Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần: các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (SGK lịch sử 10 - Ban cơ bản)
lượt xem 6
download
Sáng kiến được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học một vấn đề lịch sử cụ thể - phần các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần: các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (SGK lịch sử 10 - Ban cơ bản)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN =====***===== =====***===== BÁO CÁO K BÁO CÁO K ẾẾ T QU T QU ẢẢ NGHIÊN CỨBình Xuyên, năm2018 U, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA TÍCH HỢP CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO BÀI GIẢNG LỊCH SỬ PHẦN: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI CẬN ĐẠI (SGK LỊCH SỬ 10 BAN CƠ BẢN) Tác giả sáng kiến: Trần Thị Kim Thơ Mã sáng kiến: 31.57.05 1
- MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 3 2. Tên sáng kiến ......................................................................................................... 4 3. Tác giả sáng kiến .................................................................................................. 4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Kim Thơ. ............................................... 5 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ................................................................................ 5 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ................................ 5 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ............................................................................. 5 7.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................. 5 7.2. Giải pháp và quá trình thực hiện ................................................................. 13 7.3 Kết quả đạt được .............................................................................................. 23 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 25 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có. ................................. 27 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. ................................................. 27 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 29 ...... 10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: .............................................................................. 29 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ............................................................... 30 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): .................................................................................... 30 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 30 2
- 1. Lý do chọn đề tài Tại Đại hội Đảng toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII khẳng định “phải kiên trì vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” và nêu rõ “Cái mới là cùng với chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó là tự nhiên, bởi tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”. Việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử không phải là cái mới nhưng sẽ là thiếu sót nếu trong quá trình giảng dạy chúng ta xa rời những nguyên tắc đúng đắn của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi nếu như trước đây chức năng cơ bản của dạy học là cung cấp kiến thức, mục đích cơ bản của học tập là “học để hiểu biết” thì giờ đây chức năng này có sự thay đổi, dạy học không chỉ là cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn cả là còn đáp ứng cả chức năng về mặt giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, góp phần đóng góp quan trọng vào việc xây dựng con người mới, phục vụ đất nước, phục vụ xã hội. Sử học có ưu thế trong việc tác động đến tâm tư, tình cảm của học sinh, hình thành phẩm chất đạo đức, chính trị cho học sinh thông qua các biểu tượng lịch sử. Và thông qua các bài giảng lịch sử giúp các em sẽ tin vào chủ nghĩa cộng sản, có tinh thần quốc tế vô sản chân chính, có lý tưởng cách mạng cao đẹp, từ đó giúp cho học sinh có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống hiện tại. Đồng thời qua đó, giúp học sinh hiểu được con đường mà dân tộc mình đang đi. Đó là công việc mang tính khoa học. Và thực tế cho thấy rằng, việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc giảng dạy lịch sử không chỉ cung cấp cho các bài giảng lịch sử những quan điểm khoa học mà còn cung cấp rất nhiều tư liệu lịch sử quí giá cho mỗi bài giảng. Đó là nguồn minh chứng mang tính khoa học và 3
