lao động, học tập, là nhân tố chính thức thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Vì thế Đoàn thanh niên phải có trách nhiệm phối hợp với giáo dục để thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng. Giáo dục lớp trẻ có nhận thức chính trị có trình độ tri thức khoa học vững chắc bƣớc vào xây dựng đất nƣớc. Đoàn cùng nhà trƣờng tổ chức, thực hiện nề nếp, hoạt động văn hóa thể mỹ, báo chí, các hoạt động giao lƣu học tập, các hoạt động giáo dục truyền thống trong nhà trƣờng theo từng chủ điểm. Đoàn thanh niên giúp học sinh định hƣớng nghề nghiệp cho tƣơng lai. Kết quả hoạt động của đoàn thanh niên có tính giáo dục cao và tính thực tiễn giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, có nhận thức cao trong học tập, lao động và rèn luyện tƣ cách đạo đức. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục NGLL ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai 2.1.1. Ưu điểm và tồn tại Thực tế công tác hoạt động giáo dục NGLL hiện nay ở các trƣờng THPT có một số vấn đề ƣu nhƣợc điểm sau: Ƣu điểm: - Về mặt nhận thức: Cơ bản giáo viên và học sinh đã có nhận thức đƣợc hoạt động giáo dục NGLL. Một số hoạt động thông thƣờng trong nhà trƣờng đƣợc giáo viên và học sinh tham gia và đánh giá cao. - Về việc tổ chức : Các trƣờng đã tổ chức đƣợc khá nhiều các hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, thu hút đƣợc đông đảo số học sinh tham gia nhƣ: Hoạt động giáo dục truyền thống, hoạt động ủng hộ đồng bào, nạn nhân gặp khó khăn. - Về công tác quản lý: Vững vàng hơn trong công tác chỉ đạo các hoạt động của ở quan đơn vị. 6
  8. - Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao hơn, các em có thêm nhiều kỹ năng để tổ chức, xử lý các vấn đề học tập và trong cuộc sống. Tồn tại: Việc thực hiện hoạt động giáo dục NGLL giữa các nhà trƣờng chƣa đồng bộ, khả năng tổ chức hoạt động của giáo viên còn nhiều hạn chế, có trƣờng giáo viên không có chuyên môn, chỉ kiêm nhiệm khi số giờ còn ít. Giáo viên khi thực hiện còn mang tính bắt buộc, chƣa hiệu quả. Kế hoạch tổ chức thực hiện của các bộ phận chƣa cụ thể, khả thi. Kinh phí cho hoạt động này chƣa thực sự đƣợc chú trọng.... Điều đó ít nhiều ảnh hƣởng đến công tác chỉ đạo hoạt động GDNGLL của các nhà trƣờng. 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn. * Thuận lợi: - Đội ngũ cán bộ giáo viên trong các nhà trƣờng đƣợc đào tạo cơ bản, có lòng yêu nghề, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ đƣợc giao. Giáo viên đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức giảng dạy hoạt động giáo dục NGLL có chuyên môn phù hợp, có năng lực trong giảng dạy. - Chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL đã đƣợc thực hiện trong nhiều năm, có tính ổn định, giáo viên giảng dạy đã có sự tích lũy về kinh nghiệm. * Khó khăn: - Điều kiện dân sinh, dân trí trên địa bàn tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh chƣa thực sự quan tâm đến việc học của con em gây không ít khó khăn cho nhà trƣờng trong quá trình giáo dục học sinh. - Sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng kéo theo những tệ nạn xấu du nhập tác động rất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh, đặc biệt