- cách mạng, phục vụ đắc lực cho mỗi bài dạy lịch sử, góp phần làm cho bài giảng chặt chẽ, sinh động và đạt hiệu quả cao hơn. Trong những năm vừa qua, đã có không ít những công trình, đề tài, hội thảo khoa học, bài báo khoa học đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp cho học sinh ở nhà trường phổ thông hiện nay; nhất việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh tôi xin dẫn ra một số ví dụ tiêu biểu như: Tác phẩm: Một số vấn đề về tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông, tác giả PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ Ban tuyên giáo trung ương. Trong tác phẩm này tác giả khái quát nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phân tích các giai đoạn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa thực sự nghiên cứu việc tích hợp những vấn đề liên quan trong một bài học cụ thể, đặc biệt là liên quan tới phần lịch sử thế giới. Từ thực tiễn trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tôi chọn “Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần: các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (SGK lịch sử 10 Ban cơ bản)” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tên sáng kiến Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần: các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (SGK lịch sử 10 Ban cơ bản). 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Trần Thị Kim Thơ Sinh ngày: 04/06/1984. 4
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Lịch sử Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Bình Xuyên. Điện thoại: 0988.107.991 Email: trankimthoc3bx@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Kim Thơ. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong dạy học bộ môn Lịch sử. Sáng kiến được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học một vấn đề lịch sử cụ thể phần các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 11, 12 năm 2017 (Học kì II, năm học 2017 2018). 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1 Cơ sở lý luận 7.1.1 Cơ sở lý luận Dạy học tích hợp là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Dạy học tích hợp nhằm định hướng hình thành một số năng lực cho người học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh sự trùng lặp về kiến thức giữa các môn học. Dạy học tích hợp liên môn là định hướng dạy học trong đó giao viên ́ tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. 5
- Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Là giáo viên dạy học lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp, đặc biệt tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cả nhà trường, giáo viên, học sinh và thực tiễn đời sống xã hội. Trong việc giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường THPT, một yêu cầu tổng quát đặt ra cho mỗi giáo viên là truyền thụ chính xác, đầy đủ các tri thức khoa học của từng bài học. Trên cơ sở hiểu từng bài học, giáo viên cần giúp học sinh hiểu biết sâu hơn về chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử phát triển của nhân loại nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng. Và một bài giảng được coi là thành công khi làm được hai nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khôi phục lại bức tranh lịch sử. Mà một trong những biện pháp chủ yếu để có thể khôi phục bức tranh lịch sử là tạo biểu tượng lịch sử. Và trong các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh có rất nhiều biểu tượng lịch sử. Chức năng thứ hai của bài giảng lịch sử là làm sáng tỏ bản chất lịch sử. Có nghĩa là có cái nhìn đúng, đánh giá đúng sự kiện, nhân vật lịch sử, bài học lịch sử. Đó là công việc mang tính khoa học. 6