là những trƣờng hợp phụ huynh học sinh thiếu sự quan tâm đến con em mình. - Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng còn nhiều thiếu thốn, thiếu đồ dùng, thiết bị hỗ trợ cho hoạt động. - Vẫn còn một vài giáo viên vẫn còn quan niệm cho rằng hoạt động giáo dục NGLL chỉ là một hoạt động hỗ trợ không mang tính quyết định đến chất lƣợng giáo dục. 2.2. Thực trạng phối hợp hoạt động giữa Nhà trường và tổ chức Đoàn trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa 2.2.1 Ưu điểm - Các Nhà trƣờng và tổ chức Đoàn đều xác định đúng vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL 7
  9. - Có sự phối hợp giữa BGH và tổ chức đoàn trong quản lý học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ, đảm bảo an ninh, nề nếp trƣờng học. - Các hoạt động ngoài giờ trong nhà trƣờng đƣợc tổ chức thiết thực, phù hợp với tấm lý, sở thích của học và và phù hợp trong môi trƣờng giáo dục 2.2.2. Hạn chế - Công tác phối hợp giữ nhà trƣờng và tổ chức Đoàn chƣa mang tính hệ thống, thƣờng các hoạt động phối hợp thông qua từng nội dung riêng lẻ, chƣa có Chƣơng trình phối hợp theo năm học. - Chƣa phát huy hết vai trò của các tổ chức Đoàn trong việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khác trong và ngoài nhà trƣờng. II. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ KHÁC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL 1. Giải pháp phối hợp trong công tác quản lý 1.1. Giải pháp 1: Xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động giữa Nhà trường và Đoàn trường. Nhà trƣờng và Đoàn trƣờng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cấp ủy hà trƣờng, do đó trong hoạt động cần có sự phối hợp nhịp nhàng để thực hiện các nhiệm vụ chung trong trƣờng học. Vào đầu năm học Đoàn trƣờng và Nhà trƣờng xây dựng Quy chế, Chƣơng trình phối hợp hoạt động theo năm học. Quy chế nêu rõ vài trò, trách nhiệm của BGH với BCH Đoàn trƣờng và ngƣợc lại. Chƣơng trình nêu rõ các lĩnh vực phối hợp hoạt động nhƣ: An ninh nề nếp, giáo dục lý tƣởng cách mạng, công tác tuyên truyền... trong đó có nội dung tổ chức các hoạt động NGLL. Đồng thời nêu roc các hoạt động theo từng tháng trong năm học. Quy chế phối hợp giữa Nhà trường và Đoàn trường 8
  10. Chương trình phối hợp giữa Nhà trường và Đoàn trường 9
  11. 1.2.Giải pháp 2: Duy trì các cuộc họp giao ban, họp liên tịch giữa BTV Đoàn trường và BGH Các cuộ họp giao ban đƣợc tổ chức định kì thƣờng xuyên theo tuần học và đột xuất. Thông qua các cuộc họp nhằm trao đổi kịp thời các vấn đề nảy sinh trong tổ chức dạy và học cũng nhƣ công tác quản lý học sinh, đồng thời bàn bạc các giải pháp để tổ chức các hoạt động trong và ngoài nhà trƣờng. Họp Liên tịch BGH – Công đoàn – Đoàn TN 2. Giải pháp phối hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục NGLL thông qua các mô hình phong trào Đoàn trong trƣờng THPT 2.1. Phối hợp với Ban chuyên môn, Tổ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động NGLL Đoàn trƣờng phối hợp với Nhà trƣờng thông qua Ban chuyên môn nhà trƣờng, các tổ chuyên môn để tổ chức các hoạt động, phong trào sau: 2.1.1. Triển khai linh hoạt phong trào “Học sinh 3 tốt” trong trường THPT. - Mục đích: Nhằm tạo môi trƣờng, động lực cho đoàn viên, học sinh tự giác học tập, rèn luyện, trau dồi lý tƣởng, trang bị những hành trang cơ bản để lập thân, lập nghiệp, xây dựng các điển hình tiên tiến trong học sinh. Với các tiêu chí cụ thể: “ Đạo đức tốt”, “Học tập tốt”, “Thể lực tốt” - Các bƣớc thực hiện: 10
  12. Bƣớc 1. Quán triệt bằng văn bản tới tất cả các Chi đoàn trong toàn trƣờng về phong trào “Học sinh 3 tốt” nhƣ: Hƣớng dẫn thực hiện, Quy chế xét danh hiệu, Tiêu chuẩn đánh giá.... Bƣớc 2. Lựa chọn các hoạt động phù hợp để đƣa vào chƣơng trình công tác năm học gắn liền với các tiêu chí đạo đức, học tập, thể lực để làm cơ sở đánh giá và xét tặng danh hiệu cuối năm. Bƣớc 3. Thực hiện tổ chức các phong trào, các hoạt động trong năm học Bƣớc 4. Xét tặng danh hiệu “Học sinh 3 tốt” cấp trƣờng và tuyên dƣơng vào cuối năm học. Ngày hội Học sinh 3 tốt Danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp tỉnh 2.1.2. Mô hình các câu lạc bộ trong trường học - Mục đích: Tạo hứng thú cho học sinh trong việc chủ động tìm hiểu kiến thức. Hình thành năng lực tự tổ chức các hoạt động ngoài xã hội Tăng cƣờng trải nghiệm thực tế và tiếp xúc môi trƣờng ngoài nhà trƣờng nhằm hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành xã hội - Các bƣớc thực hiện thành lập và duy trì hoạt động các Câu lạc bộ: * Bƣớc 1: Điều tra nhu cầu sở thích của các loại hình muốn thành lập, điều tra bằng phiếu hoặc bằng phỏng vấn, xét thấy trong công chúng có nhu cầu về loại hình nào đó thì tiến hành thành lập. Điều kiện thành lập: Số lƣợng thành viên CLB: từ 10 ngƣời trở lên - Tìm các thành viên sáng lập; Danh sách Ban Chủ nhiệm lâm thời. Xây dựng kế hoạch hoạt động của CLB . - Kế hoạch hoạt động bao gồm các nội dung cơ bản sau: + Bầu ra Ban Chủ nhiệm gồm: Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm, các ủy viên và phân công công việc cho mỗi thành viên: Tổ chức, hoạt động phong trào, chuyên môn, tài chính… 11
  13. + Đề ra kế hoạch hoạt động theo tháng, quí; hoạt động định kỳ, hoạt động đột xuất… + CLB có thể có những nội dung khác phù hợp với tình hình của mình. + Các thành viên sáng lập và Ban chủ nhiệm lâm thời cần tổ chức buổi họp để đƣa ra đƣợc kế hoạch hoạt động, trao đổi, thảo luận dự thảo Quy chế về tổ chức hoạt động của CLB trong thời gian 06 tháng đầu hoặc một năm. * Bƣớc 3: Quyết định thành lập các CLB - Chủ nhiệm lâm thời làm tờ trình xin thành lập CLB và gửi hồ sơ thành lập cho Đoàn trƣờng để xem xét thành lập. - Hồ sơ thành lập CLB gồm có: Đơn xin thành lập CLB; Dự thảo Điều lệ qui chế về tổ chức và hoạt động của CLB; Bảng tổng hợp danh sách các thành viên sáng lập ban đầu và hội viên; Kế hoạch hoạt động - Đoàn trƣờng ban hành quyết định thành lập và phụ trách các Câu lạc bộ theo sở thích, Nhà trƣờng ra quyết định thành lậu các CLB bộ môn, giao cho các tổ chuyên môn phụ trách. * Bƣớc 3: Tổ chức ra mắt CLB Sau khi có Quyết định thành lập CLB và công nhận Ban chủ nhiệm lâm thời của Đoàn trƣờng, Ban Chủ nhiệm lâm thời chọn thời điểm thích hợp để tiến hành lễ ra mắt CLB. Lễ ra mắt CLB gồm những nội dung sau: - Thành phần tham dự: Toàn thể thành viên của CLB, đại biểu, khách mời - Chƣơng trình Lễ ra mắt: 1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu 2. Công bố Quyết định thành lập 3. Trao Quyết định và ra mắt Ban Chủ nhiệm 4. Đại diện Ban chủ nhiệm phát biểu nhận nhiệm vụ 5. Thông qua Quy chế hoạt động 6. Phát biểu của lãnh đạo cấp trên * Bƣớc 4: CLB tiếp tục hoạt động và phát triển: - Sau Lễ ra mắt, Ban Chủ nhiệm và các thành viên CLB bàn bạc, thống nhất kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ và định kỳ sinh hoạt trong mỗi tháng, quí, năm…cho phù hợp với đặc thù công việc của CLB, cần chú trọng đến nội dung sinh hoạt sao cho có chất lƣợng và hiệu quả; - Đề ra phƣơng hƣớng và tỉ lệ phát triển số lƣợng thành viên cũng nhƣ làm đa dạng và phong phú các hoạt động của CLB trong thời gian tiếp theo. 12
  14. - Thƣờng xuyên báo cáo với Đoàn trƣờng về tình hình hoạt động của CLB. Trƣớc khi tổ chức mỗi hoạt động cần báo cáo và khi đƣợc sự cho phép của Đoàn trƣờng, Nhà trƣờng mới thực hiện. - Các mô hình câu lạc bộ: + Các câu lạc bộ Toán học – Tin (Phối hợp với tổ Toán - tin) + Câu lạc bộ Tiếng Anh (Phối hợp với tổ Tiếng Anh) + Các câu lạc bộ theo sở thích ( âm nhạc, bóng rổ, nhảy hiện đại) + Câu lạc bộ “ Olympia” (Phối hợp với Ban chuyên môn nhà trƣờng) - Hình ảnh hoạt động của các CLB: Câu lạc bộ “ Olympia” – The laurel Câu lạc bộ Toán- Tin 13
  15. Câu lạc bộ Tiếng Anh Câu lạc bộ Nhảy hiện đại Câu lạc bộ âm nhạc Câu lạc bộ Bóng rổ 14
  16. 2.1.3. Tổ chức các hoạt động bề nổi - Mục đích:. Tạo sân chơi bổ ích và lí thú đáp ứng nhu cầu, sở thích, vui chơi giải trí mang tính cộng đồng phù hợp với xu hƣớng phát triển của giới trẻ góp phần thu hút, tập hợp ĐVTN. Phát huy của ĐVTN học sinh. Tạo điều kiện để ĐVTN phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động, tinh thần đoàn kết trí tuệ, năng khiếu, nét đẹp của ngƣời học sinh trong trời kỳ mới. Tăng sự tự tin, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân. - Chúng tôi đã đƣa vào áp dụng thực tiễn và thấy có hiệu quả. Xin đề xuất tổ chức một số hoạt động sau: + Tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm tài năng” + Tổ chức Hội diễn văn nghệ “Tri ân nhà giáo” + Tổ chức cuộc thi sáng tác video “Hoàng Mai trong tôi”, “ tri ân thầy cô” + Giải bóng đá thanh niên - Các bƣớc thực hiện tổ chức các hoạt động bề nổi: * Bƣớc 1: Khảo sát nhu cầu của ĐVTN Đoàn trƣờng chỉ đạo các Chi đoàn khảo sát nhu cầu của Đoàn viên thanh niên để lựa chọn nội dung hoạt động dựa trên một số hoạt động đƣợc định hƣớng thông qua phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát: Tên hoạt động Đồng ý Không đồng Đề xuất hoạt động khác ý Thi “Tìm kiếm tài năng” Hội diễn văn nghệ Thi sáng tác video Tri ân thầy cô Thi “Vũ điệu thanh niên” Giải bóng đá thanh niên Tiến hành họp BCH mở rộng để tổng hợp nhu cầu sở thích của ĐVTN sau đó thống nhất nội dung tổ chức hoạt động. Trong trƣờng hợp có nhiều để xuất khác hấp dẫn và phù hợp thì BCH họp nghiên cứu đƣa và nội dung khảo sát lần kế tiếp. * Bƣớc 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động Sau khi đã lựa chọn hoạt động để tổ chức. BCH Đoàn trƣờng xây dựng kế hoạch triển khai gồm các nội dung sau: Mục đích và yêu cầu, thể lệ, đối tƣợng tham gia, thời gian tổ chức, cơ cấu giải. 15