- Chính vì vậy, việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử ở nhà trường THPT là một luận điểm có tính chỉ đạo toàn bộ hoạt động dạy của người giáo viên và hoạt động học của người học sinh. Trong quá trình vận dụng quan điểm Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử, giáo viên cần bảo đảm những nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất: Khi vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử, cần phải nhận thức rằng: học thuyết Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không đối lập mà là hòa hợp, gắn bó với cộng đồng thế giới. Học thuyết đã làm giàu hơn nhận thức của loài người, làm phong phú hơn những di sản văn hóa của nhân loại. Không phải là đối lập với các bộ phận khác nhau của loài người mà chính là máu thịt của nhân loại đó là bản chất của học thuyết Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ hai: phải trung thực với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên lịch sử phải là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Trung thực ở đây không phải là trung thực trên từng câu chữ mà là trong thực chất hành động cách mạng và khoa học vốn là hai mặt đặc tính căn bản kết hợp làm một trong bản thân của chủ nghĩa Mác Lênin và tưởng Hồ Chí Minh. Trung thực với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi người giáo viên lịch sử phải công khai giữ vững lập trường của giai cấp công nhân, của Đảng. Lênin có nói rằng “Chủ nghĩa duy vật bắt buộc chúng ta mỗi khi đánh giá một sự kiện phải công khai dứt khoát đứng về một tập đoàn xã hội nhất định” (quan điểm giai cấp). Trung thực với chủ nghĩa Mác Lênin và tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu quan trọng bậc nhất đối với người giáo viên Lịch sử. Nó đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu 7
- biết một cách thấu đáo về chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phải không ngừng rèn luyện bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng. Thứ ba: Như chúng ta đã biết, việc giảng dạy môn Lịch sử là một khoa học. Do đó, việc xây dựng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng cho học sinh không phải là cái gì xa xôi mà chính là ở ngay trong việc truyền thụ tri thức qua các bài học lịch sử. Trong bài dạy lịch sử, việc trích dẫn ý kiến của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh là cần thiết. Tuy nhiên, trích dẫn như thế nào cần được cân nhắc, lựa chọn, chú ý đến thái độ, tâm lí của học sinh. Việc trích dẫn đó phải sát với mục đích bài giảng giúp cho học sinh hiểu rõ bản chất lịch sử. ơ sở thực tiễn 7.1.2 C * Về phía giáo viên: Cho đến nay, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng đã được tiến hành ở bậc trung học phổ thông xong còn chậm, chưa mang lại hiệu quả cao, chưa chu y hinh ́ ́ ̀ thanh cac năng l ̀ ́ ực cân thiêt cho hoc sinh. ̀ ́ ̣ Qua điêu tra th ̀ ực tê, tôi thây sô giao viên th ́ ́ ́ ́ ường xuyên chu đông, sang tao ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ợp cac ph trong viêc phôi h ́ ương phap day hoc cung nh ́ ̣ ̣ ̃ ư sử dung cac ph ̣ ́ ương ́ ̣ ̣ phap day hoc phat huy năng l ́ ực hoc sinh ch ̣ ưa nhiêu. Day hoc vân năng vê truyên ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ̀ ̀ ̣ ́ ưc li thuyêt. Viêc ren luyên ky năng sông, ky năng giai quyêt cac tinh thu kiên th ́ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ́ ̃ ̉ ́ ́ ̀ huông th ́ ực tiên cho h ̃ ọc sinh vẫn chưa thực sự được quan tâm. ̣ ̣ ̣ Trong day hoc lich s ử hiên nay, nhiêu giao viên con găp kho khăn, ch ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ưa tim ̀ được cho minh nh ̀ ưng biên phap thich h ̃ ̣ ́ ́ ợp đê hinh thanh va phat triên năng l ̉ ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ực ̣ hoc sinh, đặc biệt là phát triển năng lực học tập hợp tác của học sinh. Chúng tôi tiến hành khảo sát về cảm nhận của các em học sinh về bộ môn lịch sử, để có những đánh giá chính xác thực tế dạy và học, từ đó rút ra phương pháp giảng dạy phù hợp. 8
- Phiếu 1: Cảm nhận của em khi học môn lịch sử. Đánh dấu cộng (+) vào những nội dung các em chọn: 10A6 10A9 STT Cảm nhận Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Thích 2 Không thích 3 Ý kiến khác Kết quả khảo sát cảm nhận của học sinh khi h ọc môn lịch sử (Tổng số phiếu: 70 phi ếu): 10A6 10A9 STT Cảm nhận Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Thích 10 28,6 9 25,7 2 Không thích 23 65,7 25 71,4 3 Ý kiến khác 2 5,7 1 2,9 Qua bảng khảo sát, có thể thấy học sinh lớp 10A6, 10A9 đều có những cảm nhận tương đối giống nhau. Những học sinh thấy môn Lịch sử hay và hấp dẫn chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ có 28,6% (lớp 10A6); 25,7 (lớp 10A9). Trong khi cảm thấy không thích môn Lịch sử lại là cảm nhận chính của hầu hết các em học sinh: 65,7% (lớp 10A6); 71,4% (lớp 10A9). Lý giải về nguyên nhân vì sao đại bộ phận học sinh lại không thích học môn Lịch sử, chúng tôi phát phiếu khảo sát cho học sinh hai lớp 10A6, 10A9. Phiếu 2: Nguyên nhân vì sao học sinh không thích học môn Lịch sử (HS có thể chọn một hoặc nhiều nguyên nhân) 9
- 10A6 10A9 Nguyên nhân SL % SL % Phương pháp truyền thụ 18 51,4 21 60,0 truyền thống. Quá dài dòng 28 80,0 31 88,6 Nhiều sự kiện 35 100 35 100 Ý kiến khác 2 5,7 1 2,9 Qua bảng khảo sát, có thể thấy học sinh lớp 10A6, 10A9 đều có những cảm nhận tương đối giống nhau. Hầu hết các em đều cảm thấy môn Lịch sử quá dài dòng và nhiều sự kiện: 100% học sinh. Bên cạnh đó, có 51,4% (10A6), 60,0% (10A9) số học sinh cho rằng phương pháp dạy của giáo viên, nặng về thuyết trình và đọc chép nên học sinh không thích thú với môn học. Đặc biệt, không có học sinh nào cảm thấy môn Lịch sử hấp dẫn. Đây là những khó khăn cho cả giáo viên và học sinh khi tiếp cận môn học này. Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 10, tôi luôn suy nghĩ và tự xác định cho mình làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy được năng lực của học sinh trong môn lịch sử nói chung và phần lịch sử các cuộc cách mạng tư sản cơ bản nói riêng, đông th ̀ ơi gop phân nâng cao chât ̀ ́ ̀ ́ lượng môn hoc. Có r ̣ ất nhiều năng lực chung và chuyên biệt của môn lịch sử cần hình thành và phát triển cho học sinh nhưng trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chú trọng vào việc kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy, giúp học sinh hiểu bản chất của vấn đề, hình thành tư tưởng đạo đức nâng cao hứng thú cho học sinh trong quá trình học lịch sử. Việc tích hợp chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học còn xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Lịch sử. Lịch sử là một bộ môn khoa học, phải mang tính Đảng tính khoa học, cho nên trong mỗi bài giảng lịch sử, 10
- giáo viên phải chú trọng đến tính khoa học, tính cơ bản của nội dung bài học gắn với tính vừa sức đối với việc lĩnh hội của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ hiểu hơn nữa bản chất của mỗi sự kiện, mỗi giai đoạn lịch sử. * Về phía học sinh: Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy một thực trạng. Đó là: ̣ ̀ ợ hoc lich s Đa sô cac em không thich hoc va s ́ ́ ́ ̣ ̣ ử. Nhiều em còn “mơ hồ” về lịch sử dân tộc va lich s ̀ ̣ ử thê gi ́ ới. Nhưng s ̃ ự kiên quan trong trong lich s ̣ ̣ ̣ ử dân ̣ ̀ ̣ tôc va lich s ử thê gi ́ ới, nhiêu hoc sinh không biêt va không hiêu. Các em con thi ̀ ̣ ́ ̀ ̉ ̀ ếu các kỹ năng cơ bản của bộ môn và năng lực vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra là rất yếu. Chât l ́ ượng môn ̣ ̣ hoc lich s ử con thâp. Đi ̀ ́ ều này được thể hiện rất rõ khi tôi tiến hành khảo sát thực tế thông qua việc phát phiếu điều tra cho học sinh. Khả năng đánh giá sự kiện chưa tốt, chưa hiểu biết bản chất của một sự kiện, một vấn đề lịch sử nên làm cho kết quả kiểm tra không cao Trong tư tưởng của một số học sinh có sự phân biệt môn chính môn phụ, ít dành thời gian cho việc học môn lịch sử, học chỉ mang tính chất đối phó, học vẹt chứ chưa có ý thức tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, tôi đã tiến hành điều tra chất lượng học của học sinh qua bài kiểm tra một tiết, thông qua hệ thống câu hỏi phát triển tư duy học sinh ở trên lớp. Kết quả điều tra tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi mang tính chất trình bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, nhận xét, đánh giá thì các em còn rất lúng túng khi trình bày, thậm chí có những đánh giá sai lệch. Kết quả được thể hiện ở việc điều tra 2 lớp 10A6, 10A9 như sau: 11
- Số lượng Giỏi Khá Trung bình Lớp học sinh SL % SL % SL % 10A6 35 5 14.2 17 48.6 13 37.1 10A9 35 4 11.4 15 42.9 16 45.7 Ngoài ra, tôi cũng tiến hành khảo sát học sinh ở hai lớp 10A6, 10A9 về sở thích môn học của học sinh. Phiếu 3: Phát phiếu trả lời cho học sinh lớp 10A6, 10A9 theo nội dung sau: Có 6 môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa. STT Môn học Đánh dấu (+) vào môn học em thích học 1 Toán 2 Lý 3 Hóa 4 Văn 5 Sử 6 Địa Kết quả khảo sát về sở thích học tập bộ môn của học sinh như sau: Sở thích môn học Lớp Sĩ Văn Sử Địa Toán Lý Hóa số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 10A6 35 10 28,6 7 20 10 28,6 35 100 28 80 31 88,6 10A9 35 12 34,3 10 28,6 11 31,4 34 97,1 25 71,4 29 82,9 Tổng 70 22 31,4 17 24,3 21 30 69 98,6 53 75,7 60 85,7 Qua khảo sát trên tôi nhận thấy: Học sinh thích học các môn khoa học tự nhiên hơn rất nhiều. Các môn xã hội có tỷ lệ học sinh thích học thấp hơn. Riêng 12