  17. Lƣu ý, Kế hoạch cần đƣợc xây dựng và bàn hành trƣớc thời gian tổ chức ít nhất là 1 tháng để Chi đoàn có thời gian tập luyện và tham gia có chất lƣợng. Kế hoạch tổ chức đƣợc báo cáo cấp ủy, BGH trong cuộc họp giao ban để đƣợc tạo điều kiện hoạt động về cơ sở vật chât, thời gian, kinh phí… * Bƣớc 3: Triển khai thực hiện Đoàn trƣờng thƣờng xuyên nhắc nhở và giám sát tiến độ tập luyện của các Chi đoàn để có chỉ đạo kịp thời. Đồng thời tiến hành các nội dung liên quan nhƣ: Đăng kí tiết mục, thành lập Ban giám khảo, xây dựng phiếu chấm điểm, phân công nhiệm vụ chẩn bị cho vòng sơ khảo và chung kết. Để tổ chức chất lƣợng chung kết cần xây dựng trƣớc các nội dung: Kịch bản lời dẫn, âm thanh, ánh sáng, đặc biệt chú ý đến nội dung đảm bảo an ninh trật tự (cần phối hợp với cơ quan công an phụ trách địa bàn). * Bƣớc 4: Tổng kết đánh giá Sau khi tổ chức các hoạt động cần phải tổng kết rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động làm cơ sở để tiến hành hiệu quả các hoạt động khác. Đồng thời cần nhận xét đánh giá việc tham gia hoạt động của tất cả các Chi đoàn. Có thể đƣa vào xếp loại thi đua về mảng công tác hoạt động đoàn theo tháng - Kết quả tác động của hoạt động: Học sinh tự tin thể hiện các năng khiếu và sở trƣờng của bản thân thông qua các tiếtt mục tham gia. Đồng thời tăng cƣờng sự đoàn kết, tình thần giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tập luyện cũng nhƣ biểu diễn. Cuộc thi viết Kí ức người thầy Cuộc thi video Mùa tri ân 16
  18. Giải bóng đá Thanh niên 2.2. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong tổ chức các hoạt động Trong việc quản lý nề nếp học sinh cũng nhƣ tổ chức các hoạt động phong trào trong nhà trƣờng thì GVCN là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự tham gia có chất lƣợng của học sinh. Đoàn trƣờng phối hợp với GVCN tổ chức các hoạt động chủ yếu sau: - Tổ chức các buổi lao động tình nguyện - Tổ chức, hƣớng dẫn tham gia các cuộc thi trực tuyến - Phát động các phòng trào thiện nguyện. Căn cứ Kế hoạch của Nhà trƣờng hoặc của Đoàn trƣờng, GVCN là ngƣời phân công nhiệm vụ đến học sinh thông qua đội ngũ Ban cán sự lớp, Ban chấp hành Chi đoàn. Các nhận xét đánh giá xếp loại thi đua cho từng hoạt động, phong trào sẽ đƣợc Đoàn trƣờng trao đổi cụ thể với GVCN. Trong năm học qua hoạt động dạy và học cũng nhƣ các hoạt động khác chịu nhiều ảnh hƣởng của dịch bệnh covid 19. Tuy nhiên các hoạt động giáo dục NGLL vẫn đƣợc tổ chức thông qua hình thức trực tuyến. Để tổ chức đƣợc các hoạt động nay sự phối hợp giú Đoàn và GVCN là điều cần thiết. Thông qua GVCN Đoàn đã tố chức đƣợc một số hoạt động nhƣ: - Tổ chức lớp bồi dƣỡng chính trị cho thanh niên ƣu tú chuẩn bị kết nạp đoàn - Tổ chức sinh hoạt toàn Đoàn với chủ đề Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đƣờng. - Triển khai cuộc thi vẽ tranh „„Thanh, thiếu niên an toàn giao thông” 17
  19. Bối dưỡng chính trị cho Thanh niên Sinh hoạt toàn đoàn Online Cuộc thi vẽ tranh Thanh niên với ATGT 18
  20. Lao động tình nguyện làm vệ sinh môi trường Ủng hộ đồng bào miền trung Triển khai cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc qua nhóm GVCN Thi trực tuyến Thi trực tuyến 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2