- môn Lịch sử chỉ chiếm tỷ lệ 24,3 % (17 học sinh) trong tổng số 70 học sinh được khảo sát. Thực trạng trên là một vấn đề cần phải suy nghĩ của chính người dạy và người học. Yêu cầu đặt ra là người giáo viên cần phải có biện pháp phù hợp và đổi mới phương pháp giảng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử. 7.2. Giải pháp và quá trình thực hiện Giáo viên có thể vận dụng quan điểm Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng bài học như sau: * Trong bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (SGK lịch sử lớp 10 Ban cơ bản) Về chế độ quân chủ lập hiến ở Anh sau cuộc chính biến tháng 12/1688 Ở mục 2. Cách mạng tư sản Anh (SGK lịch sử 10 Ban cơ bản), khi nói về diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Anh đến sự kiện năm 1658, nước Anh lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ. SGK viết: “ Sau khi Crôm Oen qua đời (1658), nước Anh lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ. Tháng 12/1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin Hem ÔRanGiơ (rể Vua Anh, Quốc trưởng Hà Lan) lên ngôi vua thiết lập chế độ quân chủ lập hiến”. Về sự kiện này, trong cuốn Tư bản, Quyển 1, tập 3, trang 233, Mác viết: “Cuộc cách mạng vẻ vang đã đưa GuyÔm III, ông hoàng xứ ÔRanGiơ lên địa vị thống trị và cùng với ông, những bọn người làm tiền, địa chủ quí tộc và những nhà tư bản không quí tộc”. Như vậy, trong quá trình dạy, khi nói đến cuộc chính biến tháng 12/1688, giáo viên trích dẫn nhận định trên của Mác sẽ giúp học sinh hiểu rõ: 13
- Về mặt kiến thức: sau sự kiện tháng 12/1688, thống trị nước Anh không chỉ có Vin Hem ÔRanGiơ mà còn có cả địa chủ quí tộc và những nhà tư bản không quí tộc. Do đó, mặc dù có Vua nhưng không phải là chế độ quân chủ mà là “Quân chủ lập hiến” (nền quân chủ của một nước do vua đứng đầu nhưng vua chỉ mang tính chất tượng trưng, còn quyền lực tập trung trong tay Nghị viện). Việc trích dẫn nhận định này của Mác sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của nền quân chủ lập hiến ở Anh sau cuộc chính biến 12/1688. Về mặt thái độ: từ việc hiểu rõ được bản chất của chế độ quân chủ lập hiến ở Anh, giáo viên giúp cho học sinh nắm được sự khác nhau giữa các chế độ chính trị, từ đó hiểu được con đường mà dân tộc mình đang đi. Từ đó các em sẽ tin vào chủ nghĩa cộng sản, có tinh thần quốc tế vô sản chân chính, có lý tưởng cách mạng cao đẹp, từ đó giúp cho học sinh có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống hiện tại. Về giai cấp lãnh đạo cách mạng tư sản Anh Ở mục 2. Cách mạng tư sản Anh (SGK lịch sử 10 Ban cơ bản), khi nói về kết quả và tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh, SGK viết: “ Lãnh đạo cách mạng tư sản Anh là do quí tộc mới liên minh với giai cấp tư sản, nên nhiều tàn dư của chế độ phong kiến không bị xóa bỏ. Cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quí tộc mới, còn nhân dân không được hưởng gì mà còn tiếp tục bị chiếm ruộng đất”. Như vậy, có nghĩa là SGK giải thích tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Anh là do “Lãnh đạo cách mạng là do quí tộc mới liên minh với giai cấp tư sản”. Mác và Ăngghen trong Tuyển tập, Matxcơva, 1948, Tập 1, trang 41 đã viết về sự liên minh này như sau: “Trong cuộc cách mạng tư sản Anh, giai cấp tư sản liên minh với tầng lớp quí tộc mới đã đấu tranh chống chế độ quân chủ, chống quí tộc phong kiến và chống giáo hội thống trị”. 14
- Như vậy, trong quá trình dạy, khi nói về kết quả và tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh, giáo viên trích dẫn ý kiến này của Mác và Ăngghen sẽ giúp học sinh nhận thức được rằng: Về mặt kiến thức: khi nêu ra giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh là liên minh giữa quí tộc mới với giai cấp tư sản không phải chỉ để giải thích tính chất không triệt để của cách mạng mà còn nêu lên được vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản và quí tộc mới, để giải thích sự thắng lợi của cách mạng tư sản Anh (tức là nếu không có liên minh trên thì cách mạng không thể giành thắng lợi). Về mặt thái độ: giúp học sinh có những nhận thức đúng đắn về vai trò của giai cấp lãnh đạo trong một cuộc cách mạng. Từ đó, hình thành ở các em niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng ta. Giáo án minh họa: Phụ lục 1 * Trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (SGK lịch sử lớp 10 Ban cơ bản) Về Tuyên ngôn độc lập Khi dạy mục 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ, nói về sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập, SGK viết: “ Ngày 4/7/1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập Hợp chúng quốc Mĩ”. Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Hồ Chủ Tịch nhắc lại lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ: 15
- “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 ở nước Mĩ. Câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do...” Việc trích dẫn câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào bài giảng, sẽ giúp học sinh: Về mặt kiến thức: hiểu hơn về ý nghĩa trọng đại của bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Khẳng định một lần nữa về các quyền tự do, dân chủ tư sản, lần đầu tiên nhân quyền và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại, nó được đề cao như một thách thức với sự thống trị của chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị khắp châu Âu. Tuyên ngôn khẳng định chỉ có nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền và hủy bỏ chính quyền khi nó đi ngược với lợi ích của quần chúng. Tuyên ngôn là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tinh thần thời đại. Về mặt thái độ: + Học sinh nhận thức được các quyền của con người và quyền công dân Đó là quyền tự nhiên và tuyệt đối của con người. + Qua bản Tuyên ngôn cũng đã nêu lên được vai trò to lớn của quần chúng trong cách mạng. Từ đó, giúp học sinh thấy được động lực đưa đến thắng lợi của cách mạng quần chúng nhân dân, họ là lực lượng hùng hậu của các cuộc cách mạng. Về ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ Khi dạy mục 3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập, SGK viết: “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa đã giải phóng Bắc Mĩ 16
- khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước mới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển”. Đánh giá về ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, trong cuốn Lênin, Toàn tập, tập 28, trang 44, Lênin gọi cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh của “nhân dân Mĩ chống bọn kẻ cướp Anh”. Lênin còn chỉ ra rằng: “Đây là cuộc chiến tranh vĩ đại, thật sự giải phóng, thật sự cách mạng”. Như vậy, trong bài giảng, giáo viên đưa các đánh giá trên của Lênin vào sẽ giúp học sinh: Về mặt kiến thức: hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa và tính chất của cuộc chiến tranh này Cuộc chiến tranh đầu tiên nêu lên yêu cầu giải phóng dân tộc và sau cuộc chiến, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã giành được độc lập, thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh và thành lập Hợp chúng Mĩ quốc gia độc lập đầu tiên ở châu Mĩ. Về mặt thái độ: giúp học sinh thấy được ý nghĩa to lớn của nền độc lập dân tộc bởi tất cả các quốc gia đều ra sức đấu tranh để bảo vệ nền độc lập ấy. Từ đó, giúp cho học sinh có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống hiện tại. Giáo án minh họa: Phụ lục 2 * Trong bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (SGK lịch sử lớp 10 Ban cơ bản) Về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp Khi nói về nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Pháp, SGK có nêu lên các biện pháp mà phái Giacôbanh thực hiện trong cách mạng như: giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, ban bố rộng rãi các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội... Tất cả đã góp phần thủ tiêu chế độ 17
- phong kiến, tạo ra được tầng lớp nông dân tự do tiểu tư hữu, cơ sở xã hội của chủ nghĩa tư bản. Đây chính là điểm mấu chốt để phân biệt cách mạng tư sản Pháp với các cuộc cách mạng tư sản khác. Mác nhận định: “Giai cấp tư sản Pháp năm 1789 không một lúc nào từ bỏ đồng minh của nó những người nông dân. Nó biết rằng nền tảng của sự thống trị của nó là sự thủ tiêu chế độ phong kiến ở nông thôn, là sự thành lập giai cấp nông dân tư hữu tự do”. Lênin chỉ ra rằng: “Việc dùng những biện pháp thực sự cách mạng để đánh đổ chế độ phong kiến là chế độ đã hết thời, việc toàn quốc chấp nhận một cách mau chóng với một tinh thần cương quyết và hi sinh thật sự dân chủ và cách mạng một phương thức cao hơn, tiếp nhận nông dân được quyền sở hữu ruộng đất một cách tự do, đó là những điều kiện vật chất, những điều kiện kinh tế đã cứu được nước Pháp một cách nhanh chóng “thần kì” đồng thời đã cải tạo, đổi mới cơ sở kinh tế nước ấy”. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân Pháp tuy lương thực ít, súng ống thiếu nhưng chỉ nhờ gan cách mạng mà trong dẹp nội loạn, ngoài phá cường quyền”. Những dẫn chứng trên được đưa vào trong bài giảng, sẽ giúp học sinh: Về mặt kiến thức: thấy rõ được nguyên nhân đưa đến thắng lợi của cuộc đại cách mạng này. Đó là: + Giai cấp tư sản Pháp là lực lượng chính trị độc lập, có địa vị trong xã hội, thực sự nắm quyền lãnh đạo (không có quý tộc mới) + Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng + Được trang bị bởi một hệ tư tưởng tiên tiến + Nổ ra sau cách mạng tư sản Anh nên cách mạng Pháp tiếp thu được kinh nghiệm. Về mặt thái độ: 18
- + Học sinh thấy được vai trò to lớn của giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân trong cách mạng, họ là lực lượng đưa cách mạng đi lên, là người sáng tạo ra lịch sử và quyết định sự phát triển của lịch sử. + Các em biết trân trọng những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng trong cuộc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản Pháp bùng nổ. Về tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp 1789 Mục III SGK. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, theo phân phối chương trình là phần đọc thêm, nhưng sau khi tìm hiểu xong mục II. Tiến trình của cách mạng, giáo viên nói về ý nghĩa to lớn của cách mạng tư sản Pháp cho học sinh hiểu hơn về cuộc Đại cách mạng này. Khi nói về ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp, SGK viết: “ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản...” Về vấn đề này, trong cuốn Mác Ăngghen, tuyển tập, tập 1, trang 624, Mác viết: “Nhát chổi khổng lồ của cuộc cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII đã quét sạch tất cả các tàn tích của các thời đã qua”. Lênin trong cuốn Lênin, Hà Nội, 1963, trang 55, nhận xét: “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao điều cho giai cấp của nó (tức giai cấp tư sản) để đến trọn thế kỉ XIX, thế kỉ đem lại ánh sáng văn hóa, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng này”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi những người Pháp ở Đông Dương có viết: “Chúng tôi không ghét không thù gì dân tộc Pháp, trái lại chúng tôi kính phục dân tộc ấy đã là kẻ đầu tiên truyền bá tư tưởng rộng rãi vì tự do, bình đẳng, bác ái và đã cống hiến rất nhiều cho văn hóa, khoa học và cho văn minh ”. Chính vì vậy trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 19
- 2/9/1945, Người đã nhắc lại những lời bất hủ của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1789: “Người ta sinh ra được tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Trong bài giảng, giáo viên đưa các trích dẫn trên vào sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả bài giảng, giúp học sinh: Về mặt kiến thức: hiểu hơn về cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp Một cuộc cách mạng “long trời lở đất” được coi là điển hình nhất, triệt để nhất trong khuôn khổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Về mặt thái độ: giúp học sinh có cái nhìn khách quan hơn, không ác cảm dân tộc với dân tộc Pháp mà càng trở nên kính phục bởi không chỉ họ đã làm nên thắng lợi của cuộc đại cách mạng này mà còn vì “chính dân tộc ấy đã là kẻ đầu tiên truyền bá tư tưởng rộng rãi vì tự do, bình đẳng, bác ái và đã cống hiến rất nhiều cho văn hóa, khoa học và cho văn minh”. Giáo án minh họa: Phụ lục 3 * Trong bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX (SGK lịch sử lớp 10 Ban cơ bản) Về nguyên nhân quá trình thống nhất nước Đức Khi dạy mục 1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức, nói về nguyên nhân của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức, SGK viết: “Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng; từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp”. Ăngghen trong cuốn Cách mạng dân chủ tư sản Đức, NXB Khoa học, trang 16, cho biết: “Trong vòng 20 năm ấy, nước Đức đã sản xuất nhiều hơn so với cái mà cả thế kỉ của một thời đại khác mang lại”. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 421 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 112 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn